Tư tưởng triết học cơ bản của Tômat Dacanh

Trong tất cả các loại quyền lực, quyền lực tôn giáo là cao hơn cả, cũng như là sự cao hơn của linh hồn đối vơí thể xác. Ông vua phạm tội thì phải phế truất, giáo hoàng có thể miễn cho các bề tôi khỏi phải nghe theo một ông vua không trung thành. Dacanh kế thừa Aritxtot cách phân chia các hình thức chính phủ: quân chủ, quí tộc và dân chủ và gạt bỏ những biến dạng của những hình thức đó (độc tài, quả đầu ,dân trị ). Ông ủng hộ tư tưởng về một chính phủ hỗn hợp: đó là sự kết hợp nền quân chủ, chế độ quí tộc và chính phủ nhân dân. Ưu điểm của nó là nhân dâ được tham gia một phần vào chính phủ - một phương tiện để duy trì sự bình ổn xã hội và để tất cả mọi người gắn vơí việc xây dựng và bảo vệ đất nước .

doc8 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4705 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tư tưởng triết học cơ bản của Tômat Dacanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tư tưởng triết học cơ bản của Tômat Dacanh             Tômat Đacanh là nhà thần học, nhà triết học kinh viện nổi tiếng của thời phong kiến phương Tây thế kỷ VIII. Triết học của ông được nhà thờ Thiên chúa coi là học thuyết duy nhất đúng đắn và lấy làm hệ tư tưởng cho mình.Tuyển tập gồm mười tám cuốn sách của ông là bộ Bách khoa toàn thư về hệ thống tư tưởng thống trị thời Trung cổ, trên nhiều lĩnh vực: triết học, thần học, pháp quyền, đạo đức, kinh tế, chế độ nhà nước.  Mục 1: Mối quan hệ giữa triết học và thần học. Mục 2: Quan điểm về nghiên cứu giới tự nhiên. Mục 3: Vấn đề bản chất cái chung. Mục 4: Quan niệm về lý luận nhận thức Mục 5: Về nguồn gốc và hình thức của quyền lực Mục 1: Mối quan hệ giữa triết  học và thần học       Tômát Đacanh không phân định rõ ranh giới nhưng không đối lập giữa triết học và thần học. Ông cho rằng đối tượng nghiên cứu của thần học là “chân lý của lòng tin tôn giáo”. Đối tượng của triết học là nghiên cứu “chân lý của lý trí”. Còn Thượng đế là khách thể cuối cùng của cả triết học và thần học, là nguồn gốc của mọi chân lý. Cho nen theo Tômát Đacanh, không thể không có mâu thuẫn về nguyên tắc giữa chân lý đúng đắn và lòng tin tôn giáo. Tômát hạ thấp vai trò của triết học, bắt triết học phải phụ thuộc vào thần học. Ông cho rằng không phải mọi “chân lý của lòng tin tôn giáo” đều có thể đạt được bằng sự chứng minh hợp lý.              Những chân lý thần học tuy không chống “chống đối lý trí”, nhưng là “siêu lý trí”. Triết học phải dựa vào sự giúp đỡ của thần học và thấp hơn thần học, cho nên ở một chừng mực nào đó trí tuệ có hạn của con người thấp hơn sự anh minh của Thượng đế. Tômát nói: “chân lý tôn giáo không phải là điểm yếu mà triết học có thể xâm nhập được”.      Tômat Đacanh có mưu đồ làm cho học thuyết của Arixtot thích hợp với học thuyết đạo Thiên chúa, biến triết học của mình thành cơ sở lý luận cho các tín điều nhà thờ. Đứng trên lập trường của Arixtôt, ông chống lại triết học kinh viện cũ của Ôguýtxtanh và cả khuynh hướng duy vật cấp tiến của những quan điểm Avơrôét trong đạo Thiên chúa. Mục 2: Quan điểm về nghiên cứu thế giới.     Quan điểm duy tâm thần học của Tômát cũng thể hiện rõ trong việc nghiên cứu giới tự nhiên. Ông cho rằng giới tự nhiên và trật tự của nó chỉ là sự chuẩn bị của cái “vương quốc giàu có trên trời”. Theo học thuyết của Tômát, mọi cái hoàn thiện nhất trong thế giới có khả năng đều được quyết định bởi sự thông minh của Thượng đế, đều trải qua sự hợp lý hoá của Thượng đế. Thượng đế là mục đích tối cao, là “quy luật” vĩnh cửu “đứng trên mọi cái, thống trị mọi cái”.Thượng đế là hình thức thuần tuý tước bỏ vật chất, là nguyên nhân sự tác động cuối cùng của thế giới, và thế giới tự nhiên không phải là vĩnh cửu, mà được Thượng đế sáng tạo ra từ hư vô.     Mọi sự sắp xếp và thứ bậc, bắt đầu từ sự vật không có linh hồn, đến con người,tới thần thánh và cuối cùng là chúa trời, đều được quyết định bởi sự thông minh của Thượng đế. Sự phù hợp của mọi vật trong tự nhiên đối với con người đều do Thượng đế quy định: mặt trời cho con người ánh sáng và sưởi ấm, mưa cho con người đất đai  có nước, động đất, lũ lụt là để trừng phạt tội lỗi của con người. Mục 3: Quan điểm về bản chất của cái chung. Tômát đã đứng trên lập trường của nhà duy thực ô hoà (phần nào dung hoà với chủ nghĩa duy danh có lợi cho tôn giáo).Theo ông, cái chung tồn tại trên ba mặt: một là, nó tồn tại trước sự vật trong trí tuệ của Thượng đế như là mẫu mực, lý tưởng của các sự vật riêng lẻ. Hai là, cái chung được tìm thấy trong các sự vật, cái chung chỉ tồn tại khách quan khi nó chứa đựng các sự vật riêng lẻ. Ba là, cái chung được tạo ra sau khi các sự vật trong trí tuệ con người bằng con đường trừu tượng hoá khỏi các sự vật riêng lẻ. Trong học thuyết triết học của mình, Toomat cố gắng chúng minh sự tồn tại của Thượng đế, nhưng sự chứng minh của ông khác một chút so với sự chứng minh có tính chất bản thể luận của các nhà duy thực trước đó. Theo ông sự tồn tại của Thượng đế chỉ có thể chứng minh trên cơ sở kinh nghiệm, nghĩa là trên cơ sở tồn tại thế giới như là sự sáng tạo của Thượng đế. Ông đưa ra năm điều chứng minh: 1, cần có cái động lực ban đầu, vì thế giới không phải lafv sự vận động vĩnh cửu; 2, mục đích của những nguyên nhân tác động không thể là vô tận, nên cần phải có nguyên nhân đầu tiên; 3, mọi sự vật của thế giới là ngẫu nhiên, do đó cần tồn tại một cái tất nhiên tuyệt đối; 4, các sự vật bộc lộ những giai đoạn hoàn thiện tuyệt đối; 5, tính chất hợp lý của giới tự nhiên không thể giải thích bằng những nguyên nhân tự nhiên, cần phải tồn tại một thực thể lý trí siêu tự nhiên diều chỉnh thế giới. Mục 4: Quan niệm về lý luận nhận thức.       Về lý luận nhận thức, Tômát Đacanh áp dụng học thuyết Arixtôt về “hình dạng”. Ông cho rằng nhận thức diễn ra trong chủ thể nhờ tiếp thu ở khách thể những gì giống với chủ thể, chứ không phải mọi tồn tại của khách thể đều được tiếp thu; đó là hình ảnh của sự vật, chứ không phải bản thân sự vật. Nhờ hình ảnh biểu hiện yếu tố tồn tại của sự vật, yếu tố đồng thời giống cái tinh thần mà cái vật thể được nhận thức đi vào tinh thần, vào vương quốc của tư tưởng. Ông đã chia "hình dạng" thành hình dạng cảm tính và hình dạng lý tính, trong đó hình dạng lý tính cao hơn hình dạng cảm tính. Bởi vì, nhờ nó ta mới biết được cái chung chứa đựng nhiều thực thể riêng biệt, còn hình dạng cảm tính cũng có vai trò quan trọng, bởi vì, nhờ nó cảm giác trở nên cảm thụ tích cực.  Như vậy, lý luận nhận thức của Tômát Đacanh áp dụng học thuyết về "hình dạng" của Arixtốt; là một bước tiến trong triết học kinh viện Trung cổ. Tuy nhiên, nó chỉ khôi phục về hình thức học thuyết của Arixtốt, chứ nó không lấy cái sinh khí, cái sống động, sự tìm tòi chân lý trong học thuyết của Arixtốt Mục 5: Quan niệm về nguồn gốc và hình thức của quyền lực. Đacanh cho rằng quyền lực chính trị có nguồn gốc từ Thượng đế, người sáng tạo ra tự nhiên, con người có bản chất là động vật, nhưng có tinh thần, lý trí, tín ngưỡng và có tính xã hội  cao. Để xã hội  ổn định, cần phải có quyền uy cao hơn để chỉ huy mỗi thành viên vì lợi ích chung. Do đó quyền uy là một đòi hỏi tự nhiên vì để đi tới mụch đích cần có nó như là phương tiện. Ông nêu rõ mối quan hệ giưã 3 yếu tố của chính quyền nhà nước: bản chất, nguồn gốc và việc sử dụng. Bản chất của chính quyền hay là trật tự điều hành và sự tuân thủ là do chúa định. Nhưng không phải vì thế mà mỗi vị quân vương có thể trở thành thánh thần , khi mỗi vị quân vương trở thành kẻ tiếm quyền chuyên chề điên rồ thì việc sử dụng quyền lực nhà nước thuộc về nhà thờ. Ông phân biệt rõ quyền lực chính trị và quyền lực độc tài. Quyền lực chính trị tồn tại ở các tỉnh , thành phố nơi được cai trị bởi một ngươì duy nhất , hoặc bởi nhiều người theo một số những luật lệ hay qui ước. Quyền lực độc tài là quyền lực không giơí hạn, như quyền của chủ đối vơí nô lệ . Có một loại quyền lực thứ 3: vương quyền, ở đó người quân vương cai trị không theo luật pháp mà theo cảm hứng, sự khôn kheó và bắt chước thiên mệnh thánh thần. Trong tất cả các loại quyền lực, quyền lực tôn giáo là cao hơn cả, cũng như là sự cao hơn của linh hồn đối vơí thể xác. Ông vua phạm tội thì phải phế truất, giáo hoàng có thể miễn cho các bề tôi khỏi phải nghe theo một ông vua không trung thành. Dacanh kế thừa Aritxtot cách phân chia các hình thức chính phủ: quân chủ, quí tộc và dân chủ và gạt bỏ những biến dạng của những hình thức đó (độc tài, quả đầu ,dân trị ). Ông ủng hộ tư tưởng về một chính phủ hỗn hợp: đó là sự kết hợp nền quân chủ, chế độ quí tộc và chính phủ nhân dân. Ưu điểm của nó là nhân dâ được tham gia một phần vào chính phủ - một phương tiện để duy trì sự bình ổn xã hội và để tất cả mọi người gắn vơí việc xây dựng và bảo vệ đất nước . Tổ chức tốt nhất là kết hợp được sự thống nhất hành động của chế độ quân chủ vơí sự cao hơn về tài năng, trí tuệ của chế độ quí tộc, với sự tự do chính trị và sự bình đẳng dân sự của chế độ dân chủ. Chế độ tốt nhất là chế độ một người chủ duy nhất đứng đầu nhà nước, chỉ huy theo luật của đạo đức, một số pháp quan trung gian tham gia vào công việc hành chính, tất cả các công dân tham gia vào công việc chính quyền như: bầu cử, ứng cử vào các chức quan ...chế độ hỗn hợp đó khá gần vơí «nền dân chủ pháp quyền » hiện đại. Trong các nguyên tắc của một nền chính trị  nhân văn, người ta coi Đacanh như là «nhà triết học chân chính của nền dân chủ chính trị». Lý tưởng của Đacanh là chế độ quân chủ phong kiến với vai trò khá lớn của các đại địa chủ phong kiến( bao gồm cả các giáo hoàng) tư tưởng dân chủ thể hiện ở chỗ là nhà thờ kêu gọi thần dân lật đổ kẻ độc tài khi cần thiết.         Kế thừa tư tưởng cuả Aritxtot, Đacanh cũng cho rằng con người là « động vật chính trị». Để phát triển và hoàn thiện đời sống của mình, con người đòi hỏi sự an ninh (chống các kẻ thù từ bên ngoài và bên trong) và trật tự pháp lý. Trật tự này trả lại cho mọi người cái thuộc về họ và cho phép có sự dồi dào về của cải và tinh thần. Xã hội công dân không phải là kết quả thuần tuý của bản năng, nó được tạo thành và được điều chỉnh bởi lý trí.        Trong học thuyết của mình Đacanh phân biệt  hai hái niệm thần luật và nhân luật. Thần luật chỉ những con đường «đạt tới sự khoái lạc chốn thiên đường» còn nhân luật qui định trật tự đời sống xã hội. Thần luật - luật vĩnh cửu – chính là trí tuệ của Chúa điều khiển thế giới, nó là cơ sở của tự nhiên và xã hội, của trật tự toàn thế giới. Kinh thánh là một loại thần luật. Nhân luật tự nhiên là sự phản chiếu của luật vĩnh cửu bằng lý trí con người, nhân luật là pháp luật phong kiến hiện hành. Xã hội cần có nhân luật vì con người suy đồi, sinh ra «ý chí méo mó». Cần phải dùng vũ lực và sự trừng phạt để đe doạ, ngăn cấm. Nhưng nhân luật không được phản tự nhiên, người cầm quyền không được cấm dân sống, hôn nhân, sinh đẻ...còn quân dịch, lao động, sưu thuế do Chúa phong kiến quyết định. Chính trị học, theo Đacanh trở thành một trong các khoa học thực hành. Ông xếp loại theo trật tự: hoạt động của các cá nhân là đạo đức hay luân lý học, hoạt động của gia đình là luân lý gia đình và kinh tế học, hoạt động của tập thể dân sự là đạo đức công dân và chính trị  học. Chính trị học thực hành do vậy đi từ cái phổ biến, cái chung đến cái ngẫu nhiên, cái riêng biệt. Ông quyết liệt chống lại sự bình đẳng xã hội, bảo vệ sự phân chia đẳng cấp. Chính quyền tối cao là nhà thờ , giáo hoàng là đại diện của chúa, đứng trên các quốc vương trần thế. Các quốc vương phải thực hiện yêu cầu của nhà thờ, trừng phạt những kẻ tà đạo. Biện minh cho chế độ nông nô ông trình bày mọi luận cứ nhằm bảo vệ chế độ nô lệ: nô lệ do tự nhiên sinh ra, nó cần thiết vì lý do kinh tế, vì tội lỗi của mình nên họ là nô lệ. Tóm lại: bên cạnh những tư tưởng bảo thủ , lạc hậu của thần quyền, trong thời kỳ trung cổ tối tăm các giá trị tiến bộ bị kìm hãm song vẫn thể hiện ít nhiều sự tiến hoá phát triển, đó là những tư tưởng sau đây: con người không chỉ có mặt đời thường – công dân còn có cả một thế giới bên trong. Quyền lực nhà nước không thể can thiệp vào «phần hồn» của con người. Đề cao những giá trị tinh thần và đạo đức, bổn phận và phẩm hạnh của người cầm quyền và công. Con người sinh ra đều như nhau ( bình đẳng trước Chúa ) nên không phân chia sang hèn giàu nghèo, phải coi mình như người khác và sống với nhau theo tình yêu và lòng khoan dung.         Trong xã hội  phải có quyền uy tối cao để chỉ huy mọi thành viên vì lợi ích chung. Quyền tối thượng này được chuyển cho một ông vua tốt để đảm bảo tính thống nhất của xã hội, nhưng sẽ vô cùng tai hại nếu ông vua đó là ích kỷ, độc tài. KẾT LUẬN           Tômát Đacanh đã xây dựng một hệ thống hợp nhất vũ trụ quan Cổ đại với Sáng thế luận Trung cổ. Đương nhiên, tư tưởng chủ đạo trong đó vẫn là học thuyết về sự sáng thế của Chúa trong Thánh kinh. Do vậy, vấn đề có ý nghĩa quan trọng nhất trong triết học Tômát Đacanh là vấn đề hợp nhất chân lý của lý tính với chân lý của niềm tin. Cần nên nhớ rằng, chính vấn đề này đã gây ra các cuộc tranh luận và sự bất đồng lớn nhất trong triết học Trung cổ, nó đã trở thành trung tâm của những bất đồng giữa các môn đệ trung thành của hệ giáo lý Cơ Đốc giáo mà Tômát Đacanh là người đứng đầu với những người bảo vệ thuyết hai chân lý và luôn ủng hộ nhà triết học người Ảrập thế kỷ XII là Averôie.           Cách giải quyết vấn đề này của Tômát Đacanh đã tạo thành hạt nhân phương pháp luận của triết học Cơ Đốc giáo và hơn nữa, nó còn trở thành cơ sở cho triết học Cơ Đốc giáo trong suốt tiến trình phát triển lịch sử của trào lưu này cho tới tận chủ nghĩa Tômát mới hiện đại.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctriet_hoc_to_mat_da_canh__955.doc