MỤC LỤC CỦA LUẬN VĂN
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các bảng
mở đầu 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI LẠM DỤNG TÍN
NHIỆM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN CÓ ĐĂNG KÝ
QUYỀN SỞ HỮU8
1.1. Các vấn đề chung về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
có đăng ký quyền sở hữu trong luật hình sự Việt Nam8
1.1.1. Khái niệm và các dấu hiệu pháp lý hình sự của tội lạm dụng
tín nhiệm chiếm đoạt tài sản8
1.1.2. Khái niệm đối tượng tác động của tội lạm dụng tín nhiệm
chiếm đoạt tài sản17
1.1.3. Khái niệm và những đặc điểm của tội lạm dụng tín nhiệm
chiếm đoạt tài sản có đăng ký quyền sở hữu20
1.2. Quy định của pháp luật hình sự một số nước trên thế giới về tội
lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và kinh nghiệm rút ra
đối với pháp luật hình sự Việt Nam33
1.2.1. Bộ luật hình sự Việt Nam 34
1.2.2. Bộ luật hình sự Liên bang Nga 35
1.2.3. Bộ luật hình sự Trung Quốc 36
1.2.4. Bộ luật hình sự Thụy Điển 38
1.2.5. Kinh nghiệm rút ra qua việc nghiên cứu pháp luật các nước trên
thế giới39
Chương 2: TÌNH HÌNH TỘI PHẠM VÀ THỰC TIỄN XÉT XỬ
TỘI PHẠM LẠM DỤNG TÍN NHIỆM CHIẾM ĐOẠTTÀI SẢN41
2.1. Tình hình tội phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
trong luật hình sự Việt Nam41
2.2. Thực tiễn xét xử tội phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 45
2.2.1. Các vụ án lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản điển hình 46
2.2.2. Phân biệt tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có
đăng ký quyền sở hữu với giao dịch dân sự, kinh tế và một
số tội phạm khác trong luật hình sự Việt Nam60
2.2.3. Vấn đề "hình sự hóa các quan hệ dân sự, kinh tế" có liên quan
đến tài sản có đăng ký quyền sở hữu hiện nay ở nước ta71
2.2.4. Những nhận xét, đánh giá và các nguyên nhân cơ bản 77
Chương 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CÁC QUY
ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM
1999 (SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NĂM 2009) VỀ TỘI
LẠM DỤNG TÍN NHIỆM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN
CÓ ĐĂNG KÝ QUYỀN SỞ HỮU80
3.1. Hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm
1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) về tội lạm dụng tín nhiệm
chiếm đoạt tài sản có đăng ký quyền sở hữu80
3.1.1. Những cơ sở khoa học - thực tiễn của việc hoàn thiện 80
3.1.2. Nội dung sửa đổi, bổ sung 81
3.2. Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định
của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm
2009) về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có đăng ký
quyền sở hữu88
3.2.1. Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho nhân dân 88
3.2.2. Nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ chấp
hành viên, kiểm sát viên, thẩm phán, hội thẩm nhân dân90
3.2.3. Tăng cường phát triển đội ngũ Luật sư, trợ giúp pháp lý 90
3.2.4. Tăng cường phòng, chống "hình sự hoá" các quan hệ dân sự,
kinh tế có liên quan đến tài sản có đăng ký quyền sở hữu91
Kết luận 93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 96
14 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 587 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có đối tượng là tài sản có đăng ký quyền sở hữu, sử dụng theo luật hình sự Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chèng téi nµy ë n-íc ta hiÖn nay vµ s¾p tíi.
6. KÕt cÊu cña luËn v¨n
Ngoµi phÇn më ®Çu, kÕt luËn vµ danh môc tµi liÖu tham kh¶o, néi dung
cña luËn v¨n gåm 3 ch-¬ng:
Ch-¬ng 1: Nh÷ng vÊn ®Ò chung vÒ téi l¹m dông tÝn nhiÖm chiÕm ®o¹t tµi
s¶n cã ®¨ng ký quyÒn së h÷u.
Ch-¬ng 2: T×nh h×nh téi ph¹m vµ thùc tiÔn xÐt xö téi ph¹m l¹m dông tÝn
nhiÖm chiÕm ®o¹t tµi s¶n cã ®¨ng ký quyÒn së h÷u.
Ch-¬ng 3: Hoµn thiÖn ph¸p luËt vµ nh÷ng gi¶i ph¸p n©ng cao hiÖu qu¶ ¸p
dông c¸c quy ®Þnh cña Bé luËt h×nh sù ViÖt Nam n¨m 1999 vÒ téi l¹m dông tÝn
nhiÖm chiÕm ®o¹t tµi s¶n cã ®¨ng ký quyÒn së h÷u.
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI LẠM DỤNG TÍN NHIỆM
CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN CÓ ĐĂNG KÝ QUYỀN SỞ HỮU
1.1. Các vấn đề chung về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
có đăng ký quyền sở hữu trong luật hình sự Việt Nam
1.1.1. Khái niệm và các dấu hiệu pháp lý hình sự của tội lạm dụng tín
nhiệm chiếm đoạt tài sản
Sở hữu là quan hệ xã hội giữa người với người trong việc chiếm hữu
tư liệu sản xuất và của cải xã hội. Sở hữu không chỉ bao gồm quan hệ con
người chiếm hữu tư liệu sản xuất, của cải, mà điều cốt yếu là đề cập đến
quan hệ giữa người với người trong quá trình diễn ra sự chiếm hữu đó.
Người ta phân biệt hai loại sở hữu: sở hữu mang tính dân sự (sở hữu nhà
ở, đồ dùng cá nhân) và sở hữu tư liệu sản xuất.
Hiện nay, để bảo vệ quyền sở hữu tài sản của công dân, Nhà nước ta
đã đưa ra nhiều quan hệ pháp luật để điều chỉnh:
- Hiến pháp - Quy định chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,
quốc phòng, an ninh, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, cơ cấu,
nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước, thể chế hóa
mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý;
đồng thời ghi nhận các nguyên tắc, chính sách bảo vệ quyền sở hữu của
công dân;
- Bộ luật dân sự - Bảo vệ các quyền sở hữu tài sản trong quan hệ dân
sự;
- Luật đầu tư - Bảo vệ quyền sở hữu tài sản trong đầu tư sản xuất kinh
doanh;
- Luật hành chính - Đưa ra các biện pháp xử lý hành chính đối với
việc xâm phạm quyền sở hữu tài sản ở mức độ nhẹ;
- Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước - Quy định nguyên tắc sử
dụng tài sản công, chế tài xử phạt vi phạm;
- Bộ luật hình sự - Quy định việc xử lý những hành vi xâm phạm chế
độ sở hữu tài sản được nhà nước bảo hộ.
Trong Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) có
riêng một chương quy định về các tội xâm phạm sở hữu, bao gồm 13 điều
quy định rõ các hành vi xâm phạm sở hữu được Nhà nước bảo vệ. Nhóm
tội phạm xâm phạm về sở hữu mang những đặc điểm:
Về khách thể: Đó là quan hệ sở hữu, có nghĩa là các tội xâm phạm sở
hữu phải là những hành vi gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho quan
hệ sở hữu và gây thiệt hại này phải phản ánh đầy đủ tính nguy hiểm cho xã hội
của hành vi đó.
Về khách quan: Đó là các hành vi như chiếm đoạt, chiếm giữ trái
phép, sử dụng trái phép, hủy hoại, làm hư hỏng tài sản, Tuy hình thức
thể hiện khác nhau nhưng những hành vi này đều xâm phạm đến quyền
chiếm hữu, sử dụng, định đoạt của chủ sở hữu tài sản.
Về chủ quan: Hầu hết các tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý, chỉ có
hai tội phạm được thực hiện do lỗi vô ý.
Về chủ thể: Đó là những người có năng lực trách nhiệm hình sự và
đạt độ tuổi nhất định.
Tuy nhiên, do phạm vi nghiên cứu chỉ được giới hạn trong luận văn
là Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có đăng ký quyền sở hữu, chúng
tôi chỉ nghiên cứu những vấn đề lý luận xoay quanh tội phạm được quy
định tại Điều 140 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009).
Từ những phân tích trên, xét một cách chung nhất, dưới góc độ khoa
học luật hình sự thì khái niệm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
được hiểu là hành vi của một chủ thể có năng lực trách nhiệm hình sự và
đạt độ tuổi theo pháp luật hình sự đã vay, mượn, thuê tài sản của người
khác hoặc nhận được tài sản của người khác có giá trị từ bốn triệu đồng
trở lên thông qua hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ
trốn để nhằm mục địch đích chiếm đoạt tài sản đó hoặc sử dụng tài sản đó
vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng hoàn trả lại tài sản.
1.1.2. Khái niệm đối tượng tác động của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm
đoạt tài sản
Qua phân tích về cấu thành tội phạm và đặc điểm chung của đối tượng
tác động của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, tác giả luận văn đưa
ra khái niệm đối tượng tác động của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài
sản là tài sản thuộc các hình thức sở hữu toàn dân; sở hữu của các tổ chức
chính trị; tổ chức chính trị - sở hữu tập thể; sở hữu tư nhân; sở hữu của tổ
chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; sở hữu hỗn hợp; sở hữu chung.
1.1.3. Khái niệm và những đặc điểm của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm
đoạt tài sản có đăng ký quyền sở hữu
a) Khái niệm tài sản có đăng ký quyền sở hữu
Theo quy định của Bộ luật dân sự hiện hành và pháp luật có liên quan
thì khái niệm tài sản có đăng ký quyền sở hữu được hiểu là tài sản (như đất
đai, ô tô, xe máy, tàu biển) được chính thức ghi vào văn bản của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền về những thông tin cần thiết liên quan đến tài sản đó
để làm cơ sở phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp lí của chủ sở hữu
tài sản đối với một tài sản nhất định. Những tài sản phải đăng ký quyền sở
hữu gồm có:
Thứ nhất, đăng ký quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai
năm 2003 và Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ
hướng dẫn thi hành Luật đất đai năm 2003. Đăng ký quyền sở hữu trí tuệ theo
quy định tại phần XI về quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ theo
Bộ luật dân sự năm 2005, Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và các văn bản pháp
luật hướng dẫn thi hành
Thứ hai, đăng ký nhà ở tại đô thị theo Nghị định số 71/CP ngày 23/6/2010 của
Chính phủ về hướng dẫn thi hành luật nhà ở năm 2005. Đăng ký trụ sở làm
việc, các công trình xây dựng khác gắn liền với đất đai thuộc các cơ quan hành
chính sự nghiệp. Nghị định số 14/1998/NĐ-CP ngày 06/3/1998 của Chính phủ về
quản lý tài sản nhà nước. Quy chế quản lý và sử dụng trụ sở làm việc tại các cơ
quan hành chính sự nghiệp (ban hành kèm theo Quyết định số 20/1999/QĐ-BTC
ngày 25/02/1999 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) và Thông tư số 122/1999/TT-BTC
ngày 13/10/1999 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy chế quản lý và sử
dụng trụ sở làm việc tại cơ quan hành chính sự nghiệp.
Thứ ba, đăng ký các phương tiện giao thông theo quy định của Luật hàng
không dân dụng Việt Nam năm 2006, Bộ luật hàng hải năm 2005, Luật giao
thông đường bộ năm 2008, Luật giao thông đường thủy nội địa năm 2004 và
các văn bản hướng dẫn thi hành.
Thứ tư, đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia theo quy định tại Luật di
sản văn hóa, Nghị định số 92/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật di sản văn hóa. Đăng ký tài sản là vũ khí, vật liệu
và công cụ hỗ trợ theo quy chế quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ
(ban hành kèm theo Nghị định số 47/CP ngày 12/8/1996 của Chính phủ).
b) Đặc điểm của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có đăng ký
quyền sở hữu
Đặc điểm của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có đăng ký
quyền sở hữu là những đặc trưng, dấu hiệu pháp lý hình sự của tội phạm lạm
dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xâm phạm đến quan hệ sở hữu tài sản có
đăng ký quyền sở hữu. Chính vì vậy mà tội phạm này có những đặc điểm
riêng biệt như sau:
Về khách thể của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có đăng ký
quyền sở hữu là không có sự khác biệt với khách thể của tội phạm lạm dụng
tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Điểm riêng biệt của tội phạm này được thể hiện
ở đối tượng mà tội phạm hướng đến/xâm phạm là tài sản có đăng ký quyền sở
hữu. Có thể chia tài sản đăng ký quyền sở hữu thành hai loại: Bất động sản có
đăng ký quyền sở hữu và động sản có đăng ký quyền sở hữu.
Về khách quan: Đó là những hành vi hành vi "gian dối" để chiếm đoạt tài
sản. Người phạm tội thường sử dụng những hành vi "gian dối" sau: Giả tạo bị
mất, đánh tráo tài sản, rút bớt tài sản, Việc gian dối này chỉ thực hiện được
nếu tài sản đáp ứng những điều kiện: Di chuyển được, nhỏ gọn, có nhiều chi
tiết, bộ phận ghép thành. Chính vì vậy, thủ đoạn gian dối này chỉ áp dụng với
động sản có đăng ký quyền sở hữu (ô tô, xe máy).
1.2. Quy định của pháp luật hình sự một số nước trên thế giới về tội
lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và kinh nghiệm rút ra đối với
pháp luật hình sự Việt Nam
Tham khảo một số quy định của Bộ luật hình sự một số nước trên thế
giới cho thấy, việc quy định tội lạm dụng chiếm đoạt tài sản về cơ bản không
hoàn toàn giống như trong Bộ luật hình sự năm 1999 của Việt Nam. Mặc dù
vậy, quyền sở hữu của công dân bao giờ cũng được các nhà làm luật xác lập,
ghi nhận tôn trọng bảo vệ bằng Hiến pháp và pháp luật, trong đó có pháp luật
hình sự, vì suy cho cùng, bảo vệ quyền sở hữu của công dân cũng chính là bảo
vệ quyền công dân và hiểu rộng hơn nữa là quyền con người.
Trong phạm vi luận văn này, chúng tôi lựa chọn ba nước tiêu biểu là:
Liên bang Nga, Trung Quốc và Thụy Điển để nghiên cứu đánh giá các quy
định liên quan đến nội dung đang nghiên cứu trong luận văn vì trong Bộ luật
hình sự những nước nêu trên có một số điểm tương đồng với pháp luật Việt
Nam liên quan đến tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
1.2.1. Bộ luật hình sự Việt Nam
1.2.2. Bộ luật hình sự Liên bang Nga
1.2.3. Bộ luật hình sự Trung Quốc
1.2.4. Bộ luật hình sự Thụy Điển
1.2.5. Kinh nghiệm rút ra qua việc nghiên cứu pháp luật các nước trên
thế giới
Qua nghiên cứu, phân tích tội lạm xâm phạm sở hữu của các quốc gia
trên thế giới như: Liên bang Nga, Trung Quốc, Thụy Điển và tội lạm dụng tín
nhiệm chiếm đoạt tài sản tại Điều 140 Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999
(sửa đổi, bổ sung năm 2009) chúng tôi có thể đưa ra một số nhận định như sau:
Một là, các dấu hiệu định tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được
pháp luật các quốc gia trên thế giới quy định nằm trong các dấu hiệu của tội
lừa đảo. Cũng chính vì vậy, không có sự phân biệt giữa tội lạm dụng tín
nhiệm chiếm đoạt tài sản và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong các dấu hiệu
pháp lý hình sự như ở pháp luật hình sự Việt Nam. Cách quy định này cũng
có ưu điểm và khuyết điểm riêng:
Ưu điểm: Xác định cấu thành tội phạm chủ yếu dựa vào mặt chủ quan
của tội phạm nên việc định tội danh đối với người phạm tội sẽ mang lại hiệu
quả hơn vì cơ quan tiến hành tố tụng khi khởi tố, truy tố, xét xử dễ áp dụng và
xác định tính chất của tội phạm. Trong việc xác định các yếu tố cấu thành tội
phạm sẽ không bị ràng buộc, giới hạn bởi một vài hành vi cụ thể nào; có nghĩa
là việc chứng minh tội phạm và bảo vệ quyền sở hữu của công dân được bảo
đảm hơn.
Khuyết điểm: Cách quy định các dấu hiệu chung nhất nên nội dung của
quy phạm mang tính pháp lý cao, đòi hỏi phải người đọc, nghiên cứu, tìm hiểu
phải có trình độ pháp lý nhất định thì mới có thể hiểu được; mỗi quy định cần
phải có rất nhiều văn bản hướng dẫn thi hành dẫn đến một hệ thống các văn
bản "cồng kềnh". Điều này gây khó khăn cho người dân nắm bắt, thực thi
pháp luật, sẽ làm cho người dân khó nhận biết được các dạng hành vi có thể bị
truy cứu trách nhiệm hình sự để phòng tránh; việc giải thích tuyên truyền
pháp luật đòi hỏi cần có trình độ hiểu biết "sâu" về pháp luật.
Hai là, hình phạt áp dụng để trừng phạt người phạm tội lạm dụng tín
nhiệm chiếm đoạt tài sản trong pháp luật hình sự các nước trên thế giới tuy có
nhiều hình thức khác nhau nhưng có mang một đặc điểm chung là không phân
biệt hình phạt chính và hình phạt phụ khi áp dụng. Việc áp dụng hình phạt dựa
trên tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội và trên sự phù hợp với hậu quả
đã gây ra. Nhà làm luật quy định loại hình phạt cụ thể cho từng mức độ phạm
tội nhưng mỗi không xác định khung hình phạt tương ứng với mức độ phạm
tội.
Ưu điểm: Xác định rõ trách nhiệm hình sự mà người phạm tội phải nhận
khi xâm phạm quan hệ sở hữu được luật hình sự bảo vệ. Dễ trong việc áp
dụng quy định để đưa ra trách nhiệm hình sự và trừng phạt người phạm tội.
Khuyết điểm: Hình phạt mang tính áp đặt, chưa thể phòng hết tất cả các
trường hợp xảy ra trong việc xác định hậu quả và đưa ra chế tài "phù hợp với
hậu quả" do tội phạm gây ra. Không có sự phân biệt cụ thể giữa các mức độ
tội phạm khác nhau để trích dẫn, áp dụng.
Chương 2
TÌNH HÌNH TỘI PHẠM VÀ THỰC TIỄN XÉT XỬ TỘI PHẠM
LẠM DỤNG TÍN NHIỆM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN
2.1. Tình hình tội phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trong
luật hình sự Việt Nam
Bảng 2.1: Số vụ án lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và số bị cáo
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Số vụ án lạm dụng
tín nhiệm chiếm
đoạt tài sản
1171 1176 1243 1200 1066 1134 1284 1237 1122 1115 955
Tỷ lệ %
bị cáo/vụ án
1,04 1,18 1,12 1,16 1,15 1,16 1,17 1,18 1,19 1,24 1,2
Nguồn: Tòa án nhân dân tối cao.
Bảng 2.2: Động thái số vụ án lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trong giai
đoạn từ năm 2000 đến năm 2010 (lấy số vụ án năm 2000 làm mốc so sánh)
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Số vụ án lạm dụng
tín nhiệm chiếm
đoạt tài sản
1171 1176 1243 1200 1066 1134 1284 1237 1122 1115 955
Tỷ lệ (%) 100 100,4 106,1 102,5 91 96,8 109,6 105,6 95,8 95,2 81,5
Nguồn: Tòa án nhân dân tối cao.
Bảng 2.3: Số vụ lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
và tổng số vụ án hình sự
TT Năm
Tổng số
vụ án hình sự
Tổng số vụ án lạm dụng
tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Tỷ lệ %
giữa (3) và (2)
(1) (2) (3) (4)
1 2000 49.195 1.171 2,38
2 2001 41.441 1.176 2,41
3 2002 45.393 1.243 2,74
4 2003 47.921 1.200 2,50
5 2004 48.974 1.066 2,18
6 2005 53.634 1.134 2,11
7 2006 62.166 1.314 2,11
8 2007 61.813 1.264 2,04
9 2008 64.381 1133 1,75
10 2009 66.919 1.142 1,7
11 2010 58.370 988 1,69
Nguồn: Tòa án nhân dân tối cao.
Bảng 2.4: Áp dụng hình phạt trong xét xử tội phạm
lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Năm
Tịch
thu
tài
sản
Cấm
đảm
nhiệm
chức
vụ
Phạt
tiền
(Hình
phạt
bổ
sung)
Cải
tạo
không
giam
giữ
Án
treo
Tù có thời hạn
Tù
chung
thân
Tử
hình
3 năm
trở
xuống
3 - 7
năm
7-15
năm
đến
20
năm
2005 1 1 10 10 257 737 102 22 7 1 0
2006 0 0 10 14 357 853 79 22 5 1 0
2007 0 0 6 16 336 776 102 30 5 2 0
2008 0 0 5 15 296 755 96 35 6 0 0
2009 2 0 2 18 335 729 94 49 4 0 0
2010 2 0 3 13 199 638 58 70 8 2 0
Nguồn: Tòa án nhân dân tối cao.
Qua việc đưa ra những số liệu thống kê về tình hình tội phạm lạm dụng
tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có thể đưa ra một số kết luận như sau:
Một là, sự biến động của tình hình tội phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt
tài sản do những nguyên nhân tác động của chính sách xã hội, trong đó có chính
sách kinh tế, chính sách hình sự,... của nhà nước trong từng giai đoạn lịch sử.
Hai là, cũng qua nghiên cứu cho thấy: Hậu quả do tội phạm gây ra trong các
vụ án lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản ngày càng lớn và rất nghiêm trọng;
mặc dù số vụ giảm nhưng lại ngày càng có nhiều thủ đoạn tinh vi, người phạm tội
có càng nhiều hành vi xảo quyệt; tội phạm hướng đến ngày càng nhiều các quan
hệ sở hữu trong xã hội dẫn đến số người bị hại trong vụ án ngày càng nhiều hơn.
Điều này được thể hiện trong các báo cáo của cơ quan tư pháp và cơ quan bảo
vệ pháp luật. Sự gia tăng này là rất đáng lo ngại, có thể làm cho tình hình tội
phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trở lên nghiêm trọng hơn.
2.2. Thực tiễn xét xử tội phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
2.2.1. Các vụ án lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản điển hình
Tác giả luận văn trình bày một số vụ án về lạm dụng tín nhiệm chiếm
đoạt tài sản:
* Một số vụ án hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
thông thường
- Một số vụ án hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản gây
hậu quả đặc biệt nghiệm trọng và gây thiệt hại cho nhiều người.
- Một số vụ án hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản gây
hậu quả nghiêm trọng cho xã hội có liên quan cả đối tượng là người nước ngoài.
- Một số vụ án hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản gây
hậu quả nghiêm trọng còn có quan điểm chưa thống nhất tội lạm dụng tín
nhiệm chiếm đoạt tài sản với tội phạm khác.
* Một số vụ án hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có
đăng ký quyền sở hữu
- Vụ án Đặng Văn Dũng có hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt ô tô
của Công ty cổ phần thương mại Thành Công
- Vụ án công ty Sakico lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt 26 tỷ Việt Nam
đồng của ngân hàng VP Bank
2.2.2. Phân biệt tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có đăng ký
quyền sở hữu với giao dịch dân sự, kinh tế và một số tội phạm khác trong luật
hình sự Việt Nam
Bảng 2.5: Số bị cáo bị chuyển hồ sơ vụ án, đình chỉ,
trả hồ sơ lại Viện kiểm sát, không có tội
Năm
Chuyển hồ sơ
vụ án
Đình chỉ
Trả hồ sơ lại
Viện kiểm sát
Không có tội
2005 2 3 177 2
2006 4 2 164 1
2007 5 1 172 3
2008 8 2 111 1
2009 2 20 118 1
2010 4 5 144 0
Nguồn: Tòa án nhân dân tối cao.
Số liệu thống kê này cho thấy được thực trạng điều tra, truy tố, xét
xử ở nước ta còn yếu và chưa đáp ứng được sự thay đổi của xã hội.
Nguyên nhân của tình trạng này cũng một phần quan trọng là do việc
quy định các dấu hiệu của tội phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài
sản tại điều 140 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)
còn chưa rõ ràng, dễ nhầm lẫn với các giao dịch dân sự, kinh tế; có nhiều
dấu hiệu pháp lý hình sự giống với các tội phạm khác như: tội lừa đảo
chiếm đoạt tài sản, tội sử dụng trái phép tài sản, tội hủy hoại tài sản. Điều
này đòi hỏi phải có sự nhận định, đánh giá, phân biệt rõ ràng dấu hiệu
pháp lý hình sự của tội phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với
các giao dịch dân sự, kinh tế và các loại tội phạm khác.
Tác giả luận văn đã trình bày rõ những vấn đề để phân biệt tội lạm dụng
tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có đăng ký quyền sở hữu với các giao dịch dân
sự, kinh tế và phân biệt tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có đăng ký
quyền sở hữu với một số tội phạm khác trong pháp luật hình sự Việt Nam.
2.2.3. Vấn đề "hình sự hóa các quan hệ dân sự, kinh tế" có liên quan
đến tài sản có đăng ký quyền sở hữu hiện nay ở nước ta
* Khái niệm: Hình sự hóa các quan hệ dân sự, kinh tế" là quá trình đưa
các quan hệ dân sự, kinh tế trở thành đối tượng điều chỉnh của luật hình sự.
Hiện tượng này thường được biểu hiện dưới các trường hợp: Các bên giao kết
hợp đồng (vay, mượn,...) khi đến hạn trả nợ, người vay không trả được nợ,
theo yêu cầu của người cho vay, nợ,... và quá trình "nhận định" các yếu tố cấu
thành tội phạm thì cơ quan điều tra thực hiện thủ tục khởi tố, điều tra theo
Điều 139 Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009).
* Hiện tượng hình sự hóa: Ranh giới trách nhiệm hình sự và nghĩa vụ dân
sự là không rõ ràng, rất khó xác định.
Dấu hiệu đặc trưng của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là
người có nghĩa vụ về tài sản bội tín, lợi dụng lòng tin của người có quyền mà
vi phạm nghĩa vụ đã cam kết.
Trong Bộ luật hình sự Việt Nam, chương về các tội phạm xâm phạm quyền
sở hữu có nhiều tội liên quan đến hành vi chiếm đoạt nhưng mỗi hành vi chiếm
đoạt trong những tội khác nhau có phương pháp, cách thức khác nhau. Mỗi
phương thức, cách thức khác nhau sẽ tạo ra cấu thành tội phạm khác nhau.
* Ảnh hưởng của hình sự hóa các quan hệ dân sự, kinh tế có kiên quan
đến tài sản
- "Hình sự hóa" các giao dịch dân sự, kinh tế trước tiên và dễ thấy là sẽ
xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người có hành vi bị "hình sự hóa".
- Xét ở góc độ kinh tế - xã hội, "hình sự hoá" để lại hậu quả tiêu cực
mang tính dây chuyền.
- "hình sự hoá" còn có tác động xấu đến môi trường đầu tư, kinh doanh
của Việt Nam vì không chỉ có những doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam bị
"hình sự hoá" mà cả các doanh nhân, doanh nghiệp nước ngoài cũng gặp phải
tình trạng này.
- Tình trạng "hình sự hoá" sẽ làm giảm lòng tin của nhân dân vào nền
công lý nhà nước.
- Hiện tượng "hình sự hoá" các tranh chấp kinh tế và "phi hình sự hoá"
trong điều tra các vụ án kinh tế là một nguyên nhân làm thoái hoá, biến chất
một số cán bộ trong các cơ quan điều tra, các cơ quan quản lý nhà nước khác.
- Tình trạng " hình sự hoá" không chỉ gây ra những hậu quả thiệt hại về
vật chất, về con người mà quan trọng hơn nó gây phiền hà cho các hoạt động
kinh doanh, làm giảm năng lực sáng tạo của các doanh nghiệp, làm tổn
thương lòng tin của nhân dân vào lực lượng điều tra.
2.2.4. Những nhận xét, đánh giá và các nguyên nhân cơ bản
Nguyên nhân phạm tội được hiểu là tổng hợp các phẩm chất cá nhân tiêu
cực của người phạm tội hoặc có thể là cơ chế vận động của xã hội, của các
hiện tượng chính trị - tư tưởng, kinh tế - xã hội, tâm lý tiêu cực trong tác động
qua lại lẫn nhau làm phát sinh, quyết định tình hình tội phạm và các tội phạm
cụ thể và các hiện tượng xã hội này được lặp đi, lặp lại trong các mối quan hệ
xã hội luôn luôn thay đổi. Nghiên cứu lý luận và thực tiễn cho thấy có một số
nguyên nhân của việc phạm tội như sau:
Một là, hiện nay tình hình kinh tế - xã hội có nhiều biến động, thay đổi
cho phù hợp với nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa; nước ta tích cực hội
nhập với khu vực và thế giới vì thế các quan hệ kinh tế - dân sự ngày càng đa
dạng và phức tạp. Hơn nữa, những năm gần đây kinh tế thế giới và trong nước
có nhiều biến động phức tạp. Diễn biến đó cũng dẫn tới nảy sinh các nhiều
vấn đề trong quá trình thực hiện các giao dịch. Do đó, tình hình tội phạm xâm
phạm sở hữu ngày càng nhiều và tác động lớn đến đời sống xã hội; trong đó
các tội phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản cũng là một trong những
loại tội phạm phổ biến và có số lượng người phạm tội lớn, xâm hại quyền sở
hữu của nhiều bị hại.
Hai là, công tác đấu tranh phòng chống tội phạm còn chưa hiệu quả. Đối
với các tội phạm xâm phạm sở hữu là những tội phạm gắn liền với các hoạt
động kinh tế vì thế việc đấu tranh phòng chống tội phạm không chỉ xuất phát
từ việc điều tra, truy tố, xét xử tội phạm mà còn phải "phòng" từ giai đoạn
giao kết, thực hiện các giao dịch dân sự. Hiện nay, các cơ quan tố tụng hình
sự mới chú trọng nhiều đến việc "chống" tội phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm
đoạt tài sản mà chưa tích cực "phòng" tội phạm ngay từ ban đầu dẫn đến chưa
"trị được" ngọn của vấn đề.
Ba là, các yếu tố về tâm lý - xã hội. Có nhiều trường hợp vay vốn làm ăn
nhưng bị thua lỗ rồi do sợ hãi, lo lắng đối với các khoản nợ mà bỏ trốn dẫn
đến vi phạm các quy định của pháp luật hình sự. Đây cũng là nguyên nhân
dẫn đến việc tội phạm xâm phạm sở hữu gia tăng.
Nguyên nhân chủ quan của hành vi phạm tội phụ thuộc vào bản thân
người phạm tội là những yếu tố bên trong con người đó như vấn đề tâm sinh
lý, ý thức hệ, nhân cách, đạo dức, văn hoá, lối sống Các thói xấu như: lòng
tham, tính ích kỷ, lười lao động, thích hưởng thụ, thói tôn vinh vật chất chạy
theo đồng tiền, ham muốn làm giàu một cách nhanh chóng coi thường các giá
trị đạo đực truyền thống tốt đẹp vốn có trong con người Việt Nam, thái độ coi
thường pháp luật Những thói xấu đó hiện nay đang có xu hướng phát triển
trong xã hội và nhất là trong tầng lớp thanh niên do thiếu sự giáo dục chu đáo
của cha mẹ, được nuông chiều và quen hưởng thụ, chịu ảnh hưởng sâu sắc của
môi trường đem lại khi gặp các điều kiện khách quan thuận lợi dễ dàng nảy
sinh hành vi phạm tội. Có thể thấy phổ biến là hành vi lấy tài sản của gia đình
bạn bè, người thân đem bán hoặc cầm đồ lấy tiền ăn chơi, cờ bạc hút hít,hoặc
chỉ để mua sắm quần áo cho bằng bạn bằng bè nếu tiếp tục được bao che từ
phía gia đình không lưu tâm giáo dục kịp thời sẽ dẫn tới hành vi vi phạm pháp
luật khác
Cùng với sự phát triển nhanh của xã hội, con người chạy theo nhu cầu
của cuộc sống xã hội dẫn đến bỏ qua nhiều giá trị cuộc sống. Cha mẹ vì làm
ăn kinh tế mà bỏ qua suy nghĩ, tình cảm của con cái dẫn đến những tư tưởng
lệch lạc, sai trái của con cái họ. Cũng chính vì vậy mà tình hình tội phạm chưa
thành niên ở nước ta hiện nay có tỉ lệ khá cao, nhiều vụ án người phạm tội là
người chưa thành niên gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn
cho xã hội.
Chương 3
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT
HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 1999 (SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NĂM 2009)
VỀ TỘI LẠM DỤNG TÍN NHIỆM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN
CÓ ĐĂNG KÝ QUYỀN SỞ HỮU
3.1. Hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999
(sửa đổi, bổ sung năm 2009) về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
có đăng ký quyền sở hữu
3.1.1. Những cơ sở khoa học - thực tiễn của việc hoàn thiện
Ngày 31/3/1998, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 16/TT về việc
tìm kiếm và thực thi các
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lhs_ho_ngoc_hai_toi_lam_dung_tin_nhiem_chiem_doat_tai_san_co_doi_tuong_la_tai_san_co_dang_ky_quyen_s.pdf