Tóm tắt Luận văn Thực thi chính sách an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Hỗ trợ các mô hình phát triển sản xuất (Chương trình giảm nghèo): Giai

đoạn 2011-2015, thực hiện nguồn vốn từ ngân sách tỉnh và ngân sách trung

ương cho các mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu

quốc gia giảm nghèo, Sở Nông nghiệp và PTNT (Chi cục Phát triển nông

thôn) đã tổ chức triển khai

Trong những năm qua, công tác an sinh xã hội luôn được tỉnh quan tâm

thực hiện bằng nhiều cơ chế, chính sách đã ban hành. Các ngành, địa phương

đã chủ động hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các chính sách an

sinh xã hội tại cơ sở. Cơ bản các đối tượng có liên quan đã được hưởng các

chính sách an sinh xã hội của Trung ương và của Tỉnh đầy đủ và tương đối

kịp thời. Có được kết quả trên, một mặt là sự chỉ đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự

quan tâm hướng dẫn của Cục BTXH, Bộ Lao động – TB&XH và có sự phối

hợp nhịp nhàng chặt chẽ với các Sở, Ngành của tỉnh, các đơn vị huyện, thị xã,

thành phố với tinh thần hợp tác giúp đỡ nhau để thực hiện tốt chức năng

nhiệm vụ được giao.

pdf27 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 09/03/2022 | Lượt xem: 393 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Thực thi chính sách an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Minh và đường lối chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam. 4 Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Phương pháp nghiên cứu tài liệu; Phương pháp phân tích, tổng hợp 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn: Luận văn góp phần bổ sung cơ sở lý luận về thực thi chính sách an sinh xã hội gắn với tình hình thực tiễn ở tỉnh Quảng Ninh. Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo góp phần vào việc nâng cao chất lượng thực hiện chính sách an sinh xã hội ở tỉnh Quảng Ninh. 7. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, mục lục, phụ lục, kết cấu luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về an sinh xã hội và thực thi chính sách an sinh xã hội. Chương 2: Thực trạng thực thi chính sách an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong thời gian qua. Chương 3 : Quan điểm và giải pháp thực thi chính sách an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh 5 Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ AN SINH XÃ HỘI VÀ THỰC THI CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI 1.1. An sinh xã hội 1.1.1. Khái niệm về an sinh xã hội Từ những quan điểm trên, trong nội dung luận văn này An sinh xã hội theo nghĩa chung nhất là sự giúp đỡ của Nhà nước, xã hội, cộng đồng bằng những biện pháp và các hình thức khác nhau đảm bảo thực hiện các quyền của con người: được sống trong điều kiện hòa bình, được bảo vệ và bình đẳng trước pháp luật, được thoả mãn những nhu cầu sinh sống thiết yếu, được học tập, được có việc làm, có nhà ở, nhằm giúp họ tránh được mối đe doạ của cuộc sống thường nhật, trợ giúp họ đối phó khi bị rủi ro, tai nạn, bệnh tật, tuổi già, trẻ mồ côi, nghèo khổ, giúp họ vượt qua những khó khăn và từng bước nâng cao ổn định cuộc sống, hoà nhập cộng đồng. 1.1.2. Ý nghĩa an sinh xã hội Thứ nhất, ASXH là biểu hiện rõ rệt của quyền con người. Thứ hai, ASXH thể hiện chủ nghĩa nhân đạo cao đẹp. Thứ ba, ASXH thể hiện truyền thống đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, tương thân tương ái của cộng đồng. 1.1.3. Nội dung an sinh xã hội Hệ thống ASXH giữa các quốc gia trên thế giới được xây dựng không hoàn toàn đồng nhất với nhau. Tuy nhiên, hệ thống ASXH ở nước ta hiện nay bao gồm một số nội dung cơ bản sau đây: 1.1.3.1.Bảo hiểm xã hội 1.1.3.2. Bảo hiểm y tế 6 1.1.3.3. Bảo trợ xã hội ( Trợ giúp xã hội) 1.1.3.4. Ưu đãi xã hội 1.1.3.5. Thị trường lao động 1.1.3.6. Các chương trình xóa đói giảm nghèo, các chương trình và dịch vụ khác 1.2. Thực thi chính sách an sinh xã hội 1.2.1. Chính sách ASXH 1.2.1.1. Khái niệm chính sách an sinh xã hội Từ những phân tích và kế thừa những nghiên cứu đi trước, có thể hiểu, Chính sách ASXH là một hệ thống các cơ chế, chính sách, các giải pháp của Nhà nước và cộng đồng nhằm trợ giúp mọi thành viên trong xã hội đối phó với các rủi ro, các cú sốc về kinh tế, xã hội làm cho họ suy giảm hoặc mất nguồn thu nhập do bị ốm đau, tai nạn, bệnh nghề nghiệp, già cả không còn sức lao động, hoặc vì các nguyên nhân khách quan khác rơi vào hoàn cảnh nghèo khổ, bần cùng hóa và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng thông qua các hệ thống chính sách về thị trường lao động, BHXH, BHYT, BTXH, ƯĐXH, 1.2.1.2. Phương pháp đánh giá chính sách an sinh xã hội Về nguyên tắc, hệ thống ASXH hiện đại của một quốc gia phải bảo đảm được: tính hệ thống; tính công bằng xã hội; tính xã hội hóa và tính bền vững về tài chính. Ở Việt Nam việc đánh giá hệ thống chính sách ASXH hiện hành được xem xét dưới ba góc độ: Mức độ bao phủ của hệ thống chính sách ASXH; Mức độ tác động của hệ thống chính sách ASXH; Mức độ bền vững về tài chính của hệ thống chính sách ASXH 7 1.2.2. Thực thi chính sách an sinh xã hội 1.2.2.1. Khái niệm thực thi chính sách an sinh xã hội Thực thi chính sách an sinh xã hội là quá trình tổ chức chuyển đổi các ý chí của Nhà nước về thực hiện ASXH đối với các đối tượng thụ hưởng. 1.2.2.2. Quy trình thực thi chính sách an sinh xã hội Thứ nhất, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách an sinh xã hội Thứ hai, phổ biến, tuyên truyền chính sách an sinh xã hội. Thứ ba, phân công, phối hợp thực hiện chính sách an sinh xã hội. Thứ tư, duy trì chính sách an sinh xã hội. Thứ năm, điều chỉnh chính sách an sinh xã hội. Thứ sáu, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách an sinh xã hội. Thứ bảy, đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm 1.2.3. Vai trò của thực thi chính sách ASXH: Thứ nhất, các chính sách ASXH tác động đến quá trình tích lũy vốn con người Thứ hai, các chính sách ASXH cũng có những tác động tích cực đến khía cạnh cầu. Thứ ba, các chính sách ASXH còn đóng góp lớn trong việc tạo ra điều kiện để xây dựng môi trường chính trị - xã hội bền vững. 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách An sinh xã hội 1.3.1. Các yếu tố từ đối tượng hưởng lợi (quy mô, phân bố) Đây là một trong những yếu tố quyết định đến việc thực hiện các chính sách ASXH đến các đối tượng hưởng lợi. Nếu quy mô đối tượng hưởng lợi ít thì có thể lựa chọn hướng nâng cao chất lượng chính sách ASXH, nhưng nếu quy mô đối tượng hưởng lợi đông, nguồn lực có hạn thì phải lựa chọn hướng phổ cập chính sách ASXH. Yếu tố này sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả và hiệu lực, tính công bằng của chính sách xã hội. 8 1.3.2. Các yếu tố từ cơ chế, công cụ chính sách Hệ thống văn bản pháp luật Năng lực hoạch định chính sách và tổ chức thực thi của các cơ quan Hệ thống các công cụ chính sách 1.3.3. Các yếu tố thuộc về chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội Hệ thống chính trị và lịch sử sẽ quyết định quan điểm và định hướng phát triển chính sách ASXH. 1.4. Kinh nghiệm của một số địa phương trong cả nước về thực thi 1.4.1. Kinh nghiệm của Hà Nội 1.4.2. Kinh nghiệm của Đà Nẵng 1.4.3. Kinh nghiệm của Đắk Lắk 1.4.4. Bài học kinh nghiệm cho Quảng Ninh Một là, xác định được vai trò của ASXH và chính sách ASXH. Hai là, việc thực thi chính sách ASXH cần có sự phối hợp giữa các cơ quan từ Trung ương đến địa phương, có sự tham gia của người dân và cộng đồng xã hội. Ba là, xây dựng các chính sách về ASXH phải đảm bảo các điều kiện cụ thể và phù hợp với các địa phương các vùng... Bốn là, các chính sách có thực thi được cần sự tham gia của toàn bộ cộng đồng dân cư, kể cả nguồn lực, cũng như quá trình thực hiện. Năm là, cần kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách ASXH để các chính sách được thực hiện đến người thụ hưởng, từ đó tác động đến toàn xã hội. 9 Chương 2 THỰC TRẠNG THỰC THI CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH TRONG THỜI GIAN QUA 2.1. Khái quát về điều kiện phát triển trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh 2.1.1. Điều kiện tự nhiên Quảng Ninh là một tỉnh ở địa đầu phía đông bắc Việt Nam, phía tây tựa lưng vào núi rừng trùng điệp, phía đông nghiêng xuống nửa phần đầu vịnh Bắc bộ với bờ biển khúc khuỷu nhiều cửa sông. Có đường bờ biển dài 250 km, đường biên giới dài 132 km giáp với Trung Quốc và cửa khẩu Quốc tế Móng Cái Tất cả các điều kiện tự nhiên như vậy đã tác động cả thuận lợi và khó khăn đến sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, tác động đa chiều tới đời sống của người dân, ảnh hưởng đến việc đảm bảo ASXH của tỉnh. 2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 2.1.2.1. Về kinh tế Kinh tế tiếp tục ổn định và phát triển trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế. 2.1.2.2. Về xã hội Công tác đảm bảo ASXH, phúc lợi xã hội, giáo dục đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhân dân và văn hóa thông tin tiếp tục được cải thiện. 2.2. Phân tích thực trạng thực thi chính sách An sinh xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh 2.2.1. Công tác xây dựng, ban hành văn bản chỉ đạo và phối hợp triển khai thực hiện chính sách trợ giúp các đối tượng an sinh xã hội 10 Dựa trên các chính sách chung của Nhà nước, Quảng Ninh đã ban hành các chính sách và tổ chức thực hiện chính sách ASXH, cụ thể như sau: Về BHXH, BHYT Hằng năm, BHXH tỉnh phối hợp với các ngành, các cấp chính quyền địa phương để thống kê, rà soát số lượng đơn vị ngoài quốc doanh trên từng địa bàn huyện, thị xã, thành phố, từ đó xây dựng kế hoạch phát triển, mở rộng đối tượng. Công tác cấp sổ BHXH, thẻ BHYT luôn được thực hiện một cách nhanh chóng, đúng quy định. Công tác giải quyết các chế độ, chính sách BHXH, BHYT luôn được tỉnh xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành. Về BTXH Quyết định số 3927/2010/QĐ-UBND ngày 21/12/2010 của UBND tỉnh về việc quy định mức trợ cấp, trợ giúp cho các đối tượng bảo trợ xã hội và mức chi cho công tác chi trả, quản lý đối tượng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (gọi tắt là Quyết định 3927); Nghị quyết số 48/2011/NQ-HĐND ngày 09/12/2011 của HĐND tỉnh về chính sách bảo trợ xã hội đối với người cao tuổi trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (gọi tắt là Nghị quyết 48);Quyết định số 427/2012/QĐ-UBND ngày 29/02/2012 của UBND tỉnh thực hiện chính sách bảo trợ xã hội đối với người cao tuổi trên địa bàn tỉnh (gọi tắt là Quyết định 427); Quyết định số 1878/2012/QĐ-UBND ngày 27/7/2012 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc hỗ trợ chi phí phẫu thuật chỉnh hình và phục hồi chức năng lao động cho người khuyết tật hệ vận động trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh; Quyết định số 897/QĐ-UBND ngày 09/5/2014 của UBND tỉnh phê duyệt Đề án thí điểm nuôi dưỡng đối tượng tự nguyện tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh; Quyết định số 91/QĐ-UBND ngày 14/01/2015 của UBND tỉnh quy định mức thu hằng tháng đối với đối tượng tự nguyện được nuôi dưỡng, chăm sóc tại Trung tâm bảo trợ xã hội; Quyết định số 1899/2015/QĐ-UBND ngày 06/7/2015 của UBND Tỉnh về việc quy định mức trợ giúp đối tượng bảo trợ xã hội và mức chi cho công tác quản lý thực hiện chính sách bảo trợ xã 11 hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (gọi tắt là Quyết định 1899); Hướng dẫn Liên ngành số 455/SLĐTBXH-STC ngày 15/3/2011 của Liên sở: Lao động TB&XH – Sở Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định 3927/2010/QĐ- UBND ngày 21/12/2010 của UBND tỉnh quy định mức trợ cấp, trợ giúp đối tượng bảo trợ xã hội theo Nghị định 13; Hướng dẫn số 1106/HDLS ngày 12/7/2013 của Liên sở: Lao động TB&XH – Sở Tài chính – Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh bổ sung một số nội dung triển khai thực hiện xác định mức độ khuyết tật và thực hiện trợ cấp đối với người khuyết tật. Về ƯĐXH Quyết định số 1273/2012/QĐ-UBND ngày 01/6/2012 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về hỗ trợ tiền ăn cho người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh: Đối tượng điều dưỡng tập trung tại Trung tâm Điều dưỡng Người có công tỉnh được hỗ trợ 1.400.000đồng/người/đợt điều dưỡng; đối tượng điều dưỡng tại gia được hỗ trợ 700.000 đồng/ người/đợt điều dưỡng. Toàn tỉnh có gần 11.000 đối tượng được hỗ trợ tiền ăn theo Quyết định 1237. Trong đó gần 400 đối tượng được điều dưỡng mỗi năm một lần, hơn 10.000 đối tượng thuộc diện điều dưỡng 2 năm một lần. Về lao động, việc làm Nghị quyết số 24/2011/NQ-HĐND ngày 18/10/2011 và Quyết định số 428/2012/QĐ-UBND ngày 29/02/2012 về thực hiện chính sách hỗ trợ lao động tỉnh Quảng Ninh đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng. Nghị quyết số 221/NQ-HĐND ngày 12/12/2015 về Chương trình Việc làm tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016 - 2020; Quyết định số 244/QĐ-UBND ngày 21/01/2016 về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình Việc làm tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016 – 2020. Chính sách hỗ trợ dạy nghề theo: Quyết định số 24/QĐ-UBND ngày 06/01/2011 Phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho LĐNT tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020; Quyết định số 4069/QĐ-UBND ngày 21/12/2015 về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 24/QĐ-UBND ngày 06/01/2011 của Ủy ban nhân dân 12 tỉnh phê duyệt “Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020”; Nghị quyết số 220/2015/NQ-HĐND ngày 12/12/2015 của HĐND tỉnh về việc ban hành chính sách hỗ trợ đối tượng học nghề thuộc danh mục nghề khuyến khích đào tạo của tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2016 – 2020; Quyết định số 344/2016/QĐ-UBND ngày 02/02/2016 của UBND tỉnh ban hành quy định thực hiện chính sách hỗ trợ đối tượng học nghề thuộc danh mục nghề khuyến khích đào tạo của tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2016 - 2020. Về chính sách giảm nghèo và các đề án ASXH Chính sách giảm nghèo: Quảng Ninh luôn xem giảm nghèo là bộ phận của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh gắn liền với ASXH. Các đề án về ASXH: Tham mưu, đề xuất UBND tỉnh ban hành Quyết định số 119/QĐ-UBND ngày 15/01/2015 về việc chúc thọ, tặng quà cho 1.278 người cao tuổi tròn 90, 95 và từ 101 tuổi trở lên. Có văn bản hướng dẫn một số nội dung thực hiện chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh theo Nghị định 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ Quy định và Quyết định số 1899/2015/QĐ-UBND ngày 06/7/2015 của UBND Tỉnh; Đề án phát triển nghề công tác xã hội và Đề án trợ giúp xã hội đối với người rối nhiễu tâm trí, tâm thần dựa vào cộng đồng trên địa bàn tỉnh; Luật Người khuyết tật và Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012 – 2020; Đề án phát triển nghề công tác xã hội và Đề án trợ giúp xã hội đối với người rối nhiễu tâm trí, tâm thần dựa vào cộng đồng trên địa bàn tỉnh Về Công tác tham mưu, đề xuất: Tham mưu trình UBND tỉnh về việc nâng mức chuẩn trợ giúp xã hội (thay thế Quyết định 1899/2015/QĐ-UBND); Báo cáo UBND Tỉnh, trình HĐND thông qua “ Chính sách mở rộng đối tượng hưởng trợ cấp xã hội theo quy định tại Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ” [38]. 13 2.2.2. Công tác tập huấn nâng cao năng lực và công tác tuyên truyền phổ biến chính sách Qua các lớp tập huấn, các buổi truyền thông cán bộ chính sách và người dân có thể hiểu sâu hơn các chính sách, đồng thời nhận thức rõ tinh thần của Đảng và Nhà nước trong công tác ASXH. Hơn nữa, việc tuyên truyền, giải đáp chính sách ASXH là rất cần thiết trong công tác tăng cường tính minh bạch, khả năng giám sát, phối hợp giữa nhân dân và chính quyền trong thực thi chính sách ASXH trên địa bàn tỉnh. 2.2.3. Công tác quản lý, kiểm tra Công tác quản lý đối tượng: Công tác quản lý, theo dõi chính sách ASXH tại Phòng Lao động Thương binh và Xã hội cấp huyện được quản lý trên máy vi tính, danh sách theo từng loại đối tượng, được bổ sung, cập nhật biến động thường xuyên. Công tác thực hiện chi trả cho đối tượng, hộ gia đình: Phòng Lao động TB&XH cấp huyện sử dụng nguồn kinh phí Đảm bảo xã hội hằng năm do tỉnh phân khai thực hiện chi trả trợ cấp hằng tháng cho các đối tượng trên địa bàn. Địa điểm chi trả cho đối tượng tại UBND các xã, phường, thị trấn. Trường hợp đối tượng già yếu, khuyết tật, khó khăn trong việc đi lại, cán bộ thực hiện chi trả đến tận tay gia đình, đối tượng; Công tác kiểm tra thực hiện chính sách: Hằng năm Sở LĐTBXH đều thành lập hoặc phối hợp với các sở, ngành khác thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra việc thực hiện chính sách ASXH, 2.2.5. Về thực hiện chính sách riêng của tỉnh Quảng Ninh Chính sách bảo trợ xã hội đối với người cao tuổi: Phẫu thuật chỉnh hình cho người khuyết tật hệ vận động 2.2.6. Công tác bảo đảm nguồn lực thực hiện Kinh phí để thực hiện chính sách ASXH được UBND tỉnh phân cấp hằng năm. Trên thực tế, trên cơ sở phát triển KTXH của tỉnh đạt khá, nên nguồn ngân sách có khả năng cân đối hơn mức Chính phủ quy định. 14 2.3. Đánh giá thực trạng thực thi chính sách An sinh xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh 2.3.1. Những kết quả đạt được Trong những năm qua, tỉnh Quảng Ninh cũng đã đạt các kết quả nhất định về ASXH, cụ thể như sau: Về Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế: Cùng với cả nước tỉnh đã triển khai công tác tin học hóa BHXH và chuyển thuê dịch vụ bưu điện nên việc chi trả BHXH ngày càng thuận lợi hơn, đối tượng ngày càng được mở rộng. Thực hiện đúng theo phương châm, chi đúng, chi đủ, chi kịp thời. Về BTXH Đảm bảo 100% đối tượng thuộc diện được hưởng chính sách BTXH theo Nghị định 136 của Chính phủ được hưởng theo đúng quy định, mức trợ giúp ngày càng được nâng lên. Về ƯĐXH Từ năm 2012 đến nay, toàn tỉnh có 23.807 lượt đối tượng được hỗ trợ tiền ăn với số kinh phí 26.335,4 triệu đồng; trong đó số lượt đối tượng điều dưỡng tập trung là 13.815 với số kinh phí 19.341 triệu đồng; số lượt đối tượng điều dưỡng tại gia là 9.992, với số kinh phí 6.994,4 triệu đồng. Về lao động – việc làm Giai đoạn 2011 - 2015, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho 140.403 lao động, bình quân đạt 2,8 vạn lao động/năm so với kế hoạch hằng năm là 2,6 vạn lao động, đạt 107% so với chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XIII đã đề ra; 6 tháng đầu năm 2016, ước toàn tỉnh đã tạo việc làm mới cho khoảng 8.800 lao động (đạt 46,3% kế hoạch năm; Giai đoạn 2010-2015, toàn tỉnh đã đào tạo nghề cho lao động nông thôn 21.881 người 15 Về chính sách giảm nghèo Hồ trợ phát triển sản xuất (Chương trình 135) Hỗ trợ các mô hình phát triển sản xuất (Chương trình giảm nghèo): Giai đoạn 2011-2015, thực hiện nguồn vốn từ ngân sách tỉnh và ngân sách trung ương cho các mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, Sở Nông nghiệp và PTNT (Chi cục Phát triển nông thôn) đã tổ chức triển khai Trong những năm qua, công tác an sinh xã hội luôn được tỉnh quan tâm thực hiện bằng nhiều cơ chế, chính sách đã ban hành. Các ngành, địa phương đã chủ động hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội tại cơ sở. Cơ bản các đối tượng có liên quan đã được hưởng các chính sách an sinh xã hội của Trung ương và của Tỉnh đầy đủ và tương đối kịp thời. Có được kết quả trên, một mặt là sự chỉ đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự quan tâm hướng dẫn của Cục BTXH, Bộ Lao động – TB&XH và có sự phối hợp nhịp nhàng chặt chẽ với các Sở, Ngành của tỉnh, các đơn vị huyện, thị xã, thành phố với tinh thần hợp tác giúp đỡ nhau để thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ được giao. 2.3.2. Những hạn chế Thứ nhất, do chính sách ASXH có sự thay đổi nhiều, liên tục, nên việc triển khai thực hiện có phần còn lúng túng. Thứ hai, mức trợ giúp xã hội của Nhà nước còn thấp, mức của tỉnh cho các đối tượng hiện nay mặc dù đã tăng hơn so với quy định chung của Nhà nước nhưng so với mặt bằng xã hội thì vẫn còn thấp. Thứ ba, số đối tượng thuộc diện BTXH, TGXH ngày càng gia tăng, đặc biệt là nhóm đóm tượng người cao tuổi, người khuyết tật,... mà biên chế cho công tác xã hội rất hạn chế.. Thứ tư, cách xác định tuổi hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng cho những NCT không đầy đủ. 16 Thứ năm, việc xác định mức độ khuyết tật cho các đối tượng BTXH còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc Thứ sáu, phần lớn người dân lao động phổ thông trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa được tham gia BHYT, BHXH, một bộ phận người dân chưa muốn tham gia BHXH do thủ tục khó khăn, chất lượng khám chữa bệnh theo chế độ bào hiểm chưa tốt. Thứ bảy, một số đối tượng chính sách do sức khoẻ yếu, hoàn cảnh gia đình nghèo, khó khăn, điều kiện đi giám định sức khoẻ và làm các giấy tờ khác hạn chế, dẫn đến việc hoàn thiện thủ tục hồ sơ để được hưởng chế độ đôi khi còn chậm. Thứ tám, công tác tuyền truyền, hướng dẫn, phổ biến các qui định chính sách ASXH đã đi vào cuộc sống cộng đồng, đến các vùng, tuy nhiên nhận thức của người dân ở một số nơi chưa thật đúng mức, còn có tư tưởng trông chờ vào sự trợ giúp của Nhà nước. Thứ chín, chưa có hệ thống phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu đối tượng bảo trợ xã hội chung toàn quốc. Thứ mười, công tác báo cáo về ASXH của một số huyện chỉ mang tính chung chung. 2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế Có thể nêu ra các nguyên nhân sau đây: Nguyên nhân chung Nhận thức về vai trò của ASXH còn thấp; Năng lực xây dựng chính sách ASXH còn hạn chế. Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, luật pháp, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính ASXH chưa được quan tâm đúng mức. Quản lý nhà nước về ASXH chưa tốt;Việc tổ chức thực thi chính sách ASXH ở các cấp, nhất là cấp cơ sở còn yếu. 17 Nguyên nhân cụ thể Hệ thống văn bản pháp luật chưa đầy đủ và chưa hoàn thiện; Thiếu sự phối hợp với hệ thống chính sách xã hội có liên quan; Mô hình chính sách, tổ chức hoạt động, phục vụ thiếu đa dạng; nguồn tài chính cho ASXH của còn thấp; thiếu các chế tài buộc doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ đóng góp BHXH, BHYT cho người lao động; công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát xử lý vi phạm các quy định về ASXH chưa thường xuyên và nghiêm túc. Sự phối hợp giữa ngành chủ quản với cơ quan quản lý nhà nước về BHXH, BHYT và các địa phương chưa chặt chẽ. Đội ngũ cán bộ làm công tác ASXH còn thiếu về số lượng và tính chuyên nghiệp chưa cao... 18 Chương 3 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP THỰC THI CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH 3.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về An sinh xã hội Trong thời gian tới, chính sách ASXH cần tập trung vào 4 nội dung chính như sau: Một là, tăng cường cơ hội có việc làm, bảo đảm thu nhập tối thiểu và giảm nghèo bền vững cho người lao động yếu thế thông qua hỗ trợ cá nhân và hộ gia đình phát triển sản xuất, hỗ trợ tín dụng, giải quyết việc làm và kết nối thông tin thị trường lao động. Hai là, mở rộng cơ hội cho người lao động tham gia hệ thống chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp để chủ động đối phó khi thu nhập bị suy giảm hoặc bị mất do các rủi ro, ốm đau, tai nạn lao động, tuổi già. Ba là, hỗ trợ thường xuyên đối với người có hoàn cảnh đặc thù và hỗ trợ đột xuất cho người dân khi gặp các rủi ro không lường trước hoặc vượt quá khả năng kiểm soát (mất mùa, thiên tai, động đất, chiến tranh, đói nghèo,...) thông qua các khoản tiền mặt và hiện vật do ngân sách nhà nước bảo đảm. Bốn là, tăng cường tiếp cận của người dân đến hệ thống dịch vụ xã hội cơ bản, như giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch và vệ sinh môi trường, thông tin. 3.2. Phương hướng thực thi chính sách An sinh xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh Thứ nhất, đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến các chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước. Thứ hai, triển khai và thực hiện tốt, kịp thời Luật Người cao tuổi, Luật Người khuyết tật và các Nghi định, Thông tư hướng dẫn có liên quan của Nhà nước và chỉ đạo của Tỉnh; đồng thời triển khai thực hiện có hiệu quả các Nghị định của Chính phủ trên địa bàn Tỉnh. 19 Thứ ba, thường xuyên tổ chức rà soát, thống kê, phân loại và quản lý đối tượng; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý ASXH và các thành phần của chính sách này (như phối hợp giữa bảo hiểm hưu trí và BHYT theo mã số thống nhất trong toàn quốc). Thứ tư, tham mưu đề xuất các cơ chế chính sách tạo điều kiện cho các đối tượng yếu thế được nâng cao đời sống và đảm bảo được thụ hưởng các dịch vụ xã hội cơ bản thiết yếu. Thứ năm, thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ phụ trách lĩnh vực tại cấp huyện, cấp xã; phối hợp tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho thành viên Hội đồng xác định mức độ khuyết tật. Đồng thời, cử cán bộ tham gia đầy đủ các cuộc tập huấn, đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực do Cục BTXH Bộ Lao động TB&XH tổ chức. Thứ sáu, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước về chính sách ASXH từ cấp tỉnh tới cấp huyện, cấp xã. 3.3. Giải pháp thực thi chính sách An sinh xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh 3.3.1 Hoàn thiện thể chế về an sinh xã hội Tiếp tục hoàn thiện các quy định của địa phương để thực hiện tốt các quy định dựa trên cơ sở pháp lý, các chính sách và giải pháp bảo đảm ASXH: Đẩy mạnh việc thực thi hệ thống luật về ASXH; Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy định cụ thể; Phối hợp đồng bộ các giải pháp; Chính sách ASXH phải gắn liền với quá trình cải cách thể chế hành chính ; Từng bước nâng cao chất lượng chính sách ASXH. 3.3.2 Tuyên truyền chính sách an sinh xã hội Tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng như đài phát thanh truyền hình, các báo của tỉnh Quảng Ninh, tờ rơi, tờ gấp, panô áp phích để các cấp, các ngành, của người dân và của cả chính người dân hiểu đầy đủ. 20 3.3.3. Cải cách thủ tục hành chính đối với thực thi chính sách an sinh xã hội Sau khi đối tượng được xác định là đối tượng thuộc diện hưởng chính sách thì bắt đầu quy trình ra quyết định chính sách. Theo quy trình ra quyết định hiện tại ở tỉnh Quảng Ninh không phù hợp, thời gian đối tượng được hưởng chính sách quá dài và thủ tục hồ sơ phức tạp lẫn lộn giữa các nhóm này và nhóm khác. Vì vậy cần có quy trình, phân công trách nhiệm các cơ quan, tổ chức nhằm giảm bớt các thủ tục, hồ sơ cũng như thời gian đề nghị hưởng chính sách của đối tượng. 3.3.4. Hoàn thiện tổ chức bộ máy thực thi chính sách an sinh xã hội Tiếp tục hoàn thiện bộ máy tố chức thực thi chính sách ASXH từ tỉnh đến cơ sở; Tăng cường phân cấp quản lý nhà nước về việc tố chức thực hiện các chính sách ASXH; Tăng cường số lượng cán bộ để đủ người làm công tác ASXH; Phát triển nguồn nhân lực cán bộ xã hội và hệ thống mạng lưới tố chức sử dụng nhân viên công tác xã hội, mạng lưới nhân viên công tác xã hội. 3

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_thuc_thi_chinh_sach_an_sinh_xa_hoi_tren_dia.pdf
Tài liệu liên quan