Tóm tắt Luận văn Thực hiện pháp luật về hộ tịch của ủy ban nhân dân thành phố Thủ Dầu một, tỉnh Bình Dương

Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về Hộ tịch trên địa bàn Thành

phố Thủ Dầu Một

Xác định vai trò, tầm quan trọng của công tác thực hiện pháp luật về hộ

tịch đối với hoạt động quản lý Nhà nước, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, lãnh

đạo UBND Thành phố Thủ Dầu Một luôn theo dõi sát sao, chỉ đạo kịp thời và

tạo điều kiện thuận lợi để công tác thực hiện pháp luật hộ tịch hiệu quả. Xác

định để công tác đăng ký và quản lý hộ tịch đạt kết quả tốt cần làm cho cán

bộ, nhân dân hiểu mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đăng ký hộ tịch.

Chính từ nhận thức đó, UBND Thành phố chú trọng chỉ đạo, đầu tư để Phòng

Tư pháp, UBND các phường tổ chức tuyên truyền phổ biến pháp luật về hộ

tịch dưới nhiều nội dung, hình thức thiết thực, sinh động đến tận địa phương

pdf26 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 22/02/2022 | Lượt xem: 547 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Thực hiện pháp luật về hộ tịch của ủy ban nhân dân thành phố Thủ Dầu một, tỉnh Bình Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phòng. 1.2.3. Nội dung, hình thức thực hiện pháp luật về hộ tịch 1.2.3.1. Nội dung thực hiện pháp luật về hộ tịch Đăng ký hộ tịch theo quy định của Luật hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch của cá nhân dưới đây tạo cơ sở pháp lý để Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, thực hiện quản lý về dân cư. Đồng thời Luật hộ tịch đã chỉ rõ bốn nhóm hành vi của đăng ký hộ tịch: Thứ nhất, xác nhận vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch: khai sinh; kết hôn; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, bổ sung thông tin hộ tịch; khai tử. Thứ hai, ghi vào Sổ hộ tịch việc thay đổi hộ tịch của cá nhân theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền: thay đổi quốc tịch; xác định cha, mẹ, con; xác định lại giới tính; nuôi con nuôi, chấm dứt việc nuôi con nuôi; ly hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật, công nhận việc kết hôn; công nhận giám hộ; tuyên bố hoặc huỷ tuyên bố một người mất tích, đã chết, bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự. Thứ ba, ghi vào Sổ hộ tịch sự kiện khai sinh; kết hôn; ly hôn; hủy việc kết hôn; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; thay đổi hộ tịch; khai tử của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài. Thứ tư, xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các việc hộ tịch khác theo quy định của pháp luật. 1.2.3.2. Hình thức thực hiện pháp luật về hộ tịch 9 Thứ nhất, sử dụng pháp luật về hộ tịch là hình thức thực hiện các quy phạm pháp luật về hộ tịch, trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện quyền, tự do pháp lý của mình trong giới hạn cho phép của pháp luật. Nhà nước tạo khả năng cho các chủ thể có thể được hưởng những quyền nào đó và chủ thể thực hiện các quyền này hay không là tùy thuộc vào mong muốn, ý chí của chủ thể. Thứ hai, thi hành pháp luật về hộ tịch là một hình thức thực hiện các quy phạm pháp luật bắt buộc, các chủ thể thi hành pháp luật bằng việc chủ động, tích cực thực hiện các nghĩa vụ của mình. Thứ ba, tuân thủ pháp luật về hộ tịch là một hình thức thực hiện các quy phạm pháp luật trong đó các chủ thể pháp luật kiềm chế không tiến hành những hoạt động mà pháp luật ngăn cấm. Thứ tư, áp dụng pháp luật về hộ tịch là hình thức thực hiện các quy phạm pháp luật quy định sự tham gia, can thiệp của Nhà nước trong quá trình cá nhân, tổ chức thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình. 1.3. Các yếu tố tác động ảnh hƣởng đến chất lƣợng đến việc thực hiện pháp luật về hộ tịch Thứ nhất, nhận thức pháp luật về hộ tịch. Nhận thức là khâu đầu tiên, quan trọng (thậm chí là có tính quyết định) đối với mọi công tác thực hiện pháp luật về hộ tịch. Nếu nhận thức chung của xã hội cũng như nhận thức của cấp ủy Đảng, chính quyền, một số ngành, địa phương về công tác thực hiện pháp luật về hộ tịch chưa thực sự đầy đủ và tương xứng với vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác này thì rất khó có sự đầu tư thích đáng, đúng mức về cả nhân lực, vật lực, thời gian, phương pháp thực hiện công tác thực hiện pháp luật về hộ tịch. Điều này sẽ có ảnh hưởng rất lớn, trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả thực hiện công tác thực hiện pháp luật về hộ tịch. Thứ hai, sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền và hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở pháp lý cho hoạt động thực hiện pháp luật về hộ tịch. Thứ ba, đội ngũ cán bộ làm công tác hộ tịch. Đây là yếu tố quan trọng quyết định trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả thực hiện công tác thực hiện pháp luật về hộ tịch. Họ là những người trực tiếp đưa pháp luật và thực hiện bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp đến với nhân dân. Chính vì vậy, việc xây dựng và củng cố về tổ chức và đội ngũ cán bộ làm công tác giáo dục pháp luật từ trung ương đến địa phương là đặc biệt quan trọng. Đội ngũ cán bộ làm công tác hộ tịch (gồm cả chuyên trách và bán chuyên trách) nhất thiết phải được tăng cường về mặt số lượng và nâng cao chất lượng chuyên môn. Muốn vậy, cần duy trì thường xuyên công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cũng như nghiệp vụ thực hiện pháp luật về hộ tịch. Đồng thời, để đảm bảo chất lượng, hiệu quả hoạt động của đội ngũ này tất yếu phải có cơ chế quản lý và sử dụng họ một cách quy chuẩn, rõ ràng, minh bạch. Thứ tư, cơ sở vật chất và kinh phí cho hoạt động thực hiện pháp luật về hộ tịch. Ngoài yếu tố con người thì yếu tố vật chất, kinh phí đảm bảo cho hoạt 10 động thực hiện pháp luật về hộ tịch cũng là yếu tố rất quan trọng đảm bảo hiệu quả thực hiện pháp luật về hộ tịch trên thực tế. Các quy định của pháp luật sẽ chỉ nằm trên văn bản nếu công tác thực hiện pháp luật về hộ tịch không được quan tâm đầu tư. Kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện làm việc dành cho công tác, nhất là ở các địa phương cơ sở cần phải được đầu tư tương xứng với vị trí và vai trò của công tác thực hiện pháp luật về hộ tịch. Thứ năm, cơ chế phối hợp hoạt động. Như chúng ta đã biết, chủ thể thực hiện pháp luật về hộ tịch khá đa dạng, phong phú; hoạt động thực hiện pháp luật về hộ tịch đòi hỏi phải có sự tham gia của nhiều chủ thể khác nhau. Công tác thực hiện pháp luật về hộ tịch không chỉ là trách nhiệm riêng của ngành Tư pháp mà là trách nhiệm chung của tất cả các ngành, cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội. Vì vậy, việc xây dựng cơ chế phối hợp hoạt động giữa các chủ thể, trong đó ngành Tư pháp là đầu mối, là trung tâm phối hợp vô cùng quan trọng nhằm phát huy tốt nhất vai trò của các chủ thể tham gia vào hoạt động thực hiện pháp luật về hộ tịch nhằm tránh sự chồng chéo, buông lỏng hoạt động là yếu tố cần đặc biệt chú trọng. TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 Trong Chương 1, luận văn tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về hộ tịch và thực hiện pháp luật về hộ tịch. Luận văn đã khái quát rõ về các khái niệm liên quan đến hộ tịch và pháp luật về hộ tịch. Từ đó đi sâu vào nghiên cứu hệ thống pháp luật hộ tịch ở nước ta, đặc biệt là Luật hộ tịch năm 2014 vừa có hiệu lực ngày 01/ 01/2016. Bên cạnh đó, tác giả đánh giá mối quan hệ giữa hộ tịch và các ngành khác nhằm xác định tầm quan trọng của việc thực. Trong thực hiện pháp luật về hộ tịch chương này, tác giả chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thực hiện pháp luật về hộ tịch, là cơ sở để hoạch định chính sách lập pháp, quản lý và thực hiện hoạt động thực tế trong lĩnh vực hộ tịch. Từ những cơ sở lý luận nêu trên, có thể thấy rằng, vai trò của việc thực hiện pháp luật về hộ tịch hết sức quan trọng, góp phần nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước, quản lý đảm bảo trật tự xã hội; đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mỗi công dân. Chƣơng 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỘ TỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT, TỈNH BÌNH DƢƠNG 2.1. Tổng quan về Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dƣơng 2.1.1. Điều kiện tự nhiên thành phố Thủ Dầu Một - Vị trí địa lý Thủ Dầu Một là thành phố tỉnh lỵ, trung tâm văn hóa, kinh tế, giáo dục, chính trị của tỉnh Bình Dương, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có vị trí tương đối thuận lợi cho việc giao lưu với các huyện, thị trong tỉnh và cả nước qua quốc lộ 13, cách Thành phố Hồ Chí Minh 30 km với tọa độ: 11°00′1″B 106°38′56″Đ. Thành phố Thủ Dầu Một nằm ở phía Tây Nam tỉnh Bình Dương, có sông Sài Gòn chảy qua.Phía Đông giáp thị xã Tân Uyên; Phía 11 Tây giáp thành phố Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh; Phía Nam giáp thị xã Thuận An; Phía Bắc giáp thị xã Bến Cát. Ngày 2 tháng 5 năm 2012, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 11/NQ- CP thành lập thành phố Thủ Dầu Một thuộc tỉnh Bình Dương, trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của thành phố Thủ Dầu Một đồng thời chính thức hoạt động vào ngày 1 tháng 7 năm 2012. Đến nay Thủ Dầu Một đang là đô thị loại I. Thành phố Thủ Dầu Một là một trong 5 năm thành phố trực thuộc tỉnh tại Việt Nam mà chỉ có phường, không có xã. - Cơ sở hạ tầng - Về phát triển đô thị: là đô thị loại I và là tỉnh lỵ của tỉnh Bình Dương nên thành phố Thủ Dầu Một được đầu tư và quy hoạch rất tốt, hiện nay trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một đã và đang hình thành một số khu đô thị mới có sự quy hoạch tốt như khu đô thị Thành phố mới Bình Dương, khu dân cư Chánh Nghĩa, khu dân cư Phú Hòa 1, khu dân cư Hiệp Thành III, khu dân cư Phú Thuận, các khu tái định cư trên địa bàn các phường Hòa Phú, Phú Tân. - Về phát triển công nghiệp: hiện nay trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một hiện có 7 khu công nghiệp, gồm Sóng Thần 3, Phú Tân, Kim Huy, Đại Đăng, Việt Nam - Singapore II, Đồng An, Mapletree Bình Dương. Những khu công nghiệp này tập trung chủ yếu ở phía Bắc của thành phố và rất ít cơ sở sản xuất nằm xen lẫn trong dân cư. - Về thương mại dịch vụ: trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một hiện có 4 trung tâm thương mại, 5 siêu thị, 13 chợ đang hoạt động. Bên cạnh đó, thành phố có các cơ sở thương mại ngoài quốc doanh rất năng động, trải rộng từ các chợ đến quầy bán lẻ trong khu dân cư, phục vụ tốt đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân thành phố. 2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương 2.1.2.1.Về kinh tế Tổng thu ngân sách trên địa bàn tháng 6/2019 đạt 1.457 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người đạt 2.856 USD, cao hơn bình quân chung cả nước 1,51 lần. Thành phố không còn hộ nghèo (theo tiêu chí của Trung ương). Tỷ lệ đô thị hóa đạt 100%, với 97,7% lao động phi nông nghiệp; diện tích nhà ở bình quân 18,8 m2/người và 93,3% là nhà xây kiên cố, bán kiên cố; gần 100% các hộ dân sử dụng nước sạch; tỷ lệ chất thải rắn được thu gom đạt trên 95%... 2.1.2.2.Về y tế, văn hóa - xã hội - Về y tế: Mạng lưới y tế trong toàn thành phố gồm có 14 trạm y tế phường đạt 100% trên toàn thành phố có trạm y tế. Đến nay, 100% số trạm đạt chuẩn y tế phường. Các trạm y tế đều đảm bảo về cơ sở vật chất và có bác sĩ. Hàng năm đã tổ chức khám chữa bệnh cho hơn 15.000 lượt người, chủ động phòng chống dịch bệnh, tổ chức các hoạt động truyền thông dân số, kế hoạch hóa gia đình, góp phần giảm tỷ lệ tăng dân số. Năm 2017, tỷ suất sinh 12 là 12,5%, tỷ lệ sinh con thứ 3 là 6,55%; Năm 2014 tỷ suất sinh năm 6/2019 ước đạt: 16,8%, tăng 0,3% so với năm 2017, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên đạt 6,3% tăng 0,8% so với năm 2016 công tác chăm sóc, bảo vệ bà mẹ, trẻ em được quan tâm thường xuyên. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng năm 2017 là 12,2%, phấn đấu giai đoạn 2011 - 2020 giảm còn từ 8% - 10% các trẻ em lang thang cơ nhỡ được giúp đỡ kịp thời, các lớp học tình thương được sự quan tâm chăm lo của toàn xã hội. Theo số liệu tổng hợp của Phòng thống kê thành phố: đến hết tháng 6/2019, dân số toàn thành phố là 691.594 người. - Về văn hóa - xã hội: Trình độ dân trí tại thành phố không đồng đều, khu vực các phường trung tâm có trình độ dân trí cao hơn khu vực nông thôn; chất lượng lao động của thành phố nhìn chung còn chưa đáp ứng được yêu cầu cung cấp nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp. Sự nghiệp giáo dục - đào tạo tiếp tục được giữ vững ổn định và có bước phát triển đáp ứng được yêu cầu của nhân dân. Số trẻ em trong độ tuổi ra lớp mẫu giáo đạt 93%. Toàn thành phố đã hoàn thành phổ cập trung học cơ sở từ năm 1998. Phát huy truyền thống của một thành phố giàu truyền thống lịch sử, văn hóa và hiếu học. - Tình hình dân số Thành phố Thủ Dầu Một có diện tích tự nhiên 118,67 km² và 310.490 người (thống kê năm 2018), trong đó có 14 đơn vị hành chính, gồm 14 phường: Chánh Mỹ, Chánh Nghĩa, Định Hòa, Hiệp An, Hiệp Thành, Hòa Phú, Phú Cường, Phú Hòa, Phú Lợi, Phú Mỹ, Phú Tân, Phú Thọ, Tân An, Tương Bình Hiệp.Trong đó hơn 89% dân số sống ở khu vực thành thị và gần 11% sống ở khu vực nông thôn. Dân số trong độ tuổi lao động là 112.703 người chiếm 61,3% tổng dân số. Tính đến cuối tháng 6/2019 toàn Thành phố có 310.490 người sinh sống ở 14 phường với 47.575 hộ, với diện tích đất tự nhiên là 118,67 km2, mật độ dân số trung bình là 87,8 người/km2. Các đặc điểm nêu trên có ảnh hưởng đến công tác thực hiện pháp luật về hộ tịch trên địa bàn Thành phố Thủ Dầu Một theo cả hai hướng. Thứ nhất, ảnh hưởng tích cực: Dân số đông, với tính cách đặc trưng, truyền thống là cần cù, thông minh, sáng tạo, giàu lòng yêu nước của con người Bình Dương nói chung, nhân dân Thành phố Thủ Dầu Một nói riêng; cùng với sự tăng trưởng kinh tế, ổn định chính trị, văn hóa - xã hội ngày càng phát triển, chất lượng giáo dục và đào tạo được nâng lên, cơ sở vật chất được tăng cường trong thời gian qua tại địa bàn Thành phố là điều kiện thuận lợi để nâng cao dân trí, ý thức và nhu cầu tìm hiểu pháp luật về hộ tịch của người dân. Thứ hai, ảnh hưởng tiêu cực: Với địa hình nhiều khu công nghiệp, giáp ranh với huyện Củ Chi Thành phố hồ Chí Minh dẫn đến dân nhập cư sinh sống nhiều, không tập trung làm cho phức tạp; một số lao động trình độ dân trí thấp đã là nguyên nhân gây khó khăn rất lớn cho việc thực hiện pháp luật về hộ tịch. 13 2.2. Những kết quả đạt đƣợc trong công tác thực hiện pháp luật về hộ tịch trên địa bàn Thành phố Thủ Dầu Một 2.2.1. Về cơ sở pháp lý của công tác thực hiện pháp luật về Hộ tịch tại Thành phố Thủ Dầu Một Căn cứ vào Luật hộ tịch 2014, Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch, Thông tư 15/2015/TT-BTP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hộ tịch và Nghị định 111/2011/NĐ-CP về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự đối với những trường hợp có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền cấp huyện. Căn cứ Quyết định số 59/QĐ-TTg ngày 15/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Hộ tịch, Kế hoạch số 333/QĐ-BTP ngày 14/02/2015 của Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Hộ tịch, ngày 24/4/2015, UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành Kế hoạch số 1261/KH-UBND ngày 24/4/2015 về tổ chức triển khai thi hành Luật hộ tịch trên địa bàn tỉnh Bình Dương. 2.2.2. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về Hộ tịch trên địa bàn Thành phố Thủ Dầu Một Xác định vai trò, tầm quan trọng của công tác thực hiện pháp luật về hộ tịch đối với hoạt động quản lý Nhà nước, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, lãnh đạo UBND Thành phố Thủ Dầu Một luôn theo dõi sát sao, chỉ đạo kịp thời và tạo điều kiện thuận lợi để công tác thực hiện pháp luật hộ tịch hiệu quả. Xác định để công tác đăng ký và quản lý hộ tịch đạt kết quả tốt cần làm cho cán bộ, nhân dân hiểu mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đăng ký hộ tịch. Chính từ nhận thức đó, UBND Thành phố chú trọng chỉ đạo, đầu tư để Phòng Tư pháp, UBND các phường tổ chức tuyên truyền phổ biến pháp luật về hộ tịch dưới nhiều nội dung, hình thức thiết thực, sinh động đến tận địa phương. Tuyên truyền miệng: Tuyên truyền qua Đài truyền thanh Thành phố và hệ thống loa truyền thanh của phường: Tuyên truyền thông qua việc tổ chức hội nghị tuyên truyền phổ biến Luật hộ tịch: 2.2.3. Hoạt động đăng ký hộ tịch trên địa bàn Thành phố Thủ Dầu Một Kết quả thống kê cho thấy việc tổ chức thực hiện đăng ký hộ tịch tại UBND cấp phường từ năm 2014 đến tháng 6/2019 và UBND cấp Thành phố từ năm 2014 đến tháng 6/ 2019 của Thành phố Thủ Dầu Một như sau: Đăng ký hộ tịch tại cấp phường: tỷ lệ đăng ký khai sinh từ năm 2014 đến năm 2017 (lúc này Luật hộ tịch 2014 bắt đầu có hiệu lực) đã tăng 0,57%; Tỷ lệ khai tử tăng 65,8%. Đến tháng 6/2019, số trường hợp đăng ký hộ tịch dần ổn định, số trường hợp khai sinh năm này tăng so với năm 2017 là 289 trường hợp, khai tử giảm 568 trường hợp. Trong đó, số trường hợp trẻ sinh ra đã được khai sinh vào sổ đăng ký khai sinh quá hạn và khai tử quá hạn tại các phường đã giảm dần qua 5 năm. 14 Đăng ký hộ tịch tại cấp huyện: từ 01/01/2016, đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài do cấp huyện thực hiện, do đó các trường hợp có yếu tố nước ngoài đều được đăng ký và quản lý tại Phòng Tư pháp Thành phố Thủ Dầu Một ở vị trí 01- Đường Quang Trung – Khu phố 6 – phường Phú Cường – Thành phố Thủ Dầu Một – Bình Dương. Số lượng kết hôn với người nước ngoài không tăng; các nội dung đăng ký hộ tịch như khai sinh; thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch cho công dân VN từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước; ghi vào Sổ Hộ tịch đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài có sự chuyển dịch, công tác quản lý hộ tịch ngày càng chặt chẽ hơn. Có được kết quả nêu trên là do hiệu quả thực tiễn của việc ban hành Luật hộ tịch, sự chỉ đạo chặt chẽ của phòng Tư pháp Thành phố Thủ Dầu Một và sự đôn đốc của UBND phường cùng sự phối hợp của các ban ngành đoàn thể với sự tuyên truyền phổ biến các văn bản pháp luật lĩnh vực hộ tịch về đăng ký và quản lý hộ tịch thường xuyên nên người dân ngày càng có ý thức THPLVHT. 2.2.4. Đội ngũ cán bộ công chức làm công tác hộ tịch Nhìn chung, việc lựa chọn, bố trí cán bộ làm công tác hộ tịch được thực hiện tốt. Hầu hết các công chức làm công tác hộ tịch có trình độ cử nhân Luật, số cán bộ có trình độ chuyên môn khác cũng đang theo học đại học Luật để nâng cao chuyên môn. Công chức làm công tác hộ tịch thường xuyên trau dồi kiến thức pháp luật để nâng cao năng lực và nghiệp vụ đăng ký hộ tịch; tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ UBND xã, thị trấn hoặc Phòng Tư pháp huyện, Sở Tư pháp tổ chức. Công chức làm công tác hộ tịch luôn thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của mình: chủ động báo cáo, đề xuất UBND cung cấp phối hợp với cơ quan, tổ chức kiểm tra, xác minh về thông tin hộ tịch; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin để xác minh khi đăng ký hộ tịch; phối hợp với cơ quan công an cung cấp thông tin Hộ tịch cơ bản của cá nhân cho cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. 2.2.5. Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác đăng ký và quản lý Hộ tịch Về ứng dụng phần mềm đăng ký hộ tịch: có 14/14 phường đã triển khai ứng dụng phần mềm vào đăng ký hộ tịch, triển khai cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử để lưu giữ, cập nhật, quản lý, tra cứu thông tin hộ tịch, phục vụ yêu cầu đăng ký hộ tịch trực tuyến; được kết nối để cung cấp, trao đổi thông tin hộ tịch cơ bản của cá nhân cho cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Các sự kiện hộ tịch của cá nhân ngay sau khi đăng ký vào Sổ hộ tịch đều phải được cập nhật kịp thời, đầy đủ, chính xác vào cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử. 2.2.6. Đánh giá kết quả thực hiện pháp luật về hộ tịch trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Mộ. Thứ nhất, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật được quan tâm tương đối. 15 Thứ hai, Ủy ban nhân dân Thành phố cũng đã tạo điều kiện về sơ sở vật chất, phương tiện làm việc để công chức làm công tác hộ tịch hoàn thành nhiệm vụ. Thứ ba, Ủy ban nhân dân các phường thực hiện tốt công tác báo cáo tư pháp định k tháng, quý, tháng, năm theo đúng mẫu quy định. Thứ tư, việc lựa chọn, bố trí cán bộ làm công tác hộ tịch được thực hiện tốt. 2.3.Những vấn đề tồn tại và nguyên nhân trong công tác thực hiện pháp luật về hộ tịch 2.3.2.Nguyên nhân dẫn đến tồn tại trong công tác thực hiện pháp luật về hộ tịch trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một Từ thực tế THPLVHT trên địa bàn Thành phố Thủ Dầu Một nhận thấy có nhiều nguyên nhân, cả chủ quan lẫn khách quan dẫn đến những hạn chế, bất cập trong công tác THPLVHT. Trong đó, có những nguyên nhân cơ bản sau: Một là, Luật hộ tịch và các văn bản hướng dẫn thi hành còn nhiều bất cập. Văn bản hướng dẫn liên quan đến lĩnh vực hộ tịch rất nhiều, phạm vi điều chỉnh rộng, biểu mẫu hộ tịch lại thay đổi thường xuyên dẫn đến khó triển khai hoặc nhầm lẫn khi áp dụng. Hai là, lãnh đạo một số ban, ngành, đoàn thể, địa phương ở Thành phố chưa nhận thức và ý thức đầy đủ về trách nhiệm của ngành, địa phương mình đối với pháp luật về hộ tịch cũng như về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của lĩnh vực này dẫn đến thiếu chủ động, không có tinh thần trách nhiệm trong việc tổ chức và phối hợp tổ chức công tác THPLVHT. Ba là, đội ngũ công chức Tư pháp - Hộ tịch phải kiêm nhiệm nhiều công việc khác nhau và không ổn định. Hiện nay, ở các huyện công chức Tư pháp - Hộ tịch ngoài việc tham mưu, giúp UBND xã, thị trấn phải đảm nhiệm 12 đầu việc, trong đó có việc đăng ký và quản lý hộ tịch. Bốn là, năng lực, trình độ của một số bộ phận công chức Hộ tịch cấp xã vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu chuyên môn, đặc biệt là kỹ năng sử dụng vi tính, phần mềm trong quản lý hộ tịch. Bên cạnh đó, công chức Tư pháp - Hộ tịch thuộc quyền quản lý, điều động của UBND nên thường xuyên bị điều chỉnh công tác, thay đổi nhiệm vụ. Ngoài ra, chế độ chính sách, hỗ trợ cho cán bộ Tư pháp - Hộ tịch còn hạn chế, chưa phù hợp. Năm là, chưa ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong đăng ký và quản lý hộ tịch. Chưa có cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử kết nối giữa các cơ quan hộ tịch ở trong nước với nhau, cũng như với các Cơ quan đại diện để chia sẻ và kết nối thông tin phục vụ cho việc tra cứu, xác minh thông tin về hộ tịch của cá nhân là nguyên nhân gây tốn kém về kinh phí, không bảo đảm độ chính xác về thông tin, kéo dài thời hạn giải quyết yêu cầu đăng ký hộ tịch của công dân Việt Nam. Sáu là, cơ sở vật chất, trang thiết bị còn thiếu. Hầu hết phòng làm việc của cán bộ Tư pháp cấp phường còn chật hẹp, máy móc, thiết bị, bàn, ghế, tủ 16 đựng hồ sơ tài liệu còn thiếu; vì vậy rất khó để quản lý được đầy đủ, kịp thời số liệu đăng ký hộ tịch, phục vụ việc xây dựng chính sách, pháp luật, để phát triển kinh tế - xã hội. Bảy là, ý thức pháp luật về hộ tịch của người dân còn hạn chế. Xuất phát từ đặc điểm của các đối tượng trên địa bàn Thành phố với hơn 10% dân số sống ở nông thôn và chủ yếu làm nông nghiệp, điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn, mặt bằng dân trí thấp, ít quan tâm đến pháp luật 2.3.3.Bài học kinh nghiệm trong công tác thực hiện pháp luật về hộ tịch qua thực tiễn tại địa bàn thành phố Thủ Dầu Một Thứ nhất, cơ quan, địa phương quan tâm sâu sát, có kế hoạch chỉ đạo, phân công phụ trách, theo dõi chặt chẽ công tác THPLVHT; xây dựng được kế hoạch thực hiện công tác THPLVHT cụ thể hàng năm, trên cơ sở đó tổ chức thực hiện thì hiệu quả THPLVHT sẽ cao, trình độ nhận thức pháp lý của cán bộ và nhân dân được nâng lên rõ rệt, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, đảm bảo trật tự quản lý xã hội. Thứ hai, hoạt động THPLVHT là hoạt động phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể với vai trò nòng cốt là ngành Tư pháp. Thứ ba, công tác THPLVHT phải có sự kết hợp chặt chẽ với hoạt động trợ giúp pháp lý, Phải có sự phối hợp đồng bộ giữa nhiều hình thức khác nhau, đảm bảo tính đan xen, liên tục, lâu dài thì mới có hiệu quả. Thứ tư, đối với đội ngũ làm công tác tư pháp – hộ tịch phải được quan tâm bổ sung, chuẩn hóa và thường xuyên có sự đầu tư tập huấn nghiệp vụ, rèn luyện kỹ năng, nâng cao năng lực, giáo dục lòng nhiệt tình, sự tâm huyết với công tác, trang bị đầy đủ tài liệu, đảm bảo chế độ thù lao theo quy định; đặc biệt là đội ngũ trực tiếp làm công tác đăng ký và quản lý hộ tịch. Thứ năm, được đảm bảo về mặt kinh phí là điều kiện cần để thực hiện công tác THPLVHT có hiệu quả. Có kinh phí mới có chế độ đãi ngộ hợp lý nhằm động viên, khuyến khích cán bộ làm công tác tư pháp – hộ tịch chuyên tâm công tác, có sự gắn bó, đầu tư cho nghề nghiệp; có kinh phí mới tổ chức được các hoạt động THPLVHT; có kinh phí mới đầu tư được trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác. Thứ sáu, để công tác THPLVHT gần gũi với mọi đối tượng nhân dân, tạo điều kiện cho các quy định pháp luật dần đi vào cuộc sống thì phải biết kết hợp công tác TTPBPLVHT, hoạt động TTPBPLVHT với công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống, văn hóa truyền thống. TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 Chương 2 của luận văn đã giới thiệu khái quát về điều kiện tự nhiên của Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương và tình hình kinh tế, xã hội trên địa bàn Thành phố hiện nay; đồng thời đánh giá những yếu tố đó ảnh hưởng đến chất lượng công tác THPLVHT. Đặc biệt, tác giả đã tìm hiểu và làm rõ thực trạng công tác THPLVHT tại Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, thông qua đó chỉ ra những kết quả đạt được, phát hiện những tồn tại và xác 17 định những nguyên nhân dẫn đến tồn tại, hạn chế trong công tác. Nhìn chung, công tác THPLVHT trên địa bàn Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương đã đi vào nề nếp, việc phổ biến giáo dục pháp luật về hộ tịch ngày được tăng cường; đội ngũ công chức làm công tác hộ tịch từ Thành phố đến phường không ngừng được củng cố, kiện toàn; việc triển khai và ứng dụng pháp luật về hộ tịch tại các địa phương được thực hiện ngày càng đi vào nề nếp, đã giải quyết được khối lượng hồ sơ đăng ký hộ tịch ngày càng lớn của người dân. Tuy nhiên, công tác THPLVHT vẫn chưa được quan tâm đúng mức, chưa có sự đầu tư về cơ sở vật chất, bồi dưỡng nghiệp vụ, việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hộ tịch gặp nhiều khó khăn, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp chưa đồng bộ, thống nhấtTừ đó cho thấy, muốn công tác

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_thuc_hien_phap_luat_ve_ho_tich_cua_uy_ban_n.pdf
Tài liệu liên quan