Mục đích của luận văn này là xác định một số quan điểm lý luận về vị trí, vai trò của Toà án
trong nhà nước pháp quyền XHCN và những biểu hiện trong thực tiễn các vai trò của Toà án. Luận văn
còn hướng đến phân tích một số yếu tố tác động trực tiếp đến vị trí, vai trò của Toà án nhằm xác định
những nguyên nhân hạn chế. Qua đó đưa ra những phương hướng nâng cao vai trò của Toà án phù hợp
với các yêu cầu, đòi hỏi của Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân.
Kết quả của luận văn là đưa ra một số giải pháp hướng đến mục đích đảm bảo tính độc
lập, dân chủ và công khai trong quá trình xét xử nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt
động xét xử - yếu tố tác động trực tiếp đến khả năng, hiệu quả thực hiện các vai trò của Toà án.
Để hoạt động xét xử của Toà án có chất lượng, hiệu quả cao, đảm bảo công lý, công bằng, công
khai, dân chủ, bình đẳng xã hội và bảo vệ quyền công dân, quyền con người, cần có những yếu
tố bảo đảm chung, đó là:
1. Xây dựng hệ thống lý luận hoàn chỉnh, đầy đủ về vị trí, vai trò của các thiết chế thực hiện quyền
lực tư pháp đặc biệt là vị trí, vai trò của Toà án theo nguyên tắc phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà
nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp phù hợp với đặc điểm của nước ta trong
thời kỳ đổi mới, trong điều kiện một Đảng lãnh đạo và "đậm tính nhân dân trong toàn bộ tổ chức và hoạt
động của hệ thống tư pháp". [34, tr318]
21 trang |
Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 903 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Vai trò của Toà án trong nhà nước pháp quyền Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ứng minh rằng, trong thực thể quyền lực Nhà nước thống nhất, quyền tư
pháp có vị trí đặc biệt quan trọng. Bởi lẽ quyền tư pháp vừa là bộ phận cùng với lập pháp và
hành pháp hợp thành quyền lực Nhà nước vừa là thể chế bảo vệ quyền lực Nhà nước. Vị trí và
vai trò đặc biệt của quyền tư pháp được được J.J. Russeau diễn đạt như sau: “luật đã mất thiêng
thì mọi cái đều hết hy vọng. Luật không còn hiệu lực thì không một cái gì hợp lý có thể duy trì
sức mạnh được nữa”
Như vậy, có thể thấy rằng quyền tư pháp có nội dung là bảo vệ pháp luật. Hoạt động này
được thực hiện tập trung nhất tại toà theo phương thức tài phán.
Với nội hàm trên, quyền tư pháp có những đặc điểm cơ bản sau:
- Quyền tư pháp là hoạt động áp dụng pháp luật của toà án theo phương thức tài phán.
- Quyền tư pháp là một bộ phận của hệ thống kiểm tra, kiểm soát xã hội và chỉ được thực
hiện khi có vi phạm pháp luật, tranh chấp pháp lý cần đến phán quyết của Nhà nước
- Quyền tư pháp được thực hiện bằng nhiều hoạt động độc lập với các chức năng riêng,
diễn ra liên tục theo một quy trình chặt chẽ, tuân thủ các nguyên tắc, thủ tục nghiêm ngặt dựa
trên phương thức đặc thù là tài phán, phục vụ hoạt động trung tâm là xét xử của toà án. [34,
tr.26]
Để những đặc trưng của quyền tư pháp được bảo đảm trong quá trình thực hiện quyền tư
pháp, Nhà nước đã trao nhiệm vụ thực hiện quyền tư pháp cho nhiều cơ quan Nhà nước, tổ chức
xã hội khác nhau cùng thực hiện theo một trình tự thủ tục chặt chẽ, dân chủ và công khai, trong
đó Toà án thực hiện hoạt động xét xử, cơ quan công tố (Viện kiểm sát nhân dân) thực hiện quyền
truy tố, cơ quan điều tra thực hiện hoạt động điều tra, thu thập chứng cứ chứng minh một hành vi
vi phạm pháp luật hình sự, cơ quan thi hành án thực hiện nhiệm vụ thi hành các bản án quyết
định đã có hiệu lực pháp luật của toà án; các cơ quan giám định tư pháp, công chứng, luật sư
thực hiện các hoạt động bổ trợ tư pháp nhằm mục đích phục vụ hoạt động xét xử khách quan,
chính xác, đúng pháp luật, công bằng.
Do đó, hệ thống cơ quan tư pháp bao gồm các cơ quan, thiết chế thực hiện chức năng chủ
yếu là duy trì và bảo vệ công lý bằng các biện pháp và thủ tục đặc thù dựa trên nguyên tắc tài phán
công bằng, công khai, cụ thể gồm cơ quan tài phán (Toà án) và các cơ quan khác có chức năng chủ
yếu là phục vụ trực tiếp cho hoạt động tài phán.
Như vậy, quyền tư pháp mà trọng tâm là quyền xét xử thực hiện chức năng bảo vệ pháp
luật của Nhà nước. Bằng hoạt động xét xử các hành vi vi phạm pháp luật, giải quyết các tranh
chấp mâu thuẫn trong đời sống xã hội, hệ thống các cơ quan tư pháp mà trung tâm là toà án ngày
càng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong Nhà nước pháp quyền. Vị trí, vai trò của Tòa án được
thể hiện ở chỗ: Toà án không chỉ là công cụ bảo vệ pháp luật mà còn là thiết chế bảo vệ, bảo đảm
cho quyền con người được tôn trọng và thực hiện trong thực tiễn cuộc sống.
A.Vị trí của Toà án trong bộ máy Nhà nƣớc Việt Nam.
Trong hệ thống các cơ quan nhà nước thì Toà án có vị trí đặc biệt so với các cơ quan Nhà
nước nói chung và các cơ quan tư pháp khác nói riêng, thể hiện ở những khía cạnh sau:
Một là, toà án xét xử nhân danh Nhà nước, căn cứ vào pháp luật của Nhà nước để đưa ra
các phán quyết thể hiện trực tiếp thái độ của Nhà nước đối với từng vụ việc cụ thể.
Hai là, bằng hoạt động xét xử, Toà án thực hiện chức năng kiểm tra hành vi pháp lý của
các cơ quan Nhà nước, quyền công dân, quyền con người. Xa hơn là Toà án bảo vệ cho trật tự xã
hội ổn định, an toàn và có môi trường phát triển lành mạnh, bền vững.
Ở nước ta, việc xác định Toà án có vị trí trung tâm trong việc tổ chức và thực hiện quyền tư
pháp với chức năng tổ chức và tiến hành hoạt động xét xử là một trong những quan điểm cơ bản
định hướng hoạt động cải cách tư pháp đã được khẳng định trong Nghị quyết số 49/NQ-TW,
ngày 02/6/2005 của Bộ Chính Trị về chiến lược cải cách tư pháp nước ta đến năm 2020. Tuy
nhiên, việc luật hoá quan niệm này vào pháp luật vẫn chưa được thực hiện triệt để. Trong pháp
luật Việt Nam, vị trí của toà án trong bộ máy Nhà nước có những đặc điểm sau:
Theo quy định của Hiến pháp năm 1992 (đã được sửa đổi bổ sung năm 2002) và các văn
bản pháp luật hịên hành có liên quan đến tổ chức, hoạt động của bộ máy Nhà nước thì địa vị
pháp lý của toà án Việt Nam chịu sự tác động của nhóm quan hệ cơ bản sau:
- Thứ nhất, quan hệ giữa Toà án với các cành quyền lực khác.
Mối quan hệ giữa Tòa án với Quốc hội
Trên cơ sở nguyên tắc hiến định “quyền lực Nhà nước thống nhất và thuộc về nhân dân”
và nguyên tắc “Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất” [1, tr.3] thì Toà án ở nước ta
có sự phụ thuộc khá nhiều vào Quốc hội. Tiến sĩ Tô Ngọc Hoà khẳng định: bản chất của mối
quan hệ này là cấp trên và cấp dưới - trong đó Quốc hội là cấp trên và Tòa án là cấp dưới [27, tr.
419]. Điều này thể hiện rõ ở những điểm sau:
Quốc hội có quyền ban hành tất cả các loại văn bản pháp luật liên quan đến tổ chức hoạt
động của Toà án; các quy tắc tố tụng của Toà án. Quốc hội có quyền bãi bỏ các văn bản pháp
luật của toà án trái với Hiến Pháp, luật pháp hay Nghị quyết của mình.
Quốc hội bầu và bãi nhiệm chức chánh án TANDTC. Quốc hội có quyền bỏ phiếu bất tín
nhiệm đối với vị trí này. Chánh án TANDTC phải báo cáo hàng năm trước Quốc hội; phải trả lời
chất vấn của đại biểu Quốc hội nếu có yêu cầu của đại biểu Quốc hội.
Quốc hội quyết định ngân sách hoạt động hằng năm của Toà án.
Mối quan hệ giữa Tòa án với Chủ tịch nước
Hiến pháp xác định rõ Chủ tịch nước là nguyên thủ quốc gia của Việt Nam. Trong mối
quan hệ với Toà án, Chủ tịch nước có quyền giám sát, kiểm tra chất lượng hoạt động của Toà án
thông qua báo cáo của chánh án TANDTC. Ngoài ra chủ tịch nước còn tham gia vào quá trình ra
phán quyết của toà án thông qua cơ chế xét ân xá trong các vụ việc hình sự có tuyên án tử hình.
Mối quan hệ giữa Tòa án với Chính phủ
Theo quy định của pháp luật hiện hành, mối quan hệ giữa toà án và Chính phủ được xem là
mối quan hệ phối hợp có tính điển hình đồng thời cũng là mối quan hệ mang tính rường cột trong
hệ thống quyền lực nhà nước. Hai thiết chế này khá riêng biệt với nhau. Tuy vậy, do thực trạng
toà án phải áp dụng các văn bản hướng dẫn thi hành luật của Chính phủ trong quá trình xét xử
dẫn đến toà án có sự phụ thuộc nhất định vào Chính phủ.
Mối quan hệ giữa Tòa án với cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương,
Để bảo đảm sự thống nhất quyền lực Nhà nước ở địa phương (Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và
cấp huyện), toà án được tổ chức theo đơn vị hành chính và chịu sự giám sát của cơ quan quyền lực
Nhà nước ở địa phương. Chánh án toà án nhân dân các cấp địa phương phải chịu trách nhiệm, báo
cáo công tác trước Hội đồng nhân dân cùng cấp, chịu sự giám sát của Hội đồng nhân dân cùng cấp.
- Thứ hai, quan hệ giữa toà án với các cơ quan khác trong hệ thống cơ quan tƣ pháp.
Như đã khẳng định ở trên, trong hệ thống các cơ quan tư pháp, toà án có vị trí trung tâm.
Thông qua hoạt động xét xử toà án sẽ đánh giá tính đúng đắn các hành vi pháp lý của cơ quan
điều tra, phán xử hành vi truy tố của Viện kiểm sát có đúng quy định pháp luật hay không và đưa
ra phán quyết để cơ quan thi hành án thực hiện hoạt động thi hành án. Trong mối quan hệ bên
trong này, xét xử là hoạt động trung tâm, là hoạt động thể hiện tập trung nhất bản chất của quyền
tư pháp.
Mặc khác, pháp luật trao cho Viện kiểm sát nhân dân thực hiện quyền giám sát hoạt động
tuân thủ pháp luật của toà án trong quá trình diễn ra phiên toà. Chính quy định này đã có ảnh
hưởng đến tính chất trung tâm của toà án trong hệ thống cơ quan tư pháp.
Như vậy, trong pháp luật nước ta, toà án có vị trí độc lập tương đối trong bộ máy Nhà
nước. Qua phân tích cho thấy rằng: sự phụ thuộc của toà án vào hệ thống cơ quan quyền lực
Nhà nước (Quốc hội và Hội đồng nhân dân) là tương đối lớn.Tính chất trung tâm của toà án
trong hệ thống các cơ quan tư pháp chưa được bảo đảm do sự tác động từ phía Viện kiểm sát
nhân dân thông qua quyền giám sát hoạt động xét xử tại phiên toà. Chính những đặc điểm này về
vị trí của toà án trong bộ máy Nhà nước đã ảnh hưởng đến hoạt động của toà án, đặc biệt là yêu
cầu có tính nguyên tắc hiến định của hoạt động tài phán- toà án phải độc lập chỉ tuân theo pháp
luật trong quá trình xét xử.
2. Vai trò của Tòa án trong Nhà nƣớc pháp quyền Việt Nam.
a. Nhân danh Nhà nƣớc xét xử hành vi vi phạm pháp luật và giải quyết tranh chấp
trong đời sống xã hội
Kiểm tra, kiểm soát xã hội là một trong những vai trò, chức năng cơ bản của Nhà nước.
Nhà nước thực hiện hoạt động này bằng chuẩn mực pháp luật thông qua các cơ quan thực hiện
quyền lực Nhà nước. Việc phân công trong việc thực hiện quyền lực nhà nước đã trao cho cơ
quan lập pháp thực hiện giám sát tối cao đối với việc thực thi pháp luật, cơ quan hành pháp tổ
chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện pháp luật trên quy mô toàn xã hội một cách thường
xuyên. Khi có những hành vi, tranh chấp có nguy cơ đe doạ làm sai lệch tính hợp lý, công bằng
của pháp luật, xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, xâm hại đến trật tự,
an toàn xã hội thì được thực hiện thông qua hoạt động xét xử của toà án. Hoạt động kiểm tra,
kiểm soát xã hội của toà án có những đặc trưng cơ bản sau:
- Chỉ diễn ra khi có hành vi vi phạm pháp luật hoặc mâu thuẫn, tranh chấp màcá nhân, tổ
chức cũng như Nhà nước không thể giải quyết được bằng những cơ chế kiểm tra, giám sát khác.
- Phải được thực hiện thông qua hoạt động tranh luận công khai, dân chủ và bình đẳng giữa
các bên tại toà án.
- Có quyền nhân danh Nhà nước, nhân danh công lý trong các phán quyết xử lý.
b. Bảo vệ pháp luật
Bảo vệ pháp luật là chức năng cơ bản của bộ máy Nhà nước. Toà án là thiết chế trung tâm
của quyền tư pháp có vị trí và vai trò đặc biệt trong việc bảo vệ pháp luật. Trong nhà nước pháp
quyền, bảo vệ pháp luật chính là bảo vệ những giá trị công bằng, bình đẳng và dân chủ của xã hội.
Pháp luật trong nhà nước pháp quyền là hệ thống những giá trị cao đẹp của xã hội dân chủ. Pháp luật
trong nhà nước pháp quyền luôn mang trong mình những nguyện vọng, quyền và lợi ích của mọi
tầng lớp nhân dân trong xã hội. Nó là hệ thống những chuẩn mực để đánh giá hành vi của con người
phù hợp với trình độ văn minh của xã hội, để nhân dân tự điều chỉnh hành vi của mình trong đời sống
sinh họat, trong giao lưu dân sự cũng như trong mối quan hệ với cơ quan công quyền, đồng thời thể
hiện lợi ích và ý chí chung của toàn thể nhân dân lao động, của toàn thể xã hội và cùng với các quy
phạm xã hội khác là một trong những phương tiện để bảo vệ trật tự xã hội và điều hoà, phối hợp các
lợi ích xã hội khác nhau.
Ngoài ra, Pháp luật trong nhà nước pháp quyền XHCN, có ý nghĩa đặc biệt to lớn đối với sự
phát triển, mở rộng, củng cố và phát huy nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, tính tích cực về chính trị, tính
sáng tạo và quyền làm chủ của nhân dân. Ngược lại, việc triển khai và mở rộng dân chủ trong mọi mặt
đời sống xã hội lại củng cố cơ sở pháp luật và trật tự pháp luật, làm phong phú thêm các quyền tự do
của công dân và bảo đảm thực hiện những quyền đó. Do vậy, dân chủ và pháp luật xã hội chủ nghĩa
không thể tồn tại tách rời nhau. Dân chủ về chính trị và pháp luật chân chính thể hiện bản chất sâu xa
của chế độ xã hội chủ nghĩa- tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Những hành vi xâm hại các
chuẩn mực pháp luật trong xã hội pháp quyền bị coi là những hành vi xâm hại công lý, công bằng, bình
đẳng xã hội, dân chủ XHCN. Vì thế, trong nhà nước pháp quyền, bảo vệ pháp luật không còn đơn
thuần là phục vụ nhu cầu quản lý xã hội của nhà nước mà trở thành họat động quan trọng nhất, cao nhất
và có tính cuối cùng để nhà nước và nhân dân bảo vệ các giá trị cao đẹp của nhà nước pháp quyền, bảo
vệ công bằng, bình đẳng xã hội, quyền tự do dân chủ của công dân, quyền con người và dân chủ
XHCN.
Vai trò bảo vệ pháp luật của toà án được biểu hiện ở các khía cạnh sau:
-Toà án áp dụng pháp luật:
Hoạt động áp dụng pháp luật của toà án là hình thức áp dụng pháp luật để bảo vệ pháp luật
khỏi sự vi phạm. Thông qua hoạt động xét xử, toà án đưa các hành vi tranh chấp pháp lý liên
quan đến những con người cụ thể áp vào các chuẩn mực pháp luật, đối chiếu làm sáng tỏ mối
tương quan giữa cái cá biệt là hành vi vi phạm, tranh chấp với cái khuôn chung là quy phạm
pháp luật để đánh giá, phán xét bản chất pháp lý, tính hợp pháp, tính đúng đắn của hành vi, tranh
chấp, từ đó đi đến một phán quyết có tính bắt buộc thi hành đối với những người có quyền và lợi
ích liên quan.
- Toà án tuân thủ pháp luật:
Một trong những đặc điểm cơ bản nhất của Nhà nước pháp quyền nói chung và nhà nước pháp
quyền XHCN Việt Nam nói riêng là Nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp và
pháp luật, các cơ quan Nhà nước phải tôn trọng và bảo vệ Hiến Pháp, pháp luật. Toà án là một bộ phận
cấu thành nên bộ máy Nhà nước nên quyền hạn, nhiệm vụ và chức năng của toà án được xác định
trong Hiến Pháp và các văn bản pháp luật. Vì thế, toà án tuân thủ Hiến Pháp, pháp luật đặc biệt là tuân
thủ các nguyên tắc có tính chất nền tảng về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước được vận dụng
trong lĩnh vực tư pháp, như: Nguyên tắc tính tối thượng của Hiến Pháp và pháp luật trong hoạt động
của Nhà nước và đời sống xã hội công dân; các quan hệ xã hội cơ bản phải được điều chỉnh bằng pháp
luật; trách nhiệm qua lại giữa Nhà nước và công dân; bảo đảm quyền con người trong quá trình xét xử;
quyền lực Nhà nước thống nhất và có sự phân công phối hợp trong việc thực hiện quyền lập pháp,
quyền hành pháp và quyền tư pháp; tôn trọng và tận tâm thực hiện các điều ước quốc tế mà Nhà nước
đã ký kết hoặc tham gia. là những biểu hiện rõ rệt nhất vai trò bảo vệ pháp luật của Toà án.
c. Giám sát, kiểm tra hoạt động của Bộ máy Nhà nƣớc
Trong Nhà nước dân chủ, quyền lực Nhà nước là quyền lực của dân, chính quyền không
chỉ phải lấy dân làm gốc, mà những công bộc được dân giao phó phải biết dựa vào dân, phục vụ
nhân dân vô điều kiện. Đảm bảo quan trọng nhất để chính quyền làm tốt trách nhiệm là việc các
cử tri kiểm soát trực tiếp chính quyền của mình thông qua việc quyết định lá phiếu trong các
cuộc bầu cử các cơ quan quyền lực dân cử. Hình thức thứ hai để người dân có thể giám sát hoạt
động của bộ máy Nhà nước là thông qua chính hoạt động các cơ quan Nhà nước có nhiệm vụ
trực tiếp kiểm tra, giám sát mức độ tuân thủ pháp luật của cán bộ, công chức và cơ quan Nhà
nước trong quá trình thực hiện công vụ.
d. Bảo vệ quyền công dân, quyền con ngƣời.
Các quyền và tự do của con người không chỉ là các giá trị tinh thần cao quý nhất được
thừa nhận chung của nền văn minh nhân loại, có cội nguồn xã hội và tư tưởng từ rất lâu đời trong
quá trình phát triển của lịch sử hàng nghìn năm qua mà chúng còn là khát vọng, ước mơ và lý
tưởng của các dân tộc trong cuộc đấu tranh lâu dài và bền bỉ để chống lại các chế độ bất công,
tàn bạo, chuyên chế và cực quyền. Vì vậy bảo vệ và phát triển các quyền và tự do của con người
trong hoạt động xét xử cũng như việc đưa ra mục tiêu hoạt động xét xử phải hướng đến bảo vệ
các quyền và tự do của con người là một tất yếu của nền tư pháp, của toà án trong Nhà nước
pháp quyền.
e. Góp phần thực hiện các cam kết quốc tế, xét xử hành vi vi phạm pháp luật và giải
quyết các tranh chấp có yếu tố nƣớc ngoài.
- Góp phần thực hiện các cam kết quốc tế
Tòa án là cơ quan thực hiện hoạt động áp dụng pháp luật nên toà án là một trong những
cơ quan Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các cam kết quốc tế mà quốc gia là
thành viên. Hoạt động áp dụng pháp luật của toà án là hoạt động áp dụng pháp luật có tính đặc
thù, đó là chỉ diễn ra khi có hành vi vi phạm pháp luật hoặc có yêu cầu của một trong các bên
tranh chấp; kết quả của hoạt động xét xử là những phán quyết có nội dung bắt buộc thi hành
những biện pháp cưỡng chế vì thế tác động trực tiếp đến quyền, lợi ích của cá nhân, tổ chức. Do
đó, yêu cầu tuân thủ và vận dụng các cam kết quốc tế của quốc gia không chỉ đến từ Nhà nước
mà còn đến từ cá nhân tổ chức, đặc biệt cá nhân, tổ chức là người nước ngoài. Do vậy, thẩm quyền
xét xử của Tòa án ngày càng được mở rộng và trở thành chủ thể có vai trò trung tâm trong việc thực
hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát hoạt động tuân thủ pháp luật của bộ máy Nhà nước. Đồng thời Tòa
án ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện chính sách đối ngoại của một quốc gia.
Tòa án vừa là cơ quan trực tiếp áp dụng các cam kết quốc tế mà quốc gia là thành viên vừa là cơ
quan có trách nhiệm giám sát và trực tiếp phân xử một hành vi pháp lý có vi phạm các cam kết
mà quốc gia đã ký kết hoặc tham gia hay không (điều này được thực hiện khi công dân có yêu
cầu Tòa án phân xử hành vi công quyền của cơ quan Nhà nước khi công dân cho rằng Nhà nước
đã vi phạm các cam kết quốc tế).
- Giải quyết những tranh chấp, mâu thuẫn có yếu tố nước ngoài.
Theo quy của Điều 127, Hiến pháp năm 1992, Điều 405 về "nguyên tắc áp dụng các quy định của Bộ
luật tố tụng dân sự năm 2005", Điều 410 "Quy định chung về thẩm quyền xét xử toà án Việt Nam giải
quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài" Điều 411 "Về thẩm quyền riêng biệt của toà án Việt
Nam" thì các tranh chấp, mâu thuẫn có yếu tố nước ngoài diễn ra ở nước ta hoặc đối tượng tranh chấp ở
trên lãnh thổ Việt Nam hoặc bị đơn đang cư trú, làm việc ở Việt Nam hoặc có trụ sở ở Việt Nam hoặc
các bên tranh chấp là người Việt Nam đều do toà án thực hiện khi có yêu cầu của cá nhân, tổ chức
trong nước hoặc cá nhân, tổ chức nước ngoài. Toà án nước ta không giải quyết tranh chấp dân sự có
yếu tố nước ngoài trong trường hợp được quy định tại Điều 413 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2005.
- Xét xử hành vi phạm tội có yếu tố nước ngoài.
Theo quy định tại Điều 5 và Điều 6 của Bộ luật Hình sự năm 1999, thì ngoài những người được
hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc quyền ưu đãi và miễn trừ về lãnh sự theo pháp luật Việt
Nam mà thực hiện hành vi phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều
bị áp dụng Bộ luật hình sự để truy tố và xét xử; và "Công dân Việt Nam phạm tội ở ngoài lãnh
thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt
Nam theo Bộ luật này”.
3. Yêu cầu của Nhà nƣớc pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân đối với Toà án.
Toà án giữ vai trò trung tâm thực hiện quyền tư pháp trong tổng thể quyền lực Nhà nước
thống nhất nên tổ chức và hoạt động xét xử của toà án trong Nhà nước pháp quyền phải mang đầy đủ
bản chất và những nguyên tắc cơ bản của Nhà nước pháp quyền XHCN, đó là:
- Bảo đảm tính độc lập của toà án.
- Toà án phải thể hiện bản chất của Nhà nước Việt nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân
dân và vì nhân dân; bảo đảm thực sự chủ quyền thuộc về nhân dân.
- Hoạt động của toà án phải đảm bảo nguyên tắc: "Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự
phân công và phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập
pháp, hành pháp và tư pháp".
- Nhà nước pháp quyền đòi hỏi Toà án phải là cơ quan giữ vị trí trung tâm thức hiện vai trò
đảm bảo pháp luật có địa vị thống trị thực sự trong đời sống xã hội, Nhà nước quản lý mọi
mặt đời sống xã hội chủ yếu bằng pháp luật
- Toà án trong Nhà nước pháp quyền phải tôn trọng và bảo vệ các quyền và tự do của con
người, các quyền công dân được ghi nhận trong Hiến Pháp.
- Hoạt động xét xử phải công khai, nghiêm minh, công bằng, nhân đạo, trách nhiêm trước
dân, trước nhà nước.
4. Những yếu tố đảm bảo vị trí, vai trò của Tòa án trong Nhà nƣớc pháp quyền Việt
Nam.
Yếu tố chính trị pháp lý.
- Quan điểm của Đảng
- Nhận thức của nhân dân
Yếu tố pháp luật.
- Thứ nhất, pháp luật về nội dung phải đồng bộ, thống nhất, minh bạch, phù hợp với điều
kiện kinh tế, xã hội để khi xét xử.
- Thứ hai, pháp luật về tổ chức và tố tụng Tòa án có tác dụng rất lớn đến chất lượng xét xử
vì thế các chế định pháp lý trong lĩnh vực này phải cụ thể hóa các nguyên tắc cơ bản của
hoạt động xét xử, các nguyên tắc về tổ chức hoạt động của Tòa án, các nguyên tắc cơ bản
của tổ chức bộ máy Nhà nước.
Yếu tố con ngƣời.
Yếu tố vật chất.
Yếu tố khoa học kỹ thuật và hợp tác quốc tế.
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA TÒA ÁN TRONG
NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN VIỆT NAM
I. Đánh giá vai trò của Tòa án trong Nhà nƣớc pháp quyền Việt Nam.
1. Xét xử hành vi phạm tội
Theo Điều 127 Hiến pháp năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001 “Tòa án nhân
dân tối cao, các Tòa án nhân dân địa phương, các Tòa án quân sự và các Tòa án khác do luật
định là những cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, và Điều 26 Bộ
luật hình sự năm 1999 nêu rõ "Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà
nước nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội. Hình phạt được quy định
trong Bộ luật hình sự và do Tòa án quyết định". Như vậy, Tòa án Việt Nam là cơ quan có quyền
nhân danh Nhà nước xét xử một hành vi vi phạm pháp luật hình sự là tội phạm và có quyền nhân
danh Nhà nước áp dụng các hình phạt nhằm trừng trị, giáo dục người phạm tội.
2. Giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn trong lĩnh vực dân sự, kinh tế và lao động
- Điều 132, Hiến pháp 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001 quy định Tòa án nhân dân là cơ
quan duy nhất có quyền xét xử [1, tr.47]. Để cụ thể hóa quy định của Hiến pháp, Bộ luật tố tụng
dân sự và Bộ luật tố tụng hình sự đã quy định thẩm quyền xét xử cụ thể của từng loại Tòa án
trong hệ thống các cơ quan Tòa án, cụ thể: Thẩm quyền về việc dân sự, kinh tế và lao động được
quy định từ Điều 25 đến Điều 32 Bộ luật Tố tụng dân sự. Sơ bộ có thể phân biệt ba loại thẩm
quyền đó như sau:
- Thẩm quyền về dân sự.
- Thẩm quyền của tòa kinh tế.
- Thẩm quyền của tòa lao động.
3.Kiểm tra, giám sát hoạt động của bộ máy Nhà nƣớc.
Căn cứ vào đối tượng kiểm tra, giám sát thì hoạt động giám sát, kiểm tra hoạt động thực
hiện quyền lực Nhà nước ở nước ta có hai loại:
- Kiểm tra, giám sát lập pháp và hành pháp.
- Hoạt động kiểm tra, giám sát quyết định hành chính, hành vi hành chính của cán bộ,
công chức và cơ quan Nhà nước.
4. Bảo vệ quyền công dân, quyền con ngƣời.
Như đã phân tích ở chương 1, Tòa án thực hiện vai trò bảo vệ quyền con người thông qua
ba nội dung cơ bản, gồm: kiểm soát quyền lực của lập pháp và hành pháp nhằm đảm bảo hai
cành quyền lực này tôn trọng và không xâm hại quyền con người và các quyền công dân đã được
hiến định; Tòa án nhân danh Nhà nước áp dụng các biện pháp cưỡng chế pháp lý nhằm trừng trị,
ngăn ngừa hành vi vi phạm quyền con người, quyền công dân và khôi phục lại những quyền và
lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và nhà nước bị xâm hại; Tòa án tuân thủ pháp luật đặc biệt
là tuân thủ các nguyên tắc cơ bản trong quá trình xét xử.Bảo vệ quyền công dân thông qua hoạt
động Tòa án nhân danh Nhà nước áp dụng các biện pháp cưỡng chế pháp lý nhằm trừng phạt
người thực hiện hành vi xâm hại quyền con người, quyền công dân và khôi phục, duy trì bảo vệ
quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và nhà nước.
II. Những phƣơng hƣớng và giải pháp nhằm nâng cao vai trò của Tòa án trong Nhà
nƣớc pháp quyền XHCN Việt Nam
1. Phƣơng hƣớng cải cách toà án nhằm nâng cao vai trò của toà án trong Nhà
nƣớc pháp quyền XHCN Việt Nam.
- Tiếp tục hoàn thiện pháp luật hình sự, dân sự phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
- Hoàn thiện pháp luật về thủ tục tố tụng toà án bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch và bảo
vệ quyền con người, quyền công dân.
- Tổ chức hệ thống toà án hợp lý, khoa học bảo đảm toà án có vị trí trung tâm, xét xử là trọng tâm của
hoạt động thực hiện quyền tư pháp.
- Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị cho cán bộ, công chức
ngành toà án đặc biệt là thẩm phán.
- Tăng cường sự giám sát của cơ quan dân cử, công luận và nhân dân đối với hoạt động xét xử
của toà án.
2. Một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của Tòa án trong nhà nƣớc pháp
quyền Việt Nam.
Thứ nhất: Xây dựng một hệ thống các quan điểm lý luận hoàn chỉnh và đầy đủ về tư pháp,
quyền tư pháp, thực hiện quyền tư pháp và hệ thống các nguyên tắc, thiết chế thực hiện
quyền tư pháp mà trung tâm là quyền xét xử của Tòa án.
Thứ 2: Nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, người dân và tòan xã hội về vị trí và vai
trò đặc biệt quan trọng của Tòa án trong việc bảo vệ pháp luật, bảo vệ công lý, công bằng,
bình đẳng xã hội, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của người dân, quyền con người và củng cố
phát triển tự do dân chủ trong xã hội.
Thứ 3: Hoàn thiện pháp luật hình sự, pháp luật dân sự và pháp luật tố tụng Tòa án.
Thứ 4: Cải cách mô hình tổ chức hệ thống Tòa án theo hai cấp xét xử
Thứ 5:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 00050002004_2026_2009395.pdf