Từ chức cũng phải chuyên nghiệp

Khi bạn đã quyết định ra đi, bạn nên giữ kín quyết định của

mình. Sẽ thật sai lầm nếu như bạn bàn về chuyện mình sẽ

ra đi với đồng nghiệp trước khi bạn báo với cấp trên. Mọi

người trong công ty sẽ bị dao động về tâm lý và sếp của

bạn chắc chắn sẽ phật ý. Tốt nhất là không nên nói về

chuyện ra đi của mình vớibất kỳ ai trong công ty cho đến

khi họ được thông báo bởi phòng nhân sự hoặc chính cấp

trên của bạn.

pdf7 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1903 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Từ chức cũng phải chuyên nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Từ chức cũng phải chuyên nghiệp Một lá đơn xin chức được trình bày khúc chiết và cách đặt vấn đề tốt sẽ giúp bạn giữ được hình ảnh của một nhân viên chuyên nghiệp, đồng thời giúp duy trì mối quan hệ với công ty cũ", Thạc sĩ Trịnh Việt Dũng viết cho VnExpress. Cũng giống như khi soạn thảo một lá thư xin việc hay khi đến phỏng vấn để xin việc làm, tính chuyên nghiệp của bạn sẽ được thể hiện qua cách bạn từ chức. Hãy ghi nhớ những điều sau đây vì nó sẽ giúp cho bạn giữ cho mình hình ảnh một nhân viên chuyên nghiệp khi từ chức. Khi nào bạn nên quyết định ra đi? Cân nhắc tất cả các lựa chọn mà bạn có trước khi đưa ra quyết định từ chức. Liệu công ty bạn đang làm có thể đưa ra một đề nghị nào đó khiến cho bạn thay đổi quyết định? Nếu như vậy thì có lẽ bạn nên nói chuyện với sếp về những vấn đề khiến bạn không hài long với công việc hơn là đưa ra quyết định từ chức. Trong trường hợp bạn đã có một việc làm mới đang chờ bạn, nên cân nhắc thật kỹ và nếu có thể thì hãy dành một ngày để làm thử công việc mới ở môi trường mới. Có khá nhiều trường hợp, nhân viên xin nghỉ việc ở công ty cũ rồi để cảm thấy thất vọng ở công việc mới và cảm thấy hối hận nhưng họ đã mất cơ hội quay về với công việc cũ vì công ty cũ đã tìm được người thay thế. Nếu bạn chưa tìm được một công việc mới? Hãy suy nghĩ thật kỹ, thông thường bạn sẽ mất từ 3 đến 6 tháng, đôi khi còn lâu hơn, để kiếm được một công việc thật sự phù hợp. Liệu bạn có đủ tiền để xoay sở trong thời gian thất nghiệp? Trong trường hợp này bạn nên cân nhắc thật kỹ, vì ngay cả khi công việc hiện tại thật kinh khủng, nguồn thu nhập của bạn đến từ nó. Bạn nên bắt đầu tìm kiếm công việc mới trước khi từ chức. “Sẽ luôn dễ hơn để kiếm một công việc khi bạn đang có một công việc”. Khi bạn đã quyết định ra đi, bạn nên giữ kín quyết định của mình. Sẽ thật sai lầm nếu như bạn bàn về chuyện mình sẽ ra đi với đồng nghiệp trước khi bạn báo với cấp trên. Mọi người trong công ty sẽ bị dao động về tâm lý và sếp của bạn chắc chắn sẽ phật ý. Tốt nhất là không nên nói về chuyện ra đi của mình với bất kỳ ai trong công ty cho đến khi họ được thông báo bởi phòng nhân sự hoặc chính cấp trên của bạn. Nghiên cứu thật kỹ các điều khoản của công ty. Thông thường bạn sẽ phải thông báo trước cho công ty ít nhất 2 tuần nhưng cũng sẽ có trường hợp bạn cần phải thông báo trước 1 tháng để công ty có thể sắp xếp những thay đổi về nhân sự. Hãy xin sếp của bạn một cuộc hẹn để thông báo việc ra đi của bạn. Tất nhiên bạn có thể ghé ngang phòng sếp và xin ông ta ít phút để thông báo quyết định của mình nhưng làm như vậy thật sự không chuyên nghiệp. Sếp của bạn có hàng đống thứ để giải quyết và phải đón nhận một thông tin quan trọng như vậy từ bạn khi không có sự chuẩn bị sẽ làm cho bạn bị mất điểm trong mắt ông ta. Hãy chuẩn bị trước, trình bày một cách thẳng thắng và lịch sự trong buổi làm việc với sếp. Cấp trên của bạn rất bận rộn, do đó họ thật sự mong muốn bạn làm việc với họ một cách thẳng thắng và trực tiếp thay vì phải đợi bạn vòng vo trước khi vào vấn đề. Bạn có thể bắt đầu câu chuyện theo kiểu: “Sau khi suy nghĩ và cân nhắc kỹ càng, tôi quyết định từ chức. Thật sự cảm ơn công ty đã dành cho tôi những cơ hội trong thời gian qua…” hoặc “Em đã tìm được một công việc ở công ty khác. Trong thời gian vừa qua, cám ơn anh và công ty đã dành cho em những cơ hội để phát triển. Ngày cuối cùng em làm việc là ngày…” Dù bạn đã quyết định nhưng vẫn nên sẵn sàng thảo luận về quyết định từ chức. Chắc chắn sếp của bạn sẽ có những câu hỏi để tìm hiểu nguyên nhân bạn từ chức và thậm chí là đưa ra một đề nghị hấp dẫn hơn để giữ bạn lại công ty. Như đã nói ở trên, bạn cần phải cân nhắc lý do bạn ra đi là vì lương bổng, chức vụ hay một lý do nào khác. Đây là cơ hội tốt nhất để bạn có thể thương lượng, vì vậy nên chuẩn bị kỹ về một mức lương bạn mong muốn, một chức vụ cụ thể. Tuy nhiên, bạn nên thật sự cẩn trọng vì việc bạn nhận lời ở lại công ty sau khi đòi ra đi, nếu truyền ra ngoài sẽ tạo nên một tiền lệ xấu ở công ty. Và sếp của bạn sẽ nghĩ gì về long trung thành của bạn? Đôi khi sẽ tốt hơn cho bạn nếu bạn từ chối lời đề nghị của công ty, nhưng bạn nên ghi nhớ những gì sếp đã nói vì nó sẽ giúp bạn rất nhiều một khi bạn muốn quay trở lại công ty cũ trong tương lai. Đơn xin từ chức Ngay cả khi bạn đã gặp gỡ và thông báo với sếp về quyết định từ chức của mình, bạn vẫn nên soạn một lá thư từ chức và gởi nó cho sếp và bộ phận nhân sự. Lá thư từ chức là công cụ hữu hiệu để bạn giữ mối quan hệ với công ty. Biết đâu trong tương lai bạn sẽ cần đến sự giúp đỡ của công ty cũ hoặc cần một lá thư giới thiệu của sếp cũ? Do đó sẽ thật sang suốt nếu như bạn dành thời gian để chăm chút từng câu chữ trong lá thư từ chức. Đầu tiên, hãy nói lời cám ơn. Dù bạn có cảm thấy bực bội với công việc và có nghìn lời muốn góp ý với công ty, hãy im lặng. Khi bạn đã quyết định ra đi, tất cả những điều bạn muốn nói sẽ không còn ý nghĩa nữa và nếu bạn nói ra, bạn sẽ trở thành một cá nhân không có lòng biết ơn trong con mắt của cấp trên cũng như đồng nghiệp cũ. Hãy nói đến những điều tốt đẹp mà bạn đã trải qua ở công ty về cách bạn đã phát triển kỹ năng và sự nghiệp tại đây. Hãy thông báo chính xác về ngày bạn chấm dứt hợp đồng với công ty. Sự rõ ràng về ngày tháng sẽ giúp bạn và cả công ty có những sự chuẩn bị phù hợp trong chuyển giao công việc và cả tính lương cho bạn. Thể hiện tính chuyên nghiệp trong từng câu chữ. Loại trừ những từ ngữ mang hàm ý chỉ trích hoặc mang tính cá nhân. Thư từ chức không nên quá dài. Một lá thư từ chức ngắn gọn, súc tích, và mang đầy đủ nội dung sẽ để lại một ấn tượng tốt đẹp hơn là một bài văn dài hai trang giấy. Không nên xin sếp bạn một lá thư giới thiệu trong thư từ chức. Xin thư giới thiệu là một việc nên làm nhưng bạn nên dành một quãng thời gian để sếp bạn đón nhận tin xấu này và xem xét phản ứng của ông ta như thế nào trước khi đặt vấn đề về thư giới thiệu. Trong ngày cuối cùng làm việc, đừng quên bắt tay và nói lời cám ơn với từng người trong công ty. Và cuối cùng, hãy nhớ bàn giao tất cả tài sản của công ty mà bạn từng sử dụng, kể cả những file trong máy tính của bạn. Nên nhớ rằng bạn là một người chuyên nghiệp, hãy từ chức như một người chuyên nghiệp.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftu_chuc_cung_phai_chuyen_nghiep_6719.pdf
Tài liệu liên quan