Vấn đề làm việc nhóm của sinh viên khoa kinh tế - Luật

Các con số nhận được qua khảo sát cũng cho thấy mức độ triển khai công việc trong quá trình làm việc của sinh viên Khoa cũng chỉ ở vào mức thấp. 63% số giảng viên được phỏng vấn cũng đưa ra lời nhận xét rằng các sinh viên mặc dù có thể có kiến thức nhưng quá trình triển khai công việc khi làm việc nhóm tỏ ra khá chậm và thiếu kinh nghiệm.

Sau mỗi lần làm việc nhóm, khi mà công việc đã kết thúc thì việc nhóm họp lại và rút kinh nghiệm, điều gì đã đạt được, điều gì còn tồn tại cũng là cái mà nhiều sinh viên được khảo sát cho rằng nhóm mình làm chưa tốt. Tỷ lệ sinh viên cho biết nhóm mình làm cực tốt việc này chỉ chiếm 5,5%, còn số sinh viên cho rằng nhóm mình họp rút kinh nghiệm chỉ ở mức bình thường hay là chưa tốt thì chiếm thỉ lệ khá cao là 72%.

 

doc74 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3370 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Vấn đề làm việc nhóm của sinh viên khoa kinh tế - Luật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n các đề tài và tiểu luận do các thầy cô đưa ra. Nhưng nhìn chung thì đa số sinh viên Khoa Kinh Tế đều được đào tạo và trang bị những kỹ năng làm việc nhóm trong suốt quá trình học tập tại Khoa để có thể đáp ứng đầy đủ đòi hỏi của xã hội. Thứ ba: về mức độ thảo luận trong nhóm (nêu ý kiến và bảo vệ ý kiến của sinh viên), theo nghiên cứu của Trung tâm thực nghiệm về đào tạo quốc gia, đại học Maine-Mỹ thì việc thảo luận nhóm giúp người học tiếp thu đến 50% nội dung bài học. Khảo sát tại khoa cho thấy gần 30% sinh viên nêu ý kiến đóng góp ở mức trung bình, số sinh viên thường xuyên nêu ý kiến đóng góp ý kiến chiếm 43,5% . Bên cạnh đó còn gần 10% sinh viên không bao giờ hoặc rất ít khi nêu ý kiến đóng góp. Về điểm này ý kiến của sinh viên và giảng viên khá tương đồng với nhau. Các giảng viên được phỏng vấn cũng chơi rằng số sinh viên ngại đóng góp ý kiến là không nhỏ. Hình 2.3. Mức độ thường xuyên nêu ý kiến khi làm việc nhóm Việc tham gia đóng góp ý kiến vào bài làm và đưa ra lý lẽ bảo vệ ý kiến của mình là rất quan trọng, nó thể hiện vai trò của mỗi thành viên, dù tỷ lệ sinh viên không bao giờ hoặc rất ít khi nêu ý kiến chiếm tỷ lệ không nhiều nhưng đó là một tồn tại lớn mà cần phải giải quyết, đó là chưa kể tới đối với những sinh viên đã nêu ra ý kiến thì có tới 52% trong số đó cho biết họ chỉ nêu ra mà không bao giờ bảo vệ nó hoặc ít khi, dù có cũng chỉ qua loa. Những con số đã nói lên rằng nhìn chung sinh viên Khoa làm việc nhóm chưa thật sự hiệu quả. Thứ tư: về mục tiêu mà sinh viên hướng tới khi làm việc nhóm. Theo nghiên cứu vừa qua của chúng tôi, thì cho thấy rằng có nhiều luồng suy nghĩ khác nhau. Có 37% sinh viên trong số sinh viên được khảo sát đặt mục tiêu điểm số là hàng đầu, một số khác thì lại cho biết đối với họ mục tiêu kiến thức là số một và tỷ lệ này cũng là 37%. Chiếm một tỷ lệ không nhỏ 25% đó là những sinh viên làm việc nhóm với mục tiêu hướng tới là có đươc kỹ năng tốt. Tầm quan trọng của việc đề ra mục tiêu khi thực hiện công việc là điều không phải bàn cãi, nó chi phối cả quá trình làm việc. Thống kê đã cho thấy rằng sự định hướng chung về mục tiêu là khác nhau, chưa có sự nhất quán. Hình 2.4. Mục tiêu hướng tới khi làm việc nhóm Thứ năm: là tiêu chí về nguyên tắc làm việc, hoạt động của nhóm. Đối với vấn đề nguyên tắc hoạt động của nhóm, cụ thể là ở các khía cạnh: Nội quy làm việc Lập kế hoạch, thời gian biểu Triển khai kế hoạch Họp rút kinh nghiệm Thái độ làm việc của các thành viên trong nhóm Sau khi tiến hành khảo sát sinh viên Khoa Kinh Tế-Luật thì nhóm chúng tôi có những số liệu như sau: Có tới 65% sinh viên đánh giá nội quy làm việc của nhóm mình dưới mức trung bình. Thậm chí nhiều nhóm làm việc nhưng không hề có nội quy rõ ràng. 21% sinh viên cho rằng nội quy của nhóm không tốt, không phát huy được hiệu quả khi làm nhóm. Hơn một nửa số sinh viên cho rằng kế hoạch và thời gian biểu đưa ra chỉ đạt ở mức trung bình thậm chí là rất không tốt. Hình 2.5. Đánh giá về cách thức hoạt động nhóm của sinh viên Khoa Kinh Tế Các con số nhận được qua khảo sát cũng cho thấy mức độ triển khai công việc trong quá trình làm việc của sinh viên Khoa cũng chỉ ở vào mức thấp. 63% số giảng viên được phỏng vấn cũng đưa ra lời nhận xét rằng các sinh viên mặc dù có thể có kiến thức nhưng quá trình triển khai công việc khi làm việc nhóm tỏ ra khá chậm và thiếu kinh nghiệm. Sau mỗi lần làm việc nhóm, khi mà công việc đã kết thúc thì việc nhóm họp lại và rút kinh nghiệm, điều gì đã đạt được, điều gì còn tồn tại cũng là cái mà nhiều sinh viên được khảo sát cho rằng nhóm mình làm chưa tốt. Tỷ lệ sinh viên cho biết nhóm mình làm cực tốt việc này chỉ chiếm 5,5%, còn số sinh viên cho rằng nhóm mình họp rút kinh nghiệm chỉ ở mức bình thường hay là chưa tốt thì chiếm thỉ lệ khá cao là 72%. Đây là một thực trạng đáng báo động bởi trong bốn năm học đại học làm việc nhóm sẽ diễn ra thường xuyên, kinh nghiệm là một trong những thứ quan trọng mà sinh viên có được sau mỗi lần làm nhóm. Không họp rút kinh ngiệm sẽ gây khó khăn cho quá trình làm việc nhóm. Hình 2.6. Đánh giá về việc họp rút kinh nghiệm khi hoàn thành công việc Và đang lưu ý hơn cả là thái độ làm việc của mỗi nhóm. Theo thống kê của nhóm thì chỉ có 45% sinh viên cho rằng thái độ làm việc của nhóm mình là tốt (tích cực), 44% sinh viên thấy thái độ làm việc của nhóm là bình thường, còn lại 11% cho rằng thái độ làm việc của nhóm mình là không tốt (không tích cực). Đây là một con số đáng buồn cho thực trạng làm việc nhóm của sinh viên Khoa Kinh Tế-Luật, bởi lẽ cần phải có thái độ làm việc tích cực thì mới phát huy được năng lực của mỗi thành viên, thái độ làm việc không tốt của một người sẽ kéo theo sự chán nản và mệt mỏi của các thành viên khác. Hình 2.7. Đánh giá về thái độ làm việc của nhóm Thứ sáu: Điều mà cũng không thể bỏ qua đó là những xung đột, mâu thuẫn xảy ra trong quá trình làm việc nhóm Hình 2.8. Mức độ thường xuyên xảy ra mâu thuẩn của nhóm Qua đánh giá sơ bộ thì có 51% sinh viên cho biết nhóm của mình thỉnh thoảng xảy ra mâu thuẫn, còn tỷ lệ sinh viên cho biết nhóm mình thường xuyên xảy ra mâu thuẫn là 7%. Mâu thuẫn dù lớn hay nhỏ luôn là vấn đề mà nhóm phải hết sức chú ý để có được sự đoàn kết và giúp công việc thông suốt. việc Thứ bảy và cũng là tiêu chí cuối cùng mà nhóm chúng tôi khảo sát qua, đó là mức độ hiệu quả làm việc nhóm của sinh viên Khoa Kinh Tế-Luật. Có thể nói hiệu quả làm việc nhóm là vấn đề được quan tâm nhất đối với hầu hết tất cả những ai sẽ, đang và đã làm việc nhóm. Nó là kết tinh của quá trình liên kết, hợp tác giữa các thành viên trong nhóm, và là biểu hiện duy nhất có thể phản ánh được một cách tổng quan và chính xác nhất về năng lực làm việc, hoạt động của một nhóm. Hiện nay đã có rất nhiều sách báo, các buổi hội thảo, các kênh thông tin đề cập và hướng dẫn cách làm việc để có thể đạt được hiệu quả tối đa khi làm việc nhóm. Thế nhưng trên thực tế, ít có ai lại có thể phát huy được tối đa hiệu quả của việc làm nhóm, đặc biệt là sinh viên, học sinh – những người lần đầu tiếp cận với làm việc nhóm. Và theo một số chuyên gia và các tác giả nổi tiếng (Don Hellriegel, John W.Slocum tác giả của “Organizational behavior”) thì hiệu quả làm việc nhóm có thể đánh giá một cách tương đối qua các tiêu chí sau: Chất lượng công việc khi làm việc nhóm. Mức độ hiệu quả của cách thức hoạt động theo nhóm. Lượng kiến thức và kỹ năng của các thành viên sau khi làm việc nhóm. Sự đoàn kết và thấu hiểu nhau trong một nhóm. … Và đây cũng là những tiêu chí để chúng tôi có thể đánh giá một cách khái quát hiệu quả làm việc nhóm của Khoa Kinh Tế-Luật. Sau khi khảo sát 200 sinh viên Khoa Kinh Tế-Luật và phỏng vấn một số giảng viên đang công tác tại Khoa Kinh Tế-Luật thì nhóm chúng tôi có số liệu thống kê như sau: Có đến hơn 50% sinh viên cho rằng hiệu quả làm việc nhóm của mình là cao, nhưng trong đó chỉ có 8% cho rằng hiệu quả làm nhóm là rất cao. Số sinh viên có hiệu quả làm việc nhóm bình thường chiếm đến 41% và 6% còn lại là số sinh viên cho rằng hiệu quả làm nhóm của mình thấp. Kết hợp số liệu điều tra trên cùng với những nhận xét của các giảng viên trong trường, đặc biệt là các giảng viên ở các bộ môn thường xuyên phải làm việc nhóm thì chúng tôi cho rằng hiệu quả làm việc nhóm của sinh viên Khoa Kinh Tế là ở mức trên trung bình, đa số các sinh viên đều đã biết cách làm việc nhóm. Thế nhưng bên cạnh đó vẫn còn một lượng lớn sinh viên chưa thực sự nắm rõ cách thức làm việc nhóm nên dẫn đến việc không thể nâng cao được hiệu quả làm việc nhóm của chính mình. Hình 2.9. Đánh giá chung về mức độ hiệu quả làm việc nhóm Biểu đồ trên cũng phần nào phản ánh tình hình chung về hiệu quả của việc làm nhóm của sinh viên Khoa Kinh Tế. Tuy nhiên nếu xét về hiệu quả của từng khía cạnh riêng thì nhóm nhận thấy có sự khác nhau giữa các tiêu chí riêng đó. Nhóm xin được xét ở 2 khía cạnh tiêu biểu nhất đó là: Chất lượng công việc được thể hiện qua kết quả của bài tiểu luận, đề tài hay các công việc khác mà nhóm thực hiện. Lượng kiến thức mà nhóm nhận được. Hình 2.10. Đánh giá về chất lượng công việc và lượng kiến thức thu được khi làm nhóm Về chất lượng công việc thì có đến gần 60% cho rằng kết quả công việc nhóm thực hiện là tốt và chỉ có 4.5% sinh viên cho rằng kết quả là không tốt. 37% còn lại thì cho rằng kết quả công việc của nhóm là bình thường. Đây cũng là con số đáng khích lệ, bởi nhìn chung thì kết quả công việc sinh viên Khoa đạt được là khá cao. Tuy nhiên khi xét về khía cạnh lượng kiến thức mà sinh viên nhận được khi làm việc nhóm với nhau thì có sự khác biệt rất lớn đối với chất lượng công việc đạt được. Có đến 55% sinh viên cho rằng lượng kiến thức mà mình nhận lại sau khi làm việc nhóm là ở mức trung bình trở xuống. Đáng chú ý hơn là trong đó có đến 10% cho rằng lượng kiến thức thu về là ít và rất ít. Và chỉ có 45% cho rằng lượng kiến thức mình nhận được là nhiều. Điều này cho thấy được phần nào trực trạng hoạt động và học tập theo nhóm của sinh viên Khoa Kinh Tế_Luật, sinh viên Khoa quan tâm đến chất lượng công việc hoàn thành hơn là lượng kiến thức mà mình nhận được do đó gây ảnh hưởng đến với thái độ và cách thức làm việc nhóm của bản thân. Tóm lại, về thực trạng hoạt động làm việc nhóm của sinh viên Khoa Kinh Tế hiện nay, với góc độ nhìn tổng hợp từ hai phía sinh viên và giảng viên, thì có thể nói rằng hầu hết các sinh viên trong Khoa đều biết cách làm việc nhóm và đạt hiệu quả ở mức trên trung bình nhưng hiện tại vẫn và đang rất cần có những cải tiến trong phương pháp để có thể tiến bộ hơn. Hiệu quả làm việc nhóm và các yếu tố tác động đến nó. Và để giúp các sinh viên hiểu rõ hơn tác động của các yếu tố lên hiệu quả làm việc nhóm cũng như những ảnh hưởng của hiệu quả làm việc đến các yêu tố khác nhằm nâng cao được hiệu quả làm việc nhóm của sinh viên Khoa Kinh Tế_Luật thì nhóm chúng tôi đã tiến hành phân tích và kiểm định mối quan hệ của từng yếu tố tác động vào hiệu quả làm việc nhóm. Yếu tố chủ quan Mỗi cá nhân với vai trò là nhân tố quan trọng cầu thành nên một nhóm, vừa chịu ảnh hưởng của nhóm lại vừa tác động đến hiệu quả làm việc của nhóm, đây chính là sự tương tác qua lại giữa cá nhân với tập thể, đóng góp của mỗi người tạo nên kết quả của quá trình làm việc nhóm, và kết quả cuối cùng đó lại phản ánh năng lực cũng như phần nào phản ánh được mức độ hiệu quả làm việc của nhóm đó. Vì vậy có thể coi đóng góp của mỗi cá nhân là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất tác động đến hiệu quả làm việc nhóm. Theo kết quả điều tra, phỏng vấn sâu các sinh viên và thầy cô trong Khoa, nhóm chúng tôi nhận thấy đa số các thầy cô và sinh viên đều cho rằng mức độ đóng góp của mỗi thành viên trong nhóm của sinh viên Khoa Kinh Tế_Luật không đồng đều và có sự chênh lệch rất lớn, hình thành hiện tượng ỷ nại vào nhau… từ đó dẫn đến việc không tối ưu hóa được hiệu quả khi làm việc nhóm. Hình 2.11. Đánh giá về mức độ đóng góp của các thành viên trong nhóm Theo khảo sát của chúng tôi, hơn 65% cho rằng đóng góp của mình đến thành quả của nhóm là không nhiều, trong đó có gần 5% cho rằng đóng góp của mình là quá ít. Đây là con số đáng lưu ý, và cần được cải thiện rất nhiều, bởi lẽ khi thành viên cảm thấy đóng góp của mình không nhiều thì sẽ dẫn đến nhiều hệ quả không tốt như không có hứng thú khi làm việc nhóm, tạo tâm lý tự ti, dễ nản… Vì vậy nhóm chúng tôi đã tiến hành kiểm định để tìm ra yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tự nhận xét mức độ đóng góp của bản thân đối với thành quả của nhóm như sau: Thứ nhất là do ảnh hưởng của sở thích và quan niệm bản thân của mỗi người. Mà ở đây chính là quan niệm về sự yêu thích ở vị trí nào trong nhóm. Hình 2.12. Thái độ yêu thích ở các vị trí trong nhóm Khảo sát sơ qua về thái độ yêu thích ở vị trí nào trong nhóm của sinh viên Khoa thì nhóm nhận thấy đa số các sinh viên thích làm thành viên tích cực (65.5%), chỉ có 18% sinh viên thích được làm nhóm trưởng, và đang lưu ý là có đến 16.5% sinh viên chỉ muốn trở thành thành viên bình thường. Chính sự phân hóa của thái độ yêu thích trên đã gây ra sự khác nhau giữa các mức độ đóng góp của thành viên trong nhóm đến thành quả của nhóm. Có thể nhận thấy điều này qua bảng số liệu sau: muc do dong gop It vua phai Nhieu Row % Row % Row % thich o vi tri nao nhom truong 5.6% 38.9% 55.6% thanh vien tich cuc 6.1% 61.8% 32.1% thanh vien binh thuong 18.2% 60.6% 21.2% Bảng 2.2. Tần suất kết hợp 2 yếu tố giữa mức độ đóng góp và thái độ yêu thích ở các vị trí. Chi-Square Tests Value Df AsympSig(2sided) Pearson Chi-Square 14.325(a) 4 .006 Likelihood Ratio 13.083 4 .011 Linear-by-Linear Association 10.681 1 .001 N of Valid Cases 200 Bảng 2.3. Kiểm định chi bình phương 2 yếu tố giữa mức độ đóng góp và thái độ yêu thích ở các vị trí Kết quả kiểm định cho thấy biến “thích ở vị trí nào trong nhóm” và biến “ mức độ đóng góp của thành viên đó” là có sự quan hệ, với p_value = 0.006 nhỏ hơn rất nhiều so với giá trị kiểm định là p=0.05. Và theo thống kê thì những người thích làm nhóm trưởng và thành viên tích cực thì có xu hướng đóng góp nhiều hơn so với những người chỉ muốn làm thành viên bình thường. Trong số những người thích làm nhóm trưởng thì có đến 55.6% có đóng góp nhiều đến thành quả của nhóm, và chỉ có 5.6% là có đóng góp ít đến thành quả của nhóm. Trong khi đó những người muốn làm thành viên bình thường thì chỉ có 21,2% trong số đó có đóng góp nhiều đến thành quả của nhóm. Thứ hai, mức độ đóng góp của mỗi thành viên còn có mối quan hệ với việc thành viên đó có thường xuyên nêu ra ý kiến và bảo vệ ý kiến của mình hay không. Vẫn tiếp tục sử dụng phương pháp thống kê tần suất 2 yếu tố, nhóm có số liệu sau: muc do dong gop It vua phai Nhieu Row % Row % Row % neu y kien it 33.3% 38.1% 28.6% vua phai 10.2% 78.0% 11.9% nhieu 2.5% 50.8% 46.7% Bảng 2.4. Tần suất 2 yếu tố giữa mức độ đóng góp và mức độ thường xuyên nêu ý kiến muc do dong gop It vua phai Nhieu Row % Row % Row % bao ve y kien it 27.3% 48.5% 24.2% vua phai 6.9% 69.4% 23.6% nhieu 2.1% 51.6% 46.3% Bảng 2.5. Tần suất 2 yếu tố giữa mức độ đóng góp và mức độ thường xuyên bảo vệ ý kiến Theo chúng tôi thống kê được thì với những người ít nêu ý kiến và ít bảo vệ ý kiến thì có đến khoảng 30% số đó là những người ít có đóng góp đến thành quả của nhóm. Trong khi những người thường xuyên nêu ra ý kiến và bảo vệ ý kiến của mình thì chỉ có gần khoảng 3% đóng góp ý và có đến gần 50% có đóng góp nhiều cho nhóm. Chi-Square Tests (Nêu ý kiến) Value Df AsympSig(2sided) Pearson Chi-Square 42.457(a) 4 .000 Likelihood Ratio 38.897 4 .000 Linear-by-Linear Association 23.502 1 .000 N of Valid Cases 200 Bảng 2.6. Kiểm định chi bình phương “mức độ nêu ý kiến” và “mức độ đóng góp” Chi-Square Tests (Bảo vệ ý kiến) Value Df Asymp.Sig(2sided) Pearson Chi-Square 29.706(a) 4 .000 Likelihood Ratio 25.467 4 .000 Linear-by-Linear Association 18.201 1 .000 N of Valid Cases 200 Bảng 2.7. Kiểm định chi bình phương “mức độ bảo vệ ý kiến” và “mức độ đóng góp” Với cả 2 trường hợp này, giá trị p_value dần về 0, cho thấy mức độ phụ thuộc giữa 2 biến trên là không nhỏ. Từ đó cho thấy sinh viên Khoa Kinh Tế_Luật cần có những thay đổi mới trong hành động lẫn tư tưởng của bản thân đối với việc làm nhóm để có thể làm tăng mức độ đóng góp của bản thân vào thành quả của nhóm được nhiều hơn. Thứ ba: Như nhóm đã trình bày ở phần thực trạng làm việc nhóm của sinh viên Khoa Kinh Tế cho thấy mức độ làm việc nhóm của sinh viên là rất thường xuyên và cần thiết. Do vậy những ai đã biết cách làm việc nhóm, biết cách liên kết năng lực các thành viên trong nhóm thì thường sẽ có ưu thế hơn hẳn so với những người khác mà thể hiện rõ nét nhất là ở kết quả học tập và kết quả hoạt động nhóm của họ. Chính vì vậy nhóm chúng tôi sẽ tiếp tục phân tích và kiểm định mối quan hệ giữa hiệu quả làm việc nhóm và kết quả học tập của mỗi thành viên để xác định lại mức độ chính xác của nhận định trên. Sau khi thống kê, chúng ta có hơn 90% những thành viên có hiệu quả làm việc nhóm thấp chỉ có điểm trung bình từ 6.0 đến 7.0 và không có thành viên nào có điểm trung bình trên 8.0 . Trong khi gần 80% những thành viên có hiệu quả làm việc nhóm cao có điểm trung bình từ 7.0 trở lên, trong đó có đến 30% đạt điểm trung bình trên 8.0 Hình 2.13. Biểu đồ kết hợp 2 yêu tố “hiệu quả làm việc nhóm” và “điểm số” Qua phép kiểm định chi bình phương, càng thấy rõ hơn mức độ phụ thuộc giữa hai biến định tính trên. Giá trị p_value nhận là dần về 0, cho thấy mức độ phụ thuộc giữa hai biến trên là rất lớn. Chi-Square Tests Value Df AsympSig(2sided) Pearson Chi-Square 25.171(a) 4 .000 Likelihood Ratio 25.534 4 .000 Linear-by-Linear Association 17.372 1 .000 N of Valid Cases 137 Bảng 2.8. Kiểm định chi bình phương 2 yếu tố giữa hiệu quả làm việc nhóm và điểm số Theo nhận xét của các giảng viên trong trường và theo các thông tin truyền thông có đề cập thì đây là mối quan hệ 2 chiều, bởi lẽ khi các sinh viên nâng cao được hiệu quả của việc làm nhóm thì lúc đó kết quả công việc cũng sẽ được nâng cao, ngược lại, thông thường các sinh viên có điểm học tập cao thì năng lực và kỹ năng của các sinh viên này thường cao hơn mọi người do đó họ có khả năng làm việc nhóm, có khả năng hoàn thành công việc và liên kết mọi người lại với nhau, từ đó tạo ra được hiệu quả làm việc nhóm cao hơn những sinh viên khác. Do đó, sinh viên Khoa Kinh Tế_Luật nên luyện tập cho mình kỹ năng làm nhóm, không phải chỉ để thu lại được kết quả học tập mà để thu về cho mình những kỹ năng cần thiết đối với một sinh viên khối ngành kinh tế. Yếu tố khách quan Bên cạnh những yếu tố chủ quan, mà mỗi sinh viên có thể tự khắc phục và thay đổi thì vẫn tồn tại những yếu tố khách quan khác tác động đến hiệu quả làm việc nhóm, tuy là yếu tố khách quan nhưng những yếu đó lại có mối quan hệ với những yếu tố chủ quan, do vậy mỗi chúng ta_ những sinh viên đang hoạt động và làm việc theo nhóm cũng có thể cùng nhau dần dần tác động đến các yếu tố đó. Có thể kể sơ qua vài yếu tố khách quan quan trọng nhất sau đây: Cách thức làm việc của nhóm. Vai trò của nhóm trưởng. Quy mô của nhóm. Mục tiêu của nhóm. Mức độ đoàn kết của nhóm. … Thứ nhất: Phải nói đến cách thức làm việc của nhóm, bởi vì theo nhận định của các chuyên gia cũng như kết quả điều tra của nhóm thì đây là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của việc làm nhóm. Theo kết quả kiểm định chi bình phương, chúng ta có thể thấy được mức độ phụ thuộc giữa 2 biến “cách thức làm việc nhóm” và “hiệu quả làm việc nhóm”. Đây quả thật là mối quan hệ chặc chẽ với nhau, bởi lẽ dĩ nhiên là không có 1 nhóm nào có thể đạt được hiệu quả cao khi cách thức hoạt động trong nó đã không tốt, số liệu trên đã cho thấy một cách tuyệt đối: Những nhóm có cách thức hoạt động tốt thì không có nhóm nào có hiệu quả làm nhóm dưới mức bình thường, trong khi đó những nhóm có cách thức hoạt động không tốt thì không có nhóm nào có hiệu quả làm nhóm cao và hơn 70% trong số đó có hiệu quả làm việc nhóm chỉ ở ngang và thấp hơn mức bình thường. hieu qua hoat dong thap binh thuong cao rat cao Row % Row % Row % Row % Cách thức hoạt động khong tot 23.8% 47.6% 28.6% binh thuong 6.5% 59.8% 30.4% 3.3% tot 1.4% 23.3% 65.8% 9.6% rat tot 57.1% 42.9% Bảng 2.9. Tần suất 2 yếu tố giữa cách thức làm việc nhóm và hiệu quả làm việc nhóm Chi-Square Tests Value Df AsympSig(2sided) Pearson Chi-Square 72.856(a) 9 .000 Likelihood Ratio 67.248 9 .000 Linear-by-Linear Association 50.130 1 .000 N of Valid Cases 200 Bảng 2.10. Kiểm định chi bình phương “cách thức hoạt động” và “hiệu quả hoạt động” Thứ hai: Mức độ hiệu quả làm việc nhóm cũng chịu tác động mạnh bởi vai trò hay mức độ làm việc hiệu quả của nhóm trưởng. Một nhóm không thể hoạt động tốt khi không có một nhóm trưởng có năng lực và trách nhiệm. Có thể đánh giá mức độ hiệu quả của nhóm trưởng qua những tiêu chí sau: Tinh thần trách nhiệm. Biết cách quản lý và điều hành nhóm. Biết cách phân chia công việc cho hiệu quả. … Chúng ta có thể xem qua tổng quan về mức độ hài lòng của sinh viên Khoa Kinh Tế đối với nhóm trưởng của họ như sau: Hình 2.14. Mức độ hài lòng về nhóm trưởng của sinh viên Khoa Kinh Tế-Luật Gần 50% sinh viên Khoa Kinh Tế_Luật hài lòng với nhóm trưởng của mình không phải là con số quá nhỏ nhưng cũng không phải là con số quá lớn. Bởi vì vẫn còn 50% còn lại không hài lòng lắm với nhóm trưởng hiện tại của mình. Do đó để có thể nâng cao hiệu quả của việc làm nhóm thì trước hết chúng ta nên nâng cao tỉ lệ hài lòng của các thành viên đối với nhóm trưởng lên mức cao hơn bằng nhiều cách như thay đổi nhóm trưởng, nâng cao năng lực cũng như phẩm chất của người nhóm trưởng… cach thuc hoat dong khong tot binh thuong tot rat tot Row % Row % Row % Row % nhom truong khong hai long 21.4% 71.4% 7.1% binh thuong 19.0% 58.3% 22.6% hai long 2.0% 32.4% 52.0% 13.7% Bảng 2.11. Tần suất giữa 2 yếu tố “mức độ hài lòng về nhóm trưởng” và “cách thức làm việc của nhóm” hieu qua lam viec nhom thap binh thuong cao rat cao Row % Row % Row % Row % nhom truong khong hai long 7.1% 57.1% 28.6% 7.1% binh thuong 10.7% 54.8% 31.0% 3.6% hai long 2.0% 27.5% 58.8% 11.8% Bảng 2.12. Tần suất giữa 2 yếu tố “mức độ hài lòng về nhóm trưởng” và “hiệu quả làm việc của nhóm” Bảng thống kê cũng cho chúng ta thấy, mối quan hệ giữa mức độ hài lòng về nhóm trưởng đối với cách thức hoạt động của nhóm cũng như mức độ hiệu quả của nhóm. Tỉ lệ nhóm có hiệu quả làm việc thấp và cách thức hoạt động không tốt ở những nhóm có độ hài lòng cao về nhóm trưởng là rất nhỏ, chỉ có 2%, và tỉ lệ nhóm có cách thức làm việc tốt cũng như có hiệu quả làm việc cao ở những nhóm này là rất lớn, hơn 70%. Thứ ba: Một yếu tố cũng không kém phần quan trọng đối với mức độ hiệu quả làm việc của nhóm là quy mô của nhóm. Tuy quy mô của nhóm không tác động trực tiếp vào hiệu quả làm việc của nhóm do nó còn tùy thuộc vào mức độ khó và lớn của công việc chung mà nhóm phải làm nhưng xét trên phương diện quy mô một cách tương đối thì quy mô nhóm cũng có những ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả của làm việc nhóm. Số liệu thu thập cụ thể như sau: Hình 2.15. Biểu đồ kết hợp giữa 2 yếu tố “quy mô nhóm” và “hiệu quả làm việc của nhóm” Có thể nhận thấy được mức độ hiệu quả của quy mô nhóm nhỏ hơn 8 thành viên sẽ nhỉnh hơn so với những nhóm trên 8 thành viên. Lý do dễ hiểu để giải thích cho vấn đề trên chính là mức độ kết hợp năng lực giữa các thành viên trong nhóm lại, cũng như mức độ tương tác giữa các thành viên trong nhóm. Theo John C.Maxwell (tác giả của “17 nguyên tắc vàng khi làm việc nhóm) thì nhóm có thể chấp nhận được trong khoảng nhỏ hơn 16 thành viên, tuy nhiên để nhóm có thể phát huy hết được năng lực của mỗi cá nhân, và có sự tương tác tốt thì nhóm chỉ nên có quy mô nhỏ hơn 8 thành viên mà thôi. Đây là con số vừa đủ để có thể đảm nhận những công việc khó khăn và cũng là con số phù hợp để có được sự tương tác tốt giữa các thành viên trong nhóm. Thứ tư: Mỗi nhóm hoạt động đều có mục tiêu cho riêng nhóm mình, trong môi trường đại học hiện nay nói chung và trong môi trường Khoa Kinh Tế nói riêng thì mục tiêu thường thấy ở các nhóm học tập trong Khoa sẽ là: Kiến thức Kỹ năng Điểm số Sự đoàn kết, am hiểu nhau… … Tùy từng mục tiêu hướng đến của từng nhóm mà mỗi nhóm sẽ có cách thức hoạt động khác nhau nhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra. Tuy nhiên theo thông kê, chúng ta có thể thấy mục tiêu được đa số sinh viên Khoa Kinh Tế_Luật cho rằng là quan trọng đó là mục tiêu điểm số và kiến thức thu nhận được. Tuy nhiên cũng có một số cho rằng mục tiêu về kiến thức là không quan trọng, và đây là một định hướng hoàn toàn sai lầm của sinh viên Khoa chúng ta. Bởi theo đúng với ý nghĩa của việc làm nhóm thì mục tiêu kiến thức và kỷ năng là thực sự quan trọng, khi làm nhóm, chúng ta có thể học tập từ nhau, có thể trao dồi và nâng cao vốn kiến thức cũng như những kỷ năng mềm cần thiết trong cuộc sống và công việc sau này của sinh viên chúng ta. Thứ năm: Đây được coi là yếu tố khó có thể định hình và đo lường một cách chính xác được, nhưng theo các nhà khoa học thì nó lại là một yếu tố ảnh hưởng âm thầm nhưng mạnh mẽ đến làm việc nhóm. Đó chính là yếu tố mức độ đoàn kết trong nội bộ nhóm. Theo kết quả đã trình bày ở phần thực trạng thì chúng ta đã biết mức độ thường xuyên xảy ra mâu thuẩn chiếm 7%, và mức độ thỉnh thoảng xảy ra mâu thuẩn là 51%, 42% còn lại cho rằng nhóm của mình ít khi và không bao giờ xảy ra mâu thuẩn. Thế nhưng con số trên có phản ánh được mức độ đoàn kết trong nhóm của sinh viên Khoa Kinh Tế-Luật hay không? Để trả lời cho câu hỏi trên, nhóm chúng tôi tiếp tục phân tích và thông kê được số liệu như sau: Hình 2.16 Mức độ đoàn kết trong nội bộ nhóm của sinh viên Khoa Kinh Tế Có đến 55% cho rằng mức độ đoàn kết của nhóm là không cao, thậm chí có 2% sinh viên cho rằng nhóm mình không đoàn kết. Và chỉ có 45% sinh viên cho rằng mức độ đoàn kết của nhóm là cao. Đây là một thực trạng đáng lưu ý và cần được quan tâm nhiều hơn bởi theo nhận định của hầ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVấn đề làm việc nhóm của sinh viên khoa kinh tế - luật.doc
Tài liệu liên quan