XÁC ĐỊNH MÔ HÌNH VÀ PHƢƠNG PHÁP ƢỚC LƢỢNG
2.2.1. Mô hình ƣớc lƣợng
Đề tài sử dụng mô hình:
LnGINI = β0 + β1lnGDP/ng + β2 nguonluc + β3 dkdk +ei (I)
+ Mô hình đã thể hiện rõ mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và
các biến độc lập, từ đó luận văn có thể phân tích sau hơn vào tác
động của các nhân tố tới biến phụ thuộc.
2.2.2. Phƣơng pháp ƣớc lƣợng
Để khắc phục vấn đề thiếu biến hay không quan sát được một
số biến độc lập trong mô hình, luận văn sử dụng phương pháp hồi
quy nhằm đo lường tác động của bất bình đẳng thu nhập tới tăng
trưởng, đó là phương pháp ước lượng bình phương bé nhất (OLS).10
Luận văn sử dụng một số kiểm định để tìm kiếm các khuyết tật
(nếu có) của mô hình.
2.2.3. Số liệu
+ Số liệu về thu nhập và mức sống của hộ gia định lấy từ niêm
giám thống kê do Cục Thống kê tỉnh Quảng Trị.
+ GDP lấy từ mục Tài khoản quốc gia của niêm giám thống kê
của tỉnh Quảng Trị của Cục Thống kê tỉnh.
+ Dân số và lao động đang làm việc trong nền kinh tế lấy từ
mục Dân số và lao động của niêm giám thống kê của tỉnh Quảng Trị,
của Cục Thống kê tỉnh.
+Số liệu lấy trong khoảng từ 1991 đến 2016. Năm 1991 là
năm tái lập tỉnh từ tỉnh Bịnh Trị Thiên cũ.
26 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 481 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tón tắt Luận văn Tác động của tăng trưởng kinh tế tới bất bình đẳng thu nhập tỉnh Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiến bộ xã hội. Qua hơn 20 năm đổi mới theo nền
kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập vào khu vực và thế giới, Việt
Nam đã đạt được những thành tựu rất ấn tượng. Đó là tăng trưởng
kinh tế cao so với một số nước trong khu vực và thế giới, trong khi tỷ
lệ đói nghèo ngày càng giảm. Việt Nam ngày càng được biết đến như
một nền kinh tế năng động hàng đầu trong các nước đang phát triển
trên thế giới. Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế thị trường sẽ tạo ra sự
chênh lệch về trình độ và phát triển từ đó dẫn đến sự bất bình đẳng
và nếu vượt quá một giới hạn nào đó sẽ là một trong các nguyên
nhân dẫn tới sự mất ổn định. Và Việt Nam cũng không bị loại trừ
khỏi quy luật đó, cùng với quá trình tăng trưởng kinh tế, nhiều vấn
đề của xã hội ngày càng trở nên bức xúc: khoảng cách thu nhập giữa
các tầng lớp dân cư ngày càng lớn, phân hoá giàu nghèo ngày càng
gay gắt.
Quảng Trị là từng là vùng đất bị tàn phá nặng nề trong 2 cuộc
chiến tranh giải phóng dân tộc. Sau ngày đất nước được giải phóng,
nhân dân Quảng Trị bắt tay vào công cuộc tái thiết kinh tế -xã hội và
2
bước đầu đạt được những thành tựu đáng kể. Tốc độ tăng trưởng
kinh tế trong những năm gần đây liên tục tăng (GDP bình quân giai
đoạn 2010-2015 đạt 10,8%/năm). Thu nhập đầu người năm 2015 đạt
34 triệu đồng (tăng gấp 2,5 lần so với năm 2010 là 13,615 triệu
đồng). Tuy nhiên, vẫn tồn tại sự bất bình đẳng thu nhập ở Quảng Trị,
chênh lệch thu nhập lớn giữa các vùng miền, khu vực nông thôn –
thành thị. Cùng với sự phát triển kinh tế là sự phát sinh của hàng loạt
các vấn đề về đời sống, xã hội của người dân, sự bất bình đẳng của
người dân cần được giải quyết. Trong khuôn khổ nghiên cứu của bài
luận văn, tôi sẽ phân tích làm rõ tác động của tăng trưởng kinh tế tới
bất bình đẳng thu nhập tại Quảng Trị.
Trong thời gian qua, vấn đề về cải thiện thu nhập, mang lại sự
bình đẳng trong thu nhập cho người dân trong khi vẫn tiếp tục tăng
trưởng kinh tế ổn định đã được chính quyền Quảng Trị quan tâm.
Tuy nhiên vẫn chưa có một nghiên cứu cụ thể nào cho vấn đề này.
Từ thực tiễn đó, việc nghiên cứu một cách hệ thống và sát với
thực tế tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
giúp đưa ra những luận cứ khoa học để đề xuất những giải pháp
nhằm bảo đảm gắn kết giữa phát triển kinh tế và thực hiện công bằng
trong phân phối thu nhập của thành phố trong thời gian tới có ý nghĩa
cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn. Đây là cơ sở để tác giả chọn đề
tài “Tác động của tăng trưởng kinh tế tới bất bình đẳng thu nhập
tỉnh Quảng Trị” để nghiên cứu và giải quyết.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá tác động của tăng trưởng kinh tế tới bất bình đẳng
thu nhập tại tỉnh Quảng Trị.
2.2. Mục tiêu cụ thể
3
- Hệ thống cơ sở lý thuyết và thực nghiệm về tác động của
tăng trưởng kinh tế tới bất bình đẳng thu nhập;
- Phân tích thực trạng bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng
kinh tế ở Quảng Trị trong thời gian qua;
- Phân tích và kiểm định đánh giá tác động của tăng trưởng
kinh tế tới bất bình đẳng thu nhập ở Quảng Trị
- Đề xuất các giải pháp nhằm tận dụng tác động tích cực và hạn
chế tác động tiêu cực của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu
nhập ở Quảng Trị.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tình trạng bất bình đẳng
trong phân phối thu nhập, tăng trưởng kinh tế; tác động của tăng
trưởng kinh tế tới bất bình đẳng thu nhập ở Quảng Trị.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Tập trung nghiên cứu tác động tăng trưởng
kinh tế tới bất bình đẳng.
- Về thời gian:
Thời gian nghiên cứu từ 1990-2016
Thời gian có hiệu lực của các giải pháp đề xuất là 2018 – 2025
- Về không gian nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu tác động của tăng trưởng kinh tế tới bất bình
đẳng thu nhập ở Quảng Trị.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp tổng hợp và so sánh, phân tích thống kê để đánh
giá thực trạng bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế, cũng như
tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở Quảng
Trị
4
- Phương pháp mô hình hóa: thông qua việc xây dựng các mô
hình định lượng để kiểm định và ước lượng tác động của bất bình đẳng
thu nhập tới tăng trưởng kinh tế nhằm cung cấp cơ sở thực chứng cho
các phân tích định tính.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
-
-
Việt Nam lượng hóa tác động của tăng trưởng kinh tế tới bất bình
đẳng thu nhập, cung cấp một căn cứ tham khảo cho việc hoạch định
các chiến lược phân phối thu nhập, tăng trưởng cũng như nghiên cứu
sâu về chủ đề này cho từng tỉnh, thành phố khác.
6. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung chính của đề tài gồm có 4 chương:
bất bình đẳng thu nhập
Chương 2: Đặc điểm của địa bàn và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Tình hình tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu
nhập của tỉnh Quảng Trị
Chương 4: Phân tích tác động của tăng trưởng kinh tế tới bất
bình đẳng thu nhập của tỉnh Quảng Trị
Chương 5: Bàn luận và hàm ý chính sách
7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
5
CHƢƠNG 1
LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VÀ
BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP
1.1. KHÁI NIỆM VỀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VÀ BẤT
BÌNH ĐẲNG THU NHẬP
1.1.1. Khái niệm về tăng trƣởng kinh tế
Đó là tỷ lệ phần trãm giữa sản lượng tăng thêm của thời kỳ
nghiên cứu so với mức sản lượng của thời kỳ trướcđó hoặc thời kỳ
gốc. Tiêu chí đánh giá được sử dụng là giá trị GDP hay GNP theo giá
cố định hay tỷ lệ tăng GDP hay GNP hàng năm và trung bình theo
thời gian. Tính ổn định của tăng trưởng thường được xác định bằng
tỷ lệ biến thiên – mức ổn định thông qua so sánh sai lệch giữa tăng
trưởng hàng năm và trung bình.
1.1.2.Khái niệm về bất bình đẳng thu nhập
Bất bình đẳng thu nhập đề cập đến hiện tượng thu nhập được
phân phối không đều giữa các cá nhân hoặc các hộ gia đình trong
nền kinh tế. Để xem xét mức độ bất bình đẳng thu nhập người ta
thường dựa vào tỷ trọng thu nhập được nhận bởi bao nhiêu phần
trăm dân số
1.2.ĐO LƢỜNG VỀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VÀ BẤT BÌNH
ĐẲNG THU NHẬP
1.2.1. Đo lƣờng tăng trƣởng kinh tế
Bản chất của tăng trưởng kinh tế là phản ánh sự thay đổi về
lượng của nền kinh tế. Do đó nhìn chung, tăng trưởng kinh tế được
tính bằng phần trăm thay đổi của mức sản lượng quốc dân. GDP là
thước đo được chấpnhận rộng rãi về mức sản lượngcủamộtnềnkinhtế.
6
1.2.2.Đo lƣờng bất bình đẳng thu nhập
Đường Lorenz được vẽ trong một hình vuông mà trục hoành
biểu thị phầntrãm dân số có thu nhập, còn trục tung biểu thị tỷ trọng
thu nhập của các nhómtương ứng. Đường chéo được vẽ từ gốc tọa độ
biểu thị tỷ lệ phần trãm thu nhậpnhận được đúng bằng tỷ lệ phần
trãm của số người có thu nhập.
Hệ số Gini là một thước đo tổng hợp về sự bất bình đẳng. Nó
được tính bằng tỷ số của phần diện tích nằm giữa đường chéo và
đường Lorenz so với tổng diện tích của nửa hình vuông chứa đường
cong đó.
b.Một số thước đo khác
Phương pháp chỉ số Theillà số thống kê đo lường sự bất bình
đẳng về kinh tế do nhà thống kê toán Henri Theil xây dựng
Tỷ lệ giữa thu nhập bình quân của nhóm 20% hộ gia đình giàu
nhất với thu nhập bình quân của nhóm 20% hộ gia đình nghèo nhất.
Tiêu
40% dân số có thu nhập thấp nhất trong tổng số thu nhập toàn bộ dân
cư.
1.3. CÁC LÝ THUYẾT VỀ TÁC ĐỘNG TĂNG TRƢỞNG
KINH TẾ TỚI BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP
1.3.1.Mô hình“Công bằng trƣớc – Tăng trƣởng sau”
Mô hình này nhấn mạnh và đặt giải quyết bất bình đẳng đi
trước và là cơ sở vì cho rằng mục tiêu của phát triển là nâng cao đời
sống dân cư, xóa bỏ khoảng cách giàu nghèo của vấn đề bất bình
đẳng trong phân phối thu nhập.
7
1.3.2. Mô hình “Tăng trƣởng trƣớc–Công bằng sau”
Theo Simon Smith Kuznets (1901 – 1985), nhà kinh tế và
nhân khẩu học người Mỹ, đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm và
đưa ra giả thiết cho rằng các nước đang phát triển có xu hướng diễn
ra tình trạng bất bình đẳng ở mức độ cao hơn các nước phát triển vì
hệ số Gini của một nước lúc đầu thấp nhưng từ từ tăng lên trong quá
trình tăng trưởng.
1.3.3. Mô hình“Tăng trƣởng đi đôi với Công bằng”
Theo Harry T. Oshima, nhà kinh tế Nhật Bản, có thể hạn
chế sự bất bình đẳng ngay từ giai đoạn đầu của tăng trưởng kinh
tế, bằng cách tập trung cải thiện thu nhập ở khu vực nông nghiệp
như mở rộng và phát triển ngành nghề nhằm tạo ra nhiều việc
làm cho thời gian nhàn rỗi.
8
CHƢƠNG 2
ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
2.1.1. Vị trí địa lý
Quảng Trị có lợi thế về địa lý - kinh tế, là đầu mối giao thông,
nằm ở trung điểm đất nước, ở vị trí quan trọng - điểm đầu trên tuyến
đường huyết mạch chính của hành lang kinh tế Đông - Tây nối với
Lào - Thái Lan - Mianmar qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo đến các
cảng biển Miền Trung.Đây là điều kiện rất thuận lợi để Quảng Trị
mở rộng hợp tác kinh tế trong khu vực, giao thương hàng hóa, vận tải
quốc tế, phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch.
2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội
a.Tài chính, ngân hàng
Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn từ đầu năm đến
18/3/2017 đạt 288,5 tỷ đồng, bằng 12,04% dự toán năm 2017 và
giảm 2,21% so với cùng kỳ năm trước
b. Đầu tư
Vốn đầu tư phát triển trên địa bàn Quý I/2017 (giá hiện hành)
ước tính đạt 2282,2 tỷ đồng, tăng 5,57% so với cùng kỳ năm trước;
Trong đó: Vốn nhà nước ước đạt 564,5 tỷ đồng, chiếm 24,73% và
tăng 4,81%; vốn ngoài nhà nước ước đạt 1697,4 tỷ đồng, chiếm
74,38% và tăng 5,75%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 20,3
tỷ đồng, chiếm 0,89% và tăng 12,56%.
c.Xây dựng
Giá trị sản xuất xây dựng Quý I/2017 (giá hiện hành) ước tính
đạt 1700,7 tỷ, chủ yếu do các đơn vị ngoài nhà nước thực hiện
9
d.Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
e.Sản xuất công nghiệp
f.Tình hình hoạt động của doanh nghiệp
Từ đầu năm đến 16/3/2017, có 78 doanh nghiệp đăng ký thành
lập mới với tổng vốn đăng ký là 280 tỷ đồng, tăng 34,48% về số
doanh nghiệp và giảm 54,5% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm
2016
g.Thương mại, dịch vụ và giá cả
Tại Quảng Trị, ngoài các loại hình du lịch truyền thống như
thăm chiến trường xưa, các di tích lịch sử, du lịch tâm linh thì năm
2017 Quảng Trị sẽ khai thác tuyến du lịch mới ở đảo Cồn Cỏ (huyện
Cồn Cỏ)
h.Các vấn đề xã hội
Tình hình đời sống dân cư ,đào tạo nghề và giải quyết việc
làm, giáo dục và đào tạo và đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
Mạng lưới y tế tiếp tục được củng cố và phát triển
2.2. XÁC ĐỊNH MÔ HÌNH VÀ PHƢƠNG PHÁP ƢỚC LƢỢNG
2.2.1. Mô hình ƣớc lƣợng
Đề tài sử dụng mô hình:
LnGINI = β0 + β1lnGDP/ng + β2 nguonluc + β3 dkdk +ei (I)
+ Mô hình đã thể hiện rõ mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và
các biến độc lập, từ đó luận văn có thể phân tích sau hơn vào tác
động của các nhân tố tới biến phụ thuộc.
2.2.2. Phƣơng pháp ƣớc lƣợng
Để khắc phục vấn đề thiếu biến hay không quan sát được một
số biến độc lập trong mô hình, luận văn sử dụng phương pháp hồi
quy nhằm đo lường tác động của bất bình đẳng thu nhập tới tăng
trưởng, đó là phương pháp ước lượng bình phương bé nhất (OLS).
10
Luận văn sử dụng một số kiểm định để tìm kiếm các khuyết tật
(nếu có) của mô hình.
2.2.3. Số liệu
+ Số liệu về thu nhập và mức sống của hộ gia định lấy từ niêm
giám thống kê do Cục Thống kê tỉnh Quảng Trị.
+ GDP lấy từ mục Tài khoản quốc gia của niêm giám thống kê
của tỉnh Quảng Trị của Cục Thống kê tỉnh.
+ Dân số và lao động đang làm việc trong nền kinh tế lấy từ
mục Dân số và lao động của niêm giám thống kê của tỉnh Quảng Trị,
của Cục Thống kê tỉnh.
+Số liệu lấy trong khoảng từ 1991 đến 2016. Năm 1991 là
năm tái lập tỉnh từ tỉnh Bịnh Trị Thiên cũ.
2.3. THỐNG KÊ VÀ PHÂN PHỐI XÁC SUẤT CỦA CÁC BIẾN
TRONG MÔ HÌNH
2.3.1. Thống kê cơ bản về các biến trong mô hình
Luận văn sẽ thực hiện khảo sát đồ thị của các biến được dùng
như biến phụ thuộc: Hệ số ln GINI; Tăng trưởng kinh tế - lnGDP/ng
hay lny; Biến nguồn lực là biến kết hợp giữa lao động, vốn đầu tư và
đất đai – nguonluc và biến độc lập phản ánh điều kiện nhà ở của hộ
gia đình hay tỷ lệ hộ có nhà xây kiên cố.
2.3.2. Mối liên hệ giữa biến phụ thuộc và các biến giải thích
Đối với tăng trưởng, hệ số tương quan chỉ ra có quan hệ chặt
chẽ giữa tăng trưởng và lao động trong độ tuổi, vốn đầu tư. Để làm
rõ hơn, nghiên cứu sử dụng các mô hình kinh tế lượng để chỉ ra các
mối quan hệnày.
11
CHƢƠNG 3
TÌNH HÌNH TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VÀ
BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP Ở TỈNH QUẢNG TRỊ
3.1 THỰC TRẠNG BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP
3.1.1. Thực trạng bất bình đẳng chung
Muốn đánh giá tình trạng bất bình đẳng thu nhập chung của
tỉnh Quảng Trị, ta xem xét thu nhập bình quân đầu người theo nhóm
hộ gia đình và khoảng cách thu nhập giữa nhóm giàu nhất và nhóm
nghèo nhất.
Bảng 3.1. Thu nhập bình quân đầu người theo nhóm hộ gia đình
(Đơn vị: nghìn đồng)
Năm
Nhóm
1
Nhóm
2
Nhóm
3
Nhóm
4
Nhóm
5
K/c giữa
nhóm 5 và
nhóm 1
1990 150.8 360.4 316.1 740.6 1033.7 6.85
1991 150.1 227.2 419.6 469.3 998.5 6.65
1995 153.5 295.3 420.6 606.5 1217.6 7.93
2000 153.1 230.2 525.1 472.3 1001.5 6.54
2005 122.2 365.4 423.1 745.6 1438.7 11.77
2010 322.4 533.9 756.5 982.7 2168.5 6.73
2015 535.0 1008.3 1587.7 2331.5 4697.0 8.78
2016 576.5 1111.8 1779.9 2603.7 5242.9 9.09
(Nguồn: Điều tra mức sống hộ gia đình, Cục thống kê Quảng Trị)
Dựa vào số liệu bảng trên ta thấy, giai đoạn từ năm 1990-
12
2016, thu nhập bình quân đầu người của các nhóm có sự khác biệt rõ
rệt.
3.1.2. Bất bình đẳng thu nhập phân theo khu vực thành thị
và nông thôn
Bảng 3.2. Chênh lệch giữa nhóm thu nhập bình quân cao nhất và
nhóm thu nhập thấp nhất phân theo thành thị và nông thôn qua các
giai đoạn
(Đơn vị tính: lần)
Giai đoạn
1990-
1994
1994-
1998
1998-
2002
2002-
2006
2006-
2010
2011-
2016
Thành thị
7,21 7,44 7,5 7,65 7,93 8,92
Nông thôn
5,56 5,34 5,46 5,66 6,42 7,56
Chênh lệch
6,47 6,52 6,72 7,48 8,41
(Nguồn: Tác giả tự tính toán dựa trên số liệu điều tra mức
sống hộ gia đình qua các năm của Cục Thống kê tỉnh Quảng Trị)
Chênh lệch về thu nhập bình quân đầu người của dân cư nhóm
5 và nhóm 1 tỉnh Quảng Trị khu vực nông thôn giai đoạn 1994-1998
là 6,47 lần, trong khi đó ở thành thị là 7,44 lần. Đến giai đoạn 2002-
2006, khu vực nông thôn có chênh lệch giữa nhóm thu nhập cao nhất
và nhóm thu nhập thấp nhất là 6,72, còn khu vực thành thị vẫn cao
hơn là 7,65. Năm 2016, chênh lệch về thu nhập ngày càng gia tăng
giữa hai khu vực này. Khu vực thành thị có mức chênh lệch lên đến
8,92 lần, trong khi đó khu vực nông thôn có chênh lệch là 7,56 lần.
13
Bảng 3.3. Chi tiêu đời sống phân theo nhóm hộ gia đình
(Đơn vị tính: 1000 đồng)
Giai đoạn
1990-
1994
1994-
1998
1998-
2002
2002-
2006
2006-
2010
2011-
2016
Nhóm 1 106,2 109,1 169,4 245,4 307,7 402,8
Nhóm 2 159,0 170,2 296,3 430,1 589,2 700,4
Nhóm 3 187,9 250,1 462,5 607,9 812,0 1176,4
Nhóm 4 294,5 360,3 595,6 799,7 1355,0 2600,9
Nhóm 5 780,1 850,3 1350,7 1890,0 2204,2 3214,6
Khoảng cách 7,34 7,79 7,97 7,86 7,16 7,98
(Nguồn:Điều tra mức sống hộ gia đình cục thống kê Quảng Trị)
Điều tra mức chi tiêu cho đời sống của các nhóm hộ gia đình
tỉnh Quảng Trị cho ta thấy mức chi tiêu của các nhóm thu nhập hoàn
toàn khác biệt. Nhóm thu nhập thấp nhất chỉ chi tiêu 106,2 nghìn
đồng/người/tháng vào năm 2004 và tăng lên 402,8 nghìn
đồng/người/tháng vào năm 2016. Nhóm 5, nhóm có thu nhập cao
nhất chi tiêu 780,1 nghìn đồng/người/tháng vào năm 2004 và tăng
lên tới 3214,6 nghìn đồng/người/tháng vào năm 2016.
Bảng 3.4. Chênh lệch chi tiêu giữa nhóm 5 và nhóm 1 của Quảng Trị
(Đơn vị tính: Lần)
Năm
1990-
1994
1994-
1998
1998-
2002
2002-
2006
2006-
2010
2011-
2016
I. Chênh lệch về tổng chi tiêu
- Thành thị/Nông thôn 5,56 5,63 5,65 5,73 5,7 5,73
- N5/N1 7,21 7,32 7,34 7,53 7,45 7,48
14
II. Chênh lệch về chi tiêu cho đời sống
- Thành thị/Nông thôn 5,68 5,73 5,76 5,82 5,8 5,82
- N5/N1 7,34 7,79 7,97 7,86 7,16 7,98
(Nguồn: Tác giả tự tính toán dựa trên số liệu điều tra mức
sống hộ gia đình qua các năm của Cục Thống kê tỉnh Quảng Trị)
Sự cách biệt về thu nhập dẫn tới sự cách biệt về chi tiêu trong
các hộ gia đình của tỉnh Quảng Trị trong thời gian qua.
3.1.3. Bất bình đẳng theo hệ số GINI
Xem xét bất bình đẳng thu nhập thông qua hệ số Gini của tỉnh
Quảng Trị trong thời gian từ năm 1990 đến năm 2016 như sau:
Bảng 3.5. Bất bình đẳng thu nhập theo hệ số GINI của
tỉnh Quảng Trị
1990-
1994
1994-
1998
1998-
2002
2002-
2006
2006-
2010
2011-
2016
Quảng Trị 0,32 0,335 0,352 0,387 0,379 0,365
(Nguồn: Tác giả tự tính toán dựa trên số liệu VHLSS của Cục Thống
kê tỉnh Quảng Trị)
Hệ số Gini của tỉnh Quảng Trị trong những năm qua nằm xấp
xỉ trong khoảng 0,35 đến 0,39.
ình đẳng thu nhập thep tỷ trọng thu nhập của
40% dân số có thu nhập thấp nhất trong tổng thu nhập của tỉnh.
Bảng 3.6. Tỷ lệ thu nhập của 40% dân cư có mức thu nhập thấp
trong tổng thu nhập qua các giai đoạn của Quảng Trị
Năm 1990-
1994
1994-
1998
1998-
2002
2002-
2006
2006-
2010
2011-
2016
Tỷ lệ (%) 17,37 17,22 17,89 17,86 18,34 18,52
(Nguồn: Tác giả tự tính toán dựa trên số liệu điều tra mức
sống hộ gia đình qua các năm của Cục Thống kê tỉnh Quảng Trị)
15
Ta nhận thấy 40% dân cư có mức thu nhập thấp nhất chỉ
chiếm 17,37% tổng thu nhập của tỉnh Quảng Trị giai đoạn 1990-
1994. Đến giai đoạn 2006-2010, nhóm 40% dân số có thu nhập thấp
nhất này chiếm 17,86% tổng thu nhập của toàn tỉnh. Và đến giai
đoạn 2011- 2016 con số này đã tăng lên đạt 18,52%, tuy nhiên nhìn
chung mức tăng này là không đáng kể.
16
CHƢƠNG 4
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA TĂNG TRƢỞNG
KINH TẾ TỚI BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP CỦA
TỈNH QUẢNG TRỊ
4.1. THỐNG KÊ
iNH
Giá trị LnGINI bình quân là 3,60, giá trị nhỏ nhất là 3,54 và
giá trị lớn nhất là 3,653. Thống kê cơ bản của một số biến khác được
sử dụng trong mô hình được thể hiện trong bảng 4.1dưới đây.
Bảng 4.1. Tóm tắt một số thống kê cơ bản về các biến trong mô hình
Tên biến
Số
quan
sát
Mean
Độ lệch
chuẩn
(std.dev)
Min Max
LnGINI 27 3.605329 0.03072 3.543459 3.653305
lny 27 1.125996 .4981942 .6039535 2.068814
nguonluc 27 2.418845 .3256033 2.020142 3.181384
dkdk 27 32.32407 4.366587 23.69318 38.1844
(Nguồn: Tính toán của tác giả)
và khỏang lớn nhất và nhỏ nhất của các biến cho thấy số liệu có độ
hội tụ và không bị nhiễu, có thể sử dụng được.
17
Hình 4.1. Phân bố xác suất biến tăng trưởng kinh tế -lny
(Nguồn: Xử lý từ số liệu thống kê, cục thống kê Quảng Trị)
Hìình 4.2. Phân bố xác suất của biến nguồn lực
(Nguồn: Xử lý từ số liệu thống kê, cục thống kê Quảng Trị)
18
Hình 4.3. Phân bố xác suất của biến nguồn lực
(Nguồn: Xử lý từ số liệu thống kê, cục thống kê Quảng Trị)
Các hình này đều cho thấy các phân phối này có dạng chuẩn
và có thể sử dụng trong mô hình.
Bảng 4.2. Ma trận tương quan giữa các biến
lngini lny nguonluc dkdk
lngini 1.0000
lny 0.8503 1.0000
nguonluc -0.9150 -0.7698 1.0000
dkdk 0.9430 0.7801 -0.9050 1.0000
(Nguồn: Tính toán từ số liệu thống kê, cục thống kê Quảng
Trị)
Hệ số tương quan giữa các biến cao hàm ý có tương quan cao
nhưng cũng có khả nãng sẽ mắc hiện tượng đa cộng tuyến. Tác giả sẽ
kiểm chứng và sẽ thực hiện ở dưới.
19
4.2. KẾT QUẢ ƢỚC LƢỢNG HỒI QUY
Bảng 4.3 Kết quả ước lượng
Biến độc lập Hệ số ƣớc lƣợng
Lny
+0.01552**
(0 .00545)
Nguonluc
-0.02375*
(0.01226)
Dkdk
+0.36**
(0.09332)
Tung độ gốc
3.5273***
(0.0562)
R- sq 0.925
Breusch-Pagan / Cook-Weisberg test
for heteroskedasticity
Prob > chi2 = 0.1924
Durbin-Watson 1.4082
Vif <10
N 27
Prob>F 0.000
Ghi chú: trong () là độ lệch chuẩn, ***,**,* là mức ý nghĩa
1%, 5% và 10%
(Nguồn: Xử lý từ số liệu niên giám thống kê của tỉnh Quảng Trị)
Từ bảng kết quả hồi quy ta thấy mô hình 1 có hệ số xác định là
R
2
= 0,994% chứng tỏ các biến lny, nguonluc và dkdk giải thích
được 92,5% sự biến đổi của biến phụ thuộc lngini.
Các kiểm định
Thứ nhất, qua kết quả phân tích sau Prob(F-statistic)=0.000
<0.05 ở tất cả các kết quả tương ứng với các cột, nên có thể khẳng
20
định tồn tại mối quan hệ giữa các biến và chấp nhận giả thiết hệ số
hồi quy của các biến khác không. Có nghĩa là mô hình phù hợp.
Thứ hai, các kiểm định t với kết quả tại biểu Coefficients, tất
cả các giá trị Sig. = p(t) tương ứng với các biến đều có ý nghĩa thống
kê ở mức 0,05.
Thứ ba, kiểm định Breusch – Pagan có Prob > chi2 = 0.1924
> 0,05 nghĩa là không tồn tại hiện tượng phương sai không đồng
nhất.
Thứ tư, hệ số Durbin-Watson đều nằm trong khoảng 1 đến 3
cho thấy mô hình không có hiện tượng tự tương quan.
Thứ năm, các giá trị VIF <10 nên mô hình không mắc phải
hiện thượng đa cộng tuyến.
Phân tích kết quả từ mô hình
- Kết quả cho thấy hệ số hồi quy của biến lny là + 0.01552
hàm ý rằng mối tăng trưởng kinh tế những năm qua đã làm tăng hệ
số gini hay tăng BBĐ thu nhập.
- Nguồn lực được tăng cường sẽ hạn chế tình trạng BBĐ thu
nhập. Hệ số hồi quy là - 0.02375
- Điều kiện nhà ở cải thiện thì lại tăng BBĐ thu nhập, hệ số
hồi quy là +0.36.
21
CHƢƠNG 5
BÀN LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH
5.1. BÀN LUẬN
Luận văn đã lượng hóa tác động của tăng trưởng kinh tế tới bất
bình đẳng thu nhập thông qua dữ liệu hình thành mô hình hồi quy.
Qua mô hình, luận văn cũng đã chỉ ra được mối quan hệ của biến
phụ thuộc và các biến độc lập, bên cạnh đó còn nêu rõ mức độ ảnh
hưởng và thứ tự ảnh hưởng (mức độ tác động) của từng nhân tố đã
nêu trong mô hình. Qua mô hình ta nhận thấy: tăng nguôn lực sẽ
giảm bất bình đẳng, tuy nhiên, khi tăng thu nhập bình quân đầu
người hay điều kiện nhà ở được cải thiện thì bất bình đẳng lại tăng
lên. Qua đó, để tỉnh có nhìn nhận cho ra giải pháp phù hợp giảm
thiểu bất bình đẳng.
5.2. HÀM Ý CHÍNH SÁCH
5.2.1 Đảm bảo tăng trƣởng kinh tế bền vững
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng chú trọng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, hỗ trợ vốn cho các đối tượng
yếu thế để tăng cơ hội tiếp cận nguồn vốn chính thức, giảm chi phí
vay vốn.
- Tăng cường đầu tư cho khoa học, công nghệ nhằm nâng cao
trình độ khoa học, công nghệ, nâng cao năng suất lao động và hiệu
quả sử dụng vốn.
5.2.2 Phát triển kinh tế tƣ nhân
Khu vực tư nhân cung cấp những cơ hội lớn cho việc tạo thêm
22
công ăn việc làm cho các đối tượng người nghèo. Góp phần vào quá
trình tăng trưởng cân đối hơn giữa các khu vực và ngăn cản sự tăng
chênh lệch giữa các cơ hội thu nhập ở nông thôn và thành thị.
5.2.3 Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt thu hút đối
tượng lao động ở khu vực nông nghiệp, nông thôn.
- Đẩy mạnh đào tạo nghề, gắn với nhu cầu của thị trường lao
động của tỉnh, đặc biệt đối với người nghèo và các nhóm yếu thế
trong xã hội bằng cách xây dựng thêm các trung tâm đào tạo nghề xã
hội nhằm giảm thiểu tối đa khoảng cách giữa người giàu và người
nghèo.
5.2.4 Nâng cao chất lƣợng giáo dục, đảm bảo quyền lợi về y
tế, an sinh xã hội cho ngƣời dân
- Thực hiện chính sách phát triển giáo dục – đào tạo theo hướng
điều chỉnh cơ cấu bậc học, cơ cấu ngành nghề phù hợp với yêu cầu
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Đối với vấn đề y tế, hệ thống y tế cần phải dành ưu tiên cao
nhất cho việc cung cấp đủ y, bác sĩ, các thiết bị y tế và nguồn tài
chính cần thiết cho các trung tâm y tế ở cấp cơ sở.
- Cung cấp mạng lưới an sinh xã hội cho người nghèo và dễ bị
tổn thương bởi những cú sốc hay thăng trầm của nền kinh tế là điều
kiện cần thiết để đảm bảo mọi người dân được chia sẻ thành quả của
phát triển, đồng thời cũng giúp cho sự phát triển trở nên hài hòa và
bền vững hơn.
23
- Cần chú trọng hơn nữa việc kiểm tra giám sát thực hiện xóa
đói giảm nghèo, nắm tình hình các hộ nghèo, tổ chức tập huấn hướng
dẫn khoa học kỹ thuật, có định hướng cụ thể trong sản xuất, chuyển
đổi ngành nghề cho phù hợp với từng địa phương.
5.2.5 Chính sách phân phối tài sản, thu nhập và cơ hội phát
triển theo hƣớng phải đảm bảo công bằng và hƣớng đến ngƣời
nghèo
- Bảo vệ các quyền đảm bảo cho mọi người có cơ hội như nhau
đối với tiếp cận nguồn lực cho phát triển kinh tế. Cần sớm khắc
phục tình trạng thiếu công bằng trong việc tiếp cận và sử dụng
nguồn lực.
- Xây dựng và thực hiện mô hình tăng trưởng công bằng vì
người nghèo, đảm bảo thu nhập của người nghèo tăng nhanh hơn so
với thu nhập trung bình của xã hội và góp phần giảm nhanh tỷ lệ hộ
nghèo theo chuẩn quy định.
5.3 KIẾN NGHỊ
Các giải pháp nhằm đảm bảo tăng trưởng đi liền với công
bằng phải là những giải pháp đồng bộ nhằm tạo ra một cõ chế tự
nhiên giải quyết mối quan hệ này. Đó là quan điểm tăng trưởng cùng
chia sẻ, nghĩa là mọi tầng lớp tro
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ton_tat_luan_van_tac_dong_cua_tang_truong_kinh_te_toi_bat_bi.pdf