Về nguồn nhân lực. Hệ thống tổ chức quản lý về ĐDSH được hình thành ở Trung
ương và địa phương. Ở Trung ương là Cục bảo tồn ĐDSH thuộc Tổng cục Môi trường,
Bộ Tài nguyên và Môi trường, Vụ Bảo tồn thiên nhiên thuộc Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; ở địa phương có bộ phận tương ứng là Chi cục
Bảo vệ môi trường, Chi cục Kiểm lâm làm nhiệm vụ bảo tồn ĐDSH, bảo tồn thiên
nhiên.
Về nguồn tài chính cho công tác bảo tồn ĐDSH còn nhiều hạn hẹp. Trong thời
gian qua, đầu tư trực tiếp cho các hoạt động bảo tồn ĐDSH là rất thấp. Tại các Bộ
ngành, địa phương tình trạng cũng tương tự. Các chương trình, dự án lớn có liên quan
đến bảo tồn ĐDSH như Chương trình trồng mới năm triệu hecta rừng mặc dù có vốn
đầu tư lớn nhưng tỷ trọng dành cho bảo tồn đa dạng sinh học quá thấp và gần như chưa
quan tâm đến ĐDSH trong quá trình phủ xanh đất trống, đồi núi trọc.
Trong thời gian qua, nhiều Chiến lược, Kế hoạch, chương trình về bảo tồn các
thành phần ĐDSH được phê duyệt nhưng chưa thực sự có sự đầu tư phù hợp. Việc thực
hiện các chính sách này còn thiếu tính chiến lược, thiếu sự phối hợp, đồng bộ dẫn tới
tính hiệu quả thực thi thấp
26 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 08/03/2022 | Lượt xem: 357 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Thực hiện pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gồm giao thông
đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt, đường biển, và các cảng hàng không.
Quảng Ninh có hệ thống cơ sở vật chất của ngành y tế, giáo dục được đầu tư đáp
ứng yêu cầu khám chữa bệnh và học tập của nhân dân và các du khách trong và ngoài
nước. Thông tin văn hóa trong tỉnh đạt kết quả tốt; 100% số xã, phường, thị trấn có
điểm bưu điện văn hóa và đều thu được tín hiệu phát thanh và truyền hình. Mạng lưới
bưu điện văn hóa xã được củng cố với các tài liệu thông tin, tuyên truyền và các tài liệu
hướng dẫn sản xuất nông, lâm nghiệp... Quảng Ninh là một trong những tỉnh phát triển
thông tin liên lạc vào loại nhanh và hiệu quả.
Một thực tế hiển nhiên là đời sống của một bộ phận không nhỏ người dân trên
địa bàn toàn tỉnh phải dựa vào tài nguyên thiên nhiên thông qua các hoạt động khai thác
lâm sản làm nhà, chất đốt, thuốc chữa bệnh, thức ăn hằng ngày, khai phá đất đai làm
nương rẫy sản xuất lương thực,... Tài nguyên thiên nhiên trong vùng đệm với nhiều loại
có giá trị thương phẩm cao nên khi nhu cầu thị trường đòi hỏi đã thôi thúc nhiều người
dân, các tổ chức trong và ngoài địa bàn khai thác dưới mọi hình thức, cả lén lút và công
khai, cả hợp pháp và bất hợp pháp. Có thể khẳng định, tài nguyên thiên nhiên đang bị
sức ép rất lớn từ nhiều phía, nhất là cộng đồng người dân địa phương. 73% số người
được phỏng vấn trả lời hiện nay hộ gia đình mình có khai thác các nguồn lợi tự nhiên từ
rừng, tại khu vực có tính đa dạng sinh học cao. Số lần vào rừng trung bình là 2-4
lần/tháng. Thời gian tập trung vào rừng đông nhất là các tháng thiếu đói trước thu
hoạch. Đối tượng vào rừng nhiều nhất là các hộ nghèo đói, thiếu lương thực. Các sản
phẩm khai thác gồm các loài cây, con lâm sản ngoài gỗ.
Trong bối cảnh hiện nay, công tác bảo tồn tài nguyên thiên nhiên càng đặt ra
nhiều vấn đề bức thiết hơn và không chỉ gói gọn trong các hoạt động chuyên biệt mà
còn đòi hỏi ở mức độ bảo tồn cao hơn như bảo tồn cấp độ vùng với nhiều bên cùng
tham gia và lồng ghép nhiều lĩnh vực hoạt động như một sự điều phối giữa lợi ích bảo
tồn và phát triển theo hướng bền vững. Cộng đồng địa phương được đánh giá có tính
quyết định cao để bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn toàn
tỉnh.
2.1.2. Khái quát về bảo tồn đa dạng sinh học ở Quảng Ninh
Tại tỉnh Quảng Ninh, bảo tồn ĐDSH luôn được trú trọng. Tỉnh đã nỗ lực thực
hiện các giải pháp bảo tồn ĐDSH qua các đề tài, dự án, phối hợp chặt chẽ giữa các chủ
thể liên quan trong thực hiện giám sát, phục hồi, phát triển các hệ sinh thái, khu bảo tồn
thiên nhiên, các loài sinh vật,
Bên cạnh đó,nhờ những chính sách, giải pháp đúng đắn trong bảo tồn ĐDSH đã
mang lại cho tỉnh Quảng Ninh nguồn tài nguyên sinh học phong phú như hiện nay. Cụ
thể: về đa dạng các hệ sinh thái, loài sin vật, nguồn gen,
10
2.2. Thực trạng pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh
2.2.1. Thực trạng pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác bảo tồn ĐDSH, Việt Nam là một
trong những quốc gia tham gia tích cực các hiệp ước quốc tế về ĐDSH như: Công ước
về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế (RAMSAR); Công ước về buôn
bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES)
Việt Nam cũng ban hành nhiều bộ luật quan trọng trong lĩnh vực quản lý tài
nguyên thiên nhiên như: Luật Bảo vệ và Phát triển rừng; Luật Bảo vệ môi trường; Luật
Thủy sản... Đặc biệt, Luật Đa dạng sinh học năm 2018 đã mở ra một bước ngoặt đối với
công tác bảo tồn ĐDSH; là văn bản pháp lý cao nhất, điều chỉnh toàn diện nhất về bảo
tồn và phát triển bền vững các loài sinh vật, các loài nguy cấp quý hiếm; đã xác định
các nguyên tắc và ưu tiên bảo tồn ĐDSH của các cấp, từ bộ ngành đến địa phương; tạo
cơ sở pháp lý để cộng đồng tham gia bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên thông
qua các cơ chế mới về đồng quản lý và chia sẻ lợi ích.
Trong thời gian vừa qua, Việt Nam đã tham gia hoặc ký kết các điều ước quốc tế
liên quan đến ĐDSH.
2.2.2. Thực trạng pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bản tỉnh Quảng Ninh
Thực hiện Luật ĐDSH 2018 và các văn bản quan trọng của Chính phủ như Chiến
lược quốc gia về ĐDSH đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Quyết định 1250/QĐ-
TTg ngày 31/7/2013 của Thủ tướng chính phủ), Kế hoạch hành động quốc gia về
ĐDSH đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 thực hiện công ước ĐDSH và nghị
định thư Cartagena về an toàn sinh học (Quyết định số 79/2007/QĐ-TTg ngày
31/5/2007)..., HĐND và UBND tỉnh Quảng Ninh, các Sở ban ngành liên quan và
UBND các địa phương trong tỉnh đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, văn
bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện.
2.3. Thực trạng thực hiện pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học trên địa
bàn tỉnh Quảng Ninh
2.3.1. Tuân thủ pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Các cơ quan quan lý nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh luôn nỗ lực tuân thủ
các quy định về bảo tồn ĐDSH , tích cực tuyên truyền, phổ biến giáo dục cộng đồng
nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật về bảo tồn ĐDSH qua các hoạt động cụ thể: Tổ
chức quản lý bảo tồn đa dạng sinh học tại tỉnh Quảng Ninh ngày càng được kiện toàn,
tinh gọn, chuyên sâu, hoàn thiện từ cấp tỉnh tới cấp huyện.
Đến nay, 100% khu bảo tồn thiên nhiên trong tỉnh đã thành lập Ban quản lý khu
bảo tồn, trong đó có 01 Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long là đơn vị trực thuộc
UBND tỉnh, 01 Ban quản lý Di tích và rừng quốc gia Yên Tử là đơn vị trực thuộc
UBND thành phố Uông Bí, 01 Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn - Kỳ
Thượng trực thuộc Chi cục Kiểm lâm (Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn). 02/03
Ban quản lý khu bảo tồn (Vườn Quốc gia Bái Tử Long và Rừng Quốc gia Yên Tử) đã
có các hạt kiểm lâm trực thuộc, riêng Ban Quản lý Khu bảo tồn Đồng Sơn - Kỳ Thượng
chưa thành lập được Hạt kiểm lâm, việc xử lý vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền
của Hạt kiểm lâm huyện Hoành Bồ.
11
2.3.2. Thi hành pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Các chủ thể quản lý về bảo tồn ĐDSH trên địa bàn tỉnh như: Sở Tài nguyên và
Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, và toàn thể các cá nhân, tổ
chức tích cực trong thực hiện nghĩa vụ pháp lý quy định về bảo tồn ĐDSH.
Về công tác bảo tồn và phát triển hệ sinh thái tự nhiên
*Kết quả bảo tồn và phát triển hệ sinh thái tự nhiên
- Quản lý bảo tồn và phát triển các hệ sinh thái tự nhiên: Tỉnh đã nỗ lực thực hiện
các biện pháp bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên, như thực hiện các đề tài, dự án về điều
tra các nguồn tài nguyên thiên nhiên, giám sát, phục hồi, phát triển các hệ sinh thái tự
nhiên; Thực hiện thẩm định, đánh giá, dự báo tác động của các dự án phát triển kinh tế
xã hội đối với đa dạng sinh học và các hệ sinh thái; bảo vệ và phát triển rừng, thực hiện
nâng dần độ che phủ rừng toàn tỉnh.
- Quản lý, bảo tồn các khu bảo tồn thiên nhiên trong tỉnh: Toàn tỉnh hiện có 03
khu bảo tồn thiên nhiên và 01 Di sản thiên nhiên thế giới. Việc quản lý bảo tồn đa dạng
sinh học tại các khu bảo tồn thiên nhiên trong tỉnh theo Luật Đa dạng sinh học, các văn
bản hướng dẫn Luật và quy chế quản lý khu bảo tồn được quan tâm và đang từng bước
đạt hiệu quả.
- Kết quả thực hiện công tác bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học loài
sinh vật: Tỉnh Quảng Ninh có đa dạng phong phú các loài sinh vật với các thứ bậc khác
nhau, tỉnh đã thực hiện các giải pháp bao gồm cả bảo tồn tại chỗ và bảo tồn chuyển chỗ
nhiều loài đặc hữu, nguy cấp, quý, hiếm, có giá trị đã được phát hiện.
- Kết quả kiểm soát loài ngoại lai: Trên toàn tỉnh đã xác định được 15 loài ngoại
lai xâm hại theo thông tư liên tịch số 27/2013/TTLT-BTNMT-BNNPTNT, ngày
26/9/2013 của liên Bộ: Tài nguyên và Môi trường và Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
*Kết quả thực hiện công tác bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên di truyền:
- UBND Tỉnh đã phê duyệt Đề án khung các nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen cấp
tỉnh giai đoạn 2015-2020 tại Quyết định số 2415/QĐ-UBND ngày 12/9/2013.
- Ngoài ra, từ năm 2011-2013, Trung tâm Khoa học và sản xuất Lâm nông
nghiệp Quảng Ninh chủ trì thực hiện nhiệm vụ Thu thập, lưu giữ nguồn gen và ứng
dụng công nghệ sinh học trong bảo tồn và phát triển một số loài lan quý ở Quảng Ninh
với kinh phí 1.868 triệu đồng trong đó kinh phí từ nguồn sự nghiệp khoa học là 1.567
triệu đồng.
- Về quản lý rủi ro do sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến
đổi gen gây ra đối với đa dạng sinh học: Toàn tỉnh chỉ có 1 mô hình thử nghiệm giống
Ngô biến đổi gen NK4300 Bt/GT với quy mô thử nghiệm: 5kg giống/ 0,2ha, do UBND
huyện Hải Hà, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam phối hợp Trung tâm khuyến nông
tỉnh quản lý rủi ro theo quy trình, quy định tại xã Quảng Thịnh, huyện Hải Hà.
Về kết quả hoạt động quốc tế về bảo tồn đa dạng sinh học
Hoạt động hợp tác quốc tế trong quản lý bảo tồn đa dạng sinh học là một trong
những lĩnh vực được tỉnh quan tâm ưu tiên thúc đẩy và đạt được một số thành tựu như:
đã phối hợp cùng Trung tâm Đa dạng sinh học ASEAN (ACB) trong lập, thẩm định,
trình duyệt Hồ sơ đề cử Vườn quốc gia Bái Tử Long thành Vườn Di sản ASEAN; cử
cán bộ tham dự Hội nghị công viên di sản ASEAN (2016) do ACB chủ trì; phối hợp Bộ
12
Tài nguyên và Môi trường mời chuyên gia/ lãnh đạo các tổ chức quốc tế, trong đó có
ACB tới tham dự các hoạt động quốc gia kỷ niệm ngày quốc tế đa dạng sinh học năm
2017 tổ chức tại tỉnh Quảng Ninh Ngoài ra, đã phối thực hiện dự án; phối hợp điều
tra nghiên cứu loài sinh vật tại khu bảo tồn trong tỉnh; hỗ trợ nghiên cứu nhân nuôi các
loài sinh vật quý, hiếm có giá trị của tỉnh; tham dự Hội thảo/ hội nghị quốc tế với các
Tổ chức quốc tế như: Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế, Tổ chức JICA (Nhật Bản);
Viện Động vật Xanh Pê-téc-bua (Nga); Vườn thú Cologne (Cộng hòa liên bang Đức).
Về công các tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bảo tồn ĐDSH
Nhận thức sâu sắc ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác bảo tồn và phát triển bền
vững ĐDSH, sau khi Luật ĐDSH được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 4 thông qua
ngày 13/11/2008, tỉnh Quảng Ninh đã quan tâm tổ chức quán triệt, phổ biến Luật và các
văn bản hướng dẫn, thi hành Luật từ cấp tỉnh tới cơ sở bằng nhiều hình thức: ban hành
các văn bản thông báo, chỉ đạo thực hiện Luật và các văn bản hướng dẫn, thi hành Luật.
In ấn, phát hành Luật ĐDSH và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành
Luật phát cho các cơ quan quản lý của tỉnh và cơ sở. Tổ chức giới thiệu, phổ biến Luật
ĐDSH và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành trên các phương tiện
thông tin đại chúng (Đài phát thanh và truyền hình Quảng Ninh; Báo Quảng Ninh, Loa
phát thanh tại các thôn, bản, khu phố...). Tổ chức/ phối hợp tổ chức các diễn đàn, hội
thảo, tọa đàm trao đổi, thảo luận, các lớp tập huấn về Luật ĐDSH và các văn bản quy
phạm pháp luật hướng dẫn thi hành. Thực hiện lồng ghép nội dung Luật ĐDSH và các
văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành vào hoạt động của các cơ quan, tổ
chức, đoàn thể, các hội nghề nghiệp.
2.3.3. Sử dụng pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Có thể dẫn chứng qua việc nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công
nghệ tiên tiến trong bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học được tập trung triển
khai tại các khu bảo tồn thiên nhiên trong tỉnh như: Vườn quốc gia Bái tử Long, Vịnh
Hạ Long, Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn - Kỳ Thượng.
Ngoài ra, một số Sở, ngành, địa phương đã chủ động triển khai nhiều đề tài, dự
án về bảo vệ các hệ sinh thái, loài, nguồn gen có đặc hữu, nguy cấp, quý, hiếm, có giá
trị kinh tế và giá trị bảo tồn. Trong giai đoạn năm 2015-2018, Sở Tài nguyên và Môi
trường tham mưu UBND tỉnh triển khai 02 dự án Lập Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh
học tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; dự án Thành lập khu
bảo tồn đất ngập nước Đồng Rui - Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh..., Sở Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn tham mưu UBND tỉnh triển khai dự án Quy hoạch thành lập khu
bảo tồn biển Cô Tô- đảo Trần...
2.3.4. Áp dụng pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Về công tác thanh tra, kiểm tra
Từ năm 2008 đến nay, Cục Hải quan tỉnh đã chủ trì, phối hợp bắt giữ 28 vụ/ 24
đối tượng; thu giữ 645 cá thể Tê Tê (tương đương 2.606 kg); 1232 kg thịt Tê Tê, 3.305
kg vẩy Tê Tê; 1.045 Kg vảy Tê Tê và mai Víc; 3816 cá thể rắn hổ mang, ráo tra, ráo
thương, hổ mang chúa; 32 chiếc chân tay gấu; 3 cá thể gấu đen; 2.009 kg ngà voi; 1.181
kg trang sức ngà voi; 5.801 kg san hô đen; 127 cá thể rùa; 2.386 kg vỏ trai tai tượng;
250 kg gỗ sưa; 23.420 kg gỗ gốc hương.
13
Ngoài ra, Công an tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với
các ngành liên quan thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát và đã phát hiện, xử lý hàng
nghìn vụ vi phạm pháp luật về bảo tồn ĐDSH.
Ngoài ra, UBND cấp huyện, Ban quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên trong tỉnh
cũng đã chỉ đạo các trực thuộc thường xuyên rà soát, tổ chức các đợt kiểm tra phát hiện
và xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học như: săn bắt,
khai thác, vận chuyển, buôn bán trái phép gỗ, động vật hoang dã/ bộ phận cơ thể, nguy
cấp, quý, hiếm; khai thác đánh bắt bằng phương tiện hủy diệt Đồng thời, qua kiểm
tra, giám sát các ngành, địa phương đã hướng dẫn các cá nhân, đơn vị chấp hành và
thực hiện đúng quy định tại Luật Đa dạng sinh học và các văn bản hướng dẫn thi hành
Luật.
Về bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên
Đến nay, tỉnh Quảng Ninh đã nỗ lực thực hiện các biện pháp bảo vệ các hệ sinh
thái tự nhiên, như (1) thực hiện điều tra, khảo sát hiện trạng các hệ sinh thái, tiến hành
khoanh vùng bảo vệ và vùng bảo vệ có thời hạn; (2) ban hành văn bản chỉ đạo bảo vệ
rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng; tăng cường quản lý bảo vệ rừng, quản lý lâm sản,
rừng đầu nguồn, rừng tự nhiên, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng ngập mặn; bảo vệ
nguồn lợi thủy sản...; (3) đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác
bảo vệ và phòng chống cháy rừng; (4) bố trí hệ thống trạm gác tại các cửa rừng, tăng
cường tuần tra, bảo vệ rừng; (5) phổ biến, tuyên truyền cộng đồng khai thác bền
vững, không sử dụng phương pháp, công cụ khai thác mang tính hủy diệt; (6) nâng cao
chất lượng thẩm định tác động của các hoạt động phát triển kinh tế xã hội, yêu cầu các
hoạt động phát triển kinh tế xã hội triển khai đầy đủ các biện pháp bảo vệ môi trường,
bảo vệ đa dạng sinh học khi chuẩn bị, lập và đưa vào hoạt động...; (7) thực hiện lồng
ghép nhiệm vụ bảo tồn đa dạng sinh học trong quy hoạch sử dụng đất (giai đoạn 2016 -
2020) và các quy hoạch chuyên ngành; (8) xây dựng, triển khai các dự án nghiên cứu
giám sát, phục hồi nhằm bảo vệ và phát triển các hệ sinh thái tự nhiên của tỉnh: Một số
dự án như: “Nghiên cứu khả năng phục hồi hệ sinh thái san hô và triển khai mô hình
quản lý cộng đồng tại quần đảo Cô Tô” do Sở Nông nghiệp và Nông thôn chủ trì thực
hiện; “Nghiên cứu giá trị hệ sinh thái Tùng, Áng trong lòng núi đá vôi, núi đất xen kẽ
núi đá vôi tại Vườn quốc gia Bái Tử Long” do Ban Quản lý Vườn quốc gia thực hiện từ
năm 2018 - 2019 (Quyết định số 1297/QĐ-UBND ngày 19/4/2018 của UBND tỉnh)...
Về kiểm soát các hoạt động gây tác động xấu đến đa dạng sinh học
UBND tỉnh đã ban hành một số văn bản chỉ đạo các Sở, ngành, địa phương phúc
đáp, hướng dẫn các cơ quan, tổ chức thực hiện nghiêm việc bảo tồn đa dạng sinh học
theo Luật Bảo vệ môi trường 2014, Luật Đa dạng sinh học 2018 và chỉ đạo các cơ
quan, đơn vị thực hiện nghiêm các quy định của Luật Đa dạng sinh học 2018 và các
văn bản hướng dẫn thi hành Luật, đặc biệt là trong quá trình lựa chọn địa điểm, thiết kế
quy hoạch, thi công và quản lý hoạt động chuẩn bị, thi công và khi dự án đi vào hoạt
động
Nâng cao chất lượng công tác dự báo, đánh giá tác động và thẩm định báo cáo
đánh giá tác động môi trường/ kế hoạch bảo vệ môi trường/ cam kết bảo vệ môi trường
của các dự án đầu tư, đặc biệt là các dự án có sử dụng hoặc có thể tác động tới diện
14
tích, chất lượng các hệ sinh thái rừng (như rừng tự nhiên, rừng đặc dụng, rừng phòng
hộ), hệ sinh thái bãi triều, vùng đệm và khu bảo tồn; tăng cường rà soát, kiểm tra, giám
sát hoạt động bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học và tình hình thực hiện các
văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước và pháp luật quy định về bảo vệ môi trường,
bảo tồn đa dạng sinh học và các văn bản đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (, đảm
bảo quản lý, giám sát chặt chẽ việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng tại các địa
phương và theo các dự án; và kiên quyết nói “không” với các dự án ảnh hưởng đến môi
trường... thực hiện bảo vệ và phát triển rừng, nâng dần độ che phủ rừng toàn tỉnh
đảm bảo các mục tiêu phát triển rừng tỉnh đã đề ra.
Tăng cường tuần tra, phối hợp liên ngành, có sự tham gia của cộng đồng (Ban
quản lý các khu bảo tồn tổ chức ký quy chế phối hợp bảo vệ rừng với chính quyền cấp
xã tại khu vực vùng đệm; quy chế phối hợp với cơ quan kiểm lâm cấp huyện, công an,
ban chỉ huy quân sự để quản lý bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng, bảo tồn thiên
nhiên), nhằm kiểm tra, phát hiện và xử lý các hành vi xâm hại đến đa dạng sinh học.
Về kiểm soát dịch bệnh, loài ngoại lai xâm hại, có nguy cơ xâm hại: Trong
những năm qua không xảy ra dịch bệnh, không xuất hiện loài ngoại lai xâm hại và có
nguy cơ xâm hại trong ranh giới khu bảo tồn thiên nhiên. Tại các địa phương, vẫn còn
xảy ra dịch bệnh tại các khu vực nuôi trồng nhân tạo, tập trung (dịch bệnh tại các đầm
nuôi tôm..), đã phát hiện được 15 loài ngoại lai xâm hại và có nguy cơ xâm hại trên địa
bàn tỉnh.
Về quản lý rủi ro do sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến
đổi gen gây ra đối với đa dạng sinh học: Tới nay, toàn tỉnh chỉ có 1 mô hình thử nghiệm
giống Ngô biến đổi gen NK4300 Bt/GT với quy mô thử nghiệm: 5kg giống/ 0,2ha, do
UBND huyện Hải Hà, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam phối hợp Trung tâm khuyến
nông tỉnh quản lý rủi ro theo quy trình, quy định tại xã Quảng Thịnh, huyện Hải Hà.
Về bảo tồn đa dạng sinh học trong bối cảnh biến đổi khí hậu
Tỉnh đã chỉ đạo và các cơ quan đơn vị đã thực hiện lồng ghép các nhiệm vụ về
biến đổi khí hậu trong quá trình lập các quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành trong đó
có quy hoạch về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học của tỉnh Quảng Ninh,
của Vườn Quốc gia Bái Tử Long
Đến nay, tỉnh Quảng Ninh đã tập trung nhiều giải pháp ứng phó, giảm thiểu tác
động của biến đổi khí hậu như: tăng cường năng lực về ứng phó biến đổi khí hậu cho
cán bộ quản lý, cộng đồng; tăng cường năng lực bảo vệ và phát triển các hệ sinh thái
nhạy cảm như: rừng tự nhiên (đầu tư hệ thống phòng cháy, chữa cháy rừng), rừng
ngập mặn, chương bãi (đầu tư xây dựng hệ thống đê bao, trồng và bảo vệ rừng ngập
mặn); thực hiện quy hoạch hoàn thiện ranh giới khu bảo tồn, tăng cường giám sát đa
dạng sinh học, đánh giá mức độ biến đổi đa dạng sinh học làm cơ sở để xác định
thiệt hại và đề xuất biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học trong bối cảnh biến đổi khí hậu.
2.4. Đánh giá thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về bảo tồn đa
dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
2.4.1. Ưu điểm và nguyên nhân
*Ưu điểm và nguyên nhân của pháp luật về bảo tồn ĐDSH
15
Pháp luật về bảo tồn ĐDSH tại Quảng Ninh được áp dụng thực hiện theo những
quy định chung về bảo tồn ĐDSH của cả nước như: Luật ĐDSH năm 2018, các Thông
tư, Nghị định hướng dẫn thực hiện Luật đã có nhiều quy định phù hợp với thực tiễn
ĐDSH từ đó góp phần bảo tồn ĐDSH trên địa bàn tỉnh nói riêng. Các văn bản pháp lý
do Tỉnh ban hành đã được thực hiện nghiêm chỉnh và mang lại nhiều thành quả như đã
trình bày tại mục 2.2.2.
Các cơ quan có thẩm quyền đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn cụ thể, chi tiết
tạo hành lang pháp lý tương đối đầy đủ, phù hợp với tình hình thực tế của Tỉnh từ đó
bảo vệ hành lang da dạng sinh học của tỉnh và sinh kế của nhân dân.
Các quy định về hành vi bị nghiêm cấm và chế tài xử phạt tương đối khả thi
trong thực tế nên đã mang lại những hiệu quả đáng kể về bảo tồn ĐDSH.
Những ưu điểm trên xuất phát từ sự quan tâm của các cấp chính quyền đối với
bảo tồn ĐDSH, ý chí thực hiện pháp luật về bảo tồn ĐDSH với đầy đủ các nội dung:
tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật. Bên
cạnh đó không thể không kể đến sự đóng góp của các công dân và tổ chức góp phần
không nhỏ trong hoàn thiện pháp luật về bảo tồn ĐDSH.
*Ưu điểm và nguyên nhân của thực hiện pháp luật về bảo tồn ĐDSH
Thứ nhất, nhận thức về bảo tồn ĐDSH bước đầu có chuyển biến tại một số bộ
phận nhân dân và cán bộ quản lý; đa dạng sinh tại các khu bảo tồn được tăng cường
quản lý, bảo vệ; bước đầu được khai thác và sử dụng cho phát triển kinh tế - xã hội,
nâng cao đời sống người dân (như phát triển hoạt động du lịch cảnh quan, du lịch sinh
thái, bảo tồn loài); hệ thống tổ chức quản lý ĐDSH được hình thành tại cấp tỉnh
(phòng Đa dạng sinh học thuộc Chi cục Bảo vệ môi trường - Sở Tài nguyên và Môi
trường (với 03 người trong đó 02 biên chế); phòng quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn thiên
nhiên thuộc Chi cục Kiểm lâm - Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn)
Việc thực hiện Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đã có sự chuyển
biến ban đầu trong công tác quản lý, bảo tồn ĐDSH của tỉnh; đạt một số kết quả nêu
trên, góp phần bảo tồn ĐDSH tại các khu bảo tồn tại tỉnh Quảng Ninh (ĐDSH tại vịnh
Hạ Long, Bái Tử Long..đã được quan tâm giữ gìn và tôn tạo cảnh quan môi trường,
phát huy giá trị Di sản thiên nhiên thế giới – Vườn Quốc gia Bái tử Long - Vườn Di sản
Asean).
Thứ hai, công tác nghiên cứu khoa học, công nghệ trong đó có lĩnh vực công
nghệ sinh học đã được tỉnh đặc biệt quan tâm, Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 04-
NQ/TU ngày 5/5/2012 về việc phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Ninh giai
đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020, Quy hoạch phát triển khoa học và công
nghệ tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; ký kết Biên bản ghi nhớ
hợp tác khoa học công nghệ với các đơn vị nghiên cứu ở Trung ương trong đó có lĩnh
vực bảo vệ môi trường sinh thái như: Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện Hàn Lâm Khoa
học và Công nghệ Việt Nam
Thứ ba, quan tâm đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản đối với đa dạng sinh học
loài, hệ sinh thái; hàng năm thực hiện kiểm kê, theo dõi diễn biến rừng và đất lâm
nghiệp rừng, triển khai điều tra hiện trạng sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường
biển, đảo trên địa bàn tỉnh,
16
Thứ tư, tập trung xây dựng các mô hình để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật
nuôi, phương thức canh tác, ứng dụng công nghệ sinh học, quy trình sản xuất tiên tiến
theo hướng an toàn thực phẩm (Quy trình Vietgap) nhằm tạo ra vùng sản xuất hàng
hóa: Vùng chuyên canh cây lúa, vùng rau an toàn, vùng trồng hoa thương mại, vùng
trồng cây dược liệu, vùng trồng cây nguyên liệu, vùng chăn nuôi tập trung, vùng nuôi
trồng thủy sản
Thứ năm, chú trọng xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi
dưỡng bộ máy cán bộ làm công tác quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học. Nhằm tạo bước
chuyển biến mới về chất lượng và hiệu quả trong công tác quản lý, bảo tồn đa dạng sinh
học gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế; khuyến khích đội
ngũ cán bộ làm công tác quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học tự học, nghiên cứu kỹ năng
quản lý nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, do đó công tác tham mưu và
thực thi công vụ từng bước được nâng lên, cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt
ra.
Thứ sáu, tỉnh Quảng Ninh đã tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cơ bản
(như trụ sở làm việc, hệ thống vườn ươm, phòng thí nghiệm, trung tâm cứu hộ, bảo
tàng, cơ sở hạ tầng cho phòng cháy chữa cháy rừng, đê và các hạng mục bảo vệ bảo vệ
đê điều...), trang sắm trang thiết bị (phương tiện: như ô tô, tàu công tác...; quân phục,
máy móc và thiết bị đo, phân tích hiện trường; máy móc và trang thiết bị thí nghiệm
trong phòng...) phục vụ cho công tác bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ và phát triển
nguồn lợi thủy, hải sản; bảo tồn đa dạng sinh học.
Thứ bảy, toàn tỉnh đã và đang triển khai các nhiệm vụ chi cho công tác bảo tồn
đa dạng sinh học từ các nguồn kinh phí sau: ngân sách nhà nước (như: vốn đầu tư và
xây dựng cơ bản; sự nghiệp môi trường; sự nghiệp kinh tế; sự nghiệp khoa học; nguồn
thu từ dịch vụ môi trường rừng...), nguồn vốn hỗ trợ từ các tổ chức trong nước và quốc
tế.
Thứ tám, về nguồn nhân lực: Trong thời gian qua, tỉnh Quảng Ninh đã luôn chú
trọng kiện toàn, phát triển đội ngũ cán bộ làm côn tác quản lý bảo tồn đa dạng sinh học
của tỉnh. Theo đó, thực hiện Thông tư liên tịch số 50/TTLT-BTNMT-BNV ngày
28/8/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nội vụ “Hướng dẫn chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_thuc_hien_phap_luat_ve_bao_ton_da_dang_sinh.pdf