MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 5
Chương 1. Vấn đề Đài Loan trong quan hệ giữa Đài Loan vớiTrung Quốc đại lục11
1.1. Lịch sử vấn đề Đài Loan 11
1.2. Một số vấn đề trong quan hệ hai bờ thời gian gần đây 19
1.3. Sự điều chỉnh chính sách của Trung Quốc và ĐàiLoan32
Tiểu kết chương 1 41
Chương 2. Vấn đề Đài Loan trong chính sách đối ngoại của
Trung Quốc với một số nước châu Á - Thái BìnhDương43
2.1. Chính sách đối ngoại của Trung Quốc liên quan đến
vấn đề Đài Loan43
2.2. Chính sách đối ngoại của Trung Quốc đối với Mỹ,
Nhật Bản và ASEAN liên quan đến vấn đề Đài Loan46
Tiểu kết chương 2 69
Chương 3 Một số nhận xét về vấn đề Đài Loan trong quan hệquốc tế71
3.1. Dự báo khả năng giải quyết vấn đề Đài Loan 71
3.2. Một số vấn đề rút ra từ quan hệ giữa Trung Quốc và
các nước có liên quan đến vấn đề Đài Loan80
3.3. Tác động của vấn đề Đài Loan đến quan hệ Việt Nam
- Trung Quốc và giải pháp của Việt Nam82
Tiểu kết chương 3 94
KẾT LUẬN 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO 97
Phụ lục 1 101
Phụ lục 2 123
Phụ lục 3 127
14 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 1176 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Vấn đề Đài Loan trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc thời kỳ mở cửa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------------------
NGUYỄN VĂN KHU
VẤN ĐỀ ĐÀI LOAN TRONG CHÍNH SÁCH
ĐỐI NGOẠI CỦA TRUNG QUỐC
THỜI KỲ MỞ CỬA
LUẬN VĂN THẠC SỸ CHUYÊN NGÀNH QUỐC TẾ HỌC
MÃ SỐ: 60.31.40
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. PHÙNG THỊ HUỆ
Viện Nghiên cứu Trung Quốc
Hà Nội - 2009
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 5
Chương 1. Vấn đề Đài Loan trong quan hệ giữa Đài Loan với
Trung Quốc đại lục
11
1.1. Lịch sử vấn đề Đài Loan 11
1.2. Một số vấn đề trong quan hệ hai bờ thời gian gần đây 19
1.3. Sự điều chỉnh chính sách của Trung Quốc và Đài
Loan
32
Tiểu kết chương 1 41
Chương 2. Vấn đề Đài Loan trong chính sách đối ngoại của
Trung Quốc với một số nước châu Á - Thái Bình
Dương
43
2.1. Chính sách đối ngoại của Trung Quốc liên quan đến
vấn đề Đài Loan
43
2.2. Chính sách đối ngoại của Trung Quốc đối với Mỹ,
Nhật Bản và ASEAN liên quan đến vấn đề Đài Loan
46
Tiểu kết chương 2 69
Chương 3 Một số nhận xét về vấn đề Đài Loan trong quan hệ
quốc tế
71
3.1. Dự báo khả năng giải quyết vấn đề Đài Loan 71
3.2. Một số vấn đề rút ra từ quan hệ giữa Trung Quốc và
các nước có liên quan đến vấn đề Đài Loan
80
3.3. Tác động của vấn đề Đài Loan đến quan hệ Việt Nam
- Trung Quốc và giải pháp của Việt Nam
82
Tiểu kết chương 3 94
KẾT LUẬN 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO 97
Phụ lục 1 101
Phụ lục 2 123
Phụ lục 3 127
2
CHỮ VIẾT TẮT
ADB The Asia Development Bank
Ngân hàng Phát triển châu Á
APEC Asia - Pacific Economic Cooperation
Diễn đàn hợp tác tinh tế châu Á - TBD
ARATS Hiệp hội quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan của Trung Quốc
ARF Asia Regional Forum
Diễn đàn an ninh khu vực châu Á
ASEAN Association of Southeast Asian Nations
Hiệp hội các nước Đông Nam Á
CAL China Air Lines
Hãng hàng không Trung Quốc (Đài Loan)
CHND Cộng hoà Nhân dân
ĐCS Đảng Cộng sản
EU European Union
Liên minh châu Âu
KMT Quốc Dân Đảng, Đài Loan
LQH Liên hợp quốc
SEF Quỹ trao đổi hai bờ eo biển Đài Loan
TAC The Treaty of Amity and Cooperation in Southeast Asia
Hiệp ước Hữu nghị và hợp tác Đông Nam Á
TBCN Tư bản Chủ nghĩa
TBD Thái Bình Dương
TMD Theatre Missele Defense
Hệ thống phòng thủ tên lửa chiến trường
USD Đô la Mỹ
WB World Bank
Ngân hàng thế giới
WTO World Trade Organization
Tổ chức thương mại thế giới
XHCN Xã hội Chủ nghĩa
3
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang
Biểu đồ 1.1. Tốc độ kim ngạch xuất nhập khẩu của Đài Loan
vào Trung Quốc
25
Bảng 1.2. Kim ngạch xuất, nhập khẩu của Đài Loan vào
Trung Quốc và Hồng Công từ năm 2000
26
Bảng 2.1. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Đài Loan với
một số đối tác chủ yếu thuộc ASEAN
65
Biểu đồ 2.2. Tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung
Quốc với một số đối tác chủ yếu
66
Biểu đồ 3.1. Tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt
Nam với Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Công
năm 2007
83
Bảng 3.2. Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với
Trung Quốc và Đài Loan
84
4
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Vấn đề Đài Loan là vấn đề phức tạp, có tác động không nhỏ đến chính
sách đối nội và đối ngoại của Trung Quốc, đặc biệt là từ khi Trung Quốc tiến
hành cải cách đến nay. Trung Quốc luôn xác định Đài Loan là một tỉnh của
Trung Quốc nên đặt ra mục tiêu chiến lược là thống nhất Đài Loan vào Đại
lục, kể cả bằng biện pháp vũ lực (mặc dù chính sách này đã có sự điều chỉnh
nhất định sau Đại hội XVII, Đảng Cộng sản Trung Quốc).
Từ khi thực hiện chính sách cải cách, mở cửa, Trung Quốc đề ra chủ
trương tập trung phát triển kinh tế, củng cố vị thế quốc tế. Trung Quốc đã tiến
hành điều chỉnh chính sách đối ngoại, trong đó có một số điều chỉnh liên quan
đến vấn đề Đài Loan nhằm tranh thủ sự ủng hộ của các nước, tạo môi trường
hoà bình, ổn định phục vụ cho công cuộc củng cố sức mạnh quốc gia và vị thế
của Trung Quốc trên trường quốc tế.
Nguyên tắc trong chính sách đối ngoại liên quan đến Đài Loan của
Trung Quốc là: các nước phải công nhận nguyên tắc "một nước Trung Hoa",
không quan hệ chính thức với Đài Loan, không ủng hộ Đài Loan "độc lập"
dưới mọi hình thức. Trung Quốc đẩy mạnh phát triển quan hệ với các nước,
đặc biệt là Mỹ và các nước Đông Nam Á, nhằm cô lập Đài Loan, từng bước
thống nhất Đài Loan.
Ngược lại, do vị trí địa chiến lược quan trọng của Đài Loan nên Mỹ và
một số nước khác luôn lợi dụng Đài Loan làm con bài để kiềm chế Trung
Quốc khiến mối quan hệ của các nước này với Trung Quốc luôn diễn biến
phức tạp, tác động đến tình hình an ninh, ổn định ở khu vực và thế giới.
Trong khi đó, Đài Loan là một nền kinh tế tương đối phát triển, có quan
hệ kinh tế với nhiều nước và tổ chức trên thế giới, đặc biệt là quan hệ thương
5
mại, đầu tư. Đài Loan sử dụng ưu thế về kinh tế, quan hệ thương mại và đầu
tư để duy trì quan hệ với các nước, đôi khi đặt điều kiện trong quan hệ kinh tế
song phương vì mục đích chính trị.
Quan hệ kinh tế, văn hoá giữa Đài Loan và Việt Nam thời gian gần đây
có những bước phát triẻn mạnh mẽ, đặc biệt, Đài Loan là một trong những đối
tác thương mại, đầu tư hàng đầu của Việt Nam. Quan hệ thương mại, đầu tư,
giao lưu văn hoá giữa hai bên đã và đang đem lại lợi ích cho cả Đài Loan và
Việt Nam và không vi phạm nguyên tắc “một nước Trung Hoa” mà Việt Nam
đã cam kết. Mặc dù quan hệ Việt Nam và Đài Loan chỉ mang tính kinh tế, văn
hoá thuần tuý nhưng Trung Quốc vẫn tỏ ra không hài lòng, đôi khi còn gây
sức ép với Việt Nam trong quan hệ với Đài Loan. Điều này đã và đang đặt ra
nhiều vấn đề trong xử lý các vấn đề nhạy cảm liên quan đến quan hệ song
phương với Trung Quốc và cả Đài Loan của Việt Nam.
Để có cách ứng xử hợp lý nhằm vừa duy trì quan hệ hữu nghị truyền
thống với Trung Quốc, vừa thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư và
văn hoá với Đài Loan, việc nghiên cứu đề tài "Vấn đề Đài Loan trong chính
sách đối ngoại của Trung Quốc thời kỳ mở cửa" có ý nghĩa khoa học và thực
tiễn sâu sắc.
Đề tài giúp đưa ra một số đánh giá chính sách đối ngoại của Trung
Quốc có liên quan đến vấn đề Đài Loan với Mỹ, Nhật Bản, ASEAN, trong đó
có Việt Nam, xu thế chính sách đối ngoại của Trung Quốc, tác động tới quan
hệ đối ngoại của các nước, từ đó rút ra kinh nghiệm và đề xuất cách xử lý
những vấn đề nảy sinh trong quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc và Đài
Loan.
6
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề Đài Loan đã tồn tại và kéo dài hơn 60 năm nay do đó đã có rất
nhiều công trình nghiên cứu và các bài viết của các học giả thế giới bàn luận về
vấn đề này. Ở nước ngoài, có nhiều công trình nghiên cứu rất lớn như tác phẩm
"Đại Đài Loan phòng ngự" của Trần Phúc Thành do Nhà xuất bản Kim Đài
Loan phát hành năm 1995, trong đó chủ yếu tập trung bàn về chiến lược phòng
ngự của Đài Loan.
Đặc biệt, trong phần mềm Ancata cập nhật hàng năm của Microsoft, các
học giả quốc tế đã có một dữ liệu tương đối đầy đủ về vấn đề Đài Loan, nêu chi
tiết lịch sử vấn đề Đài Loan từ những năm 1940. Tuy nhiên, trong dữ liệu
Ancata chỉ cập nhật các sự kiện là chính và trong phần sự kiện thì chỉ cập nhật
đến những năm cuối thế kỷ XX.
Ngoài ra, phần lớn các công trình nghiên cứu và sách xuất bản không đề
cập riêng đến vấn đề Đài Loan mà được lồng ghép trong các vấn đề lớn hơn.
Trong ấn phẩm: "Chiều hướng kinh tế - chính trị Trung Quốc lúc chuyển giao
thế kỷ", của Trình Hiểu Nông (học giả Đài Loan) xuất bản năm 1999, tác giả đã
đề cập một phần rất lớn đến quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan. Tác giả đã đưa ra
những nhận định, phân tích các khía cạnh cụ thể của Đại hội XV Đảng Cộng sản
Trung Quốc có liên quan đến quan hệ hai bờ. Tác phẩm này cũng đã làm rõ các
mối quan hệ hai bờ vào cuối thế kỷ XX, những vấn đề tồn tại trong quan hệ hai
bờ và triển vọng quan hệ hai bờ trong những năm đầu của thế kỷ XXI.
Trong ấn phẩm: "Trung Quốc trước thách thức thế kỷ XXI" của Lưu Kim
Hâm (học giả Trung Quốc), xuất bản năm 2000, tác giả đã dành Phần II bàn về
vấn đề lãnh thổ của Trung Quốc, trong đó có vấn đề thống nhất Đài Loan. Tác
giả đã khái quát lịch sử vấn đề Đài Loan, quan hệ Mỹ - Trung liên quan đến vấn
đề Đài Loan, đặc biệt là về âm mưu, ý đồ và chủ trương của Mỹ trong sử dụng
vấn đề Đài Loan để bao vây, kiềm chế Trung Quốc. Tác giả đã đề cập đến sự
7
điều chỉnh chính sách của Trung Quốc từ "sử dụng vũ lực" để thống nhất Đài
Loan sang chính sách "thống nhất hoà bình, một nước hai chế độ". Cuốn sách
cũng đã nêu bật ý đồ "Đài Loan độc lập" của một số quan chức Chính quyền
Đài Loan, đặc biệt là nguyên Tổng thống Trần Thuỷ Biển...
Trong tác phẩm "Cuộc cách mạng về học thuyết quân sự của Trung
Quốc" của Giêm Mun-ve-non và Đa-vít M.Phinh-ken-xten (quan chức Mỹ), từ
những thông tin thu thập được, hai tác giả đã phân tích chi tiết về cuộc cách
mạng về học thuyết quân sự của Trung Quốc, trong đó có nhiều mục đề cập đến
vấn đề Đài Loan, đặc biệt là về các kịch bản Trung Quốc sử dụng vũ lực gây sức
ép với Đài Loan trong tương lai.
Ở trong nước, có rất ít tài liệu và đề tài nghiên cứu cụ thể về chính sách
đối ngoại của Trung Quốc liên quan đến vấn đề Đài Loan mà chủ yếu là các bài
viết hoặc các đề tài nghiên cứu về Trung Quốc trong đó có vấn đề Đài Loan.
Ngoài ra, các nhà xuất bản trong nước cũng xuất bản nhiều tài liệu biên dịch từ
các cuốn sách do nước ngoài ấn hành có liên quan đến Trung Quốc và Đài Loan,
đặc biệt là những cuốn sách do các học giả Trung Quốc, Đài Loan, Mỹ và
phương Tây phát hành.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Vấn đề Đài Loan và chính sách đối ngoại của
Trung Quốc liên quan đến vấn đề Đài Loan.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Chính sách đối ngoại của Trung Quốc liên quan đến vấn đề Đài
Loan trong thời kỳ cải cách, mở cửa (từ năm 1978 đến nay).
+ Chính sách đối ngoại của Mỹ, Nhật Bản, ASEAN đối với Trung
Quốc có liên quan đến vấn đề Đài Loan thời gian gần đây.
+ Một số vấn đề liên quan đến Đài Loan trong quan hệ Trung - Việt
8
thời gian gần đây.
4. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, các phương
pháp phân tích, tổng hợp, lô-gíc, lịch sử, thống kê...
5. Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Vấn đề Đài Loan trong quan hệ giữa Đài Loan với Trung
Quốc đại lục. Chương này được bố cục làm ba phần: Lịch sử vấn đề Đài
Loan; một số vấn đề trong quan hệ hai bờ thời gian gần đây và sự điều chỉnh
chính sách của Trung Quốc và Đài Loan. Chương 1 tập trung nêu khái lược
về lịch sử vấn đề eo biển Đài Loan, thực trạng quan hệ hai bờ và những vấn
đề tồn tại trong quan hệ hai bờ.
Chương 2: Vấn đề Đài Loan trong chính sách đối ngoại của Trung
Quốc với một số nước châu Á - Thái Bình Dương. Chương 2 tập trung phân
tích làm rõ chính sách đối ngoại của Trung Quốc có liên quan đến vấn đề Đài
Loan, chính sách đối ngoại của Trung Quốc với Mỹ, Nhật Bản, ASEAN có
liên quan đến vấn đề Đài Loan.
Chương 3: Một số nhận xét về vấn đề Đài Loan trong quan hệ quốc tế.
Chương 3 đưa ra một số dự báo, nhận xét về vấn đề Đài Loan trong quan hệ
quốc tế, trong đó có dự báo các khả năng xảy ra ở eo biển Đài Loan; kinh
nghiệm của các nước trong quan hệ với Trung Quốc và Đài Loan và tác động
của vấn đề Đài Loan trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc. Đồng thời,
Chương 3 cũng đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh quan hệ
chiến lược Việt Nam - Trung Quốc, duy trì quan hệ kinh tế và văn hoá với
Đài Loan trong thời gian tới.
9
Ngoài ra, luận văn còn có phần tài liệu tham khảo gồm các ấn phẩm, tải
liệu, tạp chí trong và ngoài nước liên quan đến vấn đề Đài Loan và quan hệ
Đài Loan - Đại Lục, quan hệ Đài Loan các nước, quan hệ Trung Quốc - các
nước. Phần phụ lục gồm các tài liệu quan trọng mà Trung Quốc đã công bố có
liên quan đến vấn đề Đài Loan như: Sách trắng: Nguyên tắc một nước Trung
Hoa và vấn đề Đài Loan; Luật chống chia cắt đất nước...
10
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Diệp Vĩnh Liệt (2001), Những nhân vật lịch sử Trung Quốc hiện
đại, Nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin, Hà Nội.
2. Hồ An Cương (2003), Trung Quốc: Những chiến lược lớn, Nhà
xuất bản thông tấn, Hà Nội.
3. Lý Kiện (2008), Trung - Xô - Mỹ: Cuộc đối đầu lịch sử, Nxb.
Thanh Niên, Hà Nội.
4. Ngân hàng thế giới (2001), Trung Quốc 2020, Nxb. Khoa học xã
hội, Hà Nội.
5. Ngưu Kim Hâm (1999), Trung Quốc trước thách thức Thế kỷ XXI,
Nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin, Hà Nội.
6. Patrick Tyler (2008), Mỹ - Trung: Một thiên lịch sử sáu đời tổng
thống, Nxb. Công an Nhân dân, Hà Nội.
7. Tổng cục Thống kê Việt Nam (2008), Niên giám thống kê năm
2007, Hà Nội.
Tiếng Trung
8. Lưu Tĩnh Ba (2004), Chiến lược an ninh quốc gia Trung Quốc
đầu thế kỷ 21, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, Đại học
Quốc phòng Trung Quốc.
97
9. Lưu Vương Diệp (2008), Đài Loan có kế hoạch nghiên cứu chế
tạo máy bay chiến đấu tàng hình, Nguyệt san Dọc ngang quân sự, kỳ
thứ 102.
10. Nguyệt san Khai phóng (2008), Sự phụ thuộc lẫn nhau trong quan
hệ kinh tế Trung - Mỹ, Hồng Công, số tháng 6.2008.
11. Quốc hội Trung Quốc khoá X (2005), Luật chống chia cắt đất
nước, ngày 14.3.2005.
12. Tăng Chương Thuỵ, Chu Mậu Lâm (2008), Tìm hiểu cơ chế và
con đường hợp tác ở biển Đông giữa hai bờ eo biển Đài Loan,
Trung tâm nghiên cứu chiến lược và ngành nghề, đại học Đại Đồng,
Đài Loan.
13. Tạp chí Quan hệ quốc tế hiện đại Trung Quốc (2008), Hiện trạng
và triển vọng khai thác chung ở biển Hoa Đông giữa Trung Quốc và
Nhật Bản, số tháng 3.2008.
14. Trần Phúc Thành (1995), Đại Đài Loan Phòng ngự, Nhà xuất bản
Kim Đài Loan.
15. Trình Hiểu Nông (1999), Chiều hướng kinh tế - chính trị Trung
Quốc lúc chuyển giao thế kỷ, Nxb. Trung Quốc ngày nay.
16. Văn phòng công tác Đài Loan, Quốc vụ viện Nước CHND Trung
Hoa; Văn phòng báo chí Quốc vụ viện (2000), Sách trắng: Nguyên
tắc một nước Trung Hoa và vấn đề Đài Loan, Bắc Kinh.
17. Vương Kiến Dân (2009), Vai trò của Đài Loan tại biển Đông và
khả năng hợp tác bảo vệ lãnh hải giữa hai bờ eo biển,
WWW.China.com.
98
Tiếng Anh
18. Bộ Quốc phòng Mỹ (2009), Báo cáo Sức mạnh quốc phòng của
Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (Military Power of People’s
Republic of China), Oa-sinh-tơn.
19. Cục Thống kê Đài Loan (2008), Niên giám thống kê 2007, Đài
Bắc.
20. Cục thống kê quốc gia Trung Quốc (2009), Niên giám thống kê
2009.
21. Đê-vít Sam-bốt (1995), Một Trung Quốc lớn hơn: Có phải là một
cường quốc trong tương lai? (Greater China: The Next
Superpower?), Nxb. Đại học Oxford.
22. Giêm Mun-ve-non, Đê-vít Phin-ken-xtên (2003), Cuộc cách mạng
về học thuyết quân sự của Trung Quốc, Trung tâm Nghiên cứu và
phân tích Tình báo, Mỹ.
23. H.Phe-đơ-man (2008), Thế nào là tình hình nguyên trạng, The
Heritage Foundation (Quỹ Heritage), số ngày 22.5.2008.
24. Microsoft Corporation: Microsoft Encarta 2008
25. Thông cáo chung Trung - Mỹ các năm 1972, 1979, 1982.
26. Trương Vân (2008), Vấn đề dầu khí Đông Hải và hướng đi của
Nhật Bản, Báo Liên hợp buổi sáng, Xinh-ga-po, số ngày 24.6.2008.
27. Uy-li-am Thao (2008), Vấn đề Đài Loan trong quan hệ Ô-xtrây-
li-a – Trung Quốc, Tạp chí Nhà Ngoại giao, số tháng 1.2008.
28. Viện nghiên cứu Chiến lược Quốc tế - IISS (từ 1978 - 2008),
Vương quốc Anh, Cán cân quân sự (Military Balace).
99
29. WWW.china.org : One country, two systems, tháng 3.2009.
30. WWW.census.gov:
31. WWW.eng.dgbas.gov.tw
32. WWW. odci.govv/cia/publications/factbook/geos/tw.html.
100
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- v_l2_01488_144_2008111.pdf