Xây dựng cơ sở khoa học và đề xuất các tiêu chí phân loại các lưu vực sông của Việt Nam trên quan điểm bảo vệ môi trường

Qui hoạch thuộc cấp Bộ - Quản lý thuộc cấp Tỉnh (8 lu vực)

- HT sông Thu Bồn - sông Vu Gia + phụ cận

- HT sông Ba - Đà Nông - Kone - Hà Thanh + phụ cận

- HT sông Sesan - Srepok

- Hệ thống sông Hơng + phụ cận

- HT sông Trà Khúc + phụ cận

- HT sông Thạch Hãn + phụ cận

- HT sông Nhật Lệ + sông Gianh (sông Ranh) + phụ cận

- HT các sông ngắn Quảng Ninh

 

pdf13 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 510 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng cơ sở khoa học và đề xuất các tiêu chí phân loại các lưu vực sông của Việt Nam trên quan điểm bảo vệ môi trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Xây dựng cơ sở khoa học và đề xuất các tiêu chí phân loại các lưu vực sông của Việt Nam trên quan điểm bảo vệ môi trường GS. TS Ngô Đình Tuấn Tóm tắt: Bài báo hệ thống hoá các tiêu chí phân loại các lưu vực sông theo quan điểm địa lý và quản lý. Từ đó tác giả đề xuất tiêu chí phân loại các lưu vực sông Việt Nam trên quan điểm bảo vệ môi trường với 4 cấp sông: Lành mạnh, khoẻ, trung bình, yếu. I. Tổng quan về các tiêu chí phân loại các lưu vực sông của Việt Nam Phân loại các lưu vực sông của Việt Nam hiện có nhiều hệ thống tiêu chí. Mỗi hệ thống sẽ đưa ra một số cấp loại sông khác nhau. Song suy cho cùng các hệ thống tiêu chí đó xuất phát từ hai nhóm quan điểm khác nhau: “Địa lý và Quản lý”. Quan điểm bảo vệ môi trường cũng thuộc nhóm quan điểm quản lý Tài nguyên nước. Đại biểu cho quan điểm Địa lý là Nguyễn Văn Âu với cuốn Sông ngòi Việt Nam (1997). Đại biểu cho quan điểm Quản lý Tài nguyên nước là Ngô Đình Tuấn với Giáo trình cao học Tài nguyên nước Việt Nam và cân bằng nước hệ thống (1992 - 1998) và Quản lý tổng hợp Tài nguyên nước (1998 - 2004). Nước ta có cả thảy 2360 sông có L ≥ 10km [5] (bao gồm cả sông ở các hải đảo và vùng đồng bằng) song chỉ có 109 hệ thống sông lớn, bé. (Theo Phan Kỳ Nam [6] có 2864 sông) 1. Phân loại trên quan điểm địa lý, theo các tiêu chí sau: a. Sông chính với số phụ lưu [4] 1) Các sông không có phụ lưu hay có phụ lưu quá nhỏ: có 43 sông chiếm tới 40,56% tổng số các sông và hệ thống sông (Theo Trần Tuất [5] có 106 hệ thống sông lớn, bé) 2) Các hệ thống sông có 1 - 10 phụ lưu: gồm 38 sông chiếm tới 35,85% tổng số sông suối. 3) Các hệ thống sông có 10 - 50 phụ lưu: có 16 sông chiếm khoảng 15,1%. 4) Các hệ thống sông có khoảng 50 - 100 phụ lưu: có 3 sông, chiếm 2,83%. 5) Các hệ thống sông có 100 - 200 phụ lưu: có 3 sông và chiếm 2,83% sông. 6) Các hệ thống sông có 200 - 500 phụ lưu: chỉ có 1 sông chiếm 0,94%. 2 7) Các hệ thống sông có trên 500 phụ lưu: có 2 sông, chiếm khoảng 1,88%. b. Sông chính với các cấp phụ lưu [4] 1) Các sông không hay có phụ lưu quá nhỏ: có 43 sông (như mục a). 2) Các hệ thống sông có tới phụ lưu cấp 1: có 24 sông, chiếm khoảng 22,64% tổng số sông và hệ thống sông (106). 3) Các hệ thống sông có tới phụ lưu cấp 2: có 20 sông, chiếm tới 18,86%. 4) Các hệ thống sông có tới phụ lưu cấp 3: có 10 sông, chiếm khoảng 9,43%. 5) Các hệ thống sông có tới phụ lưu cấp 4: có 7 hệ thống, chiếm khoảng 6,6%. 6) Các hệ thống sông có tới phụ lưu cấp 5: không có. 7) Các hệ thống sông có tới phụ lưu cấp 6: có 2 sông, chiếm khoảng 1,88%. c. Các cấp sông theo lưu lượng nước trung bình nhiều năm (Q0 m 3/s) [4] 1) Sông lớn: Với Q0 ≥ 10000m 3/s, Có 1 sông. 2) Sông khá lớn: Với Q0 = 1000 - 10000m 3/s, Có 3 sông. 3) Sông trung bình: Với Q0 = 100 - 1000m 3/s, Có 18 sông. 4) Sông khá nhỏ: Với Q0 = 10 - 100m 3/s, Có 56 sông. 5) Sông nhỏ: Với Q0 = 1 - 10m 3/s, Có 20 sông. Ngoài ra có thể còn cấp sông rất nhỏ với Q0 ≤ 1m 3/s. Phan Kỳ Nam [6] chia các sông thành 6 cấp: nhỏ nhất có Q0  50m 3/s chiếm 98 % số sông. Cấp lớn nhất với Q0 >1000m 3/s chiếm 0,02% số sông. d. Cấp sông theo tỷ số đặc trưng chế độ nước C [4] Qmax0 Lưu lượng đỉnh lũ lớn nhất bình quân nhiều năm C =  =  Qmin0 Lưu lượng nhỏ nhất bình quân nhiều năm 1) Sông lớn: Với C < 30. 2) Sông khá lớn: C = 30 – 100. 3) Sông trung bình: Với C = 100 - 300. 4) Sông khá nhỏ: Với C = 300 - 1000. 5) Sông nhỏ: Với C > 1000. Ngoài ra, có các sông rất nhỏ với C > 3000 e. Cấp sông theo chiều dài dòng sông [4] 1) Sông lớn: Với chiều dài dòng chảy (L) lớn hơn 1000km, Có 3 sông. 2) Sông khá lớn: Với L = 500 - 1000km, Có 3 sông. 3) Sông trung bình: Với L = 100 - 500km, Có 54 sông. 3 4) Sông khá nhỏ: Với L = 50 - 100km, Có 125 sông, chiếm khoảng 5,3% trong tổng số sông suối (2360). 5) Sông nhỏ: Với L = 10 - 50km, có tới 2175 sông, tức là khoảng 92,1% tổng số sông ngòi, trong đó số sông có L = 10 - 20km cũng đã tới 1551 và chiếm tới 65,6%. Cuối cùng là các sông rất nhỏ với L < 10km không thống kê. Phan Kỳ Nam [6] chia các sông thành 7 cấp theo L. Cấp ngắn nhất L=10-30km chiếm 85% số sông, cấp dài nhất L>400km chiếm 0,20%. g. Cấp sông theo diện tích lưu vực (F) [4] 1) Sông lớn: Với diện tích lưu vực (F) ≥ 100000km2, Có 2 sông. 2) Sông khá lớn: Với F = 10000 - 100000km2, Có 12 sông. 3) Sông trung bình: Với F = 1000 - 10000km2, Có 80 sông. 4) Sông khá nhỏ: Với F = 100 - 1000km2, Có 538 sông. 5) Sông nhỏ: Với F = 10 - 100km2, gồm 1728 sông, chiếm tới 73,2% tổng số. Ngoài ra còn cấp sông rất nhỏ với F < 10km2. Phan Kỳ Nam [6] chia các sông thành 8 cấp theo F. Cấp bé nhất F  50km2 chiếm 49,7% tổng số sông. Cấp lớn nhất có F > 10000km2 chiếm 0,28% tổng số sông. h. Cấp sông theo diện tích lưu vực và tổng lượng nước năm trung bình nhiều năm (109m3/năm). Trần Tuất + nnk, 1987 đã chia các sông thành 3 cấp: Lớn F > 10.000km2; Trung bình F=500-10.000 km2; Nhỏ F < 500km2. i. Cấp sông theo công suất lý thuyết. Phan Kỳ Nam [6] chia các sông thành 8 cấp theo N (103KW). Cấp bé nhất N  103KW chiếm 22,5% tổng số sông, lớn nhất N > 106KW chiếm 0,46% tổng số sông. 2. Phân loại trên quan điểm Quản lý tài nguyên nước, [1],[2] theo các tiêu chí sau: a. Theo lưu vực - Quản lý lãnh thổ: 1) Qua nhiều Quốc gia: Sông Hồng, Mã, Lam, Bằng - Kỳ Cùng (Tây Giang), Cửu Long. 2) Qua nhiều tỉnh: Sông Thái Bình, sông Ba, sông Đồng Nai (chủ yếu là ở Việt Nam), sông Thu Bồn. 3) Trong 1 tỉnh: Các sông ở Quảng Ninh, ven biển Miền Trung. 4 b. Theo lưu vực - Quản lý nguồn nước 1) Thượng nguồn ở nước ngoài, hạ nguồn ở Việt Nam: sông Hồng, Mã, Lam, Đồng Nai. 2) Thượng nguồn ở Việt Nam, hạ nguồn ở nước ngoài: sông Kỳ Cùng - sông Bằng. 3) Sông nhánh thượng nguồn ở Việt Nam, hạ nguồn sông chính ở Việt Nam: Mê Kông (sông nhánh thượng nguồn: Nậm Rốn, Sekong, DaKrong, Sesan, Srepok, hạ nguồn sông chính: Đồng bằng sông Cửu Long). c. Theo lưu vực - Vùng biển đổ ra 1) Các sông Quảng Ninh (chỉ có đê biển) 2) Sông Tây Giang (Kỳ Cùng - Bằng Giang) (không có đê cả sông và biển) 3) Sông Hồng, Thái Bình, Mã, Lam (có đê sông và đê biển) 4) Các sông ven biển Miền Trung (Cửa Nhượng ~ Hàm Tân) (có đê biển) 5) Sông Đồng Nai, sông Mekong (có và không có đê biển; không có đê sông). d. Theo diện tích lưu vực 1) F ≥ 10.000km2 + Có 9 sông chính: sông Hồng, sông Thái Bình, sông Bằng Giang - Kỳ Cùng, sông Mã, Lam, Thu Bồn, Ba, Đồng Nai, Cửu Long. + Có 4 sông nhánh: Đà, Lô, Sesan, Srepok. Trong 13 sông chính, sông nhánh nói trên có 10 sông là liên quốc gia. 2) F ≥ 2.000 km2: 50 sông + Có 18 sông chính. Ngoài 9 sông trên còn 9 sông chính khác nữa: sông Gianh, Nhật Lệ, sông Thạch Hãn - Hương, Trà Khúc, Kone, sông Cái Nha Trang, sông Cái Phan Rang và sông Luỹ. + Có 32 sông nhánh 3) F ≥ 500km2 có 44 lưu vực sông (bao gồm cả sông chính, sông nhánh). e. Theo lưu vực - Quản lý tổng hợp Tài nguyên nước lưu vực sông (có quan hệ cân bằng nước hệ thống) Có thể phân thành 3 loại lưu vực sông được qui hoạch và quản lý theo các cấp như sau: 1) Quy hoạch và quản lý thuộc cấp Bộ (sông liên quốc gia, sông có sự phức tạp trong phân phối nguồn nước) gồm 6 hệ thống - Hệ thống (HT) sông Hồng - Thái Bình 5 - HT sông Kỳ Cùng - Bằng Giang - HT sông Mã - HT sông Lam - HT sông Đồng Nai + phụ cận - ĐB sông Cửu Long 2) Qui hoạch thuộc cấp Bộ - Quản lý thuộc cấp Tỉnh (8 lưu vực) - HT sông Thu Bồn - sông Vu Gia + phụ cận - HT sông Ba - Đà Nông - Kone - Hà Thanh + phụ cận - HT sông Sesan - Srepok - Hệ thống sông Hương + phụ cận - HT sông Trà Khúc + phụ cận - HT sông Thạch Hãn + phụ cận - HT sông Nhật Lệ + sông Gianh (sông Ranh) + phụ cận - HT các sông ngắn Quảng Ninh 3) Qui hoạch và quản lý thuộc cấp Tỉnh (các hệ thống sông còn lại) g. Theo lưu vực - Quản lý môi trường (Thường gọi là sông có vấn đề - ô nhiễm môi trường) 1) Sông Cầu 2) Sông Đáy - sông Nhuệ 3) Sông Sài Gòn - sông Vàm Cỏ Tất cả các tiêu chí phân loại sông nói trên, đều chưa tính đến tiêu chí Môi trường cụ thể nên chưa thể đánh giá mức độ “tốt, xấu” cho mỗi loại sông. Ngay tiêu chí “sông có vấn đề” cũng không rõ ràng mà chỉ là sự bức xúc có tính định tính. II. Xây dựng cơ sở khoa học và đề xuất các tiêu chí phân loại các lưu vực sông Việt Nam trên quan điểm bảo vệ môi trường 1. Phân nhóm tác động 6 Có thể chia thành 3 nhóm tác động sau: Tự nhiên A, Tác động con người B và Hậu quả Ô nhiễm C. Mỗi nhóm chia thành 4 cấp. a. Nhóm Tự nhiên gồm: Tốt A0 Khá A1 Trung bình A2 Kém A3 b. Nhóm Tác động con người: Không B0 Nhỏ B1 Vừa B2 Mạnh B3 c. Hậu quả Ô nhiễm: Sạch C0 Nhiễm bẩn C1 Bẩn C2 Quá bẩn C3 2. Tổ hợp tác động Với 12 trường hợp nói trên, tổ hợp phân loại được chấp nhận là mỗi loại lưu vực sông phải gồm đủ mặt 3 nhóm với các cấp độ khác nhau và được coi là có ý nghĩa thực tế. Số tổ hợp xuất hiện theo lý thuyết: Số tổ hợp = )!mn(!m !n Cmn   ; n = 12, m = 3 220C312  trường hợp Trừ đi 156 trường hợp chỉ tổ hợp trong 1 hoặc 2 nhóm yếu tố nên không được thừa nhận. Còn 64 tổ hợp được chấp nhận theo lý thuyết. Qua phân tích có thể loại bớt các tổ hợp thiếu thực tế sau: Cấp loại sông A: A0, B0, C1: A1, B0, C1: Điều kiện tự nhiên tôt, khá, trung bình, không có tác động con người 7 A2, B0, C1: mà bị nhiễm bẩn Cấp loại sông B: A0, B0, C2: A2, B0, C2: A1, B0, C2: Không có tác động của con người mà sông thuộc loại bẩn A0, B2, CO: A1, B2, CO: Có tác động của con người ở cấp vừa mà không bị nhiễm bẩn Cấp loại sông C: A0, B3, C0: A1, B3, C0: A3, B2, CO: A3, B3, C0: A2, B3, C0: Có tác động của con người ở cấp mạnh và vừa mà không bị nhiễm bẩn A3, B0, C1: A3, B0, C2: Không có tác động của con người mà bị nhiễm bẩn và bẩn Cấp loại sông D: A0, B0, C3: A1, B0, C3: A2, B0, C3: A3, B0, C3: A3, B1, C3: Không có tác động hoặc tác động nhỏ của con người mà sông lại bị quá bẩn 3. Tiêu chí phân loại sông xét theo quan điểm bảo vệ môi trường. Trừ 20 trường hợp cấp loại sông thiếu thực tế còn lại 44 trường hợp thuộc 4 cấp loại sông xét theo quan điểm bảo vệ môi trường lành mạnh, khoẻ, trung bình, yếu.Tổng kết lại trong bảng 1. Bảng 1 Tiêu chí phân loại 4 cấp lưu vực sông Cấp loại sông “lành mạnh” Cấp loại sông “khoẻ” Cấp loại sông “trung bình” Cấp loại sông “yếu” A0, B0, C0 A1, B1, C1 A0, B1, C0 A0, B2, C2 A0, B1, C2 A0, B2, C1 A0, B3, C1 A1, B3, C1 A3, B0, C0 A0, B1, C3 A0, B2, C3 A0, B3, C3 8 A1, B0, C0 A2, B0, C0 A2, B1, C1 A2, B1, C0 A0, B1, C1 A1, B1, C0 A1, B2, C1 A1, B2, C2 A2, B1, C2 A2, B2, C1 A2, B2, C2 A2, B1, C1 A2, B1, C0 A3, B1, C0 A3, B1, C2 A3, B2, C1 A3, B2, C2 A3, B3, C1 A0, B3, C2 A2, B3, C1 A3, B1, C1 A1, B1, C3 A1, B2, C3 A1, B3, C2 A1, B3, C3 A2, B1, C3 A2, B2, C3 A3, B3, C2 A3, B2, C3 A3, B3, C2 A3, B3, C3 4. Chỉ tiêu cụ thể của các nhóm tác động a. Nhóm tự nhiên 1) A0 - Độ che phủ rừng  70%, rừng ngập mặn phát triển (100%). Đất trống đồi trọc chiếm dưới 25% diện tích đất lâm nghiệp. - Mùa ít mưa  6 tháng - M0  50l/skm 2 - min max Q Q  100, cửa sông thông thoát 2) A1 - Độ che phủ rừng: 50 - 70%, rừng ngập mặn bình thường. Đất trống đồi núi trọc chiếm 25-50% diện tích đất lâm nghiệp. - Mùa ít mưa  8 tháng - M0 : 30 - 50 l/skm 2 - min max Q Q :100-1000, cửa sông di động 3) A2 - Độ che phủ rừng: 30 - 50%, rừng ngập mặn ít. Đất trống đồi núi trọc chiếm 50-70% diện tích đất lâm nghiệp. - Mùa ít mưa  8 tháng - M0 : 20 - 30 l/skm 2 - min max Q Q :1000-3000, cửa sông xói lở bồi lấp theo chu kỳ nhiều năm. 4) A3 - Độ che phủ rừng < 30%, không còn rừng ngập mặn. Đất trống đồi núi trọc chiếm 70-100% diện tích đất lâm nghiệp. - Mùa ít mưa > 9 tháng - M0 ≤ 20 l/skm 2 - min max Q Q : >3000, cửa sông thường xuyên bồi lấp, xói lở. b. Nhóm tác động của con người 1) B0 - Đốt nương làm rẫy, lẻ tẻ. - Khai thác nước bằng phương tiện thô sơ, guồng, đập tạm. 9 - Giao thông bằng thuyền độc mộc, thuyền chèo thông thương từ biển lên núi. Làng, bản, khu đô thị, công nghiệp nhỏ. Chưa sử dụng phân hoá học, hoá chất bảo vệ thực vật. - Chưa có công trình kiểm soát lũ, chưa có chỉnh trị sông và bờ biển đáng kể. Bãi biển còn hoang sơ. 2) B1 - Đốt nương làm rẫy với tốc độ đáng kể. - Khai thác nước bằng hồ chứa nhỏ. - Giao thông với phương tiện nhỏ có gắn máy. Có khu đô thị, công nghiệp tương đối lớn. Có hoạt động làng nghề. Có sử dụng phân hoá học, hoá chất bảo vệ thực vật với liều lượng cho phép. - Có kè sông và đê, kè biển, bãi tắm. 3) B2 - Phá rừng trồng cây công nghiệp, cây ăn quả - Có hồ chứa vừa và lớn - Có tàu vận tải trên sông, thuyền lớn. Khu đô thị, khu công nghiệp lớn. Rác thải, nước thải có khối lượng lớn có nhiều độc tố. - Có đê sông, đê biển, hệ thống thuỷ lợi lớn, cống ngăn mặn, có cảng sông, cảng biển, bãi tắm, khu du lịch. 4) B3 - Phá rừng làm đường, xây dựng khu công nghiệp, đô thị, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả với diện rộng. - Xây dựng hồ chứa lớn, hệ thống bậc thang thuỷ điện. Xây dựng đập dâng vĩnh cửu sử dụng lượng nước cơ bản có và không có hồ chứa nước thượng nguồn bổ sung. - Có tàu thuyền lớn, có âu tàu bến cảng quốc tế hoạt động. Nhiều khu đô thị, khu công nghiệp lớn, xả nước thải, rác thải trực tiếp vào các nguồn nước sông, ao, hồ, kho nước. Sử dụng phân hoá học, hoá chất bảo vệ thực vật với lượng lớn, nước thải xả trực tiếp ra sông... - Có hệ thống công trình kiểm soát lũ, kiểm soát biển lấn. Bãi tắm, khu du lịch hoạt động thường xuyên. c. Nhóm hậu quả Ô nhiễm 1) C0 - Đầu nguồn: sạch. Mức độ xói mòn thấp - Trung lưu: sạch. Có thể có nước thải, rác thải của các làng nghề với lượng không đáng kể, không gây ô nhiễm. - Đồng bằng: sạch. Nước thải và rác thải các khu công nghiệp, đô thị đều được xử lý trước khi xả ra nguồn nước. - Cửa sông, ven biển: Sạch, rác thải ít không đáng kể. 10 2) C1 - Đầu nguồn: Còn sạch - Trung lưu: Còn sạch - Đồng bằng: Nước thải và rác thải phần lớn đã được xử lý. Một số đoạn sông ngắn qua các điểm xả có bị ô nhiễm với mức độ thấp. - Cửa sông, ven biển: Còn sạch, ít nhiều bị ô nhiễm nước do cảng cá, chế biến thực phẩm. 3) C2 - Đầu nguồn: Có thể bị ô nhiễm do khai thác khoáng sản. Có thể có chất độc hoá học thời chiến tranh chống Mỹ khó phát hiện trong phân tích. - Trung lưu: Một số đoạn sông bị ô nhiễm do chảy qua có điểm xả nước thải khu đô thị, khu công nghiệp với khối lượng lớn. - Đồng bằng: Lượng nước thải do làng nghề, khu công nghiệp, khu đô thị, lượng nước thải nông nghiệp có tàn dư phân bón hoá học, Hoá chất bảo vệ thực vật xả vào sông, hồ ao, giếng, hệ thống kênh mương... - Cửa sông, ven biển: Ô nhiễm do nước thải, rác thải của các Cảng cá, Cảng vận tải, bãi tắm, du lịch, dịch vụ... 4) C3 - Đầu nguồn: Ô nhiễm do phá núi làm đường, gây sạt lở, đục nước. Ô nhiễm do chất độc hoá học, nước mặt không sử dụng được, phải dùng giếng khoan sâu... - Trung lưu: Ô nhiễm cả đoạn sông kéo dài do nước thải, chất thải của các khu công nghiệp, khu đô thị lớn, nước thải của các hệ thống thuỷ lợi xả ra. - Đồng bằng: Ô nhiễm trầm trọng do nước thải, rác thải, bãi rác của các khu đô thị, khu công nghiệp, hệ thống thủy lợi với khối lượng rất lớn, phần lớn chưa được xử lý. - Cửa sông, ven biển: Ô nhiễm nặng do Cửa sông bị bồi lấp, không có nước. Nước thải, rác thải do hoạt động cảng cá, cảng biển, du lịch, bãi tắm, dịch vụ không được thu gom đầy đủ... III. Ví dụ ứng dụng phân loại lưu vực sông Cầu theo các tiêu chí nói trên 1. Sông Cầu là con sông chính của hệ thống sông Thái Bình. Bắt nguồn từ núi Vạn On chảy qua Chợ Đồn, Bắc Kạn, Chợ Mới, Thái Nguyên tới Phả Lại với 5 tỉnh và thành phố: Bắc Kạn, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh. Chiều dài sông là 288km, diện tích lưu vực 6030km2. Sông Cầu có 27 nhánh cấp I, đáng chú ý là 4 sông có diện tích lớn hơn 350km2 (sông Chu, sông Nghinh Tường, sông Đu và sông Công), lớn nhất là sông Công (951km2). 2. ứng dụng các tiêu chí phân loại sông theo bảng 3 cho lưu vực sông Cầu với các tiêu chí cụ thể thuộc 4 nhóm sau: 11 A2: - Độ che phủ rừng: 35%, đất trống đồi núi trọc chiếm khoảng 60% đất lâm nghiệp, phần lớn hiện trồng chè. - Mùa ít mưa kéo dài 7 tháng - M0 = 25 l/skm 2 - 1200~800 min max  Q Q ( sông Công đạt 3000 lần) B2: - Phá rừng trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, xói mòn tăng mạnh - Có hồ núi Cốc và nhiều hồ chứa nhỏ khác. - Có đập dâng Thác Huống chắn ngang dòng sông Cầu - Có thành phố Vĩnh Yên, Phúc Yên, Bắc Giang, Thái Nguyên, Thị xã Bắc Kạn, các khu công nghiệp Sông Công, Nhà máy gang thép Thái Nguyên, Xuân Hoà, Đông Anh, Bắc Ninh, Bắc Kạn. - Có hệ thống đê sông, có 3 hệ thống thuỷ lợi lớn: Thác Huống, Liễn Sơn, Bắc Ninh. Hiện nay mùa cạn vẫn thiếu nước dùng. C3: 1) Từ nguồn đến ngã ba sông Đu: nước sông còn sạch do chảy qua vùng dân cư thưa thớt và công nghiệp chưa phát triển. 2) Từ ngã ba sông Đu đến ngã ba sông Công - Sông Cầu. Nước sông bị ô nhiễm nặng do các nguồn thải sau đây: - Chất thải rắn từ các mỏ than vào khoảng 1,5 triệu tấn/năm từ các mỏ sắt 2,5 triệu tấn/năm, mỏ thiếc 800.000 tấn/năm cùng với hàng triệu m3 nước thải từ rửa quặng sắt, thiếc. Nhà máy luyện cốc, luyện than, nước thải nhà máy giấy... chứa nhiều chất ô nhiễm, chất độc hại đều đổ trực tiếp vào sông Cầu. Đó là chưa kể rác thải dân sinh từ các bệnh viện, chợ, các cơ sở tiểu thủ công nghiệp... Đặc biệt những điểm khai thác khoáng sản tư nhân một cách bừa bãi, thiếu quy hoạch, thiếu quản lý. 3) Từ ngã ba sông Công đến ngã ba sông Cà Lồ. Đoạn này chủ yếu là nước thải nông nghiệp với lượng thuốc bảo vệ thực vật lớn được sử dụng khó kiểm soát, vượt quá tiêu chuẩn cho phép. 4) Từ ngã ba sông Cà Lồ đến Ngũ Huyện Khê. Đoạn sông chảy qua vùng làng nghề Bắc Ninh. Nước sông bị ô nhiễm nặng do hoạt động sản xuất của các làng nghề và phát triển nông nghiệp. Đặc biệt là hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật, hàm lượng Coliform đều vượt nhiều so với tiêu chuẩn cho phép . 5) Từ Ngũ Huyện Khê đến Phả Lại. Khả năng tự làm sạch của sông lớn hơn do ảnh hưởng thuỷ triều, không có thêm nguồn gây ô nhiễm song do các đoạn sông ở thượng lưu nguồn ô nhiễm nặng nên nước sông vẫn còn ô nhiễm, không nên dùng cấp nước trực tiếp cho sinh hoạt. 12 Hiện nay ngoài ô nhiễm do chất thải, nước sông Cầu có lượng hàm cát ngày càng tăng rõ rệt (tăng trung bình 279 g/s.năm). Tương lai nếu không được quản lý kiểm soát chặt chẽ thì ô nhiễm càng lớn và sự lan truyền càng mạnh vì dân số ngày càng đông, tốc độ đô thị hoá, công nghiệp hoá ngày càng nhanh. IV. Kết luận 1. Lưu vực sông Cầu thuộc Tổ hợp A2B2C3 thuộc loại sông Cấp Yếu (Xấu). 2. Xác lập các cơ sở khoa học và đề xuất các tiêu chí phân loại các lưu vực sông của Việt Nam trên quan điểm bảo vệ môi trường là một nội dung khoa học mới, phức tạp. Kết quả đưa ra mới là bước đầu. Đây cũng là một trong nhiều cách tiếp cận. Rõ ràng chắc chắn còn những thiếu sót nhất định và sẽ bổ cứu dần. 13 Tài liệu tham khảo chính 1. Ngô Đình Tuấn. Tài nguyên nước Việt nam và Cân bằng nước hệ thống. Giáo trình Cao học Thuỷ văn - Đại học Thuỷ Lợi. 1992 - 1998. 2. Ngô Đình Tuấn. Quản lý tổng hợp Tài nguyên nước. Giáo trình Cao học Thuỷ văn - Đại học Thuỷ Lợi. 1998 - 2004 3. Ngô Đình Tuấn. Số lượng và chất lượng nước sông Cầu có khả năng diễn biến như thế nào trong vài mươi năm tới? Bài viết cho cuốn sách "Việt Nam - Môi trường và Cuộc sống". Hà Nội, 2004. 4. Nguyễn Văn Âu. Sông ngòi Việt Nam. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội - 1997. 5. Trần Tuất + nnk. Đặc trưng hình thái lưu vực sông Việt Nam. Hà Nội 1985. 6. Phan Kỳ Nam. Trữ năng lý thuyết các sông suối Việt Nam. Đề tài Cấp nhà nước. Hà Nội 1984. Summary: Establishing scientific bases and proposing classified criteria for river basins in Vietnam under viewpoint of environmental protection The paper systematises classified criteria of river basins in term of geography and management. Base on that, the author proposes classified criteria for river basins in Vietnam under a viewpoint of environmental protection with four river levels: healthy, strong, normal, and weak.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfxay_dung_co_so_khoa_hoc_va_de_xuat_cac_tieu_chi_phan_loai_ca.pdf
Tài liệu liên quan