Tóm tắt Luận văn Thực hiện chính sách việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Ủy ban Dân tộc có trách nhiệm thông tin nhu cầu đào tạo nghề, hình thành

các nhóm, tổ, mô hình sản xuất về chương trình đào tạo nghề và yêu cầu đăng

ký. Tuy nhiên hiện nay công tác thông tin tuyên truyền về đào tạo nghề cho

đồng bào DTTS chưa được thực hiện tốt. Vì thế đào tạo nghề chưa sát với nhu

cầu thực tế, các cơ sở đào tạo nghề không nắm được thông tin thị trường và

không kết nối được với các nơi sử dụng lao động.

Thực hiện chính sách tư vấn hướng nghiệp và lập nghiệp cho

thanh niên DTTS chưa triển khai hiệu quả. Do chưa năm bắt được nhu cầu của

thanh niên DTTS, nên hoạt động tư vấn, hướng nghiệp, giới thiệu việc làm cho

thanh niên DTTA chưa được thực hiện tốt. Do vậy, thanh niên DTTS cảm thấy

mơ hồ về định hướng nghề nghiệp, cộng với việc thiếu kiến thức và kĩ năng

nghề nghiệp nhất định nên càng khó khăn trong tìm việc làm ổn định. Bên cạnh

đó, nội dung tư vấn hướng nghiệp cho thanh niên DTTS còn lạc hậu, chưa đổi

mới, cập nhật phù hợp với sự thay đổi của đời sống kinh tế - xã hội của tỉnh.

Thêm vào đó, kinh phí dành cho các hoạt động này rất hạn chế, dẫn tới nhiều

khó khăn trong công tác tổ chức thực hiện

pdf28 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 07/03/2022 | Lượt xem: 358 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Thực hiện chính sách việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cứu các tài liệu có liên quan để có những luận cứ khoa học cho việc tổng hợp cở lý luận về thực thi chính sách việc làm nói chung, thực thi chính sách việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng làm cơ sở để đánh giá thực trạng và đề ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi chính sách việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. + Phương pháp phân tích: Phân tích những tài liệu, số liệu có liên quan về thực trạng thực hiện việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. + Phương pháp tổng hợp: thông qua những số liệu, tài liệu phân tích được về thực trạng thực hiện việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, tác giả tiến hành phân tích, tổng hợp để đưa ra những nhận xét về những ưu điểm và hạn chế trong quá trình thực hiện việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. + Phương pháp so sánh: so sánh những kết quả đạt được trong quá trình thực hiện việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong các năm để đưa ra những nhận xét, đánh giá thực trạng và đề ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi chính sách việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. - Phương pháp phỏng vấn sâu: để làm rõ thêm việc triển khai thực hiện chính sách việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số trong thực tiễn, tác giả đã sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu đối với 10 lãnh đạo các cơ quan đang triển khai thực hiện chính sách, các đối tượng được hưởng lợi chính sách là 07 người dân tộc Tày, dân tộc Cao Lanđể hiểu rõ hơn về những thuận lợi, khó khan trong quá trình triển khai chính sách và các biện pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện này trong thực tiễn đối với từng địa bàn, từng nhóm khách thể. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Ý nghĩa về lý luận: Luận văn góp phần làm rõ cơ sở lý luận về việc làm và chính sách việc làm đối với đồng bào dân tộc thiểu số. - Ý nghĩa về thực tiễn: Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng việc thực hiện chính sách việc làm đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn 7 thiện việc thực hiện chính sách việc làm cho đồng bào dân tộc, góp phần ổn định và nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Thái Nguyên. Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo trong học tập, nghiên cứu và thực thi công vụ cho các cơ quan hành chính nhà nước. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số. Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Chương 3: Một số giải pháp tăng cường thực hiện chính sách việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 8 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ 1.1. Chính sách việc làm 1.1.1. Khái niệm việc làm Tại Việt Nam, Điều 13 Bộ luật lao động 2012 quy định “Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm”. Luật Việc làm năm 2013 thì khái niệm việc làm được quy định cụ thể như sau: Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm. Luật Việc làm 2013 còn quy định việc làm công là việc làm tạm thời có trả công được tạo ra thông qua việc thực hiện các dự án hoặc hoạt động sử dụng vốn nhà nước gắn với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã). 1.1.2. Khái niệm chính sách việc làm Chính sách việc làm là chính sách xã hội được thể chế hoá bằng luật pháp của nhà nước, gồm một hệ thống quan điểm, chủ trương, phương hướng và biện pháp giải quyết việc làm cho người lao động nhằm góp phần bảo đảm an toàn, ổn định và phát triển xã hội. Chính sách việc làm nhằm giải quyết thoả đáng nhu cầu việc làm, bảo đảm cho mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm; góp phần đảm bảo an toàn, ổn định và phát triển xã hội. Theo đó, hiểu chung nhất, chính sách việc làm là tổng thể các quan điểm, chủ trương, mục tiêu, giải pháp và công cụ nhằm sử dụng lực lượng lao động và tạo việc làm cho lực lượng lao động đó Chính sách việc làm có vị trí quan trọng đặc biệt trong hệ thống các chính sách xã hội nói riêng và trong tổng thể chính sách phát triển kinh tế xã hội nói chung. Chính sách việc làm là chính sách cơ bản nhất của quốc gia, góp phần bảo đảm an toàn, ổn định và phát triển xã hội. 1.1.3. Nội dung chính sách việc làm Mục tiêu của chính sách việc làm là tập trung giải quyết việc làm ở cả thành thị và nông thôn, phát triển nguồn nhân lực, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng tỉ lệ người lao động đã qua đào tạo nghề. Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã đề ra mục tiêu: "Giải quyết việc làm cho 8 triệu lao động... Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 2%/năm, tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt 55%... Phát triển đa dạng các ngành, nghề để tạo nhiều việc làm và thu nhập; khuyến khích tạo thuận lợi để người lao động học tập nâng cao trình độ lao động, tay nghề; đồng thời có cơ chế chính sách phát triển, trọng dụng nhân tài” 9 Giải pháp của chính sách việc làm là cách thức để đạt được mục tiêu của chính sách việc làm, theo đó giải pháp của chính sách việc làm sẽ gồm nhiều nhóm giải pháp: Cơ chế chính sách; Tài chính; Nghiên cứu; Hợp tác quốc tế, cụ thể: Một là, tiếp tục hoàn thiện thể chế thị trường lao động, tạo khung pháp lý phù hợp, bảo đảm đối xử bình đẳng giữa người sử dụng lao động và người lao động. Hai là, phê chuẩn và thực hiện các công ước của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) liên quan đến thị trường lao động nước ta, đặc biệt là nước ta hiện nay đã là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại quốc tế. Ba là, phát triển mạnh khu vực dân doanh, trước hết là phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ để nhanh tạo ra việc làm và khả năng thu hút lao động vào sản xuất. Bốn là, Nhà nước cùng các doanh nghiệp quan tâm đào tạo công nhân có trình độ cao, trình độ lành nghề, trình độ văn hoá đối với lao động trẻ, khoẻ, nhất là ở khu vực nông thôn để cung ứng cho các vùng kinh tế trọng điểm, các khu công nghiệp, khu du lịch, dịch vụ và xuất khẩu lao động. Năm là, mở rộng và phát triển thị trường lao động ngoài nước khi thế mạnh của lao động nước ta về số lượng đông và trẻ. Sáu là, mở rộng và nâng cấp hệ thống dạy nghề cho người lao động ở 3 cấp trình độ (sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề). Trong đào tạo và đào tạo lại cần chuyển sang đào tạo theo định hướng đào tạo gắn với sử dụng, gắn với nhu cầu của sản xuất; tạo khả năng cung cấp lao động có chất lượng cao về tay nghề và sức khoẻ tốt, có kỹ thuật, tác phong công nghiệp, có văn hoá... cho thị trường trong nước và ngoài nước. Bảy là, đa dạng hoá các loại hình thị trường, các lớp dạy nghề của Nhà nước, của tư nhân và quốc tế; áp dụng cơ chế thị trường trong dạy nghề, dần dần hình thành thị trường dạy nghề phù hợp với pháp luật. 1.2. Thực hiện chính sách việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số 1.2.1. Khái niệm đồng bào dân tộc thiểu số Ở Việt Nam, tại Khoản 2- Điều 4 Nghị định 05/2011/NĐ-CP của Chính phủ về công tác dân tộc đưa ra khái niệm "DTTS là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước CHXHCNVN". Căn cứ vào kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở quốc gia 2009, Việt Nam có 54 dân tộc sinh sống trên lãnh thổ của cả nước, trong đó có 53 dân tộc thiểu số với số dân 12,253 triệu người (chiếm 14,3%). Đặc điểm của đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam 10 - Các dân tộc thiểu số cư trú trên địa bàn rộng lớn, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng và bảo vệ môi trường sinh thái. Các DTTS cư trú đan xen không có lãnh thổ tộc người riêng biệt, phân bổ chủ yếu ở những địa bàn có vị trí quan trọng chiến lược về an ninh quốc phòng, vùng miền núi, cao nguyên, biên giới. Vùng dân tộc và miền núi nước ta chiếm gần 3/4 diện tích tự nhiên, bao gồm 21 tỉnh miền núi vùng cao, 23 tỉnh có huyện, xã là núi và 10 tỉnh đồng bằng có đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống. - Các DTTS ở nước ta có những nét khác nhau về nguồn gốc lịch sử. Phần lớn các DTTS có nguồn gốc tại chỗ, như dân tộc Tày, Mường, Thổ, La Hủ, Xinh Mun... Đây là những dân tộc có quá trình hình thành, phát triển tộc người trên vùng lãnh thổ đang cư trú. Họ thường có ý thức tộc người rõ nét và gắn bó với quê hương, đất nước. Bên cạnh đó, nhiều DTTS, có nguồn gốc từ nơi khác đến, nhất là từ Nam Trung Quốc, như dân tộc Mông, Thái, Dao, Nùng... - Các DTTS có quy mô dân số và trình độ phát triển kinh tế- xã hội nhìn chung còn thấp và không đồng đều nhau. - Đồng bào các dân tộc nước ta có truyền thống đoàn kết lâu đời trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm, chế ngự thiên nhiên, khắc phục thiên tai và xây dựng đất nước. - Nhiều DTTS có tín ngưỡng, tôn giáo đan xen, đa dạng. Mỗi DTTS ở Việt Nam có sắc thái văn hóa riêng, góp phần làm nên sự đa dạng, phong phú của nền văn hóa Việt Nam thống nhất. - Đồng bào các DTTS có ý thức tộc người sâu sắc, luôn chịu sự chi phối của những người có uy tín, ảnh hưởng trong dân tộc [22] 1.2.2. Khái niệm thực hiện chính sách việc làm đồng bào dân tộc thiểu số Chính sách việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số là tổng thể các quan điểm, chủ trương, mục tiêu, giải pháp và công cụ nhằm sử dụng lực lượng lao động là đồng bào dân tộc thiểu số và tạo việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số nhằm góp phần bảo đảm an toàn, ổn định và phát triển xã hội. Thực hiện chính sách việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số là toàn bộ quá trình đưa chính sách vào đời sống xã hội theo một quy trình, thủ tục chặt chẽ và thống nhất nhằm giải quyết vấn đề lao động và việc làm đang diễn ra đối với đồng bào dân tộc thiểu số trong một phạm vi không gian và thời gian nhất định. 1.2.3. Vai trò thực hiện chính sách tạo việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số 11 - Thực thi chính sách việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số có vai trò quan trọng đối với đồng bào dân tộc thiểu số trong việc tạo cơ hội về việc làm, chuyển đổi sinh kế, tăng thu nhập; - Chất lượng lao động DTTS thấp. Khoảng 75% dân số vùng dân tộc thiểu số và miền núi (tương đương 50 triệu người trong đó 44 triệu người thuộc diện không có kĩ năng) đang ở độ tuổi lao động. Chính vì vậy thực thi chính sách việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số góp phần giải quyết vấn đề lao động và việc làm đang diễn ra đối với đồng bào dân tộc thiểu số, tránh được nguy cơ các dân tộc thiểu số sẽ bị gạt ra khỏi quá trình phát triển kinh tế chung của quốc gia. - Thực thi chính sách việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số giúp xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của họ. Tỷ lệ nghèo đã giảm nhanh ở các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc. Năm 2018 đói nghèo ở Việt Nam tiếp tục giảm, đặc biệt là trong các dân tộc thiểu số với tỷ lệ giảm mạnh tới 13%, mức giảm lớn nhất trong thập niên vừa qua, theo một báo cáo mới công bố của Ngân hàng Thế giới. Giảm nghèo của các dân tộc thiểu số trong khoảng 2014-2016 được đánh giá là mạnh nhất trong hai thập kỷ qua. [15]. Chủ thể tham gia thực hiện chính sách việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số bao gồm: - Đội ngũ CBCC làm công tác thực hiện CSVL cho đồng bào dân tộc thiểu số trực thuộc cơ quan QLNN về lao động và việc làm. Cụ thể: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (ở cấp Trung ương); Sở Lao động Thương binh và Xã hội (ở cấp tỉnh); Phòng Lao động Thương binh và Xã hội (ở cấp huyện) - Đội ngũ nhân viên làm việc trong bộ máy hoạt động của các cơ sở đào tạo nghề. - Đội ngũ chuyên gia, giảng viên, giáo viên trong các cơ sở đào tạo nghề - Các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh - CBCC làm việc trong các Ngân hàng Chính sách xã hội - Các bên có liên quan khác tham gia phối hợp thực hiện chính sách việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số đó là: Công an, Giáo dục và Đào tạo, Tài chính và Kế hoạch, Công thương, Liên đoàn Lao động, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 1.3. Quy trình thực hiện chính sách việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số Bước 1.Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số Bước 2.Phổ biến, tuyên truyền chính sách việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số 12 Bước 3.Phân công, phối hơp thực hiện chính sách việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số Bước 4. Huy động nguồn lực thực thi chính sách việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số Bước 5. Kiểm tra, đánh giá công tác thực thi chính sách việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số 1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số Yếu tố chủ quan bao gồm: - Bản chất vấn đề chính sách việc làm cho người dân tộc thiểu số là vấn đề thất nghiệp, thiếu việc làm, không ổn định sinh kế. Đây là vấn đề phức tạp, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống vật chất – tinh thần hàng ngày của người dân mà còn có tác động không nhỏ đến việc ổn định trật tự xã hội. Chính vì vậy, đây là yếu tố có ảnh hưởng lớn tới việc thực hiện CSVL cho đồng bào DTTS. - Đối tượng thực hiện CSVL trong đó bao gồm người đồng bào dân tộc thiểu số, do vậy trình độ nhận thức, học vấn, thói quen sinh kế của họcó tác động rất lớn trong việc thực hiện chính sách việc làm, bởi họ là đối tượng thụ hưởng trực tiếp của chính sách, là người thực hiện, triển khai các giải pháp nhằm giải quyết việc làm. Yếu tố khách quan bao gồm: - Yếu tố kinh tế - xã hội: Với việc thực hiện đường lối đổi mới đất nước, kinh tế - xã hội nước ta đã có nhiều khởi sắc, tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện, trong số đó có cộng đồng người DTTS. Bên cạnh các chính sách thúc đẩy kinh tế, nhà nước cũng ban hành nhiều chính sách nhằm tạo việc làm cho người dân, qua đó góp phần giảm tỉ lệ thất nghiệp, đóng góp vào tăng trưởng GDP của cả nước. - Sự phát triển của khoa học công nghệ có ảnh hưởng lớn tới thực hiện CSVL cho đồng bào DTTS. Trong bối cảnh nước ta đang trong tiến trình CNH – HĐH đất nước, việc ứng dụng các thành tựu của KHCN đặc biệt là CNTT, mạng Internet vào trong quá trình triển khai các giải pháp của CSVL cho đồng bào DTTS sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của chính sách. 1.5. Kinh nghiệm thực hiện chính sách việc làm đối với đồng bào dân tộc thiểu số và bài học rút ra cho tỉnh Thái Nguyên 1.5.1. Kinh nghiệm 1.5.1.1.Tỉnh Hà Giang 1.5.1.2. Lào Cai 13 1.5.1.3. Cao Bằng 1.5.2. Bài học kinh nghiệm đối với tỉnh Thái Nguyên Thái Nguyên là trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi đông bắc nói chung, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Sông Hồng. Tỉnh Thái Nguyên hiện có 46 dân tộc trên tổng số 54 dân tộc sinh sống tại Việt Nam, trong đó 8 dân tộc đông dân nhất là: Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chay, Dao, MôngChăm lo đời sống cho đồng bào DTTS luôn là nhiệm vụ được chính quyền tỉnh quan tâm chỉ đạo thực hiện. Một số bài học kinh nghiệm trong triển khai thực hiện CSVL cho đồng bào DTTS mà tỉnh Thái Nguyên có thể tham khảo đó là: Hỗ trợ, cho đồng bào DTTS vay vốn để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh; Đào tạo nghề cho người lao động DTTS; Nhân rộng các điển hình tiên tiến trong giải quyết việc làm, phát triển sinh kế; Khuyến khích thanh niên DTTS khởi nghiệp; Khuyến khích các doanh nghiệp trên địa bàn tiếp nhận người DTTS vào làm việc nhằm giúp đồng bào DTTS có việc làm ổn định. TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 Ở chương 1, tác giả đã khái quát về cơ sở lí luận của thực hiện chính sách việc làm đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Thực hiện chính sách việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số là toàn bộ quá trình đưa chính sách vào đời sống xã hội theo một quy trình, thủ tục chặt chẽ và thống nhất nhằm giải quyết vấn đề lao động và việc làm đang diễn ra đối với đồng bào dân tộc thiểu số trong một phạm vi không gian và thời gian nhất định. Thực thi chính sách việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số có vai trò quan trọng đối với đồng bào dân tộc thiểu số trong việc tạo cơ hội về việc làm, chuyển đổi sinh kế, tăng thu nhập, ổn định đời sống cho người dân; góp phần xóa đói giảm nghèo. Quy trình thực hiện chính sách việc làm hiện nay gồm 5 bước Bước 1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách việc làm; Bước 2: Phổ biến, tuyên truyền chính sách việc làm; Bước 3. Phân công, phối hơp thực hiện chính sách việc làm; Bước 4. Đôn đốc thực hiện chính sách việc làm; Bước 5. Tổng kết thực thi chính sách việc làm. Trên cơ sở lý luận về thực hiện chính sách việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số ở chương 1, chương 2 tác giả sẽ phân tích thực trạng thực hiện chính sách việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số tại các Khu công nghiệp trên địa 14 bàn tỉnh Thái Nguyên, chỉ ra những mặt đạt được, những hạn chế và nguyên nhân hạn chế. 15 Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN 2.1. Khái quát về tỉnh Thái Nguyên 2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên Vị trí địa lý: Về điều kiện tự nhiên: 2.1.2. Kinh tế - Xã hội Về kinh tế: Về xã hội: 2.2. Sự phát triển của các khu công nghiệp tại tỉnh Thái Nguyên Thái Nguyên có nhiều điều kiện thuận lợi về địa lý, kinh tế, chính trị để thu hút đầu tư, phát triển bền vững các KCN, phục vụ mục tiêu CNH, HĐH Đến nay, toàn tỉnh Thái Nguyên có 5 có 6 KCN đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch chung theo văn bản 1854/TTg-KTN ngày 8-10-2009 (có quy mô 1.420 ha) bao gồm: - KCN Sông Công 1, diện tích 220 ha (phường Bách Quang, Thị xã Sông Công); - KCN Sông Công 2, diện tích 250 ha (xã Tân Quang, thị xã Sông Công); - KCN Nam Phổ Yên, diện tích 200 ha (xã Trung Thành và xã Thuận Thành, huyện Phổ Yên); - KCN Tây Phổ Yên, diện tích 200 ha (xã Minh Đức, huyện Phổ Yên); KCN Điềm Thụy, diện tích 350 ha (xã Điềm Thụy, huyện Phú Bình và xã Hồng Tiến, huyện Phổ Yên); - KCN Quyết Thắng, diện tích 200 ha (xã Quyết Thắng, T.P Thái Nguyên). Trong đó có 5 KCN đi vào hoạt động; cuối năm 2018, các KCN đã thu hút được 200 dự án đầu tư, với vốn đăng ký là 7,55 tỷ USD, đạt 97,2% vốn FDI đăng ký [4]. 2.3. Thực trạng đời sống đồng bào dân tộc thiểu số tại các KCN trên địa tỉnh Thái Nguyên 2.3.1. Hình thức định cư và điều kiện sống của đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Thái Nguyên Tỉnh Thái Nguyên có nhiều dân tộc cùng sinh sống, theo số liệu điều tra dân số nhà ở năm 2009, Tỉnh Thái Nguyên hiện có 46 dân tộc trên tổng số 54 dân tộc sinh sống tại Việt Nam, trong đó người Kinh có 821.083 người, chiếm tỉ lệ 73,1% so với tổng dân số tỉnh. Trên địa bàn tỉnh có 45 dân tộc thiểu số trên 16 tổng số 54 dân tộc tại Việt Nam sinh sống, trong đó 7 dân tộc thiểu số đông dân nhất là: Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chay, Dao, Mông, Hoa, theo điều tra tra dân số nhà ở năm 2009 các dân tộc thiểu số của tỉnh Thái Nguyên là 302.039 người chiếm tỷ lệ 27%. 2.3.2.Thực trạng việc làm của đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Thái Nguyên Trước khi có các khu Công nghiệp hình thành, đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Thái Nguyên chủ yếu làm nghề trồng trọt và chăn nuôi, sống dựa các săn bắt, hái lượm, khai thác điều kiện tự nhiên. Tỉ lệ hộ nghèo còn cao, năm 2015 với số hộ nghèo DTTS 19.524 hộ. Đến năm 2018, số hộ DTTS có giảm còn 18321 hộ. Nhìn chung việc làm của người đồng bào DTTS còn thiếu, sinh kế chưa ổn định. Tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm cao tỉ lệ 5.18% với khoảng 11.000 người. Tuy nhiên sau khi các KCN trên địa bàn tỉnh được xây dựng và đi vào hoạt động, không chỉ tạo ra hàng ngàn việc làm cho người lao động tỉnh Thái Nguyên mà còn tạo việc làm thu hút sự tham gia của người dân đồng bào DTTS. Bảng 2.3. Số lao động làm việc tại các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên từ 2016-2018 STT TÊN KCN 2016 2018 Toàn tỉnh DTTS Toàn tỉnh DTTS 1 Sông Công I 6982 324 8570 419 2 Nam Phổ Yên 364 32 450 43 3 Yên Bình 28403 3124 46062 3224 4 Điềm Thụy 1242 112 1456 129 5 KCN Quyết Thắng 52109 4212 63334 4432 Tổng số 89100 7804 119872 8247 (Nguồn: Ban Quản lý các KCN tỉnh Thái Nguyên, 2019) Năm 2016, các KCN tỉnh Thái Nguyên đã giúp tạo việc làm và ổn định công việc cho tổng 89100 lao động, trong đó có 7804 đồng bào DTTS. Đến năm 2018, số lao động người đồng bào DTTS đang làm việc tại các KCN tăng lên là 8247 người, tăng 443 người. Thu nhập của đồng bào DTTS làm việc tại các KCN cũng ổn định ở mức khoảng 6,5 triệu/người/tháng. Điều này đã góp phần giảm tỉ lệ hộ nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo của 124 xã, thị trấn vùng DTTS và miền núi giảm còn 9,16%, giảm 3,89% so với năm 2017 [1]. 17 2.4. Quá trình thực hiện chính sách việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 2.4.1.Cơ sở pháp lý của chính sách việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số tại các khu công nghiệp 2.4.2. Quy trình thực hiện chính sách việc làm đồng bào dân tộc thiểu số tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Bước 1.Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách việc làm Bước 2.Phổ biến, tuyên truyền chính sách việc làm Bước 3.Phân công, phối hợp thực hiện chính sách việc làm cho đồng bào DTTS Bước 4.Đôn đốc thực hiện chính sách việc làm Bước 5.Tổng kết thực thi chính sách việc làm 2.5. Đánh giá việc thực hiện chính sách việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 2.5.1. Kết quả đạt được Thứ nhất, quá trình thực hiện chính sách việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số luôn nhận được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp của tỉnh Thái Nguyên Thứ hai, trong quá trình tuyên truyền, vận động chính sách, công tác tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho đồng bào DTTS đặc biệt là thanh niên DTTS được coi trọng Thứ ba: xuất khẩu lao động là đồng bào DTTS: cũng đạt được nhiều kết quả khởi sắc. Trong thời gian 2016-2016, đã có 65 đồng bào DTTS đi làm theo diện xuất khẩu lao động, qua đó giúp giải quyết việc làm, nâng cao tay nghề, tăng thu nhập cho đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Thứ tư, thực hiện chính sách việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số được triển khai thông qua nhiều đề án cụ thể, giúp triển khai có hiệu quả tới tận cơ sở. Cụ thể: Về đào tạo nghề: Cho vay vốn hỗ trợ sản xuất: Xây dựng cơ sở hạ tầng: Hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KHCN thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn miền núi, vùng DTTS: Tạo việc làm cho sinh viên đồng bào DTTS: Tạo việc làm thông qua hợp tác với doanh nghiệp trên địa bàn tuyển dụng lao động là người DTTS: Như vậy có thể thấy, quá trình thực hiện chính sách việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số tại các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên đã đạt được 18 nhiều kết quả đáng khích lệ, số người được giải quyết việc làm ngày càng tăng lên, thu nhập, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng được cải thiện. Để có được những kết quả trên, có một số nguyên nhân sau: Thứ nhất, Đảng ủy và Chính quyền tỉnh Thái Nguyên luôn quan tâm chỉ đạo sát sao thực hiện chính sách việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số, kết hợp lồng ghép với công tác dân tộc, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, ổn định sinh kế cho đồng bào. Thứ hai, đặc thù tỉnh Thái Nguyên có rất nhiều khu công nghiệp, vì thế, công tác đào tạo nghề cho đồng bào DTTS luôn được chú trọng nhằm nâng cao nhận thức, tay nghề, chuyên môn, trang bị nghề nghiệp mới cho bà con đồng bào DTTS, để họ có thể vào làm việc tại các nhà máy, xí nghiệp trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đây cũng là thuận lợi rất lớn và là đặc thù của tỉnh trong quá trình giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số. Bởi tại các KCN, nhất là các KCN mới xây dựng và mới đi vào khai thác, yêu cầu về nguồn nhân lực là rất lớn, vì vậy các KCN có thể tạo việc làm cho hàng ngàn đồng bào DTTS, miễn là lao động DTTS đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của công việc. Thứ ba, mặc dù còn nhiều khó khăn và nhiều hạn chế trong nhận thức, tuy nhiên bản thân mỗi người lao động DTTS luôn có ý thức tự vươn lên, học hỏi, chịu khó tìm hiểu những công việc, ngành nghề mới, tích cực tham gia các khóa tập huấn, đào tạo nghề, chủ động sáng tạo trong lao động sản xuất nhằm gia tăng năng suất lao động, thúc đẩy tăng thu nhập và cải thiện đời sống. Chính vì t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_thuc_hien_chinh_sach_viec_lam_cho_dong_bao.pdf
Tài liệu liên quan