Trong những năm qua công cuộc giảm nghèo của tỉnh Đắk
Lắk nói chung và huyện M’Drắk nói riêng đã có những thành công
nhất định, tuy nhiên trong thực tế thì vẫn còn rất nhiều điều hạn chế,
bất cập gây khó khăn cản trở và làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu
quả của việc thực hiện các chính sách giảm nghèo bền vững. Vì vậy
lãnh đạo huyện M’Drắk cần nâng cao vai trò lãnh đạo, quản lý, tổ
chức thực hiện các chính sách, các chương trình giảm nghèo bền
vững thật sự đồng bộ, hiệu quả hơn
25 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 436 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện M’đrắk, tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
một số cán bộ lãnh
đạo, quản lý ở các địa phương (huyện nghèo, xã nghèo) vẫn còn tư
tưởng giảm nghèo chậm để được thụ hưởng các chính sách đầu tư,
ưu đãi của Nhà nước. Đó cũng là một trong những rào cản trong
công tác giảm nghèo bền vững ở nước ta hiện nay.
Huyện M’Drắk, tỉnh Đắk Lắk trong thời gian qua bên cạnh
những thành tựu đạt được, việc tổ chức thực hiện chính sách giảm
nghèo bền vững tại huyện vẫn còn nhiều bất cập, do đó hiệu quả
trong thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững chưa cao. Trình
trạng này đang đặc ra những thách thức không nhỏ trong thực hiện
mục tiêu giảm nghèo bền vững của huyện M’Drắk, tỉnh Đắk Lắk.
Để chính sách giảm nghèo bền vững thật sự đem lại hiệu quả,
trong thời gian đến, việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng thực hiện
các chính sách, công cụ giảm nghèo bền vững đối với cả nước nói
chung và huyện M’Drắk, tỉnh Đắk Lắk nói riêng là thật sự cần thiết.
Qua thời gian học tập chương trình cao học chuyên ngành
Quản lý công tại Học viện Hành chính Quốc gia, với kiến thức tiếp
3
nhận được từ quý Thầy, Cô giáo cùng với xuất phát những vấn đề
thực tiễn của địa phương, học viên mong muốn nghiên cứu về
“Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện
M’Đrắk, tỉnh Đắk Lắk” nhằm tiếp tục củng cố và hoàn thiện hơn
nhiệm vụ quản lý nhà nước về giảm nghèo theo hướng bền vững trên
địa bàn huyện M’Đrắk.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác giảm nghèo, thực hiện
chính sách giảm nghèo bền vững luôn thu hút sự quan tâm của các
học giả với nhiều bài viết trên các báo, tập chí, khóa luận tốt nghiệp,
luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ, đề tài khoa học cấp cơ sở, cấp Bộ
đã đề cập tới.
Các công trình nghiên cứu trên đề cập đến vấn đề đói nghèo,
thực hiện giảm nghèo bền vững dưới các góc độ khác nhau cả về lý
luận và thực tiễn, nhưng chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập
đến vấn đề thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện
M’Đrắk, tỉnh Đắk Lắk dưới góc độ thực thi chính sách công. Vì vậy,
đề tài học viên chọn để nghiên cứu không trùng với các công trình
khoa học nghiên cứu đã công bố.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu
Vận dụng lý luận chính sách giảm nghèo bền vững để đánh giá
việc thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện M’Đrắk,
tỉnh Đắk Lắk hiện nay và từ đó đề xuất giải pháp nhằm tăng cường
thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại các xã, thị trấn trên địa
bàn huyện M’Đrắk, tỉnh Đắk Lắk trong những năm tiếp để đạt được
mục tiêu giảm nghèo bền vững.
4
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống lại cơ sở lý luận về chính sách giảm nghèo bền
vững và thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở Việt Nam;
- Nghiên cứu kinh nghiệm về thực hiện chính sách giảm nghèo
bền vững đạt hiệu quả cao ở một số địa phương;
- Nghiên cứu thực trạng thực hiện chính sách giảm nghèo bền
vững từ thực tiễn tại huyện M’Drắk, tỉnh Đắk Lắk;
- Đề xuất những giải pháp để tiếp tục thực hiện chính sách
giảm nghèo bền vững trong thời gian tới đạt hiệu quả hơn.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hệ thống chính sách và
việc tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững của các cơ
quan nhà nước trên địa bàn huyện M'drắk, tỉnh Đắk Lắk.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu việc thực hiện các chính
sách giảm nghèo bền vững của Nhà nước ta được thực hiện tại huyện
M’Đrắk, tỉnh Đắk Lắk từ năm 2012 đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Phương pháp luận
Luận văn dùng phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện
chứng của Chủ nghĩa Mác – Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; bám sát
Chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách,
pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về
giảm nghèo bền vững.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
5
Đề tài tác giả vận dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp
để thu thập và khai thác thông tin từ các nguồn có sẵn liên quan đến
đề tài nghiên cứu. Đồng thời sử dụng kết hợp các phương pháp thống
kê, so sánh, khái quát thực tiễn.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Đề tài này có ý nghĩa về mặt lý luận: Hệ thống hóa những lý
luận và kinh nghiệm thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở
Việt Nam, đồng thời biết vận dụng các lý thuyết về quản lý công để
đánh giá thực tiễn việc thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở
huyện M’Drắk, tỉnh Đắk Lắk.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Góp phần hệ thống hóa về nội dung, phương pháp quản lý Nhà
nước trong thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững của địa
phương. Đề xuất các giải pháp tổ chức thực hiện chính sách giảm
nghèo bền vững ở huyện M’Đrắk, tỉnh Đắk Lắk và các địa phương
có điều kiện tương đồng.
7. Kết cấu của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn gồm
ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn việc thực hiện chính sách
giảm nghèo bền vững.
Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách giảm nghèo bền
vững trên địa bàn huyện M’Đrắk, tỉnh Đắk Lắk.
Chương 3: Quan điểm, mục tiêu và giải pháp thực hiện chính
sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện M’Đrắk, tỉnh Đắk Lắk
đến năm 2020.
6
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VIỆC THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG
1.1. Một số khái niệm liên quan đến giảm nghèo bền vững
1.1.1. Khái niệm về nghèo
Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng
và thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu
này đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế - xã
hội và phong tục tập quán của địa phương.
1.1.2. Khái niệm về nghèo đa chiều
Nghèo đa chiều là tình trạng con người không được đáp ứng ở
mức tối thiểu các nhu cầu cơ bản trong cuộc sống.
1.1.3. Khái niệm giảm nghèo
Giảm nghèo là quá trình tạo điều kiện giúp đỡ người nghèo có
khả năng tiếp cận các nguồn lực của sự phát triển một cách nhanh
nhất, trên cơ sở đó họ có nhiều khả năng lựa chọn hơn giúp họ từng
bước thoát ra khỏi tình trạng nghèo.
1.1.4. Khái niệm về giảm nghèo bền vững
Giảm nghèo bền vững là một quá trình chuyển một bộ phận
người nghèo từ trình trạng có ít điều kiện lựa chọn sang trình trạng
có đầy đủ điều kiện lựa chọn hơn để cải thiện đời sống mọi mặt của
mỗi hộ gia đình nghèo thoát nghèo một cách vững chắc, không tái
nghèo và tự vươn lên làm giàu chính đáng.
1.1.5. Khái niệm chính sách giảm nghèo bền vững
Chính sách giảm nghèo bền vững là tập hợp các quyết định
của Chính phủ nhằm đưa ra các giải pháp, công cụ chính sách để giải
quyết các vấn đề về cải thiện đời sống vật chất và tinh thần đối với
7
người nghèo, góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mức sống
giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm
dân cư, thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững của đất nước.
1.2. Tính đa dạng của nghèo và chuẩn nghèo ở Việt Nam
1.2.1. Tính đa dạng của nghèo
1.2.1.1.Môi trường sống không thuận lợi
1.2.1.2.Không đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng
1.2.1.3.Bất bình đẳng giới xảy ra khá phổ biến
1.2.1.4. Khả năng tìm kiếm, nắm bắt cơ hội việc làm thấp
1.2.1.5. Khả năng nắm bắt chính sách, pháp luật của nhà nước
thấp
1.2.1.6.Vốn xã hội của người nghèo chưa được phát huy
1.2.2. Chuẩn nghèo
1.2.2.1. Quan niệm về chuẩn nghèo
Chuẩn nghèo hay còn gọi là đường nghèo, ngưỡng nghèo hoặc
tiêu chí nghèo là công cụ để phân biệt người nghèo và người không
nghèo trong xã hội.
1.2.2.2. Căn cứ để xác định chuẩn nghèo
Chuẩn nghèo là một tiêu chuẩn nhằm xác định một người hay
một hộ gia đình nào đó có mức sống dưới mức tối thiểu về các nhu
cầu vật chất và tinh thần và được xác định trong một thời gian nhất
định.
1.2.2.3. Chuẩn nghèo qua các giai đoạn
8
Bảng 1.1. Chuẩn nghèo qua các giai đoạn (Quy đổi ra Gạo và
VNĐ)
(Bình quân người hàng tháng)
Khu vực
Giai đoạn
Thành thị Nông thôn
Nông thôn
đồng bằng
và trung du
Nông thôn
miền núi và
hải đảo
1993 - 1995 Dưới 20
kg
Dưới 15 kg
1996 - 2000 Dưới 25
kg
(90.000 đ)
Dưới 20 kg
(70.000 đ)
Dưới 15 kg
(55.000 đ)
2001 – 2005 150.000đ 100.000đ 80.000đ
2006 – 2010 260.000đ 200.000đ - -
2011 – 2015 500.000đ 400.000đ - -
2016 - 2020 900.000đ 700.000đ
Nguồn: Bộ lao động – Thương binh và xã hội
1.3. Các chính sách giảm nghèo bền vững ở Việt Nam
1.3.1. Quan điểm, chủ trương của Đảng về giảm nghèo bền
vững
1.3.2. Các chính sách giảm nghèo bền vững ở Việt Nam
1.3.2.1.Chính sách ưu đãi tín dụng đối với hộ nghèo
1.3.2.2.Chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở
1.3.2.3.Chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo
1.3.2.4.Chính sách hỗ trợ giáo dục cho người nghèo
1.3.2.5.Chính sách hỗ trợ đất sản xuất, nước sinh hoạt
1.3.2.6.Chính sách hỗ trợ về trợ giúp pháp lý đối với người
nghèo
9
1.3.2.7.Chính sách hổ trợ giảm nghèo đặc thù
1.4.Các bước tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo bền
vững
1.4.1.Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện
1.4.2.Phổ biến, tuyên truyền chính sách
1.4.3.Phân công phối hợp thực hiện chính sách
1.4.4.Duy trì chính sách
1.4.5.Điều chỉnh chính sách
1.4.6.Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách
1.4.7.Đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm thực hiện chính
sách
1.5. Vai trò của nhà nước trong thực hiện chính sách giảm
nghèo bền vững
1.6. Kinh nghiệm về giảm nghèo bền vững ở một số địa
phương
1.6.1. Kinh nghiệm ở tỉnh Thừa Thiên- Huế
1.6.2. Kinh nghiệm giảm nghèo của huyện Cẩm Giang, tỉnh
Hải Dương
1.6.3. Bài học kinh nghiệm rút ra từ nghiên cứu những mô
hình trên cho huyện M’Drắk, tỉnh Đắk Lắk
Thứ nhất, xây dựng những giải pháp giảm nghèo bền vững
phải xuất phát từ điều kiện thực tế của từng địa phương trên mọi khía
cạnh: Điều kiện tự nhiên, thực trạng phát triển kinh tế - xã hội, trình
độ dân trí, khả năng tiếp cận các biện pháp hỗ trợ;
Thứ hai, đổi mới cơ chế, chính sách phù hợp với yêu cầu giảm
nghèo bền vững trong quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa;
Thứ ba, coi trọng việc phát triển giao thông nông thôn ở các
10
vùng miền núi, dân tộc thiểu số góp phần cải thiện điều kiện đi lại,
sinh hoạt cho nhân dân đối với các địa phương cách xa trung tâm;
Thứ tư, đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến nâng cao
hiểu biết cho người dân về ý nghĩa, mục đích của công tác giảm
nghèo, ý thức tự vươn lên thoát nghèo.
Thứ năm, duy trì và đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, tạo cơ sở
vật chất để đầu tư cơ sở hạ tầng và giải quyết các vấn đề xã hội, tranh
thủ được các nguồn lực nước ngoài cả về mặt vật chất, vốn, kỹ thuật
và kinh nghiệm.
Kết luận Chương 1:
Trong Chương 1 học viên đã đi vào tổng hợp những lý luận về
nghèo và giảm nghèo bền vững. Nêu lên tính đa dạng của nghèo và
chuẩn nghèo của Việt Nam qua các giai đoạn. Luận văn giới thiệu
một số chính sách, chương trình của Chính phủ đã ban hành về thực
hiện giảm nghèo bền vững, các chính sách hỗ trợ người nghèo. Luận
văn đã làm rõ những vấn đề lý luận các bước tổ chức thực hiện
Chính sách và nêu lên vai trò của Nhà nước trong việc thực hiện
chính sách giảm nghèo bền vững. Chính vì vậy, công tác giảm nghèo
bền vững cần phải được đặc biệt quan tâm trong giai đoạn hiện nay.
Đồng thời tổng kết một số kinh nghiệm trong thực hiện chính sách
giảm nghèo bền vững của một số địa phương và bài học kinh nghiệm
rút ra cho huyện M'Drắk, tỉnh Đắk Lắk để tổ chức thực hiện chính
sách giảm nghèo bền vững đạt hiệu quả hơn.
11
Chương 2
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO
BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN M’ĐRẮK, TỈNH ĐẮK LẮK
2.1. Tổng quan về tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện
M’Đrắk
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Huyện M’Drắk nằm về phía Đông của tỉnh Đắk Lắk, cách
trung tâm hành chính tỉnh Đắk Lắk (TP Buôn Ma Thuột 100 km);
huyện có 12 xã và 01 thị trấn với tổng diện tích tự nhiên 133.748,00
ha, chiếm 10,18% tổng diện tích tự nhiên của toàn tỉnh Đắk Lắk.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện M’Đrắk ảnh
hưởng đến thực hiện chính sách giảm nghèo
2.1.2.1. Về phát triển kinh tế
2.1.2.2. Về phát triển văn hoá - xã hội
2.1.3. Thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế của
huyện M'Drắk, tỉnh Đắk Lắk
2.1.3.1. Về thuận lợi
2.1.3.2. Về những khó khăn
2.1.4. Thực trạng nghèo tại huyện M’Drắk
Theo kết quả điều tra khảo sát hộ nghèo áp dụng theo chuẩn mới
quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg, ngày 19/11/2015 của Thủ
tướng chính phủ ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho
giai đoạn 2016 – 2020 như sau:
- Năm 2015: Tổng số hộ nghèo 8.837 hộ, tỷ lệ 51,69%.[28]
- Năm 2016: Tổng số hộ nghèo 8.129 hộ, tỷ lệ 46,33%.[29]
- Năm 2017: Tổng số hộ nghèo 7.362 hộ, tỷ lệ 41,10%.[30]
12
Bảng 2.1. Tổng hợp các hộ theo thành phần nghèo và khu vực
tại huyện M’Drắk giai đoạn 2012 – 2017
Tổng hợp các hộ
theo thành phần
nghèo và khu
vực
Năm
2012
Năm
2013
Năm
2014
Năm
2015
Năm
2016
Năm
2017
- Tổng số hộ
dân cư
69.250 69.759 72.445 73.507 75.091 76.152
+ Tổng số hộ
nghèo
3.885 3.324 2.858 2.270 8.129 7.362
Trong đó: Hộ
dân tộc thiểu số
2.047 2.134 1.626 4.444 4.185
+ Tổng số hộ
cận nghèo
1.572 1.494 1.742 1.028 2.933 2.582
Trong đó: Hộ
dân tộc thiểu số
707 667 1.930 547 1.189 1.050
Khu
vực
thành
thị
Hộ
nghèo
90 74 60 41 210 199
Hộ cận
nghèo
72 57 51 23 172 162
Khu
vực
nông
thôn
Hộ
nghèo
3.785 3.250 2.789 2.229 7.919 7.163
Hộ cận
nghèo
1.500 1.437 1.691 1.005 2.761 2.420
Nguồn: tổng hợp kết quả điều tra hộ nghèo,hộ cận nghèo của huyện
M’Drắk qua các năm: 2012; 2013; 2014; 2015; 2016 và năm 2017
13
2.2. Tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững
trên địa bàn huyện M'Drắk, tỉnh Đắk Lắk trong thời gian qua
2.2.1. Tổ chức bộ máy thực hiện
2.2.1.1. Bộ máy thực hiện chính sách giảm nghèo cấp huyện
2.2.1.2. Bộ máy thực hiện công tác giảm nghèo cấp xã
2.2.2. Công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện chính sách
giảm nghèo bền vững của huyện M’Drắk
2.2.2.1. Công tác chỉ đạo triển khai giảm nghèo bền vững
2.2.2.2. Công tác điều hành triển khai chính sách giảm nghèo
bền vững hàng năm
2.2.3. Kết quả thực hiện chính sách giảm nghèo của huyện
M'Drắk trong thời gian qua
2.2.3.1. Chính sách tín dụng ưu đãi hộ nghèo
2.2.3.2. Chính sách ưu đãi cho vay vốn giải quyết việc làm
(vốn 120)
2.2.3.3. Chính sách ưu đãi cho vay học sinh sinh viên
2.2.3.4. Chính sách ưu đãi cho vay Nước sạch & vệ sinh môi
trường nông thôn và cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt
khó khăn
2.2.3.5 Chính sách hỗ trợ khuyến nông, khuyến lâm hỗ trợ
phát triển sản xuất
2.2.3.6 Chính sách hỗ trợ về y tế cho người nghèo
2.2.3.7. Chính sách hỗ trợ giáo dục
2.2.3.8 Trợ giúp pháp lý cho người nghèo
2.2.3.9 Các chính sách xã hội khác
2.2.3.10 Hoạt động của tổ chức đoàn thể tham gia vào
chương trình giảm nghèo
14
2.2.4.Đánh giá kết quả thực hiện
2.2.4.1.Về ưu điểm
2.2.4.2. Về hạn chế
2.3. Những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý nhà nước
về thực hiện các chính sách giảm nghèo bền vững
- Trên lĩnh vực an ninh chính trị;
- Trên lĩnh vực đời sống văn hóa xã hội;
- Việc xây dựng mô hình chính sách chưa phù hợp với tình
hình cụ thể.
Kết luận chương 2
Ở chương 2 học viên đã khái quát về điều kiện tự nhiên,
những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến phát triển kinh tế-xã hội
của huyện M'Drắk, tỉnh Đắk Lắk. Phân tích đánh giá thực trạng thực
hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện M’Drắk, tỉnh Đắk
Lắk thông qua các chương trình, chính sách cụ thể cho người nghèo
đồng thời đánh giá những kết quả đạt được và những hạn chế, bất
cập trong thực hiện chính sách từ việc ban hành chính sách đến các
khâu tổ chức thực hiện, đưa ra các nguyên nhân. Thông qua đánh giá
việc thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại địa phương luận
văn đã nêu lên những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý nhà nước
về thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững hiện nay trong phạm
vi toàn quốc nói chung cũng như trong tỉnh Đắk Lắk và trên địa bàn
huyện M’Drắk nói riêng. Đây là những vấn đề mang tính định hướng
để làm cơ sở cho việc đặt ra những giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn
chính sách giảm nghèo bền vững trong thời gian tới.
15
Chương 3
QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN M’ĐRẮK, TỈNH ĐẮK LẮK
3.1. Quan điểm và mục tiêu giảm nghèo bền vững của
huyện M’Đrắk, tỉnh Đắk Lắk đến hết năm 2020.
3.1.1. Quan điểm
Giảm nghèo bền vững vừa là mục tiêu, vừa là động lực để phát
triển kinh tế, ổn định xã hội và phải được đặt dưới sự lãnh đạo của
các cấp ủy đảng, dưới sự quản lý và điều hành của chính quyền, sự
phối hợp, vận động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân
trong việc tổ chức và thực hiện.
3.1.2. Mục tiêu định hướng
Thực hiện có hiệu quả Chương trình số 15/CTr – HU ngày
21/12/2016 của Huyện ủy về mục tiêu giảm nghèo bền vững huyện
M’Drắk giai đoạn 2015 – 2020 và Nghị quyết số 37/NQ- HĐND
ngày 27/12/2016 của Hội đồng nhân dân huyện về phương hướng,
nhiệm vụ giảm nghèo bền vững huyện MDrắk giai đoạn 2016 - 2020.
3.1.3. Mục tiêu cụ thể
Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân mỗi năm từ 4% -
4,5% (trong đó đồng bào dân tộc thiểu số giảm từ 5% - 5,5%), giảm
hộ nghèo từ 8.837 hộ nghèo (tỷ lệ 51,69%) theo chuẩn nghèo mới
đầu năm 2016 xuống còn 5.327 hộ nghèo (tỷ lệ 29,19%) vào cuối
năm 2020.[26]
3.1.4. Các chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2020
16
- Phấn đấu 100% các xã đặc biệt khó khăn, các xã có tỷ lệ hộ
nghèo cao cơ bản có đủ công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ
dân sinh;
- Phấn đấu 100% các xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế và có đủ
điều kiện khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế;
- Phấn đấu 100% hộ nghèo được vay vốn tín dụng từ ngân
hàng chính sách xã hội nếu có nhu cầu và đủ điều kiện.[17 ]
3.2. Một số giải pháp tăng cường việc thực hiện chính sách
giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện M'Drắk, tỉnh Đắk Lắk
3.2.1. Hoàn thiện thể chế chính sách
Để hoàn thiện thể chế chính sách giảm nghèo bền vững cần
tập trung chú trọng ở 3 vấn đề chính đó là: nội dung chính sách; đối
tượng thụ hưởng và thời gian thực hiện chính sách.
3.2.2. Nâng cao năng lực chủ thể thực hiện chính sách
3.2.2.1.Nâng cao năng lực đối với cơ quan nhà nước
3.2.2.2.Nâng cao năng lực đối với người nghèo
3.2.2.3. Khuyến khích các tổ chức trong hệ thống chính trị
tham gia thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững
3.2.2.4.Đối với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước
3.2.3. Tăng cường nguồn lực cho thực hiện chính sách
Để thực hiện tốt nguồn lực trong thực hiện chính sách nguồn
vốn để thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững, nên phân cấp
nguồn vốn và ra quyết định liên quan đến giảm nghèo cho cấp tỉnh
nhằm tạo ra tính linh hoạt, chủ động và phù hợp trong việc thực hiện
các chính sách giảm nghèo ở từng địa phương.
3.2.4. Hướng dẫn, hỗ trợ người nghèo phát triển kinh tế
17
3.2.4.1. Hướng dẫn và tạo điều kiện cho người nghèo phương
thức canh tác mới phát triển sản xuất tăng thu nhập
3.2.4.2. Tạo việc làm cho người nghèo
3.2.4.3. Nhân rộng các mô hình kinh tế đã có hiệu quả vào
phục vụ mục tiêu giảm nghèo bền vững
3.2.4.4. Hỗ trợ người nghèo những lúc gặp rủi ro
3.2.5. Tạo cơ hội cho người nghèo phát triển
3.2.5.1. Tạo môi trường thuận lợi cho người nghèo
3.2.5.2. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
3.2.5.3. Phát triển các dịch vụ công phục vụ người nghèo
3.2.6. Nâng cao vai trò tổ chức, quản lý, thực hiện các
chương giảm nghèo bền vững của các cấp chính quyền
Một là: Trong thời gian tới huyện cần phải có một chiến lược
giảm nghèo mang tính tổng thể, nhưng lại phải thật chi tiết, cụ thể
cho từng địa phương, các cấp, các ngành từ tuyến cở sở trở lên.
Hai là: Cần phải có sự phối hợp chặt chẽ đồng bộ hơn nữa
giữa các cấp, các ngành, các Hội, các đoàn thể, các đơn vị lực lượng
vũ trang, các doanh nghiệp trong quá trình triển khai thực hiện
chương trình dự án giảm nghèo của huyện.
Ba là: Cần nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động của đội
ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo ở các cấp.
Bốn là: Cần phải huy động nhiều hơn nữa, tận dụng tốt hơn
nữa nguồn nội lực cũng như ngoại lực cho công cuộc giảm nghèo
của huyện.
3.3. Một số kiến nghị về điều kiện đảm bảo thực hiện các
giải pháp đề xuất giảm nghèo bền vững
18
3.3.1. Đối với Trung ương
Chính phủ tiếp tục mở rộng cuộc vận động hỗ trợ kinh phí và
có cơ chế tiếp tục thực hiện chương trình hỗ trợ nhà ở cho người
nghèo. Đề nghị Trung ương nên thiết kế chính sách theo hướng
khuyến khích tính chủ động vươn lên của người nghèo, hạn chế tư
tưởng trông chờ, ỷ lại và chính sách hỗ trợ cho không. Xây dựng hệ
thống chính sách bao quát toàn diện công tác xóa đói giảm nghèo,
quan hệ chặt chẽ với chương trình xây dựng nông thôn mới và chiến
lược an sinh xã hội đến năm 2020.
Công tác điều tra, rà soát hàng năm cần được điều chỉnh ít
nhất 02 năm một lần để tạo điều kiện cho các hộ nghèo được hưởng
các chính sách giúp họ thoát nghèo bền vững và tạo điều kiện cho
các cơ quan thực hiện các chính sách đối với hộ nghèo, cận nghèo
trong lĩnh vực tín dụng, BHYT, hỗ trợ giáo dục và đào tạo được đầy
đủ và kịp thời.
Chính phủ nên có chính sách thỏa đáng đối với cán bộ làm
công tác giảm nghèo cấp xã, nên bố trí cán bộ chuyên trách hay còn
gọi là công chức.
Đề nghị Chính phủ ban hành các chính sách hỗ trợ hộ nghèo,
hộ cận nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản để giảm tỷ lệ hộ
nghèo theo tiêu chí tiếp cận đa chiều.
Công tác giảm nghèo cần một lượng các nguồn vốn lớn, đặc
biệt là các nguồn vốn thuộc các Chương trình mục tiêu Quốc gia, vì
vậy Chính phủ nên ưu tiên tăng vốn đầu tư vào các Chương trình
mục tiêu Quốc gia có trọng điểm này để phát huy hết hiệu quả nguồn
lực thực hiện đạt mục tiêu của từng công trình, dự án, góp phần đẩy
nhanh chương trình giảm nghèo bền vững.
19
3.3.2. Đối với tỉnh Đắk Lắk
Trong thời gian tới tỉnh Đắk Lắk cần phải có một chiến lược
giảm nghèo mang tính tổng thể, nhưng lại phải thật chi tiết, cụ thể
cho từng địa phương trong tỉnh. Cần phải thực hiện triệt để cũng như
áp dụng một cách phù hợp nhất các chính sách giảm nghèo của Nhà
nước vào từng địa phương của tỉnh Đắk Lắk. Đẩy mạnh hơn nữa kế
hoạch giảm nghèo cho các địa phương từ việc hướng dẫn nội dung,
phương pháp, quy trình, xây dựng kế hoạch lồng ghéo các nội dung
của công tác giảm nghèo. Việc lồng ghép các hoạt động của chính
sách giảm nghèo với các hoạt động triển khai kế hoạch 5 năm và
hàng năm của địa phương vừa cho phép đẩy nhanh tốc độ thực hiện
các mục tiêu của chính sách, vừa cho phép tiết kiệm được chi phí và có
thể đảm bảo được tính hiện thực của chương trình, mục tiêu đã đề ra
trong chính sách.
Tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động và tạo mọi
điều kiện tốt nhất cho đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo ở cấp
huyện và cấp xã bằng các hoạt động cụ thể như: Thường xuyên mở
các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn về công tác thực hiện
chính sách giảm nghèo bền vững, đồng thời cần có những chính sách
đãi ngộ hợp lý, kịp thời để tạo động lực cho đội ngũ cán bộ làm công
tác giảm nghèo. Bỡi vì công cuộc giảm nghèo ở Đắk Lắk nói chung
và huyện M’Drắk nói riêng hiện nay rất phức tạp và khó khăn, vừa
có tính cấp bách nhưng lại vừa có tính lâu dài, vừa mang tính toàn
diện nhưng lại phải trọng tâm trọng điểm. Chính vì vậy những người
làm công tác giảm nghèo đòi hỏi phải hiểu biết rộng, có chuyên môn
sâu, tinh thần trách nhiệm cao, không ngại khó khăn, gian khổ, luôn
20
gần dân, coi việc của dân như việc của chính mình, có như vậy công
tác giảm nghèo mới nhanh chóng thành công được.
3.3.3. Đối với huyện M’Drắk
Trong những năm qua công cuộc giảm nghèo của tỉnh Đắk
Lắk nói chung và huyện M’Drắk nói riêng đã có những thành công
nhất định, tuy nhiên trong thực tế thì vẫn còn rất nhiều điều hạn chế,
bất cập gây khó khăn cản trở và làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu
quả của việc thực hiện các chính sách giảm nghèo bền vững. Vì vậy
lãnh đạo huyện M’Drắk cần nâng cao vai trò lãnh đạo, quản lý, tổ
chức thực hiện các chính sách, các chương trình giảm nghèo bền
vững thật sự đồng bộ, hiệu quả hơn.
Kết luận chương 3
Trong Chương 3, luận văn đã nêu rõ quan điểm giảm nghèo
bền vững của Trung ương, của tỉnh Đắk Lắk và huyện M’Drắk. Trên
cơ sở đó luận văn đã đưa ra mục tiêu chung, chỉ tiêu cụ thể, những
định hướng tổ chức thực hiện tốt chính sách giảm nghèo bền vững tại
địa phương. Qua phân tích thực trạng, nguyên nhân nghèo và công
tác thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện M’Drắk, tỉnh
Đắk Lắk trong những năm qua, luận văn đưa ra các nhóm giải pháp
cơ bản nhằm giúp cho việc tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo
bền vững tốt hơn, góp phần vào phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh
xã hội của địa phương. Đồng thời kiến nghị các đề xuất với tỉnh Đắk
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_thuc_hien_chinh_sach_giam_ngheo_ben_vung_tr.pdf