Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
CỦA CƠ QUAN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ CẤP TỈNH,
1.1. Khái niệm, đặc điểm tổ chức và hoạt động của cơ quan thi hành
án dân sự cấp tỉnh . 6
1.2. Các đảm bảo về tổ chức và hoạt động Cơ quan thi hành án cấp
tỉnh . 7
Chương 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CỤC
THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TỈNH PHÚ THỌ HIỆN NAY .7
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của tỉnh Phú Thọ ảnh hưởng
tới tổ chức, hoạt động của Cục Thi hành án dân sự tỉnh Phú Thọ. 7
2.2. Thực trạng tổ chức bộ máy của Cục Thi hành án dân sự tỉnh Phú
Thọ giai đoạn 2011-2020. 7
Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ
HOẠT ĐỘNG CỦA CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TỈNH PHÚ THỌ
HIỆN NAY.8
3.1. Quan điểm đổi mới tổ chức và hoạt động của Cục thi hành án dân sự
cấp tỉnh. 8
3.2. Các giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động của Cục thi hành án
dân sự cấp tỉnh và Cục Thi hành án tỉnh Phú Thọ . 9
Tiểu kết chương 3. 15
KẾT LUẬN. 15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 17
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
26 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 463 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Tổ chức và hoạt động của cục thi hành án dâ sự tỉnh Phú Thọ hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(2013). Qua
nghiên cứu các công trình khoa học trên đã giúp cho tác giả có cơ sở để chọn
lọc, kế thừa để làm rõ:
Một là, cơ sở lý luận về tổ chức và hoạt động thi hành án dân sự nói
chung và cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh nói riêng.
Hai là, phân tích, đánh giá các yếu tố bảo đảm về tổ chức và hoạt động
thi hành án dân sự của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh nói riêng.
Ba là, đánh giá thực trạng về tổ chức và hoạt động thi hành án dân sự
hiện nay để từ đó xác định những yêu cầu cơ bản để nghiên cứu, đề xuất các
giải pháp đổi mới về tổ chức và hoạt động thi hành án dân sự ở cơ quan thi
hành án dân sự cấp tỉnh đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa, cải cách tư pháp, cải cách hành chính ở nước ta trong thời gian
tới.
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về thi hành án dân sự;
thực trạng về tổ chức bộ máy và hoạt động thi hành án dân sự (trong đó tập
trung là đánh giá những ưu điểm, hạn chế, bất cập và nguyên nhân), luận văn
đề xuất quan điểm, các giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động thi hành án
dân sự ở Cục Thi hành án tỉnh Phú Thọ trước những yêu cầu mới của công
tác thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay.
Để đạt được các mục đích đặt ra trên đây, luận án thực hiện các nhiệm
vụ chủ yếu sau đây:
- Nghiên cứu, đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến tổ
chức và hoạt động thi hành án dân sự.
- Phân tích khái niệm, đặc điểm của tổ chức và hoạt động thi hành án
dân sự và những yếu tố đảm bảo đến tổ chức và hoạt động thi hành án dân sự.
4
- Phân tích, đánh giá thực trạng về tổ chức và hoạt động của Cục Thi
hành án tỉnh Phú Thọ từ khi Luật Thi hành án dân sự năm 2008 được sửa đổi
năm 2014 có hiệu lực đến nay.
- Đề xuất các quan điểm, giải pháp về đổi mới tổ chức và hoạt động thi
hành án dân sự ở Cục Thi hành án dân sự tỉnh Phú Thọ.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận về tổ chức và hoạt động thi
hành án dân sự; đánh giá thực trạng về tổ chức và hoạt động thi hành án dân
sự cũng như chính sách, pháp luật liên quan đến tổ chức và hoạt động thi hành
án dân sự ở cấp tỉnh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu về tổ chức và hoạt động thi hành án dân
sự dưới góc độ lý luận chung về nhà nước và pháp luật; nghiên cứu hoạt động
thi hành án dân sự thuộc thẩm quyền của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh,
Chấp hành viên làm việc tại Cục thi hành án dân sự tỉnh và mối quan hệ với
cơ quan, tổ chức có liên quan trên phạm vi tỉnh Phú Thọ (không bao gồm thực
hiện pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự của thừa phát lại). Thời gian
nghiên cứu được giới hạn từ năm 2011 đến nay.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Về phương pháp luận
Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật; xây dựng nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa; về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước; các quan
điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước ta có đề cập đến vấn đề xây dựng nhà
nước pháp quyền, về cải cách tư pháp trong đó có tổ chức và hoạt động thi
hành án dân sự.
5
5.2. Các phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp lịch sử, phân tích, tổng hợp, quy nạp, so sánh, chứng
minh được sử dụng chủ yếu xuyên suốt nội dung của luận văn
- Phương pháp lịch sử, phân tích, tổng hợp, thống kê được áp dụng nhằm
làm rõ những nội dung của chương 2. Đây là chương đánh giá thực trạng về tổ
chức thi hành án dân sự với những ví dụ, số liệu cụ thể qua đó rút ra những ưu
điểm, tồn tại, hạn chế tạo cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp ở chương 3.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Về lý luận
Kết quả của luận văn góp phần nhỏ bé vào hoàn thiện lý luận về thực
hiện pháp luật nói chung, thực hiện pháp luật về thi hành án dân sự nói riêng;
chỉ rõ thực trạng và đề xuất giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động thi hành
án dân sự trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam.
6.2. Về thực tiễn
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu,
giảng dạy, học tập trong các cơ sở đào tạo luật và các cơ sở đào tạo chức danh
tư pháp.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về tổ chức và hoạt động của cơ quan thi hành
án dân sự cấp tỉnh
Chương 2: Thực trạng về tổ chức và hoạt động thi hành án dân sự của
Cục Thi hành án dân sự ở tỉnh Phú Thọ hiện nay (từ 2011 đến nay)
Chương 3: Quan điểm, giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động thi hành
án dân sự ở Cục Thi hành án tỉnh Phú Thọ hiện nay.
6
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA
CƠ QUAN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ CẤP TỈNH
1.1. Khái niệm, đặc điểm tổ chức và hoạt động của cơ quan thi
hành án dân sự cấp tỉnh
1.1.1. Khái niệm
1.1.1.1. Khái niệm tổ chức của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh
Khái niệm tổ chức cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh là: “Tổ chức cơ
quan thi hành án dân sự cấp tỉnh là việc sắp xếp, bố trí các bộ phận cấu
thành cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh nhằm bảo đảm cho mỗi bộ phận và
cả hệ thống tổ chức của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh đạt được hiệu
suất tổng thể, phối hợp với nhau để hoàn thành nhiệm vụ quyền hạn được
giao”.
1.1.1.2. Khái niệm hoạt động của cơ quan thi hành án cấp tỉnh
Khái niệm hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh là:
“Hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh là duy trì và phát huy
những việc làm của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh để hoàn thành thực
hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo quy định pháp luật”.
1.1.2. Đặc điểm tổ chức và hoạt động cơ quan thi hành án dân sự cấp
tỉnh
1.1.2.1. Tổ chức và hoạt động cơ quan thi hàn án dân sự cấp tỉnh gắn
liền với hoạt động tố tụng tư pháp
1.1.2.2. Tổ chức và hoạt động cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh thể
hiện tính độc lập tương đối
1.1.2.3. Tổ chức và hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh,
thực hiện theo nguyên tắc song trùng trực thuộc theo ngành và phối hợp chặt
7
chẽ với chính quyền địa phương
1.2. Các đảm bảo về tổ chức và hoạt động Cơ quan thi hành án cấp
tỉnh
1.2.1. Đảm bảo về kinh tế
1.2.2. Đảm bảo về chính trị
1.2.3. Đảm bảo về tư tưởng
1.2.4. Đảm bảo về pháp luật
Tiểu kết chương 1
Chương 2
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA
CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TỈNH PHÚ THỌ HIỆN NAY
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của tỉnh Phú Thọ ảnh hưởng
tới tổ chức, hoạt động của Cục Thi hành án dân sự tỉnh Phú Thọ
2.1.1. Điều kiện tự nhiên tỉnh Phú Thọ
- Ví trí địa lý
- Diện tích đất đai
- Địa hình, khí hậu
- Độ tuổi lao động
- Đơn vị hành chính
2.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội tỉnh Phú Thọ
2.1.2.1. Về kinh tế
2.1.2.2. Về văn hóa xã hội
2.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng khác
2.2. Thực trạng tổ chức bộ máy của Cục Thi hành án dân sự tỉnh
Phú Thọ giai đoạn 2011-2020
8
2.2.1. Kết quả đạt được
2.2.1.1. Về tổ chức
Một là, cơ cấu tổ chức của Cục được giữ ổn định, không tăng đầu mối
Hai là, giữ ổn định số lượng các Phòng của Cục, các Chi cục
Ba là, chức năng, nhiệm vụ của Cục tập trung vào tổ chức thi hành án
dân sự thuộc thẩm quyền và quản lý các Chi cục Thi hành án dân sự cấp
huyện
2.2.1.2. Về hoạt động
- Về hoạt động thi hành án dân sự theo Nghị quyết số 111/2015/QH13
của Quốc hội
- Công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo đạt tỷ lệ 87,8%.
- Công tác hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ và công tác kiểm tra
- Công tác thi hành án hành chính
- Công tác tài chính, kế toán
- Công tác phối hợp trong thi hành án dân sự
- Một số mặt công tác khác
2.2.2. Một số hạn chế và nguyên nhân
2.2.2.1. Một số hạn chế và nguyên nhân về tổ chức
2.2.2.2. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế về hoạt động
Tiểu kết chương 2
Chương 3
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
CỦA
CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TỈNH PHÚ THỌ HIỆN NAY
3.1. Quan điểm đổi mới tổ chức và hoạt động của Cục thi hành án
dân sự cấp tỉnh
9
3.1.1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà
nước, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội
và quyền làm chủ của nhân dân
3.1.2. Có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị với quyết tâm cao, nỗ
lực lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả
3.1.3. Giữ vững các nguyên tắc tổ chức, hoạt động và đề cao kỷ luật, kỷ
cương của Đảng, pháp luật của Nhà nước
3.1.4. Bảo đảm tính tổng thể, đồng bộ, liên thông; kết hợp hài hoà giữa
kế thừa, ổn định với đổi mới, phát triển
3.1.5. Thực hiện nguyên tắc một cơ quan thực hiện nhiều việc và một
việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì thực hiện và chịu trách nhiệm chính
3.1.6. Cả hệ thống cơ quan thi hành án dân sự thống nhất nhận thức và
hành động, quyết tâm thực hiện tinh giản biên chế, nhưng không làm ảnh
hưởng đến hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, bảo đảm hoàn thành
tốt nhiệm vụ chính trị được giao cho các cơ quan thi hành án dân sự
3.2. Các giải pháp tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Cục
thi hành án dân sự cấp tỉnh
3.2.1. Giải pháp chung
3.2.1.1. Về pháp luật
- Hoàn thiện hệ hống văn bản pháp luật về thi hành án dân sự về tổ
chức thi hành án dân sự
- Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về hoạt động thi hành án
dân sự
3.2.1.2. Xác định rõ các nhiệm vụ chủ yếu theo từng giai đoạn để tổ
chức thi hành án dân sự
- Tiếp tục hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của Hệ thống thi hành án
dân sự.
10
- Kiện toàn cơ cấu tổ chức của Hệ thống Thi hành án dân sự
- Sắp xếp, kiện toàn cơ cấu tổ chức bên trong của các Cục theo tiêu chí
Tổng cục Thi hành án dân sự đã xây dựng, ban hành.
- Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền phù hợp .
3.2.1.3. Xác định rõ các nội dung chủ yếu về hoạt động của Hệ thống
thi hành án dân sự
3.2.2. Giải pháp cụ thể đổi mới tổ chức, hoạt động đối với Cục Thi
hành án dân sự tỉnh Phú Thọ
3.2.1.1. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng và chính quyền trong
tổ chức và hoạt động của Cục Thi hành án tỉnh và các Chi cục Thi hành án
huyện
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thi hành án dân sự
là hoàn toàn phù họp với chủ nghĩa Mác-Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về
thi hành án và phù hợp với nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà
nước ta được quy định tại Hiến pháp 2013. Sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy
đảng và chính quyền của tỉnh có ý nghĩa quyết định đến hiệu lực, hiệu quả
hoạt động của công tác thi hành án dân sự nói chung và hoạt động của Cục
Thi hành án tỉnh nói riêng. Do vậy, trách nhiệm của Đảng và Chính quyền
các cấp ở tỉnh phải trực tiếp kiểm tra, thanh tra và lãnh đạo, chỉ đạo công tác
thi hành án dân sự.
3.2.1.2. Đổi mới mạnh mẽ tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động của
Cục Thi hành án tỉnh và các Chi cục Thi hành án ở các huyện, thị
Cục Thi hành án dân sự tỉnh Phú Thọ phải tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ
máy, điều động, luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác cán bộ theo chủ
trương chung của ngành; đảm bảo thực hiện hiệu quả công tác tổ chức cán bộ,
trong đó có việc kiện toàn tổ chức bộ máy, đội ngũ công chức đủ về số lượng,
bảo đảm về chất lượng; chú trọng nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác
11
hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; khắc
phục những vi phạm thiếu sót, những sai sót về chuyên môn, nghiệp vụ; chủ
động xử lý kịp thời, đúng luật các vụ việc khiếu nại, tố cáo của công dân, hạn
chế xảy ra các trường hợp khiếu nại, khiếu kiện vượt cấp làm phức tạp tình
hình.
3.2.1.3. Đổi mới việc đẩy mạnh công tác xây dựng, đào tạo đội ngũ cán
bộ công chức thi hành án dân sự
Trước yêu cầu, nhiệm vụ công tác thi hành án dân sự trong tình hình
mới, việc tiếp tục củng cố, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức thi hành án nói
chung, đội ngũ cán bộ, công chức ở Cục thi hành án tỉnh Phú Thọ nói riêng là
một yêu cầu, đòi hỏi bức thiết.
Trong thời gian tới, trước hết cấp ủy, chính quyền tỉnh, Cục Thi hành
án dân sự tỉnh Phú Thọ phải tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác giáo
dục chính trị tư tưởng, tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, pháp luật thi
hành án dân sự cho đội ngũ cán bộ công chức trong ngành và toàn xã hội.
Triển khai thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây
dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo
đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến” “tự chuyển hóa” trong nội bộ gắn
với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy
mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; biểu
dương, khen thưởng kịp thời đối với những tổ chức, cá nhân có thành tích trong
công tác thi hành án dân sự, đấu tranh phòng chống tham nhũng.
Cùng với tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, tuyên truyền
phổ biến, giáo dục pháp luật thi hành án dân sự, Cục Thi hành án dân sự tỉnh
Phú Thọ đổi mới mạnh mẽ nhận thức về xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ
công chức, phải nâng cao chất lượng cán bộ thông qua việc tiêu chuẩn hóa đội
ngũ Chấp hành viên và các chức danh khác trong hoạt động thi hành án dân
12
sự gắn với thực tiễn ở Phú Thọ.
Từ những yêu cầu đó, Cục Thi hành án dân sự tỉnh Phú Thọ cần củng
cố, kiện toàn tổ chức, bộ máy theo quy định của pháp luật về thi hành án dân
sự nhằm xác định rõ vị trí cho các tổ chức trong Cục Thi hành án dân sự tỉnh
Phú Thọ, đảm bảo về số lượng, từng bước nâng cao chất lượng, tạo điều kiện
để thực hiện tốt chức năng tham mưu giúp lãnh đạo Cục và UBND tỉnh thực
hiện tốt công tác thi hành án dân sự, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng,
chống tham nhũng trong công tác quản lý, công tác thi hành án dân sự trên địa
bàn.
Đối với Chấp hành viên: Cần trau dồi, nâng cao năng lực chuyên môn,
nghiệp vụ, nắm vững các quy định của pháp luật về thi hành án dân sự và các
văn bản pháp luật có liên quan trong việc ban hành các quyết định và tổ chức
thi hành án; đề cao trách nhiệm cá nhân trong thực thi công vụ để bảo đảm
việc ra hoặc không ra các quyết định thi hành án, tổ chức hoặc không tổ chức
thi hành các quyết định về thi hành án luôn đúng quy định pháp luật. Quá
trình tổ chức thi hành án, phải kịp thời báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo, hướng
dẫn nghiệp vụ đối với những vụ việc có khó khăn, vướng mắc phát sinh.
3.2.1.4. Đổi mới công tác thi đua khen thưởng
Cục Thi hành án dân sự tỉnh và các Chi cục Thi hành án dân sự trong
toàn tỉnh cần làm tốt công tác thi đua khen thưởng nói chung và công tác thi
đua khen thưởng về giảm án tồn đọng nói riêng, cụ thể:
- Phải đảm bảo công tác thi đua khen thưởng thật sự mang tính thực
chất, biểu dương, ghi nhận những tập thể, cá nhân đã có nhiều nỗ lực, cố
gắng, đạt được nhiều thành tích quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ,
đồng thời cần nghiêm khắc phê bình, xử lý kỷ luật bằng hình thức thích hợp
những đơn vị, cá nhân chưa làm tốt vai trò của mình, chưa phát huy tốt tinh
thần trách nhiệm dẫn đến ăn tồn đọng, kéo dài, làm ảnh hưởng đến quyền lợi
13
hợp pháp của đương sự, khiến dư luận bức xúc nảy sinh khiếu kiện, khiếu nại
về thi hành án dân sự;
- Đưa chỉ tiêu “Thi hành án” hiệu quả trở thành tiêu chí quan trọng để
bình xét thi đua khen thưởng cuối năm nhằm tạo động lực thúc đẩy các cơ
quan Thi hành án dân sự, các cán bộ, công chức của Ngành nỗ lực, cố gắng
hơn nữa để hoàn thành nhiệm vụ được giao;
- Tổ chức phát động phong trào thi đua giảm án tồn đọng theo từng giai
đoạn cụ thể, mỗi năm có thể tổ chức từ 1-2 đợt để góp phần tạo nên những
hiệu ứng tốt về tư tưởng, tinh thần, đẩy nhanh kết quả giải quyết án tồn đọng.
Trên cơ sở đó cần chú trọng biểu dương, khen thưởng, nhân rộng những điển
hỉnh tiên tiến, những cách làm hay để các đơn vị học tập, noi theo, đồng thời
nên xây dựng danh hiệu “Lá cờ đầu” về công tác giảm án tồn đọng theo từng
năm để các đơn vị cố gắng phấn đấu đạt được danh hiệu này. Động lực thi
đua sẽ là yếu tố thúc đẩy hết sức cơ bản để công tác giải quyết án tồn đọng đạt
được kết quả mong đợi.
3.2.1.5. Đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật và tăng
cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho hoạt động thi hành án dân sự
. Việc đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật ở Cục Thi
hành án dân sự tỉnh Phú Thọ là một việc làm có ý nghĩa rất lớn và xuất phát
từ những yêu cầu cụ thể sau:
Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho hoạt động thi
hành án dân sự là giải pháp quan trọng nhằm tiếp tục đổi mới hoạt động của
Cục Thi hành án dân sự tỉnh Phú Thọ. Cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị
là những yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động của Cục Thi
hành án dân sự tỉnh Phú Thọ, trong khi đó cơ sở vật chất, trang thiết bị hiên
nay còn thiếu và thô sơ, lạc hậu vì vậy để góp phần nâng cao chất lượng,
hiệu quả hoạt động của các của Cục Thi hành án dân sự tỉnh Phú Thọ trong
14
thời gian tới thì một trong những giải pháp quan trọng là cần tập trung xây
dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư trang thiết bị, phương tiện làm việc hiện đại, phù
hợp cho Cục Thi hành án dân sự tỉnh Phú Thọ, cụ thể:
- Về phương tiện, điều kiện làm việc: Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất,
trang thiết bị phục vụ cho hoạt động thi hành án, giải quyết khiếu nại, tố cáo
và phòng, chống tham nhũng trong thi hành án dân sự tại Cục Thi hành án
dân sự tỉnh Phú Thọ; đầu tư kinh phí mua sắm trang thiết bị chuyên dùng,
thiết bị phục vụ cho Chấp hành viên, Thẩm tra viên.., trong thực thi công vụ
như: máy tính xách tay, máy ảnh, máy ghi âm; Trang bị máy Scanner có cấu
hình cao, quét 02 mặt tự động, tốc độ cao để phục vụ vận hành, phần mềm tác
nghiệp “Hồ sơ công việc” (eOffice). Cần mua sắm, trang bị máy tính để bàn và
máy in không kết nối mạng Internet cho Cục Thi hành án dân sự tỉnh Phú Thọ
để soạn thảo, in ấn, lưu trữ tài liệu Mật theo quy định tại Thông tư số
08/2015/TT- BCA ngày 27/01/2015 của Bộ Công an quy định Danh mục bí
mật nhà nước độ Mật trong ngành Thi hành án. Đầu tư mua sắm trang thiết bị
số hóa dữ liệu hồ sơ thi hành án dân sự thông suốt từ Cục Thi hành án tỉnh Phú
Thọ đến các Chi Cục thi hành án dân sự các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh
- Về kinh phí đảm bảo hoạt động của Cục Thi hành án dân sự tỉnh Phú
Thọ hàng năm: Ngoài kinh phí được phân bổ theo định mức chung của ngành
do Tổng Cục thi hành án dân sự cấp Sở Tài chính cần tính toán tham mưu để
bổ sung kinh phí hỗ trợ cho hoạt động của thi hành án dân sự theo quy định
của Luật Ngân sách nhà nước; Luật Thi hành án dân sự. Bố trí hỗ trợ kinh phí
hàng năm cho Cục Thi hành án dân sự tỉnh từ nguồn kinh phí được trích qua
sai phạm đã thu hồi của các cơ quan Thi hành án dân sự theo quy định của Bộ
Tài chính để công tác giảm án tồn đọng trong thời gian tới đạt kết quả cao,
góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thi hành án dân sự thì việc áp
dụng một cách quyết liệt, đồng bộ, khoa học, có hệ thống các giải pháp nêu
15
trên là hết sức cần thiết. Bởi vì thực tiễn cho thấy bản án, quyết định của Tòa
án được tổ chức thi hành án nghiêm túc sẽ có ý nghĩa đối với đời sống xã hội
và đây cũng là minh chứng quan trọng nhất thể hiện các cơ quan Tư pháp đã
hoàn thành chức năng nhiệm vụ được giao, điều này sẽ tạo nên dư luận xã hội
tốt, làm cho uy tín quản lý điều hành của Nhà nước ngày càng được nâng cao
hơn, góp phần phấn đấu hoàn thiện mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền
của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tiểu kết chương 3
KẾT LUẬN
1. Thi hành án dân sự là hoạt động hành chính- tư pháp của Nhà nước
do cơ quan thi hành án tiến hành theo trình tự thủ tục luật định nhằm đảm bảo
thi hành các bản án, quyết định về dân sự của Tòa án hoặc quyết định của các
cơ quan có thẩm quyền. Để thực hiện vị trí vai trò , chức năng, nhiệm vụ của
mình trong thời gian qua Cục Thi hành án dân sự tỉnh Phú Thọ ngày càng
được củng cố và hoàn thiện. Hoạt động của Cục Thi hành án dân sự tỉnh Phú
Thọ đã góp phần xứng đáng vào việc bảo vệ chế độ, giữ gìn trật tự kỷ cương,
tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích Nhà nước, bảo vệ quyền
tự do dân chủ và đảm đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân đặc biệt là
người được thi hành án dân sự.
2. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, trong tổ chức và
hoạt động của các cơ quan thi hành án dân sự nói chung và Cục Thi hành án
dân sự tỉnh Phú Thọ nói riêng vẫn còn nhiều hạn chế, bất... Từ thực trạng trên,
tổ chức và hoạt động thi hành án dân sự của Cục Thi hành án dân sự tỉnh Phú
Thọ cần phải đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN
và cải cách bộ máy nhà nước đang là một yêu cầu khách quan, là đòi hỏi hết
sức bức xúc phải giải quyết.
16
3. Đổi mới tổ chức và hoạt động của Cục Thi hành án dân sự tỉnh Phú
Thọ cần phải gắn liền với đổi mới hoạt động của toàn ngành thi hành án dân
sự và quá trình cải cách hành chính đang được thực hiện tại tỉnh Phú Thọ trên
cơ sở học tập, kế thừa những yếu tố hợp lý, những kinh nghiệm hay về tổ
chức và hoạt động của các tỉnh trong cả nước.
Một số quan điểm và giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động của Cục
Thi hành án dân sự tỉnh Phú Thọ mà tác giả đưa ra được thực hiện đồng bộ sẽ
bảo đảm Cục Thi hành án dân sự tỉnh Phú Thọ nâng cao chất lượng tổ chức và
hoạt động đáp ứng yêu cầu đổi mới và phục vụ đắc lực cho sự phát triển kinh tế-
xã hội của đất nước đồng thời để tỉnh Phú Thọ sớm trở thành một trong những
tỉnh giàu có, văn minh xứng đáng là vùng đất cội nguồn của dân tộc Việt Nam./.
17
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoàng Thế Anh (2015), Giám sát thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện
nay, Luận án tiến sĩ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
2. Nguyễn Công Bình (1998), “Mấy vấn đề về thi hành án dân sự trong
việc soạn thảo Bộ luật Tố tụng dân sự”, Tạp chí Luật học, số (05).
3. Nguyễn Công Bình (2000), “Một số ý kiến về thi hành án dân sự”, Hội
thảo khoa học, Viện Nhà nước và Pháp luật, Hà Nội.
4. Bộ Tư pháp (2014), Báo cáo số 63/BC-BTP ngày 13/3/2014 tổng kết 4
năm thi hành Luật Thi hành án dân sự, Hà Nội.
5. Hồ Quân Chính (2014), "Bất cập trong quy định về việc lập kế hoạch
cưỡng chế thi hành án dân sự", Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, (Số
chuyên đề về thi hành án dân sự), (33).
6. Chính phủ (2008), Tờ trình số 31/TTr-CP ngày 04/04/2008 về dự án
Luật thi hành án dân sự, Hà Nội.
7. Chính phủ (2012), Tăng cường tiếp cận công lý và bảo vệ quyền tại
Việt Nam, Bản dịch tài liệu hội thảo, Chính phủ Việt Nam - Chương
trình Phát triển Liên hiệp quốc, Hà Nội.
8. Chính phủ (2014), Tờ trình số 120/TTr-CP ngày 08/05/2014 về dự án
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi hành án dân sự, Hà Nội.
9. Chính phủ (2014), Báo cáo số 395/BC-CP ngày 14/10/2014 công tác
thi hành án năm 2014, Hà Nội.
10. Chính phủ (2015), Báo cáo số 566/BC-CP ngày 22/10/2015 công tác
thi hành án năm 2015, Hà Nội.
11. Chính phủ (2015), Báo cáo số 538/BC-CP ngày 19/10/2015 tổng kết
việc triển khai tiếp tục thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại theo
Nghị quyết số 36/2012/QH13 ngày 23/11/2012 của Quốc hội, Hà Nội.
12. Chính phủ (2016), Báo cáo số 426/BC-CP ngày 17/10/2016 công tác
thi hành án năm 2016, Hà Nội.
18
13. Chính phủ (2017), Báo cáo số 439/BC-CP ngày 14/10/2017 công tác
thi hành án năm 2017, Hà Nội.
14. Lê Hùng Cường (2017), "Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác
thi hành án dân sự hiện nay", Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, (Số
chuyên đề về thi hành án dân sự), (15).
15. N.M.Duchene (2008), “Cưỡng chế phạt tiền và cưỡng chế trả nhà”, Tài
liệu hội thảo về dự thảo Luật thi hành án dân sự, Hà Nội.
16. Lê Thị Lệ Duyên (2013), "Những vướng mắc trong phối hợp thực hiện
quy định về cưỡng chế trả giấy tờ", Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, (02).
17. Lê Thị Lệ Duyên (2013), "Bàn về quan hệ phối hợp giữa cơ quan thi
hành án với các cơ quan hữu quan trong thi hành án dân sự", Tạp chí
Dân chủ và Pháp luật, (01).
18. Nguyễn Tấn Dũng (2008), Bài phát biểu tại Hội nghị triển khai công
tác năm 2009 của Ngành Tư pháp, Hà Nội.
19. Đại học Luật Hà Nội (2000), Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam,
Nxb CAND.
20. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội.
21. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
23. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
24. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
25. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
19
26. Lê Thu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_to_chuc_va_hoat_dong_cua_cuc_thi_hanh_an_da.pdf