Tóm tắt Luận văn Thực hiện pháp luật về việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính của chủ tịch ủy ban nhân dân phường trên địa bàn quận Tân Bình, tp. Hồ Chí Minh

Theo dõi việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành

chính.

- Sơ kết, tổng kết tình hình thi hành để hoàn thiện hệ thống

văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Thứ hai, phổ biến pháp luật, hướng dẫn, tập huấn, bồi dưỡng

nghiệp vụ về pháp Luật xử lý vi phạm hành chính

- Nghiên cứu, biên soạn tài liệu phục vụ công tác phổ biến, bồi

dưỡng, tập huấn pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho người làm công

tác xử lý vi phạm hành chính.

- Tổ chức phổ biến pháp Luật xử lý vi phạm hành chính với

nội dung và hình thức phù hợp với từng đối tượng cụ thể.

- Hướng dẫn nghiệp vụ áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm

hành chính.

pdf26 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 515 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Thực hiện pháp luật về việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính của chủ tịch ủy ban nhân dân phường trên địa bàn quận Tân Bình, tp. Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính. Các công trình nghiên cứu đó một phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn của tình hình thực hiện pháp luật về việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính, nhưng chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu 4 một cách toàn diện, đầy đủ, hệ thống những vấn đề lý luận, thực tiễn về việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường trên địa bàn quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh nên việc lựa chọn đề tài này là luận văn thạc sỹ là hoàn toàn cần thiết. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích của đề tài nghiên cứu là làm rõ một số vấn đề lý luận về tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường trên địa bàn quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, nhìn nhận được những hạn chế và tồn tại, vướng mắc trong hệ thống pháp luật cũng như thực tiễn việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép chứng chỉ hành nghề đối với những quyết định, hành vi của các chủ thể có liên quan. Nhiệm vụ của đề tài là nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan về tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường trên địa bàn quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh trong công tác quản lý trật tự đô thị hiện nay. Các nhiệm vụ được đặt ra khi nghiên cứu đề tài: Làm rõ cơ sở lý luận và pháp lý về tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường. Đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường trên địa bàn quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh. 5 Đề xuất phương hướng, giải pháp, kiến nghị nhằm để hoàn thiện hệ thống pháp luật, bảo đảm hiệu quả việc thực hiện pháp luật về tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường trên địa bàn quận Tân Bình nói riêng, thành phố Hồ Chí Minh nói chung. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Thực hiện pháp luật về tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề của Chủ tịch ban nhân dân phường. - Phạm vi không gian: Các BND phường thuộc quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh. - Phạm vi thời gian: Nghiên cứu trong thời gian 03 năm gần đây (từ năm 2017 đến năm 2019). 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Luận văn được thực hiện trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, quan điểm của Đảng, nhà nước và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu như phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, 6 phương pháp tổng hợp và phương pháp thực tiễn để làm sang tỏ nội dung nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: tác giả sử dụng phương pháp này để nghiên cứu các văn bản pháp luật có liên quan đến tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính của Chủ tịch BND phường; các đề tài khoa học, chương trình, dự án, các bài báo đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành. - Phương pháp phân tích, tổng hợp: tác giả sử dụng phương pháp này để nêu lên cơ sở lý thuyết về tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính và đánh giá, khái quát thành những quan điểm, luận điểm làm nền tảng lý luận cho luận văn. - Phương pháp thống kê: tác giả sử dụng phương pháp này chủ yếu ở chương 2 của luận văn, các số liệu thu thập, điều tra được tổng hợp, phân tích làm cơ sở đánh giá thực trạng qua đó đánh giá về thành tựu, hạn chế để đưa ra những giải pháp giải quyết vấn đề một cách cụ thể. 6. Ý nghĩa về lý luận và thực tiễn Đề tài mong muốn làm sáng tỏ các mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn, phát huy tính tích cực của đội ngũ cán bộ công chức làm công tác thực thi pháp luật về các lĩnh vực liên quan đến xử lý vi phạm hành chính, nhằm tăng cường, nâng cao hiệu quả đối với việc thực hiện pháp luật về tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính. Nội dung nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ cho việc hoàn thiện pháp luật và nâng cao chất lượng 7 thực hiện pháp luật về tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính liên quan đến việc ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục thì phần nội dung gồm 03 chương, cụ thể: Chương 1: Cơ sở lý luận và pháp lý việc thực hiện pháp luật về tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính. Chương 2: Thực trạng thực hiện pháp luật về tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường trên địa bàn quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh những năm gần đây. Chương 3: Hoàn thiện pháp luật nhằm đảm bảo thực hiện pháp luật về tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường trên địa bàn quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VIỆC THỰC HIỆN PHẤP LUẬT VỀ TẠM GIỮ TANG VẬT, PHƯƠNG TIỆN, GIẤY PHÉP, CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ THEO THỦ TỤC HÀNH CHÍNH 1.1. Khái quát chung việc thực hiện pháp luật về tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành 1.1.1. Khái niệm 8 Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề: Là biện pháp ngăn chặn được quy định trong luật xử phạt vi phạm hành chính do cơ quan có thẩm quyền áp dụng đối với những trường hợp vi phạm khẩn cấp hoặc có hành vi vi phạm quả tang. 1.1.2. Đặc điểm 1.1.2.1. Về chủ thể của việc tạm giữ: Là cá nhân, cơ quan, tổ chức, có hành vi vi phạm pháp luật và bị xử lý hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. 1.1.2.2. Về khách thể của việc tạm giữ: Vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân, tổ chức về QLNN mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật bị xử lý vi phạm hành chính. 1.1.3. Về đối tượng của việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính Đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính bao gồm các đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính và đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành. Cơ quan nhà nước thực hiện hành vi vi phạm thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao, thì không bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, mà bị xử lý theo quy định của pháp luật có liên quan. 1.1.4. Nguyên tắc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính 1. Tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu phải được quản lý, bảo quản chặt chẽ, an toàn, sắp xếp hợp lý, dễ kiểm tra, tránh nhầm lẫn, không để gây ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh. 2. Bảo đảm giữ được giá trị, chất lượng, tiêu chuẩn của tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu. 9 3. Chỉ tiếp nhận, trả lại, chuyển tang vật, phương tiện bị tạm giữ hoặc tiếp nhận, chuyển tang vật, phương tiện bị tịch thu cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khi có quyết định của người có thẩm quyền. 1.2. Thẩm quyền về tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính 1.2.1. Thẩm quyền: Thẩm quyền là quyền chính thức được xem xét để kết luận và định đoạt, quyết định một vấn đề. Trong khoa học pháp lý: Thẩm quyền là một khái niệm quan trọng, trung tâm và là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ hành động, quyết định của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống bộ máy Nhà nước do pháp luật quy định. 1.2.2. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp phường (xã) Thứ nhất, về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã. Thứ hai, thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch ủy ban nhân dân xã khi công dân tiếp tục vi phạm quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 10 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012. 1.2.3. Thời hạn của trường hợp tạm giữ tang vật, phương tiện giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính Tại khoản 8 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định như sau: Thời hạn tạm giữ tang vật; phương tiện vi phạm hành chính; giấy phép; chứng chỉ hành nghề là 07 ngày; kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình 10 tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày; kể từ ngày tạm giữ tang vật; giấy phép; chứng chỉ hành nghề. 1.3. Trình tự thủ tục về tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính 1.3.1. Các bước tiến hành thực hiện pháp luật việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành trong lĩnh vực quản lý trật tự đô thị Thứ nhất, về việc xác định hành vi vi phạm. Thứ hai, về thẩm quyền xử phạt. Thứ ba, về biện pháp xử phạt được áp dụng và quy trình áp dụng biện pháp này. 1.3.2. Biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính Việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ, hành nghề theo thủ tục hành chính được thực hiện theo quy định tại Điều 125, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012. Biên bản xử phạt vi phạm hành chính được lập thành hai bản, người có thẩm quyền tạm giữ giữ 01 bản, người vi phạm giữ 01 bản. Trường hợp của bạn trong thời gian của luật định mà người có thẩm quyền không lập biên bản, trường lập biên mà không lập hành 02 bản, giao cho bạn một bản thì họ đã làm trái quy định của pháp luật 1.3.3. Về thu, nộp, quản lý, sử dụng phí lưu giữ, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ Tang vật, phương tiện bị tạm giữ do vi phạm hành chính nhưng chưa đến mức bị tịch thu được trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý, sử dụng thì người nhận lại tang vật, phương tiện phải nộp 11 phí lưu giữ, bảo quản tang vật, phương tiện trong thời gian bị tạm giữ. 1.4. Giải quyết khiếu nại tố cáo về tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính Khiếu nại là một trong các quyền cơ bản của công dân được quy đinh trong Hiến pháp. Khiếu nại hành chính thực chất là sự phản ứng của công dân, tổ chức trước hành vi công vụ trái pháp luật gây thiệt hại hoặc bị họ cho rằng gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ. Quá trình giải quyết KNTC trong xử phạt vi phạm hành chính được diễn ra theo các bước sau: Bước 1: Tiếp nhận đơn khiếu nại Bước 2: Thụ lý giải quyết khiếu nại Bước 3: Xác minh nội dung khiếu nại Bước 4: Tổ chức đối thoại Bước 5: Ra quyết định giải quyết khiếu nại. Tiểu kết chương 1 Chương 1 của đề tài đã phân tích một cách khái quát về khái niệm, đặc điểm, thẩm quyền, trình tự thủ tục về tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính theo quy định của Luật xử phạt vi phạm hành chính ở nước ta hiện nay. Trên cơ sở lý luận về vấn đề này ở Chương 1, tác giả đánh giá thực trạng áp dụng tại trong thực tiễn trên địa bàn quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, đánh giá công tác đấu tranh tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính, kết quả đạt được cũng như những hạn chế trong quá trình thi hành án được trình bày trong Chương 2 của đề tài. 12 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ TẠM GIỮ TANG VẬT, PHƯƠNG TIỆN, GIẤY PHÉP, CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ THEO THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CỦA CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂN BÌNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 2.1. Tổng quan về Quận Tân Bình thành phố Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm kinh tế, chính trị , xã hội to lớn của cả nước. Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong toạ độ địa lý khoảng 10o 10’ – 10o 38 vĩ độ bắc và 106o 22’ – 106 o54 ’ kinh độ đông . Thành phố Hồ Chí Minh tiếp giáp với 6 tỉnh: phía bắc và phía đông là các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và một phần tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu; phía tây là các tỉnh Tây Ninh, Long An và tỉnh Tiền Giang. Về phía nam, thành phố tiếp giáng với Biển Đông, mà trực tiếp là vịnh Đồng Tranh và vịnh Gành Rái. 2.2. Thực trạng xử lý vi phạm hành chính trong một số lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt Trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, trong thời gian thành phố đồng loạt ra quân “Quyết liệt xử lý lấn chiếm vỉa hè, lòng đường”, tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường có giảm, thế nhưng hiện nay tình trạng lấn chiếm, tái lấn chiếm vỉa hè, lòng đường lại diễn ra với mức độ nghiêm trọng hơn trước, ở hầu khắp các tuyến đường trên địa bàn thành phố. 2.2.1. Tổng quan quá trình xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đường bộ và đường sắt trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 13 Số vụ vi phạm hành chính đã phát hiện là: 36.789.227 vụ việc, tổng số vụ việc đã xử phạt là 28.493.927 vụ việc (chiếm 77.45% số vụ vi phạm). Thông qua số liệu trên cho thấy việc tăng cường xử lý và quan tâm trong việc thực hiện áp dụng xử lý VPHC đã được các cấp, các ngành thực hiện nghiêm túc, bảo đảm đúng thời hạn, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để các hành vi phạm tội, nên có tác dụng răn đe, giáo dục và phòng ngừa chung. Thực tiễn cho thấy công tác xử phạt vi phạm hành chính đã đạt được những kết quả cao; góp phần ổn định tình hình chính trị; ngăn chặn, phòng ngừa và dần đẩy lùi hành vi vi phạm pháp luật. Qua đó, từng bước đáp ứng mục tiêu, yêu cầu của Đảng và Nhà nước về phòng, chống hành vi vi phạm hành chính trong giai đoạn hiện nay trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. 2.2.2. Hoạt động xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt trên địa bàn quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh * Về thẩm quyền thực hiện Về chủ trương, đường lối của chính quyền thành phố Hồ Chí Minh trong tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính. Khẳng định vai trò quan trọng của công tác xử phạt vi phạm hành chính nói chung và tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính nói riêng trên địa bàn quận Tân Bình trên cơ sở tuân thủ và đưa vào thi hành các văn bản pháp luật về công tác quản lý nhà nước về xử phạt vi phạm hành chính và tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, 14 chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính nói riêng cũng như các quy định của pháp luật về vấn đề này. Đặc biệt, để cho công tác xử phạt vi phạm hành chính nói chung và tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính nói riêng đạt hiệu quả cao thì UBND các phường trên địa bàn quận Tân Bình đã phối hợp, chỉ đạo tổ chức thanh tra chuyên ngành việc chấp hành các quy định của pháp luật. * Về thủ tục tiến hành Đảng ủy, ủy ban nhân dân 15 phường đã tiếp tục chỉ đạo Tổ công tác trật tự đô thị phường tổ chức ra quân kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm (ít nhất 03 lần/tuần) trên các tuyến đường và khu vực trọng điểm đã xác định, lập biên bản, ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và thu giữ nhiều tang vật. Qua 2 năm triển khai thực hiện, ủy ban nhân dân 15 phường đã tổ chức ra quân 7.884 lượt, ban hành 3.416 quyết định xử phạt vi phạm hành chính, với tổng số tiền 5.949.763.000 đồng; 6.345 quyết định xử phạt thủ tục đơn giản, phạt hành vi phương tiện giao thông dừng, đỗ sai quy định,... với tổng số tiền phạt là 1.070.000.000 đồng. *Về xử lý tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính: Hiện nay khó khăn, vướng mắc trong công tác xử lý phương tiện giao thông đường bộ vi phạm hành chính còn lúng túng vì thiếu quy định, việc xác minh phương tiện tồn đọng mất rất nhiều thời gian.Trong khi đó, một số hành vi vi phạm có mức xử phạt cao, phương tiện cũ có giá trị thấp nên người vi phạm không đến xử lý Từ đó dẫn đến thực trạng quá tải của các bãi trông giữ phương tiện vi phạm, gây lãng phí lớn đối với tài sản của xã hội. 15 Trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền hiện nay thì công tác tuân thủ trình tự thủ tục xử lý vi phạm hành chính rất được quan tâm về mọi mặt. Các nghị quyết, chỉ thị của Đảng cũng như các nội dung có liên quan được tổ chức triển khai thực hiện kịp thời, sâu rộng trong các cán bộ, đảng viên được học nói chung trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm đó, trong quá trình thực hiện vẫn còn bộc lộ những mặt hạn chế nhất định cần được nghiên cứu đổi mới để đáp ứng yêu cầu nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ cơ sở gắn với nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn mới, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động lãnh đạo, quản lý thực hiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong thực tế. * Vấn đề khiếu nại tố cáo: Đến nay, Luật xử lý vi phạm hành chính và văn bản hướng dẫn thi hành đã được đưa vào thi hành một thời gian dài, trên địa bàn quận Tân Bình đã tiến hành các bước tuyên truyền, áp dụng các quy định của pháp luật vào thực tiễn thi hành và đạt được nhiều kết quả khả quan. 2.3. Ưu điểm, hạn chế bất cập việc thực hiện pháp luật về tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính 2.3.1. Ưu điểm Thứ nhất, những trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Thứ hai, về thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính. 2.3.2. Hạn chế a) Quy định về ủy quyền, giao quyền và vắng mặt trong Luật Xử lý VPHC chưa rõ ràng, khó áp dụng 16 Về quy định “vắng mặt” khi giao quyền, thực tiễn, các chủ thể có thẩm quyền khi áp dụng quy định này rất lúng túng vì chưa hiểu phạm vi của quy định “vắng mặt” như thế nào, vắng mặt là không có mặt tại trụ sở cơ quan khi có lý do chính đáng hay là vắng mặt khi đi công tác khỏi địa phương. b) Bất cập trong quy định về quyền giải trình của người vi phạm Thứ nhất, cá nhân, tổ chức nếu bị áp dụng biện pháp tịch thu tang vật, phương tiện VPHC hoặc phương tiện sử dụng trong VPHC sẽ không được quyền giải trình là sự bất hợp lý, gây thiệt thòi rất lớn cho những đối tượng bị áp dụng biện pháp tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Thứ hai, với quy định hành vi vi phạm hành chính mà pháp luật quy định áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn sẽ tạo ra hai cách hiểu: (1) Chỉ khi hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn là hình thức xử phạt chính thì mới có quyền giải trình; (2) Hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn là hình thức xử phạt chính và hình thức xử phạt bổ sung cũng có quyền giải trình. Thứ ba, Quy định này khó có tính khả thi vì thực tiễn các cơ quan hành chính nhà nước, nhất là ở các thành phố trực thuộc trung ương có số lượng công việc rất nhiều, các vụ việc xử phạt vi phạm 17 hành chính cũng nhiều nên khó có thể sắp xếp tổ chức thực hiện phiên giải trình trực tiếp trong một khoảng thời gian quá ngắn. 2.4. Nguyên nhân, hạn chế của việc thực hiện pháp luật về tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính 2.4.1. Nguyên nhân khách quan a) Nguyên tắc xác định và phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả chưa rõ ràng. Thứ nhất, khoản 1 Điều 52 Luật xử lý VPHC quy định nguyên tắc xác định thẩm quyền đối với từng chức danh được xác định theo t lệ phần trăm khi xử phạt cá nhân thực hiện hành vi vi phạm hành chính. Đối với tổ chức, thẩm quyền xử phạt này được xác định là gấp hai lần thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân. Thứ hai, khoản 3 Điều 52 Luật xử lý vi phạm hành chính quy định nguyên tắc phân định thẩm quyền xử phạt “trong trường hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người thì việc xử phạt vi phạm hành chính do người thụ lý đầu tiên thực hiện”. b) Bất cập trong việc thực hiện thủ tục xử lý tang vật, phương tiện VPHC bị tịch thu. 2.4.2. Nguyên nhân chủ quan Theo quan điểm của người viết thì để áp dụng thống nhất pháp luật đối với trường hợp tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thì cơ quan có thẩm quyền cần sửa đổi Luật xử lý vi phạm hành chính theo hướng là khi lập biên bản vi phạm hành chính, nếu cần thiết phải áp dụng tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, ghi 18 rõ tang vật, phương tiện bị tạm giữ, trên cơ sở biên bản vi phạm hành chính người có thẩm quyền ban hành quyết định tạm giữ. Số lượng các văn bản QPPL về XLVPHC lớn, nhiều nội dung khó, phức tạp; công chức thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về XLVPHC là kiêm nhiệm, chưa được đào tạo kiến thức, kỹ năng chuyên sâu về công tác này, do đó ảnh hưởng đến chất lượng và tiến độ công việc đặc biệt là cán bộ, công chức ở cấp huyện, cấp xã. Công tác phối hợp giữa các lực lượng chức năng trong việc trao đổi thông tin, sử dụng lực lượng phối hợp, đấu tranh, phòng, chống vi phạm pháp luật chưa chặt chẽ, nhiều thủ tục bất cập. Nhận thức pháp luật của một số cán bộ, công chức về quản lý XLVPHC và theo dõi thi hành pháp luật còn hạn chế; cán bộ đầu mối phụ trách, tham mưu của một số đơn vị còn thiếu. Ý thức chấp hành pháp luật của một số bộ phận cá nhân, tổ chức còn hạn chế, thường xuyên lợi dụng kẽ hở của pháp luật để thực hiện hành vi vi phạm. Tiểu kết chương 2 Trong những năm gần đây, các lực lượng chức năng, các cơ quan có thẩm quyền đã tiến hành tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề đối với các tổ chức, cá nhân có xu hướng ngày càng tăng trong giai đoạn hiện nay. Vấn đề đặt ra là cần phải đảm bảo quản lý, kiểm tra, giám sát thực hiện và giáo dục các đối tượng này đạt hiệu quả theo yêu cầu đề ra, đúng với ý nghĩa và mục đích mà pháp luật về bảo vệ môi trường của NN Việt Nam đã ban hành. chứng chỉ hành nghề trên địa bàn quận Tân Bình trong thời gian tới. 19 CHƯƠNG 3: HOÀN THIÊN PHÁP LUẬT NHẰM ĐẢM BẢO THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ TẠM GIỮ TANG VẬT, PHƯƠNG TIỆN, GIẤY PHÉP, CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ THEO THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CỦA CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂN BÌNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 3.1. Tiếp tục tuyên truyền pháp luật về tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật có vai trò rất quan trọng. Thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, văn bản pháp luật, chương trình, kế hoạch cụ thể, thiết thực để triển khai phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ và nhân dân. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến Nghị định 46/NĐ-CP của Chính phủ. Để tăng tính khả thi, hiệu quả trong việc triển khai áp dụng các quy định tại Nghị định 46, Nghị định 100 sửa đổi, bổ sung nghị định 46, các cấp, các ngành chức năng cần đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền và phổ biến. Phát huy vai trò của các cơ quan truyền thông, phương tiện thông tin đại chúng; huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành nghiêm Nghị định 46, Nghị định 132 của Chính phủ. Tập trung chỉ đạo cán bộ, đảng viên, hội viên và nhân dân tích cực tham gia phối hợp với lực lượng Công an trong công tác bảo đảm trật tự ATGT. 3.2. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật nhà nước về xử lý vi phạm hành chính 20 Một là, trực tiếp sửa các quy định của pháp luật theo hướng hợp lý hơn, rõ ràng hơn ở một số điều khoản của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012. Bán đấu giá được quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 82 Luật Xử lý VPHC. Hai là, ban hành mới nghị định hoặc sửa đổi các nghị định hiện hành nhằm làm rõ một số quy định của Luật xử lý VPHC 2012. 3.3. Công khai, minh bạch các thủ tục hành chính về tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính Các quy định của Luật XLVPHC, điển hình là các quy định về trình tự thủ tục XPVPHC, các quy định về các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm XLVPHC, các quy định về trình tự, thủ tục lập hồ sơ, xem xét, quyết định áp dụng và thi hành các BPXLHC... Việc niêm yết công khai, minh bạ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_thuc_hien_phap_luat_ve_viec_tam_giu_tang_va.pdf
Tài liệu liên quan