Tóm tắt Luận văn Xây dựng nền văn hoá trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954)

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU.1

CHƢƠNG 1: MỘT SỐ NHÂN TỐ CỦA BỐI CẢNH QUỐC TẾ VÀ BỐI

CẢNH TRONG NƢỚC ẢNH HƢỞNG TỚI QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NỀN

VĂN HÓA KHÁNG CHIẾN (1945-1954).

1.1. Một số nhân tố của bối cảnh quốc tế .

1.1.1. Ảnh hưởng từ Liên Xô.

1.1.2. Ảnh hưởng từ Trung Quốc .

1.2. Một số nhân tố của bối cảnh trong nƣớc .

1.2.1. Đời sống kháng chiến .

1.2.2. Đời sống văn hóa .

CHƢƠNG 2: XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA TRONG KHÁNG CHIẾN

CHỐNG PHÁP (1945-1954).

2.1. Xây dựng lý luận nền văn hoá kháng chiến .

2.1.1. Tiếp tục xây dựng lý luận của nền văn hóa kháng chiến trên nền tảng

cơ bản của Bản “Đề cương văn hóa Việt Nam”(1943) (2/9/1945- 7/1948).

2.1.2. Từng bước phát triển lý luận văn hóa, phục vụ kháng chiến- kiến

quốc (7/1948-1954).

2.2. Xây dựng thiết chế văn hoá .

2.2.1. Trong lĩnh vực thông tin tuyên truyền, văn học nghệ thuật .

2.2.2. Trong lĩnh vực giáo dục .

CHƢƠNG 3: MỘT SỐ THÀNH TỰU CƠ BẢN CỦA NỀN VĂN HÓA

KHÁNG CHIẾN.

3.1. Báo chí tuyên truyền .

3.2. Văn học nghệ thuật.

3.3. Giáo dục .

3.4. Xây dựng quan hệ văn hóa đối ngoại .

KẾT LUẬN .

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 11

pdf21 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 757 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Xây dựng nền văn hoá trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iến quan trọng, không thể thiếu đƣợc. Để củng cố chính quyền, để kháng chiến thắng lợi, Đảng cần lãnh đạo chặt chẽ văn hóa yêu cầu văn hóa phải tham gia chính trị, tham gia kháng chiến. Trong chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp, với hạt nhân ban đầu là bản “Đề cương văn hóa Việt Nam” (1943) và Hội Văn hóa cứu quốc, chúng ta đã xây dựng nên một nền văn hóa mới của chính thể nhà nƣớc mới. Quá trình xây dựng nền văn hóa mới đó là rất bền bỉ và gian khổ, là quá trình Đảng lãnh đạo văn hóa cƣơng quyết chống lại văn hóa phản động, vừa phê phán, thuyết phục những quan điểm văn hóa lạc hậu, chủ nghĩa cá nhân trong văn hóa. Đồng thời tiếp thu những ảnh hƣởng của các mô hình, các nguyên tắc xây dựng nền văn hóa mới mang tính chất vô sản nhƣ Liên Xô, nền văn hóa dân chủ mới nhƣ Trung Quốc để xây dựng nên những nền tảng cơ bản nhất cho đƣờng lối lý luận văn hóa Việt Nam trong giai đoạn mới. Công tác tổ chức các lĩnh vực văn hóa cụ thể cũng đƣợc đặt ra phù hợp với từng thời kỳ kháng chiến, lôi kéo đƣợc đông đảo đội ngũ các nhà văn hóa, các văn nghệ sĩ phục vụ công tác xây dựng nền văn hóa mới. Quá trình xây dựng nền văn hóa mới trong kháng chiến chống Pháp đã đạt đƣợc một số thành tựu căn bản đáng ghi nhận. Đây đƣợc xem nhƣ là một thời kỳ bản lề, có tính chất quyết định xây nền, dựng móng cho một nền văn hóa Việt Nam. Tìm hiểu, nghiên cứu về các nội dung, thành tựu của nền văn hóa mới thời kỳ này sẽ rút ra đƣợc nhiều bài học về lý luận cũng nhƣ thực tiễn quan trọng đối với lịch sử, đặc biệt là đối với chính sách xây dựng nền văn hóa Việt Nam dân chủ, tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc hiện nay. Những bài học lý luận về văn hóa, cũng nhƣ những bài học vận động của thực tiễn lịch sử cũng góp phần rút ra đƣợc nhiều nhận định quý báu để bổ sung cho hiện tại. Với ý nghĩa đó, tôi quyết định lựa chọn đề tài “Xây dựng nền văn hóa trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954)” làm đề tài cho luận văn thạc sĩ của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Lịch sử của cuộc kháng chiến thần thánh chín năm trƣờng kỳ của dân tộc Việt Nam từ 1945-1954 là một hƣớng đề tài hấp dẫn, thu hút đƣợc rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Từ trƣớc đến nay, giới nghiên cứu lịch sử hiện đại chủ yếu tập trung vào các đề tài quân sự, ngoại giao, kinh tế, xã hội... Nghiên cứu về đề tài văn hóa kháng chiến cũng có một số công trình nhƣng số lƣợng còn rất khiêm tốn và chủ yếu tập trung ở một số mảng đề tài: Một số giáo trình, sách chuyên khảo có nội dung đề cập tới đề tài văn hóa mà chủ yếu là tập trung làm nổi bật đƣờng lối văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó có đƣờng lối văn hóa của Đảng thời kỳ 1945-1954 tiêu biểu nhƣ: - Học viện CTQG HCM, Giáo trình lý luận văn hóa và đường lối văn hóa của đảng Cộng sản Việt Nam, NXB CTQG, Hà Nội, 2002. - Học viện CTQG HCM, Học viện chính trị khu vực I, Khoa văn hóa và phát triển, Tìm hiểu đường lối văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam, (Sách tham khảo), NXB CTQG, Hà Nội, 2006. - Hoàng Xuân Nhị, Tìm hiểu đường lối văn nghệ của Đảng và sự phát triển của văn học cách mạng Việt Nam hiện đại, NXB Giáo dục, 1962. - Hoàng Trinh, Phong Lê: Đường lối văn nghệ của Đảng và thành tựu của văn học cách mạng (Đọc xây dựng nền văn nghệ lớn xứng đáng với nhân dân ta, thời đại ta của Tố Hữu), Tạp chí Học tập 9/1975. - Lê Đình Kỵ, Đại cương về đường lối văn nghệ của Đảng, trong cuốn Cơ sở lý luận văn học, tập 3, NXB Đại học Và THCN, 1983. - Hà Xuân Trƣờng, Đường lối văn nghệ của Đảng, vũ khí ánh sáng, trí tuệ, NXB Sự thật, Hà Nội, 1977. Về phƣơng diện lịch sử của ngành văn hóa thông tin, cũng đã có một số cuốn sách biên niên, tổng kết lịch sử của ngành nhƣ: - Ban tƣ tƣởng, văn hóa TW, Lịch sử biên niên công tác tư tưởng, văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam, 03 tập, NXB CTQG, 2005. - Bộ VH-TT, Năm mươi năm ngành văn hóa thông tin Việt Nam, Hà Nội, 1995. Các sách trên chủ yếu viết theo lối biên niên sự kiện, nêu bật những sự kiện, những cột mốc lịch sử đáng ghi nhớ của ngành văn hóa, thông tin Việt Nam từ 1945 đến nay. Trong đó, có điểm qua các sự kiện của văn hóa thông tin nƣớc ta thời kỳ 1945-1954, nhƣng cũng chỉ là ở dạng biên niên, việc phân tích, đánh giá, tổng kết rất hạn chế. Một hƣớng đề tài nữa thu hút khá nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu cũng nhƣ nghiên cứu sinh, sinh viên, học viên cao học khi làm luận án luận văn tốt nghiệp. Đó là lựa chọn nghiên cứu về các yếu tố riêng lẻ nhƣng có giá trị nổi bật trong nền văn hóa kháng chiến nhƣ giáo dục, văn học, báo chí, tƣ tƣởngVà cũng đã có những công trình có giá trị: - Bùi Đình Phong,“Hồ Chí Minh với việc xây dựng nền văn hóa mới trước năm 1954”, Luận án PTS Lịch sử, 1996. Luận án này tập trung làm sáng tỏ vai trò và công lao to lớn của lãnh tụ Hồ Chí Minh đối với việc định hƣớng và xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam thời kỳ 1945-1954. - Đỗ Thị Nguyệt Quang, Quá trình xây dựng và phát triển nền giáo dục Việt Nam mới từ tháng 6/1945 đến 7/1954 , Luận án PTS khoa học lịch sử, Hà Nội, 1996. - Nguyễn Thị Hoa, Báo chí cách mạng Việt Nam thời kỳ thực dân Pháp tạm chiếm, khóa luận tốt nghiệp, 1991. - Nguyễn Thị Minh Thuận, Tình hình hoạt động báo chí Việt Nam 1945- 1946, khóa luận tốt nghiệp, 1991 - Phạm Đản, Sự ra đời và ý nghĩa lịch sử của Đề cương văn hóa 1943 , khóa luận tốt nghiệp, 1959-1962. - Lê Thị Thanh, Báo Nhân Dân trong kháng chiến chống Pháp (1951 -1954), Khóa luận tốt nghiệp, 1994. - Nguyễn Thị Vân Hồng, Nguyên tắc khoa học, dân tộc, đại chúng trong những hoạt động văn hóa đầu tiên của Đảng trước năm 1945 , khóa luận tốt nghiệp, 1996. - Nguyễn Ngọc Bội, Sự lãnh đạo của Đảng đối với văn học- nghệ thuật thời kỳ 1945-1954, khóa luận tốt nghiệp khoa Ngữ văn, 1980. Tựu chung lại, các hƣớng nghiên cứu riêng lẻ trên đây đều mới chỉ chú trọng những mảng riêng rẽ của các lĩnh vực cấu thành nên nền văn hóa kháng chiến, kể cả về đƣờng lối, lý luận cũng nhƣ những thành tựu trong từng lĩnh vực. Hầu nhƣ chƣa có một công trình nào tập trung làm sáng tỏ toàn bộ quá trình xây dựng nền văn hóa trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954) trong một chỉnh thể hệ thống với cái nhìn toàn diện, đầy đủ, khái quát. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3.1. Mục đích nghiên cứu Đề tài hƣớng tới làm sáng tỏ quá trình Đảng và Nhà nƣớc ta xây dựng nền văn hóa trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945-1954). Quá trình đó đƣợc cụ thể hóa là quá trình xây dựng thiết chế văn hóa mới, xây dựng đƣờng lối lý luận văn hóa trong kháng chiến, đƣờng lối ấy có sự kế thừa tinh thần của bản “Đề cƣơng văn hóa Việt Nam” (1943) ở giai đoạn trƣớc cách mạng Tháng Tám và phát triển gắn liền với nhiệm vụ kháng chiến- kiến quốc trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1945-1954). Luận văn lựa chọn phân tích thành tựu ở một số mặt, một số ngành của nền văn hóa kháng chiến nhƣ giáo dục, báo chí tuyên truyền, văn học nghệ thuật...để khẳng định những đóng góp thiết thực của nền văn hóa Việt Nam trong thời kỳ này. Từ kinh nghiệm của quá trình xây dựng nền văn hóa trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954), cũng nhƣ từ các thành tựu các ngành đã đạt đƣợc, luận văn góp thêm các kinh nghiệm thực tiễn cho chính sách văn hóa hiện tại của Đảng và Nhà nƣớc. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm sáng tỏ những ảnh hƣởng của bối cảnh thời đại và bối cảnh trong nƣớc tới việc xây dựng một nền văn hóa mới trong kháng chiến chống Pháp. - Tái hiện lại các yếu tố về mặt thiết chế văn hóa mới - Phân tích quá trình xây dựng và các bƣớc trƣởng thành về mặt lý luận của nền văn hóa mới thông qua các giai đoạn gắn liền với các Đại hội, Hội nghị văn hóa quan trọng của Đảng trong thời kỳ 1945-1954. - Nêu bật lên những thành tựu nổi bật của các ngành, các lĩnh vực tiêu biểu của nền văn hóa mới trong cuộc kháng chiến chống Pháp. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng của luận văn lựa chọn nghiên cứu liên quan tới khái niệm văn hóa. Hiện nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam. Trong số đó đáng chú ý phải kể tới những định nghĩa nhƣ sau: Trong ý nghĩa rộng nhất, “Văn hóa hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm ngƣời trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chƣơng, những lối sống, những quyền cơ bản của con ngƣời, những hệ thống giá trị, những tập tục và những tín ngƣỡng. Văn hóa đem lại cho con ngƣời khả năng suy xét về bản thân. Chính văn hóa làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lý tính, có óc phê phán và dấn thân một cách đạo lí. Chính nhờ văn hóa mà con ngƣời tự thể hiện, tự ý thức đƣợc bản thân, tự biết mình là một phƣơng án chƣa hoàn thành đặt ra xem để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những công trình vƣợt trội lên bản thân”1 Năm 2002, UNESCO định nghĩa “văn hóa đƣợc xem là tập hợp các đặc trƣng tâm linh, vật chất, trí tuệ và cảm xúc riêng biệt của một xã hội hay một nhóm ngƣời trong xã hội, ngoài văn học và nghệ thuật, nó bao gồm lối sống, cách chung sống, hệ giá trị, truyền thống và đức tin” Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã đƣa ra một định nghĩa vô cùng sắc bén về văn hóa: “Vì lẽ sinh tồn cũng nhƣ vì mục đích cuộc sống con ngƣời sáng tạo ra, phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, nghệ thuật, văn học, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về 1 Tuyên bố về những chính sách văn hóa - Hội nghị quốc tế do UNESCO chủ trì từ ngày 26/7 đến ngày 6/8/1982 ở Mêhicô: ăn, mặc, ở và các phƣơng thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa” [140, tr.21] 4.2. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu: Văn hóa là một phạm trù rất rộng, nó không phải là một lĩnh vực riêng biệt. Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con ngƣời sáng tạo ra. Trong giới hạn của một luận văn thạc sĩ, tác giả chỉ lựa chọn nghiên cứu ở các phạm vi giới hạn nhƣ sau: + Về mặt nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu các lĩnh vực trong phạm trù văn hóa nhƣ thông tin tuyên truyền, văn hóa nghệ thuật và giáo dục. Nghiên cứu các lĩnh vực đó ở trên các mặt nội dung nhƣ sau: thiết chế (bộ máy quản lý), lý luận văn hóa và các thành tựu chủ yếu. + Không gian: Về mặt không gian, các nội dung của đề tài nghiên cứu chủ yếu tập trung nghiên cứu ở vùng tự do trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lƣợc. + Thời gian: Giới hạn về mặt thời gian là từ khi nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (1945) và đến kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi (1954). 5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Nguồn sử liệu - Tƣ liệu lƣu trữ, sách báo là nguồn tƣ liệu gốc, phong phú và có độ tin cậy cao. Đây là nguồn tƣ liệu đầu tiên mà tác giả luận văn tiếp cận và khảo sát khá kỹ những vấn đề liên quan tới việc xây dựng nền văn hóa mới trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945-1954). + Trƣớc hết là các tài liệu lƣu trữ ở Trung tâm lƣu trữ Quốc gia III bao gồm: các báo cáo về công tác văn nghệ của Bộ, Nha Tuyên truyền và Văn nghệ, Hội Văn hóa và văn nghệ qua các năm, biên bản các cuộc họp liên bộ về văn hóa xã hội, các kế hoạch xây dựng văn hóa của Nha tuyên truyền và Văn nghệ từng năm, biên bản các kỳ đại hội, hội nghị văn hóa toàn quốc đặc biệt là Đại hội văn hóa toàn quốc lần thứ 2 (7/1948), các sắc lệnh, công văn chỉ đạo công tác văn hóa + Thứ hai, đó là nguồn tƣ liệu báo chí gốc trong thời kỳ này mà tác giả tiếp cận đƣợc gồm có: Trọn tập Bộ sƣu tập Tạp chí Tiên Phong (1945-1946): 02 tập; Trọn bộ Sƣu tập Tạp chí Văn nghệ: 1948-1954: 07 tập; Báo Nhân dân, Báo Sự thật, Báo Cứu quốc - Các công trình lý luận cũng nhƣ chuyên khảo có liên quan tới văn hóa. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận nghiên cứu của luận văn là chủ nghĩa Mác- Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh cũng nhƣ những định hƣớng, chủ trƣơng của Đảng Cộng sản Việt Nam về văn hóa. Phƣơng pháp nghiên cứu: Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu lịch sử là chủ yếu kết hợp với các phƣơng pháp bổ trợ nhƣ: phân tích, tổng hợp, diễn dịch, so sánhđể làm sáng tỏ vấn đề luận văn cần trình bày. 6. Đóng góp của luận văn - Luận văn cố gắng tái hiện lại những yếu tố bối cảnh quốc tế và trong nƣớc, những chặng đƣờng xây dựng lý luận của nền văn hóa mới: văn hóa dân chủ nhân dân trong thời kỳ đất nƣớc có chiến tranh. - Đồng thời, luận văn làm sáng rõ những thành tựu nổi bật của các ngành, các lĩnh vực của nền văn hóa mới trong kháng chiến. - Từ đó, khẳng định đƣợc những đóng góp to lớn của Đảng, cũng nhƣ giới văn hóa, văn nghệ sĩ trong việc xây dựng một nền văn hóa mới. 7. Bố cục khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của đề tài luận văn bao gồm các phần nhƣ sau: Chƣơng 1: Một số nhân tố của bối cảnh quốc tế và bối cảnh trong nƣớc ảnh hƣởng tới quá trình xây dựng nền văn hóa kháng chiến (1945-1954) Chƣơng 2: Xây dựng nền văn hóa trong kháng chiến chống Pháp (1945- 1954) Chƣơng 3: Một số thành tựu cơ bản của nền văn hóa kháng chiến. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Vũ Xuân Ba, Phạm Duy Bình, Nguyễn Minh Đƣờng (1995), Từ Bộ Quốc gia Giáo dục đến Bộ giáo dục và Đào tạo , NXB Giáo dục, Hà Nội 2. Ban Biên tập TC Văn hóa nghệ thuật (1995), “Kháng chiến hóa văn hóa, văn hóa hóa kháng chiến”, TC Văn hóa nghệ thuật, số 8, trang 63- 68. 3. Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh, trực thuộc Bộ Chính Trị (1996), Tổng kết cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp- Thắng lợi và bài học, NXB CTQG, Hà Nội. 4. Ban Liên lạc khu học xá Trung ƣơng (1991), Nhớ lại và suy nghĩ về khu học xá Trung ương. 5. Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ƣơng (1978), Văn kiện Đảng 1945- 1954, Tập 2, Quyển 1, NXB Sự thật, Hà Nội. 6. Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ƣơng (1979), Văn kiện Đảng 1945- 1954, Tập 2, Quyển 2, NXB Sự thật, Hà Nội. 7. Ban tổ chức cuộc gặp mặt truyền thống kỷ niệm ngày chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh 122/SL thành lập Nhà in Quốc gia (2002), Nhà in Quốc gia- những trang hồi ký, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 8. Ban Tƣ tƣởng văn hóa Trung Ƣơng (2000), Sơ thảo lược sử công tác tư tưởng của ĐCSVN 1930-2000, NXB CTQG, Hà Nội. 9. Ban Tƣ tƣởng Văn hóa Trung Ƣơng (2005), Lịch sử biên niên công tác tư tưởng văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam, tập 1 (1925 -1954), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 10. Ban Tƣ tƣởng- văn hóa TW (2000), Một số văn kiện của Đảng về công tác tư tưởng- văn hóa, NXB CTQG, Hà Nội, tập 1. 11. Báo cáo tình hình hoạt động của Hội văn hóa, văn nghệ Việt Nam năm 1949, TTLTQG III, Phông Phủ thủ tƣớng, Hồ sơ số 2409. 12. Báo cáo tình hình thế giới và Trung Quốc của Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc năm 1952, Cục Lƣu trữ Nhà nƣớc, TTLTQG III, Phông Phủ thủ tƣớng, Đơn vị bảo quản số 1683, 41. 13. Báo cáo tình hình giáo dục phổ thông, Bình dân học vụ ở các liên khu, Hồ sơ số 1450, cặp số 139, Phông Bộ Giáo dục, TTLTQG III. 14. Báo cáo công tác của Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc năm 1953, Cục Lƣu trữ Nhà nƣớc, TTLTQG III, Phông phủ thủ tƣớng, Đơn vị bảo quản số 1641, 44. 15. Báo Sự thật, số 127, ngày 25/01/1950. 16. Nguyễn Bắc (1995), Vài kỷ niệm về hoạt động báo chí và văn nghệ trong lòng Hà Nội thời kỳ kháng chiến chống Pháp, TC Văn học nghệ thuật, số 8, trang 67-68. 17. Nguyễn Bắc (1996), Một số hoạt động văn nghệ ở Hà Nội trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1947-1954), TC Văn hóa nghệ thuật, số 8, trang 9-11. 18. Nguyễn Duy Bắc (2003), Đề cương văn hóa Việt Nam 1943 với vấn đề gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa , TC Văn hóa nghệ thuật số 8, trang 9. 19. PGS.TS Đặng Việt Bích (2006), Tìm hiểu văn hóa dân tộc, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 20. PGS.TS Đặng Việt Bích (1997), Giá trị định hướng của Đề cương văn hóa năm 1943, TC Văn hóa nghệ thuật số 1, trang 10-12. 21. Biên bản hội đồng giáo dục mở rộng năm 1950 , hồ sơ số 29, Hộp số 1, phông Bộ giáo dục, TTLTQG III. 22. Trần Hòa Bình (2003), Văn học và báo chí, bước song hành thời kỳ 1945 - 1975, TC Văn hóa nghệ thuật, số 6, trang 30-33 và 36. 23. Bộ Quốc gia giáo dục, Đại hội nghị giáo dục toàn quốc (7/1951), Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm thứ VII. 24. Nguyễn Ngọc Bội (1980), Sự lãnh đạo của Đảng đối với văn hóa, nghệ thuật thời kỳ 1945-1954, Khóa luận tốt nghiệp, Khoa Ngữ văn, Đại học KHXH&NV. 25. Công báo nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa , ngày 15/02/1950 26. Công báo nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngày 15/08/1950 27. Công báo nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa , số 7, ngày 15/08/1951. 28. Công báo nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, số 2/1952. 29. Công báo nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, số 9/1954. 30. Hoàng Sơn Cƣờng (1997), Đội ngũ trí thức dân tộc và bản Đề cương văn hóa Việt Nam, TC Văn hóa nghệ thuật số 1, trang 11, 12. 31. Đinh Vân Chi (1997), Tính dân tộc giá trị và nội dung vĩnh hằng của văn hóa, TC Văn hóa nghệ thuật số 1, trang 113-14. 32. Nguyễn Thị Chiến (1997), Sức sống của Đề cương văn hóa Việt Nam năm 1943, TC Văn hóa nghệ thuật số 1, trang 17, 20. 33. Trƣờng Chinh (1947), Kháng chiến nhất định thắng lợi, NXB Sự thật, Hà Nội. 34. Trƣờng Chinh (1983), Diễn văn nhân dịp kỷ niệm lần thứ 40 ngày ra đời của Bản Đề cương văn hóa Việt Nam. 35. Chương trình báo cáo công tác giáo dục năm 1953 của Bộ Giáo dục, Hồ số số 73, cặp số 4, Phông Bộ giáo dục, TTLTQG III. 36. Hồ Sơn Diệp (2003), Trí thức Nam Bộ trong cuộc kháng chiến chống Pháp 1945-1954, NXB Đại học Quốc gia TPHCM,. 37. Lê Tiến Dũng (2003), Một số bài học mang tính thời sự từ Đề cương văn hóa Việt Nam, TC Văn hóa nghệ thuật, 5, trang 8-10. 38. Trần Dƣơng, Nguyễn Ngọc Minh, Nguyễn Thƣợng Đạt (1966), Kinh tế Việt Nam từ Cách mạng Tháng Tám đến kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi (1945-1954), NXB KHXH, Hà Nội 39. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 8, 1945-1947, NXB CTQG, Hà Nội 40. Nguyễn Hữu Đang, Nguyễn Đình Thi (1945), Một nền văn hóa mới, in lần thứ hai tại nhà in Hoàng Văn Hiến, Hà Nội, 41. Đại học Quốc gia Hà Nội, Trƣờng Viết văn Nguyễn Du, Tạp chí Văn nghệ Quân đội (1999), 50 năm Văn học Việt Nam sau cách mạng Tháng Tám, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 42. Trần Bạch Đằng (1995), Ngành Văn hóa thông tin Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến, TC Văn hóa nghệ thuật, số 8, trang 69-73. 43. Trần Bá Đệ (1987), Về tình đoàn kết và hữu nghị Việt Nam Liên Xô trong cuộc kháng chiến thần thánh của nhân dân ta chống thực dân Pháp xâm lược (Qua sách báo Liên Xô) (in trong “Cách mạng Tháng Mƣời và tình hữu nghị Việt Xô”, Hà Nội), trang 58-69. 44. Phan Thị Điềm (1997), Đồng chí Trường Chinh với công tác báo chí , TC Văn hóa Nghệ thuật số 2, trang 60- 63. 45. Trần Độ (1983), Chủ nghĩa Mác và nhiệm vụ xây dựng nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, TC Nghiên cứu nghệ thuật, số 6, trang 8- 12. 46. Phạm Văn Đồng (1986), Mấy vấn đề về văn hóa giáo dục, NXB Sự thật, Hà Nội. 47. Giáo trình lịch sử văn học Việt Nam tập 6 (1962), NXB Giáo dục, Hà Nội 48. Giáo trình lịch sử văn học Việt Nam 1945-1960 (1963), NXB Giáo dục, Hà Nội 49. Lê Văn Giạng (1986), Lịch sử đại học và trung học chuyên nghiệp, tập 1 (từ cách mạng Tháng Tám- 1954), Viện ĐH và THCN, Hà Nội. 50. Lê Văn Giạng (2003), Lịch sử giản lược hơn 1000 năm nền giáo dục Việt Nam, NXB CTQG, Hà Nội. 51. GS Nguyễn Hải Hà (1987), Ảnh hưởng to lớn của văn học Xô Viết ở Việt Nam (in trong Cách mạng Tháng Mƣời và tình hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, trang 71- 91. 52. Nguyễn Hồng Hà (2003), Ba nguyên tắc vận động văn hóa trong quá trình phát triển nền văn hóa mới, TC Văn hóa nghệ thuật, 5, trang 11-12. 53. Lâm Mặc Hàm (1960), Giương cao hơn nữa tư tưởng văn nghệ của Mao Trạch Đông, NXB Văn học, Hà Nội. 54. Lê Nhƣ Hoa (1997), Trường Chinh với tác phẩm “Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam, TC Văn hóa Nghệ thuật số 2, trang 58-59. 55. Lê Nhƣ Hoa (2003), Đề cương văn hóa Việt Nam- ánh sáng văn hóa cách mạng, TC Văn hóa nghệ thuật số 5, trang 3-7. 56. Trần Hoàn (1994), Kế thừa bổ sung và phát triển Đề cương văn hóa 1943 trong tình hình mới, TC Văn hóa nghệ thuật, số 1, trang 5- 6. 57. Trần Hoàn (1994), Hải Triều (1908-1954), người con ưu tú của Đảng, nhà văn hóa mác xít xuất sắc, TC Văn hóa nghệ thuật số 9, trang 5-6. 58. Nguyễn Khắc Hóa (1998), Nghệ thuật và tuyên truyền trong ý thức văn hóa kháng chiến 1945-1954, Văn hóa nghệ thuật số 5, trang 32- 34 59. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Khoa Văn hóa XHCN (2002), Lý luận văn hóa và đường lối văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam (Giáo trình dùng cho hệ lý luận chính trị cao cấp), NXB CTQG, Hà Nội. 60. Hội Văn hóa Việt Nam (1948), Kỷ yếu Hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ hai, 1948, in tại nhà in Hoàng Văn Hiến. 61. Hội Việt-Xô hữu nghị, Hội Việt Hoa hữu nghị (1960), Tháng hữu nghị Việt- Xô-Trung (18/1-18/2/1954), NXB Hội Văn hóa Việt Nam. 62. Đỗ Huy (1996), Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức mới trong văn hóa Việt Nam, TC Văn hóa nghệ thuật, số 5, trang 17-19. 63. Đỗ Huy (1998), Những cống hiến của chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam, TC Văn hóa nghệ thuật, số 5, trang 3-7. 64. Đỗ Huy (1999), Tư tưởng Hồ Chí Minh về tính dân tộc của nền văn hóa nghệ thuật mới ở Việt Nam, TC Văn hóa Nghệ thuật, số 5(179), trang 3-6. 65. Đỗ Huy (2003), Từ Đề cương văn hóa 1943 suy nghĩ về bản chất của văn hóa, TC Văn hóa nghệ thuật số 4, trang 3-8. 66. Nguyễn Văn Huyên (1990), Những bài nói và viết về giáo dục, NXB Hà Nội. 67. Mai Hƣơng (1994), Tính tiên phong mác xít của nhà báo Hải Triều , TC Văn hóa nghệ thuật số 9, trang 12-14. 68. Tố Hữu (1978), Xây dựng một nền văn nghệ lớn xứng đáng với nhân dân ta, với thời đại ta, NXB Văn học, Hà Nội. 69. Đinh Xuân Lâm, Bùi Đình Phong (1996), Tư tưởng Hồ Chí Minh với bản sắc văn hóa dân tộc, TC Văn hóa nghệ thuật, số 5, trang 14-16. 70. Mã Giang Lân (2004), Văn học Việt Nam 1945-1954, NXB Giáo dục, Hà Nội 71. Nguyễn Hiến Lê (2006), Đời viết văn của tôi, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 72. Nguyễn Trƣờng Lịch (1983), Suy nghĩ về một khía cạnh của giao lưu văn hóa dưới ánh sáng chủ nghĩa Mác, TC Nghiên cứu nghệ thuật, số 6, trang 26-31. 73. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Sơ thảo, tập 1 (1981), NXB Sự thật, Hà Nội 74. Phan Thị Thanh Mai (1997), Tính dân tộc, khoa học, đại chúng trong công tác tuyên truyền, TC Văn hóa nghệ thuật số 1, trang 21, 27. 75. Một chặng đường văn hóa (1985), NXB Tác phẩm mới, Hà Nội 76. Hồ Chí Minh (1976), Những lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tập 1, NXB Sự thật, Hà Nội. 77. Hồ Chí Minh (1977), Về vấn đề giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội. 78. Nội san khu học xá Trung ương, số 5, 12/1954. 79. Nha Bình dân học vụ (1951), Việt Nam diệt giặc dốt. 80. Vũ Văn Nhật (1997), Quan điểm của đồng chí Trường Chinh về công tác xuất bản, TC Văn hóa Nghệ thuật số 2, trang 62-63. 81. Hoàng Xuân Nhị (1977), Về tiến bộ của văn học nghệ thuật cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng, TC Nghiên cứu nghệ thuật, số 1, trang 18-27. 82. Võ Thuần Nho (1990), 35 năm phát triển sự nghiệp giáo dục phổ thông , NXB Giáo dục, Hà Nội. 83. Nhiều tác giả (1996), Mùa thu rồi ngày hăm ba, NXB CTQG, Hà Nội. 84. Nhiều tác giả (2004), Đề cương văn hóa Việt Nam- chặng đường 60 năm. NXB CTQG, Hà Nội. 85. Nguyễn Quang Ngọc (chủ biên) (2001), Tiến trình lịch sử Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội. 86. Trần Việt Ngữ (1982) Ý nghĩa và vai trò của dòng kịch yêu nước cách mạng thời kỳ từ 1945 trở về trước, TC Nghiên cứu nghệ thuật, số 1, trang 35- 40. 87. Phạm Quang Nghị (2003), Ôn lại những giá trị soi đường của Đề cương văn hóa Việt Nam, TC Văn hóa nghệ thuật số 8, trang 6-8. 88. Đặng Phong (2004), Kinh tế miền Nam Việt Nam 1955-1975, NXB Khoa học Xã hội. 89. Vũ Đức Phúc (1994), Hải Triều và chủ nghĩa nhân đạo cộng sản , TC Văn hóa nghệ thuật số 9, trang 8-11. 90. Đình Quang (1996), Chặng đường năm mươi năm của kịch nói, TC Văn hóa nghệ thuật, số 8, trang 5-8. 91. Dƣơng Trung Quốc (2001), Việt Nam những sự kiện lịch sử (1919-1945), NXB Giáo dục, Hà Nội. 92. Nguyễn Văn Sâm (1972), Văn chương Nam Bộ và cuộc kháng Pháp , Lửa thiêng. 93. Sưu tập trọn bộ Tiên phong (1996), tập 1, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội, 94. Sưu tập trọn bộ Tiên phong (1997), tập 2, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội,. 95. Sưu tập Văn nghệ 1948-1954, (1998), tập 7, năm 1954, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 96. Sưu tập Văn nghệ 1948-1954, (1998), tập 1, năm 1948, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 97. Nguyễn Văn Sửu, Nguyễn Minh Hiền, Đinh Quang Khang (1998), 45 Fafim Việt Nam và hoạt động phổ biến phim, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 98. Lƣu Quốc Sỹ, (1997), Đề cương văn hóa Việt Nam 1943 trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, TC Văn hóa nghệ thuật số 1, trang 15-16 99. Tạp chí Nghiên cứu nghệ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfv_l2_01531_9051_2006762.pdf
Tài liệu liên quan