Tóm tắt Luận văn Thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính tại bệnh viện giao thông vận Tải Huế

Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước: Bộ GTVT, Bộ Tài chính,

Bộ Y tế

 Xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản, chính sách về

tài chính trong lĩnh vực y tế.

Các cơ quan quản lý Nhà nước cần có các giải pháp tháo gỡ

những khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị sự

nghiệp công lập thúc đẩy việc đổi mới cơ chế quản lý. Một trong những

nguyên nhân dẫn tới việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính chưa triệt để

và hiệu quả đó là những tồn tại về cơ chế, chính sách, các văn bản pháp

luật hướng dẫn chậm, chồng chéo, chưa đồng bộ, chưa phù hợp với tình

hình thực tiễn gây khó khăn cho quá trình triển khai.

 Hoàn thiện cơ chế chính sách tài chính về xã hội hóa, liên

doanh, liên kết

Giảm bớt các thủ tục chồng chéo, rườm rà nhằm khuyến khích,

thúc đẩy và mở rộng các hình thức xã hội hóa, liên doanh, liên kết trong

các Bệnh viên công lập.

 Thực hiện tốt công tác kiểm tra, kiểm soát về tài chính đối với

các đơn vị sự nghiệp công lập

pdf24 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 18/03/2022 | Lượt xem: 419 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính tại bệnh viện giao thông vận Tải Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Về thực tiễn: Phân tích được thực trạng thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Giao thông vận tải Huế từ đó rút ra được những tồn tại và nhược điểm cần khắc phục. 7. Kết cấu luận văn Ngoài các phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được chia làm 3 chương: Chương 1: Cơ sở khoa học của cơ chế tự chủ về tài chính tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập. Chương 2: Thực trạng thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính tại Bệnh viện Giao thông vận tải Huế. Chương 3: Định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính tại Bệnh viện Giao thông vận tải Huế Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CƠ CHẾ TỰ CHỦ VỀ TÀI CHÍNH TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP Y TẾ CÔNG LẬP 1.1 Tổng quan về các đơn vị sự nghiệp y tế công lập và cơ chế tự chủ tài chính tại các đơn vị này 1.1.1 Đơn vị sự nghiệp y tế công lập  Khái niệm về đơn vị sự nghiệp y tế công lập: Đơn vị sự nghiệp y tế công lập nằm trong hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung, hoạt động trong các lĩnh vực sự nghiệp y tế do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập, thực hiện cung cấp dịch vụ y tế và đóng góp một phần quan trọng trong duy trì hoạt động của nền kinh tế quốc dân.[12] 4  Đặc điểm của đơn vị sự nghiệp y tế công lập Thứ nhất: Đơn vị sự nghiệp y tế công lập do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập. Thứ hai, đơn vị sự nghiệp y tế công lập là một tổ chức hoạt động theo nguyên tắc phục vụ xã hội, không vì mục đích lợi nhuận. Thứ ba, sản phẩm của các đơn vị sự nghiệp y tế công lập là sản phẩm mang lại lợi ích chung có tính bền vững và gắn bó hữu cơ với quá trình tạo ra của cải vật chất và giá trị tinh thần. Thứ tư, hoạt động đơn vị sự nghiệp y tế công lập luôn gắn liền và bị chi phối bởi các chương trình phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước.[15]  Phân loại đơn vị sự nghiệp y tế công lập  Căn cứ vào loại mô hình tổ chức, các đơn vị sự nghiệp y tế công lập được phân loại thành các loại hình sau:Các bệnh viện các viện và các trung tâm có giường bệnh, các cơ sở khám, chữa bệnh, các trung tâm y tế, trung tâm nghiên cứu...[9]  Căn cứ vào nguồn thu sự nghiệp, các đơn vị sự nghiệp được phân loại như sau: Nhóm 1, nhóm 2, nhóm 3, nhóm 4.[12] 1.1.2 Tài chính tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập  Nguồn thu của đơn vị sự nghiệp y tế công lập Nguồn thu cơ bản của phần lớn các đơn vị sự nghiệp y tế công lập là nguồn từ ngân sách nhà nước.Tuy nhiên, các đơn vị sự nghiệp y tế công lập vẫn được phép khai thác mọi nguồn thu ngoài ngân sách nhà nước đảm bảo cho các đơn vị có thể tự chủ trong hoạt động chi thường xuyên.[15]  Các nội dung chi của đơn vị sự nghiệp y tế công lập Để đảm bảo hoạt động của đơn vị, các nội dung chi của đơn vị sự nghiệp y tế công lập được chia thành chi thường xuyên và chi không thường xuyên. 5  Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị sự nghiệp y tế công lập Nội dung quy chế chi tiêu nội bộ bao gồm các quy định về chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi trong đơn vị như: chi lương tăng thêm, chi trích lập quỹ, khoán chi...[15] 1.1.3 Cơ chế tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập  Khái niệm về cơ chế tự chủ tài chính Cơ chế tự chủ tài chính là cơ chế quản lý nhằm tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị sự nghiệp có thu về các mặt hoạt động tài chính, tổ chức bộ máy và sắp xếp lao động qua đó làm tăng chất lượng hoạt động cung cấp dịch vụ công của đơn vị.  Phạm vi, đối tượng, mục tiêu và nguyên tắc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính.  Phạm vi, đối tượng thực hiện cơ chế tự chủ: - Cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính được áp dụng đối với các đơn vị sự nghiệp công do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập.  Mục tiêu thực hiện cơ chế tự chủ: - Trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho đơn vị sự nghiệp.- Thực hiện chủ trương xã hội hoá trong việc cung cấp dịch vụ cho xã hội.- Các đơn vị sự nghiệp y tế công lập hoạt động theo cơ chế riêng, phù hợp với các hoạt động đặc thù của đơn vị mình trong lĩnh vực y tế.  Nguyên tắc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính: Thực hiện công khai, dân chủ theo quy định của pháp luật. Thực hiện quyền tự chủ phải gắn với tự chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp và trước pháp luật về những quyết định của mình; đồng thời chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 6  Vai trò của cơ chế tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập Cơ chế tự chủ tài chính là yêu cầu tất yếu khi Nhà nước thực hiện chủ trương trao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp. Cơ chế tự chủ tài chính tạo hành lang pháp lý cho quá trình hoạt động của các đơn vị sự nghiệp y tế công lập. 1.2 Thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính tại đơn vị sự nghiệp y tế công lập 1.2.1 Nội dung thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập  Thực hiện tự chủ về nguồn thu  Thực hiện tự chủ các nội dung chi theo quy chế chi tiêu nội bộ  Sử dụng các quỹ theo quy chế chi tiêu nội bộ + Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp dùng để đầu tư, phát triển nâng cao hoạt động sự nghiệp, bổ sung vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc..+ Quỹ dự phòng ổn định thu nhập để bảo đảm thu nhập cho người lao động.+ Quỹ khen thưởng dùng để thưởng định kỳ, đột xuất cho tập thể, cá nhân trong và ngoài đơn vị theo hiệu quả công việc và thành tích đóng góp vào hoạt động của đơn vị. + Quỹ phúc lợi dùng để xây dựng, sửa chữa các công trình phúc lợi, chi cho các hoạt động phúc lợi tập thể của người lao động trong đơn vị; trợ cấp khó khăn đột xuất cho người lao động..  Thực hiện cơ chế kiểm tra, kiểm soát tình hình tài chính của đơn vị Trong quá trình thực hiện các hoạt động tài chính của đơn vị thì việc thiết lập hệ thống kiểm tra, kiểm soát tài chính là một nội dung hết sức quan trọng. Việc kiểm tra, kiểm soát này cần được tiến hành trước, trong và sau khi thực hiện các kế hoạch tài chính và được tiến hành 7 thường xuyên sẽ giúp cho đơn vị sử dụng nguồn tài chính đúng mục đích, thúc đầy việc sử dụng hợp lý các khoản thu, chi nhằm tăng hiệu quả kinh tế cho đơn vị, giúp hạn chế và phát hiện được những sai sót để có biện pháp ngăn chặn, khắc phục và xử lý kịp thời. 1.2.2 Các tiêu chí đánh giá việc thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính tại đơn vị Để có thể đo lường và đánh giá việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện thì cần có một hệ thống các tiêu chí mang tính chất định tính và định lượng để đánh giá. Nó bao gồm các tiêu chí sau: Tính hiệu lực, Tính hiệu quả, Tính linh hoạt, Tính công bằng 1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập Đó là Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, Cơ chế quản lý tài chính, Tổ chức bộ máy, năng lực của đội ngũ cán bộ, nhân viên trong đơn vị. 1.3 Kinh nghiệm thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính tại một số Bệnh viện công lập và bài học rút ra cho Bệnh viện Giao thông vận tải Huế 1.3.1 Thực hiện tự cơ chế tự chủ về tài chính tại Bệnh viện Trung ương Huế Sau gần 10 năm thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, hiện nay, Bệnh viện có những sự phát triển vượt bậc. Qui mô 2170 giường bệnh nội trú tiếp nhận hàng năm khoảng trên 85.000 bệnh nhân điều trị nội trú, hơn 400.000 lượt bệnh nhân đến khám và điều trị ngoại trú là nơi đào tạo thực hành cho các cán bộ đại học, sau đại học, điều dưỡng 1.3.2 Thực hiện tự cơ chế tự chủ về tài chính tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh Sau 10 năm thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, Bệnh viện đa khoa 8 tỉnh Bắc Ninh đã phát triển vượt bậc. Hàng năm Bệnh viện tiếp nhận khám bệnh cho gần 381.000 lượt bệnh nhân ngoại trú và điều trị gần 37.000 bệnh nhân nội trú. Thu nhập bình quân của cán bộ viên chức tăng lên hàng năm. [19] 1.3.3 Bài học kinh nghiệm rút ra về thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính cho Bệnh viện Giao thông vận tải Huế Trước hết, đó là cần tập trung mọi nguồn lực để thực hiện được đề án nâng cấp, mở rộng cơ sở hạ tầng có thể từ nguồn ngân sách Nhà nước hoặc từ nguồn vốn vay, tài trợ. Thứ hai đó là nâng cao chất lượng trang thiết bị y tế, có thể là mua sắm mới hoặc sửa chữa, thay thế để có thể đáp ứng tốt yêu cầu cao trong chẩn đoán, điều trị Bệnh nhân. Thứ ba đó là không ngừng đổi mới trong công tác khám chữa bệnh, đào tạo cán bộ, nâng cao chất lượng chuyên môn, nâng cao chất lượng và hiệu quả trong quản lý kinh tế tại Bệnh viện, tăng cường hợp tác quốc tế... để có thể bắt kịp xu hướng phát triển mới và sự cạnh tranh giữa các Bệnh viện trên địa bàn. Chương 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ VỀ TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN GIAO THÔNG VẬN TẢI HUẾ 2.1. Khái quát về Bệnh viện Giao thông vận tải Huế 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Bệnh viện Giao thông vận tải Huế là Bệnh viện đa khoa hạng III, là đơn vị sự nghiệp y tế công lập trực thuộc Cục Y tế giao thông vận tải - Bộ Giao thông vận tải, có chức năng khám chữa bệnh, phục hồi chức năng cho công chức, viên chức, người lao động của các cơ quan, đơn vị thuộc ngành Giao thông vận tải và nhân dân trên địa phương.[2][3] 9 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Bệnh viện Bệnh viện Giao thông vận tải Huế là một Bệnh viện đa khoa công lập, nên có đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ như các Bệnh viện đa khoa khác mà Bộ Y Tế đã quy định. 2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Bệnh viện  Về tổ chức quản lý của Bệnh viện: gồm Ban giám đốc, 6 phòng chức năng, 9 khoa lâm sàng, 2 khoa cận lâm sàng  Tình hình cán bộ viên chức: Nhìn chung đội ngũ nhân lực của Bệnh viện đáp ứng đủ các yêu cầu phục vụ công tác khám chữa bệnh và y tế dự phòng của Bệnh viện đa khoa hạng 3. 2.1.4 Tình hình thực hiện chuyên môn của Bệnh viện qua các năm Nhìn chung, tình hình thực hiện các chỉ tiêu chuyên môn tại Bệnh viện qua các năm 2013-2015 đều có sự gia tăng đáng kể, điều này chứng tỏ số bệnh nhân đến khám và điều trị tại Bệnh viện ngày càng nhiều. Bệnh viện cần phải không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, trang thiết bị y tế để đem lại kết quả điều trị tốt nhất cho bệnh nhân. 2.2. Thực trạng thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính tại Bệnh viện Giao thông vận tải Huế giai đoạn 2013-2015 2.2.1. Thực hiện tự chủ các nguồn thu của Bệnh viện.  Nguồn kinh phí do Ngân sách Nhà nƣớc cấp Qua các năm, nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp có sự thay đổi liên tục. Trước hết đó là kinh phí thường xuyên. Năm 2013 và 2014, ngân sách cấp kinh phí thường xuyên cho bệnh viện là không đổi do không có sự biến động đáng kể nào về giường bệnh và nhân lực. Năm 2015, Bệnh viện tăng số giường kế hoạch thêm 30 giường lên 180 giường nên số tiền ngân sách cấp có tăng lên. Ngân sách nhà nước đầu tư cho y tế còn hạn hẹp. 10 Về kinh phí không thường xuyên, đây là nguồn ngân sách cấp cho Bệnh viện để đầu tư cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị y tế nhằm nâng cao chất lượng điều trị cho bệnh nhân.  Nguồn thu sự nghiệp y tế và thu khác - Thu viện phí, thu Bảo hiểm y tế, thu khám dịch vụ, thu khám sức khỏe: Căn cứ vào bảng giá thu một phần viện phí theo theo quyết định 41/2012/QĐ-UBND ngày 21/12/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về quy định mức giá một số dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế quản lý - Thu các hoạt động dịch vụ khác như thu trông giữ xe, hoạt động của căn tin, quầy thuốc...;Thu từ hoạt động khác: giảng dạy, thực tập lâm sàn; Thu hoạt động liên doanh liên kết được thực hiện theo đề án được lập; Ngoài ra còn các khoản thu khác phát sinh không thường xuyên do Giám đốc quyết định mức thu nhưng vẫn theo quy định của Nhà nước. Bảng 2.5: Bảng tổng hợp các nguồn thu của Bệnh viện giai đoạn 2013-2015 Đơn vị tính: triệu đồng S T T Nguồn thu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % 2014/ 2013 2015/ 2014 1 Kinh phí NSNN cấp 12.147 37,3 8.437 26,0 11.241 22,8 69,5 133,2 2 Thu từ sự nghiệp y tế và thu khác 20.426 62,7 24.038 74,0 38.031 77,2 117,7 158,2 Tổng thu 32.573 100 32.475 100 49.272 100 99,7 151,7 (Nguồn: Báo cáo tài chính - Phòng Tài chính kế toán Bệnh viện GTVT Huế) 11 2.2.2. Thực hiện tự chủ về các nội dung chi theo quy chế chi tiêu nội bộ của Bệnh viện NSNN cấp không đủ cho các khoản thanh toán cá nhân nên phần bị thiếu, Bệnh viện phải bổ sung bằng nguồn thu sự nghiệp y tế của đơn vị, được thể hiện qua bảng 2.7 Bảng 2.7 Bảng tổng hợp các nội dung chi từ nguồn thu sự nghiệp y tế giai đoạn 2013-2015 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % 2014/ 2013 2015 /2014 I Nhóm mục Chi thanh toán cá nhân 8.791 41,03 9.916 41,25 13.457 35,38 112,80 135,71 1 Tiền lương 3.927 18,33 4.015 16,70 4.675 12,29 102,24 116,44 2 Tiền công 201 0,94 320 1,33 651 1,71 159,20 203,44 3 Phụ cấp lương 1.213 5,66 1.257 5,23 2.322 6,11 103,63 184,73 4 Tiền thưởng 105 0,49 215 0,89 292 0,77 204,76 135,81 5 Các khoản đóng góp 725 3,38 989 4,11 1.118 2,94 136,41 113,04 6 Các khoản thanh toán khác cho cá nhân(TNTT) 2.620 12,23 3.120 12,98 4.399 11,57 119,08 140,99 II Nhóm mục chi quản lý hành chính 892 4,16 1.111 4,62 1.246 3,28 124,55 112,15 1 Thanh toán dịch vụ công cộng 309 1,44 412 1,71 499 1,31 133,33 121,12 2 Vật tư văn phòng 127 0,59 148 0,62 182 0,48 116,54 122,97 3 Thông tin, tuyên truyền 43 0,20 55 0,23 64 0,17 127,91 116,36 4 Hội nghị 4 0,02 9 0,04 12 0,03 225,00 133,33 5 Công tác phí 190 0,89 208 0,87 225 0,59 109,47 108,17 5 Chi phí thuê mướn (đào tạo) 219 1,02 279 1,16 264 0,69 127,40 94,62 N 12 II I Nhóm mục chi nghiệp vụ chuyên môn 9.417 43,95 11.096 46,16 19.446 51,13 117,83 175,25 1 Chi phí sửa chữa thường xuyên 635 2,96 634 2,64 910 2,39 99,84 143,53 2 Chi phí nghiệp vụ chuyên môn 8.782 40,99 10.462 43,52 18.536 48,74 119,13 177,17 I V Nhóm mục chi mua sắm sửa chữa 481 2,24 0 0,00 850 2,24 0,00 0,00 1 Mua sắm, đầu tư tài sản vô hình 31 0,14 0 0 0,00 0,00 0,00 2 Mua sắm Tài sản 450 2,10 0 850 2,24 0,00 100,00 V Nhóm mục chi khác 1.845 8,61 1.915 7,97 3.032 7,97 103,79 158,33 1 Chi khác 625 2,92 635 2,64 843 2,22 101,60 132,76 2 Chi lập các quỹ của đơn vị 1.220 5,69 1.280 5,32 2.189 5,76 104,92 171,02 Tổng cộng 21.426 100 24.038 100 38.031 100 112,19 158,21 (Nguồn: Báo cáo tài chính- Phòng tài chính kế toán – Bệnh viện GTVT Huế)  Thực hiện cơ chế phân phối chênh lệch thu chi Tiền lương tăng thêm cho cán bộ viên chức qua các năm từ 2013-2015 được thể hiện qua bảng 2.8: Bảng 2.8: Tổng hợp chi thu nhập tăng thêm các năm 2013-2015 STT Nội dung Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh 2014/ 2013 2015/ 2014 1 Tổng số lao động (Người) 140 145 152 103,57 104,83 2 Tổng chi lương tăng thêm (triệu đồng) 2620 3120 4399 119,08 140,99 3 Lương tăng thêm bình quân (tr.đồng/người/ tháng) 1,56 1,79 2,41 114,98 134,50 (Nguồn: Phòng tài chính kế toán- Bệnh viện GTVT Huế) 13  Trích lập các quỹ Bảng 2.9: Bảng tổng hợp trích lập quỹ qua các năm 2013-2015 Đơn vị tính: Triệu đồng STT Nội dung Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh 2014/ 2013 2015/ 2014 1 Quỹ khen thưởng 244 256 438 104,92 171,09 2 Quỹ Phúc lợi 244 256 438 104,92 171,09 3 Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp 427 448 766 104,92 170,98 4 Quỹ ổn định thu nhập 305 320 547 104,92 170,94 Tổng cộng 1220 1280 2189 104,92 171,02 (Nguồn: Phòng tài chính kế toán- Bệnh viện GTVT Huế) 2.2.3.Thực hiện cơ chế kiểm tra, kiểm soát tài chính. Hoạt động kiểm tra, kiểm soát tài chính tại Bệnh viện Giao thông vận tải Huế hiện nay vẫn chủ yếu chịu sự kiểm soát của nội bộ đơn vị, tự kiểm tra là chính. Việc kiểm tra này thường thông qua ban thanh tra nhân dân tại Bệnh viện. 2.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính tại Bệnh viện Giao thông vận tải Huế + Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước + Cơ chế quản lý tài chính + Tổ chức bộ máy, năng lực của đội ngũ cán bộ, nhân viên trong đơn vị 2.2.5. Thực trạng thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính tại Bệnh viện Giao thông vận tải Huế qua các tiêu chí Để đo lường và đánh giá việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện cần xét trên các tiêu chí sau: 14 Tính hiệu lực: Việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đã đảm bảo được tính hợp lý, hợp pháp, tuy nhiên cho đến nay, việc ban hành các văn bản về cơ chế tự chủ tài chính vẫn chưa được đồng bộ, gây khó khăn cho đơn vị trong quá trình thực hiện. Tính hiệu quả Các chỉ tiêu để đo lường cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện đó là + Cơ cấu nguồn thu (xem tại bảng 2.3, bảng 2.4 và bảng 2.5). + Quy mô các khoản chi (xem tại bảng 2.6 và bảng 2.7). Tương ứng với sự gia tăng trong nguồn thu, các nội dung chi của năm 2015 cũng tăng cao so với năm 2013, 2014. + Chỉ tiêu Chênh lệch thu chi/ tổng số nguồn thu:. Đây là chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn thu chi có hợp lý hay không (Bảng 2.10) + Chỉ tiêu tính hiệu quả trong việc sử dụng vốn ngân sách nhà nước, tức là cho thấy khi một đồng vốn ngân sách được đầu tư tạo ra bao nhiêu thu nhập cho Bệnh viện. Có thể đánh giá chi tiết theo bảng 2.10 Bảng 2.10 Một số chỉ tiêu tính hiệu quả trong tự chủ tài chính các năm 2013-2015 STT Nội dung Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 1 Hiệu quả sử dụng vốn ngân sách (đồng) 2,7 3,8 4,4 2 Chênh lệch thu chi/ Tổng nguồn thu (%) 18,80 18,30 17,32 (Nguồn: kết quả tính toán của tác giả từ các bảng 2.3; bảng 2.4; bảng 2.6;bảng2.7) 15 + Thu nhập tăng thêm của cán bộ viên chức. Qua việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, thu nhập tăng thêm bình quân của cán bộ viên chức Bệnh viện có tăng cao qua các năm từ 2013-2015.(Bảng 2.8) Tính linh hoạt Cơ chế tự chủ tài chính đã tạo điều kiện cho Bệnh viện, chủ động, linh hoạt trong tìm kiếm, khai thác và đa dạng hóa các nguồn thu. Tính công bằng Thu nhập tăng thêm của người lao động được trả chưa tương xứng với sức lao động đã bỏ ra, vì còn mang tính bình quân. 2.3 Đánh giá thực trạng thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Giao thông vận tải Huế 2.3.1. Những kết quả đã đạt được Sau 10 năm thực hiện nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ, Bệnh viện Giao thông vận tải Huế đã đạt được những kết quả nhất định đó là đã có sự đổi mới và từng bước hoàn thiện quy trình xử lý công việc, tăng cường trách nhiệm của giám đốc bệnh viện và cán bộ, viên chức Bệnh viện 2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân  Những tồn tại Thứ nhất: Quy chế chi tiêu nội bộ của Bệnh viện chưa theo kịp yêu cầu thực tế.Thứ hai: Việc tận thu các hoạt động dịch vụ tăng chi phí điều trị. Thứ ba: Về khung giá viện phí hiện nay không còn phù hợp. Thứ tư: Về chính sách tiền lương và thu nhập tăng thêm chưa phù hợp.Thứ năm: Năng lực của lãnh đạo các khoa phòng trong bệnh viện còn chưa đáp ứng. Thứ sáu: Tác động đến tính hệ thống và cơ chế tự quản lý của Nhà nước. Thứ bảy: Giảm chi tiêu công cho y tế, ảnh hưởng đến tính công bằng trong chăm sóc sức khỏe nhân dân. 16 Từ những khó khăn, tồn tại trên có thể đưa ra được một số nguyên nhân sau: + Nguyên nhân khách quan Một là một số cơ chế chính sách chưa đồng bộ. Hai là Bảng giá thu một phần viện phí hiện nay còn bất cập, chưa phản ảnh đầy đủ được các chi phí. Ba là cơ chế quản lý, thanh quyết toán Bảo hiểm y tế còn nhiều hạn chế. Bốn là chính sách xã hội hóa, liên doanh, liên kết còn chồng chéo trong các quy định. Năm là những nguyên nhân khác như: Cơ chế chuyển tuyến và phân tuyến kỹ thuật chưa phù hợp với tình hình mới, quy đinh về mức lương, quy định trích lập các quỹ, quy định về quản lý và sử dụng nhân lực đã làm cho các đơn vị khó khăn trong việc thực hiện tự chủ. + Nguyên nhân chủ quan: Thứ nhất: Quy chế chi tiêu nội bộ của Bệnh viện chưa xây dựng đầy đủ các khoản thu và khoản chi cho hoạt động khám chữa bệnh do chính sách thu viện phí mới chỉ quy định một số khoản thu và khung giá viện phí cho một số loại dịch vụ. Thứ hai: Với mục đích tăng nguồn thu, Bệnh viện đã tập trung khai thác tối đa các nguồn thu, việc khai thác này đã đem lại những hệ quả không tốt cho Bệnh viện. Thứ ba: Mức giá cả chung trong nền kinh tế gia tăng là một trong những nguyên nhân dẫn đến một số khoản chi quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ không còn hợp lý. Thứ tư: Việc xây dựng cơ chế trả lương và phân phối thu nhập tăng thêm hiện nay tại Bệnh viện chưa đảm bảo được tính công bằng nên chưa tạo được động lực làm việc cho những người làm việc hiệu suất cao, trực tiếp. Thứ năm: Năng lực lãnh đạo trong quản lý tài chính còn hạn chế, còn mang nặng tư tưởng bao cấp, chưa chủ động, linh hoạt trong tình hình mới. Bên cạnh đó, sự kiểm tra, kiểm soát nội bộ về tài chính chưa được chú trọng 17 Chương 3 ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VỀ CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN GIAO THÔNG VẬN TẢI HUẾ 3.1 Mục tiêu, định hƣớng phát triển của Bệnh viện Giao thông vận tải Huế giai đoạn 2016-2020 theo cơ chế tự chủ tài chính. 3.1.1 Mục tiêu phát triển Trong những năm tới giai đoạn 2016-2020, mục tiêu chung nhất đưa ra đó là tập trung cao độ để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, phát triển các dịch vụ y tế có chất lượng cao, ứng dụng các kỹ thuật mới, chú trọng phát triển các chuyên khoa mũi nhọn của Bệnh viện đó là Phục hồi chức năng- Vật lý trị liệu, Ngoại khoa. 3.1.2 Định hướng phát triển - Rà soát và hoàn thiện các văn bản, chính sách, chế độ về tự chủ tài chính theo Nghị định 85/2012/NĐ-CP và mới nhất là Nghị định 16/2015/NĐ-CP, từ đó, có cơ sở để áp dụng hiệu quả, xây dựng hoàn chỉnh một quy chế chi tiêu nội bộ cho đơn vị phù hợp với tình hình mới. Tăng cường công tác quản lý tài chính tại Bệnh viện. Đa dạng hóa các nguồn thu nhằm có nguồn kinh phí ổn định để đảm bảo các hoạt động của Bệnh viện trong giai đoạn mới. Cần xây dựng một đề án chi tiết cụ thể về cơ chế tự chủ tài chính theo Nghị định 85/2012/NĐ-CP 3.2 Giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ về tài chính tại Bệnh viện Giao thông vận tải Huế. 3.2.1 Xây dựng và hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ Hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ trong giai đoạn mới cần xây dựng một định mức tiêu chuẩn, tránh chung chung,. 18 3.2.2 Đa dạng hóa và khai thác tốt nhất các nguồn thu Đa dạng hóa nguồn thu chính là hoạt động đa dạng hóa nguồn thu sự nghiệp y tế. 3.3.3 Quản lý sử dụng hiệu quả các khoản chi 3.3.4 Hoàn thiện cơ chế trả lương và phân phối thu nhập Hiện tại, cơ chế phân phối thu nhập tăng thêm tại Bệnh viện đang được tính chủ yếu dựa trên trình độ và trách nhiệm công việc, chưa dựa vào hiệu quả công việc. Hiện tại cách tính này chưa đem lại hiệu quả trong công việc. Để có thể thực hiện công bằng trong phân phối thu nhập tăng thêm cần phải căn cứ thêm vào hệ số mức độ hoàn thành công việc của tập thể, chi tiết hơn trong hệ số trình độ chuyên môn, không căn cứ vào hệ số lương mà căn cứ vào thâm niên công tác, cụ thể: TNTT =AxCx[K+H1+H2]xM1XM2 Trong đó: TNTT: Thu nhập tăng thêm A: Mức thu nhập tăng thêm cho một hệ số mà đơn vị xác định. Hệ số này thường được lấy theo mức lương cơ sở. Tùy vào điều kiện cụ thể của từng giai đoạn để xác định hệ số này. C: Thâm niên công tác K: Hệ số phân phối thu nhập chung, hệ số này thường được xác định căn cứ vào chênh lệch thu chi hàng tháng, trích 35% trên tổng số chênh lệch đó. H1: Hệ số phân phối theo trình độ chuyên môn nghiệp vụ H2: Hệ số phân phối theo trách nhiệm công việc M1: Mức độ hoàn thành công việc của tập thể (A=100%, B= 80%, C=60%) M2: Mức độ hoàn thành công việc của cá nhân (A=100%, B= 80%, C= 60%, D= không hưởng hệ số tăng thêm) 19  Sự thay đổi thứ nhất: Thay vì sử dụng hệ số lương mà cá nhân đó nhận bên phần thu nhập chính, thì nên sử dụng tiêu chí thâm niên công tác sẽ tạo ra tính công bằng trong sự đóng góp hơn. Bảng 3.1: Hệ số trong tiêu chí thâm niên công tác Tiêu chí thâm niên công tác (C) Hệ số Dưới 1 năm công tác 0 Từ 1 đến dưới 5 năm 1 Từ 5 đến dưới 10 năm 1,1 Từ 10 năm đến dưới 15 năm 1,2 Từ 15 năm đến dưới 20 năm 1,3 Từ 20 năm đến dưới 25 năm 1,4 Từ 25 năm trở lên 1,5  Sự thay đổi thứ hai: thay đổi trong tiêu chí trình độ chuyên môn Bảng 3.2: Hệ số trong tiêu chí trình độ chuyên môn Tiêu chí trình độ chuyên môn (H1) Hệ số cũ (hiện có) Hệ số mới đề xuất Lao động phổ thông, sơ cấp 0 0 Trung cấp, 0,1 0,1 Cao đẳng 0,1 0,15 Đại học 0,2 0,2 Sau đại học: thạc sỹ, Chuyên khoa I 0,2 0,3 Tiến sỹ, chuyên khoa II 0,2 0,4  Sự thay đổi thứ ba: đó là hệ s

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_thuc_hien_co_che_tu_chu_ve_tai_chinh_tai_be.pdf
Tài liệu liên quan