Xã hội học - Hành vi lệch chuẩn trong học tập của sinh viên hiện nay

PHẦN MỞ ĐẦU. 1

1. LÝ DO CHọN Đề TÀI. 1

2. TổNG QUAN VấN Đề NGHIÊN CứU . 3

2.1. Những yếu tố tác động đến hành vi lệch chuẩn hiện nay . 3

2.2. Hành vi lệch chuẩn và một số biểu hiện hành vi lệch chuẩn hiện nay. 7

3. Ý NGHĨA LÝ LUậN VÀ Ý NGHĨA THựC TIễN . 11

3.1.Ý nghĩa lý luận . 11

3.2. Ý nghĩa thực tiễn. 12

4. MụC ĐÍCH NGHIÊN CứU VÀ NHIệM Vụ NGHIÊN CứU . 12

4.1. Mục đích nghiên cứu. 12

4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu . 12

5. ĐốI TượNG, KHÁCH THể, PHạM VI NGHIÊN CứU . 12

5.1. Đối tượng nghiên cứu. 12

5.2. Khách thể nghiên cứu . 12

5.3. Phạm vi nghiên cứu. 13

6. PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CứU. 13

6.1. Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp . 13

6.2. Phương pháp điều tra xã hội học (điều tra chọn mẫu) . 14

6.3. Phương pháp phỏng vấn sâu. 15

6.4. Phương pháp thảo luận nhóm:. 15

7. CÂU HỏI NGHIÊN CứU . 16

8. GIả THUYếT NGHIÊN CứU. 16

9. KHUNG LÝ THUYếT . 17

PHẦN NỘI DUNG . 17

CHưƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI. 18

1. CÁC KHÁI NIệM CÔNG Cụ . 18

1.1. Khái niệm chuẩn mực xã hội . 18

1.2. Khái niệm hành vi. 18

1.3. Khái niệm lệch chuẩn . 20

pdf41 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 4308 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Xã hội học - Hành vi lệch chuẩn trong học tập của sinh viên hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ực trạng và tình hình phát triển của một số xu hướng biến đổi trong lối sống của thanh niên Việt Nam trong thập niên đầu thế kỷ XXI, trong đó có 4 xu hướng tiêu cực được chỉ ra gồm: lối sống buông thả bản thân; hành xử hung bạo, bất chấp pháp luật; thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm; tiếp thu thiếu chọn lọc ảnh hưởng văn hóa từ bên ngoài. Tác giả cũng khẳng định thanh niên chính là nhóm tiên phong trong việc khám phá những giá trị mới, những kiểu hành vi hay chuẩn mới lệch so với chuẩn cũ. Do đó, không phải bất cứ xu hướng, hành vi lệch chuẩn nào mới xuất hiện trong lối sống của thanh niên cũng đều mang ý nghĩa tiêu cực, mà trên thực tế luôn bao hàm cả yếu tố tích cực và tiêu cực. Một số nghiên cứu của [Nguyễn Quang Uẩn 2010, 2013]. Đề cập đến chủ để biến đổi lối sống của thanh niên, nhiều nhà nghiên cứu 6 nhấn mạnh đến vai trò của Internet [Phạm Hồng Tung, 2011; Nguyễn Quý Thanh, 2011; Nguyễn Thị Hậu, 2013]. Các tác giả đã chỉ ra một số tác động tiêu cực của Internet đến lối sống của thanh niên, đặc biệt là hình thành những nhận thức tiêu cực, tiếp thu các giá trị lệch lạc từ đó dẫn đến các hành vi lệch chuẩn. Mở rộng vấn đề, những tác giả này nhận định truyền thông đại chúng (đặc biệt là Internet) chính là một trong những yếu tố tác động quan trọng nhất đến định hướng tư tưởng, lối sống và hành vi ứng xử của con người, đặc biệt là giới trẻ [Phạm Hồng Tung, 2011]. Với chức năng đa dạng và sự gia tăng ngày càng nhanh số lượng thành viên, mạng xã hội trên internet đã có tác động làm thay đổi nhiều thói quen cũ và hình thành những biểu hiện mới của tư duy, lối sống, văn hóa... ở một bộ phận khá lớn trong giới trẻ [Nguyễn Thị Hậu, 2013]. Từ đó, các nghiên cứu này cũng gợi ý cần có những phân tích sâu hơn về tác động internet nói riêng và các phương tiện truyền thông mới nói chung đến các hành vi sai lệch trong thanh niên hiện nay. Bên cạnh việc chỉ ra các nhân tố tác động có tính định hướng trong quá trình biến đổi lối sống của thanh niên Việt Nam hiện nay, các tác giả cũng đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm xây dựng lối sống lành mạnh trong thanh niên bao gồm 6 nhóm giải pháp liên quan đến đường lối chính sách cho thanh niên; các tổ chức đoàn thể của thanh niên; gia đình và giáo dục gia đình đối với thanh niên; giáo dục học đường đối với thanh niên; truyền thông đại chúng; và nhóm giải pháp liên quan đến chính bản thân thanh niên. Ngoài ra, một số nghiên cứu từ phía các học giả nước ngoài quan tâm đến ảnh hưởng của môi trường công việc đến các hành vi lệch chuẩn của thanh niên [Colber & Harter, 2004; Mitchell & Ambrose, 2007; Suna Yuksel, 2012]. Những nghiên cứu này cho rằng thanh niên cũng bị “tập nhiễm” nhiều thói hư tật xấu khi gia nhập thị trường lao động. Môi trường làm việc tại các công ty, công sở, xưởng sản xuất,luôn chứa đựng nhiều mẫu sai lệch xã hội và thanh niên rất rễ bị cuốn theo bởi họ đang ở trong giai đoạn đầu của việc hình thành các giá trị về việc làm, nghề nghiệp và các quan hệ xã hội nơi làm việc [Colber & Harter, 7 2004]. Giới nghiên cứu quốc tế gần đây chú ý nhiều đến hướng đi này.Tuy nhiên, những nghiên cứu về mối quan hệ giữa môi trường làm việc với hiện tượng sai lệch xã hội của thanh niên ở Việt Nam vẫn còn khá mới mẻ và chưa nhận được sự quan tâm thích đáng. Đối với những thanh niên có hành vi vi phạm pháp luật, nhiều nghiên cứu cũng làm rõ hơn các yếu tố tác động đối với nhóm xã hội này. Nghiên cứu của [Mạc Văn Trang, 1979; Phạm Minh Hạc và cộng sự, 1981] từ góc độ tâm lý học nhân cách đã đi sâu tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến sự suy thoái nhân cách của thanh thiếu niên có hành vi phạm pháp. Nhiều bằng chứng từ nghiên cứu này cho thấy quan hệ với bạn bè xấu là khâu có tính chất quyết định, trực tiếp dẫn đến sự phát triển lệch lạc về mặt nhân cách, hình thành hành vi chống đối xã hội, vi phạm chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Từ đây, các tác giả khái quát giao tiếp nhóm là một yếu tố cơ bản và trực tiếp đưa thanh niên tới phạm pháp. Tác giả Nguyễn Thị Hoa trong nghiên cứu “Ảnh hưởng của nhóm bạn không chính thức tiêu cực đối với hành vi vi phạm pháp luật của trẻ vị thanh niên” (2004) cũng đưa ra những kết luận tương tự. Bên cạnh đó là một số bài viết chuyên biệt của [Nguyễn Thị Quý, 2011] về “Tìm hiểu nguyên nhân những đối tượng vị thành niên đã qua trường giáo dưỡng vi phạm pháp luật khi tái hòa nhập cộng đồng”. Tác giả nêu lên một số nguyên nhân dẫn đến sự vi phạm pháp luật của những vị thành niên đã qua trường giáo dưỡng khi họ tái hòa nhập cộng đồng. Đó là, do thói quen sống buông thả, thích hưởng thụ nhưng lại lười lao động; do sự suy thoái ở những mức độ khác nhau về đạo đức, lối sống và nhân cách; do mặc cảm, tự ti, thiếu ý chí phấn đấu. 2.2. Hành vi lệch chuẩn và một số biểu hiện hành vi lệch chuẩn hiện nay Khi nói đến hành vi lệch chuẩn trong xã hội trước hết phải kể đến hành vi vi phạm pháp luật. Đây là một trong những hành vi lệch chuẩn ở mức độ trầm trọng. Dạng HVLC này gây rất nhiều tổ thất về vật chất cho xã hội, gây không khí lo sợ cho mọi người và làm tổn hại đến an ninh, trật tự cuộc sống. Những 8 biểu hiện của hành vi vi phạm pháp luật hiện nay khá đa dạng và phức tạp. [Nguyễn Linh Khiếu, Nguyễn Quang Uẩn, Trần Hữu Luyến] [10],[20]. Một biểu hiện hành vi lệch chuẩn khác có thể gây ra hậu quả nặng nề là nạn tham nhũng. Đây là hành vi có chủ ý, có ý thức làm tổn hại đến chế độ chính trị- xã hội và làm tê liệt sự phát triển kinh tế của đất nước. “thông thường người ta hiểu tham nhũng là hành vi lạm dụng ảnh hưởng của vị trí quyền lực nhằm thu vén, phục vụ cho mục đích cá nhân” [Nguyễn Bá Dương] [2]. Hành vi tham nhũng thường gây tổn hại về kinh tế và hàng loạt các hậu quả tâm lý như giảm lòng tin của nhân dân vào chính quyền, làm suy yếu những quy tắc trật tự, nguyên tắc làm việc trong một số cơ quan, xí nghiệp [Trần Quốc Thành, Trần Hữu Luyến] [20]. Khí nói đến hành vi lệch chuẩn, chúng ta không thể bỏ qua hành vi vi phạm một số chuẩn mực đạo đức như các tệ nạn xã hội. Không phải mọi sự sai lệch chuẩn mực đều là tệ nạn xã hội, nhưng mọi tện nạn xã hội đều là hiện tượng sai lệc chuẩn mực xã hội. Tệ nạn xã hội là những hành vi lệch chuẩn gây tác hại xấu hoặc dẫn đến những nguy cơ làm phá vỡ cấu trúc và làm suy sụp đời sống xã hội như tệ nghiện hút, cơ bạc, nghiện rượu, mại dâm Những tệ nạn này vừa làm suy yếu nhân cách con người, vừa nêu gương xấu cho xã hội. Các loại hành vi lệch chuẩn này có ảnh hưởng xấu đến thuần phong mỹ tục vừa là cái nôi sinh sản ra tội phạm, gây ra những bệnh tật làm suy thoái nòi giống [Nguyễn Linh Khiếu, Nguyễn Quang Uẩn] [10] [20]. Ngoài những biểu hiện hành vi lệch chuẩn vừa nêu trên, trong xã hội, nhất là ở các đô thị còn tồn tại một dạng hành vi lệch chuẩn khác không kém phần nguy hại cho xã hội. Loại hành vi lệch chuẩn này là những hành vi vi phạm luật lệ giao thông của một số người dân. Với ý thức chấp hành luật lệ giao thông kém coogj với thói quen tự do tùy tiện trên đường phố, thói quen không nhừng nghị người khác cùng với thói ngông cuồng và liều lĩnh, các hiện tượng đi trái đường; đi vào đường một chiều; chen lấn; phóng nhanh; vượt ẩu; đánh võng vẫn 9 thường xuyên diễn ra trên các tuyến đường, đặc biệt là trên các đường phố đô thị [Mai Thanh Thế] [18]. Trong giai đoạn gần đây, tình trạng học sinh, sinh viên có hành vi lệch chuẩn không còn là chuyện cá biệt nữa mà đang trở thành một hiện tượng khá phổ biến được cảnh báo hang ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng. Sự vi phạm chuẩn mực của một bộ phận học sinh, sinh viên ảnh hưởng xấu đến sự phát triển nhân cách của các em, trở thành nguy cơ đe dọa thành quả của nền giáo dục và đang hủy hoại các truyền thống tốt đẹp vốn có của dân tộc. Hành vi lệch chuẩn ở học sinh, sinh viên đang trở thành mối quan tâm chung của mọi người dân trong xã hội. Hành vi lệch của ở học sinh, sinh viên là rất đa dạng và có những mức độ phức tạp khác nhau. Biểu hiện hành vi lệch chuẩn đầu tiên và đang có chiều hướng gia tăng trong học sinh, sinh viên hiện nay là tình trạng trốn học, bỏ tiết để đi chơi [Vũ Thị Nho, 1996] [14]), [Nguyễn Khuê, 1991] [11], [Lưu Song Hà, 1999] [3]; [Hoàng Gia Trang, 2003] [19]. Hiện tượng này đã khiến các bậc cha mẹ cũng như các thầy cô giáo và xã hội quan tâm, nhưng hầu như chưa có biện pháp khắc phục hậu quả.Bên cạnh những nguyên nhân chủ quan xuất phát từ chính bản thân mỗi học sinh, sinh viên, các nguyên nhân khách quan cũng phần nào làm cho hiện tượng này càng phổ biến hơn. Một trong những nguyên nhân khách quan này là do phải chịu nhiều sức ép trong học tập, mải mê trong cuộc chạy đua giành giật điểm số, một số cha mẹ đã buộc con mình phải học ngày, học đêm mà không tính đến khả năng của các em. Bên cạnh đó một số bậc phụ huynh bộc phải đẩy con mình vào guồng quay chung của xã hội do chịu sức em của các chương trình học luôn thay đổi, của việc học them, dạy thêm tràn lan. Việc học quá tải này đã làm cho một số em luôn sống trong trạng thái bất an,lo lắng, sợ hãi đến điểm số của mình, từ đó nảy sinh tâm lý sợ học, chán học, càng bắt học càng lười, lâu dần có phản ứng trơ lì khi bị người lớn thúc ép, thậm chí có trường hợp bị ép buộc các em đã bỏ học. 10 Trẻ bỏ học rồi bỏ nhà “đi bụi” là hiện tượng đã xảy ra ở nhiều nơi, nhiều lúc.Đa số học sinh, sinh viên đi bụi. Có nghĩa là hiện tượng đi bụi thường xẩy ra trong độ tuổi đang phát triển tâm sinh lý, nhưng lại chưa đủ độ chin chắn trong suy nghĩ, hành động; thiếu kinh nghiệm sống; sôi nổi, nhiệt tình nhưng nông nổi. Cũng do những đặc điểm tâm lý này mà các em khi bỏ nhà đi thường dễ sa vào con đường phạm pháp và phạm tội. Ngoài việc nghỉ học không lý do rồi bỏ học, các bạn học sinh, sinh viên còn có một số hành vi lệch chuẩn có lien quan đến việc vi phạm nội quy, quy chế học tập như: nhìn bài bạn; giở sách vở; sử dụng phao; vứt bài; nhắc bài cho bạn khi làm bài kiểm tra; không học bài, không làm bài đầy đủ khi đến lớp. [Nguyễn Thị Hoa, 1999, Nguyễn Thị Kỉ, 1994, Hoàng Gia Trang 2003] [6],[12],[19]. Biểu hiện thứ hai của hành vi lệch chuẩn trong học sinh, sinh viên hiện nay là tật nói dối [Hà Ngân Dung, 1981, Lê Ngọc Văn, 1996; Nghiêm Thị Phiến, 2000], [1][21][61]. Lời nói dối ở tuổi đang ngồi trên ghế nhà trường thường có liên quan đến vấn đề học tập của chúng; nói dối về thời gian học ở lớp để có thời gian đi chơi, tụ tập với bạn bè, nói dối về các khoản phải đóng góp cho nhà trường để lấy tiền tiêu pha, dấu sổ liên lạc và ký khống thay cha mẹ khi bị điểm kém v.v Biểu hiện thứ ba của hành vi lệch chuẩn là những hành vi có liên quan đến quan hệ với những người khác như cãi, đánh, chửi lại thầy cô giáo, cha mẹ và những người lớn khác; cãi, đánh, chửi nhau với bạn bè [Nguyễn Thị Kỉ, 1994, Hoàng Gia Trang, 2003] [12] [19]. Ngoài những biểu hiện hành vi lệch chuẩn trên, các bạn học sinh, sinh viên còn có các hành vi lệch chuẩn liên quan đến một số nội quy khác ở trường học như: ăn quà trong giờ học; quấy rối làm mất trật tự ở trường, lớp (nói chuyện, đùa nghịch, trêu chọc nhau,) và những biểu hiện hành vi lệch chuẩn liên quan đến một số quy định về trật tự an toàn xã hội như vứt rác không đúng nơi quy định; hút thuốc lá; uống rượu; nói tục; chửi bậy; mang đồ cấm đến 11 trường (dao, lưỡi lê, vật nhọn, băng hình cấm) [Nguyễn Thị Kỉ, 1994 Nghiêm Thị Phiến, 2000, Hoàng Gia Trang, 2003] [16], [12], [19] Điều đáng lo ngại trong những năm gần đây, trẻ em nói chung và học sinh phổ thông nói riêng đã vi phạm hầu hết các tội danh trong bộ luật hình sự như: giết người, cướp đoạt tài sản công dân, nghiện hút ma túy, mua bán dâm[Nguyễn Khuê, 1991] [11], [ Võ Quang Phúc, 1991] [5], [ Nguyễn Minh Ngọc, 1992] [13], [ Đặng Xuân Hoài, 1992] [7], [Hoàng Gia Trang, 2003] [19]. Như vậy, có thể thấy rằng, mặc dù vấn đề nghiên cứu, chẩn đoán và điều chỉnh hành vi lệch chuẩn ở trẻ em và thanh thiếu niên ở Việt Nam thực sự còn rất mới nhưng nó đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà Tâm lý học, xã hội học và bác sỹ có tâm huyết với vấn đề này. Mặc dù, mới chỉ có điều kiện nghiên cứu chủ yếu ở khu vực Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh song các tác giả đều nhận thức được ảnh hưởng của rối loạn tâm lý, hành vi đến sự phát triển của thế hệ tương lai. Như đã đề cập đến ở phần trên, tỷ lệ thanh thiếu niên có những hành vi lệch chuẩn ngày càng có chiều hướng gia tăng ở mọi thành phần, lứa tuổi đặc biệt là ở lớp sinh viên và học sinh, vì vậy nhất thiết phải có những công trình nghiên cứu khác nhau trong khi chờ đợi một công trình cấp quốc gia nghiên cứu về vấn đề hành vi lệch chuẩn ở học sinh. Có như vậy, chúng ta mới có thể xây dựng hoàn chỉnh chương trình, chiến lược dự phòng, phát hiện, điều chỉnh hành vi lệch chuẩn cho thanh thiếu niên. Việc nghiên cứu hành vi lệch chuẩn trong học tập của sinh viên cũng là một đóng góp nhất định theo hướng nghiên cứu này. 3. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn 3.1.Ý nghĩa lý luận Trong luận văn, các kết quả nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ các chiều cạnh của lý thuyết, cơ sở lý luận nhằm nhận diện động cơ và yếu tố chi phối đến hành vi lệch chuẩn trong học tập của sinh viên hiện nay. 12 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Về mặt thực tiễn, luận văn sẽ cung cấp cho các nhà quản lý, nhà khoa học một bức tranh khái quát về hành vi lệch chuẩn trong học tập của sinh viên hiện nay. Những dữ liệu thu thập được về hành vi lệch chuẩn cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lệch chuẩn trong học tập của sinh viên hiện nay sẽ là cơ sở để nhà quản lý có các giải pháp về mặt chính sách có hiệu quả hơn nhằm ngăn chặn, giảm bớt hành vi lệch chuẩn trong học tập của sinh viên. 4. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về hành vi lệch chuẩn trong học tập của sinh viên hiện nay, từ đó để xuất một số khuyến nghị nhằm phòng ngừa hành vi sai lệch trong học tập của sinh viên. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa và làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài (khái niệm hành vi, hành vi lệch chuẩn, hành vi lệch chuẩn xã hội) - Khảo sát thực trạng hành vi lệch chuẩn trong học tập của sinh viên hiện nay, trên cơ sở đó phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lệch chuẩn trong học tập của sinh viên. 5. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu Hành vi lệch chuẩn trong học tập của sinh viên trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn và Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc Gia Hà Nội. 5.2. Khách thể nghiên cứu - Sinh viên hai trường: Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn và Trường Đại học Khoa học tự nhiên Hà Nội 13 - Thầy cô giáo đang giảng dạy tại hai trường trong địa bàn nghiên cứu là: Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn và Trường Đại học Khoa học tự nhiên Hà Nội. 5.3. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian Việc nghiên cứu toàn bộ các sinh viên trên cả nước là một việc làm không khả thi đối với một cá nhân khi thực hiện một công trình nghiên cứu, do những hạn chế về nguồn lực, vật lực và tài chính.Vì thế tác giả lựa chọn nghiên cứu trường hợp. Hai địa bàn nghiên cứu được tác giả lựa chọn là Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội và Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội. - Phạm vi thời gian Nghiên cứu được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 3-12/2016 - Phạm vi nội dung Đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu hành vi lệch chuẩn trong học tập của sinh viên hiện nay.Hành vi lệch chuẩn trong học tập là hành vi không phù hợp với chuẩn mực đạo đức, văn hóa, pháp luật, những quy định chung. Trong trường học hiện nay xuất hiện ngày càng nhiều các hành vi lệch chuẩn trong học tập của sinh viên và có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới vấn đề này. Vì vậy, cần phải có một nghiên cứu để đưa ra được những biện pháp để phòng ngừa cũng như can thiệp sớm nhằm ngăn chặn và giảm thiểu vấn đề này trong trường học. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu 6.1. Phƣơng pháp phân tích tài liệu thứ cấp Việc nghiên cứu tài liệu thứ cấp nhằm đưa ra một cái nhìn tổng quan về hành vi lệch chuẩn trong học tập của sinh viên hiện nay. Quá trình tổng quan tài liệu cho phép hình dung về các biểu hiện của sai lệch xã hội, hành vi lệch chuẩn 14 và các yếu tố tác động cũng như hình thành cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu. Tài liệu tổng quan chủ yếu bao gồm: các nghiên cứu có sẵn về chủ đề này, các văn bản chính sách, tư liệu báo chí v.v... Nhóm nghiên cứu tiến hành phân tích và tổng hợp các tài liệu liên quan nhằm tìm ra những nội dung của vấn đề còn chưa được giải quyết, hoặc được giải quyết chưa thấu đáo. Trên cơ sở tổng hợp các nội dung, nhóm nghiên cứu định hướng rõ hơn những nhiệm vụ cụ thể cần thực hiện.Phân tích lý thuyết và nhóm các vấn đề nghiên cứu cũng được xây dựng dựa trên các tài liệu có sẵn. Ngoài ra, phân tích số liệu cho phép tổng hợp và xác định thực trạng hành vi lệch chuẩn trong học tập của sinh viên qua các nghiên cứu, số liệu tổng hợp ở các ban ngành. Các cứ liệu của các báo cáo nghiên cứu có ý nghĩa như số liệu nền làm cơ sở so sánh để tìm hiểu sự biến đổi trong hành vi sai lệch xã hội ở hiện tại. Các cứ liệu do các ban ngành cung cấp là dữ liệu chính để mô tả thực trạng sai lệch xã hội nói chung và hành vi lệch chuẩn trong học tập của sinh viên nói riêng. Nguồn thu thập dữ liệu bao gồm: Báo cáo nghiên cứu, đề tài của các cơ quan có nghiên cứu. Dữ liệu tổng hợp của một số cơ quan liên quan. 6.2. Phƣơng pháp điều tra xã hội học (điều tra chọn mẫu) Điều tra xã hội học (điều tra chọn mẫu): là phương pháp nghiên cứu chủ yếu của đề tài. Cuộc điều tra chọn mẫu sẽ tiến hành tại 2 trường đại học trên đại bàn Thành phố Hà Nội: Trường Đại học khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội và Trường Đại học khoa học Tự nhiên Hà Nội. Cuộc nghiên cứu tiến hành điều tra 200 sinh viên: Trong đó Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn là 100 phiếu và Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội là 100 phiếu. 15 Trong 100 phiếu trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn nhóm nghiên cứu đi vào lấy ý kiến của sinh viên hai khoa chủ yếu là Khoa xã hội học và Khoa Khoa học quản lý, với tổng số mẫu chia đều cho mỗi khoa là 50 phiếu. Đối với trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, nhóm nghiên cứu vào lấy ý kiến của khoa Vật lý và Khoa Sinh học, mỗi khoa cũng là 50 phiếu. Cuộc điều tra xã hội học sẽ tập trung vào làm rõ thực trạng nhận thức, thái độ và hành vi của sinh viên về những biểu hiện hành vi lệch chuẩn trong học tập. Tại mỗi trường, nhóm nghiên cứu chọn mẫu dựa trên một hệ các tiêu chí có sẵn được xây dựng riêng. Mẫu được chọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng kết hợp với ngẫu nhiên hệ thống. 6.3. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu Cùng với phương pháp phân tích tài liệu và phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, nhóm nghiên cứu còn sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu. Đối với phương pháp phỏng vấn sâu, tác giả phỏng vấn sâu hai nhóm đối tượng là: Thầy cô giáo đang giảng dạy tại hai trường trong địa bàn nghiên cứu: trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn và trường Đại học khoa học Tự nhiên và sinh viên đang theo học tại hai trường trong địa bàn nghiên cứu. Về số lượng phỏng vấn sâu được thực hiện: Phỏng vấn sâu sinh viên 10 cuộc: 05 cuộc phỏng vấn sâu sinh viên trường ĐHKHXH&NV; 05 cuộc sinh viên trường ĐHKHTN Phỏng vấn sâu giảng viên hai trường 06 cuộc: 03 giảng viên trường ĐHKHXH&NV và 03 giảng viên trường ĐHKHTN 6.4. Phương pháp thảo luận nhóm: Bên cạnh những cuộc phỏng vấn sâu, nhằm khái thác thêm thông tin để có nhiều luận cứ chặt chẽ hơn, tác giả sử dụng phương pháp thảo luận nhóm. Thảo luận nhóm được tiến hành trên địa bàn hai trường: trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn và trường Đại học Khoa học tự nhiên. 16 Tác giả sử dụng 2 cuộc thảo luận nhóm tại trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (trong đó 01 thảo luận nhóm sinh viên và 01 thảo luận nhóm giảng viên) và 02 cuộc thảo luận nhóm tại trường Đại học khoa học Tự nhiên (trong đó 01 thảo luận nhóm sinh viên và 01 thảo luận nhóm giảng viên) 7. Câu hỏi nghiên cứu - Hành vi lệch chuẩn trong học tập trong sinh viên được biểu hiện như thế nào? - Nhận thức, thái độ của sinh viên về hành vi lệch chuẩn trong học tập của sinh viên hiện nay? - Những yếu tố nào ảnh hưởng đến hành vi lệch chuẩn trong học tập của sinh viên hiện nay? 8. Giả thuyết nghiên cứu - Hành vi lệch chuẩn trong học tập của sinh viên hiện nay đa dạng về mức độ biểu hiện. - Sinh viên đang có thái độ thờ ơ, bao che, thiếu trung thực về hành vi lệch chuẩn trong học tập hiện nay. - Những yếu tố về giới, năm học, trường học có ảnh hướng như thế nào đến hành vi lệch chuẩn trong học tập hiện nay. 17 9. Khung lý thuyết PHẦN NỘI DUNG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ- XÃ HỘI Thực trạng hành vi lệch chuẩn trong học tập của sinh viên hiện nay - Mức độ hiểu biết của SV - Nhân thức của SV về chuẩn hành vi trong học tập Biểu hiện hành vi lệch chuẩn trong học tập Yếu tố ảnh hƣởng đến hành vi lệch chuẩn trong học tập - Giới tính - Năm học - Trường học 18 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1. Các khái niệm công cụ 1.1. Khái niệm chuẩn mực xã hội Có nhiều quan điểm khác nhau về chuẩn mực xã hội. Xét về mặt quản lý xã hội, chuẩn mực xã hội là “phương tiện định hướng hành vi của cá nhân hay của nhóm xã hội trong những điều kiện nhất định và là phương tiện kiểm tra xã hội đối với hành vi của họ” [17]. Xem xét chuẩn mực từ góc độ hành vi, một số nhà tâm lý học Mỹ như E.R. Smith, D.M. Mackie, Brewer cho rằng: “Chuẩn mực là cách thức suy nghĩ, biểu lộ tình cảm và hành động của cá hân hay của nhóm nhìn chung được xã hội chấp nhận” [8]. Nhiều nhà tâm lý học xã hội coi chuẩn mực là những quy tắc, quy ước hay những yêu cầu của xã hội đối với cách hành động, ứng xử của cá nhân, nó được dùng để kiểm soát, điều chỉnh và xử lý những hành vi. Chuẩn mực xã hội đặt ra những giới hạn của cái có thể và cái được phép trong hành vi của cá nhân [16]. Từ đây có thể định nghĩa rằng chuẩn mực xã hội là những nguyên tắc, những quy định, những yêu cầu, mong mỏi của xã hội (có thể được ghi thành văn bản, hoặc không được ghi thành văn bản) về cách thức hành động và ứng xử của các cá nhân hay của các nhóm xã hội trong những điều kiện nhất định. Trong xã hội học, chuẩn mực là kỳ vọng về hành vi được mọi người chia sẻ, nó bao hàm những gì được coi là đang mong muốn và phù hợp về mặt văn hóa. Chuẩn mực cũng tương tự như những luật lệ hay quy tắc, theo nghĩa là nó cũng đề ra các quy tắc, mặc dù chúng không có tính chính thức như trong luật. 1.2. Khái niệm hành vi Có rất nhiều cách nhìn nhận khác nhau về hành vi. Thuật ngữ hành vi xuất hiện từ thời Trung cổ khi người ta miêu tả tính cách. Năm 1843, khi đưa ra khái niệm “tập hợp tính học”, John Stuart Mill đã nói đến hành vi. Khái niệm hành vi được bàn đến rất nhiều trong tâm lý học, xã hội học, kể từ khi thuyết hành vi 19 trở thành một trong những trường phái của tâm lý học, xã hội học, lấy hành vi người làm đối tượng nghiên cứu. Lúc đầu, trong thuyết hành vi cổ điển do J. Watson sáng lập, khái niệm hành vi xây dựng trên nền tảng thực chứng luận và chỉ dựa trên những hiện tượng có thể quan sát được từ bên ngoài và đo được. Đó đơn giản chỉ là tổ hợp các phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích tác động lên cơ thể theo công thức: S-R. Hành vi của con người- đó là những gì anh ta làm và nói [Phạm Minh Hạc, 2002] và con người được hiểu chỉ như một cơ thể, một cái máy hữu cơ muốn tồn tại phải thích nghi với môi trường sống [4, tr141-148]. Về sau này, nhờ những thành tựu nghiên cứu về hành vi của con người, khái niệm hành vi trong tâm lý học không còn được hiểu một cách máy móc và cứng nhắc như trong lý thuyết cổ điển nữa. Chẳng hạn, khi bàn về mô hình S-R, J Piaget nhấn mạnh tính tích cực của hành vi con người. Ông cho rằng hành vi đó còn là sự tìm kiếm những hoàn cảnh hay đối tượng còn thiếu hoặc còn chưa tồn tại hành vi được hiểu là tính tích cực có định hướng” [25, tr 19-20]. Trong từ điển tâm lý học do R.J.Corsini chủ biên, hành vi là những hành động, phản ứng, những tương tác đáp lại kích thích bên trong và bên ngoài, bao gồm những cử chỉ quan sát được một cách khách quan, những cử chỉ thuộc về nội tâm và những quá trình vô thức. Tâm lý học công nhận hai dạng hành vi: hành vi ngầm ẩn (nội tâm- hiện tượng học) và hành vi bộc lộ (bên ngoài- có thể quan sát được) [23, tr 99]. Quan niệm về hành vi ở đây đã đầy đủ và bao quát hơn: hành vi bao gồm những cử chỉ bên ngoài, bên trong. Tuy nhiên, hành vi vẫn chủ yếu tuân theo sơ đồ S_R (kích thích- phản ứng), theo quan niệm của chủ nghĩa hành vi cũ. Theo Đại từ điển tiếng Việt do Nguyễn Như Ý chủ biên thì hành vi được hiểu là “cách ứng xử trong một hoàn cảnh nh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf02050004696_1_7383_2002786.pdf
Tài liệu liên quan