Tóm tắt Luận văn Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Gia Lai

Trên cơ sở lý luận chung xử lý VPHC trong lĩnh vực

GTĐB và thực trạng xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB trên địa

bàn tỉnh Gia Lai, luận văn đã đề xuất 04 phương hướng xử lý

VPHC trong lĩnh vực GTĐB trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Để thực

hiện mục tiêu và các nhiệm vụ nghiên cứu, luận văn đã đề xuất

06 giải pháp để nâng cao hiệu quả xử lý VPHC trong lĩnh vực

GTĐB trên địa bàn tỉnh Gia Lai như: Hoàn thiện các quy định

định pháp luật về xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB. Bên cạnh

việc đề xuất các giải pháp về hoàn thiện pháp luật, căn cứ vào

thực trạng xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB trong thời gian

qua, tác giả đã đề xuất các giải pháp nhằm mục đích nâng cao

hiệu quả hoạt động xử lý VPHC đối với VPHC trong lĩnh vực

GTĐB, cho rằng nếu muốn thực sự nâng cao hiệu lực, hiệu quả

hoạt động xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB mà chỉ thay đổi về

pháp luật và áp dụng pháp luật thôi là chưa đủ; vì vậy tác giả đề

xuất thêm một số giải pháp khác đế hỗ trợ hoạt động xử lý

VPHC trong lĩnh vực GTĐB đạt hiệu quả cao hơn như: Kiện

toàn tổ chức bộ máy và cơ chế vận hành xử lý VPHC trong lĩnh

vực giao thông đường bộ; Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,

công chức xử lý VPHC trong lĩnh vực giao thông đường bộ;

Đổi mới phương pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp

luật về xử lý VPHC trong lĩnh vực giao thông đường bộ; Tăng

cường công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý các hành vi vi phạm

pháp luật về giao thông đường bộ; Tăng cường đầu tư nguồn

lực tài chính và cơ sở vật chất, kỹ thuật đối với xử lý các hành

vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ.

pdf32 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 08/03/2022 | Lượt xem: 374 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Gia Lai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vi do cá nhân có năng lực TNHC và tổ chức thực hiện, vi phạm các quy định của pháp luật về trật tự, ATGTĐB được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật Thứ hai, VPHC trong lĩnh vực GTĐB luôn chiếm một tỷ lệ cao so với các VPHC còn lại. Thứ ba, VPHC trong lĩnh vực GTĐB diễn ra mọi lúc, mọi nơi; chủ thể thực hiện hành vi vi phạm cũng vô cùng đa dạng, đủ mọi thành phần khác nhau trong xã hội. Thứ tư, hành vi VPHC trong lĩnh vực GTĐB cũng rất đa dạng; các hành vi vi phạm đó được các văn bản pháp luật mô tả trong các quy phạm pháp luật cụ thể, đây là một nội dung mà các chủ thể có thẩm quyền phải rất lưu ý, bởi hoạt động xử lý chỉ có thể được thực hiện khi đối tượng có hành vi vi phạm đã được mô tả trong các văn bản quy phạm pháp luật cụ thể. 8 1.1.3. Các yếu tố cấu thành vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ Thứ nhất: Mặt khách quan Thứ hai: Mặt chủ quan Thứ ba: Mặt chủ thể Thứ tư: Mặt khách thể 1.1.4. Phân loại vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, bao gồm: - Các hành vi vi phạm quy tắc giao thông đường bộ; - Các hành vi vi phạm quy định về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; - Các hành vi vi phạm quy định về phương tiện tham gia giao thông đường bộ; - Các hành vi vi phạm quy định về người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ; - Các hành vi vi phạm quy định về vận tải đường bộ; - Các hành vi vi phạm khác liên quan đến giao thông đường bộ. 1.2 Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ 1.2.1. Khái niệm xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ Xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB là hoạt động của các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền áp dụng các hình thức xử phạt VPHC, các biện pháp khắc phục hậu quả, các biện pháp ngăn chặn VPHC và đảm bảo việc xử lý VPHC đối với những cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi VPHC trong lĩnh vực GTĐB nhằm đảm bảo trật tự ATGTĐB. 9 1.2.2. Đặc điểm xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ Thứ hai, quyền xử lý VPHC được tiến hành bởi các chủ thể có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; Thứ ba, xử lý VPHC được tiến hành theo những trình tự, thủ tục được quy định cụ thể trong Luật xử lý VPHC và các văn bản hướng dẫn thi hành; Thứ tư, kết quả pháp lý của hoạt động xử lý VPHC do các chủ thể có thẩm quyền tiến hành được thể hiện bằng quyết định hành chính cá biệt, trong đó ghi nhận các hình thức, biện pháp xử lý cụ thể được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức đã có hành vi VPHC. Trên cơ sở những đặc điểm cơ bản của hoạt động xử phạt VPHC xử lý VPHC, xử phạt VPHC trong lĩnh vực giao thông đường bộ còn có những đặc điểm riêng Thứ nhất, hoạt động xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB là hoạt động do các chủ thể có thẩm quyền tiến hành áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành chính; các biện pháp xử phạt hành chính; các biện pháp khắc phục hậu quả do VPHC gây ra (nếu có), cũng như các biện pháp đảm bảo việc thi hành quyết định xử phạt VPHC đối với các cá nhân có năng lực TNHC cũng như tổ chức có hành vi VPHC trong lĩnh vực GTĐB theo quy định của pháp luật. Thứ hai, Cơ sở pháp lý cho hoạt động xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB hiện nay được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh về lĩnh vực trật tự, ATGTĐB 10 Thứ ba, thẩm quyền xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB, do hành vi VPHC trong lĩnh vực GTĐB xảy ra nhiều, do nhiều chủ thể thực hiện, thời gian, không gian, địa điểm vi phạm cũng rất đa dạng, vì vậy thẩm quyền xử lý VPHC đối với các hành vi vi phạm này cũng phải rất cần sự đa dạng. Chính vì vậy trong quy định về thẩm quyền xử lý đối với các VPHC trong lĩnh vực GTĐB pháp luật cũng cần phải quy định nhiều nhóm chủ thể có thể thực hiện được thẩm quyền này. Thứ tư, đối tượng VPHC trong lĩnh vực GTĐB VPHC trong lĩnh vực GTĐB có thể được thực hiện bởi bất kỳ chủ thể nào Thứ năm, về hành vi vi phạm Hành vi VPHC trong lĩnh vực này không có sự thay đổi lớn, các hành vi vi phạm về làn tuyến, về tốc độ..., vẫn là những hành vi chiếm đa số. Chính vì vậy việc phân tích cơ cấu hành vi VPHC trong GTĐB của người tham gia giao thông rất quan trọng bởi đây chính là yếu tố góp phần đề ra những biện pháp phòng ngừa và kéo giảm đối với các VPHC. Thứ sáu, về địa điểm và thời gian xử lý VPHC Địa điểm xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB diễn ra trên mọi địa bàn có đường bộ, nhưng tập trung chủ yếu ở khu đô thị, khu đông dân cư và trên các tuyến quốc lộ; về thời gian xử lý chủ yếu diễn ra vào các khung giờ nhất định, cao điểm và các dịp lễ, tết và ngày nghỉ cuối tuần. 11 1.2.3. Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ: Nguyên tắc pháp chế; Nguyên tắc nghiêm minh, kịp thời:Nguyên tắc công bằng;Nguyên tắc tương xứng; Nguyên tắc trách nhiệm chứng minh; Nguyên tắc bảo đảm thời hiệu, thời hạn; Nguyên tắc bảo đảm quyền khiếu nại, khởi kiện; Nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm 1.2.4. Nội dung, hình thức và thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ 1.2.4.1 Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ 1.2.4.2 Nội dung, hình thức xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ 1.3.1. Mức độ hoàn thiện của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ: Cơ sở quan trọng của hoạt động xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB đó chính là các quy định của pháp luật về vấn đề này. 1.3.2. Tổ chức bộ máy và cơ chế vận hành của bộ máy xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ Về tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về trật tự, AT GTĐB nói chung, quản lý nhà nước về xử lý VPHC trong GTĐB hiện nay chưa đủ mạnh, sự phối hợp giữa các chủ thể có thẩm quyền xử lý có thể nói là lỏng lẻo, tình trạng mạnh ai người đó làm vẫn còn diễn ra phổ biến, vì vậy hiệu quả của hoạt động này cũng bị ảnh hưởng. 1.3.3. Đội ngũ cán bộ, công chức xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ 12 Trong xử lý VPHC trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì năng lực thực thi pháp luật của các lực lượng chức năng cũng có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB. Điều này đã làm ảnh hưởng tiêu cực đến công tác xử lý với các hành vi VPHC trong lĩnh vực GTĐB. 1.3.4. Ý thức pháp luật của cá nhân, tổ chức đối với xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ Nhận thức của người tham gia giao thông ở Việt Nam, và trên địa bàn tỉnh Gia Lai nói riêng thì các yêu cầu, điều kiện cần thiết khi tham gia giao thông nhìn chung còn thấp; Bên cạnh việc nâng cao nhận thức của người tham gia giao thông thì còn phải thay đổi nhận thức của các chủ thế có thẩm quyền xử lý các VPHC trong lĩnh vực GTĐB về tầm quan trọng của việc chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về xử lý VPHC trong lĩnh vực này, và cần phải có biện pháp xử lý thực sự nghiêm khắc đối với những vi phạm của các chủ thế có thẩm quyền xử lý . Nhận thức của chủ thế có thẩm quyền xử lý VPHC trong GTĐB cũng còn nhiều vấn đề cần phải khắc phục. 1.3.5. Đầu tư nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất, kỹ thuật đối với xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ: Thực tiễn cho thấy khi chúng ta có được nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất, kỹ thuật đủ mạnh thì chúng ta mới có điều kiện để đầu tư cho các hoạt động hoàn thiện pháp luật, cũng như có những chính sách đãi ngộ hợp lý đối với đội ngũ cán bộ, công chức, từ đó hạn chế những hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực trong thực thi công vụ. 13 Tiểu kết Chương 1 Để thực hiện mục đích nghiên cứu của đề tài nghiên cứu, ở Chương 1, luận văn tập trung xây dựng cơ sở lý luận về xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB thông qua việc phân tích, làm rõ khái niệm VPHC, xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB; chỉ ra các đặc điểm của VPHC và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB. Trên cơ sở đó, luận văn phân tích, rút ra khái niệm xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB là hoạt động của các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền áp dụng các hình thức xử phạt VPHC, các biện pháp khắc phục hậu quả, các biện pháp ngăn chặn VPHC và đảm bảo việc xử lý VPHC đối với những cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi VPHC trong lĩnh vực GTĐB nhằm đảm bảo trật tự ATGTĐB. Đồng thời, xác định 06 đặc điểm xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB; 07 nguyên tắc chung, 02 nguyên tắc riêng cho hoạt động xử lý VPHC trong GTĐB và xác định thẩm quyền xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB. Đặc biệt, quá trình tổ chức thực hiện và kết quả xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB nói riêng chịu ảnh hưởng bởi một số yếu tố cơ bản như: Mức độ hoàn thiện của pháp luật về xử lý VPHC trong lĩnh vực giao thông đường bộ; Tổ chức bộ máy và cơ chế vận hành của bộ máy xử lý VPHC trong lĩnh vực giao thông đường bộ; Đội ngũ cán bộ, công chức xử lý VPHC trong lĩnh vực giao thông đường bộ; Ý thức pháp luật của cá nhân, tổ chức đối với xử lý VPHC trong lĩnh vực giao thông đường bộ; Đầu tư nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất, kỹ thuật đối với xử lý VPHC trong lĩnh vực giao thông đường bộ. 14 Chương 2 THỰC TRẠNG XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI 2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Gia Lai 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội 2.1.3. Hệ thống giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Gia Lai 2.1.4. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ 2.2. Thực trạng tai nạn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Gia Lai: Thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW, ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông và Nghị quyết số 30/NQ-CP, ngày 01/3/2013 của Chính phủ ban hành chương trình hành động thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW, tình hình tai nạn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh trong thời gian gần đây có xu hướng giảm cả 3 tiêu chí song diễn biến phức tạp, rất khó lường. 2.3. Phân tích thực trạng xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Gia Lai 2.3.1. Thực trạng vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Gia Lai Thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW, ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của 15 Đảng đối với công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông và Nghị quyết số 30/NQ-CP, ngày 01/3/2013 của Chính phủ ban hành chương trình hành động thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW, tình hình tai nạn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh trong thời gian gần đây có xu hướng giảm cả 3 tiêu chí song diễn biến phức tạp, rất khó lường. Từ năm 2013 đến năm 2018 toàn tỉnh xảy ra 2.421 vụ tai nạn giao thông, làm chết 1.415 người và bị thương 2.737 người. 2.3.2. Thực trạng xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Gia Lai Công tác tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ của các lực lượng chức năng đã góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, tăng cường kỷ cương pháp luật trong hoạt động giao thông, góp phần quan trọng kiềm chế tai nạn giao thông trong điều kiện kết cấu hạ tầng giao thông còn hạn chế, phương tiện giao thông cơ giới đường bộ tăng nhanh, tổ chức giao thông còn bất hợp lý. Tuy nhiên, công tác tuần tra kiểm soát của lực lượng Cảnh sát giao thông, Thanh tra giao thông còn những tồn tại, bất cấp ảnh hưởng đến hiệu quả như: Chưa tập trung xử lý, xử lý chưa triệt để, chưa kiên quyết đối với hành vi vi phạm an toàn giao thông đường bộ; còn hiện tượng tiêu cực; Mặc dù được tăng cường lực lượng về số lượng và nâng cao về chất lượng nhưng với địa bàn rộng, lưu lượng giao thông gia tăng nên đội ngũ công chức thực hiện nhiệm vụ còn thiếu về số lượng và trang thiết bị phục vụ công tác. Có thời điểm, địa điểm 16 tập trung nhiều lực lượng nhưng có thời điểm, địa điểm chưa thường xuyên dẫn đến kết quả kiểm soát và xử lý vi phạm chưa thường xuyên, chưa hiệu quả, vẫn còn tình trạng thiếu cương quyết, còn nương nhẹ trong xử lý vi phạm nhất là đối với xe mô tô, vi phạm hành lang an toàn giao thông đường bộ,. Trong đó, vấn đề được quan tâm hiện nay là hiện tượng tiêu cựu trong công tác. Nguyên nhân dẫn đến nạn mãi lộ đa số cho rằng người điều khiển phương tiện vi phạm luật chủ động đưa hối lộ để tránh bị gây khó dễ, tránh lập biên bản, nộp phạt theo quy định. 2.4. Đánh giá chung thực trạng xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Gia Lai 2.4.1. Những kết quả đạt được Một là, công tác xử lý VPHC trong lĩnh vực giao thông đường bộ trong những năm qua được quan tâm, tập trung chỉ đạo triển khai, tổ chức thực hiện quyết liệt. Hai là, công tác tuyên truyền, phố biến, giáo dục pháp luật về xử lý VPHC và trật tự, an toàn giao thông được triển khai thực hiện với nhiều hình thức. Ba là, trong các hoạt động liên quan đến giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh đã có những chuyển biến tích cực đã có chuyển biến trong nhận thức trong quá trình thực hiện, việc chấp hành và tuân thủ các quy định của pháp luật về trật tự ATGT, Luật GTĐB . Bốn là, công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm đã được tăng cường và có nhiều đổi mới. Năm là, đã triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào trong công tác quản lý 17 2.4.2. Những hạn chế, bất cập Tình hình xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB trên địa bàn tỉnh tuy có chuyển biến tích cực, đã góp phần kéo giảm được tình hình tai nạn giao thông, tuy nhiên tình hình tai nạn giao thông còn chưa bền vững, số vụ, số người chết, số người bị thương còn cao; thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra còn lớn. Tình trạng trên là do sự lơi lỏng trong công tác quản lý nhà nước, chỉ đạo, điều hành thực hiện các giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông chưa thường xuyên, liên tục, mạnh mẽ dẫn đến những hạn chế, tồn tại nhất định trong công tác quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, cụ thể như sau: Một là, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật chưa đem lại hiệu quả cao, chủ yếu tuyên truyền theo chủ đề, chủ điểm của năm an toàn giao thông Hai là, công tác thanh tra, kiểm tra, tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm có thời điểm chưa thường xuyên, thiếu kiên quyết. Hoạt động tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm chỉ tập trung ở các quốc lộ, đường tỉnh, đô thị, còn đường huyện và nông thôn chưa được quan tâm nhiều. Còn thiếu sự phối hợp giữa các lực lượng liên quan đến công tác xử lý VPHC; còn có hiện tượng cán bộ thực thi công vụ vi phạm quy trình công tác dẫn đến sai phạm. Lực lượng bán chuyên trách vừa thiếu, vừa yếu, tham gia hoạt động còn cầm chừng, chưa phát huy hết vai trò của lực lượng này ở cơ sở, nhất là địa bàn nông thôn. Ba là, chậm điều chỉnh các quy hoạch, kế hoạch đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Từ năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển 18 Giao thông vận tải các ngành đường sắt, đường bộ, đường thủy nội địa, hàng không đến năm 2020 song cho đến nay Ủy ban nhân dân tỉnh vẫn chưa hoàn thành việc rà soát các quy hoạch ngành để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, dẫn đến việc đấu nối từ đường nhánh vào đường chính chưa bảo đảm an toàn (khi triển khai thực hiện còn lúng túng), gây khó khăn khi xử lý VPHC; công tác đầu tư xây dựng đường bộ đã được quan tâm nhưng đầu tư cho quản lý bảo trì chưa tương xứng với kết cấu hạ tầng và thực tiễn phát triển vận tải đường bộ, các tuyến đường được xây dựng với quy mô mặt đường hẹp, đường xuống cấp nhanh chóng làm cho việc lưu thông gặp khó khăn dẫn đến tình trạng vi phạm hành lang an toàn đường bộ, lấn chiếm, tái lấn chiếm vỉa hè, lề đường trên các quốc lộ, đường tỉnh, trong đô thị làm nơi buôn bán, họp chợ trái phép, việc xử lý các vi phạm này chưa được xử lý kiên quyết, triệt để. Bốn là, công tác quản lý và kiểm định phương tiện còn nhiều bất cập. Công tác quản lý phương tiện nhất là quản lý và xử lý đối với phương tiện quá niên hạn sử dụng, công tác quản lý phương tiện sau khi đăng kiểm chưa chặt chẽ nên tình trạng phương tiện quá niên hạn sử dụng vẫn lưu thông trên đường, chủ phương tiện tự ý thay đổi kích thước thành thùng hàng, thay đổi các thiết bị của xe,...vẫn còn xảy ra, dẫn đến không đảm bảo an toàn kỹ thuật, nguy cơ gây ra tai nạn giao thông. Công tác quản lý xe công nông, xe máy kéo nhỏ gặp nhiều khó khăn, số lượng phương tiện đăng ký chiếm tỷ lệ nhỏ, rất khó trong quản lý xe tự chế của người dân. 19 Năm là, công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong công tác đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe và quản lý người điều khiển phương tiện còn chưa được triển khai quyết liệt. Sáu là, tốc độ gia tăng của phương tiện giao thông trên địa bàn tỉnh tăng nhanh, trong khi đó kết cấu hạ tầng giao thông không đảm bảo. Vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, xe taxi và dịch vụ hỗ trợ vận tải ở nông thôn kém phát triển. Tình trạng xe dù, bến cóc vẫn thường xuyên diễn ra trên các tuyến đường. 2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập Những hạn chế trong việc xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB trên địa bàn tỉnh không chỉ xuất phát từ các nguyên nhân khách quan mà còn bao gồm những nguyên nhân chủ quan, cụ thể như sau: Thứ nhất, nguyên nhân khách quan Một là, do ý thức chấp hành quy định pháp luật giao thông đường bộ của người dân còn thấp. Hai là, pháp luật xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB còn chưa hoàn chỉnh, đồng bộ, thiếu văn bản hướng dẫn, quyết định xử phạt VPHC không được thực hiện nghiêm túc, thậm chí không được thực hiện. Ba là, do địa bàn quản lý rộng, phương tiện giao thông cá nhân tăng nhanh về số lượng, trong khi đó biên chế và phương tiện, trang thiết bị làm việc của công chức đặc biệt là của lực lượng Thanh tra giao thông còn thiếu, chưa được hiện đại hóa, chưa đảm bảo cho hoạt động. Mặt khác, do thiếu cán bộ và cán bộ còn hạn chế về trình độ (như phòng kinh tế hạ tầng 20 cấp huyện được biên chế 01 công chức, công chức cấp xã hầu hết không có chuyên môn, ...). Chính sách tiền lương hiện nay chưa đảm bảo đời sống cho công chức, người lao động và chưa có chính sách, chế độ đãi ngộ thỏa đáng. Bốn là, Nguồn vốn ngân sách Nhà nước bố trí cho đầu tư phát triển, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông vận tải chưa đáp nhu cầu thực tế. Năm là, nguồn kinh phí cho các hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông hạn hẹp. Thứ hai, nguyên nhân chủ quan Một là, hoạt động giải thích pháp luật về xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB tuy đã triển khai nhưng chưa được thật sự chú trọng và hiệu quả chưa cao; Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật chưa thực hiện thường xuyên, liên tục, chưa sâu rộng, nhất là trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số; nội dung và hình thức tuyên truyền ít đổi mới, sức thuyết phục chưa cao; chưa phát huy vai trò tích cực của các già làng, trưởng thôn, người có uy tín trong cộng đồng; đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật về trật tự, an toàn giao thông từ tỉnh đến cơ sở chưa được xây dựng có hệ thống. Sự phối hợp của mặt trận và các đoàn thể cấp huyện, cấp xã trong công tác vận động, tuyên truyền, phổ biến pháp luật còn mang tính hình thức, chưa cụ thể, thiết thực; chưa tác động mạnh mẽ làm chuyển biến từ nhận thức thành hành động tuân thủ và chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông. Hai là, Công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm của một số địa phương còn chưa thường xuyên, liên tục, còn thiếu quyết liệt, có dấu hiệu bỏ trống trên các tuyến đường nông thôn; chưa chủ động tham mưu cấp ủy, chính quyền triển khai các 21 giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn tai nạn giao thông hiệu quả; công tác phối hợp giữa lực lượng về xử lý VPHC, chưa thường xuyên, không chặt chẽ do tỉnh chưa có quy định chung về công tác phối hợp giữa các lực lượng liên quan trong công tác xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB; Một số cán bộ chưa nêu cao tinh thần, trách nhiệm, có biểu hiện ngại va chạm, né tránh, vi phạm quy trình trong thực hiện nhiệm vụ. Công tác chỉ đạo, điều hành của một số chính quyền địa phương chưa theo kịp với tình hình thực tiễn, còn lúng túng, chưa quyết liệt trong công tác xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB; lực lượng công an xã và lực lượng tự quản an toàn giao thông tổ chức hoạt động kém hiệu quả, có thời gian bị buông lỏng trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông ở địa bàn cơ sở. Ba là, tình trạng xử phạt VPHC đối với phương tiện quá khổ, chở quá tải, phương tiện quá niên hạn sử dụng vẫn chưa kiên quyết và giải quyết triệt để, Việc xử lý vi phạm trong công tác đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe còn nhiều bất cập, Đó cũng chính là một phần trong các nguyên nhân gây ra các hành vi vi phạm giao thông của người tham gia giao thông, dẫn đến tình trạng VPHC và tai nạn trong lĩnh vực GTĐB trên địa bàn tỉnh ngày càng gia tăng. Tóm lại, các nguyên nhân khách quan, chủ quan nêu trên được thể hiện trên nhiều phương diện đã trực tiếp hoặc gián tiếp dẫn tới những hạn chế của thực trạng. Việc làm rõ các nguyên nhân này là rất quan trọng để tìm ra các giải pháp phù hợp nhằm bảo đảm cho việc thực hiện pháp luật xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB trên địa bàn tỉnh Gia Lai nói riêng, trong cả nước nói chung. 22 Tiểu kết Chương 2 Trên cơ sở lý luận được hệ thống hóa tại Chương 1, ở Chương 2 của Luận văn, đã tập trung đánh giá, phân tích thực trạng xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Qua các số liệu xử lý VPHC trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh từ 2013-2018 cho thấy, những hành vi VPHC trong lĩnh vực đã có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ vẫn diễn ra thường xuyên, tập trung vào một số nội dung gắn với đặc thù của địa bàn và có diễn biến ngày càng phức tạp đã gây ra hậu quả về nhiều mặt. Trong công tác xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB trên địa bàn tỉnh Gia Lai, bên cạnh những kết quả đạt được, đã góp phần tích cực vào công tác bảo đảm trật tự ATGT trên địa bàn tỉnh, hạn chế tình trạng vi phạm các quy định trong lĩnh vực GTĐB của cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Gia Lai nói riêng vẫn còn nhiều tồn hạn chế, bất cập. Từ việc liên hệ thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB, luận văn đã chỉ rõ nguyên nhân của những hạn chế trong công tác xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Đây chính là căn cứ thực tiễn để luận văn có thể nghiên cứu, đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác xử lý VPHC trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Gia Lai trong chương 3 của luận văn. 23 Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI 3.1. Phương hướng xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Gia Lai 3.1.1. Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ phải bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của Đảng 3.1.2. Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ phải gắn với chiến lược bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ quốc gia 3.1.3. Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ phải đáp ứng yêu cầu tuân thủ pháp chế xã hội chủ nghĩa và bảo vệ quyền, lợi ích của cá nhân, tổ chức 3.1.4. Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ phải gắn với ngăn chặn, phòng ngừa vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Gia Lai 3.2.1. Hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ Thứ nhất, Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật là công cụ quan trọng làm cơ sở cho các cơ quan nhà nước thực hiện chức năng quản lý của mình. Tuy nhiên, hiện nay hệ thống văn bản chưa hoàn chỉnh, vẫn còn chồng chéo, nhiều bất cập gây khó khăn cho người thực hiện nhiệm vụ. 24 Thứ hai, xây dựng và hoàn thiện các cơ chế, chính sách về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đô thị, trật tự, an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh; nhất là cơ chế phối hợp giữa các ngành để nâng cao trách nhiệm, hỗ trợ lẫn nhau trong công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường bộ, tránh tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm Thứ ba, Cần tăng cường cải cách thủ tục hành chính trong công tác xử phạt VPHC về TTAT

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_xu_ly_vi_pham_hanh_chinh_trong_linh_vuc_gia.pdf
Tài liệu liên quan