Luận văn Tăng cường quản lý nhà nước và thực thi pháp luật nhằm đảm bảo an toàn, trật tự cho du khách tham quan Vịnh Hạ Long trên các tàu du lịch thuộc tỉnh Quảng Ninh

LỜI CAM ĐOAN .i

LỜI CẢM ƠN.ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.vii

DANH MỤC HÌNH, BẢNG .ix

LỜI MỞ ĐẦU.1

CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ

THỰC THI PHÁP LUẬT NHẰM ĐẢM BẢO AN TOÀN, TRẬT TỰ CHO DU

KHÁCH THAM QUAN VỊNH HẠ LONG TRÊN CÁC TÀU DU LỊCH

THUỘC TỈNH QUẢNG NINH. .5

1.1. Quản lý nhà nước nhằm đảm bảo an toàn, trật tự cho du khách tham

quan Vịnh Hạ Long trên các tàu du lịch thuộc tỉnh Quảng Ninh.5

1.1.1. Khái niệm quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch tham quan

Vịnh Hạ Long trên các tàu du lịch thuộc tỉnh Quảng Ninh. .5

1.1.2. Nội dung công tác quản lý nhà nước đối với việc đảm bảo an toàn, trật

tự cho du khách tham quan Vịnh Hạ Long trên các tàu du lịch thuộc tỉnh

Quảng Ninh.8

1.1.3. Các cơ quan tham gia vào công tác quản lý nhà nước nhằm đảm bảo

an toàn, trật tự cho du khách tham quan Vịnh Hạ Long trên các tàu du lịch

thuộc tỉnh Quảng Ninh.11

1.2. Thực thi pháp luật nhằm đảm bảo an toàn, trật tự cho du khách tham

quan Vịnh Hạ Long trên các tàu du lịch thuộc tỉnh Quảng Ninh.17

1.2.1. Khái niệm thực thi pháp luật.17

1.2.2. Nội dung thực thi pháp luật nhằm đảm bảo an toàn, trật tự cho du

khách tham quan Vịnh Hạ Long trên các tàu du lịch thuộc tỉnh Quảng

Ninh. .19

1.3. Sự cần thiết phải tăng cường quản lý nhà nước và thực thi pháp luật

nhằm đảm bảo an toàn, trật tự cho du khách tham quan Vịnh Hạ Long trên

các tàu du lịch thuộc tỉnh Quảng Ninh. .21

pdf106 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 05/03/2022 | Lượt xem: 325 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tăng cường quản lý nhà nước và thực thi pháp luật nhằm đảm bảo an toàn, trật tự cho du khách tham quan Vịnh Hạ Long trên các tàu du lịch thuộc tỉnh Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ong. Sự chuyên nghiệp cũng như các kĩ năng giao tiếp, xử lý tình huống hay thái độ phục vụ của nhân viên sẽ khiến cho du khách cảm thấy hài lòng hoặc cảm thấy thất vọng. Hiện nay, số lượng nhân viên trên mỗi đội tàu du lịch trên Vịnh Hạ Long theo điều tra rất hạn chế về số lượng, mỗi tàu có từ 3– 6 người phục vụ tuỳ thuộc vào trọng tải của tàu. Tàu nhỏ thì số lượng người phục vụ ít, tàu lớn số người phục vụ nhiều hơn. Mỗi tàu phải có một thuyền trưởng, một đầu bếp, một nhân viên bán hàng. Ở các tàu nhỏ thuyền trưởng, đầu bếp hay nhân viên bán hàng cũng được tận dụng vào việc phục vụ khách. Các tàu trọng tải lớn có thêm nhân viên kỹ thuật và nhân viên phục vụ riêng. Các nhân viên phục vụ trên tàu chủ yếu là nam giới, lý do khi đi thăm Vịnh Hạ Long, sẽ có nhiều tình huống xảy ra, cần yêu cầu về sức khoẻ, sự mạnh mẽ, nam giới có thể xử lý các tình huống đó tốt hơn. Chính vì vậy, nữ giới chỉ phục vụ với vị trí là nhân viên bán hàng. Tuy nhiên, vì đa số nhân viên là nam giới nên không tận dụng được sự nhẹ nhàng, uyển chuyển của người phụ nữ trong quá trình phục vụ khách du lịch. Về độ tuổi, các nhân viên có độ tuổi chênh lệch khá lớn, vị trí thuyền trưởng thường là những người có kinh nghiệm dày dặn do vậy tuổi đời có thể cao dao động trong khoảng 35 – 55 tuổi. Còn các nhân viên phục vụ hay bán hàng và nhân viên kỹ thuật thường có tuổi đời không cao trong khoảng 18 – 30 tuổi. Về trình độ, đa số các nhân viên trả lời phiếu điều tra có trình độ thấp, chủ yếu là phổ thông trung học (36) và dưới phổ thông trung học (9). Một số được học qua 40 các trường đào tạo nghề, còn lại đa số chỉ được học một lớp chứng chỉ nghiệp vụ của Sở Du lịch tỉnh Quảng Ninh cấp. Ngoài ra không có chứng chỉ đào tạo nghề nào có tiêu chuẩn quốc gia hay quốc tế. Hiện nay, Vịnh Hạ Long đã đứng ngang tầm với thế giới về lĩnh vực du lịch, yêu cầu phải có một đội ngũ nhân viên có trình độ và nghiệp vụ chuyên môn tiêu chuẩn quốc tế là thật sự cần thiết. 2.2.2. Các đơn vị tham gia kinh doanh tàu chở khách du lịch Vịnh Hạ Long Có rất nhiều doanh nghiệp khác nhau có tàu tham gia vào dịch vụ vận chuyển trên Vịnh Hạ long. Có những đội tàu lớn có đến hàng chục đầu tàu các loại như: Bài Thơ, Hải Long, Hải Âu, nhưng cũng có những doanh nghiệp chỉ có một vài đầu tàu đăng ký tham gia vận chuyển như: Công Nghĩa, Vịnh Xanh, Duy Tân Một số công ty chuyên cung cấp tàu vận chuyển trên Vịnh Hạ Long được tổng hợp dưới bảng sau. 41 Bảng 2.4. Các công ty cung cấp tàu du lịch trên Vịnh STT Tên công ty Địa chỉ và số điện thoại liên lạc 1 Công ty TNHH Hương Hải Số 1 Vườn Đào, 3845042 2 Công ty TNHH dịch vụ du lịch Minh Hà Tổ 1, khu 2 Bãi Cháy 3847764 3 Công ty TNHH Hải Âu Số 4, đường Hạ Long 3847416 4 Công ty TNHH Hạ Long Biển Ngọc Tổ 3, khu 6 Bãi Cháy 3849681 5 Công ty TNHH du lịch Hải Long 32 Anh Đào, Bãi Cháy 3846099 6 Công ty du lịch Thái Bình Dương 2 Đường Hạ Long, Bãi Cháy 7 Công ty TNHH 1 thành viên khách san Tuần Châu Tuần Châu, Hạ Long 3842888 8 Doanh nghiệp tư nhân Thành Hưng Tổ 5 khu 1 Bạch Đằng 3824670 9 Công ty TNHH Âu Lạc Tuần Châu, Hạ Long 3842115 10 Công ty TNHH du lịch Bài Thơ 175 Cao Xanh 3826274 11 Công ty TNHH Bình Minh Tổ 43 khu 5 Hồng Gai 3825753 12 Công ty TNHH du lịch Công Nghĩa Tổ 14A khu 3 Yết Kiêu 3827764 13 Công ty TNHH Hải Phong Tổ 6, khu 1 Hồng Hải 3621713 14 Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Kim Hằng Đông Hùng Thắng 3846809 15 Công ty TNHH vận chuyển khách du lịch Sóng Biển 27 Cao Xanh 3827022 16 Công ty TNHH Bái Tử Long Tổ 34, khu 2A Cao Xanh 3829325 17 Đoàn tàu du lịch Biển Mơ Tổ 18, khu 3A, Yết Kiêu 3826090 18 Công ty TNHH du lịch Minh Quang Tổ 4, khu 1 Cao Xanh 3627524 19 Công ty TNHH Cánh Buồm Nhiệt Đới Lê Thánh Tông, Hạ Long 3848926 Nguồn: Ban quản lý Vịnh Hạ Long 42 2.2.3. Nguồn nhân lực phục vụ hoạt động du lịch trên tàu Nhân viên phục vụ trên các hang, động, đảo: Ban Quản lý Vịnh là cơ quan quản lý về việc phân bổ và sắp xếp nguồn nhân lực phục vụ trên Vịnh. Theo danh sách cán bộ nhân viên, công chức của tỉnh Quảng Ninh năm 2017 thì nhân viên trực tiếp phục vụ trong hoạt động du lịch tham quan bằng tàu thủy được phân loại như bảng dưới đây. Bảng 2.5. Phân loại nhân viên phục vụ trên Vịnh Chức danh Số lượng (người) Trình độ Nơi làm việc Hướng dẫn viên 48 Đại học Trung cấp Tại văn phòng Các hang, động Nhân viên lái tàu 31 Đại học Trung cấp Tại các tàu thuộc quản lý của Ban Quản lý Nhân viên soát vé 25 Đại học Tại cầu cảng và các hang, động Nhân viên bảo vệ 29 Dưới PTTH PTTH Tại cầu cảng các hang động, đảo và văn phòng. Nhân viên phục vụ 8 Dưới PTTH PTTH Tại các hang đông, văn phòng Nhân viên kỹ thuật 8 Trung cấp Cao đẳng Đại học Tại các phương tiện vận chuyển, các hang động Nguồn: Danh sách cán bộ công chức, viên chức năm 2017, Ban Quản lý Vịnh Hạ Long Theo danh sách nhân viên trên có thể thấy rằng số lượng hướng dẫn viên phục vụ trên các hang, động đảo chiếm một số lượng khá đông đảo 40% (48 trên tổng số 149 nhân viên). Đa số các hướng dẫn viên đều có trình độ tương đối cao là Đại học (39/48), còn lại một số ít là có trình độ Trung cấp và thường là hướng dẫn viên tiếng Trung được đặc cách (9/48). Ngoài ra, các nhân viên như soát vé, lái tàu là những người cần có chuyên môn cao nên cũng có trình độ tương đương với hướng dẫn viên là trình độ Đại học. 43 Các nhân viên còn lại như: nhân viên kỹ thuật máy, nhân viên bảo vệ, nhân viên phục vụ không đòi hỏi cao về trình độ nên trình độ chung chỉ là Phổ thông trung học hoặc Trung cấp, Cao đẳng. Trình độ của nhân viên phục vụ phản ánh các nhân viên có nền tảng chuyên môn cũng như kiến thức tương đối khá 2.3. Thực trạng quản lý nhà nước nhằm đảm bảo an toàn, trật tự cho du khách tham quan Vịnh Hạ Long trên các tàu du lịch thuộc tỉnh Quảng Ninh. 2.3.1. Công tác xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp luật về việc đảm bảo an toàn, trật tự cho khách du lịch trên các phương tiện vận tải thủy nội địa. Trong những năm qua, việc phát triển hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã nhận được những sự quan tâm đặc biệt từ Đảng và Nhà nước ta. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV xác định: “Phấn đấu đến năm 2020, xây dựng Quảng Ninh trở thành tỉnh có cơ cấu kinh tế dịch vụ, công nghiệp”. Để góp phần hiện thực hoá mục tiêu trên, Tỉnh uỷ đã ra nhiều nghị quyết để lãnh đạo phát triển dịch vụ, du lịch. Đó là Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 24/05/2013 về phát triển du lịch Quảng Ninh giai đoạn 2013-2020, định hướng đến năm 2030; Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 05/02/2016 về phát triển dịch vụ tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030; Nghị quyết số số 01-NQ/TU ngày 19/12/2015 về phương hướng, nhiệm vụ năm 2016, trong đó xác định “xây dựng thành phố du lịch Hạ Long” là một trong hai nội dung chủ đề công tác năm của tỉnh. Nhằm cụ thể hoá các nghị quyết của Tỉnh uỷ, Thành uỷ Hạ Long cũng đã ra Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 25/02/2016 về phát triển TP Hạ Long trở thành thành phố du lịch văn minh, thân thiện. Nghị quyết xác định mục tiêu: Xây dựng Hạ Long trở thành thành phố du lịch hiện đại, văn minh, thân thiện, có hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch đồng bộ và là trung tâm du lịch đẳng cấp quốc tế. Theo sau đó, đã có nhiều văn bản, nghị quyết khác của UBND tỉnh được đưa ra nhằm Để thực hiện mục tiêu trên, Đảng bộ và chính quyền thành phố Hạ Long đã đề ra chương trình hành động gồm 8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp, trong đó đặt lên hàng đầu là phải tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng, sự vào cuộc của hệ thống chính trị, gắn với đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của cộng đồng về phát triển du lịch. Cùng với đó là (2) xây dựng nếp sống văn minh đô thị 44 gắn với bảo vệ môi trường; (3) nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và tổ chức hoạt động kinh doanh du lịch; (4) nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước gắn với bảo vệ, phát huy giá trị di sản Vịnh Hạ Long; (5) đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển hạ tầng đồng bộ, hiện đại; (6) đẩy mạnh hợp tác, quảng bá, xúc tiến và mở rộng thị trường du lịch; (7) phát triển sản phẩm du lịch; (8) đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Trong Kế hoạch số 86/KH-UBND về triển khai chủ đề công tác năm của tỉnh cũng vậy, UBND thành phố xác định phải tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp nêu trên để xây dựng Hạ Long thành thành phố hiện đại, văn minh, thân thiện. Nhiều cuộc chưng cầu dân ý, kiểm tra, khảo sát thực tế hoạt động du lịch trên địa bàn đã được thực hiện để các Sở, Ban ngành, các cơ quan có thẩm quyền liên quan có cái nhìn khách quan nhất về hoạt động du lịch tại Hạ Long hiện nay, từ đó đưa ra các chủ trương, chính sách phù hợp để đẩy mạnh phát triển và nâng cao chất lượng du lịch thành phố. Cũng từ góc nhìn và sự phản ánh của du khách, Chính quyền thành phố nhận thấy một số vấn đề cần cải thiện cấp bách như: kết cấu hạ tầng hiện tại chưa đáp ứng được nhu cầu của một thành phố du lịch hiện đại, văn minh, thân thiện; chất lượng một số dịch vụ và điểm đến trên hành trình du lịch chưa đảm bảo; doanh nghiệp du lịch trên địa bàn hoạt động còn phân tán, chưa có sự liên kết chặt chẽ, tính chuyên nghiệp chưa cao; hay vấn đề bảo vệ môi trường sinh tháichưa nhận được sự quan tâm đúng mức Trong nỗ lực xây dựng Hạ Long sớm thành thành phố du lịch hiện đại, văn minh, thân thiện, hoạt động du lịch tham quan Vịnh trên các tàu du lịch nhận được sự quan tâm đặc biệt của các cá nhân, tổ chức hữu quan, do đây là hoạt động gắn liền với thương hiệu du lịch của thành phố Hạ Long đồng thời đóng góp không nhỏ vào tổng doanh thu từ hoạt động du lịch mỗi năm của tỉnh Quảng Ninh. Quyết định số 1418/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh ngày 04/07/2014 về việc: “Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” đã chỉ rõ ưu tiên số 1 trong kế hoạch cần đầu tư phát triển là “hoàn thiện cảng tàu du lịch quốc tế, đảm bảo năng lực tập kết, trung chuyển các loại tàu thuyền du lịch cho toàn khu vực và kết nối với các vùng du lịch khác”, “Xây dựng các cảng khách phục vụ du lịch tàu biển quốc tế, các bến du thuyền, phát triển dịch vụ bay thuê chuyến như dịch vụ bay trực thăng, thủy phi cơ “. Đồng 45 thời, UBND tỉnh đã ban hành một số quy định nghiêm ngặt để phù hợp với yêu cầu thực tiễn trong quản lý như: Quyết định 4088/2015/QĐ-UBND ngày 21/12/2015 ban hành Quy định tạm thời về quản lý hoạt động tàu du lịch trên Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long; Kế hoạch “Nâng cao chất lượng và quản lý đội tàu du lịch hoạt động trên Vịnh Hạ Long, Vịnh Bái Tử Long đến năm 2020” ban hành kèm Quyết định số 998/2016/QĐ-UBND ngày 1/4/2016 “Về việc phê duyệt kế hoạch nâng cao chất lượng và quản lý đội tàu du lịch hoạt động trên Vịnh Hạ Long, Vịnh Bái Tử Long đến năm 2020” của UBND tỉnh và Nghị quyết số 241/NQ-HĐND ngày 8/4/2016 của HĐND tỉnh “Về việc thông qua một số quy định đặc thù tạm thời để nâng cao chất lượng và quản lý hoạt động của tàu du lịch trên Vịnh Hạ Long, Vịnh Bái Tử Long. Các quy định này đều hướng tới mục tiêu đặt nhiệm vụ an toàn tuyệt đối cho khách tham quan trên Vịnh lên hàng đầu; Kế hoạch “Nâng cao chất lượng và quản lý đội tàu du lịch hoạt động trên Vịnh Hạ Long, Vịnh Bái Tử Long đến năm 2020” ban hành kèm Quyết định số 998/2016/QĐ-UBND ngày 1/4/2016 “Về việc phê duyệt kế hoạch nâng cao chất lượng và quản lý đội tàu du lịch hoạt động trên Vịnh Hạ Long, Vịnh Bái Tử Long đến năm 2020” của UBND tỉnh; 2.3.2. Công tác quản lý chất lượng dịch vụ tàu du lịch nhằm đảm bảo an toàn, trật tự cho du khách tham quan trên tàu. Cùng với việc tăng cường công tác quản lý đối với các tàu du lịch hoạt động trên Vịnh Hạ Long, việc nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ du lịch trong các hoạt động tham quan trên Vịnh Hạ Long luôn được tỉnh quan tâm. UBND tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị chức năng thường xuyên tuyên truyền phổ biến cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh vận chuyển khách du lịch về Quy định tạm thời về quản lý hoạt động tàu du lịch, các quy định khác về đảm bảo an toàn, an ninh, trật tự phòng cháy, chữa cháy, an toàn thực phẩm, môi trường kinh doanh du lịch... Đồng thời chỉ đạo các ngành chức năng tăng cường triển khai một số chương trình kiểm tra, xử lý nghiêm các tàu du lịch vi phạm. Bên cạnh việc đầu tư nâng cao cơ sở vật chất các cảng bến, khu vực neo đậu tại các điểm nghỉ đêm, đảm bảo các điều kiện an toàn cho du khách và các tàu lưu trú, các đơn vị chức năng tăng cường sự phối hợp với các ngành liên quan trong việc kiểm tra, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn vệ sinh môi trường tại các cảng bến. 46 Ngoài ra, để tăng cường quản lý, giám sát thuyền viên, nâng cao kỹ năng ứng xử với khách du lịch, chất lượng dịch vụ, đảm bảo an toàn cho tàu du lịch và khách du lịch tham quan Vịnh Hạ Long, đối với các chủ tàu du lịch, tỉnh tổ chức thực hiện nghiêm túc nội dung chi tiết Bộ quy tắc ứng xử văn minh du lịch của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ quy tắc ứng xử “Nụ cười Hạ Long”. Các chủ tàu du lịch tăng cường tổ chức tuyên truyền, phổ biến và bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ quản lý tàu du lịch, thuyền viên, nhân viên làm việc trên tàu du lịch về các quy định pháp luật giao thông đường thủy nội địa, quy định về quy tắc ứng xử, văn hóa, văn minh trong kinh doanh dịch vụ du lịch; đồng thời triển khai các biện pháp để tăng cường quản lý thuyền viên, nhân viên làm việc trên tàu du lịch. Đặc biệt, thành phố đang thực hiện chuẩn hóa nguồn nhân lực, từng bước xây dựng đội ngũ lao động đáp ứng yêu cầu về ngành nghề đào tạo, mang tính chuyên nghiệp. Từ năm 2013 đến nay, thành phố đã tổ chức 15 lớp tập huấn với trên 2.000 người tham gia tập huấn nâng cao nhận thức về du lịch, kiến thức nghiệp vụ du lịch, ngoại ngữ, bảo vệ tài nguyên môi trường, văn hóa ứng xử cho cộng đồng dân cư và người lao động trên địa bàn; đồng thời, cử cán bộ lãnh đạo chủ chốt thành phố, các phòng, ban, đơn vị các phường, cán bộ quản lý lĩnh vực du lịch thành phố tham gia các đoàn công tác của tỉnh trao đổi, học tập, chia sẻ kinh nghiệm về phát triển du lịch tại một số quốc gia và khu vực trên thế giới như: New Zealand, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông, Ma CaoBên cạnh đó, thành phố phối hợp với Sở Công thương tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ về văn minh thương mại cho hệ thống nhà hàng ăn uống trên địa bàn; hội nghị Với việc siết chặt công tác quản lý, hoạt động kinh doanh dịch vụ tàu du lịch trên Vịnh Hạ Long trong thời gian qua đã đi vào nền nếp, cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ được trang bị; chất lượng dịch vụ, ý thức, nhận thức nghề nghiệp của đội ngũ thuyền trưởng, thuyền viên ngày càng nâng cao. Các chế tài xử phạt nghiêm được áp dụng đã tạo tính răn đe cao, ngăn ngừa vi phạm và hạn chế tái phạm, các sự cố rủi ro liên quan đến tàu du lịch giảm đi rõ rệt, không có sự cố nghiêm trọng ảnh hưởng đến tính mạng của khách du lịch và thuyền viên, nhân viên tàu du lịch. Qua đó góp phần tạo dựng thương hiệu du lịch Hạ Long - điểm đến an toàn, thân thiện. 47 2.3.3. Công tác thanh kiểm tra, giải quyết khiếu nại, xử lý vi phạm pháp luật về đảm bảo an toàn, trật tự cho du khách tham quan trên các tàu du lịch thuộc tỉnh Quảng Ninh. Để đảm bảo quyền lợi của khách du lịch, tạo môi trường kinh doanh du lịch công bằng, lành mạnh, tránh những thiệt hại không đáng có, UBND thành phố Hạ Long và Ban Quản lý vịnh Hạ Long thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát tàu du lịch vận chuyển khách tham quan vịnh Hạ Long nhằm phát hiện các tàu du lịch vi phạm các lỗi: chạy không đúng tuyến, đón, trả khách không đúng nơi quy định; vi phạm các quy định pháp luật về an toàn giao thông đường thủy nội địa, chất lượng phục vụ khách du lịch và các quy định về giá, phí.đồng thời cơ quan quản lý cũng yêu cầu chủ tàu du lịch có biện pháp quản lý chặt chẽ đối với các thuyền trưởng, thuyền viên chấp hành nghiêm các quy định về hoạt động vận chuyển khách du lịch tham quan vịnh Hạ Long. Thời điểm trước khi tàu du lịch đưa khách tham quan vịnh Hạ Long, lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra điều kiện an toàn của các phương tiện. Nội dung kiểm tra tập trung vào các điều kiện an toàn kỹ thuật, an toàn phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn, bảo vệ môi trường, thẩm mỹ tiện nghi, đáp ứng theo quy định về thuyền viên, nhân viên phục vụ trên tàu, các hệ thống camera giám sát, đánh giá việc chấp hành pháp luật lao động của chủ tàu, thuyền viên, các quy định và các điều kiện liên quan khác...Trong đó, lực lượng chức năng đặc biệt quan tâm đến hệ thống phòng cháy, chữa cháy, cứu sinh, cứu đắm, tín hiệu, cờ hiệu, thiết bị phân ly dầu nước. Ngoài ra, trong quá trình kiểm tra, lực lượng chức năng còn tập trung đến việc tuyên truyền, nhắc nhở thủy thủ và nhân viên trên tàu chú ý về tinh thần, thái độ khi phục vụ khách, rà soát lại toàn bộ hồ sơ giấy tờ pháp lý của tàu du lịch, bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên, phục vụ viên làm việc trên phương tiện, cũng như việc phân công trực canh, trực ca của nhân viên và việc tổ chức điều hành, xếp khách xuống tàu của các đơn vị khai thác cảng bến. Đặc biệt, trong các dịp nghỉ lễ, mùa cao điểm du lịch,.. Phòng Cảnh sát đường thủy Công an Quảng Ninhsẽ chịu trách nhiệm triển khai đồng bộ các biện pháp công tác, thường trực 100% quân số như: tăng cường công tác phối hợp với các lực lượng chức năng Biên phòng, Cảng vụ đường thuỷ nội địa, Ban Quản lý vịnh, Quản 48 lý thị trường để kiểm tra các điều kiện an toàn phương tiện, cũng như đội ngũ thuỷ thủ, nhân viên phục vụ trên tàu, các điểm neo đậu nghỉ đêm và sẽ xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Từ ngày 15/11 đến 25/12, thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) sẽ phối hợp với các lực lượng chức năng liên quan tiến hành tổng kiểm tra các tàu du lịch, kinh doanh vận chuyển khách đang hoạt động trên vịnh Hạ Long và vịnh Bái Tử Long để đánh giá chất lượng dịch vụ. Nội dung đánh giá tập trung vào điều kiện an toàn kỹ thuật; an toàn phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn; bảo vệ môi trường; thẩm mỹ tiện nghi; đáp ứng theo quy định về thuyền viên, nhân viên phục vụ trên tàu; kiểm tra các tiêu chí quy định theo Thông báo số 31/TB-UBND ngày 16/2/2017 của UBND tỉnh Quảng Ninh; hệ thống camera giám sát; đánh giá việc chấp hành pháp luật lao động của chủ tàu, thuyền viên; các quy định, điều kiện liên quan khác Để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho du khách tham quan các vịnh, ngoài việc tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các phương tiện không chấp hành quy định vận tải trên vịnh của các lực lượng chức năng, điều quan trọng nhất vẫn là ý thức chấp hành nghiêm pháp luật, sự tận tâm, không chủ quan của đội ngũ chủ tàu, thuyền trưởng, thuyền viên, nhân viên trên tàu du lịch. Từ đầu năm 2018 đến nay, thành phố Hạ Long đã có 36 tàu du lịch, 15 thuyền viên, người làm việc trên tàu bị đình chỉ hoạt động trên vịnh; xác định thời hạn hoạt động cụ thể đối với 70 tàu du lịch vỏ gỗ đóng từ năm 2002 trở về trước đã thực hiện bọc vỏ hoặc sửa chữa, thay thế vỏ; chấm dứt hoạt động đối với 41 tàu... Ngoài ra, từ năm 2017 đến nay, thành phố Hạ Long đã tổ chức tiêu hủy 80 phương tiện thủy là tang vật của các vụ vi phạm các hành vi bị cấm trong Quy chế quản lý, bảo vệ, phát huy di sản vịnh Hạ Long.Các phương tiện thủy bị tiêu hủy không phải là các phương tiện khai thác thủy sản mà là các phương tiện chuyên có hành vi đeo bám tàu du lịch để bán hàng rong trên vịnh Hạ Long; không có đăng ký, đăng kiểm, người điều khiển phương tiện không có văn bằng, chứng chỉ chuyên môn theo quy định, không chứng minh được quyền sở hữu hợp pháp đối với phương tiện... 49 2.4. Tình hình thực thi pháp luật nhằm đảm bảo an toàn, trật tự cho du khách tham quan Vịnh Hạ Long trên các tàu du lịch thuộc tỉnh Quảng Ninh hiện nay. 2.4.1. Thực tế việc thực hiện các tiêu chuẩn chất lượng nhằm đảm bảo an toàn, trật tự cho khách tham quan của đội tàu du lịch Hạ Long Theo thống kê của TP. Hạ Long, hiện nay trên Vịnh Hạ Long có 505 tàu du lịch được cấp phép hoạt động, trong đó có gần 200 tàu lưu trú nghỉ đêm trên Vịnh. Điều đáng nói, để phục vụ các hoạt động tham quan du lịch trên Vịnh, đảm bảo an toàn cho du khách, Quảng Ninh đã tăng cường công tác quản lý, nâng cao chất lượng đội tàu vận chuyển khách tham quan Vịnh Hạ Long. Bên cạnh việc ban hành các văn bản, quyết định liên quan đến tàu thuyền hoạt động trên Vịnh Hạ Long, UBND tỉnh cũng chỉ đạo thường xuyên rà soát, kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật, dịch vụ du lịch của các phương tiện vận chuyển nhằm đảm bảo chất lượng các con tàu đều đạt tiêu chuẩn về tính thẩm mỹ, an toàn cho du khách. Các cơ quan chức năng thường xuyên thanh, kiểm tra các điều kiện an toàn mới cấp phép hoạt động. Trong đó, tập trung nâng cao chất lượng đội tàu du lịch hoạt động trên Vịnh: Giảm số lượng tàu, tăng tải trọng tàu; dần thay thế tàu gỗ bằng tàu vỏ thép hoặc tương đương với số khách từ 60 người trở lên; tiến tới chấm dứt hoạt động tàu lưu trú; kiểm soát hình thức tàu đóng mới. Điều kiện hoạt động của tàu du lịch trong đó có: Thời hạn hoạt động trên Vịnh của tàu du lịch vỏ gỗ (15 năm), tàu du lịch vỏ thép hoặc tương đương (25 năm); điều kiện làm việc đối với người làm việc trên tàu du lịch; điều kiện, tiêu chuẩn và hoạt động của cảng, bến thủy nội địa, khu vực neo đậu cho tàu du lịch; trách nhiệm của chủ tàu du lịch, thuyền viên, khách du lịch; trách nhiệm của chủ cảng bến, cơ quan cảng vụ, các cơ quan quản lý nhà nước. Biện pháp xử lý chủ tàu du lịch, thuyền trưởng, thuyền viên có hành vi vi phạm các quy định trong hoạt động vận chuyển khách du lịch. Đặc biệt tăng cường công nghệ thông tin để quản lý hoạt động tàu du lịch định vị GPS, camera giám sát hành trình. Cũng như bố trí lực lượng thường trực phòng cháy chữa cháy (PCCC), cứu hộ, cứu nạn chuyên nghiệp với phương tiện... Các tàu du lịch hoạt động trên Vịnh phải xây dựng phương án PCCC được cơ quan PCCC phê duyệt, và trang bị các trang thiết bị PCCC, an toàn cứu sinh, cứu đắm theo quy định; trang bị hệ thống GPS, qua đó Cảng vụ đường thuỷ nội địa, cơ 50 quan cứu hộ cứu nạn kịp thời theo dõi hành trình, thời gian rời/về bến, kể cả trong thời gian lên đà sửa chữa. Thực tế cho thấy, đội tàu tham quan Vịnh Hạ Long từ nhiều năm qua đã được tinh lọc dần với những yêu cầu khắt khe về kỹ thuật, thẩm mỹ và đội ngũ nhân viên bị xử lý rất mạnh tay nếu vi phạm. Cụ thể, ngoài các quy định của Chính phủ về xử lý vi phạm hành chính, Quảng Ninh còn quy định chế tài riêng và có cam kết với các chủ tàu, như: Nếu chủ tàu, thuyền viên cố tình vi phạm các quy định về AN TOÀN GIAO THÔNG, môi trường kinh doanh du lịch thì Cảng vụ sẽ từ chối cấp phép hoạt động đối với phương tiện vi phạm từ 10 ngày đến 6 tháng hoặc Ban Quản lý cảng, Ban Quản lý Vịnh từ chối ký hợp đồng neo đậu, hoạt động tại các điểm tham quan, cảng, bến vĩnh viễn. Nhờ đó, các vi phạm đã giảm nhiều, các chủ tàu, thuyền viên có ý thức, trách nhiệm hơn. Đến nay, tất cả các tàu du lịch trên Vịnh Hạ Long đều phải lắp đặt các thiết bị, hệ thống cứu hỏa hiện đại, hệ thống camera hành trình, định vị để cơ quan chức năng giám sát. Đặc biệt, với hệ thống định vị, có thể biết tàu du lịch đó đang hoạt động ở đâu, làm gì, thậm chí có thể truy lại hành trình trên Vịnh cả nhiều ngày trước đó. Thêm nữa, để nâng cao chất lượng các đội tàu phục vụ du lịch, đảm bảo an toàn du khách, hằng năm UBND TP. Hạ Long đều có hội đồng thẩm định tàu du lịch hoạt động trên Vịnh Hạ Long (bao gồm các ngành chức năng như: Sở Giao thông, Sở Du lịch, Sở Tài nguyên và Môi trường, Cảnh sát thủy, Cảnh sát PCCC...) tiến hành kiểm tra, đánh giá chất lượng tàu du lịch hoạt động trên Vịnh Hạ Long. Trong quá trình kiểm tra, đặc biệt chú ý tới những tàu đã được hoán cải, sửa chữa, nếu đạt chất lượng tốt, đủ tiêu chuẩn, thời hạn theo quy định, đảm bảo an toàn thì mới được cấp phép tiếp tục hoạt động. Đối với những tàu mặc dù chưa quá niên hạn hoạt động theo quy định, nhưng tiêu chuẩn chất lượng không đảm bảo theo quy định, thì Hội đồng thẩm định vẫn kiên quyết dừng, không cho hoạt động phục vụ đón khách để đảm bảo tuyệt đối an toàn cho du khách tham quan Vịnh Hạ Long. Từ năm 2015 đến nay, TP. Hạ Long đã loại bỏ 34 tàu du lịch (17 tàu tham quan, 17 tàu lưu trú nghỉ đêm) do không đáp ứng được các điều kiện, tiêu chí hoạt 51 động trên Vịnh. Đây là bước đi thể hiện công tác nâng cao chất lượng quản lý tàu du lịch, phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế. 2.4.2. Các quy định hiện hành về đảm bảo an toàn, trật tự cho du khách tham quan Vịnh Hạ Long trên các tàu du lịch thuộc tỉnh Quảng Ninh hiện nay. Trải qua quá trình hơn 20 năm xây dựng và phát triển từ hì

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_tang_cuong_quan_ly_nha_nuoc_va_thuc_thi_phap_luat_n.pdf
Tài liệu liên quan