Khi thu thập số liệu chúng tôi được tỉ lệ mắc hen phế quản trong các nhóm có số lần
viêm hô hấp khác nhau trong một năm như sau: 1 lần: 11,1%, 2 lần: 18,6%, 3 lần:
20,4%, 4 lần: 33,3%, 5 lần: 40%, 6 lần: 45%, 7 lần: 50%, 8 lần: 61,5%, ≥10 lần:
64,3%. Sự khác biệt giữa hen phế quản và số lần viêm hô hấp trong một năm có ý
nghĩa thống k ê (p<0,001).Có sự liên quan giữa hen phế quản và số lần viêm hô hấp
khác nhau trong một năm. Số lần viêm hô hấp trong một năm càng tăng thì tỉ lệ mắc
hen phế quản càng tăng
13 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1849 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xác định tần suất và một số yếu tố nguy cơ hen phế quản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
XÁC ĐỊNH TẦN SUẤT VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ HEN PHẾ QUẢN
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định tần suất và một số yếu tố nguy cơ hen phế quản ở học sinh cấp І
tại quận Gò Vấp năm 2007
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả. Trên 675 học sinh đang học
tại truờng cấp một sinh năm 1997-2001 đuợc chọn với phương pháp ngẫu nhiên cụm
bậc 2. Chẩn đoán hen phế quản dựa vào tiêu chuẩn GINA 2006. Các yếu tố nguy cơ
hen phế quản đuợc xác định qua phỏng vấn.
Kết quả: Tần suất hen phế quản ở học sinh cấp І quận Gò Vấp năm 2007 là: 17,2%.
Tỉ lệ mắc hen phế quản ở giới tính nam là: 22,3% và nữ là: 11,8% (p<0,001). Tỉ lệ
mắc hen phế quản ở nhóm có yếu tố di truyền là: 36,3% và không có yếu tố di truyền
là: 10,8% (p<0,001). Tỉ lệ mắc hen phế quản ở nhóm có hút thuốc lá thụ động là:
21,7% và không hút thuốc lá thụ động là: 10,9% (p<0,001). Tỉ lệ mắc hen phế quản ở
nhóm có viêm hô hấp là: 32,1% và không viêm hô hấp là: 6,0% (p<0,001). Tỉ lệ mắc
hen phế quản ở nhóm có số lần viêm hô hấp trong một năm là: 1 lần: 11,1%; 2 lần:
18,6%; 3 lần: 20,4%; 4 lần: 33,3%; 5 lần: 40,0%; 6 lần: 45%; 7 lần: 50%; 8 lần:
61,5%; 10 lần: 64,3% với (p<0,001)
Kết luận: Tần suất hen phế quản ở học sinh cấp І quận Gò Vấp năm 2007 là: 17,2%.
Có mối liên quan giữa hen phế quản và một số yếu tố: giới tính, yếu tố di truyền, khói
thuốc lá, viêm hô hấp cùng số lần viêm hô hấp trong một năm.
ABSTRACT
Objectives: To determine the prevalence and risk factors (gender, heredity, cigarette
smoke, resperatory infection, and the frequency of resperatory infection in one year)
for bronchial asthma in primary school pupils at Go Vap district, 2007.
Method: Cross-sectional study. Primary school 675 pupils at Go Vap district, born
between 1997-2001, were selected with second level - cluster random sampling. The
diagnosis of bronchial asthma was based on GINA criteria 2006. The risk factors for
bronchial asthma were gathered through interviews.
Results: The prevalence of bronchial asthma in primary school pupils at Go Vap
district in 2007 was 17,20%. The prevalence of bronchial asthma in male is 22.3%,
compared to 11.8% in female (p <0.001). The prevalence of bronchial asthma in
group with heredity is 36.3%, compared to 10.8% in group without heredity factor (p
< 0.001). The prevalence of bronchial asthma in group with passive smoking is
21.7%, compared to 10.9% in group without smoking (p < 0.001). The prevalence of
bronchial asthma in group with resperatory infection is 32.1%, compared to 6.0% in
group without resperatory infection (p < 0.001). The prevalence of bronchial asthma
in group with frequencies of resperatory infection in one year are 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8,
≥ 10 which are in turn to 11.1%, 18.6%, 20.4%, 33.3%, 40%, 45%, 50%, 61.5%,
64.3% (p < 0.001).
Conclusion: The prevalence of bronchial asthma in primary school pupils at Go Vap
district was 17.20 % in 2007. There are the relations between bronchial asthma and
factors: gender, heredity, cigarette smoke, resperatory infection and the frequency of
resperatory in one year.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăm sóc sức khoẻ ban đầu là một công việc hết sức quan trọng đặc biệt là học sinh
vì học sinh là nền tảng cho sự phát triển của thế hệ mai sau, tuổi học đường đặc biệt
tuổi học sinh cấp một (6tuổi – 10 tuổi). Ở lứa tuổi này phát triển nhanh về thể chất và
lẫn tinh thần, nên cần phải được chăm sóc sức khoẻ toàn diện mà hô hấp là bệnh
thường gặp nhất. Một trong những bệnh hô hấp mạn tính đó là hen phế quản, nó là
một bệnh gây tàn phế hô hấp, có thể gây tử vong và trở thành một vấn đề y tế cộng
đồng. Ngày nay với tình trạng công nghiệp hoá và hiện đại hoá cùng với sự thay đổi
lối sống đô thị thì tỉ lệ mắc hen phế quản ngày càng gia tăng. Những hiểu biết gần đây
về sinh lý bệnh học và một số yếu tố nguy cơ của bệnh hen phế quản vừa soi sáng bản
chất, vừa cải thiện công tác chăm sóc điều trị bệnh, những tiến bộ đó giúp có thể thay
đổi hẳn diễn tiến của bệnh, giảm tỉ lệ tử vong và giúp cho người bệnh nâng cao chất
lượng cuộc sống học tập, lao động tốt hơn. Nếu chúng ta biết sớm phát hiện bệnh hen
phế quản, tìm và ngăn chặn một số yếu tố nguy cơ đến hen phế quản, từ đó có thể
phòng ngừa và điều trị bệnh tốt hơn. Nhiệm vụ của ngành y tế là sớm phát hiện ra hen
phế quản, tìm ra một số yếu tố nguy cơ qua sàng lọc, thăm khám và dùng test thăm dò
chức năng hô hấp là cần thiết. Nghiên cứu của chúng tôi nhằm bước đầu điều tra và
phát hiện sớm tỉ lệ hiện mắc hen phế quản ở học sinh cấp một tại quận Gò Vấp với
mong muốn làm cơ sở cho những nghiên cứu lớn hơn. Các số liệu thu được từ việc
khám sức khoẻ học sinh mỗi đầu năm học sẽ làm cơ sở cho việc lập kế hoạch hoạt
động của đơn vị, từ đó có các đề xuất, các giải pháp, kiến nghị sát với thực trạng sức
khoẻ của học sinh. Giúp cho UBND Quận về phương hướng hoạt động của hệ thống
y tế học đường.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Cắt ngang mô tả
Trên 675 học sinh đang học tại các truờng cấp một quận Gò Vấp (năm học 2007-
2008) sinh năm 1997-2001có tham gia khám sức khỏe tại thời điểm khám và phụ
huynh có tham gia phỏng vẩn cùng nhà trường và đoàn khám đuợc chọn với phương
pháp ngẫu nhiên cụm bậc 2. Chẩn đoán hen phế quản dựa vào tiêu chuẩn GINA 2006.
Các yếu tố nguy cơ hen phế quản đuợc xác định qua phỏng vấn.
Thư phỏng vấn gồm có hai phần: Gia đình chúng tôi khai thác bố mẹ, nội ngoại, cô
bác chú, cậu dì về tiền sử hút thuốc, hen phế quản, cơ địa dị ứng (viêm mũi dị ứng,
chàm, nổi mề đay mẫn khi ăn thức ăn hay nước uống). Học sinh chúng tôi khai thác
giới tính, ngày tháng năm sinh, cơ địa dị ứng, tiếp xúc khói thuốc lá (có thành viên
trong gia đình hút thuốc lá), mắc hen phế quản hay không? Nếu có thì đã và đang
dùng thuốc gì? Có 1 trong 8 dấu hiệu sau để PEF và dùng test giãn phế quản: 1. Có
những cơn thở rít (nghe như tiếng huýt sáo với âm thanh cao) khi thở ra hay những
đợt thở rít tái đi tái lại, 2. Bị ho kéo dài và ho nặng hơn lúc đêm khuya hay lúc thức
dậy, 3. Đang đêm ngủ bị thức giấc vì ho hay khó thở, 4. Bị ho hay thở rít sau khi vận
động thể lực (chạy, tập thể lực), 5. Có vấn đề hô hấp (viêm mũi dị ứng, viêm hô
hấp….) vào mùa nhất định trong năm, 6. Bị ho, thở rít hay nghe nặng ngực khi hít
phải chất kích thích trong không khí (khói thuốc lá, nước hoa, khói nhang….), 7. Có
những đợt cảm lạnh (nhập vào phổi) phải điều trị hơn mười ngày mới khỏi, 8. Khi có
những triệu chứng hô hấp thì phải dùng thuốc giãn phế quản thì bệnh mới thuyên
giảm. Học sinh có 1 trong 8 triệu chứng trên đưa vào đo PEF và test giãn phế quản
chẩn đoán hen phế quản sau khi test giãn phế quản đo lại tăng lên lớn hơn 20%.,
KẾT QUẢ
Đặc tính dân số nghiên cứu
Bảng 1: Đặc tính dân số theo tuổi:
Tuổi Tần số Tỷ lệ %
6 114 16,9
7 102 15,1
8 140 20,7
9 138 20,4
10 181 26,8
Tổng số 675 100
Bảng 2: Đặc tính dân số theo giới:
Giới Tần số Tỷ lệ
Nam 345 51,1
Nữ 330 48,9
Tổng số 675 100
Tần suất hen phế quản
Sau khi phỏng vấn và khám chúng tôi có 47 em mắc hen phế quản đã và đang dùng
thuốc theo GINA 2006 chiếm: (47/675)= 6,96%, những em này không đo PEF và
dùng test giãn phế quản nhưng vẫn tính mắc hen phế quản tại thời điểm nghiên cứu.
Sau đo PEF và dùng test giãn phế quản chúng tôi phát hiện thêm: 69 em mắc hen phế
quản. Vậy tần suất hen phế quản trong nghiên cứu này: (47+69): 675 = 17,2%.
Một số yếu tố nguy cơ
Giới tính
Bảng 3: Mối liên quan giữa giới tính và hen phế quản
Giới tính
Nam Nữ
Tổng
cộng
OR-
KTC
95%
P
Có
77
(22,3%)
39
(11,8%)
116
Hen
PQ
Không
268
(77,7%)
291
(88,2%)
559
Tổng cộng 345 330 675
2,14
(1,41
-
3,26)
<0,001
Yếu tố di truyền
Bảng 4: mối liên quan giữa yếu tố di truyền và hen phế quản
Yếu tố di
truyền
Có Không
Tổng
cộng
OR
KTC
95%
P
Có
61
(36,3%)
55
(10,8%)
116
Hen
PQ
Không
107
(63,7%)
452
(89,2%)
559
Tổng cộng 168 507 675
4,68
(3,07
–
7,14)
<
0,001
Khói thuốc lá
Bảng 5: mối liên quan giữa hút thuốc lá thụ động và hen phế quản
Hút thuốc thụ
động
Có Không
Tổng
cộng
OR
KTC
95%
P
Có
85
(21,7%)
31
(10,9%)
116
Hen
PQ
Không
306
(78,3%)
253
(89,1%)
559
Tổng cộng 391 284 675
2,27
1,45
–
3,53
<
0,001
Viêm hô hấp
Bảng 6: mối liên quan giữa viêm hô hấp và hen phế quản.
Viêm hô hấp
Có Không
Tổng
cộng
OR
KTC
95%
P
Có
93
(32,1%)
23
(6,0%)
116
Hen
PQ
Không
199
(67,9%)
360
(94%)
559
Tổng cộng 292 383 675
7,43
4,56 -
12,11
<
0,001
Số lần viêm hô hấp trong một năm
Khi thu thập số liệu chúng tôi được tỉ lệ mắc hen phế quản trong các nhóm có số lần
viêm hô hấp khác nhau trong một năm như sau: 1 lần: 11,1%, 2 lần: 18,6%, 3 lần:
20,4%, 4 lần: 33,3%, 5 lần: 40%, 6 lần: 45%, 7 lần: 50%, 8 lần: 61,5%, ≥10 lần:
64,3%. Sự khác biệt giữa hen phế quản và số lần viêm hô hấp trong một năm có ý
nghĩa thống kê (p<0,001).Có sự liên quan giữa hen phế quản và số lần viêm hô hấp
khác nhau trong một năm. Số lần viêm hô hấp trong một năm càng tăng thì tỉ lệ mắc
hen phế quản càng tăng.
BÀN LUẬN
Đặc tính dịch tể học
Với cách chọn mẫu ngẫu nhiên cụm bậc hai(15), đại diện cho khu vực toàn quận, cụm
xác xuất theo tỉ lệ cỡ mẫu. Nên mẫu này đại diện cho học sinh cấp một quận Gò Vấp
năm học 2007-2008.
Kết quả nghiên cứu chúng tôi thấy có sự khác nhau giữa số em trong các tuổi có ý
nghĩa thống kê (p<0,001) do chúng tôi chọn ngẫu nhiên. Tỉ lệ nam: nữ ở mẫu nghiên
cứu là 1:1. Điều này cũng phù hợp với quy luật tự nhiên giữa nam và nữ là 1:1.
Tần suất hen phế quản
Sau phỏng vấn và khám có 47 em mắc hen phế quản đã và đang dùng thuốc theo
GINA 2006(43) chiếm: (47/675) = 6,96%, những em này không đo PEF và dùng test
giãn phế quản nhưng vẫn tính mắc hen phế quản tại thời điểm nghiên cứu. Sau khi đo
PEF và dùng test giãn phế quản(34) chúng tôi phát hiện thêm: 69 em mắc hen phế
quản. Vậy tần suất hen phế quản trong nghiên cứu này: (47+69): 675 = 17,2%. Kết
quả này so với phương pháp được chuẩn hoá để đo lường tỉ lệ bệnh hen phế quản và
tỉ lệ khò khè toàn bộ ở trẻ em(26) và người trưởng thành(79), tỉ lệ này trên toàn thế giới
dao động từ 1%-18%, Tần suất nghiên cứu của chúng tôi nằm trong giới hạn từ 1%
đến 18%. So với nghiên cứu của Bạch văn Cam (2001)(20) khảo sát 8119 trẻ em tại 4
quận huyện qua 12 trường cho thấy tần suất hen phế quản ở trẻ 6 tuổi – 7 tuổi là
17,5% với nghiên cứu của chúng tôi thấy không có gì khác biệt. Điều đặc biệt áp
dụng biện pháp thăm dò chức năng hô hấp mà ở đây là lưu lượng đỉnh kế cho chúng
ta phát hiện và khẳng định chẩn đoán hen phế quản thêm hơn 10%. Thông qua việc
áp dụng lưu lượng đỉnh kế vào xác định chẩn đoán hen phế quản ở tuổi học đường, ta
thấy được tầm quan trọng của phương pháp này trong việc phát hiện hen phế quản ở
trẻ bị bỏ quên. Với việc phát hiện thêm hơn 10% cũng có một chứng cứ đủ để chúng
ta đưa việc áp dụng lưu lượng đỉnh kế (vừa rẻ tiền, tiện lợi và dể sử dụng ở cộng
đồng) vào y tế trường học để phát hiện hen phế quản ở học sinh và phối hợp gia đình
cùng nhà trường và y tế trong việc chăm sóc sức khoẻ trong cộng đồng.
Một số yếu tố nguy cơ đến hen phế quản
Giới tính
Trong nghiên cứu này tỉ lệ mắc hen phế quản nam: nữ là 2:1 phù hợp với tỉ lệ ở trẻ
em trai gấp đôi trẻ gái(47) và tỉ lệ mắc hen phế quản ở trẻ em nam: nữ là 2:1(19). Có sự
khác biệt hen phế quản liên quan đến giới tính chưa được giải thích rõ ràng. Tuy
nhiên khi sinh ra kích thước phổi ở trẻ em nam nhỏ hơn trẻ em nữ(54)
Yếu tố di truyền
Nghiên cứu của chúng tôi được gọi là có yếu tố di truyền khi có có bất kỳ một thành
viên trong gia đình thể hiện qua ba đời (ông bà nội ngoại, bố mẹ, cô bác chú, cậu dì,
anh chị em, bản thân) có một trong: hen phế quản, cơ địa dị ứng (thề hiện qua viêm
mũi dị ứng, chàm, thức ăn hay nước uống gây nổi mề đay) chúng tôi được kết quả:
Có sự liên quan giữa hen phế quản và yếu tố di truyền. Kết quả này cũng phù hợp với
nghiên cứu bố hoặc mẹ bị hen nguy cơ con bị hen 25%, cả bố và mẹ bị hen nguy cơ
con bị hen 50%, ngoài ra > 50% bệnh nhân hen phế quản trong gia đình có người bị
dị ứng(8,42)
Khói thuốc lá
Hút thuốc lá thụ động
Nghiên cứu của chúng tôi trẻ được gọi là hút thuốc thụ động khi có thành viên
trong gia đình có người hút thuốc lá, mặc dù trẻ tiếp xúc với khói thuốc ít hay
nhiều. Kết quả chúng tôi thu được như sau: Có sự liên quan giữa hen phế quản và
hút thuốc lá thụ động, tiếp xúc ít hay nhiều, trong gia đình nếu chỉ cần có một
thành viên hút thuốc mặc dù hút thuốc bất kỳ ở đâu trong nhà hay ngoài sân cũng
có nguy cơ mắc hen cao gấp 2 lần nhóm không có phơi nhiễm khói thuốc lá
(không hút thuốc lá thụ động). Nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên
cứu của Lê Bảo Châu cho thấy trong gia đình có người hút thuốc lá thì nồng độ
các chất độc hại tăng hơn gia đình không có người hút thuốc lá. Qua phân tích hút
thuốc lá thụ động có liên quan đến hen phế quản ta rút ra kết luận rằng khói thuốc
lá có liên quan đến hen phế quản.
Viêm hô hấp cùng số lần viêm hô hấp trong một năm
Viêm hô hấp
Qua khảo sát về viêm hô hấp ở đây chúng tôi khảo sát cả viêm hô hấp trên và dưới
nếu trẻ có viêm một trong hai hoặc cả hai chúng tôi đều xem cháu có bị viêm hô hấp,
chúng tôi thu được kết quả sau: Có sự liên quan giữa hen phế quản và viêm hô hấp.
kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với một số nghiên cứu tiền cứu dài
hạn trên trẻ em nhập viện vì nhiễm siêu vi hô hấp hợp bào cho thấy đến 40% trẻ em
này tiếp tục khò khè hay phát triển thành hen phế quản sau này (70)
Số lần viêm hô hấp trong một năm
Qua kết quả nghiên cứu được tỉ lệ mắc hen phế quản trong các nhóm có số lần viêm
hô hấp khác nhau trong một năm chúng tôi thu được kết quả: có sự liên quan giữa hen
phế quản và số lần viêm hô hấp khác nhau trong một năm. Số lần viêm hô hấp trong
một năm càng cao tăng thì tỉ lệ mắc hen càng tăng. Điều này cũng có thể giải thích
như sau số lần viêm hô hấp trong một năm càng tăng thì tỉ lệ viêm nhiễm đường thở
càng tăng mà hen phế quản là bệnh lý viêm nhiễm đường thở, nên càng viêm nhiều
thì kéo theo tỉ lệ hen phế quản càng tăng.
KẾT LUẬN:
Tần suất hen phế quản ở học sinh cấp một quận Gò vấp năm 2007 là: 17,2%. Có mối
liên quan giữa hen phế quản và một số yếu tố như giới tính, yếu tố di truyền, khói
thuốc lá, viêm hô hấp cùng số lần viêm hô hấp trong một năm.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 71_9433.pdf