Báo cáo Bạch Công ty Cổ phần Dầu thực vật Tường An năm 2006

MỤC LỤC

 

PHẦN I: NHỮNG NGƯỜI CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH ĐỐI VỚI NỘI DUNG BẢN CÁO BẠCH 2

1. Tổ chức niêm yết: 2

2. Tổ chức tư vấn: 2

PHẦN II: CÁC KHÁI NIỆM 3

PHẦN III: TÌNH HÌNH VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TỔ CHỨC NIÊM YẾT 4

1. Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển 4

2. Cơ cấu tổ chức 8

3. Cơ cấu bộ máy quản lý Công ty. 10

4. Danh sách cổ đông nắm giữ từ 5% trở lên Vốn cổ phần của Công ty và Danh sách cổ đông sáng lập tại thời điểm 30/10/2006. 13

5. Danh sách Công ty mẹ và Công ty con của tổ chức niêm yết, những Công ty mà tổ chức niêm yết nắm giữ quyền kiểm soát hoặc cổ phần chi phối, những Công ty nắm quyền kiểm soát hoặc cổ phần chi phối đối với tổ chức niêm yết. 14

6. Hoạt động kinh doanh 15

7 .Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong hai năm gần nhất. 31

8. Vị thế của Công ty so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành. 32

9. Chính sách đối với người lao động. 33

10. Chính sách cổ tức. 35

11. Tình hình hoạt động tài chính. 35

12. Danh sách Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ban giám đốc và những nhà điều hành 40

13. Tài sản 48

14. Kế hoạch lợi nhuận và cổ tức (trong 3 năm tới) 50

15. Đánh giá của tổ chức tư vấn về kế hoạch lợi nhuận và cổ tức. 50

16. Thông tin về những cam kết nhưng chưa thực hiện của tổ chức xin niêm yết. 51

17. Các thông tin, các tranh chấp kiện tụng liên quan đến Công ty mà có thể ảnh hưởng đến giá chứng khoán. 52

PHẦN IV: CHỨNG KHOÁN NIÊM YẾT 53

PHẦN V: CÁC ĐỐI TÁC LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC NIÊM YẾT 55

1. Tổ chức tư vấn: CÔNG TY TNHH CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (BSC). 55

2. Tổ chức kiểm toán: CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN – CHI NHÁNH TẠI TP.HCM (AASC) 55

PHẦN VI: CÁC NHÂN TỐ RỦI RO ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ CẢ CHỨNG KHOÁN PHÁT HÀNH 56

1. Rủi ro về kinh tế 56

2. Rủi ro về tỷ giá 56

3. Rủi ro về pháp luật 57

4. Rủi ro về lãi suất tiền gửi và cho vay 57

5. Rủi ro về tín dụng 58

6. Rủi ro khác 58

PHẦN VII: PHỤ LỤC 59

1. Phụ lục 1: Điều lệ Tổ chức và Hoạt động Công ty cổ phần Dầu thực vật Tường An 59

2. Phụ lục 2: Báo cáo tài chính đã được kiểm toán năm 2004 – 2005 59

3. Phụ lục 3: Báo cáo tài chính 9 tháng đầu năm 2006 59

4. Phụ lục 4: Hồ sơ liên quan đến khoản công nợ khó đòi 59

 

 

doc59 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3034 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Bạch Công ty Cổ phần Dầu thực vật Tường An năm 2006, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
pháp và quy trình mới nhất của Việt Nam và thế giới hiện nay, so với các doanh nghiệp trong ngành Tường An áp dụng các quy trình tinh luyện dầu thực vật mới nhất nhằm tạo ra các sản phẩm đa dạng và có chất lượng sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất hiện nay. Công nghệ tách phân đoạn dầu cọ tinh luyện. Hiện Công ty đang đầu tư tại Nhà máy Dầu Phú Mỹ 01 dây chuyền thiết bị tách phân đoạn dầu cọ công suất 400 tấn/ngày. Khi áp dụng công nghệ tách phân đoạn dầu cọ tinh luyện sẽ được các sản phẩm dầu đặc có điểm tan chảy (MP) mong muốn nhưng không làm biến đổi bản chất tự nhiên của dầu thực vật. Công nghệ tách phân đoạn dầu cọ tinh luyện là dây chuyền hiện đại nhất Việt Nam, sử dụng công nghệ mới nhất của Châu Âu. Tình hình nghiên cứu và phát triển sản phẩm, dịch vụ mới. Nhằm thoả mãn ngày càng cao nhu cầu của khách hàng, thời gian qua Công ty đã đưa ra thị trường các sản phẩm mới phục vụ cho ngành công nghiệp, các sản phẩm tăng cường vi chất bổ sung các Vitamin (A, D, E), DHA, dầu gấc … cho người tiêu dùng, đặc biệt dầu dinh dưỡng ViO là sản phẩm dầu ăn duy nhất tại thị trường Việt Nam dành cho trẻ em. Để đa dạng hoá sản phẩm, phát triển thương hiệu, tăng năng lực cạnh tranh, … Công ty định hướng đầu tư nghiên cứu các sản phẩm, dịch vụ mới như sau: Công tác nghiên cứu sản phẩm mới Các loại gia vị, nước chấm, nước sốt, các loại sản phẩm ăn liền. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tách phân đoạn dầu tinh luyện để sản xuất các loại sản phẩm dầu ăn cao cấp như dầu Super Olein, dầu Salad Oil, dầu MCT (là loại dầu ăn dành riêng cho người kiêng ăn chất béo). Nghiên cứu phát triển dịch vụ mới Sau khi di dời toàn bộ các dây chuyền sản xuất, Công ty sẽ tiến hành liên doanh, liên kết với các đối tác có tiềm lực trong hoặc ngoài nước để khai thác mặt bằng hiện hữu với các dịch vụ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Chiến lược phát triển các sản phẩm của Công ty. Tình hình tiêu thụ dầu thực vật tại Việt Nam: Tiêu thụ dầu thực vật ở Việt Nam hiện nay khoảng 5kg/đầu người mỗi năm, tuy nhiên mức tiêu thụ trên còn thấp, theo khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới (WHO) nhu cầu của cơ thể con người là 13.5 kg/đầu người mỗi năm. Nhu cầu tiêu thụ chất béo trên đầu người tăng là nguyên nhân chính làm tăng tiêu thụ dầu thực vật. Theo dự báo dài hạn cho thấy nhu cầu về mặt số lượng và chất lượng dầu thực vật trong nước sẽ tăng cao trong những năm tới đây. Do vậy để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ dầu thực vật trong nước và tham gia thị trường xuất khẩu đồng thời phát triển các mặt hàng mới về thực phẩm chế biến, Công ty CP Dầu TV Tường An với uy tín thương hiệu, chất lượng sản phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng, liên tục trong nhiều năm qua sản xuất kinh doanh đều tăng trưởng và đạt hiệu quả kinh tế cao là động lực cho việc thực hiện chiến lược nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới của Công ty. Nghiên cứu về nhu cầu, thị hiếu khách hàng: Các bà nội trợ luôn biết một sự thật hiển nhiên liên quan đến ẩm thực là cái gì tươi ngon thì cái đó chắc chắn sẽ tốt cho sức khoẻ và giàu dinh dưỡng. Dầu ăn cũng được lập luận như vậy. Nếu vì một lý do nào đó mà dầu ăn bị hôi, màu dầu không trong hay vàng sạm thì chắc chắn loại dầu này không đạt chất lượng, khi sử dụng sẽ không tốt cho sức khỏe. Nghệ thuật ẩm thực Việt Nam có những yêu cầu khắt khe và tinh tế về tiêu chuẩn của món ăn ngon. Đó là yêu cầu về độ giòn tan, hương vị tinh tuyền và màu sắc hấp dẫn của món ăn… Tường An hiểu những yêu cầu khắt khe đó, đã sáng tạo một hệ công nghệ tinh luyện và pha chế những hỗn hợp dầu ăn hảo hạng phục vụ không những cho sức khỏe mà còn cho nghệ thuật nấu nướng của người Việt. Từng loại dầu riêng biệt khi phối hợp với nhau sẽ giúp nâng cao những ưu thế của mỗi loại dầu trong tổng thể giúp phát triển hệ sinh học dinh dưỡng cân đối cho cơ thể và phù hợp, hoàn hảo với nghệ thuật ẩm thực Việt Nam. Nghiên cứu về mẫu mã. Ngày 02/7/1990, đăng ký nhãn hiệu hàng hóa đối với logo con voi. Ngày 18/11/1991, đăng ký nhãn hiệu hàng hóa đối với chữ Tường An. Logo Tường An được thể hiện ở vị trí nhận biết trên nhãn sản phẩm. Năm 1994, đăng ký kiểu dáng công nghiệp đối với tất cả các loại nhãn hiệu sản phẩm Tường An. Tình hình kiểm tra chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Hệ thống quản lý chất lượng đang áp dụng: Từ năm 2001, Công ty áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000. Tháng 06/2006 Công ty triển khai xây dựng và thực hành kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn GMP-HACCP cho hoạt động của các nhà máy. Điều này đảm bảo rằng Tường An luôn đề cao chất lượng trong quản lý nhằm sản xuất các sản phẩm có chất lượng cao, ổn định đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng trong và ngoài nước. Bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm: Chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất của Công ty bao gồm: + Phòng Quản lý chất lượng tại Công ty + Phòng Kiểm tra Chất lượng tại nhà máy Phòng Quản lý Chất lượng thuộc Công ty có trách nhiệm đề ra các yêu cầu kỹ thuật của nguyên vật liệu và thành phẩm, công bố chất lượng các loại sản phẩm theo luật định, quản lý và theo dõi hồ sơ công bố chất lượng. Phòng kiểm tra Chất lượng tại các nhà máy thực hiện việc kiểm tra nguyên vật liệu đầu vào, các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất, các sản phẩm cuối cùng, kết luận cho xuất hàng nếu lô hàng đã đạt các chỉ tiêu đề ra. Quy trình thực hiện kiểm tra: + Phòng Quản lý Chất lượng đề ra các yêu cầu kỹ thuật + Phòng mua hàng mua theo yêu cầu kỹ thuật đã đề ra + Phòng kiểm tra Chất lượng tại các nhà máy kiểm tra chất lượng tất cả nguyên liệu trước khi nhập kho. Tất cả các thông số kiểm soát phải được lưu giữ. + Sản phẩm cuối cùng phải được phân tích các chỉ tiêu hóa lý và vi sinh. Kết quả phân tích phải phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố hoặc tiêu chuẩn khách hàng mới được phép xuất hàng. Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm: An toàn vệ sinh thực phẩm là một trong những yêu cầu hàng đầu mà Công ty đặt ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tất cả các nhà máy của Công ty đều thực hiện các nguyên tắc về an toàn vệ sinh thực phẩm. Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm được Công ty thực hiện nghiêm ngặt từ việc tổ chức huấn luyện kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm hàng năm cho người lao động, khâu tiếp nhận nguyên liệu đến khâu thành phẩm. + Đối với nguyên vật liệu: Công ty ban hành các yêu cầu kỹ thuật trong đó nhấn mạnh đến các yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm. Ngoài các tính chất hóa lý, các nguyên vật liệu còn phải đáp ứng các yêu cầu của Bộ Y tế về chỉ tiêu hàm lượng kim loại nặng, hàm lượng độc tố vi nấm, phụ gia thực phẩm,… + Trong quá trình sản xuất: tất cả các thông số kiểm soát quá trình, kiểm soát chất lượng đều phù hợp với các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm. + Đối với thành phẩm: Phòng kiểm tra Chất lượng của nhà máy kiểm tra các lô hàng sản xuất theo các thủ tục quy định. Kết quả kiểm tra đạt yêu cầu kết hợp với việc xem xét các thông số quá trình mới kết luận cho xuất kho. Định kỳ mẫu các loại sản phẩm phải được gởi đến cơ quan chức năng để phân tích đánh giá mức độ phù hợp của hệ thống. + Tất cả các hồ sơ kiểm tra được lưu giữ đến hết hạn sử dụng của sản phẩm. Hoạt động Marketing. Chiến lược Sản phẩm (P1): Thương hiệu Tường An đã trở nên quen thuộc với người tiêu dùng, sản phẩm đa dạng, thông dụng nhất là các loại dầu như Cooking Oil, dầu Vạn Thọ dùng để chiên xào, chế biến các món ăn; Shortening, Margarine sử dụng trong công nghiệp chế biến bánh kẹo, mì ăn liền. Bên cạnh đó, Tường An còn có các sản phẩm dầu ăn cao cấp có giá trị dinh dưỡng cao như: dầu Nành, dầu Mè, dầu Phộng,… Tháng 12/2003, Công ty đã tạo nên một bước đột phá trong ngành dầu thực vật Việt Nam thông qua việc nghiên cứu bổ sung các vi chất dinh dưỡng vào sản phẩm dầu ăn. Đó là: + Dầu ăn dinh dưỡng cao cấp VIO chuyên dùng cho trẻ em, có bổ sung DHA và Vitamin A, E tự nhiên có trong dầu gấc, giúp phát triển trí não, tốt cho da, mắt và tim. + Dầu ăn dinh dưỡng cao cấp Season bổ sung Vitamin A và D, giúp tế bào cơ thể chống lão hóa, tốt cho xương, thích hợp cho người lớn tuổi. Chiến lược Giá (P2) Tường An có giá cả hợp lý, tạo nên sức mạnh vô cùng hiệu quả, chủ yếu, định vị các sản phẩm theo tiêu chí chất lượng và giá cả như sau: + Giá trung bình áp dụng cho nhóm sản phẩm chiên xào. + Giá từ trung bình trở lên áp dụng cho dòng sản phẩm Cao cấp. + Giá cao áp dụng cho dòng sản phẩm Dinh dưỡng. + Giá cạnh tranh áp dụng cho nhóm dầu đặc. Với chính sách giá phù hợp, Tường An luôn phục vụ đông đảo người tiêu dùng. Chiến lược Phân phối (P3): Gần 30 năm xây dựng và phát triển hệ thống phân phối sản phẩm, hiện nay Công ty đã có mạng lưới phân phối tại tất cả các tỉnh, thành trên cả nước gồm 2 nhà máy, 3 chi nhánh, trên 200 nhà phân phối và đại lý tiêu thụ sản phẩm, 100 khách hàng công nghiệp, 400 siêu thị, nhà hàng, khách sạn, quán ăn, trường học và nhà trẻ. Ngày nay, người tiêu dùng có xu hướng mua hàng chuyển từ chợ vào siêu thị, khách hàng đến với siêu thị ngày càng đông. Vì vậy, siêu thị là nơi lý tưởng nhất để quảng cáo tại các điểm bán, nâng cao hình ảnh thương hiệu Tường An. Đối với thị trường nước ngoài, Tường An có hợp đồng xuất khẩu với nhiều quốc gia như: Nhật, Đài Loan, Philippine, Đông Âu, Australia, Hồng Kông, Trung Đông, Ba Lan, Ucraina…Trong tương lai gần, Tường An từng bước khảo sát, tìm hiểu thị trường Campuchia, Trung Quốc và một số nước khác trong khối ASEAN. Chiến lược Chiêu thị (P4): Về Quảng cáo: Công ty quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng như: báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình, Internet, Game show,… Tại các đại lý và nhà phân phối: Công ty tăng cường quảng cáo trên hộp đèn, bảng hiệu, trên các xe tải vận chuyển hàng hóa… Tại các điểm bán lẻ và siêu thị: trưng bày sản phẩm nhằm tăng sự hiện diện của thương hiệu… Ngoài ra, hàng năm Công ty tham gia khoảng 10-20 hội chợ lớn trong và ngoài nước, chủ yếu tập trung hội chợ HVN CLC, Sao Vàng Đất Việt… Về Khuyến mại: Khuyến mại cho Người Tiêu Dùng: mục tiêu chính của khuyến mại là củng cố và gia tăng doanh số, thu hút khách hàng mới mua và dùng thử sản phẩm, nâng cao hình ảnh thương hiệu. Những năm qua, Công ty luôn duy trì các hình thức khuyến mại hấp dẫn, đa dạng áp dụng cho nhà phân phối kết hợp với khuyến mại cho người tiêu dùng. Các sản phẩm khuyến mại chủ yếu là áo thun, nón, áo mưa, túi xách, cặp da, … Khuyến mại cho Nhà phân phối: + Hỗ trợ chi phí bán hàng, chiết khấu giảm giá bổ sung. + Thi bán hàng doanh số cao, thi trưng bày sản phẩm, thi kỹ năng bán hàng… + Hỗ trợ chi phí làm bảng hiệu, hộp đèn; trên các phương tiện xe vận tải của đại lý, Nhà phân phối… + Tài trợ một số chương trình mang tính cộng đồng, xã hội (P.R) tại địa phương của đại lý, Nhà phân phối Tường An… Quan hệ Cộng đồng (P.R): Bên cạnh hoạt động SXKD, Công ty thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với cộng đồng thông qua các hoạt động xã hội như: phụng dưỡng các Bà mẹ Việt Nam anh hùng; đóng góp xây dựng nhà tình nghĩa, tình thương; ủng hộ đồng bào bị thiên tai, lũ lụt; đóng góp quỹ học bổng hỗ trợ học sinh nghèo hiếu học, giúp đỡ trẻ em nghèo, trẻ em bị khuyết tật, … Nhãn hiệu thương mại, đăng ký phát minh sáng chế và bản quyền â Logo: Giấy chứng nhận độc quyền nhãn hiệu: + Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá số: 2060 Mẫu nhãn hiệu: Màu sắc: Đỏ, Trắng. Hàng hóa và dịch vụ xếp theo phân loại quốc tế: Nhóm 3. Xà phòng Nhóm 29. Các loại dầu mỡ thực vật Ngày nộp đơn: 02/07/1990 Ngày ưu tiên: 02/07/1990 Ngày cấp: 02/07/1990 Hiệu lực: có hiệu lực từ ngày cấp đến hết ngày 02/07/2010 (đã gia hạn). + Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá số: 2188 Mẫu nhãn hiệu: Ngày nộp đơn: 25/11/1994 Ngày ưu tiên: 25/11/1994 Ngày cấp: 16/05/1995 Thời gian hiệu lực: đến ngày 25/11/2009 (đã gia hạn). + Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá số: 4023 Mẫu nhãn hiệu: Hàng hóa và dịch vụ xếp theo phân loại quốc tế: Nhóm 3: Xà phòng. Nhóm 29: Dầu vừng tinh luyện, dầu lạc tinh luyện, dầu nành tinh luyện, dầu dừa tinh luyện, mỡ thực vật, bơ thực vật (margarine), mỡ pha (shortening). Ngày nộp đơn: 18/11/1991 Ngày cấp: 18/11/1991 Hiệu lực: có hiệu lực từ ngày cấp đến hết ngày 18/11/2011 (đã gia hạn). Các hợp đồng lớn đang được thực hiện hoặc đã được ký kết. Tên hợp đồng Giá trị hợp đồng Thời gian thực hiện Sản phẩm Đối tác Hợp đồng mua bán (82/BH-2006) Hợp đồng mua bán (94/BH-2006) Hợp đồng mua bán (96/BH-2006) Hợp đồng mua bán (93/BH-2006) Hợp đồng mua bán (45/BH-2006) Hợp đồng Ngoại thương (381/NVL-2006) Hợp đồng Ngoại thương (393/NNL- 2006) 1,002,000 USD 1,012,000 USD 510,000 USD 466,000 USD 1,212,000 USD 935,000 USD (2%) 106,100 USD Đến 31.10.2006 Đến 31.10.2006 Đến 31.10.2006 Đến 31.10.2006 Đến 31.8.2006 03.07 đến 30.09.2006 21.07 đến 15.09.2006 RBD Palm Olein RBD Palm Olein RBD Palm Olein RBD Palm Stearin Grude Degummed Soyabean Oil RBD Palm Olein RBD Palm Stearin Grude Sesame Oil Công ty Dầu TV – HL – MP Việt Nam Công ty Dầu TV – HL – MP Việt Nam Công ty Dầu TV – HL – MP Việt Nam Công ty Dầu TV – HL – MP Việt Nam Công ty Dầu TV – HL – MP Việt Nam Wilmar trading Pte.Ltd M/s Ramesh Industries 7 .Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong hai năm gần nhất. Tóm tắt một số chỉ tiêu về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong hai năm 2004 – 2005. STT Chỉ tiêu 9 tháng đầu năm 2004 3 tháng cuối năm 2004 Năm 2004 Năm 2005 % tăng giảm 2005/2004 9 tháng đầu năm 2006 1 Tổng giá trị tài sản 418,761 438,758 438,758 427,828 -2.49% 479,058 2 Nguồn vốn chủ sở hữu 230,983 228,262 228,262 241,535 5.81% 250,009 3 Doanh thu thuần 818,958 333,200 1,152,158 1,181,594 2.55% 1,149,462 4 Lợi nhuận từ HĐKD 23,596 15,378 38,974 39,549 1.47% 30,997 5 Lợi nhuận khác 1,951 10 1,960 531 -72.93% 582 6 Lợi nhuận trước thuế 25,547 15,388 40,935 40,080 -2.09% 31,579 7 Lợi nhuận sau thuế 20,105 12,102 32,207 40,080 24.44% 31,579 8 Tỷ lệ cổ tức 3%/Quý 3%/Quý 12%/năm 0.00% 9 Tỷ lệ lợi nhuận trả cổ tức 47.05% 47.05% 56.83% 20.78% Ghi chú: Công ty chính thức chuyển sang hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần từ tháng 10/2004. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong năm 2005. Nguồn vốn chủ sở hữu tăng 5.81% so với năm 2004 do Công ty được miễn thuế TNDN được bổ sung Quỹ đầu tư phát triển (28%). Doanh thu năm 2005 so với năm 2004 tăng 2.55% tỷ lệ tăng trưởng không cao, nguyên nhân là do có sự cạnh tranh rất gay gắt về giá bán của các Công ty trong ngành. Mặc dù doanh thu tăng không nhiều và gặp sự cạnh tranh rất lớn của các Công ty trong ngành, lợi nhuận của Công ty giảm 2.09% nhưng vẫn đạt kế hoạch so với năm 2004. Do tình hình cạnh tranh và do yêu cầu mở rộng thị trường nên chi phí bán hàng tăng 50.65% so với năm 2004. Theo lộ trình giảm thuế phi mậu dịch tự do AFTA thuế suất thuế nhập khẩu nguyên liệu dầu thô là 3% dầu tinh luyện 5%, do đó các đơn vị nhập thẳng dầu đã qua tinh luyện để đóng chai và bán tại thị trường trong nước làm cho các Công ty có hệ thống dây chuyền tinh luyện gặp nhiều khó khăn. 8. Vị thế của Công ty so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành. Vị thế của Công ty trong ngành, những lợi thế cạnh tranh nổi bật của doanh nghiệp so với những Công ty trong ngành, vị thế của từng nhóm sản phẩm trên thị trường. Là một trong những Công ty hàng đầu trong ngành dầu thực vật Việt Nam về sản lượng và chủng loại sản phẩm. Sản phẩm của Công ty đã có mặt gần 30 năm trên thị trường trong nước và được người tiêu dùng tín nhiệm và bình chọn nhiều năm liền là hàng Việt Nam chất lượng cao và thương hiệu mạnh. Là đơn vị trong ngành dầu luôn quan tâm đến vấn đề sức khỏe và dinh dưỡng cộng đồng bằng cách vận động người dân dùng dầu thực vật thay mỡ động vật và nghiên cứu cho ra đời các sản phẩm có bổ sung vi chất dinh dưỡng. Trang thiết bị công nghệ tiên tiến: dây chuyền tinh luyện dầu tự động; dây chuyền chiết dầu chai tự động theo tiêu chuẩn công nghệ Châu Âu… Triển vọng phát triển của ngành: Thị trường gia tăng 12%-15% mỗi năm liên tục đến năm 2010. Theo thống kê: + Hiện nay, lượng dầu tiêu thụ bình quân đầu người: 5kg/người/năm. + Theo tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) khuyến cáo ít nhất là: 13.5kg/người/năm. + Theo dự án quy hoạch phát triển ngành dầu thực vật Việt Nam (của Bộ Công nghiệp): + Đến 2010: sản lượng dầu tiêu thụ tăng gấp 1.5 lần (so với 2005). + Đến 2020: sản lượng dầu tiêu thụ tăng gấp 2.4 lần (so với 2005). Đánh giá về sự phù hợp định hướng phát triển của Công ty với định hướng của ngành, chính sách của Nhà nước và xu thế chung trên thế giới. Đầu tư xây dựng Nhà máy Dầu Phú Mỹ (Bà Rịa – Vũng Tàu): Được triển khai từ năm 2004 đã chính thức khởi công vào ngày 29/7/2005. Đây là nhà máy sản xuất dầu ăn thứ 3 của Tường An và cũng là một trong những nhà máy dầu thực vật có công suất lớn nhất Việt Nam hiện nay, 600 tấn/ngày với tổng số vốn đầu tư 330 tỷ đồng. Tham gia niêm yết cổ phiếu trên Thị trường Chứng khoán. THỊ PHẦN SẢN LƯỢNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM DẦU THỰC VẬT CỦA TƯỜNG AN Tường An 35,1% Khác 64,9% Tường An Khác Nguồn: Theo số liệu thống kê 9 tháng đầu năm 2006 của Cty Dầu TV Hương liệu MP Việt Nam 9. Chính sách đối với người lao động. 9.1. Số lượng người lao động và cơ cấu lao động Tổng số lao động của Công ty tính đến thời điểm 30/09/2006 là 702 người. Cơ cấu lao động phân theo trình độ được thể hiện dưới bảng sau: Chỉ tiêu Số lượng Tỷ lệ Phân theo trình độ 702 100% - Cán bộ có trình độ đại học và trên đại học 155 22.1% - Cán bộ có trình độ trung cấp 61 8.7% - Lao động có tay nghề 421 60% - Lao động phổ thong 65 9.2% Phân theo Hợp đồng lao động 702 100% Hợp đồng lao động không xác định thời hạn 449 64% Hợp đồng lao động ngắn hạn từ 1-3 năm 173 24.6% Thuê mướn thời vụ 80 11.4% 9.2. Chính sách đối với người lao động Công ty nhìn nhận Nguồn nhân lực là nguồn lực quan trọng nhất, quyết định sự thành công của Công ty trong hiện tại cũng như lâu dài. Chính sách tiền lương: Tiền lương chi trả cho người lao động gắn liền với hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Người lao động được hưởng lương theo cấp bậc công việc và kết quả thực hiện công việc của mỗi người. Công ty áp dụng mức lương cạnh tranh với các doanh nghiệp khác cùng ngành trong cùng địa bàn. Đảm bảo việc làm đầy đủ cho người lao động và thu nhập ngày càng cải thiện. Chính sách khen thưởng, phúc lợi: Công ty thực hiện chính sách thưởng định kỳ cho người lao động trên cơ sở lợi nhuận đạt được. Ngoài ra Công ty còn khen thưởng đột xuất cho các trường hợp có sáng kiến, đóng góp đặc biệt làm lợi cho Công ty. Người lao động trong Công ty được hưởng các chính sách phúc lợi theo Thỏa ước lao động tập thể như nghỉ mát, hiếu hỷ, trợ cấp khó khăn ... Công ty thực hiện đầy đủ các quyền lợi, nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định pháp luật hiện hành. Chính sách đào tạo và nâng cao tay nghề: Hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để người lao động tham gia các khóa đào tạo nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ. Tổ chức các khóa học tại chỗ hoặc gửi đào tạo tại các trường, trung tâm nhằm nâng cao tay nghề cho lực lượng lao động. Công ty có chính sách hỗ trợ học phí cho CBCNV có nhu cầu học tập nâng cao trình độ học vấn. Qua đào tạo, đánh giá và sắp xếp nguồn nhân lực phù hợp công việc bố trí, đáp ứng được yêu cầu phát triển của Công ty. Các chính sách khác: Công ty luôn chú trọng chăm sóc sức khỏe cho người lao động qua việc chăm lo bữa ăn giữa ca, khám sức khỏe định kỳ, chăm sóc y tế ... 10. Chính sách cổ tức. Cổ tức là mối quan tâm hàng đầu của nhà đầu tư và Ban lãnh đạo của Công ty. Căn cứ vào Điều lệ Tổ chức và Hoạt động của Công ty, chính sách phân phối cổ tức sẽ do Hội đồng quản trị đề nghị và Đại hội cổ đông quyết định: + Công ty chỉ trả cổ tức cho các cổ đông khi Công ty kinh doanh có lãi và đã hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách và nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. + Cổ đông sẽ được chia cổ tức theo số vốn góp theo tỷ lệ chia cổ tức mà Đại hội cổ đông thông qua căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh của năm hoạt động và căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư của các năm tiếp theo. + Tuỳ tình hình thực tế sản xuất kinh doanh của năm hoạt động, Hội đồng quản trị có thể tạm ứng cổ tức giữa kỳ cho các cổ đông. Tỷ lệ chia cổ tức các năm qua: Năm 2004 (Quý 4) 2005 Tỷ lệ 3%/quý 12%/năm 11. Tình hình hoạt động tài chính. Trích khấu hao TSCĐ Tình hình trích khấu hao tài sản cố định: Công ty thực hiện theo đúng chế độ quy định ban hành theo Quyết định 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003. Phương pháp khấu hao đường thẳng. Thời gian khấu hao phù hợp với thời gian sử dụng hữu ích của tài sản. Sự thay đổi trong chính sách khấu hao: Chính sách khấu hao được áp dụng nhất quán trong năm tài chính, cụ thể: Loại TSCĐ Năm 2004 Năm 2005 Nhà cửa vật kiến trúc 05-25 năm 05-25 năm Máy móc thiết bị 05-12 năm 05-12 năm Phương tiện vận tải 06-10 năm 06-10 năm Thiết bị, dụng cụ quản lý 03-06 năm 03-06 năm Tài sản cố định vô hình 10-15 năm 10-15 năm Mức lương bình quân Thu nhập bình quân của người lao động trong Công ty năm 2005 là 3,821,000 đồng/người/tháng. Mức lương bình quân này tương đối cao so với các doanh nghiệp khác cùng ngành, cùng địa bàn. Thanh toán các khoản nợ đến hạn Công ty không có nợ quá hạn. Tất cả các khoản nợ đến hạn đều được theo dõi chặt chẽ và thanh toán đúng hạn. Các khoản phải nộp theo luật định Tình hình thực hiện nộp NSNN Theo đúng quy định của Nhà nước trong từng thời kỳ. Thể hiện trên bảng số liệu sau: Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu Số thuế phải nộp Số thuế đã nộp 2004 2005 2004 2005 Thuế GTGT hàng bán nội địa Thuế GTGT hàng nhập khẩu Thuế nhập khẩu Thuế thu nhập doanh nghiệp Tiền thuê đất Thuế khác 11,506 2,288 13 8,683 40 3,138 7,341 13,387 4,316 39 1,751 7,882 2,288 13 9,702 40 2,748 13,239 12,912 4,316 3,852 39 1,704 Cộng 25,668 26,834 22,673 36,062 (Nguồn: Theo báo cáo đã kiểm toán năm 2004, 2005) Hàng năm, số thuế nộp vào NSNN đều tăng. Cụ thể số phải nộp năm 2005 tăng 4.5% so với năm 2004. Số nộp vào NSNN tăng đáng kể trong năm 2005 (tăng 59%) do trong năm 2005, Công ty có nộp bổ sung cho năm 2004 là 8,004 triệu đồng. Số này cũng được nộp trong thời hạn quy định. Tình hình nộp BHXH, BHYT: Việc trích nộp BHXH, BHYT được tính trên tiền lương cơ bản thực hiện theo Nghị định 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ quy định hệ thống thang bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các Công ty nhà nước. Trong các năm qua, Công ty luôn chấp hành tốt việc nộp BHXH, BHYT cũng như giải quyết các chế độ BHXH, BHYT có liên quan cho người lao động. Trích các quỹ theo luật định Công ty trích lập và sử dụng các quỹ theo luật định áp dụng cho các doanh nghiệp là Công ty cổ phần và theo Điều lệ tổ chức hoạt động của Công ty. Cụ thể như sau: Quỹ đầu tư và phát triển: được trích lập 10% từ lợi nhuận sau thuế Quỹ dự phòng tài chính: được trích lập 5% từ lợi nhuận sau thuế và sẽ trích lập cho đến khi quỹ dự phòng tài chính bằng 10% Vốn điều lệ của Công ty Quỹ khen thưởng – phúc lợi: được trích lập 5% từ lợi nhuận sau thuế. Do quý 4 năm 2004 Công ty đang hưởng chế độ ưu đãi đầu tư mới và năm 2005 hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần nên được miễn giảm thuế TNDN do vậy phần miễn giảm thuế TNDN được Công ty bổ sung vào quỹ đầu tư phát triển của Công ty cụ thể như sau: (Nguồn: theo báo cáo quyết toán tài chính năm 2004, 2005) Tổng dư nợ vay (Đvt: triệu đồng) Chỉ tiêu 31/12/04 31/12/05 30/09/2006 Vay và nợ ngắn hạn 0 0 0 Vay và nợ dài hạn 1,636 14,019 30,761 (Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán 2004 – 2005, báo cáo tài chính 9 tháng 2006) Số dư của khoản vay và nợ dài hạn tại thời điểm ngày 30/9/2006 là 30,761 triệu đồng được vay từ Ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam chi nhánh Thành phố Hồ chí minh để tài trợ cho Dự án đầu tư mới Nhà máy Dầu Phú Mỹ và Di dời Nhà máy dầu Tường An. Tình hình công nợ Công nợ phải thu (Đvt: triệu đồng) Chỉ tiêu 31-12-04 31-12-05 30-09-06 Tổng số Nợ quá hạn Tổng số Nợ quá hạn Tổng số Nợ quá hạn Phải thu của khách hàng 30,857 14,319 82 29,490 23 Trả trước cho người bán 2,858 4,745 40,439 Thuế GTGT được khấu trừ 0 0 0 Phải thu nội bộ 0 0 0 Phải thu khác 329 2,977 2,312 Dự phòng các khoản phải thu khó đòi 0 -82 -82 Tổng cộng 34,044 21,959 82 72,159 23 (Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán 2004 – 2005 và báo cáo tài chính 9 tháng đầu năm 2006) Công nợ phải thu ngày 31/12/2005 giảm đáng kể so cùng kỳ năm trước. Trong đó nợ phải thu quá hạn là 82,445,553 đồng (đã được lập dự phòng). Hiện tại, Công ty cũng đang tiến hành các thủ tục pháp lý cần thiết để thu hồi nợ. Đến ngày 05/07/2006 Công ty đã tiến hành thu được nợ của khách hàng Đỗ Ngọc Điệp với số tiền là 56,979,148 đồng và Ông Huỳnh Đình Nhiệm là 2 triệu đồng. Số nợ c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBAN_CAO_BACH_TAC_23.11.06.doc
Tài liệu liên quan