MỤC LỤC Trang
MỞ ĐẦU 2
NỘI DUNG 8
Chƣơng 1: NHỮNG TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG
CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CỦA MINH MỆNH8
1.1. Tiền đề chính trị, kinh tế - xã hội 8
1.2 Tiền đề tư tưởng, văn hoá 23
1.3. Minh Mệnh và một số tác phẩm tiêu biểu 27
Chƣơng 2: NHỮNG TƢ TƢỞNG CƠ BẢN VỀ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI33
2.1 Tư tưởng trị nước 33
2.1.1 Tư tưởng đức trị kết hợp với pháp trị 33
2.1.2 Tư tưởng an ninh, quốc phòng 52
2.2. Tư tưởng về đạo làm người 68
2.3. Tư tưởng giáo dục và sử dụng hiền tài 78
2.4. Tư tưởng trọng nông nghiệp 89
2.5. Những mặt tích cực và hạn chế trong tư tưởng chính trị – xã
hội của Minh Mệnh. 93
KẾT LUẬN 102
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 105
PHỤ LỤC
15 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 659 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Tìm hiểu tư tưởng chính trị xã hội của Minh Mệnh qua một số tác phẩm tiêu biểu dưới triều Nguyễn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
VIỆN TRIẾT HỌC
NGUYỄN THỊ HIẾU
TÌM HIỂU TƯ TƯỞNG
CHÍNH TRỊ XÃ HỘI CỦA MINH MỆNH
QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM TIÊU BIỂU
DƯỚI TRIỀU NGUYỄN
Chuyên ngành : Triết học
Mã số : 60 22 80
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS Lê Thị Lan
HÀ NỘI – 2009
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
VIỆN TRIẾT HỌC
NGUYỄN THỊ HIẾU
TÌM HIỂU TƯ TƯỞNG
CHÍNH TRỊ XÃ HỘI CỦA MINH MỆNH
QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM TIÊU BIỂU
DƯỚI TRIỀU NGUYỄN
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
HÀ NỘI – 2009
MỤC LỤC Trang
MỞ ĐẦU 2
NỘI DUNG 8
Chƣơng 1: NHỮNG TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG
CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CỦA MINH MỆNH
8
1.1. Tiền đề chính trị, kinh tế - xã hội 8
1.2 Tiền đề tư tưởng, văn hoá 23
1.3. Minh Mệnh và một số tác phẩm tiêu biểu 27
Chƣơng 2: NHỮNG TƢ TƢỞNG CƠ BẢN VỀ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI
33
2.1 Tư tưởng trị nước 33
2.1.1 Tư tưởng đức trị kết hợp với pháp trị 33
2.1.2 Tư tưởng an ninh, quốc phòng 52
2..2. Tư tưởng về đạo làm người 68
2.3. Tư tưởng giáo dục và sử dụng hiền tài 78
2.4. Tư tưởng trọng nông nghiệp 89
2.5. Những mặt tích cực và hạn chế trong tư tưởng chính trị – xã
hội của Minh Mệnh. 93
KẾT LUẬN 102
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 105
PHỤ LỤC
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phong trào đổi mới tư duy do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI
Đảng Cộng sản Việt Nam đề xướng và lãnh đạo thực hiện từ năm 1986 đã
thổi một luồng gió mới vào công tác nghiên cứu khoa học xã hội. Triều
Nguyễn nói chung và tư tưởng triều Nguyễn nói riêng là đề tài nghiên cứu cơ
bản và quan trọng đã thu hút sự quan tâm đáng kể của giới nghiên cứu khoa
học xã hội trong khoảng ba thập niên trở lại đây. Việc nghiên cứu đến nơi đến
chốn một triều đại phong kiến đã từng là đối tượng của cách mạng có ý nghĩa
hết sức quan trọng cả về mặt lý luận và thực tiễn.
Về mặt lý luận, do hoàn cảnh lịch sử đặc biệt của đất nước, cho đến
trước thời kỳ đổi mới, triều Nguyễn nói chung, tư tưởng triều Nguyễn nói
riêng chỉ được quan tâm nghiên cứu trên một số phương diện nhất định và chủ
yếu là bị phê phán như một đối tượng của cách mạng hơn là đối tượng của
khoa học xã hội. Vì vậy, những tri thức về triều đại này có tính phiến diện,
nghèo nàn và giản đơn. Sau đổi mới, nhận thức được sự thiếu hụt, lệch lạc và
phiến diện trong lý luận về giai đoạn lịch sử quan trọng của dân tộc này, các
ngành khoa học xã hội đã coi nghiên cứu về triều Nguyễn và tư tưởng của
triều đại này như một trong những mảng đề tài chính và quan trọng trong giai
đoạn hiện nay nhằm giải quyết những vấn đề lý luận trọng yếu về mặt sử học,
văn học, tư tưởng, chính trị . Đã có một chương trình nghiên cứu cấp nhà
nước chuyên biệt, lâu dài về triều Nguyễn với hội thảo khoa học lần thứ ba
được tổ chức tháng 11- 2008. Ngoài ra, nhiều đề tài cấp bộ và hội thảo khoa
học quốc gia và quốc tế có liên quan đến triều Nguyễn đã được thực hiện.
Những vấn đề lý luận cơ bản về triều Nguyễn như vị trí và vai trò lịch sử của
triều Nguyễn trong tiến trình lịch sử dân tộc, những đóng góp và sai lầm trong
lãnh đạo xây dựng và bảo vệ đất nước của triều Nguyễn, những giá trị và hạn
chế trong văn hoá và tư tưởng của triều Nguyễn đã từng bước được giải
quyết trên những bình diện mới. Mặc dù vậy, để có được một nhận thức
khách quan, đầy đủ và khoa học về triều Nguyễn, và đặc biệt để các tri thức
lịch sử này tham gia hữu ích vào giải quyết những vấn đề thực tiễn mới nảy
sinh trong những bối cảnh mới của đất nước hiện nay thì các nhà nghiên cứu
vẫn còn phải nỗ lực hơn nữa trong lĩnh vực còn đầy câu hỏi chưa trả lời này.
Về mặt thực tiễn, Đảng Cộng sản Việt Nam đang lãnh đạo toàn dân tiến
hành công cuộc cải cách, đổi mới toàn diện đất nước nhằm mục tiêu “dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”. Để đạt được mục tiêu ấy,
không chỉ cần một Đảng lãnh đạo sáng suốt, một bộ máy nhà nước hoạt động
hiệu quả, một khối đại đoàn kết toàn dân quyết tâm theo đuổi mục tiêu mà
còn cần một đường lối chính trị đúng đắn, phù hợp với quy luật khách quan.
Trong bối cảnh quốc tế đầy biến động hiện nay, xây dựng một mô hình phát
triển đất nước vừa thích ứng với tình hình quốc tế, vừa đảm bảo được các mục
tiêu chính trị - xã hội của dân tộc là một trong những thách thức hàng đầu mà
lịch sử đặt ra cho dân tộc ta để phát triển. Trong việc giải quyết nhiệm vụ này,
việc khảo cứu lại mô hình chính trị triều Nguyễn, đặc biệt là triều vua Minh
Mệnh với sự xây dựng một đường lối chính trị - xã hội đặc thù làm nên một
trong những triều đại hùng mạnh nhất Đông Nam Á trong nửa đầu thế kỷ
XIX, sẽ góp một phần nhỏ cho việc tham khảo, tổng kết kinh nghiệm tư tưởng
chính trị và bài học lịch sử về xây dựng đường lối chính trị và quản lý đất
nước.
Do sức hấp dẫn và tính cấp thiết về lý luận, thực tiễn của chủ đề
triều Nguyễn và tư tưởng triều Nguyễn như trên, tôi chọn đề tài “Tìm hiểu tƣ
tƣởng chính trị - xã hội trong một số tác phẩm tiêu biểu của Minh Mệnh”
làm đề tài luận văn cao học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài.
Việc nghiên cứu những tư tưởng về chính trị - xã hội của Minh Mệnh
đã được nhiều nhà khoa học, sử học quan tâm, chú ý và có mặt trong rất nhiều
các công trình nghiên cứu.
Các tác phẩm lịch sử tư tưởng: bộ “Nho giáo” của học giả Trần Trọng
Kim được ấn hành tại Hà Nội vào những năm 30 thế kỷ XX. Trần Trọng Kim
coi nho giáo như một thứ bảo vật của dân tộc và rất đắc dụng trong việc trị
quốc an dân, là phong cách tốt nhất để thiết lập tôn ty trật tự xã hội. Qua đó
ông phân tích đường lối trị quốc mà Nho giáo chiếm vị trị độc tôn của một số
nhà vua ở các triều đại trong đó có Minh Mệnh.
Công trình được giải thưởng Hồ Chí Minh của Giáo sư Trần Văn Giàu
“Sự phát triển của tƣ tƣởng Việt Nam từ thế kỷ XIX đến Cách mạng
tháng Tám”.
Gần đây có một số cuốn sách và các sách báo, tạp chí, luận văn thạc sĩ,
tiến sĩ triết học cũng đi vào nghiên cứu một số khía cạnh của các vấn đề tư
tưởng chính trị của vương triều Nguyễn nói chung và Minh Mệnh nói riêng
như: Đỗ Bang “ Tổ chức bộ máy nhà nước dưới triều Nguyễn”, Mai Khắc
Ứng (1996) Chính sách khuyến nông dưới thời Minh Mệnh, NXB Văn Hoá
Thông tinĐặc biệt là 2 công trình: Nguyễn Minh Tường trong tác phẩm
“Cải cách hành chính dƣới triều Nguyễn”, ở mục III (chương I) đã bàn về
tư tưởng chính trị của Minh Mệnh. Vì là vấn đề không thuộc trọng tâm của
cuốn sách nên tác giả Nguyễn Minh Tường chỉ mới nêu những nét khái quát
về tư tưởng chính trị của Minh Mệnh, chứ chưa đi sâu vào phân tích mọi mặt
của tư tưởng chính trị này. Tác giả Nguyễn Minh Tường nhận định: “Dưới
triều Minh Mệnh, tinh thần pháp trị được đề cao hơn nữa và thực hiện rất
nghiêm. Sau một thời kỳ dài mất ổn định về chính trị để duy trì kỉ cương xã
hội, để bộ máy hành chính của đất nước hoạt động một cách hữu hiệu, phòng
ngừa tham quan, lại nhũng tất yếu phải tăng cường đề cao pháp luật”[69; 59].
Tiếp đó là công trình: “Lịch sử tƣởng Việt Nam” tập II, NXB khoa
học xã hội, Hà Nội, 1997 do Lê Sỹ Thắng chủ biên đã trình bày những nội
dung cơ bản của tư tưởng Việt Nam thế kỷ XIX. Trong đó liên quan đến đề
tài luận văn là chương III (phần một): “Minh Mệnh và sách Minh Mệnh
Chính Yếu”. Mở đầu chương, Lê Sỹ Thắng đánh giá cao vai trò của Minh
Mệnh “ông là người đặt cơ sở tư tưởng và thiết chế của triều Nguyễn”[10,
74]. Về tư tưởng chính trị của Minh Mệnh, tác giả nhận định “trong khuôn
khổ hệ tư tưởng phong kiến mà Nho giáo là nòng cốt, hệ tư tưởng của Minh
Mệnh là tiến bộ, có nhiều mệnh đề tích cực” [64; 113].
Và Nguyễn Hoài Văn với “Tìm hiểu tƣ tƣởng chính trị Nho giáo
Việt Nam từ Lê Thánh Tông đến Minh Mệnh”. Trong chương 4, tác giả
nghiên cứu về tình hình kinh tế chính trị, xã hội và các tư tưởng chính trị Nho
giáo của Minh Mệnh. Tác giả cũng đi vào so sánh tư tưởng chính trị Nho giáo
của Minh Mệnh với tư tưởng chính trị Nho giáo của Lê Thánh Tông và nhận
định: “nhờ vận dụng Tống Nho (hay Tân Nho giáo), Lê Thánh Tông đã tiến
hành hiện đại hoá đất nước, hoàn thành việc hội nhập Việt Nam, với sự lựa
chọn mô hình cơ bản mới đó là mô hình nhà Minh hiện đại ở Trung Quốc đưa
nước Đại Việt đạt trình độ ngang bằng với các quốc gia Âu - Á cùng loại.
Nhưng cũng dưới Tống Nho, Minh Mệnh đã làm điều ngược lại điều mà Lê
Thánh Tông đã làm - đóng chặt mọi cánh cửa mở ra với thế giới bên ngoài
(với phương Tây)”[71; 465].
Bên cạnh những tác phẩm về lịch sử tư tưởng ở trên, còn có một số tác
phẩm về lịch sử liên quan đến đề tài luận văn. Cuốn phẩm “Việt Nam Sử
lƣợc”, NXB Tân Việt, Hà Nội, 1951 do Trần Trọng Kim chủ biên, Trần
Trọng Kim đã đánh giá rất cao những tư tưởng chính trị xã hội cũng như
những việc làm mà Minh Mệnh đã làm được. Ông viết: “ Trong đời vua
Thánh tổ (tức Minh Mệnh) làm vua, pháp luật, chế độ, điều gì cũng được sửa
sang lại cả, làm thành một nước có cương kỷ Ngài là một ông vua thông
minh, có quả cảm, hết lòng lo việc nước, tưởng về bản triều nhà Nguyễn, chư-
a có ông vua nào làm được nhiều công việc hơn ngài”[23; 465].
Đặc biệt trong tác phẩm “Lịch sử Việt Nam” tập II, do Giáo sư Phan
Huy Lê chủ biên năm 2003. Tác phẩm là sự tập hợp tình hình đất nước từ đầu
thế kỷ XV đến giữa thế kỷ XIX. Trong phần thứ sáu chương III: Việt Nam -
Đại Nam thời Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX nêu ra các vấn đề về kinh tế, chính
trị, văn hoá của vương triều Nguyễn nói chung. Tác giả nhận định “từ Gia
Long đến Minh Mạng, bộ máy cai trị của nhà Nguyễn ngày càng hoàn thiện,
có thêm có bớt nhưng nhìn chung không cồng kềnh, thậm chí có thể coi là
gọn nhẹ”[28; 418].
Các công trình hoặc là đi vào tìm hiểu một vài khía cạnh như cải cách
ruộng đất, cải cách hành chính, hoặc là đi vào phân tích quá trình độc tôn Nho
giáo của Minh Mệnh trong tiến trình lịch sử dân tộc mà chưa đi vào phân tích
một cách khái quát, hệ thống những tư tưởng chính trị của Minh Mệnh.
Vì vậy thực hiện đề tài này, tác giả một mặt kế thừa những ý kiến của
các công trình, các tác giả đi trước và mặt khác tập trung vào tìm hiểu một
cách hệ thống và tổng hợp những tư tưởng chính trị- xã hội của Minh Mệnh.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn.
Mục đích của luận văn là phân tích và hệ thống hoá tư tưởng chính trị-
xã hội cơ bản của Minh Mệnh trong một số tác phẩm tiêu biểu, từ đó bước
đầu làm rõ những đóng góp cũng như hạn chế của tư tưởng Minh Mệnh trong
lịch sử tư tưởng triều Nguyễn.
Để đạt được mục đích đó luận văn giải quyết ba nhiệm vụ sau đây:
_Thứ nhất, tìm hiểu điều kiện chính trị, kinh tế - xã hội, văn hoá tư
tưởng cho sự hình thành tư tưởng chính trị - xã hội của Minh Mệnh
_Thứ hai, tập trung phân tích và hệ thống hoá những tư tưởng cơ bản
về chính trị - xã hội trong một số tác phẩm tiêu biểu của Minh Mệnh.
_Thứ ba, làm rõ những đóng góp và hạn chế trong tư tưởng chính trị –
xã hội của Minh Mệnh.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
- Đề tài dựa vào phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh về nghiên cứu lịch sử triết học và lịch sử tư tưởng dân tộc
- Đồng thời kết hợp sử dụng các phương pháp phân tích, đối chiếu, so
sánh, tổng hợp kết hợp với phương pháp lôgic - lịch sử .
5. Đóng góp về mặt khoa học của luận văn
Luận văn nêu lên một cách có hệ thống những tư tưởng chính trị - xã
hội của Minh Mệnh, đồng thời thể hiện rõ sự tiếp thu có chọn lọc những kinh
nghiệm và truyền thống của cha ông trong quá trình dựng nước và giữ nước
của lịch sử dân tộc.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Đề tài góp phần làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến vấn
đề tư tưởng chính trị - xã hội của Minh Mệnh nói riêng và của vương triều
Nguyễn nói chung.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn bao gồm 2 chương và 8 tiết.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thế Anh (1971), Kinh tế xã hội Việt Nam dưới các vua triều
Nguyễn, Nxb Lửa Thiêng, Sài Gòn.
2. Đỗ Bang (chủ biên)(1997), Tổ chức bộ máy nhà nước dưới triều Nguyễn
giai đoạn 1802-1884, Nxb Thuận Hoá, Huế.
3. Đỗ Bang, Trương Hữu Quýnh, Vũ Minh Giang, Vũ Văn Quân (1997),
Tình hình ruộng đất và đời sống Việt Nam dưới triều Nguyễn,
Nxb Thuận Hoá, Huế.
4. Đặng Xuân Bảng (1997), Sử học bị khảo, Nxb Văn hoá thông tin, Hà
Nội
5. Nguyễn Thanh Bình (2007), Học thuyết chính trị- xã hội của Nho giáo và
ảnh hưởng của nó ở Việt Nam (Từ đầu thế kỷ XI đến nửa đầu
thế kỷ XIX), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
6. Nguyễn Thanh Bình (2007), Tư tưởng về “đạo trị nước” ở các nhà Nho
Việt Nam, Viện khoa học xã hội Việt Nam, Viện Triết học, Tạp
chí triết học (1).
7. Phan Đại Doãn (chủ biên) ( 1998), Một số vấn đề về Nho giáo Việt Nam,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
8. Bùi Đăng Duy (1969), Đặc điểm dân tộc - về lịch sử tư tưởng triết học ở
nước ta, Tạp chí Triết học (13), tr 84.
9. Lê Quý Đôn (1961), Vân đài loại ngữ, tập 2, Nxb Văn hoá, Hà Nội.
10. Trần Văn Giàu (1958), Sự khủng hoảng của chế độ phong kiến nhà
Nguyễn trước 1858, Nxb Văn hoá, Hà Nội.
11. Trần Văn Giàu (1967), Mấy ý kiến sơ bộ về việc nghiên cứu lịch sử tư
tưởng Việt Nam, Tạp chí Triết học (7), tr 10.
12. Trần Văn Giàu (1969), Các nguyên lý của đạo đức Nho giáo ở Việt Nam
thế kỷ XIX, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử (128), tr 4- 17.
13. Trần Văn Giàu (1969), Lịch sử quan của triều đình và Nho gia trong thời
Nguyễn, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử (125), tr 24- 38.
14. Trần Văn Giàu (1973), Sự phát triển của tư tuởng ở Việt Nam từ thế kỷ
XIX đến Cách mạng tháng Tám, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
15. Hoàng Việt luật lệ (Luật Gia Long), Bản dịch của Thư viện Viện sử học,
Bản đánh máy, Bài tựa Hoàng Việt luật lệ.
16. Đỗ Thị Hòa Hới (1988), Góp phần tìm hiểu tư tưởng „dân là gốc‟ trong
lịch sử tư tưởng Việt Nam, Tạp chí Triết học (4).
17. Đỗ Thị Hòa Hới (1995), Bước đầu tìm hiểu một số đặc điểm của ý thức
cộng đồng và ý thức độc lập, tự chủ trong lịch sử tư tưởng dân
tộc, Tạp chí Triết học ( 2).
18. Nguyễn Quang Hưng (2004), Những lý do văn hoá - chính trị và tôn
giáo trong chính sách cấm đạo của Minh Mạng , Tạp chí
Triết học (7), tr32.
19. Lê Quốc Hùng (2005), Gợi mở những giá trị truyền thống của tư tưởng
chính trị pháp lý Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
20. Cao Xuân Huy (1969), “Về nội dung bộ Lịch sử tư tưởng Việt Nam”,
Tạp chí Triết học (13), tr51.
21. Chu Hy (Tứ thư tạp chú) (Nguyễn Đức Lân dịch và giải) (1998), Nxb
Văn hóa thông tin, Hà Nội.
22. Vũ Khiêu (1995), Đức trị và pháp trị trong Nho giáo, Nxb Khoa học xã
hội, Hà Nội.
23. Khoa học quân sự triều Minh Mệnh trước ảnh hưởng của phương Tây,
Tạp chí nghiên cứu Lịch sử (5).
24. Trần Trọng Kim (1951), Việt Nam sử lược, Nxb Tân Việt, Hà Nội.
25. Trần Trọng Kim (1971), Nho giáo, Trung tâm học liệu xuất bản, Sài Gòn.
26. Trần Trọng Kim (1971), Việt Nam sử lược, Quyển II, Bộ giáo dục Trung
tâm học liệu xuất bản, Sài Gòn.
27. Kinh dịch (Nguyễn Tôn Nhan biên dịch và chú giải) (1998), Nxb Văn
học, Hà Nội.
28. Lê Thị Lan (2002), Tìm hiểu các tư tưởng cải cách ở Việt Nam cuối thế
kỷ XIX, luận án tiến sĩ Triết học, Viện triết học.
29. Phan Huy Lê (chủ biên), (2005), Lịch sử Việt Nam, tập II, Hà Nội.
30. Đặng Thai Mai (1985), Việt Nam văn học sử, Th viện Quân đội, Hà Nội.
31. Nguyễn Phong Nam, Trần Hữu Duy, Huỳnh Kim Thành, Trần Đại Vinh
(chủ biên) (1997), Những vấn đề lịch sử và văn chương triều
Nguyễn, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
32. Nguyễn Quang Ngọc (chủ biên) (2000), Tiến trình lịch sử Việt Nam,
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
33. Ngự chế văn (dụ văn )(2000), Trần Văn Quyền (dịch và chú giải), Trung
tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, Viện nghiên cứu
Hán Nôm, Hà Nội.
34. Những vấn đề văn hoá - xã hội thời Nguyễn (kỷ yếu hội nghị khoa học lần
thứ hai về thời Nguyễn) (1995), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội
35. Những vấn đề lịch sử về triều đại cuối cùng ở Việt Nam (nhiều tác giả)
(2002), Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế, Tạp chí Xưa & Nay.
36. Nội các triều Nguyễn (1993), Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, tập I,
Nxb Thuận Hoá, Huế.
37. Nội các triều Nguyễn (1993), Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, tập
VII, Nxb Thuận Hoá, Huế.
38. Nội các triều Nguyễn (1993), Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, tập
XII, Nxb Thuận Hoá, Huế.
39. Vũ Huy Phúc (1979), Chế độ ruộng đất Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX.
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
40. Nguyễn Phan Quang, Trơng Hữu Quýnh, Nguyễn Cảnh Minh (1980):
Lịch Sử Việt Nam (1428-1858), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
41. Nguyễn Phan Quang, Võ Xuân Đàn (2000), Lịch sử Việt Nam từ nguồn
gốc đến 1884, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.
42. Quốc sử quán triều Nguyễn (1997), Đại Nam liệt truyện, Nxb Thuận
Hoá, Huế.
43. Quốc sử quán triều Nguyễn (1993), Đại Nam nhất thống chí, Nxb Thuận
Hoá, Huế.
44. Quốc sử quán triều Nguyễn (1963), Đại Nam Thực lục chính biên, tập
III, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
45. Quốc sử quán triều Nguyễn (1963), Đại Nam Thực lục chính biên, tập
IV, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
46. Quốc sử quán triều Nguyễn (1964), Đại Nam Thực lục chính biên, tập
VI, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
47. Quốc sử quán triều Nguyễn (1964), Đại Nam Thực lục chính biên, tập
VII, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
48. Quốc sử quán triều Nguyễn (1964), Đại Nam Thực lục chính biên, tập
IX, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
49. Quốc sử quán triều Nguyễn(1964), Đại Nam Thực lục chính biên, tập XI,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
50. Quốc sử quán triều Nguyễn(1965), Đại Nam Thực lục chính biên, tập
XII, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
51. Quốc sử quán triều Nguyễn (1965), Đại Nam Thực lục chính biên, tập
XIII, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
52. Quốc sử quán triều Nguyễn (1966), Đại Nam Thực lục chính biên, tập
VIII, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
53. Quốc sử quán triều Nguyễn (1966), Đại Nam Thực lục chính biên, tập
XVII, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
54. Quốc sử quán triều Nguyễn (1970), Đại Nam Thực lục chính biên, tập
XXII, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
55. Quốc sử quán triều Nguyễn (1972), Minh Mệnh chính yếu, tập I, tủ sách
cổ văn xuất bản, Sài Gòn
56. Quốc sử quán triều Nguyễn (1972), Minh Mệnh chính yếu, tập II, tủ sách
cổ văn xuất bản, Sài Gòn.
57. Quốc sử quán triều Nguyễn (1974), Minh Mệnh chính yếu, tập IV, tủ
sách cổ văn xuất bản, Sài Gòn.
58. Quốc sử quán triều Nguyễn (1974), Minh Mệnh chính yếu, tập VI, tủ
sách cổ văn xuất bản, Sài Gòn.
59. Quốc sử quán triều Nguyễn (1994), Minh Mệnh chính yếu, tập I, Nxb
Thuận Hoá, Huế.
60. Quốc sử quán triều Nguyễn (1994), Minh Mệnh chính yếu, tập II, Nxb
Thuận Hoá, Huế.
61. Quốc sử quán triều Nguyễn (1994), Minh Mệnh chính yếu, tập III, Nxb
Thuận Hoá, Huế.
62. Trần Lê Sáng (chủ biên) (2002), Ngữ văn Hán Nôm, Tứ thư, Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội.
63. Hà Văn Tấn (1984), Mấy suy nghĩ về lịch sử Việt Nam và tư tưởng Việt
Nam, Tạp chí Triết học (4).
64. Lê Sỹ Thắng (chủ biên) (1994), Nho giáo tại Việt Nam, Nxb Khoa học
xã hội, Hà Nội.
65. Lê Sỹ Thắng (1997), Lịch sử tư tưởng Việt Nam, tập II, Nxb khoa học xã
hội, Hà Nội.
66. Lê Sỹ Thắng (1997), Nho giáo trong lịch sử Việt Nam, Tạp chí triết học (2).
67. Nguyễn Quyết Thắng (2002), Lược thảo Hoàng Việt luật lệ, Tìm hiểu
luật Gia Long, Nxb Văn hoá Thông tin.
68. Nguyễn Tài Thư (1984), Mấy vấn đề lịch sử tư tưởng Việt Nam, Tạp chí
Triết học (4), tr13.
69. Nguyễn Tài Thư (2002), Nho giáo và Nho học ở Việt Nam một số vấn đề
lý luận và thực tiễn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
70. Nguyễn Minh Tường (1996), Cải cách hành chính dưới triều Minh
Mệnh, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
71. Mai Khắc Ứng (1996), Chính sách khuyến nông dưới thời Minh Mệnh,
Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội.
72. Nguyễn Hoài Văn (2002), Tìm hiểu tư tưởng chính trị nho giáo Việt
Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
73. Viện Lịch sử quân sự (1999), Lịch sử quân sự Việt Nam, tập I, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
74. Viện Lịch sử quân sự (2001), Lịch sử quân sự Việt Nam, tập II, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
75. Nguyễn Hữu Vui (2002), Lịch sử triết học, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- v_l2_01501_2245_2008128.pdf