Bài giảng Trợ cấp và các biện pháp đối kháng

Trợ cấp riêng theo luật và trên thực tế: Ngay cả khi một biện pháp trợ cấp không mang tính riêng biệt theo luật nhưng lại có thể mang tính riêng biệt trên thực tế thì cần phải xem xét đến một số yếu tố khác để xác định xem trợ cấp đó có mang tính riêng biệt hay không. Các yếu tố đó là: chỉ có một số nhất định các doanh nghiệp cụ thể sử dụng trợ cấp, một số doanh nghiệp nhất định là đối tượng sử dụng phần lớn trợ cấp, khối lượng lớn bất thường của trợ cấp được dành cho một số doanh nghiệp nhất định, và cơ quan chịu trách nhiệm về trợ cấp tùy tiện trong việc ra quyết định về trợ cấp. Trong trường hợp này, thông tin về tần suất các hồ sơ xin được hưởng trợ cấp bị từ chối hoặc được chấp thuận cũng như lý do đưa ra các quyết định này sẽ phải được xem xét. Ngoài ra, mức độ đa dạng của các hoạt động kinh tế thuộc phạm vi thẩm quyền pháp lý của cơ quan chịu trách nhiệm về trợ cấp cũng như thời hạn hiệu lực của chương trình trợ cấp cũng được tính đến. Nếu các yếu tố này được xem xét đầy đủ thì có thể dẫn đến kết luận về tính riêng biệt trên thực tế của trợ cấp.

doc33 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 9532 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Trợ cấp và các biện pháp đối kháng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oài trợ cấp sẽ chèn ép giá sản phẩm cạnh tranh trên thị trường nước nhập khẩu hay ngăn cản không cho giá tăng trong khi lẽ ra theo quy luật thị trường bình thường thì giá phải tăng. Tác động của hàng nhập khẩu được nước ngoài trợ cấp đến sản phẩm tương tự do nước nhập khẩu sản xuất có thể biểu hiện qua những biến động trong chỉ số kinh tế của ngành sản xuất tại nước nhập khẩu theo hướng bất lợi cho ngành này. Chẳng hạn như xuất hiện sự suy giảm sản lượng, doanh số bán, lợi nhuận, năng suất, tỷ suất thu hồi vốn đầu tư, sự thu hẹp thị phần, hay giảm khai thác sử dụng công suất, giảm luồng tiền mặt, lưu kho, công ăn việc làm, lương bổng, tốc độ tăng trưởng, khả năng thu hút vốn, v.v... Không nhất thiết là các tác động này phải xuất hiện đồng thời với sự xâm nhập của hàng nhập khẩu được trợ cấp mới chứng tỏ được tác hại đối với ngành sản xuất tương ứng ở nước nhập khẩu. Nhiều trường hợp chỉ xuất hiện dấu hiệu hoặc nguy cơ tiềm tàng về sự suy giảm và thu hẹp của các chỉ số kinh tế lien quan cũng đủ cho thấy ảnh hưởng nghiêm trọng của việc nước ngoài trợ cấp xuất khẩu. Thậm chí trợ cấp xuất khẩu của một nước cũng có thể làm vô hiệu hoá thuế nhập khẩu đánh lên sản phẩm được trợ cấp. Khi đó, tác động bảo hộ thông qua công cụ thuế quan của nước nhập khẩu (là công cụ bảo hộ chính đáng duy nhất mà WTO cho phép) sẽ bị triệt tiêu hoàn toàn hoặc phần lớn. Các ngành sản xuất hàng hoá tương tự trong nước nhập khẩu phải đối diện với đối thủ cạnh tranh có hậu thuẫn tài chính quá mạnh, tất yếu sẽ bị thiệt hại, thậm chí đi đến phá sản nếu tình trạng lượng hàng nhập khẩu được trợ cấp quá lớn, giá thị trường bị làm suy giảm quá nhiều kéo dài mà chính phủ không áp dụng biện pháp chống đỡ hay đối phó nào. Đối với những ngành tuy chưa thực sự đi vào sản xuất hàng hóa tương tự với hàng nhập khẩu được trợ cấp nhưng chính phủ đã có kế hoạch phát triển ngành thì trợ cấp xuất khẩu của nước ngoài hiển nhiên khiến cho sự .chào đời. của ngành gặp quá nhiều trở ngại, bị trì hoãn, thậm chí không thể xuất hiện. Tuy nhiên, cần phải thừa nhận rằng mặc dù các nhà sản xuất hàng hóa cạnh tranh với hàng nhập khẩu được nước ngoài trợ cấp có thể bị thiệt hại lớn do hành vi mà họ cho là .không công bằng. của nước ngoài thì người tiêu dùng hay các ngành công nghiệp hạ nguồn (là những ngành sử dụng hàng hóa đó làm đầu vào trong quá trình sản xuất) lại được lợi do mua được hàng hóa cần thiết với giá rẻ hơn. Rõ ràng, đối tượng thứ nhất sẽ phản đối kịch liệt trợ cấp của nước ngoài còn nhóm đối tượng thứ hai thì có thể lại ủng hộ. Mâu thuẫn lợi ích giữa hai nhóm cùng có quyền lợi liên quan đến loại hàng hoá được nước ngoài trợ cấp trong nội bộ nền kinh tế nước nhập khẩu sẽ đặt chính phủ nước nhập khẩu trước một bài toán chính trị khó khăn: nên đặt quyền lợi của nhóm nào lên đầu? c. Tác động đối với nước thứ ba Trợ cấp xuất khẩu còn làm tăng lợi thế cạnh tranh của hàng xuất khẩu được trợ cấp so với hàng xuất khẩu không được trợ cấp của các nước khác vào thị trường thứ ba và ngăn cản hàng xuất khẩu của các nước khác vào thị trường này. Với lợi thế cạnh tranh .thiếu công bằng. nhờ trợ cấp, chẳng hạn có thể chủ động cắt giảm giá xuống mức rất thấp, hàng xuất khẩu của nước trợ cấp có thể đẩy lùi các đối thủ cạnh tranh trên thị trường nước khác và chiếm được .thị phần vượt mức hợp lý trong thương mại xuất khẩu thế giới.15, khiến cho lợi ích thương mại của các nước xuất khẩu cạnh tranh khác bị tổn hại. Hậu quả dễ thấy do trợ cấp xuất khẩu của một nước là gây tổn hại đến ngành sản xuất sản phẩm tương tự của không chỉ nước nhập khẩu sản phẩm được trợ cấp mà cả nước xuất khẩu sản phẩm cạnh tranh với sản phẩm được trợ cấp trên thị trường nước nhập khẩu. 5.4 Các biện pháp chống trợ cấp Theo GATT, biện pháp chống trợ cấp là biện pháp cứu trợ được một nước thực hiện do họ phải chịu thiệt hại vì nước khác thực hiện trợ cấp gây ra. GATT quy định rằng, khi hàng nhập khẩu được sản xuất với sự trợ cấp thì bên nhập khẩu có quyền thu thuế chống trợ cấp hoặc những biện pháp cứu trợ khác. Thuế chống trợ cấp là loại thuế đặc biệt được thu nhằm mục đích hạn chế việc trợ cấp cho hàng hoá trong khâu chế tạo, sản xuất và xuất khẩu. Thuế chống trợ cấp còn được gọi là thuế bồi hoàn hay thuế trả đũa. Khi hàng hoá nhập khẩu được trợ cấp trực tiếp hay gián tiếp trong quá trình sản xuất, gia công chế tạo, vận chuyển, mua bán, đều khiến cho chính phủ nước nhập khẩu có lý do để thu thuếù chống trợ cấp đối với những hàng hoá này. Việc thu thuế chống trợ cấp cần phaỉ tuân thủ nguyên tắc, kim ngạch thu thuế không được vượt quá mức trợ cấp. Mục đích của trợ cấp xuất khẩu của các nước xuất khẩu là để tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá ở nước ngoài. Mục đích của việc thu thuế chống trợ cấp của nước nhập khẩu lại là để những hàng hoá được trợ cấp mất khả năng cạnh tranh. Giá thành của hàng hoá nhập khẩu sau khi bị đánh thuế chống trợ cấp sẽ tăng lên, và như vậy sẽ làm giảm hiệu quả của khoản trợ cấp mà hàng hoá này nhận được, từ đó làm giảm khả năng cạnh tranh, khiến cho chúng không thể được bán với giá thành thấp hoặc bán phá giá trên thị trường của nườc nhập khẩu. Những biện pháp chống trợ cấp có thể nói là con dao hai lưỡi, bởi vì nếu sử dụng chúng một cách hợp lý, với một mức độ vừa phải thì sẽ có thể bảo hộ được trật tự thông thường của thương mại quốc tế, nhưng nếu quá lạm dụng các biện pháp đó thì sẽ trở thành hàng rào hạn chế nhập khẩu. III. Cơ sở áp dụng thuế chống trợ cấp 1. Khái niệm về thuế chống trợ cấp Tuỳ theo mục đích khác nhau, thuế chống trợ cấp có thể được định nghĩa một cách khác nhau. Nhìn chung, thuế chống trợ cấp là .một loại thuế nhập khẩu đặc biệt nhằm chống lại trợ cấp của Chính phủ nước ngoài cho hàng xuất khẩu, thường được áp dụng sau khi đã có điều tra cho thấy có tổn hại do trợ cấp đó gây ra. Deardorff, Alan V. and Stern, Robert M. 1985. "Methods of Measurement of Nontariff Barriers," United Nations Conference on Trade and Development, UNCTAD/ST/MD/28. Geneva: United Nations . Về mặt pháp lý, các nước thường dùng định nghĩa của WTO làm định nghĩa chuẩn cho thuế chống trợ cấp. Theo WTO, .thuế chống trợ cấp được hiểu là một khoản thuế đặc biệt nhằm mục đích bồi hoàn cho khoản trợ cấp đã được cung cấp một cách trực tiếp hoặc gián tiếp trong quá trình chế tác, sản xuất hoặc xuất khẩu của bất kỳ loại hàng hoá nào Đoạn 3, Điều VI, Hiệp định GATT. . Đây là định nghĩa chặt chẽ về mặt luật pháp và thường được các nước chấp nhận. Tuy nhiên, định nghĩa này phải được hiểu trong bối cảnh rộng của WTO, có nghĩa là các quy định của WTO liên quan đến quá trình điều tra, thủ tục áp dụng v.v. cũng phải được tuân thủ đầy đủ. Về mặt kinh tế, thuế chống trợ cấp là một hình thức thuế đánh vào hàng hoá được trợ cấp nhằm triệt tiêu lợi thế do khoản trợ cấp đó đem lại. Để đạt được mục tiêu trên, thuế chống trợ cấp phải tương đương với lợi ích mà trợ cấp đem lại cho hàng hoá, hay chính xác hơn, thuế chống trợ cấp phải triệt tiêu được lợi thế hàng nhập khẩu có được do nhận được trợ cấp của chính phủ so với loại hàng tương tự được sản xuất tại nước nhập khẩu. Do đó, sau khi đánh thuế chống trợ cấp, hàng hoá nhận được trợ cấp không còn lợi thế so với hàng tương tự được sản xuất trong nước không được trợ cấp. Tuy nhiên, thuế chống trợ cấp cũng không được đánh quá cao, vượt quá lợi ích thực sự mà hàng nhập khẩu nhận được. Do phải đánh .đúng mức., thuế chống trợ cấp chỉ được áp dụng sau khi đã có điều tra rõ ràng về mức độ trợ cấp cũng như thiệt hại trợ cấp đó gây ra đối với sản xuất trong nước. Với khái niệm trên, có một số điểm đáng chú ý khi áp dụng thuế chống trợ cấp: (i) Xét về mặt kinh tế, lợi ích một mặt hàng nhất định thu được không nhất thiết phải bằng với hỗ trợ về tài chính mà nhà nước bỏ ra cho mặt hàng đó. Lợi ích kinh tế hàng hoá thu được từ trợ cấp có thể thấp hơn hoặc cao hơn khoản trợ cấp tài chính mà hàng hoá đó nhận được. Trong phần lớn các trường hợp, lợi ích kinh tế hàng hoá thu được nhỏ hơn so với chi phí thực sự của khoản trợ cấp. Ví dụ đơn giản nhất là trường hợp phát sinh một số chi phí hành chính để quản lý khoản trợ cấp đó. Điều này được thể hiện rõ nhất nếu chúng ta phân tích một ví dụ điển hình về trợ cấp xuất khẩu tại một nước nhỏ có nền kinh tế mở như sau Mô hình sau thuộc loại .mô hình cân đối bộ phận. (partial equilibrium), thường được áp dụng cho các nền kinh tế nhỏ, mở cửa cho ngoại thương như Việt Nam. : (ii) Lợi ích một hàng hoá nhất định nhận được không nhất thiết nhờ trợ cấp trực tiếp cho mặt hàng đó. Ví dụ như khi Nhà nước trợ cấp cho một mặt hàng thì các ngành sử dụng mặt hàng đó cũng được hưởng lợi. Đồng thời, những mặt hàng gần tương tự với mặt hàng đó cũng có thể chịu những tác động nhất định do phải cạnh tranh với mặt hàng được trợ cấp. Trong một số trường hợp cá biệt, một mặt hàng có thể nhận được trợ cấp nhưng một mặt hàng khác lại được hưởng lợi ích kinh tế cuối cùng. Ví dụ như một nước A có 100.000 nông dân nuôi bò với giá thành sản phẩm sữa là Px = Pw + a (cao hơn giá thế giới một khoản a), toàn bộ sản phẩm được bán cho 5 nhà chế biến bơ trong nước. Để hỗ trợ phát triển sản phẩm sữa, nhà nước A có thể trợ cấp một khoản a trên mỗi đơn vị sản phẩm sữa cho tất cả 100.000 người nuôi bò. Tuy nhiên, nếu làm như vậy rõ ràng chi phí hành chính để quản lý chương trình trợ cấp sẽ rất cao, đôi khi không thể thực hiện được. Nhà nước A có thể chọn một cách khác hiệu quả hơn nhiều, đó là trợ cấp cho 5 nhà máy chế biến bơ khoản tiền tương đương a với điều kiện các nhà máy này phải thu mua sữa của người nuôi bò trong nước. Như vậy, về hình thức nhà nước trợ cấp cho mặt hàng bơ nhưng thực tế là trợ cấp cho mặt hàng sữa. Do trợ cấp và ảnh hưởng của trợ cấp phức tạp như vậy, việc đánh thuế chống trợ cấp cũng phải được điều tra và thực hiện một cách hết sức thận trọng. Chính vì vậy, thường chỉ có một số ít nước tương đối phát triển là có điều kiện áp dụng biện pháp này. Các nước đang phát triển do năng lực yếu kém, lại thiếu nguồn thông tin nên khó có thể áp dụng một cách chuẩn xác thuế chống trợ cấp. Về mặt quản lý nhà nước, thuế chống trợ cấp được coi là một biện pháp quản lý phi thuế quan. Phần lớn các tài liệu nghiên cứu chuyên ngành về các biện pháp phi thuế quan đều xếp thuế chống trợ cấp là một biện pháp phi thuế quan. Trong hệ thống phân loại của UNCTAD, thuế chống trợ cấp cũng được coi là một trong những biện pháp phi thuế quan Hệ thống phân loại các biện pháp phi thuế quan của UNCTAD (chỉ giới hạn ở các biện pháp liên quan đến nhập khẩu) là hệ thống phân loại được chấp nhận tương đối rộng rãi và được nhiều tổ chức khác thừa nhận trong các nghiên cứu về tác động của các biện pháp quản lý nhập khẩu. Ví dụ: OECD, tài liệu "Patterns and Pervasiveness of Tariff and Non-Tariff Barriers to Trade in OECD Member Countries," ECO/CPE/WP1/GE(96)3 (June 12); hay WB: tài liệu của Laird, Sam. 1996, "Quantifying Commercial Policies". . Mặc dù vậy, về hình thức bên ngoài, thuế chống trợ cấp lại có nhiều điểm tương đồng với thuế nhập khẩu. Vì vây, xét về mặt hình thức, ở một chừng mực nhất định cũng có thể coi thuế chống trợ cấp là một hình thức thuế nhập khẩu đặc biệt. Thuế chống trợ cấp giống với thuế nhập khẩu ở các điểm sau: Đối tượng chịu thuế là hàng nhập khẩu; Phương pháp quản lý thuế tương đối giống với thuế thông thường: cùng được cơ quan hải quan thu tại cửa khẩu; Tác động tương đối rõ ràng và minh bạch ở khâu áp dụng nếu so với các biện pháp phi thuế quan khác (mặc dù quá trình điều tra có thể bị các cơ quan áp dụng lạm dụng vì một số mục đích nhất định). Tuy nhiên, thuế chống trợ cấp có một số điểm khác căn bản so với thuế nhập khẩu thông thường: Thuế nhập khẩu thông thường chủ yếu nhằm mục đích bảo hộ cho sản xuất trong nước còn thuế chống trợ cấp nhằm đảm bảo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa hàng trong nước và hàng nhập khẩu; Thuế nhập khẩu thông thường mang tính ổn định, trong khi thuế chống trợ cấp mang tính tình huống rõ rệt. Dù là nhằm bảo hộ cho sản xuất trong nước, tạo nguồn thu cho ngân sách hay đảm bảo công bằng xã hội, thuế nhập khẩu đều được áp dụng theo một định hướng tương đối ổn định. Trong khi đó, thuế chống trợ cấp chỉ xuất hiện khi phát sinh trợ cấp làm ảnh hưởng đến nhà sản xuất trong nước. Thuế chống trợ cấp sẽ mất đi khi không còn trợ cấp nữa hay khi các nhà sản xuất trong nước không còn chịu ảnh hưởng bất lợi của hàng hoá được nước ngoài trợ cấp nữa. Mặc dù có những điểm khác nhau trên, thuế chống trợ cấp thường được coi là một sắc thuế có mối liên hệ hết sức chặt chẽ đến thuế nhập khẩu, cả về mặt hình thức cũng như phương pháp quản lý việc thu thuế. 2. Tác động của việc đánh thuế chống trợ cấp 2.1.2. Tác động khi đánh thuế chống trợ cấp (i) Tác động đến hàng nhập khẩu Khi đã đánh thuế chống trợ cấp thì tác động của loại thuế này đối với hàng nhập khẩu không khác gì khi đánh thuế nhập khẩu thông thường: thuế chống trợ cấp làm tăng giá hàng nhập khẩu và giảm lượng nhập khẩu. (ii) Tác động đến các đối tượng khác nhau - Tác động đối với chính phủ nước áp dụng: Cũng giống như khi đánh thuế nhập khẩu thông thường, thuế chống trợ cấp đem lại nguồn thu cho nhà nước. Tuy nhiên, nguồn thu trên thường không lớn, chỉ chiếm một bộ phận không đáng kể trong nguồn thu ngân sách của các quốc gia. Thêm nữa, việc điều tra trước khi đánh thuế và công tác quản lý thuế khi đã đánh thuế cũng tương đối phức tạp, tốn nhiều kinh phí. Đồng thời, tuy thuế tăng nhưng lượng nhập khẩu lại giảm nên chưa chắc tổng thu đã tăng đáng kể. Chính vì vậy, việc đem lại nguồn thu chỉ có vai trò thứ yếu và do vậy thường không làm ảnh hưởng đến quyết định có đánh thuế chống trợ cấp hay không. - Tác động đối với nhà sản xuất trong nước: Như đã trình bày ở trên, việc đánh thuế chống trợ cấp có tác dụng làm tăng giá sản phẩm nhập khẩu và giảm lượng nhập khẩu. Do vậy, nhà sản xuất mặt hàng bị đánh thuế hoặc nhà sản xuất các mặt hàng trực tiếp cạnh tranh với mặt hàng đó tại nước nhập khẩu sẽ được hưởng lợi. Có thể nói việc đánh thuế chống trợ cấp trong tất cả các trường hợp đều nhằm bảo vệ lợi ích cho các nhà sản xuất trong nước. - Tác động đối với người tiêu thụ sản phẩm (người tiêu dùng hoặc người sử dụng sản phẩm nhập khẩu làm nguyên liệu đầu vào cho sản xuất): Ngược lại với các nhà sản xuất trong nước, người tiêu thụ sản phẩm lại là đối tượng chịu thiệt khi một nước quyết định đánh thuế chống trợ cấp. Trước khi đánh thuế chống trợ cấp, người tiêu thụ được hưởng khoản trợ cấp của chính phủ nước ngoài do được mua sản phẩm với giá rẻ. Sau khi đánh thuế, phần lợi đó đã được chuyển sang cho nhà sản xuất (và có thể một phần sang cho chính phủ nước đánh thuế). Do vậy, chính phủ cũng cần tính đến lợi ích của người tiêu thụ trước khi quyết định có đánh thuế chống trợ cấp hay không. 2.1.3. Tác động khi nước xuất khẩu thôi không trợ cấp hoặc nhà xuất khẩu đưa ra cam kết về giá Ngay cả khi cơ quan điều tra nhận thấy cần đánh thuế chống trợ cấp, quy định của WTO cũng như luật các nước cho phép nước tiến hành trợ cấp cam kết thôi không trợ cấp hoặc nhà xuất khẩu mặt hàng đó cam kết tăng giá lên mức thích hợp để đánh đổi lấy việc nước nhập khẩu không đánh thuế đối với mặt hàng đó nữa. Cam kết như trên có lợi cho nước sản xuất/xuất khẩu mặt hàng bị điều tra: - Trường hợp chính phủ cam kết chấm dứt trợ cấp: chính phủ nước trợ cấp được lợi vì nếu vẫn trợ cấp, hàng xuất khẩu sẽ bị đánh thuế chống trợ cấp khiến cho số tiền trợ cấp mất tác dụng do nó chỉ đơn thuần chuyển từ chính phủ nước tiến hành trợ cấp sang chính phủ nước đánh thuế chống trợ cấp. Tuy nhiên, trường hợp này khó thực hiện nếu hàng được trợ cấp được xuất khẩu đến nhiều thị trường một lúc. Khi đó, việc huỷ bỏ khoản trợ cấp sẽ làm ảnh hưởng đến lợi thế xuất khẩu ở các thị trường thứ ba. - Trường hợp nhà kinh doanh đưa ra cam kết về giá (cao hơn mức giá được trợ cấp): nhà kinh doanh hàng hoá đó vẫn được hưởng lợi từ khoản tiền trợ cấp. Tuy nhiên, khi đó hàng hoá sẽ mất đi lợi thế cạnh tranh do giá đã được nâng lên. Cam kết về giá có thể dẫn đến việc mất thị trường nếu mức giá quy định quá cao so với hàng cùng loại tại thị trường nhập khẩu, vì vậy đây cũng là điều doanh nghiệp thường cân nhắc và không phải doanh nghiệp nào cũng chấp nhận đưa ra cam kết về giá dù thoạt nhìn đây là hình thức có lợi hơn là bị đánh thuế. 2.2. Tác động như một công cụ chính sách thương mại 2.2.1. Tác động răn đe Một trong những mục đích tương đối quan trọng của việc có được công cụ thuế chống trợ cấp để áp dụng khi cần thiết là công cụ này có tác dụng răn đe đáng kể đối với chính phủ nước ngoài cũng như nhà sản xuất nước ngoài. - Tác động răn đe đối với chính phủ nước ngoài: Một nước tiến hành trợ cấp với mục tiêu giúp cho một nhóm đối tượng nhất định (đối tượng được hưởng trợ cấp). Vì vậy, trợ cấp chỉ phát huy tác dụng khi tạo ra được lợi thế nhất định cho một số ngành sản xuất hoặc một số nhà sản xuất nhất định. Trong thương mại quốc tế, trợ cấp là một công cụ chính sách thương mại để tăng cường khả năng cạnh tranh của một ngành đối với ngành tương tự của nước khác. Giả sử có hai nước X và Y cùng sản xuất và tiến hành xuất nhập khẩu một mặt hàng nhất định Tuy nhiên, trong thương mại quốc tế, một nước nhỏ, thiếu thông tin và tiềm lực kinh tế (như Việt Nam) rất có thể chịu thiệt trong cạnh tranh. Trong phần lớn các trường hợp, nước nhỏ không có đủ tiền để trợ cấp bằng với khoản nước lớn khác đã trợ cấp (trường hợp -1; 1). Ngay cả khi có tiền để trợ cấp, không phải lúc nào một nước nhỏ, thiếu thông tin cũng có thể áp dụng ngay trợ cấp (cần thời gian để thu thập số liệu, tổng hợp thông tin, xây dựng chương trình trợ cấp và các văn bản pháp lý, v.v...). Một trong những công cụ giúp tránh được thiệt hại trong các trường hợp trên là dùng công cụ thuế chống trợ cấp. Nếu nước X trợ cấp để xuất khẩu hàng hoá sang nước Y, nước Y có thể không cần trợ cấp lại cho ngành sản xuất trong nước của mình mà chỉ cần áp dụng thuế chống trợ cấp đối với hàng của nước X. Vì vậy, nếu biết chắc rằng nước Y sẽ đánh thuế chống trợ cấp đối với hàng của nước mình, nước X sẽ không tiến hành trợ cấp nữa. - Tác động răn đe đối với doanh nghiệp (khi định giá hàng xuất khẩu): Trong nhiều trường hợp, nước X có thể trợ cấp cho hàng của nước mình để bán sang nhiều nước khác nhau (ví dụ nước Y và Z). Khi đó, nước X vẫn tiến hành trợ cấp mặc dù biết nước Y sẽ đánh thuế chống trợ cấp vì hàng của nước X vẫn có thể được hưởng lợi khi bán vào nước Z. Tuy nhiên, trong trường hợp này, tác dụng răn đe của thuế chống trợ cấp vẫn còn. Nếu biết nước Y sẽ đánh thuế chống trợ cấp, các nhà kinh doanh khi muốn bán hàng của nước X vào nước Y sẽ tự động tăng giá ngang với giá trị thực của hàng hoá (giá nếu không được trợ cấp) vì sợ bị đánh thuế chống trợ cấp. Như vậy, sản xuất trong nước tại nước Y không bị ảnh hưởng của khoản trợ cấp của nước X. 2.2.2. Tác động như con bài trong đàm phán Tính chất của thuế chống trợ cấp rất phức tạp, việc áp dụng hay không áp dụng thuế chống trợ cấp phụ thuộc rất nhiều vào cách điều tra, tính toán. Đồng thời, trong thương mại quốc tế ngày nay, rất nhiều nước tiến hành trợ cấp cho hàng hoá xuất khẩu nên khả năng có thể áp dụng thuế chống trợ cấp ngày càng cao. Vì vậy, khi xảy ra một cuộc .chiến tranh. hay tranh chấp trong thương mại, một nước có thể điều tra hoặc áp dụng thuế chống trợ cấp để làm con bài mặc cả trước khi bước vào đàm phán. Công cụ thuế chống trợ cấp đặc biệt hiệu quả trong trường hợp này vì đây là công cụ có thể đánh trực tiếp vào một nước. 3. Căn cứ áp dụng thuế chống trợ cấp 3.1 Trợ cấp phải có tính riêng biệt Theo quy định của Hiệp định SCM, tất cả các trợ cấp đèn đỏ đều là trợ cấp riêng, tức là đều có thể bị nước khác điều tra đánh thuế chống trợ cấp. Trợ cấp đèn vàng hay trợ cấp có thể bị đánh thuế chống trợ cấp là trợ cấp mang tính riêng biệt nhưng không thuộc nhóm trợ cấp đèn đỏ nói trên. Như vậy, mọi trợ cấp riêng đều có thể bị nước khác đánh thuế chống trợ cấp nếu các điều kiện khác về bằng chứng của thiệt hại và bằng chứng về quan hệ nhân quả giữa trợ cấp và thiệt hại đã được chứng minh. Theo quy định của Hiệp định SCM, một khoản trợ cấp được coi là một trợ cấp riêng nếu trợ cấp đó chỉ dành riêng cho một (hoặc một nhóm) ngành (hoặc doanh nghiệp) Khi xác định xem một khoản trợ cấp có phải là trợ cấp dành riêng cho một (hoặc một nhóm) các ngành (hoặc doanh nghiệp) hay không, cần áp dụng các nguyên tắc sau: ??Nếu cơ quan có thẩm quyền hoặc văn bản pháp lý liên quan quy định rõ chỉ một số doanh nghiệp nhất định mới được hưởng trợ cấp thì đó là trợ cấp riêng. ??Nếu cơ quan có thẩm quyền hoặc văn bản pháp lý liên quan quy định rõ các tiêu chí hoặc điều kiện kinh tế mang tính khách quan để xác định đối tượng được nhận trợ cấp cũng như mức trợ cấp và các tiêu chí, điều kiện này không ưu đãi doanh nghiệp này so với doanh nghiệp khác và được áp dụng một cách tự động (cứ đối tượng nào đáp ứng được các tiêu chí, điều kiện đó thì mặc nhiên được hưởng trợ cấp) thì đó không phải là trợ cấp riêng. ; hoặc dành riêng cho các doanh nghiệp nằm trong một khu vực địa lý nhất định. Tính riêng biệt là một yếu tố rất quan trọng liên quan tới .trợ cấp có thể bị đánh thuế chống trợ cấp.. Dụng ý của Hiệp định SCM khi giới thiệu khái niệm tính riêng biệt. là nhằm loại những chính sách can thiệp vĩ mô của chính phủ khỏi phạm vi điều chỉnh về trợ cấp bóp méo thương mại. Thật vậy, các chính sách vĩ mô của chính phủ như phá giá đồng nội tệ, ấn định mức lương trần, v.v... mặc dù có thể có tác động như một biện pháp trợ cấp nhưng lại không thỏa mãn tiêu chí .tính riêng biệt. vì các chính sách vĩ mô này tác động đến mọi nhà sản xuất trong nước chứ không làm lợi cho riêng một nhóm đối tượng cụ thể nào, và do đó, lợi ích mà sự can thiệp của chính phủ mang lại mang tính chung. Trợ cấp riêng theo luật và trên thực tế: Ngay cả khi một biện pháp trợ cấp không mang tính riêng biệt theo luật nhưng lại có thể mang tính riêng biệt trên thực tế thì cần phải xem xét đến một số yếu tố khác để xác định xem trợ cấp đó có mang tính riêng biệt hay không. Các yếu tố đó là: chỉ có một số nhất định các doanh nghiệp cụ thể sử dụng trợ cấp, một số doanh nghiệp nhất định là đối tượng sử dụng phần lớn trợ cấp, khối lượng lớn bất thường của trợ cấp được dành cho một số doanh nghiệp nhất định, và cơ quan chịu trách nhiệm về trợ cấp tùy tiện trong việc ra quyết định về trợ cấp. Trong trường hợp này, thông tin về tần suất các hồ sơ xin được hưởng trợ cấp bị từ chối hoặc được chấp thuận cũng như lý do đưa ra các quyết định này sẽ phải được xem xét. Ngoài ra, mức độ đa dạng của các hoạt động kinh tế thuộc phạm vi thẩm quyền pháp lý của cơ quan chịu trách nhiệm về trợ cấp cũng như thời hạn hiệu lực của chương trình trợ cấp cũng được tính đến. Nếu các yếu tố này được xem xét đầy đủ thì có thể dẫn đến kết luận về tính riêng biệt trên thực tế của trợ cấp. 3.2 thiệt hại đối với ngành sản xuất trong nước Để chứng tỏ việc đánh thuế chống trợ cấp là một hành động đối phó chính đáng, bước thứ hai là nước nhập khẩu phải đưa ra được bằng chứng đầy đủ cho thấy có thiệt hại (injury) xảy ra đối các ngành (hoặc doanh nghiệp) trong nước sản xuất các sản phẩm tương tự với hàng nhập khẩu được trợ cấp. Công việc này gồm hai bước: (i) chứng minh trên thực tế là có ngành (hoặc doanh nghiệp) trong nước sản xuất các sản phẩm tương tự với các sản phẩm nhập khẩu được nước ngoài trợ cấp và (ii) chứng minh các ngành (hoặc doanh nghiệp) này bị thiệt hại thông qua các bằng chứng cụ thể. 3.2.1. Khái niệm về ngành sản xuất trong nước (domestic industry) Điều 16 Hiệp định SCM qui định: thuật ngữ ngành sản xuất trong nước được hiểu là đề cập chung đến tất cả các nhà sản xuất trong nước cùng sản xuất ra sản phẩm tương tự hay những nhà sản xuất sản phẩm tương tự có sản lượng cộng gộp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản lượng nội địa của những sản phẩm đó. Tuy nhiên, các nhà sản xuất có quan hệ với nhà xuất khẩu hoặc nhà nhập khẩu, hoặc bản than chính nhà sản xuất là nhà nhập khẩu các sản phẩm bị cho là được nước ngoài trợ cấp hoặc các sản phẩm tương tự từ các nước khác sẽ không được tính vào nhóm các nhà sản xuất thuộc .ngành sản xuất trong nước.. Nói cách khác, trong trường hợp đó, thuật ngữ .ngành sản xuất trong nước. sẽ được hiểu là đề cập tới tất cả các nhà sản xuất còn lại trừ những nhà sản xuất có liên quan tới nhà xuất khẩu hoặc nhà nhập khẩu, hoặc bản thân chính nhà sản xuất là nhà nhập khẩu các sản phẩm bị cho là được nước ngoài trợ cấp hoặc các sản phẩm tương tự từ các nước khác. Một nhà sản xuất được coi là có quan hệ với nhà xuất khẩu hay nhập khẩu nếu 2 điều kiện sau cùng được thỏa mãn: - Một trong hai bên trực tiếp hoặc gián tiếp kiểm soát bên còn lại, hoặc cả hai bên cùng nằm dưới sự kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp của một bên thứ ba, hoặc cả hai bên cùng kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp một bên thứ ba. Phạm trù "kiểm soát" ở đây muốn nói tới quyền chi phối (hạn chế hoặc chỉ đạo) của một bên với bên khác theo luật hoặc trên cơ sở tác nghiệp. - Có căn cứ rằng mối quan hệ nói trên khiến cho nhà sản xuất trong nước lien quan sẽ hành động khác với các nhà sản xuất không có quan hệ với nhà xuất khẩu hoặc nhà nhập khẩu. Trong phần lớn các trường hợp, khái niệm n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTrợ cấp và các biện pháp đối kháng.doc
Tài liệu liên quan