tôn kính giữa con cháu đối với tổ tiên được
thể hiện qua các nghi lễ thờ cúng. Người Sán
Dìu không có tục cúng theo ngày giỗ của
người chết mà cúng vào các dịp lễ tiết, lúc gia
đình có việc đại sự hay cần đến sự phù hộ,
che chở của tổ tiên.
Nghi thức cúng tế tổ tiên thường do chủ gia
đình hoặc con trai trưởng chủ trì. Trước đây,
đối với phụ nữ góa chồng không có con trai
hoặc con trai còn nhỏ trong những dịp lễ tiết,
gia đình có việc quan trọng phải nhờ thầy
cúng hoặc người đàn ông trong họ thực hiện.
Dân tộc Sán Dìu thờ cúng tổ tiên vào những
dịp sau đây:
Ngày mồng 1và 15 rằm hàng tháng: Trong
những ngày này tục lệ của người Sán Dìu ở
Đồng Hỷ cũng giống với một số tộc người
khác, lễ vật chủ yếu là: hương, trà và bánh
trái, hoa quả tùy vào điều kiện và hoàn
cảnh của mỗi gia đình mà có sự khác nhau.
Vào các dịp lễ tiết trong năm: Tết Nguyên
đán, Tết Thanh minh, Tết Mồng tám tháng tư,
Tết Đoan ngọ, Tết Vu Lan, Tết mừng cơm
mới, Tết Trung thu, Tết mồng 10 tháng 10,
Tết Đông chí người Sán Dìu đều làm mâm
cỗ, các loại bánh rất thịnh soạn để cúng tổ
tiên, đặc biệt là dịp tết cổ truyền (tết Nguyên
đán). Gần đến ngày tết, người ta tiến hành lau
dọn bàn thờ gia tiên sạch sẽ và trang trí lại
cho tươm tất. Ngày 30 tết, hầu hết đồng bào
đều gác lại các công việc để chuẩn bị mâm
cơm cúng tổ tiên. Lễ vật được bày lên bàn
thờ, chủ nhà thắp hương và thỉnh các vị tổ
tiên: “Chú công chú phô, song chú công song
chú phô, hạ chú công hạ chú phô; song ốc hạ
ốc; song vọng hạ vọng, ết cạ sọi thong, nghi
cạ sọi thong ” (Thượng tổ ông thượng tổ bà,
trung tổ ông trung tổ bà, hạ tổ ông hạ tổ bà;
nhà trên nhà dưới; vòng trên vòng dưới; một
ở trong bát hương hai ở ngoài bát hương )
về ăn tết cùng con cháu [8]. Sau khi hoàn tất
các nghi thức, mâm lễ được hạ xuống đông đủ
con cháu cùng quây quần bên mâm cơm tất
niên trước sự chứng kiến của tổ tiên. Trong ba
ngày tết, trong gia đình lúc nào cũng phải có
người túc trực đèn nhang, điều đó thể hiện
lòng thành kính sâu sắc của con cháu đối với
gia tiên
7 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 486 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tục thờ cúng tổ tiên của người Sán Dìu ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khăn, trong quá trình
cộng cư với các dân tộc anh em, họ đã hình thành và bảo tồn những giá trị văn hóa độc đáo của tộc
người mình, vừa mang nét chung vừa chứa đựng những yếu tố riêng biệt. Thờ cúng tổ tiên là thành
tố văn hóa gắn bó mật thiết và tồn tại lâu đời trong đời sống đồng bào. Trải qua những biến động
lịch sử, tác động của các hoàn cảnh xã hội khác nhau, tục thờ cúng tổ tiên của người Sán Dìu ở
Đồng Hỷ mặc dù có sự biến đổi, song hoạt động tín ngưỡng này vẫn chiếm một vị trí quan trọng
trong đời sống của người dân, được xem như bệ đỡ tinh thần, phát huy những giá trị cao đẹp trong
cộng đồng tộc người.
Từ khóa: Thờ cúng tổ tiên, Tín ngưỡng dân gian, Tôn giáo tín ngưỡng, Văn hóa tinh thần, Đồng Hỷ.
VÀI NÉT VỀ NGƯỜI SÁN DÌU Ở HUYỆN
ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN*
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm
2009, người Sán Dìu ở Đồng Hỷ có 16.223
người chiếm 15% dân số toàn huyện (106.769
triệu người). Địa bàn cư trú của họ chủ yếu ở
chân núi và vùng đồi núi thấp, đông nhất là ở
các xã: Nam Hòa (5.923 người), Tân Lợi
(2.835 người), Linh Sơn (2.828 người), Minh
Lập (1.376 người), Hóa Trung (1.021 người);
ít nhất là ở Hòa Bình (19 người), Tân Long
(22 người), Văn Lăng (26 người). So với các
huyện trên địa bàn tỉnh, Đồng Hỷ là nơi tập
trung người Sán Dìu cư trú vào loại đông
nhất, trong đó có duy nhất hai xã Nam Hòa và
Tân Lợi chiếm trên 40% dân số cư trú của cả
tỉnh. Họ sống xen kẽ với các cư dân trong
vùng, kề cạnh người Kinh nên ở họ có hiện
tượng đa ngữ, đa văn hóa.
Người Sán Dìu từ lâu đã có “tên tự nhận là
San Déo Nhín, theo âm Hán Việt là Sơn Dao
Nhân” [2,tr.15]. Nhưng các Dân tộc khác lại
căn cứ vào một số đặc điểm về: canh tác, loại
hình nhà ở hoặc một đặc điểm nào đó trong y
phục để gọi họ theo những tên gọi khác nhau
như: Trại đất, Trại ruộng, Trại cộc, Mán Quần
Cộc, Mán váy Xẻ, Sán Nhiêu, Slán DaoTộc
danh Sán Dìu được ghi trong văn bản Nhà
*
ĐT:0982050611; Email:Hongvinh.dhkhtn@gmail.com
Nước như một tên gọi chính thức vào năm
1960 khi Tổng Cục Thống Kê Trung ương
ban hành quyết định “Danh mục thành phần
các dân tộc Việt Nam”, đến nay tên Sán Dìu
là tên gọi chính thức trong nhân dân và các
dân tộc. Ở Thái Nguyên, trước năm 1960 cái
tên Trại Đất được nhân dân sử dụng phổ biến
để chỉ người Sán Dìu. Các dân tộc ở Đồng Hỷ
vẫn quen gọi họ là “người Trại”.
Dân tộc Sán Dìu di cư sang Việt Nam từ
khoảng cuối đời Minh, đầu đời Thanh vào thế
kỷ XVII thành từng đợt, từng nhóm và có mặt
ở Việt Nam cách ngày nay khoảng 300 năm.
Người Sán Dìu đến sinh sống và định cư ở
Đồng Hỷ cách ngày nay khoảng 200 năm.
Theo gia phả của ông Lê Hữu Nhất, người xã
Dân Chủ, huyện Đồng Hỷ cho biết: “Tổ tiên
của ông trước đây ở thôn Phong Lưu, xã
Bách La, huyện Phương Thành, Tỉnh Quảng
Đông vào Việt Nam từ đời Càn Long (1777 -
1782)” [2, tr.19].
Dân tộc Sán Dìu ở Việt Nam nói chung và
huyện Đồng Hỷ nói riêng, là những cư dân
làm nghề nông trồng lúa nước ở vùng nhiệt
đới gió mùa. Nền kinh tế tiểu nông theo kiểu
tự cung tự cấp đã tồn tại lâu dài trong xã hội.
Mỗi một gia đình là một cơ sở kinh tế độc
lập, sản xuất và tiêu thụ. Các thành viên trong
gia đình gắn bó chặt chẽ với nhau trong lao
động sản xuất và lấy gia đình là trung tâm.
Ngay từ thời xa xưa, con người ở đây, cũng
Mai Thị Hồng Vĩnh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/1: 161 - 167
162
như nhiều tộc người khác chịu ảnh hưởng của
quan niệm vũ trụ luận nguyên sơ âm – dương
tương khắc tương sinh, sự giao hòa đầy bí ẩn
giữa âm dương là nguồn gốc sản sinh ra con
người và vạn vật của vũ trụ. Họ tin rằng vạn
vật có linh hồn. Chính vì vậy, con người khi
chết đi có nghĩa là chuyển sang sinh sống ở
một thế giới khác, họ luôn có mối quan hệ
mật thiết, phù giúp, che chở hoặc quở trách
người sống nếu không thờ cúng chu đáo. Thờ
cúng tổ tiên xuất hiện và tồn tại cùng với tộc
người trong quá trình lịch sử.
Tìm hiểu về tục thờ cúng tổ tiên của tộc người
Sán Dìu ở Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, tác
giả muốn góp thêm nguồn tư liệu về đời sống
tín ngưỡng của người Sán Dìu ở nơi đây.
TỤC THỜ CÚNG TỔ TIÊN
Tục thờ cúng tổ tiên là một nét văn hóa cao
đẹp của hầu hết các dân tộc cư trú trên đất
nước ta như Phan kế Bính đã từng nhận xét:
“Xét cái tục phụng sự tổ tiên của ta rất là
thành kính, ấy cũng là một lòng bất vong bản,
ấy cũng là nghĩa cử của con người”[4, tr.25].
Phong tục ấy không chỉ thể hiện truyền thống
“uống nước nhớ nguồn” mà còn mang giá trị
giáo dục sâu sắc cho các thế hệ. Việc cùng
nhau bày tỏ lòng thành kính trước tổ tiên, các
thành viên trong gia đình càng thắt chặt thêm
sợi dây huyết thống. Thờ cúng tổ tiên là hình
thức tín ngưỡng mà thông qua nghi lễ thờ
cúng nhằm xác lập "mối liên hệ" giữa người
sống với người chết, giữa người ở thế giới
hiện tại và thế giới tâm linh; là sự thể hiện
quan niệm nhân sinh của người Việt Nam:
"Sự tử như sự sinh, sự vong như sự tồn".
Theo quan niệm của người Sán Dìu, thực thể
của con người gồm hai bộ phận: hồn và thể
xác, khi con người sống khỏe mạnh cũng có
nghĩa là xác và hồn gắn với nhau, khi hồn lìa
khỏi xác một thời gian con người sẽ bị ốm
đau, bệnh tật; nhưng nếu hồn lìa khỏi xác
vĩnh viễn tức là con người đã chết. Khi con
người chết đi không còn thể xác cho hồn trú
ngụ, hồn sẽ chuyển sang hồn ma. Hồn ma
được phân chia ở ba nơi: phần thứ nhất gọi là
linh hồn được sự dẫn dắt của thầy cúng siêu
thoát lên trời; phần thứ hai gọi là thần hồn ở
trên bàn thờ tổ tiên; phần thứ ba gọi là tâm
hồn ở nghĩa địa. Người chết từ bỏ thế giới
trần gian nhưng sẽ tiếp tục sống ở thế giới bên
kia và họ cũng cần có cuộc sống đầy đủ như
khi còn sống. Hồn người chết được quan
niệm là ma “Cúi”. Tổ tiên mà họ có nghĩa vụ
thờ cúng là ma lành “hén cúi” luôn che chở,
phù hộ cho con cháu. Tuy nhiên, tổ tiên có thể
gây ra những tai họa khi không được thờ
phụng chu đáo.
1. Vị trí, cách bài trí Bàn thờ và đối tượng
thờ cúng
Vị trí, cách bài trí Bàn thờ: Bàn thờ của
người Sán Dìu được đặt ở trung tâm ngôi nhà
(gian giữa), bên cạnh là chỗ ngủ của chủ nhà.
Ở đây chúng tôi không đi miêu tả chi tiết thiết
chế bàn thờ nói chung mà nhằm khảo tả sự
khác biệt trong cách bài trí bàn thờ của từng
đối tượng khác nhau.
Đối với gia đình bình thường chỉ có hai bát
hương: bát hương Tổ tiên và bát còn lại thờ
ông Táo. Trên bàn thờ có treo thêm ảnh thờ tổ
tiên (chủ yếu từ đời thứ ba hoặc thứ hai trở
xuống) và trang trí câu đối, tranh bốn mùaở
hai bên.
Gia đình làm thầy cúng thường đặt ba bát
hương ngoài bát hương Tổ tiên và ông Táo
còn có bát hương của Tổ sư. Trên đó, không
thể thiếu bộ đồ hành nghề của người thầy
cúng bao gồm: tù và, ấn tín, án, thẻ xin âm
dương, não bạt, sách cúng trong dịp tết
Nguyên đán người ta thường treo tranh Tam
Thanh (Ngọc Thanh, Thượng Thanh, Thái
Thanh).
Với những gia đình có người mất chưa được
làm ma, người ta lập một bàn thờ đơn giản ở
cạnh bàn thờ tổ tiên trên đó có đặt một bát
hương và ảnh người chết. Mỗi ngày ba bữa
con cháu làm cơm, thắp hương gọi hồn người
mất về dùng bữa. Sau 100 ngày nếu tang chủ
chưa có điều kiện làm ma bát hương đó sẽ
được đặt lên bàn thờ chính nhưng thấp hơn
bát hương tổ tiên. Nếu theo cách giải thích
của Toan Ánh: “Sở dĩ lập bàn thờ riêng là
tiện cho việc cúng bái hàng ngày và hàng
tuần từ sơ thất đến thất thất” [1, tr.82]. Đối
với người Sán Dìu, nguyên nhân của việc lập
bàn thờ riêng không đơn giản là để thuận tiện
Mai Thị Hồng Vĩnh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/1: 161 - 167
163
cho thờ cúng, tục lệ này liên quan đến quan
niệm của tộc người trong tang ma. Theo họ:
“người chết chưa được làm ma,còn rất bẩn vì
bụi trần không được về cùng với tổ tiên (Cui
chông cáp chú, ken bọi chú công hị lộ sệch)”
[3,tr.267] chỉ sau khi làm ma mới được nhập
chung vào với bát hương của tổ tiên ở trên
bàn thờ.
Với trường hợp thờ họ ngoại, bàn thờ được
ngăn ở giữa bằng một tấm phên một bên là họ
nội và một bên là họ ngoại, khi cúng tế bao
giờ cũng có hai mâm lễ vật. Ngày nay, có
những nơi họ chuyển từ thờ một đời sang thờ
vĩnh viễn thông qua nghi lễ làm hợp đồng và
khi đó tấm phên ngăn cách giữa hai họ được
dỡ bỏ.
Đối tượng thờ cúng: Tùy theo từng dòng họ
mà tổ tiên được thờ từ 7 đời cho tới 10 hoặc
12 đời, nhưng sự linh ứng thường tính đến đời
thứ ba (cụ, ông bà, cha mẹ). Chính vì vậy khi
cầu khấn tổ tiên, người ta thường mời:
Thượng tổ (cụ), Trung tổ (ông bà), Hạ tổ (cha
mẹ). Ma từ đời thứ tư trở đi coi như ma gia
trạch, họ thờ ở cửa chính mà đồng bào gọi là
thần cửa “sẩn món” để trông nom nhà cửa
tránh sự xâm nhập của các loại ma quỷ làm
hại đồng thời có nhiệm vụ trông giữ, bảo vệ
gia súc trong gia đình. Ma gia trạch chỉ cúng
vào một số dịp lễ tiết trong năm, chủ yếu là
dịp tết Nguyên đán...
Trong hôn nhân người Sán Dìu tồn tại
nguyên tắc ở rể đời, đồng thời Đồng Hỷ là
nơi xuất hiện nhiều luồng di cư và nhập cư
của các tộc người khác nhau, đặc biệt người
Kinh ở miền xuôi lên, do vậy hiện tượng ở rể
khá phổ biến. Người đàn ông đến ở rể, nếu
gia đình bố mẹ vợ không có con trai hoặc
con trai mất đi, anh ta phải đảm nhận trọng
trách của người con trưởng trong gia đình
thờ phụng tổ tiên nhà vợ.
2. Các nghi lễ thờ cúng: Mối liên hệ bền chặt
và tôn kính giữa con cháu đối với tổ tiên được
thể hiện qua các nghi lễ thờ cúng. Người Sán
Dìu không có tục cúng theo ngày giỗ của
người chết mà cúng vào các dịp lễ tiết, lúc gia
đình có việc đại sự hay cần đến sự phù hộ,
che chở của tổ tiên.
Nghi thức cúng tế tổ tiên thường do chủ gia
đình hoặc con trai trưởng chủ trì. Trước đây,
đối với phụ nữ góa chồng không có con trai
hoặc con trai còn nhỏ trong những dịp lễ tiết,
gia đình có việc quan trọng phải nhờ thầy
cúng hoặc người đàn ông trong họ thực hiện.
Dân tộc Sán Dìu thờ cúng tổ tiên vào những
dịp sau đây:
Ngày mồng 1và 15 rằm hàng tháng: Trong
những ngày này tục lệ của người Sán Dìu ở
Đồng Hỷ cũng giống với một số tộc người
khác, lễ vật chủ yếu là: hương, trà và bánh
trái, hoa quả tùy vào điều kiện và hoàn
cảnh của mỗi gia đình mà có sự khác nhau.
Vào các dịp lễ tiết trong năm: Tết Nguyên
đán, Tết Thanh minh, Tết Mồng tám tháng tư,
Tết Đoan ngọ, Tết Vu Lan, Tết mừng cơm
mới, Tết Trung thu, Tết mồng 10 tháng 10,
Tết Đông chí người Sán Dìu đều làm mâm
cỗ, các loại bánh rất thịnh soạn để cúng tổ
tiên, đặc biệt là dịp tết cổ truyền (tết Nguyên
đán). Gần đến ngày tết, người ta tiến hành lau
dọn bàn thờ gia tiên sạch sẽ và trang trí lại
cho tươm tất. Ngày 30 tết, hầu hết đồng bào
đều gác lại các công việc để chuẩn bị mâm
cơm cúng tổ tiên. Lễ vật được bày lên bàn
thờ, chủ nhà thắp hương và thỉnh các vị tổ
tiên: “Chú công chú phô, song chú công song
chú phô, hạ chú công hạ chú phô; song ốc hạ
ốc; song vọng hạ vọng, ết cạ sọi thong, nghi
cạ sọi thong” (Thượng tổ ông thượng tổ bà,
trung tổ ông trung tổ bà, hạ tổ ông hạ tổ bà;
nhà trên nhà dưới; vòng trên vòng dưới; một
ở trong bát hương hai ở ngoài bát hương)
về ăn tết cùng con cháu [8]. Sau khi hoàn tất
các nghi thức, mâm lễ được hạ xuống đông đủ
con cháu cùng quây quần bên mâm cơm tất
niên trước sự chứng kiến của tổ tiên. Trong ba
ngày tết, trong gia đình lúc nào cũng phải có
người túc trực đèn nhang, điều đó thể hiện
lòng thành kính sâu sắc của con cháu đối với
gia tiên.
Khi gia đình có việc đại sự như: cưới xin, ma
chay, làm nhà mới, lễ Kỳ yên, giải hạn hay
có thành viên mới chào đời người ta đều bày
cỗ mời tổ tiên về chứng dám và phù hộ.
Đám cưới của người Sán Dìu xưa kia diễn ra
trong nhiều ngày với các nghi lễ khác nhau tất
cả những nghi lễ đó hầu hết họ đều thắp
hương, cúng tổ tiên: từ nghi lễ xin cưới, ăn
Mai Thị Hồng Vĩnh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/1: 161 - 167
164
hỏi, gánh gà, cho đến lễ cưới. Chẳng hạn: Sau
khi xem lá số xong nhà trai nhờ ông mối
mang sang nhà gái thông báo, khi đến nơi ông
mối đặt lễ vật lên bàn thờ để báo cáo với tổ
tiên việc xem lá số đã thành công; khi rước
dâu về, việc đầu tiên cô dâu chú rể phải vào
thắp hương trình báo với ông bà tổ tiên
Ngày vui của người sống đồng thời cùng là
ngày vui của người đã khuất, trong đám cưới
ngoài những câu hát chúc mừng cô dâu chú rể
và gia chủ, trong làn điệu Soọng cô của
người Sán Dìu còn thể hiện lời chúc mừng
đối với tổ tiên:
“Xin hát bài ca chúc tổ tiên
Tổ tiên tọa trên bát hương
Đêm nay nhà ta có đám cưới
Con cháu hôm nay do tổ tiên truyền”
[3,tr.225].
Trong trường hợp gia đình có người mất, con
cháu phải thắp hương thông báo với tổ tiên
sau đó mới thực hiện các nghi thức đám tang.
Với những gia đình làm nhà mới, Sau khi
chọn được ngày đẹp người ta khiêng bàn thờ
vào trong nhà và từ đó thắp hương liên tục,
không được để tắt, cứ hết một tuần hương lại
rót thêm tuần trà, rượu. Gia chủ chuẩn bị
mâm cơm khấn báo tổ tiên đã hoàn tất ngôi
nhà mời các vị: thần, tổ tiên về an tọa. Mỗi
khi con cháu ra ở riêng, tổ tiên cũng được
phân chia, thờ tại mỗi gia đình. Họ thường lấy
cát ở sông đãi thật sạch cho vào bát hương,
ngày nay do ở các dòng sông bị ô nhiễm nên
thay bằng vỏ đỗ xanh hoặc trấu đốt thành gio
để dùng.
Gia đình có thành viên mới chào đời, trong ba
buổi sáng đầu tiên cúng mụ đồng thời người
ta cũng thắp hương, bày mâm cỗ cúng nhằm
cầu mong tổ tiên phù hộ cho đứa trẻ được
ngoan ngoãn, khỏe mạnh.
Ngoài ra, cũng giống như các tộc người khác
với các trường hợp ốm đau bất thường; có
người đi xa, thi cử người Sán Dìu cũng
thắp nén nhang cầu khấn sự phù hộ của gia
tiên. Đặc biệt trước cách mạng tháng tám, ở
một số nơi khi nhà có con trâu cái đẻ, người
ta cũng làm mâm cơm cúng tổ tiên để cầu
mong sự che chở phù hộ [9].
Như vậy, trong gia đình bất cứ sự việc gì hầu
hết người ta đều báo cáo, cầu cứu đến sự phù
hộ của ông bà tổ tiên, gia tộc. Như thế mới
thấy được mối liên kết bền chặt giữa người
sống và người chết, khi nén nhang được thắp
lên cũng là lúc quá khứ và hiện tại như hòa
quyện vào nhau, không có sự phân biệt về
khoảng cách.
3. Chăm sóc mồ mả tổ tiên: Một trong những
biểu hiện của việc chăm sóc mồ mả tổ tiên đó
chính là lễ tảo mộ trong tết thanh minh. Tảo
mộ theo cách lý giải của Toan Ánh: “Tảo mộ
chính là sửa sang ngôi mộ cho được sạch sẽ”
[4, tr.345]. Ngày tết Thanh minh không phải
là ngày mồng 3 tháng 3 âm lịch, theo cách
tính của người Sán Dìu ở Đồng Hỷ tính từ
ngày Đông Chí của năm trước đến ngày thứ
106 năm sau, rơi vào ngày nào thì đó chính là
ngày tết Thanh Minh [8]. Do đó, lễ tảo mộ có
thể tiến hành vào cuối tháng 2 hoặc tháng 3
âm lịch hàng năm và trước hoặc sau ngày tết
Thanh minh phụ thuộc vào từng dòng họ.
Các công việc chuẩn bị cho lễ tảo mộ: Trước
ngày tảo mộ, đại diện các gia đình trong dòng
họ thường tập trung tại nhà tộc trưởng để
thống nhất kế hoạch, cắt cử các công việc: gia
đình lo lễ vật đi tảo mộ và chủ trì bữa cơm
cúng tổ tiên sau khi hoàn thành công việc tảo
mộ. Gia đình chủ trì thường thay phiên nhau
hàng năm theo nguyên tắc già làm trước, trẻ
làm sau, tuy nhiên các gia đình trong họ phải
có sự đóng góp lễ vật, đối với những cặp vợ
chồng trẻ mới ra ở riêng năm đầu tiên chưa
phải góp lễ. Trước đây, khi dân số còn ít mỗi
một dòng họ chỉ có khoảng 2-3 nóc nhà chủ
yếu là anh em ruột với nhau; số ngôi mộ
không nhiều, việc phân chia gia đình chủ trì
họ tự thỏa thuận theo nguyên tắc anh làm
trước em làm sau cứ lần lượt theo từng năm.
Nhưng khi số lượng thành viên dòng họ tăng
lên với nhiều chi khác nhau thêm vào đó mộ
của người Sán Dìu không mang tính quy tập,
họ chôn theo hướng thuận với mệnh của người
chết và phần đất của mình có. Vì những lý do
đó, có những dòng họ người ta phân chia các
thành viên theo từng đội để đi tảo mộ. Chẳng
hạn dòng họTrương ở xóm Thanh Chữ, xã
Linh Sơn có: 26 ngôi mộ với 50 hộ sẽ chia 5
người thành một cặp tiến hành tảo mộ [8].
Mai Thị Hồng Vĩnh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/1: 161 - 167
165
Qua đó cho thấy, cách thức tổ chức trong mỗi
một dòng họ khá chặt chẽ, đồng thời khẳng
định được mối đoàn kết giữa các thành viên
trong cùng dòng họ.
Lễ vật tảo mộ bao gồm lễ vật cúng ở mộ và
tại gia đình.
Lễ vật cúng ở mộ gồm có: Xôi đen, với những
gia đình chưa mạn tang người ta làm xôi
trắng, cá, thịt lợn, rượu, đối với những dòng
họ có điều kiện người ta cúng gà. Xôi đen
được chế biến từ nguyên liệu là xôi và lá cây
sau sau là loại cây thân gỗ có mùi thơm
hương nhu. Trước ngày tảo mộ, họ lên rừng
kiếm lá sau sau, đem về băm nhỏ ngâm với
nước, bỏ bã, vo gạo nếp để khô rồi ngâm gạo
với nước lá sau sau đã sôi, sau đó mang gạo
đó ra đồ xôi, xôi sẽ có màu đen, dẻo thơm.
Điều đặc biệt, loại xôi này để được trong thời
gian dài nên dù có đi tảo mộ xa trong nhiều
ngày cũng không bị hỏng.
Lễ vật cúng tổ tiên tại nhà (gia đình chủ trì và
gia đình mỗi nhà), tại gia đình không quy
định mà tùy từng dòng họ, gia đình thường
bao gồm: xôi (xôi tùy loại), gà, thịt lợn, các
loại bánh
Nghi lễ tảo mộ: Để chuẩn bị cho việc cúng tế
tiến hành phát quang, dọn sạch cây cỏ, đắp
đất hoặc quyét lại vôi đối với những mộ xây.
Thông thường công đoạn này sẽ được tiến
hành vào buổi sáng, tuy nhiên với những ngôi
mộ xa người ta có thể kết hợp giữa việc dọn
dẹp mồ với nghi thức cúng tế. Sau khi các
ngôi mộ đã được tu chỉnh lại, họ mới tiến
hành nghi thức cúng, việc đầu tiên là sắp
mâm cúng, khác với người kinh thường để
mâm lễ ngay phần đầu ngôi mộ, người Sán
Dìu đặt ở phần chân. Theo quan niệm của
đồng bào, đặt ở phần chân là thuận với tư thế
ngồi của người chết, khi họ ngồi dậy không
phải quay ngược người lại. Sau đó, người ta
cắm 5 cái cờ ở bốn góc mộ, ở giữa và trong
mỗi ngôi mộ các lễ vật cũng được bày theo
con số 5: 5 nắm xôi, 5 con cá, 5 chén rượu.
Theo cách giải thích của các cụ cao niên số 5
tượng trưng cho 5 phương trời: đông, tây,
nam, bắc, trung [8], [9],[10]. Tất cả đã được
chuẩn bị xong, người thầy cúng (hoặc người
có tuổi trong họ biết cúng) trực tiếp thực hiện
việc cúng khấn. Nội dung cơ bản của bài khấn
là: hôm nay, ở tại xã xóm.con cháu
dòng họ có lễ vật gồm dâng lên các vị
long thần và (tên người chết nằm ở dưới mộ
ngôi mộ đó) thỉnh tổ tiên, các thần về hưởng
lễ giữ bình yên cho phần mộ và phù hộ cho
con cháu khỏe mạnh, tránh được mọi tai
họa[9] sau đó xin âm dương đánh dấu sự
hoàn tất nghi lễ. Lễ vật sau khi cúng xong, họ
thường ít khi mang về nhà mà chia cho những
gia đình ở quanh mộ, trẻ chăn trâu, những
người làm ruộng quanh đấy cùng hưởng lộc.
Việc tảo mộ cho tổ tiên đã hoàn thành, các
thành viên tập trung ở gia đình chủ trì để cùng
dùng bữa cơm chung. Sau khi mâm lễ được
đặt lên, người đại diện dòng họ thắp hương
báo cáo tổ tiên việc con cháu đã hoàn thành
nghi thức tảo mộ, nhân dịp tết thanh minh
mời tổ tiên về hưởng lễ chung vui trong ngày
tết. Đây là dịp để thắt chặt mối đoàn kết gắn
bó anh em họ hàng với nhau, giữa người sống
với người chết, giữa con cháu với tổ tiên. Tại
mỗi gia đình con cháu cùng làm mâm cơm,
các loại bánh: bánh ngải, bánh trứng kiến
đặt lên bàn thờ để thắp hương cúng tổ tiên tại
nhà mình.
Lòng thành kính của con cháu đối với ông bà
tổ tiên không chỉ là các nghi lễ thờ cúng ngay
trên bàn thờ tổ tiên mà còn là sự chăm sóc
phần mộ - nơi an nghỉ của người đã khuất.
Tục tảo mộ thể hiện khá sâu sắc tâm đức của
người sống đối với người chết.
4. Những kiêng kỵ liên quan đến thờ cúng tổ
tiên: Bàn thờ là nơi linh thiêng nhất trong
ngôi nhà, họ có những kiêng kỵ bắt buộc đối
với các thành viên trong gia đình như: không
được phơi quần áo trước bàn thờ tổ tiên; phụ
nữ trong thời gian ở cữ không được đi lại khu
vực thờ tổ tiên. Ngay cạnh bàn thờ thường có
giường ngủ của chủ nhà, khi ngủ tránh quay
chân về phía bàn thờ. Đặc biệt người phụ nữ
bất kỳ là khách hay chủ cũng không được ngủ
ở đó. Tranh ảnh con cháu phải treo thấp hơn
ảnh của ông bà ở trên bàn thờ. Khi vác cuốc
xẻng đi qua nơi thờ tự phải hạ xuống nếu
không sẽ bị động đến tổ tiên.
Mai Thị Hồng Vĩnh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/1: 161 - 167
166
Người ta kiêng cúng các loại thịt: trâu, chó,
ngan, vịt (chỉ cúng vịt khi làm lễ giải hạn).
Chó là con vật gắn với sự tích cứu sách Kinh
của Đường Tăng khỏi cơn hỏa hoạn [8]. Phật
giáo không ảnh hưởng đậm nét trong đời sống
của người dân Sán Dìu ở Đồng Hỷ nói chung
song đối với những gia đình làm thầy cúng
Phật có vị trí khá quan trọng do đó người ta
rất kiêng kỵ cúng thịt chó. Nông nghiệp là
hoạt động kinh tế chủ đạo trong đời sống của
đồng bào, sản xuất dựa vào sức kéo của trâu
bò là chính, người Sán Dìu thường nói: “trâu
ăn cỏ giả, mình ăn cỏ thật” cỏ giả là cỏ tự
nhiên, cỏ thật chính là thóc gạo do sức kéo
cày của trâu mà có. Con người ăn thịt trâu có
nghĩa là “phản lại nó, là có tội”[6]. Trước
cách mạng tháng tám (1945), ở một số nơi
gia đình có con trâu cái đẻ người ta làm mâm
cơm báo cáo với tổ tiên cầu mong cho nghé
con được khỏe mạnh. Lễ vật cúng tổ tiên bao
giờ cũng phải tinh khiết; cỗ bàn nấu xong
cúng gia tiên trước, con cháu mới được ăn
sau.
Những kiêng kỵ trong thờ cúng như một thiết
chế xã hội chặt chẽ mà các thành viên trong
gia đình truyền lại cho nhau qua các thế hệ
tuân thủ một cách nghiêm ngặt. Những điều
kiêng kỵ đó còn quan trọng hơn cả luật lệ bởi
nó không chỉ xuất phát từ lòng thành kính,
quy định chung mà còn chịu sự chi phối của
yếu tố tâm linh.
KẾT LUẬN
Thông qua việc khảo tả tín ngưỡng thờ cúng
tổ tiên của người Sán Dìu ở huyện Đồng Hỷ,
tỉnh Thái Nguyên cho thấy đây là hoạt động
văn hóa có vai trò quan trọng trong đời sống
của đồng bào ở địa phương.
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là một loại hình
tín ngưỡng dân gian, gắn liền với tập tục văn
hoá, đạo đức trên cơ sở của niềm tin cho rằng,
tổ tiên đã chết sẽ che chở, phù hộ cho con
cháu, được thể hiện thông qua nghi lễ thờ
cúng theo quan niệm, phong tục, tập quán của
mỗi con người, của từng gia đình và cộng
đồng xã hội. Trong nghi lễ thờ cúng tổ tiên
của người Sán Dìu bên cạnh những nét chung
còn chứa đựng những yếu tố mang tính tộc
người được thể hiện rõ nét ở một số điểm
như: cách thức lập bàn thờ đối với người chết
trước và sau khi được làm ma; cúng xôi đen
trong dịp tảo mộ (tết Thanh Minh); làm lễ hợp
đồng khi thờ họ ngoại dài hạn trong trường
hợp ở rể; cách tính ngày của tết Thanh minh.
Tục thờ cúng tổ tiên của người Sán Dìu thể
hiện nghĩa cử cao đẹp, tính nhân văn sâu sắc
cần phải có những biện pháp thiết thực để
phát huy, song cũng có những điều thiếu cơ
sở khoa học cần phải chọn lọc và loại bỏ. Đặc
biệt trước sự biến đổi của tình hình kinh tế xã
hội, tác động của quá trình đô thị hóa ngày
càng mạnh mẽ tới khu vực nông thôn trong đó
có Đồng Hỷ, tục thờ cúng tổ tiên ngày càng
chuyển biến mạnh mẽ, không còn nguyên vẹn
như xưa, trong sự biến đổi đó vừa chứa đựng
những yếu tố tích cực vừa tồn tại những mặt
hạn chế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Toan Ánh (2005), Nếp cũ Tín ngưỡng Việt
Nam, Quyển thượng, Nxb Trẻ.
[2]. Ma Khánh Bằng (1983), Người Sán Dìu ở
Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
[3]. Diệp Trung Bình (2005), Phong tục và lễ
nghi chu kỳ đời người của người Sán Dìu ở
Việt Nam, NxbVăn hóa Dân tộc.
[4]. Phan Kế Bính (1917), Việt Nam phong tục,
Nxb Văn học.
[5]. Phạm Đức Lữ (2000), Góp phần tìm hiểu tín
ngưỡng dân gian ở Việt Nam, Nxb Học viện
Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
Tư liệu điền dã
[6]. Lý Văn Hòa, 71 tuổi, xóm Cầu Đất, xã
Nam Hòa, làm ruộng.
[7]. Lý Văn Chuyền, 57 tuổi, xóm Ao Lang, xã
Linh Sơn, thầy cúng.
[8]. Trương Văn Nguyệt, 60 tuổi, xóm Thanh
Chử, xã Linh Sơn, thầy cúng
[9]. Đặng Văn Tiến, 80 tuổi, xóm Ao Lang, xã
Linh Sơn, thầy cúng.
[10]. Mạc Văn Sâm, 80 tuổi xóm Thông Nhãn, xã
Linh Sơn, thầy cúng.
Mai Thị Hồng Vĩnh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/1: 161 - 167
167
SUMMARY
CUSTOMS OF ANCESTOR WORSHIP OF THE SAN DIU ETHNIC
MINORITY PEOPLE IN DONG HY DISTRICT, THAI NGUYEN PROVINCE
Mai Thi Hong Vinh*, Luong Thi Hanh, Nguyen Van Tien
College of Siences – TNU
The San Diu ethnic minority people support themselves through agriculture, and they have many
difficulties in their life. During the coexistence process with other ethnic minorities, they have
formed and preserved their unique cultural values which have both similarities and differences
with the remaining. Ancestor worship is a cultural component which long existed and become fond
of in their life. Experiencing the historical volatilities and being affected by many different social
contexts, the worship of ancestor of the San Diu people in Dong Hy also has changed, but this
religious activity still plays an
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tuc_tho_cung_to_tien_cua_nguoi_san_diu_o_huyen_dong_hy_tinh.pdf