Tóm tắt Luận văn Văn hóa Ấn Độ trong sáng tác của Hồ Anh Thái (Nguyễn Thị Kim Thanh)

Trong tiểu thuyết Đức Phật, nàng Savitri và tôi, thông qua việc dựng lại câu chuyện

biên niên về cuộc đời của Đấng Giác Ngộ, Hồ Anh Thái đã chuyển tải một cách nhuần

nhuyễn những nguyên lý cơ bản của học thuyết Phật giáo.

Tư tưởng đó một mặt được thể hiện thông qua những lời giáo huấn trực tiếp của Đức

Phật, mặt khác còn được chuyển tải qua cuộc đời và số phận của các nhân vật. Hồ Anh Thái

đã lý giải số phận con người bằng cái nhìn Phật giáo: quy luật nhân quả, luật luân hồi và sức

mạnh của tình thương, của sự giác ngộ qua cuộc đời của tên cướp Anguli Mali, của

Ajatasatru và cuộc đời của công chúa Savitri.

Với việc vay mượn những truyền tích Phật giáo, sáng tạo và hư cấu trên tinh thần tôn

trọng lõi chân sử, kết hợp khéo léo giữa huyền thoại và lịch sử, sử dụng bảng phối giọng đa

âm, Hồ Anh Thái đó thành công trong việc dựng lên chân dung một Đấng giác ngộ vừa

thiêng liêng vừa gần gũi cũng như chuyển tải khá nhuần nhuyễn những tư tưởng của đạo Phật

vào tác phẩm mà không hề khiên cưỡng

pdf11 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 610 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Văn hóa Ấn Độ trong sáng tác của Hồ Anh Thái (Nguyễn Thị Kim Thanh), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g và thống nhất 2.2.5 Một số vấn đề văn hóa – xã hội khác 2.3 Cảm hứng Phật giáo trong văn chương Hồ Anh Tháia 2.3.1 Vai trò của Phật giáo trong xã hội ấn Độ 2.3.2 Tinh thần giải thương Đức Phật 2.3.3 Sự biểu hiện tư tưởng Phật giáo Chương 3: Phương thức tiếp cận và xử lý chất liệu văn hóa ấn Độ của Hồ Anh Thái 3.1 Sử dụng yếu tố ảo – kỳ ảo 3.1.1 Quan niệm về cái ảo – kỳ ảo 3.1.2 Những dạng thức cái kỳ ảo trong sáng tác về văn hóa ấn Độ của Hồ Anh Thái 3.2 Người kể chuyện và điểm nhìn trần thuật 3.2.1 Cơ sở lý luận 3.2.2 Người kể chuyện và điểm nhìn trần thuật trong sáng tác Hồ Anh Thái 3.3 Sự đa thanh của giọng điệu trần thuật 3.3.1 Giọng điệu trần thuật trong sáng tác của Hồ Anh Thái 3.3.2 Sự đa thanh của giọng điệu trần thuật trong sáng tác viết về ấn Độ Kết luận B. PHẦN NỘI DUNG Chương 1: Văn hoá và nguồn cảm hứng về văn hoá ấn Độ trong sáng tác của Hồ Anh Thái 1.1. Quan niệm chung về văn hoá Trên cơ sở đưa ra nhiều định nghĩa, quan niệm khác nhau của các học giả trong nước và thế giới về văn hoá  người viết đưa ra cách hiểu chung nhất về văn hoá: Văn hoá là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra. Con người là chủ thể sáng tạo ra văn hoá và những nét văn hoá đó sẽ quy định phương thức ứng xử của cả cộng đồng người; Văn hoá là một dòng chảy bắt nguồn từ quá khứ, được hiện tại tiếp tục bồi đắp để tạo lập những giá trị nền tảng cho tương lai; Văn hoá mang tính dân tộc rõ nét. 1.2. Cảm hứng sáng tác văn học từ chất liệu văn hoá của nước ngoài Trong văn học Việt Nam và thế giới, việc kể chuyện về văn hoá, con người của một đất nước khác không phải là chuyện hiếm. Tuy nhiên đây không phải là chuyện dễ. Công việc này một mặt bắt nguồn từ chính sức hút nội tại của nền văn hoá; mặt khác phụ thuộc vào tài năng và sự tinh tế trong cảm nhận cũng như quá trình lao động nghệ thuật hết mình của người viết. 1.3. Sáng tác về văn hoá ấn Độ của Hồ Anh Thái Đối với Hồ Anh Thái, việc đến với ấn Độ trước hết là một nhân duyên. Trong thời gian sinh sống tại ấn Độ, Hồ Anh Thái không bỏ lỡ cơ hội khám phá các vùng đất nổi danh cũng như tiếp xúc với nhiều tầng lớp người ấn, cố gắng thu thập nhiều tài liệu quý hiếm để làm cơ sở cho những sáng tạo của mình. Và tập truyện ngắn Tiếng thở dài qua rừng kim tước; tiểu thuyết Đức Phật, nàng Savitri và tôi; Tập biên khảo Namaska! Xin chào ấn Độ đã ra đời từ những nỗ lực hết mình đó của nhà văn. Chương 2: Bức tranh văn hoá - xã hội ấn Độ và cảm hứng Phật giáo trong sáng tác của Hồ Anh Thái 2.1. Con người ấn Độ dưới ngòi bút Hồ Anh Thái 2.1.1. Tinh thần mộ đạo Mộ đạo ở đây với nghĩa là tư tưởng sùng kính thánh thần, là vai trò tối cao của tôn giáo trong tâm linh con người. Một người mộ đạo tức là người hoàn toàn tin tưởng vào ý nghĩa và sự cao cả của tôn giáo cũng như của thánh thần trong đời sống. Họ hướng tới đó với sự sùng kính linh thiêng. Trong cuộc sống của người ấn Độ thần linh có vai trò vô cùng quan trọng. Thần linh là hiện diện của uy quyền, của sức mạnh siêu nhiên, đồng thời cũng là biểu tượng của những gì cao đẹp nhất trong cuộc sống: lòng từ bi bác ái, sự công bằng và hướng thiện. Do vậy người ấn luôn suy nghĩ và hành động dưới sự giám sát, bảo hộ và soi đường của thần linh. Và chính ý thức về đời sống tâm linh đã làm nên chiều sâu trong suy nghĩ của người ấn, tạo nên sự nhẫn nhịn và cam chịu nhiều khí đến khó hiểu trong tính cách của họ. 2.1.2. Sức sống mãnh liệt và khao khát theo đuổi giá trị cuộc sống Người ấn sùng đạo, sống cam chịu và bền bỉ. Người ấn ít nói và có cảm giác như mỗi cá nhân là một tiểu vũ trụ bất khả xâm phạm. Nhưng đằng sau dáng vẻ âm thầm và chịu đựng, sau vẻ lầm lì đến khó hiểu ấy lại chứa đựng những trái tim nhiệt thành, khát sống, là những bộ óc thông minh, linh hoạt; là tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và rất sâu sắc. 2.1.3. Hòa hợp với thiên nhiên Có một di sản lớn mà Phật giáo để lại trong tính cách ấn Độ là tôn trọng sự sống của muôn loài. Người ấn quan niệm rằng: lẽ nào người ta lại đi sát sinh, hủy diệt sự sống của những giống loài khác, trong khi ai ai cũng coi mạng sống của mình là quý nhất trên đời? Giáo lý của nhà Phật đó ngấm dần, lan tỏa khắp tiểu lục địa ấn Độ và ảnh hưởng sang các tôn giáo khác, cho tới ngày nay trở thành một phần tính cách ấn. 2.2. Xã hội ấn Độ trong sáng tác của Hồ Anh Thái 2.2.1. Sự phân chia đẳng cấp ấn Độ là đất nước có chế độ phân chia đẳng cấp nặng nề kéo dài hàng nghìn năm. Người dân ấn đã “ăn đời ở kiếp” với sự phân biệt này và thậm chí đã tạo nên những đặc trưng riêng trong tính cách và suy nghĩ của họ. Ngày nay, mặc dù ấn Độ là một nước theo nền cộng hoà với chủ trương “bình đẳng giai cấp và giải phóng đẳng cấp” nhưng dư âm của sự phân biệt đẳng cấp ngàn năm trước vẫn còn đọng lại trong đời sống, trong tâm thức người dân. Hệ thống đẳng cấp vẫn tồn tại ngấm ngầm, đặc biệt là ở nông thôn và những vùng xa đô thị, lặng lẽ sắp đặt ngôi thứ và trật tự trong các làng xã. 2.2.2. Bi kịch của người phụ nữ và vấn đề nữ quyền Vấn đề thân phận Eva trong xã hội ấn Độ không phải là vấn đề mới mẻ. Nhưng nó đã, đang và sẽ luôn nhức nhối trong lòng mỗi nhân tâm. Qua trang viết của Hồ Anh Thái người đọc cảm thấu được những bi kịch của người phụ nữ trong xã hội ấn Độ cổ đại và hiện đại. Dường như mỗi người phụ nữ trong xã hội ấn Độ đều ít nhiều mang trên mình những nỗi đau. Nhưng nỗi đau lớn nhất là không được làm chủ chính mình. Họ được sinh ra và quyền định đoạt số phận nằm ngoài tầm tay họ (phụ thuộc vào cha mẹ, vào phong tục, tập quán xã hội, vào nhà chồng). Hồ Anh Thái không chỉ nêu ra bi kịch của người phụ nữ mà quan trọng hơn anh còn truy tìm và cố gắng cắt nghĩa nguồn gốc bi kịch của họ. Những nỗi đau mà người phụ nữ phải hứng chịu một phần không nhỏ bắt nguồn từ những tập tục, hủ tục lạc hậu đã mục ruỗng nhưng vẫn còn sức níu kéo sự hiện hữu ở đời. Mặt khác, bi kịch cũng nảy sinh từ sự đói nghèo, từ sự nhẫn tâm của người đời. Và cũng từ đó, biết bao cảnh ngộ thương tâm, éo le “giữa xã hội như thể chợ trời” đã diễn ra. Vấn đề nữ quyền và bi kịch của người phụ nữ không chỉ là vấn đề riêng của Ấn Độ. Và sáng tác của Hồ Anh Thái không những đó “điểm trúng huyệt tính cách Ấn Độ” (K.Pandey – tiến sĩ văn học người Ấn) mà còn mang màu sắc nhân loại trong việc đề cập đến những vấn đề chung muôn thuở. 2.2.3. Vấn đề tình yêu và tình dục trong xã hội ấn Độ Qua trang viết của Hồ Anh Thái, người đọc nhận thấy sự tồn tại song hành của hai thế giới đối lập nhau trong xã hội ấn Độ: Một ấn Độ của hàng ngàn những quy tắc và định kiến trong sự phân chia giai cấp nặng nề; một ấn Độ lại rất phóng túng và tự do trong quan hệ nam nữ (ở đó có những con người coi dục lạc là điều duy nhất trên đời và thậm chí còn đồng nhất tình yêu với tình dục). Người ấn rất coi trọng sự trinh trắng của người con gái, coi trọng sự chung thuỷ trong tình yêu nhưng trong hôn nhân lại rất đề cao sự tự do trong quan hệ nam nữ và thậm chí còn coi quan hệ tình dục là một thứ nghệ thuật được bảo hộ bởi thần tình yêu Kama. 2.2.4. Văn hóa xã hội ấn Độ - đa dạng và thống nhất ấn Độ là một khối mâu thuẫn lớn, một đất nước chứa đựng rất nhiều điều khác biệt cả về địa lý, lịch sử, chính trị, xã hội và văn hóa. Những sự khác biệt này tạo cho xã hội ấn Độ sự đa dạng, nhiều màu sắc nhưng đồng thời cũng gây ra nhiều thành kiến, phân biệt, thậm chí xung đột và bạo lực. Hồ Anh Thái đã đề cập khá nhiều tới các vấn đề nóng bỏng trong đời sống văn hóa – xã hội ấn Độ. Hiện lên qua những trang văn xuôi là một ấn Độ đan xen đời sống hiện đại với những tăm tối của một đất nước đang sống cuộc sống ngàn năm của mình. Đó là một ấn Độ đầy kịch tính trong cuộc đấu tranh giữa văn minh và lạc hậu, giữa cái Thiện và cái ác; giữa hoà bình và những bất ổn thường trực; một ấn Độ trong xu thế hội nhập với những câu chuyện bi hài. 2.2.5. Tính chân thực trong cảm quan về ấn Độ qua sáng tác của HAT Qua lăng kính của một người ngoại quốc, những tác phẩm về ấn Độ của Hồ Anh Thái mang sắc thái rất riêng, vừa khách quan vừa chủ quan, vừa chung vừa riêng so với những nhà văn người ấn viết về chính quê hương mình. Không bị ngợp bởi ký ức của nền văn hóa khổng lồ, không sa chân vào bóng tối mênh mông, những trang văn về đất nước ấn Độ của Hồ Anh Thái đã chạm đến ngưỡng của sự chân thực khi định vị về văn hóa của ấn Độ. 2.3. Cảm hứng Phật giáo trong văn chương Hồ Anh Thái Trong những nhân tố tạo lập nên tư tưởng văn chương của Hồ Anh Thái có lẽ nhân sinh quan Phật giáo đóng vai trò quan trọng. Dấu ấn của tôn giáo lớn này in đậm trong văn xuôi của Hồ Anh Thái, tạo thành một nguồn cảm hứng sáng tác dồi dào và chi phối khá nhiều tới văn phong của anh. 2.3.1. Vai trò của Phật giáo trong xã hội ấn Độ Ra đời khoảng 500 năm TCN, đạo Phật là sản phẩm điển hình của tư duy và văn hóa ấn Độ. Phật giáo đã ăn sâu vào phong tục tập quán, lối nghĩ và hành xử của người ấn, trở thành một nét đặc trưng văn hóa tạo nên tính cách dân tộc ấn. 2.3.2. Tinh thần giải thiêng Đức Phật Tinh thần giải thiêng ở đây không có nghĩa là báng bổ thánh thần mà theo nghĩa quét sạch mây mù huyền thoại bao quanh cuộc đời Đức Phật để làm hiển lộ chân dung một nhà hiền triết, một nhà tư tưởng đã tìm ra con đường giải thoát cho chúng sinh khỏi những nỗi khổ trần gian. Đây là cách tiếp cận rất đặc biệt của Hồ Anh Thái. Xuyên suốt các chương Đức Phật (trong tiểu thuyết Đức Phật, nàng Savitri và tôi) người đọc nhận thấy thường xuyên có một sự phản biện ngầm của tác giả trước những chi tiết mang màu sắc huyền thoại về Đức Phật mà kinh điển Phật giáo đã ghi lại. Tinh thần giải thiêng còn được thể hiện qua việc phát triển đạo pháp và xây dựng giáo hội của Đức Phật. Và sự tồn tại của nàng công chúa Savitri cùng “tình yêu dữ dội” (chữ dùng của Hồ Anh Thái) dành cho hoàng tử Siddhartha đã hoàn tất quá trình giải thiêng hình ảnh Đức Phật. 2.3.3. Sự biểu hiện tư tưởng Phật giáo Trong tiểu thuyết Đức Phật, nàng Savitri và tôi, thông qua việc dựng lại câu chuyện biên niên về cuộc đời của Đấng Giác Ngộ, Hồ Anh Thái đã chuyển tải một cách nhuần nhuyễn những nguyên lý cơ bản của học thuyết Phật giáo. Tư tưởng đó một mặt được thể hiện thông qua những lời giáo huấn trực tiếp của Đức Phật, mặt khác còn được chuyển tải qua cuộc đời và số phận của các nhân vật. Hồ Anh Thái đã lý giải số phận con người bằng cái nhìn Phật giáo: quy luật nhân quả, luật luân hồi và sức mạnh của tình thương, của sự giác ngộ qua cuộc đời của tên cướp Anguli Mali, của Ajatasatru và cuộc đời của công chúa Savitri. Với việc vay mượn những truyền tích Phật giáo, sáng tạo và hư cấu trên tinh thần tôn trọng lõi chân sử, kết hợp khéo léo giữa huyền thoại và lịch sử, sử dụng bảng phối giọng đa âm, Hồ Anh Thái đó thành công trong việc dựng lên chân dung một Đấng giác ngộ vừa thiêng liêng vừa gần gũi cũng như chuyển tải khá nhuần nhuyễn những tư tưởng của đạo Phật vào tác phẩm mà không hề khiên cưỡng. Chương 3: Phương thức tiếp cận và xử lý chất liệu văn hoá ấn Độ của Hồ AnhThái 3.1. Sử dụng yếu tố ảo - kỳ ảo 3.1.1. Quan niệm về cái ảo - kỳ ảo Trên cơ sở những quan điểm của các học giả trong nước và thế giới, người viết tổng hợp và xin đưa ra cách hiểu về bản chất cái kỳ ảo: Cài kỳ ảo là sản phẩm của trí tưởng tượng bay bổng và kì diệu của nhà văn. Nó có mầm mống, cơ sở từ hiện thực nhưng tồn tại dưới dạng các yếu tố phi thực thấm đẫm màu sắc hoang đường; Dạng thức tồn tại của cái kỳ ảo: với tư cách là một kiểu tư duy hoặc một thủ pháp nghệ thuật; Sắc thái của cái kỳ ảo: gắn liền với nỗi sợ hãi của con người; khát vọng của con người; niềm tin, mơ ước của con người về cuộc sống, qua đó người viết cắt nghĩa, lý giải và bộc lộ quan điểm về những vấn đề của đời thường. 3.1.2. Những dạng thức cái kỳ ảo trong sáng tác về văn hoá ấn Độ của Hồ Anh Thái 3.1.2.1. Phục sinh nhân vật truyền thuyết Nhân vật truyền thuyết là những nhân vật có thực được tái sinh bằng huyền thoại. Nhà văn đã dựa trên cái lõi của sự thực lịch sử và khoác lên nhân vật vầng hào quang của những yếu tố huyền ảo. Nhân vật được bất tử và cao đẹp hơn, lạ hơn nhờ bút pháp huyền ảo đó. Người đọc có thể nhận thấy sự hiện diện của loại nhân vật này qua các truyện ngắn Đến muộn, Chuyện cuộc đời Đức Phật, Kiếp người đi qua, Thi nhân (trong tập truyện Tiếng thở dài qua rừng kim tước) mà thực chất đã được lồng thành những câu chuyện nhỏ xoay quanh Đức Phật trong tiểu thuyết Đức Phật, nàng Savitri và tôi (trừ truyện ngắn Thi nhân). Những câu chuyện có nguồn gốc từ huyền thoại và Hồ Anh Thái dựa trên trí tưởng tượng làm sống lại những huyền thoại. 3.1.2.2. Kể lại sự tích về các vị thần Bản thân việc kể lại câu chuyện về các vị thần linh không mang yếu tố kỳ ảo mà màu sắc kỳ ảo được tạo ra bởi chính câu chuyện về vị thần đó. Khảo sát tác phẩm của Hồ Anh Thái, người viết còn nhận thấy trong sáng tác viết về ấn Độ, đặc biệt trong tiểu thuyết Đức Phật, nàng Savitri và tôi, Hồ Anh Thái đã để các nhân vật của mình kể khá nhiều huyền thoại về các vị thần trong tín ngưỡng của người ấn. 3.1.2.3. Đối thoại tâm linh Đối thoại tâm linh là một hình thức đào sâu vào thế giới tâm linh, mở ra những điều bí ẩn mà nhiều khi bằng cái nhìn duy lý, con người không bao giờ chạm tới được. Chính đối thoại tâm linh góp phần tạo nên màu sắc hư ảo cho tác phẩm. Khảo sát các tác phẩm viết về ấn Độ của Hồ Anh Thái người viết nhận thấy có sự tồn tại của một hệ thống các nhân vật thần linh trong tín ngưỡng, tôn giáo. Và hình thức đối thoại tâm linh chủ yếu được nhà văn vận dụng là để các nhân vật đối thoại với các lực lượng thần bí, siêu nhiên. Những nhân vật thần linh này thuộc kiểu nhân vật vô hình, không trực tiếp xuất hiện, hành động nói năng mà chỉ tồn tại trong suy nghĩ và tâm thức con người. Chính niềm tin vào sự tồn tại của thánh thần và sức mạnh của lực lượng siêu nhiên trong thế giới tâm linh của người ấn đã tạo nên một vẻ đẹp bí ẩn, kỳ ảo cho những trang viết của Hồ Anh Thái. 3.1.2.4. Chi tiết mang màu sắc cổ tích Hình thức “truyện giả cổ” hoặc mang hơi hướng cổ tích là hướng khai thác được rất nhiều nhà văn lựa chọn. Vay mượn những thi pháp quen thuộc của thế giới cổ tích, các nhà văn đã lồng vào đó tâm thức của con người hiện đại. Khảo sát các tác phẩm viết về văn hoá ấn Độ của Hồ Anh Thái người viết nhận thấy có sự tồn tại của những chi tiết mang sắc thái cổ tích. Và môtip quen thuộc trong cổ tích được Hồ Anh Thái sử dụng nhiều nhất trong sáng tác của mình là môtip kén dâu, kén rể, môtíp đua tài. 3.1.2.5. Sử dụng các chi tiết mang tính biểu tượng Hồ Anh Thái có ý thức tạo dựng một thế giới vừa giống thực bằng những chi tiết gỡ nhặt được từ đời sống ồn tạp vừa tạo nên một thế giới ngập đầy những biểu tượng. Thông điệp của nhà văn không hiện ra lộ liễu mà toát lên từ tình thế, qua các biểu tượng thấm đầy chất ảo (hình ảnh rừng kim tước; tiếng sáo của Raja, hình ảnh cuộc sống của con người trong thung lũng). 3.2. Người kể chuyện và điểm nhìn trần thuật 3.2.1. Cơ sở lý luận Người kể chuyện là một phạm trù cơ bản của trần thuật học, là câu trả lời cho câu hỏi “Ai nói”, “Ai là người mang giọng kể trong tác phẩm”, là người đứng sau tất cả những gì được thể hiện trong tác phẩm tự sự. Người kể chuyện là một trong những hình thức thể hiện quan điểm tác giả trong tác phẩm. Nói đến người kể chuyện là nói đến điểm nhìn được xác định trong hệ đa phương, không gian, thời gian, tâm lý tạo thành góc nhìn. Điểm nhìn chi phối cách kể, giọng kể. Việc gắn kết điểm nhìn với người kể chuyện là một mắt xích quan trọng trong trần thuật học. Ở tác phẩm của Hồ Anh Thái, nhà văn thâm nhập vào thế giới văn hóa ấn Độ dưới nhiều góc nhìn khác nhau. Việc vận dụng linh hoạt nhiều điểm nhìn cũng như dạng thức kể chuyện sinh động giúp nhà văn dễ dàng, chủ động hơn khi khám phá cả phần chìm cũng như phần nổi trong đời sống hàng nghìn năm của dân tộc ấn huyền bí. 3.2.2. Người kể chuyện và điểm nhìn trần thuật trong sáng tác Hồ Anh Thái 3.2.2.1 Dạng thức người kể chuyện Hai dạng thức kể chuyện phổ biến là ngôi thứ ba và ngôi thứ nhất. Sự vận dụng linh hoạt hai dạng kể này mang lại cho sáng tác của Hồ Anh Thái góc nhìn đa chiều, khách quan và chân thực về đất nước, con người xứ Ấn. Và xuyên suốt các tác phẩm của Hồ Anh Thái, luôn có sự hiện diện của hình bóng tác giả, khi với vai trò là người kể chuyện xưng tôi, khi lại với vai trò của người kể chuyện ngôi thứ 3. Trong mỗi bước chân, trong mỗi cuộc hành trình khám phá quê hương đức Phật, Hồ Anh Thái luôn cố gắng lưu giữ và biến những trải nghiệm của mình thành những câu chuyện thú vị như một món quà gửi tới độc giả, với mong muốn mỗi trang sách sẽ cung cấp những kiến thức nhập môn bổ ích. 3.2.2.2 Sự luân chuyển các điểm nhìn Trong sáng tác của Hồ Anh Thái, điểm nhìn thường xuyên có sự thay đổi, di chuyển linh hoạt. Điển hình cho cách kể linh hoạt và góc nhìn đa chiều chớnh là tiểu thuyết Đức Phật, nàng Savitri và tôi. Tiểu thuyết gồm một nhân vật trung tâm là Đức Phật và hai nhân vật chính: Savitri (nhân vật 2 trong 1) và nhân vật xưng “tôi” – nhà nghiên cứu văn hóa Ấn Độ. Viết về một nhân vật vĩ đại, từng được/bị phong kín trong huyền thoại đó hơn 2500 năm, Hồ Anh Thái cũng không dễ dãi tựa lưng vào lịch sử để viết một tiểu thuyết “lịch sử - tư liệu” thông thường. Và cũng không dựa theo huyền thoại để dễ dàng vô độ về hư cấu. Chọn một điểm nhìn trung hòa, ở giữa hai thái cực, Hồ Anh Thái đã thành công về ý đồ sáng tạo được nghiền ngẫm rất kỹ. Liên tục di chuyển góc nhìn, Đức Phật được nhìn từ nhân vật nàng Savitri - một cái nhìn dục lạc, trần thế rồi chuyển sang góc nhìn thâm trầm của nhân vật Tôi – một cái nhìn như thể muốn cân bằng âm dương giữa Đức Phật và Savitri, nhằm tạo cho cuốn tiểu thuyết một từ trường thu hút độc giả, với sự mở ngỏ cố ý của tiểu thuyết. Theo bước chân của ba nhân vật, người đọc liên tục đi đi lại lại giữa quá khứ và hiện tại. Dễ hình dung rằng tác giả đã tạo ra một con lắc thời gian bằng ba nhân vật ấy để đưa người đọc đi - về. Mỗi lần đưa đi là một lần tri nhận về thời đại và cuộc đời Đức Phật, mỗi lần đưa lại là một lần giật mình thức tỉnh trong đời thực. 3.3. Sự đa thanh của giọng điệu trần thuật 3.3.1. Giọng điệu trần thuật trong sáng tác của Hồ Anh Thái Giọng điệu trần thuật là “thái độ, tình cảm, lập trường tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả”. Nó là phạm trù thẩm mỹ của tác phẩm văn học”, là yếu tố quan trọng tạo nên phong cách nhà văn. Nhận xét về giọng điệu trong sáng tác của Hồ Anh Thái, các nhà phê bình đều đi đến một thống nhất: Hồ Anh Thái là một cây bút đa giọng điệu (tức là anh luôn thay đổi giọng điệu theo từng chủ đề, đề tài và cảm hứng khác nhau). Sự đan cài giọng điệu như vậy sẽ giúp nhà văn phản ánh được nhiều mặt khác nhau của cuộc sống và con người. 3.3.2 Sự đa thanh của giọng điệu trần thuật trong sáng tác viết về ấn Độ 3.3.2.1. Giọng thương cảm, tâm tình Là một nhà văn “ẩn sĩ” nhưng Hồ Anh Thái lại có một tâm hồn nhạy cảm. Do đó, anh bắt rất nhạy những nỗi đau đớn, mất mát của con người và viết về nó bằng tấm lòng chia sẻ, cảm thông với một giọng điệu tâm tình cảm thương sâu sắc. 3.3.2.2. Giọng hài hước giễu nhại Những trang viết của Hồ Anh Thái luôn không thiếu tiếng cười. Cái cười vui vẻ thì ít mà chủ yếu là cái cười cất lên từ giọng hài hước giễu cợt để nói về những thói xấu, để thức tỉnh. Tiếng cười một mặt bật ra từ những tình huống truyện “chẳng giống ai”; mặt khác còn được thể hiện trực tiếp qua sắc thái ngôn ngữ của người kể chuyện. Giọng hài hước mỉa mai của Hồ Anh Thái còn nằm ngay ở sự giễu nhại. Đây là một nét độc đáo trong phong cách của Hồ Anh Thái so với nhiều cây bút cùng thời. Anh thường nhại như vậy để tô đậm thêm, gây sự hài hước, châm biếm những khuyết tật của cuộc sống và con người. Nhà văn cười cái xấu để thức tỉnh nhiều hơn là để phủ định - một tiếng cười có chiều sâu triết lý và giàu ý nghĩa nhân văn. 3.3.2.3. Giọng hiện thực sắc lạnh Giọng hiện thực sắc lạnh thường thấy khi Hồ Anh Thái khắc họa triệt để thói xấu đáng sợ của con người. Giọng điệu này là sự vô cảm cố tình, là lòng thương nén nhịn của Hồ Anh Thái trước cái được phản ánh. Nói về cái ác một cách tỉnh táo, lạnh lùng, anh muốn lay tỉnh cái thiện trong mỗi con người, đặt nhiều hy vọng vào cõi người. 3.3.2.4. Giọng suy ngẫm triết lý Hồ Anh Thái có hẳn một mảng truyện lấy cảm hứng từ cuộc đời Đức Phật. Do vậy chất giọng suy nghiệm về thiện - ác, chân – nguỵ, cao thượng – tầm thường được thể hiện đậm đặc nhất trong những sáng tác này. Những triết lý ấy có thể được thể hiện trực tiếp qua suy nghĩ và những lời giáo huấn của Đức Phật; được rút ra từ những bài học đời sống rất thực, rất đời, rất người; có khi từ những điều nhỏ nhặt, tầm thường Hồ Anh Thái cũng khái quát thành những vấn đề có tính triết lí (khi ấy giọng triết lí thường pha chất mỉa mai, chua chát). 3.3.2.5 Giọng chính luận Gắn liền với những chỉ dẫn của Hồ Anh Thái về xứ sở ấn Độ: các danh thắng, phong tục tập quán độc đáo và người kể chuyện ở đây đóng vai trò là người giới thuyết – một hướng dẫn viên du lịch thực thụ. Với kĩ thuật xử lý chất liệu nghệ thuật điêu luyện, nhuần nhuyễn; kết hợp khéo léo giữa yếu tố huyền ảo và sự đa thanh trong giọng điệu trần thuật, các trang viết của Hồ Anh Thái đã “điểm trúng huyệt tính cách con người ấn Độ” (P.Kandey) – một thành quả hấp dẫn nhưng không phải ai cũng có thể đạt được. C. KẾT LUẬN Qua ba chương tìm tòi, phân tích và lí giải, luận văn đi đến một số nhận xét có tính chất tổng kết về đề tài văn hoá ấn Độ trong sáng tác của Hồ Anh Thái như sau: 1. Thời gian sống và làm việc trên đất nước ấn Độ là một cơ duyên hiếm có tạo điều kiện cho Hồ Anh Thái tìm hiểu và khám phá về con người, đất nước, văn hoá xứ sở Ganga. 2. Viết về ấn Độ trong cái nhìn chuyển tiếp từ quá khứ hàng nghìn năm tới thời hiện tại, Hồ Anh Thái đã lựa chọn phương thức huyền ảo. Đây không phải là phương thức mới lạ trong văn chương cũng không phải là lần đầu tiên Hồ Anh Thái vận tới kĩ thuật này. Điều đáng chú ý là Hồ Anh Thái không có ý lạm dụng yếu tố kỳ ảo để tạo ra một thế giới huyền hoặc, hoang đường với ý định làm tăng lên sự bí hiểm về cái xứ sở vốn vẫn luôn là một dấu hỏi lớn với thế giới! 3. Trong các sáng tác về ấn Độ, Hồ Anh Thái đã vận dụng linh hoạt và đan xen nhuần nhuyễn nhiều giọng điệu trần thuật khác nhau. Sự đa giọng điệu như vậy giúp nhà văn phản ánh nhiều mặt khác nhau của cuộc sống và con người ấn Độ. Tuy phong phú, đa dạng nhưng không phải là riêng rẽ, tách biệt. Các giọng điệu tồn tại đan cài và bổ trợ cho nhau để làm tăng hiệu quả phản ánh. Đó chính là sự thống nhất trong đa dạng – một đặc trưng trong phong cách nghệ thuật của Hồ Anh Thái. Sự thống nhất này bắt nguồn từ một nền tảng văn hoá vững chắc và tầm nhìn nhân sinh sắc sảo và rất nhân bản của Hồ Anh Thái. Đây là thành tựu về nghệ thuật tổ chức giọng điệu mà Hồ Anh Thái đã theo đuổi và đạt được. 4. Yếu tố huyền ảo cùng sự đa thanh trong giọng điệu trần thuật đã trợ giúp đắc lực cho Hồ Anh Thái trong việc phản ánh, lí giải tính cách con người ấn cũng như bức tranh văn hoá - xã hội ấn Độ. Đằng sau dáng điệu có vẻ cam chịu, nhẫn nhịn, trầm lặng mộ đạo là những bộ óc thông minh, linh hoạt; là tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và rất sâu sắc. Những trang viết của Hồ Anh Thái tuy chỉ là những lát cắt ngang nhưng rất sắc bén, đã “điểm trúng huyệt tính cách con người ấn Độ” (P.Kandey), đã phản ánh khá trung thực bức tranh đời sống văn hoá - xã hội ấn Độ trong cái nhìn nối tiếp từ quá khứ – hiện tại. Đó là một đất nước ấn Độ đan xen đời sống hiện đại với những tăm tối của một đất nước đang sống một cuộc sống ngàn năm của mình. Đó là một ấn Độ đầy kịch tính trong cuộc đấu tranh giữa văn minh và lạc hậu, giữa cái Thiện với cái ác, giữa thần quyền - vương quyền và tư tưởng dân chủ, giữa sự bình yên muôn đời với những cuộc biểu tình và bạo loạn chính trị. Đó là một xứ sở với sự phân biệt và kì thị đẳng cấp, sắc tộc đan xen trong tư tưởng tự do và tinh thần bứt phá. 5. Trong những nhân tố tạo lập nên tư tưởng văn chương của Hồ Anh Thái có lẽ nhân sinh quan Phật giáo đóng vai trò quan trọng. Phải nói rằng dấu ấn của tôn giáo lớn này in đậm trong văn xuôi của Hồ Anh Thái, tạo thành một nguồn cảm hứng sáng tác dồi dào trong anh. Và chính nguồn cảm hứng Phật giáo này đã ảnh hưởng và chi phối khá nhiều tới phong cách văn chương của Hồ Anh Thái, mang lại cho ngòi bút của anh một chất giọng đặc trưng: chất triết lý và thiền định sâu lắng, mang lại cho anh cái nhìn thấm vị nhân sinh và bao dung. 6. Tập tiểu luận và biên khảo Namaska! Xin chào ấn Độ là một cuốn sách nhập môn độc đáo dành cho những ai muốn khám phá đất nước – văn hóa - con người ấn Độ. Những khái niệm về ấn Độ đã được tóm lược và đơn giản hóa

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfvan_hoa_n_d_trong_sang_tac_ca_h_anh_8991_2003244.pdf
Tài liệu liên quan