* Logo: Logo của VIETTEL được thiết kế dựa trên ý tưởng cội nguồn lấy từ hình tượng hai dấu ngoặc đơn. Hình tượng này thể hiện VIETTEL luôn biết lắng nghe, trân trọng và cảm nhận những ý kiến của mọi người.
Nhìn vào Logo VIETTEL ta thấy sự chuyển động liên tục xoay vần vào hai dấu nháy được thiết kế đi từ nét nhỏ đến nét lớn, nét lớn lại đến nét nhỏ thể hiện tính logic, luôn luôn sáng tạo, liên tục đổi mới. Khối chữ VIETTEL đặt ở giữa thể hiện quan điểm phát triển, tầm nhìn thương hiệu của VIETTEL là luôn lấy còn người làm trọng tâm trong sự phát triển, luôn quan tâm đến khách hàng; chữ VIETTEL được thiết kế có sự liên kết với nhau, thể hiện sự gắn kết, đồng lòng, kề vai sát cánh của các thành viên trong tổng công ty, chung sức xây dựng một mái nhà chung VIETTEL.
Logo có sự kết hợp của 3 màu: Màu xanh, thiên thanh thể hiện cho màu của trời, màu của khát vọng vươn lên, màu của không gian sáng tạo. Màu vàng đất hiển thị cho đất, màu của sự đầm ấm, gần gũi, đôn hậu đón nhận. Màu trắng của nền chữ VIETTEL thể hiện sự chân thành thẳng thắn, nhân từ. Thể hiện sự kết hợp hài hoà giữa trời - đất - và con người " Thiên thời địa lợi nhân hoà" là nền tàng cho sự phát triển bền vững của thương hiệu VIETTEL.
7 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 11890 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Văn hoá kinh doanh của viettel và sự tác động của văn hoá doanh nghiệp đến sự phát triển của doanh nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Nếu như văn hoá là yếu tố tạo nên sự khác biệt của một dân tộc này với một dân tộc khác thì văn hoá doanh nghiệp (VHDN) cũng là một nhân tố tạo nên những bản sắc riêng có ở một doanh nghiệp.
Sẽ là một sự khập khiễng nếu chúng ta đem so sánh một doanh nghiệp Việt Nam với một doanh nghiệp nước ngoài bởi vì do hoàn cảnh lịch sử của nước ta ma ngành nghề kinh doanh mới thực sự được coi trọng trong thời gian cách đây không xa. Song những gì mà các doanh nghiệp Việt Nam đã tạo dựng được thực sự rất đáng ghi nhận và khích lệ. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc té các doanh nghiệp Việt Nam cần phải có những bước đi chiến lược đồng thời không ngừng củng cố sáng tạo những giá trị văn hoa những bản sắc văn hoá riêng có của doanh nghiệp mình để đáp ứng nhu cầu cạnh tranh quốc tế. Văn hoá doanh nghiệp chính là tài sản vô hình của mỗi doanh nghiệp, đó là toàn bộ những nhân tố văn hoá được doanh nghiệp chọn lọc, tạo ra, sử dụng và biểu hiện trong hoạt động kinh doanh, tạo nên bản sắc kinh doanh của doanh nghiệp. Ngày nay việc xây dựng và phát triển VHDN được hầu hết các doanh nghiệp chú trọng quan tâm để tạo ra một thương hiệu mạnh và nâng cao sức cạnh tranh với các doanh nghiệp trên thế giới.
Ở nước ta, nhóm doanh nghiệp Nhà nước được xem là hoạt động kém hiệu quả hơn so với các doanh nghiệp tư nhân hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên phải chăng đối với tổng công ty Viễn thông quân đội Viettel thì lại là một trong những trường hợp ngoại lệ của nhận xét trên.
Dưới đây thông qua sự phân tích các yếu tố cấu thành của VHDN VIETTEL sẽ giúp chúng ta có cái nhìn bao quá về văn hoá doanh nghiệp nói chung và sự tác động của VHDN đối với sự phát triển của doanh nghiệp.
VĂN HOÁ KINH DOANH CỦA VIETTEL VÀ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP
I. Sơ lược về sự hình thành và phát triển của VIETTEL.
Tên giao diện: VIETTEL corporation.
Trụ sở giao dịch: Số 1 - Giang Văn Minh - Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội.
ĐT: 04 2556789 Fax: 04 2996789
Email: Gopy@Viettel.com.vn
Web: www.viettel.com.vn
Tổng công ty viễn thông quân đội VIETTEL được thành lập theo Quyết định thành lập doanh nghiệp Nhà nước số 336/QĐ - QP ngày 27/07/1993 của Bộ quốc phòng và số 43/2005/QĐ - TTg ngày 02/05/2005 của Thủ tướng Chính phủ. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu là các dịch vụ bưu chính viễn thông, ngoài ra còn liên quan đến các lĩnh vực điện tử, công nghệ thông tin......VIETTEL là doanh nghiệp tiên phong ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến của thế giới vào kinh doanh dịch vụ viễn thông và đã trở thành doanh nghiệp viễn thông đầu tiên của Việt Nam cung cấp dịch vụ di động tại nước ngoài. Năm 2007, mục tiêu của VIETTEL là trở thành nhà khai thác dịch vụ bưu chính viễn thông hàng đầu tại Việt Nam và có tên tuổi trên thế giới. Hiện nay VIETTEL đã xây dựng được mạng lưới đồng loạt 64/64 tỉnh, thành phố với 3300 trạm phát sóng (bằng 1,5 lần sự phát triển của các doanh nghiệp khác trong vòng 13 năm) phủ sóng ra hầu hết các vùng biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa tạo nên ưu thế cạnh tranh của doanh nghiệp chỉ tính ở dịch vụ di động đã gần đạt 10 triệu khách hàng. VIETTEL phấn đấu có khoảng 12 triệu khách hàng thường xuyên. Mới đây nhất, trong chương trình khảo sát để tìm ra top 200 doanh nghiệp Việt Nam của Liên Hợp Quốc, VIETTEL đã lọt vào top 10 doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam.
Điều gì đã làm nên sự thành công của VIETTEL? hiển nhiên rằng, VHDN VIETTEL cũng đóng góp một phần không nhỏ quyết định sự thành công ấy.
II. Cấu thành văn hoá doanh nghiệp VIETTEL.
1. Cấp độ thứ nhất - Những cấu trúc hữu hình của doanh nghiệp.
* Logo: Logo của VIETTEL được thiết kế dựa trên ý tưởng cội nguồn lấy từ hình tượng hai dấu ngoặc đơn. Hình tượng này thể hiện VIETTEL luôn biết lắng nghe, trân trọng và cảm nhận những ý kiến của mọi người.
Nhìn vào Logo VIETTEL ta thấy sự chuyển động liên tục xoay vần vào hai dấu nháy được thiết kế đi từ nét nhỏ đến nét lớn, nét lớn lại đến nét nhỏ thể hiện tính logic, luôn luôn sáng tạo, liên tục đổi mới. Khối chữ VIETTEL đặt ở giữa thể hiện quan điểm phát triển, tầm nhìn thương hiệu của VIETTEL là luôn lấy còn người làm trọng tâm trong sự phát triển, luôn quan tâm đến khách hàng; chữ VIETTEL được thiết kế có sự liên kết với nhau, thể hiện sự gắn kết, đồng lòng, kề vai sát cánh của các thành viên trong tổng công ty, chung sức xây dựng một mái nhà chung VIETTEL.
Logo có sự kết hợp của 3 màu: Màu xanh, thiên thanh thể hiện cho màu của trời, màu của khát vọng vươn lên, màu của không gian sáng tạo. Màu vàng đất hiển thị cho đất, màu của sự đầm ấm, gần gũi, đôn hậu đón nhận. Màu trắng của nền chữ VIETTEL thể hiện sự chân thành thẳng thắn, nhân từ. Thể hiện sự kết hợp hài hoà giữa trời - đất - và con người " Thiên thời địa lợi nhân hoà" là nền tàng cho sự phát triển bền vững của thương hiệu VIETTEL.
* Slogan: " Say it your way" - " Hãy nói theo cách của bạn". Khẩu hiệu này thể hiện sự trân trọng khách hàng, tôn trọng và đề cao khách hàng. Với câu khẩu hiệu này, VIETTEL muốn truyền tải cho khách hàng hiểu rằng VIETTEL đã, đang và sẽ luôn quan tâm, lắng nghe và nỗ lực đáp ứng mọi nhu cầu của cộng đồng xã hội. Bất cứ khi nào họ cần, họ muốn VIETTEL sẽ không ngừng sáng tạo đột phá để đáp ứng cho bằng được nhu cầu thông tin liên lạc của mọi người. Khi người tiêu dùng phát sinh một nhu cầu mới, VIETTEL có nghĩa vụ phải bằng mọi giá nỗ lực, đáp ứng nhu cầu đó một cách nhanh nhất, rẻ nhất và hiệu quả nhất, Slogan thể hiện cá tính VIETTEL, khuyến khích nét riêng biệt.
Đối với nội bộ công ty, khẩu hiệu này cũng thể hiện sự quan tâm, lắng nghe đến các nhu cầu, ý kiến, ý tưởng sáng tạo của từng cá nhân và cho phép họ được thể hiện theo cách riêng của mình.
* Mô hình tổ chức: Tổng công ty.
- Cách bài trí: Trong văn phòng của VIETTEL thường có rất nhiều các câu châm ngôn, khẩu hiệu mang tính triết lý. Bởi VIETTEL quan niệm rằng triết lý là tinh tuý được cô đọng đúc kết từ cuộc sống sẽ là lăng kính soi rọi giúp ta đánh giá vấn đề định hướng hành động, định hướng đúng đắn sẽ dẫn tới thành công.
- Xây dựng hệ thống bán hàng đến tận phường xã, mỗi phường xã sẽ có 2 cộng tác viên của VIETTEL
* Ấn phẩm điển hình:
Trang web: www.Viettel.com.vn
* Lễ hội:
Hàng năm, công ty đều tổ chức các lễ hội khác lớn như lễ kỷ niệm ngày thành lập công ty, ngày 8/3....vào những dịp này, công ty thường tổng kết các thành tích kinh doanh, khen thưởng các cá nhân xuất sắc....Ngoài ra còn tổ chức các cuộc thi văn nghệ, thể thao....
* Các hoạt động phong trào khác: Tổ chức Đại hội Đoàn thanh niên, tham gia liên hoan tuyên truyền trẻ toàn quân.... Đội tuyên truyền viên trẻ của VIETTEL đã tham gia tổ chức đợt sinh hoạt giao lưu văn hoá văn nghệ rộng khắp trên nhiều khu vực tỉnh, thành thiết thực góp phần nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho cán bộ, công nhân viên cùng xây dựng một môi trường văn hoá lành mạnh tốt đẹp cho cán bộ, công nhân viên tổng công ty.
Ngày 28/09/2007 VIETTEL đã gửi lời chia buồn, lời cảm thông sâu sắc và ủng hộ 300 triệu đồng tới người thân của những người bị nạn trong vụ sập cầu tại Cần Thơ. Số tiền trên đựoc trích từ quỹ " VIETTEL - Tấm lòng Việt" dùng để ủng hộ cho các hoạt động nhân đạo.
Sự sáng tạo của nhân viên, cái mới mẻ luôn được khuyến khích với các khẩu hiệu: " Mỗi ngày một ý tưởng", " Một tuần một sáng kiến", " Một tháng một đề tài", " Suy nghĩ không cũ về những vấn đề không mới", " Ghi nhận và tôn vinh những ý tưởng nhỏ nhất".......
2.Cấp độ thứ hai - Các giá trị được tuyên bố, chấp nhận và chia sẻ.
Triết lý thương hiệu của VIETTEL là " Caring Innovator"; ý nghĩa của triết lý này là sự kết hợp giữa "Caring" là sự quan tâm với " Innovator" là người sáng tạo. Triết lý này được xây dựng bởi niềm tin VIETTEL là người đi tiên phong, người rất sáng tạo, luôn đi trước mở lối dẫn đường. Đồng thời VIETTEL cũng luôn quan tâm đến con người, quan tâm đến từng cá nhân cụ thể để đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của họ thông qua việc đang dạng các dịch vụ của VIETTEL đang cung cấp để phục vụ khách hàng thông qua việc chăm sóc khách hàng rất chịu khó, chuyên tâm làm việc và ngày càng chú trọng chuyên môn hoá.
Triết lý nay vừa kết hợp nét đẹp của hai nền văn hoá phương đông và phương tây vừa có sự quan tâm, chăm sóc dịu dàng, hướng nổi (Caring) vừa có sự sáng tạo, hiện đại, tính đột phá và mang hơi thở của khoa học - kỹ thuật (Innorvator).
Chọn triết lý này không chỉ phản ánh quá trình đã qua của VIETTEL mà còn là phương châm, là nguyên tắc, là phương hướng hành động cho VIETTEL trong tương lai. VIETTEL cam kết sẽ không ngừng đột phá, sáng tạo, không ngừng quan tâm đến con người để xứng đáng với triết lý mà mình đã chọn.
3. Cấp độ thứ 3 - những quan niệm chung, giá trị cốt lõi.
* Đối với khách hàng, VIETTEL luôn quan niệm rằng: Mỗi khách hàng là một cá thể riêng biệt với những cá tính riêng có; cá tính đặc sắc và cá tính không thể nhầm lẫn. Hơn thế nữa khách hàng còn là những ông chủ trả lương cho mình do đó thoả mãn đầy đủ từng nhu cầu, từng nguyện vọng của khách hàng là trách nhiệm và sứ mạng của VIETTEL trong từng ngày tồn tại và phát triển. Chăm sóc khách hàng không chỉ là nhiệm vụ của bộ phận chăm sóc khách hàng mà là của cả 7000 nhân viên của VIETTEL.
* Đối với nội bộ Tổng công ty:
Yếu tố " Quân đội" được VIETTEL sử dụng rất linh hoạt tạo ra cho mỗi cán bộ, công nhân viên tinh thần kỷ luật cao, tính nghiêm túc, cẩn trọng, tinh thần trách nhiệm cao cùng với sự thân mật, đầm ấm, đôn hậu, tất cả vì sự phát triển chung của tập thể - ngôi nhà chung VIETTEL.
Là một doanh nghiệp còn khá non trẻ kinh doanh trong lĩnh vực viễn thông - một lĩnh vực công nghệ cao, VIETTEL luôn nhận thức được rằng để tồn tại và vươn lên trong bối cảnh thị trường viễn thông đầy khó khăn, đòi hỏi mỗi cán bộ công nhân viên tổng công ty đều phải không ngừng học hỏi, rèn luyện, nâng cao trình độ. Thượng tá Nguyễn Mạnh Hùng - Tổng giám đốc tổng công ty đã từng nói " Học là một nét văn hoá đẹp của Tổng công ty ta. Chúng ta nhất là thế hệ trẻ phải luôn xác định học, học nữa, học mãi". Học không chỉ cho riêng bản thân bất cứ ai mà còn thể hiện ý thức công việc, tính yêu nghề, sự gắn bó với tổng công ty và cũng chính là tiền đề cho sự phát triển của mỗi cá nhân cũng như tập thể.
Những quan niệm của ban lãnh đạo tổng công ty thể hiện sự nghiêm khắc với chính bản thân mình. Xuất phát từ một câu chuyện:
- Nếu không muốn bị giết thì phải chạy nhanh hơn con sư tử chạy nhanh nhất; VIETTEL luôn chủ trương: Chủ động thay đổi trước khi buộc phải thay đổi.
Không bao giờ hài lòng với những gì mình có; phải biết quên đi thành công và khó tính với chính mình. Có thành công dễ sinh kiêu ngạo và chủ quan là nhân tố dẫn đến thất bại, vì vậy phải luôn đặt ra những thách thức, mục tiêu mới để thử sức sẽ giúp ta nuôi dưỡng được niềm đam mê trong công việc.
III. KẾT LUẬN
Như vậy có thể khái quát lên rằng: Văn hoá doanh nghiệp hay người ta còn ví như một tàng băng văn hoá bao gồm 2 phần với 3 cấp độ: Phần hữu hình (bề nổi của tảng băng văn hoá) chính là cấp độ 1 là phần văn hoá có thể nhìn thấy ở lớp bề mặt. Phần vô hình ( bề chìm) gồm cấp độ 2 và cấp độ 3 là những giá trị sâu hơn và những nhận thức được hình thành bởi các thành viên của doanh nghiệp.
Văn hoá doanh nghiệp không phải là cái tự nhiên mà có mà nó được hình thành và xây dựng cùng với quá trình phát triển của một doanh nghiệp. và nó trở thành một yếu tố quan trọng có tác động tích cực hoặc tiêu cực tới sự phát triển của doanh nghiệp đó. Một nền văn hoá mạnh sẽ tạo nên phong cách và bản sắc của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn và nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp. Ngược lại, doanh nghiệp có nền văn hoá yếu sẽ kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp.
Ngày nay, người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn những thương hiệu mạnh, mà việc tạo nên những thương hiệu mạnh là quá trình song song với việc dựng lên một nền văn hoá mạnh. Do đó để có thể cạnh tranh và đứng vững trên thị trường các doanh nghiệp cần phải chú trọng đến những yếu tố văn hoá doanh nghiệp của mình.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- V0321.doc