Tác giả Nguyễn Lộc trong phần viết về trào lưu nhân đạo chủ nghĩa trong
văn học Việt Nam cuối thế kỷ XVIII- đầu thế kỷ XIX cũng phân tích khá kỹ hình
ảnh người phụ nữ, khẳng định “chưa bao giờ văn học lại nói nhiều về phụ nữ như
giai đoạn này. Hình ảnh người phụ nữ là hình ảnh thành công nhất trong văn học
nửa cuối thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX”. Nhân vật người phụ nữ được ông
nhắc đến trên một phổ khá rộng, ngoài tác phẩm của Nguyễn Du, Phạm Thái, Hồ
Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Gia Thiều, còn có của Phạm Đình Hổ, Ninh
Tốn, Lý Văn Phức, Cao Bá Quát, và các truyện Nôm bình dân nữa. Người phụ nữ
trong văn học giai đoạn này thuộc đủ các tầng lớp khác nhau, nhưng không còn là
mẫu hình của lễ giáo phong kiến. Nguyễn Lộc đặc biệt nhấn mạnh hình ảnh người
phụ nữ không phải chỉ gắn với đau khổ mà còn là những người “có tài, có tình, có ý
chí và có nghị lực”, dám sống với những tình cảm tự nhiên của mình.
11 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 2218 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Vấn đề thân phận người phụ nữ trong văn học Việt Nam cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX (qua một số tác phẩm tiêu biểu), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- 1 -
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----o0o-----
NGUYỄN TRÀ MY
VẤN ĐỀ THÂN PHẬN NGƯỜI PHỤ NỮ
TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ XVIII - ĐẦU THẾ
KỶ XIX
(qua một số tác phẩm tiêu biểu)
LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Lý luận văn học
Hà Nội – 2009
- 2 -
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----o0o-----
NGUYỄN TRÀ MY
VẤN ĐỀ THÂN PHẬN NGƯỜI PHỤ NỮ
TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM
CUỐI THẾ KỶ XVIII - ĐẦU THẾ KỶ XIX
(qua một số tác phẩm tiêu biểu)
Luận văn thạc sĩ chuyên ngành: Lý luận văn học
Mã số: 602232
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS. PHẠM THÀNH HƯNG
Hà Nội – 2009
- 3 -
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX, văn học Việt Nam có những bước phát
triển rực rỡ cả về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật. Con người cá nhân
với những sắc thái tình cảm phong phú đã bước vào văn học, cùng sự nở rộ của “thi
duyên tình”, một quan niệm khác biệt so với “thi ngôn chí” vốn ngự trị lâu dài
trước đó. Các thể loại mới mang tính sáng tạo của dân tộc (hát nói, ngâm khúc,
truyện thơ Nôm) phát triển đến đỉnh cao và đạt nhiều thành tựu. Nhân vật trung tâm
của thời đại cũng có nhiều thay đổi, với sự chiếm ưu thế của người tài tử, người
trượng phu và đặc biệt người phụ nữ. Vấn đề thân phận là vấn đề nổi bật nhất gắn
liền với loại hình tượng mới này. Những tác phẩm có giá trị nhất cũng là những tác
phẩm mà ở đó đặt ra những câu hỏi thống thiết, trăn trở nhất về thân phận người
phụ nữ nói riêng và thân phận con người nói chung: Cung oán ngâm khúc (Nguyễn
Gia Thiều), Chinh phụ ngâm (Đặng Trần Côn) (và bản dịch của Đoàn Thị Điểm),
Truyện Kiều (Nguyễn Du), thơ Hồ Xuân Hương,
Đó là lý do để chúng tôi chọn và triển khai đề tài vấn đề thân phận người phụ
nữ trong văn học cuối thế kỷ XVIII-đầu thế kỷ XIX qua một số tác giả và tác phẩm
tiêu biểu.
2. Lịch sử nghiên cứu
Những công trình nghiên cứu tổng thể về văn học giai đoạn này là vô cùng
phong phú. Mỗi nhà nghiên cứu từ những góc độ nhìn nhận khác nhau đều có nhắc
đến nhân vật người phụ nữ và vấn đề thân phận với một mức độ nhất định.
Từ góc độ xã hội học, nhà nghiên cứu Nguyễn Lộc khẳng định sự ra đời của
một trào lưu nhân đạo chủ nghĩa trong văn học giai đoạn này, mà một trong những
nội dung của nó là nhu cầu giải phóng tình cảm gắn liền với “sự xuất hiện của hình
ảnh người phụ nữ trong văn học”.
- 4 -
Từ góc độ văn hóa học, nhà nghiên cứu Trần Nho Thìn chỉ ra triết lý thời đại
nằm trong hai chữ “tài sắc” và “tài tình”, liên quan tới một loại nhân vật văn hóa
giai đoạn này: các ả đào, kỹ nữ.
Từ góc độ loại hình học, nhà nghiên cứu Trần Ngọc Vương phân tích các
loại nhà nho, đưa đến kết luận về mẫu hình nhà nho tài tử và cặp đôi tài tử – giai
nhân, hình tượng trung tâm mới của văn học giai đoạn này.
Những công trình nghiên cứu cụ thể về từng tác phẩm, tác giả tiêu biểu được
nêu trên cũng vô cùng đa dạng, ở đây chỉ xin đề cập đến những công trình, bài viết
có liên quan tới đề tài (có đề cập đến vấn đề thân phận). Về Nguyễn Du và Truyện
Kiều, có các công trình: Truyện Kiều, xã hội phong kiến và thân phận con người
(Lê Đình Kỵ), Thân phận con người trong Truyện Kiều (Nguyễn Hiến Lê), Quyền
sống của con người trong Truyện Kiều (Hoài Thanh), Thi pháp Truyện Kiều (Trần
Đình Sử), Tấn bi kịch của Thúy Kiều (Lưu Trọng Lư), Xã hội trong Truyện Kiều
(Trần Nho Thìn), Nhân vật Truyện Kiều và vấn đề tiếp cận nhân học văn hóa (Trần
Nho Thìn), Về Nguyễn Gia Thiều và Cung oán ngâm khúc: Giá trị hư ảo vô
nghĩa của cá nhân con người trong Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều
(Trần Đình Sử); Cái bi kịch của người cung phi trong Cung oán ngâm khúc (Hoàng
Như Mai); Tâm sự u uất của người cung nữ trong Cung oán ngâm khúc (Nguyễn
Quang Khải); Nguyễn Gia Thiều và nhân vật người cung nữ (Trần Thị Băng
Thanh); Nỗi buồn tủi giận hờn của người cung nữ (Hoàng Hữu Yên); Cuộc sống
đau khổ của người cung nữ (Nguyễn Lộc) Về Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm
và Chinh phụ ngâm: Chinh phụ ngâm và hình ảnh cuộc chiến tranh phong kiến
(Nguyễn Lộc); Đoàn Thị Điểm với Chinh phụ ngâm hay là một tác phẩm văn học
chống chiến tranh (Văn Tân); Chinh phụ ngâm khúc, khúc ca oán ghét chiến tranh
(Phong Châu), Về Hồ Xuân Hương: Hồ Xuân Hương, nhà thơ của phụ nữ
(Nguyễn Lộc), Chủ nghĩa nhân đạo trong thơ Hồ Xuân Hương (Đái Xuân Ninh),
Hồ Xuân Hương hoài niệm phồn thực (Đỗ Lai Thuý)
- 5 -
Một trong những công trình rất gần gũi về mặt chủ đề với đề tài này là công
trình của tác giả Trần Nho Thìn: “Triết lý Truyện Kiều trong bối cảnh văn hóa xã
hội Việt Nam cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX”, trong đó phân tích khá cặn kẽ
thân phận người phụ nữ trong xã hội, phản ánh qua các tác phẩm Truyện Kiều,
Long Thành cầm giả ca, Độc Tiểu Thanh ký, nhưng tập trung vào loại nhân vật
kĩ nữ, ả đào mà ông cho là được đặc biệt chú ý qua hình tượng Đạm Tiên, Thúy
Kiều, Tiểu Thanh, cô Cầm đất Long Thành, Triết lý “hồng nhan bạc mệnh”,
“tài mệnh tương đố” trong Truyện Kiều, theo tác giả Trần Nho Thìn, chính là vấn
đề có thực của văn hóa thời đại liên quan đến người kĩ nữ.
Tác giả Nguyễn Lộc trong phần viết về trào lưu nhân đạo chủ nghĩa trong
văn học Việt Nam cuối thế kỷ XVIII- đầu thế kỷ XIX cũng phân tích khá kỹ hình
ảnh người phụ nữ, khẳng định “chưa bao giờ văn học lại nói nhiều về phụ nữ như
giai đoạn này. Hình ảnh người phụ nữ là hình ảnh thành công nhất trong văn học
nửa cuối thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX”. Nhân vật người phụ nữ được ông
nhắc đến trên một phổ khá rộng, ngoài tác phẩm của Nguyễn Du, Phạm Thái, Hồ
Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Gia Thiều, còn có của Phạm Đình Hổ, Ninh
Tốn, Lý Văn Phức, Cao Bá Quát, và các truyện Nôm bình dân nữa. Người phụ nữ
trong văn học giai đoạn này thuộc đủ các tầng lớp khác nhau, nhưng không còn là
mẫu hình của lễ giáo phong kiến. Nguyễn Lộc đặc biệt nhấn mạnh hình ảnh người
phụ nữ không phải chỉ gắn với đau khổ mà còn là những người “có tài, có tình, có ý
chí và có nghị lực”, dám sống với những tình cảm tự nhiên của mình.
Trần Đình Sử qua nghiên cứu thi pháp Truyện Kiều, cũng đã có nhl;ận xét về
luận đề “tài mệnh tương đố”, về chủ đề chính của Truyện Kiều, khẳng định những
cách nhìn nhận mới về chữ “thân” so với các giai đoạn trước. Ông cũng khẳng định
mối liên quan chặt chẽ giữa ý thức cá nhân và nhận thức thân phận con người:
“Cảm nhận về nỗi đau khổ là một biểu hiện của ý thức về cá nhân () tiếng mới
“đoạn trường” xót thân, thương mình của Nguyễn Du là một tư tưởng của thời đại”
[17; 118].
- 6 -
Như vậy, các tác giả ở góc độ tổng thể hay cụ thể, ở góc độ văn hoá, xã hội
hay thi pháp học đều đã có những quan sát và nghiên cứu khá sâu, liên quan đến
vấn đề thân phận người phụ nữ nói chung trong giai đoạn văn học này.
3. Mục đích nghiên cứu
Chúng tôi muốn đi sâu khai thác vấn đề này từ việc xem xét loại nhân vật
trung tâm mới của văn học (có so sánh với văn học các giai đoạn trước đó và văn
học dân gian), sau đó tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sự ra đời vấn đề thân phận
người phụ nữ trong văn học, các hình tượng tập trung biểu hiện vấn đề đó và các
cách lý giải thân phận của các tác giả giai đoạn này. Về mặt thi pháp, chúng tôi tập
trung phân tích ở ba góc độ: biểu tượng, quan niệm nghệ thuật về con người và
ngôn ngữ. Luận văn của chúng tôi được thực hiện theo hướng khám phá vấn đề
thân phận người phụ nữ trong mối liên hệ chặt chẽ với bối cảnh văn hóa của thời
đại cùng tầm tư tưởng của các tác giả.
Không phân tích toàn bộ các tác phẩm của giai đoạn này, chúng tôi chỉ tập
trung xem xét các góc độ trên ở một số các tác phẩm tiêu biểu. Những tác phẩm
chúng tôi chọn là những thành tựu xuất sắc của thời đại về mặt nghệ thuật. Đó là
những mẫu mực của các thể loại mới của dân tộc phát triển trong giai đoạn này như
ngâm khúc, truyện Nôm, hoặc phản ánh sự cách tân của những thể loại cũ, như thơ
Đường luật của Hồ Xuân Hương. Đồng thời các tác phẩm đó cũng tiêu biểu nhất
trong việc thể hiện thân phận người phụ nữ. Cần nói rằng nhân vật phụ nữ là nhân
vật trung tâm mới của thời đại, nhưng không phải tác phẩm nào có nhân vật nữ
cũng đề cập đến vấn đề thân phận người hồng nhan hoặc thân phận con người nói
chung. Chẳng hạn, có rất nhiều truyện Nôm như Hoa tiên, Nhị độ mai, Sơ kính tân
trang, cũng đề cập đến tình yêu, đến sự giải phóng cá tính và tình cảm, nhưng
vấn đề thân phận lại khá mờ nhạt so với Truyện Kiều, do tính chất vay mượn và các
mô típ theo kiểu truyện cổ tích hay tài tử – giai nhân còn quá rõ. Thêm vào đó, tính
chất nêu gương “trung hiếu đức hạnh” của các nhân vật cũng dần lấn át nội dung
tình yêu và số phận người phụ nữ. Truyện Kiều có phần chịu ảnh hưởng từ Hoa tiên
- 7 -
của Nguyễn Huy Tự, song âm hưởng về thân phận người phụ nữ nói riêng và con
người nói chung lại là sự tiếp thu từ ngâm khúc. Nội dung và cảm hứng của thể
ngâm nói chung gắn chặt với đề tài này.
Do đó, phạm vi văn bản nghiên cứu của chúng tôi là Truyện Kiều (Nguyễn
Du), Cung oán ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều), Chinh phụ ngâm (Đặng Trần Côn,
Đoàn Thị Điểm), một số bài thơ Nôm của Hồ Xuân Hương (Tự tình I, II, III, Không
chồng mà chửa, Bánh trôi nước, Mời trầu, Cái nợ chồng con, Cảnh chồng chung) .
Ngoài những tác giả, tác phẩm tiêu biểu đã nêu trên, trong quá trình thực hiện,
chúng tôi sẽ có tham khảo một số các tác phẩm, tác giả khác (chẳng hạn như: một
số bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du) tuy những tác phẩm này không nằm trong
phạm vi nghiên cứu. Làm như vậy sẽ đảm bảo cho tính thống nhất trong việc hiểu
quan niệm của tác giả và thời đại.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để đảm bảo cho tính khoa học, chính xác và toàn diện, chúng tôi áp dụng
một cách tổng hợp những phương pháp sau trong luận văn: tổng hợp, phân tích, so
sánh, thống kê. Trong quá trình tìm hiểu tư tưởng của các tác giả và thời đại, chúng
tôi sử dụng cả phương pháp xã hội học, loại hình học và văn hoá học, kết hợp với
việc phân tích những góc độ thi pháp của các tác phẩm.
5. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Nhân vật người phụ nữ trong văn học trung đại
Chương 2: Vấn đề thân phận người phụ nữ trong văn học Việt Nam nửa cuối
thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX
Chương 3: Vấn đề thân phận người phụ nữ nhìn nhận dưới một số góc độ thi
pháp
- 8 -
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Đức Doãn
2. Đặng Thanh Lê
3. Đặng Thanh Lê
4. Đinh Gia Khánh, Chu
Xuân Diên
5. Đỗ Lai Thuý
6. Đỗ Lai Thuý
7. Hoàng Như Mai
8. Mai Quốc Liên (chủ
biên), Kiều Thu Hoạch,
Nguyễn Khuê, Nguyễn
Quảng Tân biên soạn
9. Ngô gia văn phái
10. Nguyễn Du
Con người cá nhân – nhân tố nội tại chi phối sự
ra đời của tiểu thuyết tâm lý Việt Nam đầu thế
kỷ XX. Nguồn:
Nội dung và đặc điểm nghệ thuật của Cung oán
ngâm khúc. Trong sách Lịch sử văn học Việt
Nam, tập III. NXB Giáo dục, 1971.
Cung oán ngâm khúc trên bước đường phát
triển của thể song thất lục bát. Trong
Tiếng khóc Nguyễn Gia Thiều _ Tiếng khóc
nhân loại. Sở Văn hóa – Thông tin Hà Bắc xuất
bản, 1992.
Văn học dân gian. Tập II. NXB Đại học và
Trung học chuyên nghiệp, 1973
Hồ Xuân Hương hoài niệm phồn thực. NXB
Văn hóa thông tin, 1999.
Nguyễn Gia Thiều – Người đối thoại với bóng.
Nguồn:
Cái bi kịch của người cung phi trong Cung oán
ngâm khúc. Tạp văn Phật giáo TP Hồ Chí
Minh, số 35 – 1996.
Nguyễn Trãi toàn tập tân biên. Tập 3: Quốc âm
thi tập. NXB Văn học. Trung tâm nghiên cứu
văn học, 2001.
Hoàng Lê nhất thống chí. Nguyễn Đức Vân –
Kiều Thu Hoạch dịch, chú thích, Trần Nghĩa
giới thiệu. NXB Văn học, 2006
Truyện Kiều. Chú giải: Trần Kim Lý Thái
- 9 -
11. Nguyễn Dữ
12. Nguyễn Hiến Lê
13. Nguyễn Hữu Sơn
14. Nguyễn Hữu Sơn
15. Nguyễn Lộc
16. Nguyễn Quang Khải
17. Nguyễn Văn Hoàn
18. Nguyễn Xuân Kính
19. Ôn Như Hầu Nguyễn Gia
Thiều
20. Phạm Luận
21. Phạm Thế Ngũ
Thuận. NXB Văn hóa Thông tin, 2006.
Truyền kỳ mạn lục. Trần Thị Băng Thanh giới
thiệu và chỉnh lý. NXB Văn học Hà Nội, 2001.
Thân phận con người trong Truyện Kiều.
Nguồn:
Cảm quan Phật giáo trong sáng tác của Ôn Như
Hầu Nguyễn Gia Thiều. Trong Văn học trung
đại Việt Nam – quan niệm con người và tiến
trình phát triển. NXB Khoa học xã hội, H.,
2005.
Cung oán ngâm khúc – Thời gian nghệ thuật và
những khái quát triết lý trữ tình. Tạp chí Sông
Hương, số 1 – 1994.
Văn học Việt Nam (nửa cuối thế kỷ XVIII – hết
thế kỷ XIX). NXB Giáo dục, 2007 (tái bản lần
thứ bảy)
Tâm sự u uất của người cung nữ. Trong Tiếng
khóc Nguyễn Gia Thiều _ Tiếng khóc nhân
loại. Sở Văn hóa – Thông tin Hà Bắc xuất bản,
1992
Tương quan Chinh phụ ngâm và Cung oán
ngâm. Trong Lịch sử văn học Việt Nam, tập I.
NXB Khoa học xã hội, H., 1980.
Thi pháp ca dao. NXB Đại học Quốc gia Hà
Nội, 2004.
Cung oán ngâm khúc. NXB Đồng Nai, 2000.
Cung oán ngâm. Tuyển in trong Đoàn Thị
Điểm – Nguyễn Gia Thiều. NXB Giáo dục,
1998.
Khúc Cung oán. Theo Việt Nam văn học sử
- 10 -
22. Trần Đình Hượu
23. Trần Đình Sử
24. Trần Đình Sử
25. Trần Đình Sử
26. Trần Đình Sử
27. Trần Đình Luyện
28. Trần Ngọc Vương
29. Trần Ngọc Vương
30. Trần Nho Thìn
31. Trần Thị Băng Thanh
32. Xuân Diệu
giản ước tân biên, tập II. Quốc học tùng thư
xuất bản, Sài Gòn, 1969.
Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại.
NXB Giáo dục, 1999.
Giá trị hư ảo, vô nghĩa của cá nhân con người
trong Cung oán ngâm. Trong Về con người cá
nhân trong văn học cổ Việt Nam. NXB Giáo
dục, 1997
Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt
Nam. NXB Giáo dục, 1999.
Thi pháp Truyện Kiều. NXB Giáo dục, 2007
(tái bản lần thứ hai)
Văn học và thời gian. NXB Đại học Quốc gia
Hà Nội, 2002.
Những biến cố lịch sử nửa cuối thế kỷ XVIII và
tư tưởng Nguyễn Gia Thiều qua tác phẩm Cung
oán ngâm khúc. Trong Tiếng khóc Nguyễn Gia
Thiều _ Tiếng khóc nhân loại. Sở Văn hóa –
Thông tin Hà Bắc xuất bản, 1992
Nhà nho tài tử và văn học Việt Nam (loại hình
tác giả văn học). NXB Giáo dục, H., 1995.
Văn học Việt Nam – dòng riêng giữa nguồn
chung. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 1999
Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn
hoá. NXB Giáo dục, 2008.
Nguyễn Gia Thiều và nhân vật người cung nữ.
Trong Những nghĩ suy từ văn học trung đại.
NXB Khoa học xã hội, H;, 1999.
Bản cáo trạng cuối cùng trong “Truyện Kiều”.
Báo Văn nghệ số 135, 26-11- 1965
Quan niệm về Trời trong Cung oán ngâm khúc.
- 11 -
33. Vân Uyên
34. Vương Trí Nhàn, Lại
Nguyên Ân
Nguồn:
org.com
Rực rỡ và khắc khoải (hay là Tính cách hiện đại
của Cung oán ngâm khúc). Trong
Tiếng khóc Nguyễn Gia Thiều _ Tiếng khóc
nhân loại. Sở Văn hóa – Thông tin Hà Bắc xuất
bản, 1992.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- v_l2_01514_5154_2006746.pdf