Tóm tắt Luận văn Tìm hiểu văn bia Hậu thời Tây Sơn

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

4. Phương pháp nghiên cứu.

5. Đóng góp của luận văn.

6. Kết cấu của luận văn.

PHẦN NỘI DUNG

Chương 1: TỔNG QUAN VÀ ĐẶC TRƯNG VĂN BẢN VĂN

BIA HẬU THỜI TÂY SƠN

1.1. Đôi nét về tình hình chính trị văn hóa xã hội thời Tây Sơn

1.2. Tổng quan văn bia Hậu thời Tây Sơn.

1.2.1. Điểm qua văn bia thời Tây Sơn .

1.2.2. Văn bia Hậu thời Tây Sơn.

1.3. Sự phân bố của văn bia Hậu thời Tây Sơn.

1.3.1. Phân bố theo không gian.

1.3.2. Phân bố theo thời gian.

1.4. Đặc trưng văn bản văn bia Hậu thời Tây Sơn.

1.4.1. Hình thức của văn bản bia Hậu thời Tây Sơn.

1.4.1.1. Kích thước của văn bia.

29Tìm hiểu văn bia Hậu thời Tây Sơn

1.4.1.2. Nghệ thuật điêu khắc trên bia.

1.4.1.3. Bố cục của bài văn bia và chữ viết trên bia.

1.4.2. Một số vấn đề văn bản văn bia Hậu thời Tây Sơn.

1.4.2.1. Một số vấn đề về văn bản.

1.4.2.2. Người soạn, người viết và thợ khắc.

1.4.2.3. Chữ Nôm và chữ húy trên văn bia.

Tiểu kết.

Chương 2: GIÁ TRỊ TƯ LIỆU QUA NỘI DUNG VĂN BIA

HẬU THỜI TÂY SƠN

2.1. Vấn đề xây dựng, trùng tu công trình công cộng qua tư

liệu văn bia Hậu thời Tây Sơn

2.1.1. Xây dựng, trùng tu các công trình văn hoá, tín ngưỡng.

2.1.1.1. Xây dựng trùng tu đình.

2.1.1.2. Xây dựng trùng tu chùa.

2.1.1.3. Xây dựng, trùng tu đền, điện, miếu.

2.1.1.4. Xây dựng trùng tu văn chỉ.

3.1.2. Xây dựng, trùng tu các công trình phục vụ phát triển kinh tế

2.1.2.1. Xây dựng cầu.

2.1.2.2. Đắp đê phòng chống thiên tai.

2.1.3. Phong tục, tập quán làng xã.

2.1.3.1. Lệ tế thần.

2.1.3.2. Lệ mừng tuổi ngày tết, lệ chúc thọ.

80Tìm hiểu văn bia Hậu thời Tây Sơn

2.1.3.3. Lệ định lập hậu.

2.2. Tục lập Hậu trong sinh hoạt tín ngưỡng qua tư liệu văn

bia Hậu thời Tây Sơn.

2.2.1. Những điều kiện được lập Hậu.

2.2.1.1. Trường hợp tự nguyện.

2.2.1.2. Trường hợp có điều kiện.

2.2.2. Giá trị vật chất và tinh thần trong việc lập Hậu.

2.2.3. Thể lệ cúng Hậu.

Tiểu kết .

PHẦN KẾT LUẬN.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.

PHẦN PHỤ LỤC.

1. Danh mục văn bia Hậu thời Tây Sơn (xếp theo niên đại).

2. Danh mục tóm tắt văn bia Hậu thời Tây Sơn (xếp theo kí hiệu)

3. Phiên âm, dịch nghĩa 08 văn bia đại diện các dạng lập Hậu

4. Ảnh minh hoạ văn bia Hậu thời Tây Sơn.

pdf16 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 645 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Tìm hiểu văn bia Hậu thời Tây Sơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tìm hiểu văn bia Hậu thời Tây Sơn i ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN LÊ VĂN CƯỜNG TÌM HIỂU VĂN BIA HẬU THỜI TÂY SƠN LUẬN VĂN THẠC SĨ HÁN NÔM HÀ NỘI - 2009 Tìm hiểu văn bia Hậu thời Tây Sơn ii ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN LÊ VĂN CƯỜNG TÌM HIỂU VĂN BIA HẬU THỜI TÂY SƠN CHUYÊN NGÀNH: HÁN NÔM MÃ SỐ : 60.22.40 LUẬN VĂN THẠC SĨ HÁN NÔM Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRỊNH KHẮC MẠNH HÀ NỘI - 2009 Tìm hiểu văn bia Hậu thời Tây Sơn iii LỜI CẢM ƠN Luận văn được hoàn thành với sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của PGS.TS. Trịnh Khắc Mạnh, nhân đây chúng tôi xin chân thành cảm ơn. Chúng tôi cũng gửi lời cảm ơn tới nhà trường, bạn bè đã động viên, giúp đỡ trong suốt quá trình viết luận văn. Tìm hiểu văn bia Hậu thời Tây Sơn iv LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác. Tác giả luận văn Lê Văn Cường Tìm hiểu văn bia Hậu thời Tây Sơn v MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài........................................................................ 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề........................................................ 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................ 4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................... 5. Đóng góp của luận văn.............................................................. 6. Kết cấu của luận văn................................................................. PHẦN NỘI DUNG Chương 1: TỔNG QUAN VÀ ĐẶC TRƯNG VĂN BẢN VĂN BIA HẬU THỜI TÂY SƠN 1.1. Đôi nét về tình hình chính trị văn hóa xã hội thời Tây Sơn 1.2. Tổng quan văn bia Hậu thời Tây Sơn.................................... 1.2.1. Điểm qua văn bia thời Tây Sơn ....................................... 1.2.2. Văn bia Hậu thời Tây Sơn................................................ 1.3. Sự phân bố của văn bia Hậu thời Tây Sơn............................ 1.3.1. Phân bố theo không gian.................................................. 1.3.2. Phân bố theo thời gian...................................................... 1.4. Đặc trưng văn bản văn bia Hậu thời Tây Sơn....................... 1.4.1. Hình thức của văn bản bia Hậu thời Tây Sơn...................... 1.4.1.1. Kích thước của văn bia................................................. Trang 04 05 08 08 09 10 13 13 17 17 18 20 21 26 29 29 29 Tìm hiểu văn bia Hậu thời Tây Sơn vi 1.4.1.2. Nghệ thuật điêu khắc trên bia...................................... 1.4.1.3. Bố cục của bài văn bia và chữ viết trên bia................ 1.4.2. Một số vấn đề văn bản văn bia Hậu thời Tây Sơn................ 1.4.2.1. Một số vấn đề về văn bản.............................................. 1.4.2.2. Người soạn, người viết và thợ khắc............................. 1.4.2.3. Chữ Nôm và chữ húy trên văn bia............................... Tiểu kết............................................................................................ Chương 2: GIÁ TRỊ TƯ LIỆU QUA NỘI DUNG VĂN BIA HẬU THỜI TÂY SƠN 2.1. Vấn đề xây dựng, trùng tu công trình công cộng qua tư liệu văn bia Hậu thời Tây Sơn 2.1.1. Xây dựng, trùng tu các công trình văn hoá, tín ngưỡng..... 2.1.1.1. Xây dựng trùng tu đình.................................................. 2.1.1.2. Xây dựng trùng tu chùa................................................. 2.1.1.3. Xây dựng, trùng tu đền, điện, miếu.............................. 2.1.1.4. Xây dựng trùng tu văn chỉ............................................ 3.1.2. Xây dựng, trùng tu các công trình phục vụ phát triển kinh tế 2.1.2.1. Xây dựng cầu.................................................................. 2.1.2.2. Đắp đê phòng chống thiên tai........................................ 2.1.3. Phong tục, tập quán làng xã................................................. 2.1.3.1. Lệ tế thần......................................................................... 2.1.3.2. Lệ mừng tuổi ngày tết, lệ chúc thọ................................. 33 35 37 37 41 48 55 57 57 58 58 63 67 70 71 71 74 75 75 80 Tìm hiểu văn bia Hậu thời Tây Sơn vii 2.1.3.3. Lệ định lập hậu................................................................ 2.2. Tục lập Hậu trong sinh hoạt tín ngưỡng qua tư liệu văn bia Hậu thời Tây Sơn.......................................................................... 2.2.1. Những điều kiện được lập Hậu............................................ 2.2.1.1. Trường hợp tự nguyện..................................................... 2.2.1.2. Trường hợp có điều kiện.................................................. 2.2.2. Giá trị vật chất và tinh thần trong việc lập Hậu................... 2.2.3. Thể lệ cúng Hậu.................................................................... Tiểu kết .......................................................................................... PHẦN KẾT LUẬN......................................................................... DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................... PHẦN PHỤ LỤC............................................................................. 1. Danh mục văn bia Hậu thời Tây Sơn (xếp theo niên đại)...... 2. Danh mục tóm tắt văn bia Hậu thời Tây Sơn (xếp theo kí hiệu) 3. Phiên âm, dịch nghĩa 08 văn bia đại diện các dạng lập Hậu 4. Ảnh minh hoạ văn bia Hậu thời Tây Sơn............................... 81 84 84 85 94 104 109 112 114 120 124 125 133 203 244 Tìm hiểu văn bia Hậu thời Tây Sơn 4 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam, triều Tây Sơn (1788- 1802) tồn tại 14 năm với đúng nghĩa là một vương triều. Sau này, với chính sách thù địch của nhà Nguyễn - dẫy cỏ tận gốc, không những về con người mà còn phá hủy đến cả những di sản văn hóa do nhà Tây Sơn để lại, sách vở, giấy tờ đều bị tiêu hủy. Ðiển hình là những tập gia phả họ Võ ở Phú Phong, họ Bùi ở Xuân Hoà, họ Ðặng ở Dõng Hòa, họ Trần ở Trường Ðịnh v.v... Cho đến những bộ sử, những tập thơ văn v.v... xuất bản đời Tây Sơn cũng cấm không được lưu hành, tàng trữ, như bộ Trần triều thông sử cương mục 陳朝通史綱目 của Lê Văn Nhân ở An Nhân, phụng chiếu soạn năm Quang Trung thứ 4 (1791), bộ Lê triều thực lục 黎朝實錄 do Võ Xuân Hoài tổng tu dưới triều Cảnh Thịnh soạn v.v..., những tập thơ chữ Hán, chữ Nôm của nhóm Tứ Tài Tử ở Tuy Viễn và Song Hoài Thi Xã ở Bồng Sơn, tập thơ ca văn tế bằng chữ Nôm của La Xuân Kiều ở Phù Cát. Ngoài ra, những tư liệu được khắc in trên các chất liệu như: đồng, đá, gỗ v.v... cũng cùng chung số phận, số còn lại không nhiều, hoặc không đầy đủ. Trong những năm của thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI các nhà nghiên cứu đã dày công đi sâu tìm hiểu, giới thiệu những tác phẩm của những tác gia nổi tiếng thời Tây Sơn vẫn còn sót lại được lưu truyền trong dân gian. Trong đó đáng kể là những công trình tiêu biểu như: Thơ văn Ninh Tốn. Nxb KHXH, H .1984; Thơ Văn Đoàn Nguyễn Tuấn (Hải Ông thi tập 海翁詩集) Nxb. KHXH. H. 1982; Thơ Văn Phan Huy Ích, Tập I, II, III, Nxb. KHXH. H. 1978; Văn học Sơn Tây, Sở Văn hóa Thông tin Nghĩa Bình 1986; Thơ văn Nôm thời tây Sơn, Tìm hiểu văn bia Hậu thời Tây Sơn 5 Nxb. KHXH. H. 1997; Thơ văn Ngô Thì Nhậm, 5 tập, Nxb. KHXH, H. 2003- 2005 v.v... đã được giới thiệu với công chúng bạn đọc hôm nay. Trong số di sản văn hóa thời Tây Sơn, hệ thống văn bia thời Tây Sơn nói chung và văn bia Hậu thời Tây Sơn nói riêng thuộc số những di văn ít ỏi còn sót lại nằm rải rác ở một số địa phương, phần nào đã được in dập thành các thác bản hiện được bảo quản tại Thư viện - Viện nghiên cứu Hán Nôm. Do đó, cũng cần được tập hợp thành một danh mục riêng về văn bia Hậu thời Tây Sơn có hệ thống và đi sâu nghiên cứu. Do tính chất của luận văn nên chúng tôi chưa có tham vọng nghiên cứu cặn kẽ toàn bộ hệ thống văn bia thời Tây Sơn mà chỉ bước đầu tìm hiểu hệ thống văn bia Hậu thời Tây Sơn. Đây có thể được coi là những cứ liệu chân xác, những trang sử bằng đá mà may mắn vẫn còn lưu giữ được. Qua đó, có thể hiểu thêm phần nào về lịch sử, kiến trúc, phong tục tập quán, văn hoá tín ngưỡng nơi làng xã thời kì này. Với mục đích như vậy, chúng tôi chọn đề tài luận văn: Tìm hiểu văn bia Hậu thời Tây Sơn. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Đến nay, đã có nhiều công trình, các bài viết trên các tạp chí đề cập đến lịch sử cũng như kinh tế, chính trị, văn hóa, văn học nghệ thuật v.v thời Tây Sơn. Ngoài một số những công trình tiêu biểu như: Thơ văn Ninh Tốn. Nxb KHXH, H .1984; Thơ Văn Đoàn Nguyễn Tuấn (Hải Ông thi tập 海翁詩集) Nxb. KHXH. H. 1982; Thơ Văn Phan Huy Ích, Tập I, II, III, Nxb. KHXH. H. 1978; Văn học Sơn Tây, Sở Văn hóa Thông tin Nghĩa Bình 1986; Thơ văn Nôm thời tây Sơn, Nxb. KHXH. H. 1997; Thơ văn Ngô Thì Nhậm, 5 tập, Nxb. KHXH, H. 2003-2005 v.v..., số còn lại chủ yếu là những bài được đăng tải trên các tạp chí từ những năm 1956 trở lại đây, như: Tạp chí Văn hóa Bình Trị Thiên số 4, 1986, tác giả Đỗ Bang có bài Những dấu tích thời Tây Sơn; Tạp Tìm hiểu văn bia Hậu thời Tây Sơn 6 chí nghiên cứu lịch sử, 1978, No 6 (183), tr. 96-112, tác giả Đỗ Văn Ninh có bài Tiền cổ thời Tây Sơn; Tạp chí Tổ quốc, 1972, số 11, tr. 46-47, tác giả Hoa Bằng có bài Mấy nét về xã hội đời Tây Sơn; Tạp chí nghiên cứu lịch sử, 1981 No 2 (197), tr. 84-86, 93, tác giả Trần Văn Quý có bài Một số tư liệu thời Tây Sơn; Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, 1978 No 6 (183) tr. 57-75, tác giả Nguyễn Danh Phiệt có bài Một vài suy nghĩ về phong trào Tây Sơn với sự nghiệp thống nhất đất nước hồi thế kỉ XVIII ; Tạp chí sông Hương, số 18, tr. 73-80, tác giả Phan Thuận An có bài Phát hiện một văn bản thêu thời Tây Sơn tại Huế; Nhân dân 1986, số 11729, ngày 17/8, tr. 3, tác giả Bùi Quý Lộ, Phạm Ngọc Yên có bài Chuông Tây Sơn trên đất Tiền Hải v.v... Tuy nhiên, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống văn bia Hậu thời Tây Sơn, có chăng chỉ là những bài viết trên sách hay các tạp chí có đề cập tới những vấn đề về văn bản bia và sơ lược giới thiệu về mảng văn khắc thời Tây Sơn, cũng như một số vấn đề về tập tục lập Hậu ở Việt Nam: - Trịnh Khắc Mạnh: Một số vấn đề về văn bia Việt Nam, Nxb. KHXH, H. 2007, tác giả đưa ra những tiêu chí cụ thể để nhận biết giữa văn bia hiện vật, các bản dập văn bia và các bản sao văn bia, định hướng để xuất bản những tuyển tập văn bia của các thời kì lịch sử khác nhau. - Đinh Khắc Thuân: Đính chính niên đại giả trên một số thác bản văn bia tại kho bia của Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Nghiên cứu Hán Nôm, 1985, số 2, tr. 68-77, tác giả đã đề cập đến vấn đề những tấm bia mang niên đại giả trong đó có một số bia thời Tây Sơn. - Đinh Khắc Thuân: Bia đá chuông đồng thời Tây Sơn, Tạp chí Hán Nôm, số 6-1989. Trong đó, tác giả đã sơ bộ khảo sát hệ thống thác bản bia đá, chuông đồng thời Tây Sơn chủ yếu dựa vào kho bia của Viện Nghiên cứu Hán Nôm và kho văn khắc của Sở Văn hóa Thông tin Hà Tìm hiểu văn bia Hậu thời Tây Sơn 7 Nội. Tác giả đã thống kê được 338 bản rập bia và 135 bản rập chuông, chúng được phân bố rải rác ở khắp các địa phương từ Lạng Sơn vào đến cố đô Huế. - Trần Nghĩa: Di văn Tây Sơn trên thủ đô Hà Nội, Tạp chí Hán Nôm, số 1 -1989. Tác giả cũng đã đề cập đến một vài khía cạnh những di văn thời Tây Sơn còn để lại trên mảnh đất thủ đô Hà Nội, như bia đá, chuông đồng, thư tịch - Trần Thị Kim Anh: Bia Hậu ở Việt Nam, Tạp chí Hán Nôm, số 3 (64) - 2004. Tác giả đã đề cập và giới thiệu một cách tổng quan về hệ thống bia Hậu của các thời kì phong kiến Việt Nam, trong đó tác giả đã nhấn mạnh về một số vấn đề có liên quan như: Nguồn gốc, nguyên nhân sự ra đời của tập tục lập Hậu, đặc trưng bia Hậu của các thời kì v.v.... Đặc biệt là hai thời kì, Lê và Nguyễn. - Nguyễn Minh Tuân: Khảo lược bia Hậu huyện Yên Phong - Hà Bắc - Khoá luận tốt nghiệp cử nhân Hán Nôm. Tác giả bước đầu đưa khảo lược và đưa ra hệ thống danh mục 263 bia Hậu. Trong đó bia Hậu thần: 91 bia; bia Hậu phật: 77 bia; bia kí kị: 85 bia; bia Hậu hiền: 2 bia, được phân bố rải rác ở 16 xã, 51 thôn. Thời gian được trải dài trong suốt 333 năm, từ niên đại Hoằng Định 11 (1610) - Bảo Đại 18 (1943). - Vũ Thị Mai Anh: Tục lệ lập Hậu qua văn bia Hậu của một số địa đồng bằng châu thổ sông Hồng giai đoạn 1802-1903, Luận văn thạc sĩ, Trường cao đẳng thực hành Pháp (song ngữ Pháp Việt), 2009. Từ những cứ liệu trên cho thấy chưa có một công trình nào đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu một cách hệ thống số lượng văn bia Hậu thời Tây Sơn. Do vậy, tác giả luận văn đã cố gắng đi sâu tìm hiểu hệ thống văn bia Hậu thời Tìm hiểu văn bia Hậu thời Tây Sơn 8 Tây Sơn, nhằm mang lại diện mạo mới, một bức tranh toàn cảnh về sinh hoạt, phong tục tập quán nơi làng xã Việt Nam thời bấy giờ. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Do phạm vi của một luận văn thạc sĩ chúng tôi chỉ tìm hiểu văn bia Hậu thời Tây Sơn thông qua hệ thống thác bản do Trường Viễn đông Bác cổ (Pháp) sưu tầm trong những năm đầu thế kỉ XX; do vậy, khái niệm văn bia chúng tôi sử dụng trong luận văn chính là thác bản văn bia mà chúng tôi sử dụng. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Tại kho thác bản văn bia của Viện Nghiên cứu Hán Nôm, chúng tôi đã bước đầu khảo sát thống kê được 359 văn bia thời Tây Sơn, trong đó chọn ra 251 văn bia (với tổng cộng 460 mặt bia) mang nội dung bia Hậu. Ngoài những văn bia có nhan đề: Hậu phật bi kí 後佛碑記, Hậu thần bi kí 後神碑記, Hậu hiền bi kí 後賢碑記, Hậu kị bi kí 後忌碑記, Hậu giáp bi kí 後甲碑記, Hậu phối bi kí 後配碑記; đồng thời chúng tôi chọn những văn bia có nội dung nói đến việc lập Hậu, nhưng tên bia không mang cụm từ Hậu thần, Hậu phật, Hậu hiền v.v... Ngoài ra, luận văn còn bao quát tham khảo các tài liệu khác liên quan đến việc nghiên cứu thời Tây Sơn để làm rõ hơn giá trị của văn bia Hậu thời Tây Sơn mà Luận văn giải quyết. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp sau đây: - Phương pháp văn bản học Tìm hiểu văn bia Hậu thời Tây Sơn 119 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Sách và các bài tạp chí tiếng Việt 01. Đào Duy Anh, Đất nước Việt Nam qua các đời, NXB KHXH 1964. 02. Đào Duy Anh, Hán -Việt từ điển, NXB KHXH, 1996. 03. Trần Thị Kim Anh, Bia Hậu Việt Nam, Tạp chí Hán Nôm, số 3 (64) - 2004 04. Toan Ánh, Làng xóm Việt Nam, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 1992. 05. Đỗ Bang, Những dấu tích thời Tây Sơn, Văn hoá Bình Trị Thiên, 1986, S4. 06. Hoa Bằng, Mấy nét về xã hội đời Tây Sơn, Tổ quốc, 1972, Số 11, tr 46-47. 07. Hoa Bằng, Chung cục của triều Tây Sơn và những thủ đoạn trả thù tàn bạo của bọn phản động nhà Nguyễn, Nghiên cứu Lịch Sử, 1967, N0 105, tr 57-59. 08. Nguyễn Thanh Bình, Tìm hiểu về thiên tài quân sự của Nguyễn Huệ, Văn hoá nghệ thuật, 1979 N0 1, tr 34-35, 46. 09. Nguyễn Văn Chương, Thêm vài tài liệu về phong trào Tây Sơn, Văn học, 1978, N0 3, tr 132-136. 10. Quỳnh Cư, , Các triều đại Việt Nam, NXB Thanh niên, 1995. 11. Phan Đại Doãn, Làng Việt Nam, một số vấn đề kinh tế xã hội, NXB KHXH-Mũi Cà Mau, 1992 12. Trần Văn Giáp, Văn bia Việt Nam, công dụng khai thác văn bản văn bia Việt Nam đối với khoa học xã hội, Nghiên cứu Lịch sử, Số 1/1969. 13. Mai Xuân Hải dịch, GS Trần Nghĩa hiệu đính – Tây Sơn lược thuật D.1058, 14. Bạch Hào, Cuộc khởi nghĩa của nông dân Tây Sơn qua một số bức thư của người ngoại quốc đã ở Việt Nam đương thời, Tập san Văn-Sử-Địa, 1956, N0 14, tr 96-74. 15. Đặng Chí Hiển, Bia - Một nguồn tư liệu quý giá cần có biện pháp thu thập bảo quản và khai thác kịp thời, Thông tin KHXH, 1981. Tìm hiểu văn bia Hậu thời Tây Sơn 120 16. Nguyễn Quang Hồng, Văn khắc Hán Nôm Việt Nam, NXB KHXH, 1993. 17. Trần Thị Thu Hường, Văn bia đình làng Bắc bộ thế kỉ XVII và sự phản ánh văn hóa tín ngưỡng nơi đình làng, Luận văn Thạc sĩ Hán Nôm – 2004. 18. Hoàng Văn Lâu, Đại Việt sử kí tiệp lục tổng tự một bài tổng luận lịch sử đáng chú ý của quốc sử quán thời Tây Sơn, Tạp chí Hán Nôm, số 2 -2001. 19. Phan Huy Lê, Chiến thắng Rạch Gầm- Xoài Mút trong lịch sử Tây Sơn và lịch sử dân tộc, Nghiên cứu Lịch sử, 1985, N0 1, tr 3-10. 20. Nhã Long, Nguyễn Thịnh, Di vật quý thời Tây Sơn, Nhân dân, 1986, Số xuân Bính Dần, tr 5. 21. Bạch Văn Luyến, Phát hiện những di vật thời Tây Sơn ở chùa Cấm, Hà Nội mới, 1983. 22. Trịnh Khắc Mạnh, Bước đầu tìm hiều những giá trị của văn bia Việt Nam đối với việc nghiên cứu tư tưởng chính trị xã hội nước ta thời phong kiến, Tạp chí Hán Nôm, Số 2-1998. 23. Trịnh Khắc Mạnh, Một số nhận xét về đặc điểm, hình thức bia Việt Nam, Tạp chí Hán Nôm, Số 1-2008. 24. Trịnh Khắc Mạnh, Đặc điểm thể loại Văn bia Việt Nam, Tạp chí Hán Nôm, Số 4-1993. 25. Trịnh Khắc Mạnh, Bước đầu tìm hiều văn bia Việt Nam trong một số vấn đề văn bản học Hán Nôm, Nxb. KHXH, 1983. 26. Trịnh Khắc Mạnh, Một số vấn đề văn bia Việt nam, Nxb.KHXH, H.2007 27. Trịnh Khắc Mạnh, Tên tự, tên hiệu các tác gia Hán Nôm Việt Nam, NXB KHXH, 2002. 28. Trần Nghĩa, Di văn Tây Sơn trên thủ đô Hà Nội, Tạp chí Hán Nôm, số 1 - 1989. 29. Nguyễn Tá Nhí (chủ biên), Văn bia Hà Tây, Sở văn hoá thông tin Hà Tây, 1993. 30. Đỗ Văn Ninh, Tiền cổ thời Tây Sơn, Nghiên cứu Lịch Sử, 1987, tr 96-172. Tìm hiểu văn bia Hậu thời Tây Sơn 121 31. Ngô gia văn phái, Nguyễn Đức Vân - Kiều Thu Hoạch phiên dịch, chú giải, Trần Nghĩa giới thiệu, Hoàng Lê nhất thống chí, NXB Văn học, 2002. 32. Nguyễn Danh Phiệt, Một vài suy nghĩ về phong trào Tây Sơn với sự nghiệp thống nhất đất nước hồi thế kỉ XVIII, Nghiên cứu Lịch sử, 1978, N0 6 (183), tr 57-75. 33. Vũ Đức Phúc, Hoàng Lê nhất thống chí và sự thực lịch sử chung quanh việc Quang Trung Phá quân Thanh, Văn học, 1974, N0 3, tr 105-123,129. 34. Nguyễn Phan Quang, Vài ý kiến về tình hình ruộng đất thời Tây Sơn, Nghiên cứu Lịch Sử, 1962, N0 45, tr 25-32. 35. Văn Tân, Mấy nhận xét về chiến thắng Đống Đa năm 1789 do Nguyễn Huệ chỉ huy, Nghiên cứu Lịch sử, 1969, N0 119, tr 4-12. 36. Trần Thị Băng Thanh, Thanh Hoá vườn bia, Tạp chí Hán Nôm, số 3 - 2000. 37. Ngô Đức Thọ, Nghiên cứu chữ húy Việt Nam qua các triều đại, NXB Văn hóa. 38. Đinh Khắc Thuân, Văn bia thời Mạc và đóng góp của nó trong nghiên cứu lịch sử Việt Nam thế kỉ XVI, Luận án PTS khoa học Ngữ văn – 1996. 39. Đinh Khắc Thuân, Đính chính niên đại giả trên một số thác bản văn bia tại kho bia của Viện nghiên cứu Hán Nôm, Tạp chí Hán Nôm, số 2 -1985. 40. Đinh Khắc Thuân, Đá, thợ khắc và đặc trưng bia thế kỉ 17, Tạp chí Hán Nôm, số 2 -1988. 41. Đinh Khắc Thuân, Bia đá chuông đồng thời Tây Sơn, Tạp chí Hán Nôm, số 6 -1989. 42. Đinh Khắc Thuân, Vài nét về kim thạch và khoa nghiên cứu kim thạch ở Trung quốc, Tạp chí Hán Nôm, số 1 -1992. 43. Đinh Khắc Thuân, Một số vấn đề niên đại bia Việt Nam, Tạp chí Hán Nôm, Số 2- 1987. Tìm hiểu văn bia Hậu thời Tây Sơn 122 44. Nguyễn Minh Tuân, Khảo lược bia Hậu huyện Yên Phong Hà Bắc – Luận văn tốt nghiệp Hán Nôm, 1996. 45. Đỗ Thị Bích Tuyển, Nghiên cứu về hệ thống văn bia chợ ở Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Hán Nôm, 2003. 46. Từ điển Phật học Hán Việt, NXB KHXH, 1999. 47. Tuyển tập văn bia Hà Nội, NXB KHXH, 1997. 48. Văn bia xứ Lạng, Sở văn hoá thông tin tỉnh Lạng Sơn xuất bản, 1993. 49. Văn khắc Hán Nôm Việt Nam, tập 1, Viện Nghiên cứu Hán Nôm- Trường viễn đông Bác cổ, Hà Nội - Pa ris, 1998. 50. Văn khắc Hán Nôm Việt Nam, tập 2, Viện Nghiên cứu Hán Nôm - Đại học Trung Chính Đài Loan, 2002. 51. Nguyễn Công Việt, Vài nét về tổ chức chính quyền, quân đội và tên chức quan thời Tây Sơn, Tạp chí Hán Nôm, Số 4- 2003. 52. Nguyễn Công Việt, Ấn chương Việt Nam - Từ thế kỉ XV đến thế kỉ XIX, NXB KHXH, 2005. 53. Phạm Thị Thùy Vinh, Văn bia thời Lê xứ Kinh Bắc và sự phản ánh sinh hoạt làng xã, NXB Văn hóa Thông tin, 2003. II. Sách tiếng Trung Quốc 54. 辭辭- 商商商商商 - 1997 55. 彭彭彭, 劉劉... "中中中中中中中中" 臺臺商商商商商 - 1993

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfv_l2_01785_4559_2006773.pdf
Tài liệu liên quan