Sau những năm dài chìm trong chiến tranh và đói nghèo giờ đây nước ta đang chuyển mình hoà nhập với xu thế phát triển chung của thế giới .Từng ngày , từng giờ ở trên đất nước Việt Nam, chúng ta đã và đang chứng kiến sự thay da đổi thịt của tất cả các lĩnh vực trong nền kinh tế nước nhà . Từ chỗ nền kinh tế yếu kém , tập trung quan liêu bao cấp , giờ đây chúng ta đã có những chuyển đổi thích hợp để chuyển sang nền kinh tế thị trường .
12 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5054 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vận dụng quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập để phân tích sự hội nhập và phát triển của ngành bảo hiểm nước ta, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vận dụng quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập để phân tích sự hội nhập và phát triển của ngành bảo hiểm nước ta
Lời nói đầu
Trong giai đoạn phát triển của nền kinh tế thế giới hiện nay, đòi hỏi mỗi một khu vực ,mỗi một quốc gia... Phải có sự chuyển biến không ngừng để hội nhập và phát triển , theo kịp với thời đại hiện nay . Không nằm ngoài vòng xoáy của sự phát triển đó,nước ta là một nước có nền kinh tế còn kém phát triển thì sự hội nhập và phát triển là một vấn đề đã và đang được quan tâm hiện nay.
Xu hướng toàn cầu hoá và khu vực hoá trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế , mà lĩnh vực dịch vụ tài chính đóng vai trò quan trọng , đòi hỏi mỗi quốc gia , chính phủ và mỗi ngành của nền kinh tế quốc dân phải có những điều chỉnh thích hợp , theo hướng từng bước hoà nhập vào khuôn khổ pháp lý , cơ cấu tổ chức , trình độ phát triển của thế giới và khu vực . Về nguyên tắc , các nước phải xây dựng những chính sách kinh tế , chính sách tài chính phù hợp và hợp lý cho phép thúc đẩy sự tự do hoá chu chuyển vốn và hệ thống dịch vụ tài chính với vai trò trung gian , tài chính phải phát triển đủ mạnh để tiếp nhận và chu chuyển các luồng vốn đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển .
Hội nhập kinh tế quốc tế nói chung của Việt Nam , trong đó có hội nhập quốc tế trong lĩnh vực bảo hiểm là một nhu cầu khách quan xuất phát từ nhu cầu thực tế của sự phát triển kinh tế đất nước trong bối cảnh sự phát triển kinh tế toàn cầu hoá .
Với những hiểu biết còn hạn về nền kinh tế nước ta cũng như vốn kiến thức có hạn về môn triết học ở đây em chỉ xin vận dụng Quy Luật Thống Nhất Và Đấu Tranh Của Các Mặt Đối Lập để nêu ra mấy vấn đề chính đó là : Những khó khăn , thách thức, những thành quả đã đạt được trong quá trình hội nhập và phát triển của ngành Bảo Hiểm nước ta .
Phần 1 : Những Khái Niệm Cơ Bản
1. Mặt đối lập , mâu thuẫn :
Mặt đối lập là phạm trù dùng để chỉ những mặt có những đặc điểm , những thuộc thính , những quy định có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau , tồn tại một cách khách quan trong tự nhiên , xã hội và tư duy
Hai mặt đối lập cùng tồn tại , vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau thì tạo thành một mâu thuẫn biện chứng
2. Mối quan hệ biện chứng giữa sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập:
_ Sự thống nhất của hai mặt đối lập là sự nương tựa vào nhau , quy định lẫn nhau , làm tiền đề cho nhau tồn tại và có thể chuyển hoá giữa hai mặt đó
_ Sự đấu tranh của hai mặt đối lập là sự tác động qua lại theo xu hướng bài trừ và phủ định lẫn nhau giữa hai mặt đó
3. Nội dung cơ bản của quy luật mâu thuẫn :
Sự cùng tồn tại của hai mặt đối lập trong sự vật , sự thống nhất giữa hai mặt đó và cuộc đấu tranh giữa chúng tạo thành nguồn gốc và động lực của sự phát triển của sự vật
Phần 2 : Hội Nhập Quốc Tế Trong Lĩnh Vực Bảo Hiểm Khó Khăn Và Thách Thức
Sau những năm dài chìm trong chiến tranh và đói nghèo giờ đây nước ta đang chuyển mình hoà nhập với xu thế phát triển chung của thế giới .Từng ngày , từng giờ ở trên đất nước Việt Nam, chúng ta đã và đang chứng kiến sự thay da đổi thịt của tất cả các lĩnh vực trong nền kinh tế nước nhà . Từ chỗ nền kinh tế yếu kém , tập trung quan liêu bao cấp , giờ đây chúng ta đã có những chuyển đổi thích hợp để chuyển sang nền kinh tế thị trường .
Mười năm trở lại đây đã có rất nhiều dự án đầu tư vào Việt Nam mang lại nhiều công ăn việc làm cho nhân dân ta .Sở dĩ có được những thành quả như vậy là do chúng ta đã thực hiện chính sách hội nhập và phát triển kinh tế cùng với phương châm “đa dạng hoá ,đa phương hoá quan hệ ” và “là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển ” .Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 160 nước và hầu hết các tổ chức quốc tế và khu vực quan trọng .Với việc gia nhập ASEAN(7-1995) ,kí hiệp dịnh chung về hợp tác kinh tế với EU (7-1995) ,tham gia APEC(11-1998) và chuẩn bị tích cực cho các cuộc đàm phán gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO… Từ những yếu tố trên đòi hỏi chúng ta phải có một ngành bảo hiểm linh hoạt , vững chắc và đáng tin cậy để từ đó các công ty , các tổ chức quốc tế … Có thể yên tâm đầu tư , rót vốn vào nước ta . Sự cần thiết của hội nhập quốc tế trong lĩnh vực dịch vụ bảo hiểm rất được quan tâm , chú trọng trong hội nhập dịch vụ tài chính nhằm thu hút các nguồn vốn đầu tư , tranh thủ công nghệ của nước ngoài tạo bước đột phá phát triển cho các doanh nghiệp trong nước . Bởi vì hoạt động kinh doanh bảo hiểm là ngành dịch vụ tài chính mang tính quốc tế sâu sắc .Điều đó xuất phát từ bản chất của hoạt động kinh doanh bảo hiểm theo nguyên tắc phân bổ rủi ro và trong điều kiện rủi ro luôn vận động , không chỉ giới hạn trong một quốc gia mà có thể di chuyển đến một hoặc nhiều nước khác , có liên quan đến quyền lợi của các tổ chức và cá nhân thuộc nhiều quốc tịch . Sự phát triển của hoạt động kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam không thể tách rời và đứng ngoài xu thế hội nhập quốc tế .
Theo nội dung của quy luật mâu thuẫn , một trong những quy luật quan trọng nhất của phép BCDV, cho thấy trong kết cấu của mọi sự vật , hiện tượng không phải bao giờ cũng bao gồm các nhân tố đồng nhất , thuần nhất , thống nhất với nhau mà mọi sự vật hiện tượng đều được cấu tạo nên bởi một thể thống nhất bao gồm nhiều mặt khác nhau , trong đó có những mặt đối lập nhau . Mâu thuẫn xuất hiện khi các mặt đối lập đó tác động , liên hệ , giàng buộc, chi phối lẫn nhau , làm tiền đề , điêù kiện phát triển của nhau . Đấu tranh giữa các mặt đối lập nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa chúng làm cho sự vật mới ra đời , thay thế sự vật cũ đã nói lên sự vận động , phát triển không ngừng của sự vật trong thế giới vật chất , chúng luôn luôn chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác một cách vô tận , đương nhiên sự hội nhập và phát triển kinh tế hay cụ thể là hội nhập và phát triển của ngành Bảo Hiểm cũng phải tuân theo quy luật này . Hội nhập và phát triển ngành Bảo Hiểm luôn mang lại những thuận lợi vô cùng to lớn đối với nền kinh tế của một quốc gia ,nhưng bên cạnh đó hội nhập và phát triển ngành Bảo Hiểm cũng đồng thời đem lại những mặt đối lập. Những khó khăn chủ yếu của quá trình hội nhập và phát triển ngành Bảo Hiểm đó là nước ta bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội từ xuất phát điểm rất thấp cho đến nay nước ta vẫn là một nước nghèo và kém phát triển .Sau khi hoàn thành sự nghiệp giải phóng và thống nhất đất nước ,nhân dân ta đã đạt được những thành tựu trong việc hàn gắn vết thương chiến tranh .Tuy vậy , nền kinh tế nước ta vẫn là nền kinh tế nông nghiệp , kém phát triển mang nặng tính tự cấp tự túc .Trang bị kĩ thuật và kết cấu hạ tầng xã hội yếu kém , cơ cấu kinh tế mất cân đối, cơ chế kinh tế tập chung quan liêu bao cấp để lại nhiều hậu quả nặng nề .Nền kinh tế rất kém hiệu quả , năng suất lao động thấp , tích luỹ trong nước không đáng kể , còn lệ thuộc nhiều vào bên ngoài , khủng hoảng kinh tế kéo dài trong nhiều năm , sản xuất bấp bênh , thất nghiệp tăng , tiền lương không đủ sống , trật tự xã hội không được đảm bảo , tham nhũng và nhiều tệ nạn khác lan rộng , công bằng xã hội bị vi phạm , nếp sống văn hoá tinh thần và đạo đức bị xói mòn lòng tin vào đảng và nhà nước giảm sút … Đó chính là những mặt đối lập kìm hãm sự hội nhập của ngành Bảo Hiểm , kìm hãm sự phát triển kinh tế , chúng có những thuộc tính , những quy định có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau .Tồn tại một cách khách quan trong tự nhiên , xã hội và tư duy , chúng cùng tồn tại , vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau tạo thành một mâu thuẫn biện chứng .Sự đấu tranh của hai mặt này là sự tác động qua lại theo xu hướng bài trừ và phủ định lẫn nhau Chúng tạo thành nguồn gốc và động lực cho sự phát triển của sự vật hay nói cụ thể hơn ở đây đó là sự phát triển của nền kinh tế nói chung và sự phát triển của ngành Bảo Hiểm nói riêng . Nếu chúng ta biết hạn chế và loại trừ mặt đối lập đó thì chúng ta vừa có thể hội nhập kinh tế trong lĩnh vực Bảo Hiểm , làm cho ngành Bảo Hiểm của nước ta ngày càng giàu mạnh thu hút ngày càng nhiều các nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài , tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho nhân dân vừa có thể giữ gìn bản sắc văn hoá của dân tộc , từng bước phát triển đi lên theo định hướng xã hội chủ nghĩa ... Nhưng vấn đề đặt ra ở đây là chúng ta hạn chế và loại trừ những mặt đối lập đó như thế nào ? Đó quả là một vấn đề khó khăn và là một thách thức lớn của nước ta hiện nay : “ Các chính sách hội nhập cần được tính toán cụ thể sao cho phù hợp với khả năng của các doanh nghiệp trong nước .Nếu không được chuẩn bị kĩ các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước có thể gặp nhiều khó khăn , thậm chí phá sản do sự yếu kém về năng lực tài chính , kinh nghiệm , công nghệ và đội ngũ chuyên gia , cán bộ quản lý . Đặc biệt là xu hướng chảy máu chất xám trong các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước do những cán bộ có năng lực bị thu hút vào các công ty bảo hiểm nước ngoài do chính sách đãi ngộ tốt hơn .
Trong các cam kết khi tham gia các hiệp định , các tổ chức quốc tế có một số điêù kiện bắt buộc có thể đụng chạm đến những quy định trong thể chế pháp luật hiện hành , đồng thời quy định về đảm bảo quyền bình đẳng trong kinh doanh giữa các bên sẽ gây khó khăn thêm cho các doanh nghiệp trong nước do không còn được bảo hộ .
Việc thị trường bảo hiểm trong nước có thể bị chi phối bởi các công ty bảo hiểm nước ngoài sẽ dẫn đến hậu quả xấu trong trường hợp vì lo ngại môi trường đầu tư xấu đi , các công ty đồng loạt rút vốn ra khỏi Việt Nam như đã xảy ra tại một số nước trong khu vực dưới tác dụng của khủng hoảng tài chính tiền tệ .
Như vậy với đặc điểm của thị trường bảo hiểm Việt Nam khi tiến hành hội nhập là thị trường còn non trẻ , số lượng các doanh nghiệp chưa nhiều , năng lực tài chính , kinh nghiệm chuyên môn và quản lý , công nghệ khai thác , mạng lưới bạn hàng của các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước còn nhiều hạn chế , ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh và chất lượng phục vụ . Tiềm năng phát triển của thị trường bảo hiểm còn rất lớn .Qui mô của ngành bảo hiểm ở Việt Nam còn nhỏ , ước tính tỷ lệ tổng doanh thu phí bảo hiểm so với GDP mới chỉ đạt khoảng 0,6% trong khi tỷ lệ này tại các nước khác trong khu vực đạt khoảng từ 2-4%/GDP ” - ( trích dẫn- Một Số Vấn Đề Về Hội Nhập Quốc Tế Trong Lĩnh Vực Bảo Hiểm- tác giả Phạm Khắc Dũng –trang 33 – tạp chí Kinh Tế Và Phát Triển )
Qua đó chúng ta phần nào thấy được những khó khăn cơ bản của quá trình hội nhập quốc tế trong lĩnh vực Bảo Hiểm . Đó là những mặt đối lập , song song tồn tại trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế . Cơ bản đó là hai loại mâu thuẫn : Mâu thuẫn chủ quan và mâu thuẫn khách quan . Mâu thuẫn chủ quan đó là các yếu tố : năng lực quản lý yếu kém , vấn đề nội bộ , vấn đề con người …Còn mâu thuẫn khách quan đó là : những tác động từ bên ngoài , yếu tố công nghệ , thiết bị lạc hậu … Nếu chúng ta biết hạn chế và loại trừ những mâu thuẫn đó , cụ thể như : tận dụng một cách triệt để nguồn nhân lực , phát huy khả năng sáng tạo , tư duy quản lý nhanh nhạy , áp dụng công nghệ kĩ thuật tiên tiến , áp dụng các chính sách quản lý kinh tế hợp lý …Thì trong tương lai ngành Bảo Hiểm của chúng ta sẽ đạt được những tiến bộ đáng kể , tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế phát triển
Phần 3: Những Thành Quả Đã Đạt Được Trong Quá Trình Hội Nhập Quốc Tế Trong Lĩnh Vực Bảo Hiểm
Thông qua hội nhập thị trường Việt Nam đã tranh thủ được vốn , kinh nghiệm , công nghệ và kỹ năng quản lý của các công ty nước ngoài phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội , tạo điều kiện cho các công ty trong nước tiếp thu công nghệ tiên tiến , thu hút các nguồn vốn ngoài nước và tranh thủ sự hỗ trợ giúp đỡ trong đào tạo của các nước .
Thị trường bảo hiểm Việt Nam đã có tính năng động hơn . Hội nhập đã tạo ra môi trường cạnh tranh, thúc đẩy các công ty bảo hiểm trong nước sáng tạo và phát triển ,qua đó đã mở rộng thị trường hoạt động của các công ty bảo hiểm trong nước .Việc tăng cường cạnh tranh đã đặt ra những yêu cầu mới buộc các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước ,để đứng vững và phát triển phải nâng cao chất lượng phục vụ đa dang hoá sản phẩm ...
Hội nhập tạo điều kiện thuận lợi để thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài mở rộng thị trường đầu tư .Sự có mặt nhiều hơn của các công ty bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam đã giúp cho các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm hơn về việc đáp ứng những nhu cầu bảo hiểm của họ do đó đã gián tiếp cải thiện môi trường đầu tư tại Việt Nam
Quá trình hội nhập quốc tế về lĩnh vực bảo hiểm ở Việt Nam cụ thể là việc mở cửa thị trường bảo hiểm bắt đầu từ năm 1993 đã được tiến hành từng bước thận trọng , với số lượng hạn chế và hoạt động giới hạn ở các lĩnh vực mà khả năng trong nước chưa triển khai được và phục vụ chủ yếu cho môi trườn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam .Qua quá trình mở cửa từng bước như vậy ,các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã góp phần gia tăng khả năng đáp ứng nhu cầu bảo hiểm của thị trường bảo hiểm trong nước , tạo môi trường đầu tư thuận lợi , đông thời vừa giúp cho các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước tiếp cận môi trường cạnh tranh hội nhập , nâng cao năng lực tài chính , tiếp thu và đổi mới công nghệ bảo hiểm , phương thức hoạt động và quản lý kinh doanh ,vừa tranh thủ được sự hỗ trợ giúp đỡ của các tổ chức bảo hiểm quốc tế trong việc đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác bảo hiểm
Việc mở cửa thị trường bảo hiểm đóng vai trò đáng kể trong việc duy trì và thúc đẩy sự phát triển ổn định của thị trường bảo hiểm Việt Nam .Tổng doanh thu phí bảo hiểm tăng bình quân 23%/năm ( năm 1994 tổng doanh thu phí bảo hiểm mới chỉ đạt khoảng 740 tỷ đồng Việt Nam , năm 2001 đạt khoảng 4600 tỷ đồng Việt Nam ) . Đặc biệt là quá trình hội nhập quốc tế đã tạo điều kiện để ngành bảo hiểm Việt Nam triển khai đa dạng các loại nghiệp vụ bảo hiểm .Từ cuối năm 1996 thị trường bảo hiểm Việt Nam bắt đầu triển khai nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ , đến nay được phát triển mạnh mẽ tạo thêm một số kênh huy đọng vốn nhàn rỗi trong dân cư bổ sung cho nguồn vốn đầu tư trở lại cho nền kinh tế (năm 1996 doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ mới chỉ đạt khoảng 1 tỷ đồng , năm 2001 đạt khoảng 2500 tỷ , chiếm 54,75% tỷ trọng doanh thu phí bảo hiểm trên toàn thị trường )
Kết Luận
Đường lối đổi mới đã đưa đất nước ta vào một thời kì mới , thời kì mở rộng quan hệ quốc tế theo phương châm đa dạng hoá, đa phương hoá , đẩy mạnh hội nhập với thế giới . Hoà vào xu thế chung của đời sống quốc tế , Việt Nam tích cực và chủ động tham gia tiến trình hội nhập quốc tế nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội ,làm cho dân giàu , nước mạnh , xã hội công bằng và văn minh
Qua nội dung trình bày trên có thể thấy rõ là cơ hội và thách thức là hai mặt của qúa trình toàn cầu hoá chúng tồn tại đối lập và song song với nhau .
Như vậy thì ai là người đóng vai trò điều tiết hai mặt trên trong quá trình hội nhập quốc tế và làm thế nào để tranh thủ tận dụng các cơ hội và đối phó với những thách thức ? Em nghĩ rằng không ai khác mà chính là nhà nước phải phát huy vai trò và hiệu quả trong quản lý vĩ mô và trong tiến trình hội nhập cần quán triệt những nguyên tắc , quan điểm của đảng về hội nhập nói chung và hội nhập của ngành bảo hiểm Việt Nam nói riêng , giữ vững độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa
Trên đây là toàn bộ bài viết của em về đề tài “ Vận dụng quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập để phân tích sự hội nhập và phát triển của ngành bảo hiểm nước ta ” .Do kiến thức ,kinh nghiệm còn hạn chế , thời gian tìm hiểu chưa nhiều nên khó tránh khỏi nhưng khiếm khuyết ,sai lầm .
Rất mong được sự góp ý giúp đỡ của thầy cô và các bạn để bài viết được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cám ơn !
Mục Lục
A. Lời Mở Đầu
B. Phần Nội Dung
1. Những Khái Niệm Cơ Bản
2. Hội Nhập Quốc Tế Trong Lĩnh Vực Bảo Hiểm Khó Khăn Và Thách Thức
3. Những Thành Quả Đã Đạt Được Trong Quá Trình Hội Nhập Quốc Tế Trong Lĩnh Vực Bảo Hiểm
C. Kết Luận
D. Danh Mục Các Tài Liệu Tham Khảo
Danh mục các tài liệu tham khảo
1, Sách Triết Học Mác –Lênin ( trường ĐHQL&KD-HN)
2,Tạp chí Kinh Tế Và Phát Triển
3,Thời báo Kinh Tế
4,Sách Thực Hành Triết Học (trường ĐHQL&KD-HN)
5, Bài viết : Một Số Vấn Đề Về Hội Nhập Quốc Tế Trong Lĩnh Vực Bảo Hiểm –TH.S. Phạm Khắc Dũng – Tạp chí Kinh Tế Và Phát Triển
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 60001.DOC