hời kì hiện nay được coi là bắt đầu kỷ nguyên phát triển mới của loài
người. Nguồn lực cho thời kì này tuy được đề cập rất nhiều nhưng nguồn lực
con người vẫn là yếu tố quan trọng nhất hiện nay. Tất cả các nước khi bước
vào thế kỷ XXI đều nhận thức rằng sự phát triển của quốc gia nhờ vào nguồn
lực số một là nguồn lực con người, trong đó chất lượng của nguồn lực này
được nâng lên không thể bằng con đường nào khác ngoài việc đầu tư phát
triển giáo dục - đào tạo.
Theo Từ điển Hán Việt:“Giáo dục là hoạt động có tổ chức nhằm mục
đích đào tạo con người”.
Trong quan niệm của Giáo dục học, “giáo dục theo nghĩa rộng là quá
trình toàn vẹn hình thành nhân cách được tổ chức một cách có ý thức, có kế
hoạch thông qua các hoạt động, các quan hệ giữa người giáo dục và người
được giáo dục, nhằm truyền đạt và lĩnh hội được những kinh nghiệm xã hội
của loài người đã tích luỹ được”
“Khái niệm giáo dục theo nghĩa hẹp là công tác giáo dục chuyên biệt
do nhà giáo dục tiến hành, nhằm hình thành hệ thống các phẩm chất nhất định
như: đạo đức, thế giới quan, niềm tin, lý tưởng, quan điểm thẩm mỹ, động cơ,
thái độ, và những nét tính cách của nhân cách”
40 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 598 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Vấn đề đào tạo nguồn lực thuyền viên ngành hàng hải ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g, xác
định một cách đúng đắn và hiệu quả các nguồn lực đều có ý nghĩa to lớn trong
việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
Đại hội Đảng lần thứ VIII xác định cần khai thác và sử dụng nhiều
nguồn lực khác nhau trong đó nguồn lực con người là quý báu nhất, nó có vai
trò quyết định, điều này càng có ý nghĩa hơn khi mà ở nước ta nguồn lực tài
chính và nguồn lực vật chất còn hạn hẹp. Hơn nữa, các nguồn lực khác đều có
thể bị khai thác cạn kiệt chỉ có con người - một nguồn lực gần như vô tận, đặc
biệt là tri thức của con người.
Nguồn lực lao động quan trọng nhất của ngành Hàng hải Việt Nam
hiện nay là đội ngũ thuyền viên làm việc trên các tàu biển. Đây là một yếu tố
quan trọng không thể thiếu, nó là động lực chủ yếu tác động trực tiếp nhất đến
hiệu quả kinh tế của các doanh nghiệp vận tải biển nói riêng và toàn ngành
Hàng hải nói chung. Trên thực tế, đội ngũ này so với yêu cầu phát triển trong
tương lai còn thiếu hụt lớn và xét về cơ cấu, trong đội ngũ này đang có tình
trạng vừa thiếu lại vừa thừa.
Ở nước ta, trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường với cơ chế “mở”
theo phương châm “Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước” thì ngành
Hàng hải cũng được đặc biệt quan tâm, được coi là một trong những ngành
kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế tổng thể của đất nước.
Trong chiến lược phát triển ngành Hàng hải Việt Nam, Đảng và Nhà nước
đang từng bước triển khai thực hiện, trong đó chính sách “phát triển nguồn
nhân lực” là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Điều đó là tất yếu bởi lẽ đội ngũ
sĩ quan, thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam là yếu tố quan trọng và
14
không thể thiếu, nó là động lực chủ yếu tác động đến hiệu quả kinh tế của các
doanh nghiệp vận tải biển nói riêng và toàn ngành Hàng hải nói chung. Hàng
hải là một ngành hoạt động trong môi trường khắc nghiệt - môi trường biển.
Lịch sử đã chứng kiến rất nhiều tai nạn Hàng hải nghiêm trọng, có thể gọi là
những thảm hoạ. Biển đã nuốt trôi những con tàu khổng lồ, cuốn theo nhiều
sinh mạng, của cải và gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến môi trường. Để ngăn ngừa
những thảm hoạ này, trước hết người ta cho rằng cách tốt nhất phải có tàu và
trang thiết bị tốt. Do đó, tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) đã đưa ra những
luật lệ, qui định, yêu cầu đối với tàu và trang thiết bị trên tàu nhằm giúp
cho “Hàng hải an toàn hơn, biển cả trong sạch hơn”. Tuy nhiên, bản thân mỗi
con tàu chỉ là những khối sắt thép vô tri, vô giác, dù có hiện đại nhất thì con
người mới chính là “linh hồn” thổi sức sống cho mỗi con tàu, làm cho nó
hoạt động được. Theo thống kê của các chuyên gia thì khoảng 80% tai nạn
Hàng hải là do có sai sót của con người. Hầu như (nếu không muốn nói là tất cả)
các vụ đâm, va và mắc cạn đều do sai sót của con người. Các vụ cháy nổ cũng
chủ yếu do thiếu sót của con người gây ra. Việc chìm và đắm tàu do thời tiết có
thể coi là bất khả kháng, nhưng cũng có thể hạn chế được nếu sử dụng dịch vụ
dẫn đường để tránh thời tiết xấu. Ngay cả các vụ tai nạn liên quan đến hỏng hóc
cơ khí đôi khi cũng có thể do lỗi bảo dưỡng thiết bị gây nên. Quan tâm đến yếu
tố con người trong an toàn Hàng hải, IMO đã có những bộ luật mang tính nhân
văn như Công ước Quốc tế về Tiêu chuẩn huấn luyện, cấp giấy chứng nhận và
trực ca của thuyền viên (STCW). Một Bộ luật về yếu tố con người (Bộ luật Quản
lý an toàn quốc tế ISM Code) cũng đã được thử nghiệm. Ngoài ra, IMO cũng
chuẩn hóa chương trình đào tạo cho các trường và các viện Hàng hải theo các
chương trình mẫu (model course), được biên soạn bởi các chuyên gia có kinh
nghiệm, để cung cấp tài liệu đào tạo thuyền viên, phổ biến những nghiên cứu về
Hàng hải.
15
Các trường Hàng hải các cấp của các quốc gia trên thế giới có nhiệm vụ
đào tạo và huấn luyện cho các sĩ quan, thuyền viên làm việc trên các tàu vận
tải biển của đội tàu biển quốc gia và phục vụ cho xuất khẩu thuyền viên ra
nước ngoài. Ngoài ra, các trung tâm huấn luyện thuyền viên của các trường
Hàng hải ở các quốc gia còn được giao nhiệm vụ huấn luyện và cấp các
chứng chỉ chuyên môn đi biển cho thuyền viên theo công ước của IMO bao
gồm: Chứng chỉ an toàn cơ bản; Chứng chỉ nghiệp vụ; Chứng chỉ đặc biệt...
Do đó, trách nhiệm của các trường Hàng hải các cấp của mỗi quốc gia hiện
nay rất nặng nề. Vì chất lượng một con tàu đi biển phụ thuộc rất nhiều vào
trình độ chuyên môn của đội ngũ sĩ quan, thuyền viên trên tàu, mặt khác, trình
độ chuyên môn của đội ngũ sĩ quan, thuyền viên trên các con tàu vận tải biển
lại phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng đào tạo, huấn luyện của các cơ sở đào
tạo, huấn luyện Hàng hải. Chính vì lẽ đó mà chất lượng đào tạo, huấn luyện sĩ
quan, thuyền viên tại các cơ sở đào tạo, huấn luyện Hàng hải đang được
Chính phủ của các quốc gia có ngành Hàng hải nói chung và Việt Nam nói
riêng rất quan tâm.
1.2. Vai trò của giáo dục - đào tạo đối với sự phát triển nguồn lực
thuyền viên hiện nay
1.2.1. Giáo dục và đào tạo định hướng chiến lược đào tạo cho các cơ
sở đào tạo thuyền viên Việt Nam
“Giáo dục - đào tạo” là những hiện tượng xã hội đặc biệt, xuất hiện và
phát triển gắn liền với sự tồn tại và phát triển của xã hội. Ngay từ trong xã hội
nguyên thuỷ đã xuất hiện nhu cầu truyền cho nhau những hoạt động sống nói
chung để chống lại những nguy hiểm do tự nhiên đem lại. Quá trình đó ngày
càng phát triển và trở thành một hoạt động tất yếu, cơ bản hình thành nên
nhân cách con người và được thực hiện một cách có tổ chức, có định hướng
với tư cách là một nền giáo dục xã hội
16
Thời kì hiện nay được coi là bắt đầu kỷ nguyên phát triển mới của loài
người. Nguồn lực cho thời kì này tuy được đề cập rất nhiều nhưng nguồn lực
con người vẫn là yếu tố quan trọng nhất hiện nay. Tất cả các nước khi bước
vào thế kỷ XXI đều nhận thức rằng sự phát triển của quốc gia nhờ vào nguồn
lực số một là nguồn lực con người, trong đó chất lượng của nguồn lực này
được nâng lên không thể bằng con đường nào khác ngoài việc đầu tư phát
triển giáo dục - đào tạo.
Theo Từ điển Hán Việt:“Giáo dục là hoạt động có tổ chức nhằm mục
đích đào tạo con người”.
Trong quan niệm của Giáo dục học, “giáo dục theo nghĩa rộng là quá
trình toàn vẹn hình thành nhân cách được tổ chức một cách có ý thức, có kế
hoạch thông qua các hoạt động, các quan hệ giữa người giáo dục và người
được giáo dục, nhằm truyền đạt và lĩnh hội được những kinh nghiệm xã hội
của loài người đã tích luỹ được”
“Khái niệm giáo dục theo nghĩa hẹp là công tác giáo dục chuyên biệt
do nhà giáo dục tiến hành, nhằm hình thành hệ thống các phẩm chất nhất định
như: đạo đức, thế giới quan, niềm tin, lý tưởng, quan điểm thẩm mỹ, động cơ,
thái độ, và những nét tính cách của nhân cách”
Đào tạo là quá trình tác động đến con người nhằm làm cho người lĩnh hội
và nắm vững những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo một cách có hệ thống nhằm
chuẩn bị cho người đã thích nghi với cuộc sống và khả năng tiếp nhận sự phân
công lao động nhất định, hoàn thành tốt công việc được giao.
Báo cáo chính trị tại Đại hội X Đảng cộng sản Việt Nam khẳng định:
"Phát triển giáo dục đào tạo là một trong những động lực quan trọng
thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát triển
nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế
nhanh và bền vững”;
17
Đầu tư đào tạo phát triển nguồn lực con người được hiểu ở cả ba lĩnh
vực chăm sóc sức khoẻ, nâng cao chất lượng cuộc sống và giáo dục đào tạo,
nhưng trong đó giáo dục đào tạo có vị trí quan trọng nhất, đặc biệt là đào tạo
trong giai đoạn hiện nay. Trong Từ điển Bách khoa Việt Nam, khái niệm đào
tạo được hiểu là:
“Đào tạo, quá trình tác động đến một con người nhằm làm cho người
đó lĩnh hội và nắm vững những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo... một cách có hệ
thống nhằm chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và khả năng
nhận một sự phân công nhất định góp phần của mình vào việc phát triển xã
hội, duy trì và phát triển nền văn minh của loài người. Về cơ bản, đào tạo là
giảng dạy và học tập trong nhà trường phải gắn với giáo dục đạo đức, nhân
cách. Kết quả và trình độ được đào tạo (trình độ học vấn) của một người còn
do việc tự đào tạo của người đã thể hiện ra ở việc tự học và tham gia các
hoạt động xã hội, lao động sản xuất rồi tự rút kinh nghiệm của người đó
quyết định. Chỉ khi nào quá trình đào tạo được biến thành quá trình tự đào
tạo một cách tích cực, tự giác thì việc đào tạo mới có hiệu quả cao. Tuỳ theo
tính chất chuẩn bị cho cuộc sống và cho lao động, người ta phân biệt đào tạo
chuyên môn và đào tạo nghề nghiệp. Hai loại này gắn bó và hỗ trợ cho nhau
với những nội dung do các đòi hỏi của sản xuất, của các quan hệ xã hội, của
tình trạng khoa học, kỹ thuật và văn hoá của đất nước. Khái niệm giáo dục
nhiều khi bao gồm cả các khái niệm đào tạo. Có nhiều dạng đào tạo: đào tạo
cấp tốc, đào tạo chuyên môn, đào tạo cơ bản, đào tạo lại, đào tạo ngắn hạn,
đào tạo từ xa” [52, tr.735].
1.2.2. Giáo dục và đào tạo góp phần quyết định chất lượng nguồn lực
thuyền viên
Giáo dục và đào tạo là hai khái niệm khác nhau, nhưng chúng có mối
quan hệ biện chứng với nhau. “Giáo dục” theo nghĩa rộng bao hàm cả đào tạo
vì một mục đích chung là bồi dưỡng, rèn luyện nâng cao năng lực và các
18
phẩm chất của con người nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội, góp
phần tích cực vào việc phát huy nguồn lực con người với tư cách là một
nguồn nội lực của đất nước trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Mặt khác, giáo dục là một trong những biện pháp cơ bản của đào tạo, tức là
muốn đào tạo một con người thì nhất thiết phải thông qua con đường giáo
dục, ngược lại, giáo dục cũng nhằm vào mục tiêu đào tạo con người, coi con
người là mục tiêu cơ bản nhất. Vì thế mà trong quá trình giáo dục đã bao hàm
yếu tố của đào tạo và trong bất cứ một hoạt động đào tạo nào cũng phải chứa
đựng hiện tượng giáo dục.
Ngày nay, khi nói đến việc sử dụng một cách có hiệu quả nguồn lực
con người, bên cạnh những giải pháp nhằm phát huy tính tích cực của người
lao động người ta nói nhiều đến những giải pháp nhằm phát triển nguồn lực
đó. Bởi vì, nói đến nguồn lực con người không chỉ nói đến số lượng, mà điều
quan trọng hơn là chất lượng của nó, tức là những con người đã qua giáo dục
và đào tạo. Nếu chỉ có lao động dồi dào, nguồn nhân công rẻ không thôi sẽ
không đáp ứng được nhu cầu hội nhập quốc tế như hiện nay. Những năm qua,
kinh tế nước ta đã đạt được một số thành tựu nhất định nhưng cơ bản Việt
Nam vẫn là một quốc gia nghèo. Vì thế, yêu cầu phát triển giáo dục đào tạo cả
về số lượng và chất lượng ngày càng mang ý nghĩa sống còn đối với sự phát
triển của nước ta hiện nay. Tốc độ phát triển đất nước phụ thuộc rất nhiều vào
chất lượng nguồn lực con người. Chất lượng nguồn nhân lực lại phụ thuộc
vào chất lượng và hiệu quả đào tạo. Để từng bước nâng cao chất lượng đào
tạo cần nâng cao hiệu quả đào tạo trong đó có việc đổi mới phương thức tổ
chức đào tạo, chương trình và phương pháp đào tạo, kiên quyết ngăn chặn và
xử lý nghiêm những hiện tượng tiêu cực trong môi trường giáo dục, tăng
cường đầu tư phương tiện giảng dạy và học tập, song, quan trọng hơn là chăm
lo xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giảng viên tâm huyết
với sự nghiệp giáo dục, có đủ năng lực chuyên môn nghiệp vụ, tạo hiệu quả
trong sự nghiệp trồng người.
19
Với nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò nguồn lực con người - yếu tố cơ
bản, quan trọng bậc nhất quyết định sự thành công hay thất bại của quá trình
phát triển kinh tế - xã hội; cũng như mục đích, ý nghĩa, nhu cầu của việc
không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo là nhiệm vụ cốt lõi, hệ
thống đào tạo huấn luyện Hàng hải Việt nam đã được hình thành theo nhiều
giai đoạn. Tuy nhiên, chỉ khi Công ước quốc tế về huấn luyện, cấp chứng chỉ
cho thuyền viên sửa đổi ra đời (Công ước STCW 78/95), thì hệ thống đào tạo
huấn luyện Hàng hải của Việt Nam mới thực sự có hệ thống và tuân thủ hoàn
toàn theo đòi hỏi của Công ước. Trong giai đoạn gần đây, chúng ta đã đào tạo
và huấn luyện được số lượng lớn sĩ quan thuyền viên có trình độ phục vụ cho
ngành Hàng hải trong nước và xuất khẩu thuyền viên. Mặc dù vậy, sau khi
tham gia thị trường thuyền viên quốc tế, đội ngũ thuyền viên của chúng ta còn
nhiều điểm yếu cần phải khắc phục. Trước tình hình mới của thị trường lao
động Hàng hải thế giới, ngành đào tạo - huấn luyện Hàng hải Việt Nam đang
đứng trước vận hội to lớn chiếm lĩnh thị trường lao động trình độ cao đầy
tiềm năng này. Cùng với vận hội này, thách thức đặt ra là phải nhanh chóng
nâng cao được số lượng sĩ quan, thuyền viên có trình độ đáp ứng được yêu
cầu quốc tế. Điều đặc biệt đó càng có ý nghĩa hơn trong bối cảnh hiện nay với
nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức, khi mà khoa học và công nghệ
đã và đang phát triển mạnh mẽ như vũ bão, những thành tựu của nó được ứng
dụng vào mọi lĩnh vực trong đó có ngành Hàng hải, đặc biệt, trên tàu biển
hiện nay công nghệ thông tin đang được ứng dụng rộng rãi, mức độ tự động
hoá ngày càng cao. Do đó, đòi hỏi đội ngũ sĩ quan, thuyền viên Việt Nam
không những tăng về số lượng, mà còn giỏi về chất lượng, tinh thông về
nghiệp vụ và ngoại ngữ đạt chuẩn quốc tế; nhằm đáp ứng, thoả mãn nhu
cầu của sự phát triển nền kinh tế đất nước; làm chủ được sự tiến bộ của khoa
học và công nghệ, đảm đương điều khiển được đội tàu biển quốc gia và cung
cấp thuyền viên cho đội tàu thế giới.
20
Chương 2
THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGUỒN LỰC THUYỀN VIÊN
NGÀNH HÀNG HẢI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1. Thực trạng năng lực đào tạo của các cơ sở đào tạo , huấn luyện
thuyền viên Việt Nam
2.1.1. Đánh giá thực trạng hệ thống cơ sở đào tạo, huấn luyện
thuyền viên Việt Nam
Hiện nay, đội ngũ sĩ quan, thuyền viên của nước ta được cung cấp từ
nhiều nguồn khác nhau ngoài hệ thống đào tạo huấn luyện chính thống trực
thuộc Bộ Giao thông Vận tải,cụ thể như:
Hình 2.1.1. Hệ thống cơ sở cung cấp sĩ quan, thuyền viên hiện tại ở Việt Nam
Qua sơ đồ này ta thấy: có nhiều bộ, ngành tham gia cung cấp thuyền
viên cho ngành Hàng hải Việt Nam. Theo thống kê chưa đầy đủ, có khoảng từ
5-10% số sĩ quan và từ 10-15% số thủy thủ, thợ máy đang làm việc trên các
Bộ Thủy sản
Cục
Hàng
hải
Việt
Nam
Chính phủ
Bộ Giao thông
Vận tải
Bộ Quốc
phòng
Đào tạo
nước ngoài
Trường
Đại học
Hàng hải
Việt Nam
Trường
Đại học
GTVT
TP. HCM
Trường
Đại học
Nha
Trang
Các trường
TH, CNKT
TS TW và
ĐF
Hệ
thống
Nhà
nước
Liên
kết đào
tạo
Quân
chủng
Hải
quân
Trường
Cao
đẳng
Hàng
hải I
Trường
CĐ
Nghề
Hàng
hải II
Học
viện
Hải
quân
Các
trường
TH Hải
quân
Trường
CĐ nghề
Bách
nghệ
HP
Bộ LĐ
TB&XH
21
tàu thuộc các công ty vận tải biển Việt Nam được đào tạo ngoài các cơ sở đào
tạo của Bộ Giao thông - Vận tải.
Thực tiễn cho thấy, ngoài việc đào tạo thuyền viên phục vụ cho đội tàu
mang tính đặc thù của ngành, các ngành còn có những đội tàu tham gia vận
chuyển hàng hoá, hành khách làm đa dạng, phong phú ngành Hàng hải,
song cũng đưa lại sự phức tạp, thiếu đồng bộ trên lĩnh vực này. Hiện nay, Bộ
Giao thông - Vận tải đã và đang tích cực áp dụng nhiều biện pháp, giải pháp
để từng bước củng cố, tăng cường công tác quản lý, áp dụng rộng rãi, thống
nhất đồng bộ trong cả nước về lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực Hàng hải.
Trong luận văn này, chúng tôi chủ yếu tập trung nhận xét, đánh giá về công
tác đào tạo, huấn luyện thuyền viên phục vụ cho đội tàu thương mại quốc gia
và nhu cầu xuất khẩu thuyền viên.
Các cơ sở đào tạo, huấn luyện Hàng hải của Việt Nam gồm có:
- Phía Bắc: Trường Đại học Hàng hải, Trường Cao đẳng Hàng hải I và
Trường Cao đẳng nghề Bách nghệ Hải Phòng.
- Phía Nam: Trường Đại học Giao thông - Vận tải (Tp.HCM) và
Trường Cao đẳng Nghề Hàng hải II;
- Trong các trường Đại học và Cao đẳng trên đều có các Trung tâm
huấn luyện Hàng hải với các chức năng huấn luyện An toàn cơ bản, huấn
luyện nghiệp vụ Hàng hải và huấn luyện đặc biệt...
Đối với tất cả các cơ sở đào tạo Hàng hải hiện nay, tuy chịu sự quản lý
của Bộ Giao thông - Vận tải, nhưng về đề cương, chương trình đào tạo đều
chịu sự quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Vậy nên, đặc điểm nổi bật về
đảm bảo chất lượng chuyên môn của các cơ sở đào tạo như sau:
- Tổ chức tuyển sinh đầu vào theo quy chế do Bộ Giáo dục và Đào tạo
ban hành. Thí sinh đầu vào đều có trình độ phổ thông trung học; thời gian đào
tạo: Đại học 4 - 4,5 năm; Cao đẳng 3 năm; Trung cấp 2 năm.
22
- Sau khi tốt nghiệp học viên được cấp bằng tốt nghiệp đào tạo, Giấy
chứng nhận khả năng chuyên môn và một số chứng chỉ huấn luyện Hàng hải.
- Nội dung, chương trình đào tạo bao gồm: các môn cơ bản, các môn cơ
sở chuyên ngành, các môn chuyên môn, tiếng Anh và thời gian thực tập tại
xưởng, tại tàu.
Hình 2.1.2. Mô hình đào tạo Hàng hải trình độ “Đại học”
Mạng lưới cơ sở đào tạo, huấn luyện Hàng hải của Việt Nam thể hiện
trên hình vẽ sau:
Hình 2.1.3. Sơ đồ hệ thống đào tạo
và huấn luyện hàng hải tại
Việt Nam
Hình 2.1.4. Các Trường đào
tạo và huấn luyện hàng hải
tại Việt Nam
Bộ Giao thông
Vận tải
Bộ Giáo dục &
Đào tạo
Cục Hàng
hải Việt
Nam
Trường ĐH
Hàng hải
Trường ĐH
GTVT TP
HCM
Trường CĐ
Hàng hải I
Trường CĐ
Nghề Hàng
hải II
Cao đẳng
Hàng hải TW
I
Trường Đại học
Hàng hải
Cao đẳng Nghề
Hàng hải II
ĐH GTVT Tp
HCM
CĐ Nghề
Bách nghệ
HP
CĐ Nghề Bách
nghệ Hải
Phòng
Học sinh tốt
nghiệp Trung
học Phổ
thông
Thi quốc gia
(Toán, Lý,
Hóa)
Đào tạo Đại học- thời gian 4,5 năm
Bằng
TN
Đại
học
Các môn cơ bản
1,5 năm
Các môn cơ sở
1,5 năm
Chuyên ngành
Thực tập
23
Như vậy, trên thực tế thấy rằng ở Miền Trung mặc dù là nơi có nhiều
cảng biển, nhiều khu công nghiệp tầm cỡ quốc gia đồng thời có nhiều tiềm
năng rất tốt trong việc cung cấp nguồn nhân lực cho ngành Hàng hải, song
hiện nay chưa có bất kỳ một cơ sở đào tạo, huấn luyện Hàng hải nào. Bên
cạnh đó, là một trong những vùng có nền kinh tế chậm phát triển của cả nước,
nguồn nhân lực trẻ của miền Trung chưa có điều kiện để theo học các cơ sở
tại Hải Phòng hay Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là nguyên nhân chính của
hiện tượng thiếu hụt trầm trọng nguồn nhân lực phục vụ cho sự phát triển
công nghiệp Hàng hải tại miền Trung.
Hệ thống đào tạo, huấn luyện Hàng hải hiện tại là tương đối phù hợp với
yêu cầu thực tế, tuy nhiên chưa thực hiện được đào tạo liên thông, chưa có sự
gắn kết một cách chặt chẽ về chuyên môn, nghiệp vụ, huấn luyện.
Việc sắp xếp lại mạng lưới các cơ sở, điều chỉnh lại hệ thống đào tạo,
huấn luyện Hàng hải là vấn đề rất cần thiết để đáp ứng được nhu cầu về
nguồn nhân lực cho ngành Hàng hải, đảm bảo tính cạnh tranh trên thị trường
thuyền viên thế giới.
2.1.2. Chương trình đào tạo Hàng hải (Maritime Education) hiện nay
của Việt Nam
Trên cơ sở các số liệu thống kê về đề cương đào tạo Hàng hải của các
hệ đại học, cao đẳng, trung cấp và công nhân kỹ thuật, thời gian dành cho đào
tạo lý thuyết và dành cho thực hành, thí nghiệm dựa theo bảng phân bố sau.
24
Bảng 2.1.1. Phân bổ thời gian đào tạo của các hệ theo cấp độ đào tạo
Bảng 2.1.2. Phân bổ thời gian đào tạo của các hệ theo các nhóm môn học
* Phân tích, đánh giá chương trình đào tạo Hàng hải hệ đại học
Chương trình đào tạo hệ đại học Hàng hải hiện hành cho các ngành đi
biển (Điều khiển tàu biển và Máy tàu biển) tại trường Đại học Hàng hải có
nhiều điểm không phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh Việt Nam hiện nay.
Một trong những điểm không còn phù hợp có thể nhận thấy qua bảng tổng
hợp phân bố thời gian đào tạo.
TT Hệ đào tạo
Thời gian
(Tháng)
Tổng
số
tiết
Tổng số
tiết
lý thuyết
Tổng số tiết
bài tập, thực
hành
Số
tiết
Tỷ lệ
(%)
Số tiết
Tỷ lệ
(%)
1 Đại học 60 4570 3735 81,73 835 18,27
2 Cao đẳng 36 2845 2220 78,03 625 21,97
3 Trung học 24 1880 1300 69,15 580 30,85
4 CNKT 15 1140 752 65,96 388 34,04
5 SQQL hạng 500 GT 03 350 250 71,43 100 28,57
6 SQQL hạng < 500 GT 02 240 187 77,92 53 22,08
Hệ trung học Hệ cao đẳng Hệ đại học
Lái Máy Lái Máy Lái Máy
Giáo dục đại cương 283 390 465 690 765 855
Cơ sở ngành 270 377 420 540 960 1290
Chuyên ngành 753 753 885 1005 1350 1200
Tiếng Anh 405 405 285 270 345 330
Thực tập 200 200 300 285 300 285
25
Bảng 2.1.3. Tổng hợp về phân bố thời lượng đào tạo hệ Đại học ngành đi biển
TT Chương trình Số tuần Tỷ lệ
1 Học trên lớp (cơ bản và chuyên môn) 115 115 49%
2 Chính trị (đầu khóa), Quân sự 1 + 6 7 3%
3 Thực tập chung, Thực tập tốt nghiệp 16 + 12 28 12%
4 Thi học kỳ, Thi Tốt nghiêp 33 + 17 50 21%
5 Nghỉ Tết (các kì và kì cuối), Nghỉ hè toàn khóa 10 + 24 34 15%
Tổng 234 100%
Nguồn: Phòng Đào tạo Trường Đại học Hàng hải
Toàn bộ chương trình được thực hiện trong 4,5 (năm) x 52tuần/năm =
234(tuần). Nếu phân toàn bộ nội dung các phần trong chương trình đào tạo
thành các nhóm bao gồm: 1- Học trên lớp; 2- Chính trị (đầu khóa), Quân sự;
3- Thực tập, Thực tập tốt nghiệp; 4- Thi học kỳ, Thi Tốt nghiệp và 5- Nghỉ
Lễ, Tết và nghỉ hè toàn khóa thì phân bố thời lượng so sánh giữa các nhóm
được mô tả như sau:
Hình 2.1.5. Phân bố thời lượng so sánh giữa các nhóm
1
49%
2
3%
3
12%
4
21%
5
15%
1
2
3
4
5
Nếu xét sự phân bố chương trình đào tạo cụ thể thành 11 nhóm, gồm:
1.Học chính trị, quân sự đầu khóa; 2. Các môn học chính trị; 3. Các môn học
cơ sở, cơ bản; 4. Ngoại ngữ; 5. Nhóm các môn học hỗ trợ chuyên ngành; 6.
1. Học trên lớp
2. Chính trị - QS
3. Thực tập
4. Thi - kiểm tra
5. Nghỉ hè, Lễ, Tết
26
Nhóm các môn học chuyên ngành; 7. Chương trình thực tập toàn khóa; 8.
Nghỉ Tết và nghỉ hè toàn khóa; 9. Thi học kỳ; 10. Thi tốt nghiệp và 11. Huấn
luyện an toàn cơ bản và chuyên môn thì phân bố thời lượng so sánh giữa các
nhóm được mô tả như Hình 2.1.6:
Hình 2.1.6. Phân bố chương trình đào tạo
0
10
20
30
40
50
60
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
Nhìn vào số liệu tổng hợp trên có thể nhận thấy một số điểm sau:
- Trong suốt 4,5 năm đào tạo, không có quỹ thời gian dành cho huấn
luyện an toàn cơ bản và huấn luyện nghiệp vụ Hàng hải;
- Tổng số thời gian thực tập chung không nhiều (28 tuần). Trong
28 tuần thực tập chung đó, thời gian dành cho thực tập trên tàu chỉ có 12
tuần. Như vậy, thời gian thực tập trên tàu là quá ít. Vì thế, học viên tốt
nghiệp Đại học chưa có khả năng đảm nhận được chức danh sĩ quan
Hàng hải;
Phân bố thời lượng (hiện hành)
1. Chính trị, quân sự đầu khóa
2. Các môn học chính trị
3. Các môn học cơ sở cơ bản
4. Ngoại ngữ
5. Các môn hỗ trợ chuyên ngành
6. Các môn học chuyên ngành
7. Thực tập toàn khóa
8. Nghỉ hè và Tết
9. Thi học kỳ
10. Thi tốt nghiệp
11. Huấn luyện cơ bản và nghiệp vụ .
27
- Nếu đào tạo theo xu hướng Đại học công nghệ hoặc Đại học nghề thì
các môn học cơ sở, cơ bản còn quá nhiều. Cụ thể là sau 2 năm, người học vẫn
chưa được học các môn chuyên ngành Hàng hải;
- Ngoại ngữ chiếm rất nhiều thời gian trong toàn bộ chương trình đào
tạo khoá học nhưng kết quả sau khi tốt nghiệp vẫn kém;
- Tổng thời gian dành cho các kỳ thi là 50 tuần, chiếm 45% so với thời
gian đào tạo trên lớp là 115 tuần;
- Khả năng đào tạo liên thông rất khó khăn và không tạo điều kiện
thuận lợi cho người học chuyển đổi các cấp học;
* Phân tích, đánh giá chương trình đào tạo Hàng hải hệ cao đẳng
Chương trình đào tạo hiện hành của hệ cao đẳng các ngành đi biển
(Điều khiển tàu biển và Máy tàu biển) được tổng hợp như sau:
Bảng 2.1.4. Tổng hợp phân bố thời lượng đào tạo
TT Chương trình đào tạo Cao đẳng Số tuần Ghi chú
1 Học trên lớp 73
2 Lao động 5
3 Thực tập, Thực tập tốt nghiệp 13
4 Thi học kỳ, Thi Tốt nghiêp 25
5 Nghỉ Tết (các kì và kì cuối) và nghỉ hè toàn khóa 18
Tổng 134
Nguồn: Phòng Đào tạo Trường Cao đẳng Hàng hải 1.
Nhận xét:
- Thời lượng thực tập quá ít (13 tuần) chưa đảm bảo điều kiện cấp bằng
sĩ quan (theo Quy định của Cục Hàng hải Việt Nam);
- Thời lượng dành cho thi hết môn của 5 học kỳ là 16 tuần, thi lại 2
tuần và thi tốt nghiệp là 7 tuần, chiếm 18,65% thời lượng đào tạo;
- Chưa có thời gian dành cho huấn luyện an toàn cơ bản và nghiệp vụ
chuyên môn;
Như vậy, nếu hệ Cao đẳng chỉ bố trí trong 5 học kỳ, mục tiêu đào tạo
để có thể cấp bằng Sĩ quan Hàng hải là chưa có đủ điều kiện. Sinh viên tốt
nghiệp hệ cao đẳng có thể được cấp bằng sĩ quan Hàng hải nếu thời gian đào
tạo là 3 năm, nghĩa là kéo dài thêm 26 tuần. Nếu xét về tiêu chí sinh viên sau
28
khi tốt nghiệp sẽ được cấp 2 bằng thì sinh viên hệ cao đẳng không có đủ điều
kiện thực hiện.
* Phân tích, đánh giá chương trình đào tạo Hàng hải hệ trung cấp
Bảng 2.1.5. Phân bố thời gian đào tạo hệ trung cấp
STT Phân bố thời gian Ngành boong Ngành m
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- v_l2_01849_3814_2003137.pdf