Báo cáo Công tác kế toán tại công ty cơ giới và lắp máy Vimeco

MỤC LỤC

PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ GIỚI LẮP MÁY VÀ XÂY DỰNG VIMECO 1

I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA DN 1

1. Quá trình hình thành 1

2. Quá trình phát triển của DN 3

II. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA DN 19

1. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý 19

2. Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của từng bộ phận 19

III. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC HĐSX VÀ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT SẢN PHẨM 25

1. Đặc điểm tổ chức HĐSX 25

2. Qui trình, công nghệ sản xuất sản phẩm 28

PHẦN II: TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI DOANH NGHIỆP 29

I . ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG KẾ TOÁN 29

1.Phương thức tổ chức bộ máy kế toán 29

2. Phân công lao động kế toán 29

II. HÌNH THỨC SỔ KẾ TOÁN ÁP DỤNG TẠI ĐƠN VỊ 38

1. Hình thức sổ kế toán 38

2. Trình tự ghi sổ 39

III. TỔ CHỨC HẠCH TOÁN CÁC PHẦN HÀNH KẾ TOÁN TẠI ĐƠN VỊ 40

1. Tiền mặt, tiền gửi 40

2. Tài sản cố định 43

3. Nguyên vật liệu, cung cụ dụng cụ 46

4. Tiền lương 47

5.Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 50

6. Thành phẩm và tiêu thụ 53

7. Lợi nhuận và phân phối lợi nhuận 56

8. Báo cáo tài chính 59

PHẦN III: ĐÁNH GIÁ,NHẬN XÉT VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CƠ GIỚI VÀ LẮP MÁY VIMECO 60

I ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI DOANH NGHIỆP 60

1. Ưu điểm 60

2. Một số kiến nghị về sản xuất kinh doanh 62

 

 

doc65 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1412 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Công tác kế toán tại công ty cơ giới và lắp máy Vimeco, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, Công ty cũng đã quan tâm đến đời sống vật chất cho người lao động. Thu nhập bình quân của người lao động qua các năm không ngừng tăng, năm sau cao hơn năm trước tạo ra thu nhập ổn định cho người lao động. Các chế độ quyền lợi về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hộ lao động... theo chế độ nhà nước luôn được bảo đảm. Với mức thu nhập bình quân hiện nay của Công ty được đánh giá ở mức tương đối khá so với các doanh nghiệp xây lắp khác trên thị trường xây dựng. Công ty đã xây dựng phương án trả lương rõ ràng, đầy đủ, đúng và kịp thời một tháng hai kỳ. Từ khi thành lập Công ty chưa để xảy ra hiện tượng thanh toán lương chậm. Kết hợp với chăm lo đời sống vật chất, đời sống tinh thần của cán bộ công nhân ngày càng tốt lên. Các công trình xa nhưng vẫn có nhà ở công trường khang trang, bếp ăn, điện thoại, vô tuyến, sách báo...đảm bảo đời sống tinh thần cho người lao động. Các phong trào thể thao, văn hoá văn nghệ phát triển mạnh mẽ. Hàng năm Công ty kết hợp với tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên, Ban nữ công phát động phong trào văn hoá, văn nghệ, thể thao: bóng đá, bóng bàn, tham gia hội diễn văn nghệ, tham quan, du lịch danh lam thắng cảnh. Toàn Công ty không có trường hợp nào mắc phải tệ nạn xã hội... 2.7 Phương hướng sxkd của Công ty trong thời gian tới: * Thuận lợi và khó khăn: Thuận lợi: Năng lực thiết bị, máy móc tài sản lớn có thể thi công tất cả các loại hình công trình xây dựng đảm bảo tiến độ và chất lượng mà Chủ đầu tư đề ra. Được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao, sự hỗ trợ đắc lực của Tổng công ty về nguồn vốn kinh doanh cũng như công việc đảm bảo tính ổn định về công việc và tình hình tài chính của Công ty. Đội ngũ cán bộ công nhân có trình độ tay nghề cao, có kinh nghiệm điều hành thi công cũng như làm chủ các thiết bị tiên tiến thi công công trình có năng suất lao động cao, sử dụng thiết bị có hiệu quả. Tập thể CBCNV Công ty luôn đoàn kết, gắn bó vượt mọi khó khăn vì sự tồn tại và phát triển của Công ty VIMECO, vì màu cờ sắc áo của VINACONEX. Khó khăn: Hiện nay giá trị tài sản máy móc, thiết bị lớn phải khấu hao nhanh, chi phí sửa chữa thường xuyên tương đối lớn ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuậnh của Công ty đặc biệt là khi công việc không ổn định. Trong cơ chế thị trường hiện nay, công tác đấu thầu cạnh tranh tìm kiếm việc làm diễn ra gay gắt và khốc liệt, khả năng đấu thầu các công trình lớn của Công ty còn hạn chế. Trình độ quản lý của Công ty chưa thật đồng đều dẫn đến việc điều hành sản xuất kinh doanh còn hạn chế. Các công trình, Trạm sản xuất, Dự án thi công thường phân tán ở các địa bàn xa. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc điều hành sản xuất của Công ty cũng như các chi phí giá thành thành khác cũng phát sinh thêm. * Phương hướng sản xuất trong năm tới: Sang năm 2005, Công ty đã xây dựng kế hoạch sản xuất và kế hoạch tàI chính báo cáo với Tổng công ty với giá trị: Tổng giá trị sản lượng : 250,000 tỷ so với năm 2004 tăng 29,53% Tổng doanh thu : 200,000 tỷ so với năm 2004 giảm 15,2% Lợi nhuận : 8,8 00 tỷ so với năm 2004 tăng 12,1% Nộp nhân sách : 0.598 tỷ so với năm 2004 giảm 70,44% Khấu hao TSCĐ : 21,600 tỷ so với năm 2004 tăng 40,01% Để đạt được những chỉ tiêu trên đòi hỏi Công ty phải : Tích cực tìm kiếm việc làm, đa dạng hóa sản phẩm xây lắp, đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh. Tích cực hợp tác với các đơn vị trong và ngoàI Tổng công ty. Củng cố, tăng cường đoà tạo đội ngũ cán bộ quản lý, nhất là cán bộ chủ nhiệm công trình. Nâng cao trình độ tay nghề của công nhân kĩ thuật. Nâng cao năng lực máy móc thiết bị, sử dụng có hiệu quả công suất của thiết bị phục vụ sản xuất. Với cơ chế hiện nay, việc đấu thầu cạnh tranh tìm kiếm công việc diễn ra hết sức khốc liệt. Trong khi đó khả năng đấu thầu tìm kiếm việc cũng như khả năng tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, Công ty quản lý một lượng tàI sản máy móc thiết bị quá lớn, đa dạng, đòi hỏi phảI khấu hao nhanh mới đảm bảo bù đắp để táI đầu tư, táI sản xuất mở rộng. Để thực hiện thắng lợi cho kế hoạch đa đề ra cho năm 2005, Công ty Cổ phần cơ giới lắp máy và xây dựng rất mong được sự hỗ trợ đẵc lực, sự chỉ đạo sát sao của Tổng công ty, các phòng ban nghiệp vụ Tổng công ty cũng như sự giúp đỡ của các đơn vị thành viên về công việc, tàI chính để Công ty hoàn thành nhiẹm vụ đực giao trong năm kế hoạch và những năm tiếp theo. II. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của DN 1. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý ( Sơ đồ 1) 2. Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của từng bộ phận 2.1- Hội đồng quản trị: Do Đại hội đồng cổ đông bầu lên và hoạt động theo điều lệ của Công ty cổ phần. Chịu trách nhiệm trước Hội đồng cổ đông trong nhiệm kỳ được bầu ra. 2.2- Ban kiểm soát: Do Đại hội đồng cổ đông bầu lên và hoạt động theo điều lệ của Công ty cổ phần. Chịu trách nhiệm trước Hội đồng cổ đông trong nhiệm kỳ. Có trách nhiệm giám sát các hoạt động của Hội đồng quản trị, các hoạt động của Công ty cổ phần. 2.3- Giám đốc Công ty: Do Hội đồng quản trị Công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật. Chịu trách nhiệm điều hành Công ty theo điều lệ Công ty cổ phần trước Hội đồng quản trị và pháp luật. Ký nhận vốn, tài sản, các khoản vay theo uỷ quyền của Hôi đồng quản trị phục vụ sản xuất KD, chịu trách nhiệm về các khoản nợ. Duyệt các hợp đồng kinh tế, phương án kinh doanh. Giám đốc Công ty kiểm tra thực hiện các định mức, tiêu chuẩn, đơn giá theo quy định. Thực hiện phương án đầu tư theo chiều rộng và chiều sâu đã được Hội đồng quản trị phê duyệt... Tổ chức đào tạo cán bộ trong Công ty và áp dụng các phát minh sáng kiến vào sản xuất kinh doanh. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cán bộ theo Điều lệ Công ty cổ phần. 2.4 Phó giám đốc phụ trách kế hoạch kỹ thuật: Trực tiếp theo dõi chỉ đạo Phòng kế hoạch kỹ thuật. Kiểm tra công tác lập đơn giá, giá thành công trình, phương án kinh tế, đinh mức giao khoán, hợp đồng kinh tế trước khi Giám đốc phê duyệt. Kiểm tra các báo cáo kế hoạch tháng, quý, năm theo uỷ quyền. Theo dõi, chỉ đạo và báo cáo tình hình thi công, vướng mắc, biện pháp xử lý tại các công trình mà Giám đốc giao trực tiếp theo dõi. Kiến nghị điều động nhân lực giữa các công trường. 2.5 Phó giám đốc thi công: Kiểm tra biện pháp thi công, thiết kế, cấp phối bê tông, đơn giá, khối lượng.. trong hồ sơ thầu. Giám sát việc thực hiện các hợp đồng kinh tế. Chỉ đạo lập các báo cáo về tình hình thi công, trực tiếp giải quyết các vướng mắc về kỹ thuật, tiến độ, chất lượng công trình. 2.6 Phó giám đốc cơ giới: Chỉ đạo xây dựng các kế hoạch đầu tư thiết bị, vật tư phụ tùng trên cơ sở kế hoạch SXKD hàng quý, năm. Chỉ đạo lập và kiểm tra các báo cáo đáng giá năng lực thiết bị. Kiểm tra xem xét các hợp đồng thuê và cho thuê thiết bị... Xây dựng các định mức khai thác, sử dụng thiết bị, an toàn lao động trong quá trình sửa chữa bảo dưỡng thiết bị thi công. 2.7 Phó giám đốc dự án đầu tư: Trợ giúp Giám đốc Công ty trong lĩnh vực đầu tư. Chỉ đạo, quản lý, tổ chức thực hiện các dự án đầu tư. Nghiên cứu các văn bảo pháp lý liên quan đến đầu tư. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc các công việc liên quan đến dự án đầu tư 2.8 Phó giám đốc SX vật liệu XD: Chỉ đạo hoạt động sản xuất kinh doanh VLXD. Lập và đánh giá năng lực sản xuất, yêu cầu công việc...nhằm cân đối giữa sản xuất, đầu tư thiết bị và mua hàng. Xây dựng định mức khai thác, tiêu hao vật tư nhiên liệu, giá thành vật tư. Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các các hợp đồng liên quan đến sản xuất VLXD, tìm kiếm thị trường VLXD. 2.9 Phòng kế hoạch kỹ thuật: Tiến hành công tác làm hồ sơ thầu, đấu thầu các công trình, dự án. Tiếp thị và tìm kiếm việc làm. Tổ chức và triển khai các công trình Công ty đang và sẽ thi công. Kiểm tra, giám sát thi công các công trình. Theo dõi công tác nghiệm thu, thanh toán công trình. Lập các báo cáo kế hoạch và thực hiện kế hoạch theo yêu cầu quản lý Thực hiện các công việc khác theo yêu cầu của Giám đốc Công ty. 2.10 Phòng Cơ giới vật tư: Thay mặt Giám đốc theo dõi quản lý, sử dụng thiết bị hiện có của Công ty. Lập kế hoạch sửa chữa định kỳ và sửa chữa lớn tài sản. Lập, báo cáo và thực hiện các dự án đầu tư thiết bị thi công. Điều động thiết bị giữa các công trường. Xác định và đáp ứng nhu cầu về thiết bị của các công trường. Tập hợp các yêu cầu cung cấp vật tư sửa chữa, tổ chức mua và cấp theo yêu cầu. Lập các báo cáo thiết bị theo yêu cầu quản lý. Thực hiện các công việc khác theo yêu cầu của Giám đốc Công ty. 2.11- Phòng tài chính kế toán: Tham gia lập các kế hoạch kinh tế-tài chính của Công ty. Xác định nhu cầu vốn ngắn hạn cũng như dài hạn phục vụ cho việc thi công công trình, thực hiện các dự án đầu tư, mua sắm thiết bị. Thực hiện các công tác kế toán, thống kê kinh tế theo yêu cầu sản xuất kinh doanh. Thực hiện kiểm tra, giám sát các hoạt động tài chính của Công ty. Tập hợp các chứng từ về chi phí, doanh thu kịp thời phục vụ công tác xác định kết quả sản xuất kinh doanh. Kết hợp các phòng, ban, trạm tiến hành nghiệm thu khối lượng, thanh toán và thu hồi công nợ. Tập hợp, tính và trả lương cho CBCNV trong Công ty. Lập các báo cáo tài chính theo yêu cầu các cơ quan quản lý. Thực hiện các công việc khác theo yêu cầu của Giám đốc Công ty. 2.12 Phòng tổ chức-hành chính: Soạn thảo các văn bản, quyết định nghiệp vụ tổ chức hành chính thoe quy định của pháp luật và điều lệ Công ty. Lập các kế hoạch đào tạo, tuyển dụng theo yêu cầu sản xuất kinh doanh Tập hợp và kiểm tra bảng công, bảng xét thưởng của các Phòng, ban, Xưởng sửa chữa, Trạm, công trường... Lập báo cáo kế hoạch và thực hiện công tác an toàn lao động theo quy định. Thanh quyết toán BHXH, BHYT... theo quy định. Quản lý lưu trữ hồ sơ, công văn, hồ sơ cá nhân. Tập hợp và cung cấp văn phòng phẩm cho bộ phận văn phòng theo phê duyệt. 2.13 Phòng đầu tư: Nghiên cứu thi trường, tìm kiếm cơ hội, lập các kế hoạch đầu tư trình HĐQT, lãnh đạo Công ty phê duyệt. Phối hợp với các Ban dự án của Công ty giải quyết công việc từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến chuẩn bị mặt bằng xây dựng. Quan hệ, giao dịch với cơ quan nhà nước, cơ quan chuyên môn, các đối tác để thu thập thông tin cần thiết, thực hiện dự án đầu tư. 2.14 Ban dự án: Được thành lập khi Công ty bắt đầu thực hiện một dự án đầu tư kinh doanh với quy mô lớn trong thời gian dài. Nhiệm vụ của Ban dự án: Tiếp nhận và phối hợp với Phòng đầu tư thực hiện các công tác đầu tư dự án. Tổ chức triển khai, thực hiện dự án đầu tư. Quan hệ với các cơ quan chức năng để thực hiện dự án. Lập các hồ sơ theo dõi về khối lượng hoàn thành, nghiệm thu, thanh toán... Lập cáo báo cáo định kỳ gửi lãnh đạo Công ty, các phòng ban. 2.15 Trạm bê tông thương phẩm: Thực hiện việc cung cấp bê tông cho các dự án mà Công ty đang thi công. Tìm kiếm thị trường, ký kết hợp đồng kinh tế về việc cung cấp bê tông. Tìm kiếm, theo dõi, đánh giá các nhà cung cung cấp vật tư bảo đảm đủ, kịp thời các yếu tố đầu vào cho sản xuất. Theo dõi, lập và đối chiếu khối lượng bê tông hàng tháng theo từng đơn vị. Tiến hành công tác thu hồi công nợ. 2.16 Trạm khai thác đá: Tổ chức khai thác sử dụng thiết bị một cách có hiệu quả, tăng công suất máy, tăng hiệu suất thành phẩm, giảm chi phí, giá thành sản xuất. Tổ chức chuyên chở đá về Trạm bê tông. Tổ chức tìm kiếm thị trường tại địa phương. Bán hàng và thu hồi công nợ. 2.17 Xưởng cơ khí sửa chữa: Tổ chức sửa chữa máy móc, thiết bị bị hỏng hóc chuyển về từ các công trường. Tiến hành bảo dưỡng thiết bị thường xuyên, định kỳ theo kế hoạch của Phòng cơ giới vật tư. Bố trí nhân lực phục vụ các tổ sửa chữa tại công trường theo yêu cầu. 2.18 Công trường: Tổ chức, bố trí cán bộ theo yêu cầu thực tế công việc tại công trường. Liên hệ với các Ban quản lý, nhà thầu, thầu phụ...đảm bảo việc thi công đúng yêu cầu về chất lượng, tiến độ đạt hiệu quả kinh tế cao. Phối hợp các bộ phận chức năng tiến hành nghiệm thu khối lượng, hồ sơ thanh toán và thu hồi công nợ. III. Đặc điểm tổ chức hđsx và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm 1. Đặc điểm tổ chức hđsx Xuất phát từ đặc thù của Công ty chủ yếu là thi công cơ giới và sản xuất bê tông thương phẩm phục vụ các công trình trong đó sử dụng thiết bị là chủ yếu, cho nên mô hình quản lý công trường là mô hình quản lý tập trung. Mô hình này nhằm mục đích: Đảm bảo việc chỉ đạo sát sao và có hiệu quả của lãnh đạo Công ty. Đảm nhiệm thi công các công trình có giá trị lớn, phức tạp đáp ứng tiến độ yêu cầu và đảm bảo chất lượng. Thực hiện tốt công tác khai thác, sử dụng và bảo dưỡng thiết bị thi công. Tránh hiện tượng sử dụng lãng phí hoặc khai thác quá công suất thiết bị ảnh hưởng đến tuổi thọ và chất lượng máy móc. Kiểm soát được tiến độ thi công, hồ sơ nghiệm thu thanh toán cũng như các chi phí hợp lý của công trình. Sơ đồ tổ chức sản xuất tại trạm trôn bê tông ( sơ đồ 2) Sơ đồ tổ chức sản xuất tại xưởng cơ khí sửa chữa ( sơ đồ 3) * Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của bộ phận Chỉ huy trưởng công trường (Trạm trưởng): Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về việc tổ chức, triển khai sản xuất và thi công công trình được giao. Phối hợp với các phòng ban chức năng trong Công ty đáp ứng về nhân lực, vật tư, thiết bị, vốn phục vụ cho công tác sản xuất thi công. Điều hành các hoạt động trên phạm vi công tác. Làm việc với chủ đầu tư, khách hàng...đảm bảo cho công tác sản xuất, thi công, nghiệm thu, đối chiếu khối lượng và thanh toán. Phó chỉ huy trưởng (Trạm phó): Làm người giúp việc cho Chỉ huy trưởng công trưởng (Trạm trưởng), thay mặt Chỉ huy trưởng giải quyết công việc theo uỷ quyền. Thực hiện các công việc được giao. Cán bộ Cơ giới: Thực hiện các chức năng nhiệm vụ do Chỉ huy trưởng công trường (Trạm trưởng) và Phòng Cơ giới vật tư giao về lĩnh vực quản lý cơ giới và sửa chữa thiết bị taị bộ phận công tác. Theo dõi công tác quản lý máy móc thiết bị, đảm bảo đáp ứng đầy đủ kịp thời cho yêu cầu sản xuất. Thực hiện chức năng sửa chữa, bảo dưỡng thường xuyên và định kỳ các thiết bị hiện có của công trường. Cán bộ vật tư: Thực hiện theo chức năng nhiệm vụ được Chỉ huy trưởng công trường giao. Theo dõi, thống kê các loại vật tư đảm bảo cho sửa chữa thiết bị và sản xuất. Tiếp nhận, lên kế hoạch mua vật tư theo kế hoạch thi công đảm đúng chủng loại, đáp ứng kịp thời cho sản xuất. Kiểm soát tiêu hao vật tư theo định mức nhà nước và Công ty quy định. Hàng tháng quyết toán vật tư tiêu hao và kiểm kê định kỳ. Cán bộ kỹ thuật hiện trường: Thực hiện theo chức năng nhiệm vụ được Chỉ huy trưởng công trường giao. Tiến hành giám sát thi công theo đúng hồ sơ kỹ thuật. Phối hợp với các bên tham gia trong quá trình thi công. Kế toán thống kê: Hoạt động theo yêu cầu của Phòng tài chính kế toán và Chỉ huy trưởng công trường giao. Thực hiện theo chức năng nhiệm vụ được Chỉ huy trưởng công trường và Phòng tài chính- kế toán giao. Thực hiện công tác kế toán, thống kê tại công trường. Tham gia công tác quản lý và quyết toán tiêu hao vật tư. Tham gia công tác nghiệm thu, thanh toán. Thực hiện công tác thu chi tại công trưòng. Cán bộ nghiệm thu thanh toán khối lượng: Thực hiện theo chức năng nhiệm vụ được Chỉ huy trưởng công trường giao. Tiến hành công tác nghiệm thu, đối chiếu khối lượng theo giai đoạn và toàn bộ phục vụ công tác thanh toán. Hoàn thiện hồ sơ thanh toán trình chủ đầu tư, khách hàng. Thực hiện và theo dõi công tác thanh toán. Tổ sửa chữa bảo dưỡng: Thực hiện công tác sửa chữa, gia công các thiết bị hỏng hóc phát sinh ngay tại công trình. Tiến hành sửa chữa bảo dưỡng thiết bị theo kế hoạch. Các đội thi công: Thực hiện theo chức năng nhiệm vụ được Chỉ huy trưởng công trường giao. Thực hiện các phương án và các bước thi công theo yêu cầu. 2. Qui trình, công nghệ sản xuất sản phẩm Quy định kiểm soát quá trình thi công ( sơ đồ 4) Quy định kiểm soát quá trình sản xuất bê tông thương phẩm ( sơ đồ 5) Quy định kiểm soát quá trình sản xuất đá thành phẩm ( sơ đồ 6) Quy định kiểm soát quá trình chế tạo sản phẩm cơ khí ( sơ đồ 7) phần II tổ chức công tác kế toán tại doanh nghiệp I . Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và phân công lao động kế toán 1.Phương thức tổ chức bộ máy kế toán Để phù hợp với mô hình hoạt động, đặc điểm tổ chức của Công ty cổ phần và xây dựng là quản lý tập trung cho nên mô hình kế toán cũng được tổ chức và thực hiện kế toán tập trung. Nguyên tắc tổ chức bộ máy kế toán theo nguyên tắc gọn nhẹ, đơn giản, nhanh chóng và hiệu quả đảm bảo sự chỉ đạo chặt chẽ tập trung thống nhất của kế toán trưởng đồng thời kết hợp với nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán và chuyên môn hoá công tác kế toán. Phân công lao động kế toán Bộ máy kế toán được tổ chức theo sơ đồ 8 2. Phân công lao động kế toán: * Trưởng Phòng tài chính- kế toán Nhiệm vụ chính: Tỏ chức, phân công nhiệm vụ cho từng CBCNV trong phòng, cân đối nhân lực của phòng và công trường về lĩnh vực kế toán, báo cáo nhiệm vụ của Phòng tàI chính – kế toán theo định kì. Triển khai hệ thống kế toán thống kê phù hợp với công ty. Tiếp nhận và phổ chế độ, chính sách, quy định của nhà nước về kế toán cho toàn bộ Công ty. Căn cứ kế hoạch sản xuất KINH DOANH của Công ty, lập kế hoạch tàI chính hàng tháng, hàng quý, năm và trình lãnh đạo Công ty phê duyệt. Chỉ đạo lập kế hoạch, theo dõi việc thực hiện các kế hoạch về vốn lưu động, vốn đầu tư dàI hạn, thu hồi công nơ. Chỉ đạo, theo dõi các hợp đồng kinh tế, khối lượng nghiệm thu, thanh toán các công trình. Lập và gửi báo các thống kê, quyết toán tàI chính của Công ty đến các cơ quan quản lý theo quy định. Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước, người lao động. Kiểm soát định mức tiê hao vật tư, nhiên liệu, chi phí, giá thành. Kiểm soát chế độ bảo vệ tàI sản, vật tư, tiền vốn, chi phí dở dang định kì. Nhiệm vụ khác: Tiếp nhận và giảI quyết khiếu nại thuộc phạm vi phòng. Nhận, lưu trữ công văn đI và đến. Soạn thảo các văn bản do phòng phát hành. Quyền hạn khác: Có quyền yêu cầu các đơn vị, cá nhân làm báo cáo giảI trình các vấn đề liên quan. Có quyền tổ chức bố trí nhân sự tong Phòng tàI chính – kế toán. * Phó Phòng tàI chính- kế toán: Giúp việc cho trưởng Phòng. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của trưởng Phòng khi trưởng Phòng đI vắng hoặc được trưởng phòng uỷ quyền. * Kế toán tổng hợp: Nhiệm vụ chính: Stt Nhiệm vụ Các hồ sơ liên quan Các yêu cầu cụ thể 1 Tập hợp các chứng từ phát sinh từ các đơn vị gửi về, kiểm tra, phân loại, lập chứng từ, vào sổ kế toán. -Giấy đề nghị thanh toán. -Báo cáo vật tư tiêu hao - Nhập trình xe máy, thiêt bị. - Nhập xuất vật tư. - Tập hợp đầy đủ, kịp thời tất cả các chi phí phát sinh tại bộ phận công trình. - Cập nhật đầy đủ và lưu đúng File lưu hồ sơ. -Trình trưởng phòng xem xét, phê duyệt. 2 -Tổng hợp, vào sổ theo dõi và phân bổ KHTSCĐ, CCDC. -Phân bổ tiền lương, BHYT, BHXH. -Giấy đề nghị thanh toán - Bảng tổng hợp TSCĐ, CCDC. -Bảng phân bổ khầu hao. -Sổ trích khấu hao. - Bảng thanh toán lương và các bộ phận. -Bảng phân bổ tiền lương, CCDC. -Kiểm tra hồ sơ thanh toán. - Kiểm tra sự phù hợp, chính xác của Bảng phân bổ. -Chuyển trưởng Phòng xem xét kiểm tra và duyệt. 3 -Lập tờ khai thuế thu nhập hàng năm. -Lập tờ khai thuế GTGT hàng tháng quyết toán thuế GTGT thuế TNDN hàng năm. -Hoá đơn thanh toán của các bộ phận, công trình ( VAT đầu vào). -Khối lượng, nghiệm thu, hoá đơn bán hàng các công trình( VAT đầu ra). -Tập hợp chi phí, doanh thu theo đinh kì. -Theo dõi, cập nhập vào sổ kế toán kịp thời theo đúng quy định của Luật thuế. -Đảm bảo tính kip thòi, chính xác của báo cáo. - Trình trưởng phòng phê duyệt. 4 Lập các BCTC theo qui định của cơ quan quản lý. Căn cứ các hoạt động kinh tế phát sinh trong kì để lạp các BCTC ( bảng CĐKT, kết quả HĐKINH DOANH, thuyết minh BCTC ). - Lập báo cáo chính xác, kịp thời theo đúng quy định. - Kiểm tra tính chính xác, hợp lý của các báo cáo. - Trình trưởng phòng kiểm tra, xem xét và phê duyệt. Nhiệm vụ khác: Nhận lưu trư công văn đI và đến. Soạn thảo các văn bản do phòng ban hành. Quyền hạn : Có quyền yêu cầu các đơn vị thực hiện đúng, đủ các báo cáo, báo cáo trưởng phòng nếu các đơn vị không thực hiện theo nhiệm vụ được phân công. Có quyền yêu cầu các đơn vị thực hiện lại các báo cáo nếu kiểm tra thấy không phù hợp, đề xuất các yêu cầu khắc phục. Có quyền không nhận và thanh quyết toán đối với các hợp đồng mua hàng không đầy đủ hồ sơ theo Quy định mua hàng. * Kế toán ngân hàng và tièn mặt: Nhiệm vụ chính: Stt Nhiệm vụ Các hồ sơ liên quan Các yêu cầu cụ thể 1 Tập hợp các chứng từ tièn mặt, tiền gửi phát Sinh, kiểm tra, phân loại chừng từ, vào sổ kế toán. - Phiếu chi, phiếu thu. - Các Uỷ nhiệm chi. - Tập hợp đầy đủ, kịp thời. - Lập báo cáo tiền mặt, tiền gửi theo các yêu cầu của trưởng phòng. 2 Thực hiện công tác thanh toán qua ngân hàng. - Giấy đề nghị chuyển tiền đã được phê duyệt. - Hợp đồng kinh tế, công văn thanh toán. - Kiểm tra hồ sơ thanh toán. - Chuyển trưởng phòng xem xét, kiểm tra và duyệt. 3 Thực hiện các thủ tực vay ngắn hạn, trung hạn, bảo lãnh theo yêu cầu. - Giấy đề nghị chuyển tiền. - Hồ sơ, thủ tực vay vốn. - Các yêu cầu bảo lãnh của các hợp đồng. - Kiểm tra đầy đủ các hồ sơ vay vốn. - Đảm bảo tính chính xác, nhanh chóng, kịp thời. - Trình trưởng phòng duyệt. Nhiệm vụ khác: Nhận lưu trữ công văn đI và đến. Soạn thảo các văn bản do phòng ban phat hành. Quyền hạn: Có quyền yêu cầu các đơn vị thực hiện theo đúng hồ sơ vay vốn, thanh toán. Báo cáo trưởng phòng nếu các đơn vị không thực hiện theo nhiệm vụ được phân công. Có quyền yêu cầu các đơn vj hoàn thiện thủ tục, hồ sơ nếu kiểm tra thấy không phù hợp, đề xuất các yêu cầu khắc phục. *Kế toán tiền lương và bảo hiễm xã hội: Nhiệm vụ chính: Stt Nhiệm vụ Các hồ sơ liên quan Các yêu cầu cụ thể 1 Tập hợp các chứng từ phục vụ thanh toán lương. -Bảng chấm công cá nhân, bảng chấm công tạp thể. - Bảng xét thưởng A, B, C cá nhân , tập thể. - Tập hợp đầy đủ, kịp thời, chính xác. - Trình giám đốc Công ty duyệt. 2 Thực hiện công tác tính lương. - Bảng chấm công, xét thưởng đã duyệt. - Các quyết định tăng giảm hệ số lương, thưởng. - Kiểm tra hồ sơ thanh toán. - Chuyển trưởng phòng xem xét, kiểm tra và duyệt. 3 Tính, phân bổ và theo dõi chi trả BHXH, BHYT, KPCĐ. - Bảng thanh toán lương. - bảng theo dõi thanh toán BHXH, BHYT, KPCĐ. - Kiểm tra đầy đủ các hô sơ. - Đảm bảo tính chính xác, nhanh chóng, kịp thời. - Trình trưởng phòng duyệt. Nhiệm vụ khác: Nhận lưu trữ công văn đI và đến. Soạn thảo các văn bản do phòng ban phat hành. Quyền hạn: Có quyền yêu cầu các đơn vị thực hiện theo đúng hồ sơ vay vốn, thanh toán. Báo cáo trưởng phòng nếu các đơn vị không thực hiện theo nhiệm vụ được phân công. Có quyền yêu cầu các đơn vj hoàn thiện thủ tục, hồ sơ nếu kiểm tra thấy không phù hợp, đề xuất các yêu cầu khắc phục. *Kế toán thanh toán và công nợ: Nhiệm vụ chính: TT Nhiệm vụ Các hồ sơ liên quan Các yêu cầu cụ thể 1 - Theo dõi thanh toán với khách hàng. - Theo dõi công nợ với nhà cung cấp. - Hợp đồng kinh tế, đơn đặt hàng. - Bản xác nhận KL hoàn thành. - Hoá đơn bán hàng. - Tập hợp đầy đủ theo từng đơn vị để viết hoá đơn kịp thời. - Làm thủ tục thanh toán với khách hàng. - Lập báo cáo theo yêu càu của Trưởng phòng. Nhiệm vụ khác: Nhận lưu trữ công văn đI và đến. Soạn thảo các văn bản do phòng ban phát hành. Quyền hạn: Có quyền yêu cầu các đơn vị cung cấp đầy đủ các hồ sơ thanh toán. Báo cáo trưởng phòng nếu các đơn vị không cung cấp đầy đủ hồ sơ theo nhiệm vụ được phân công. Có quyền yêu cầu các đơn vị thực hiện hoàn thiện các hồ sơ thanh toán. Nếu kiểm tra thấy không phù hợp, đề xuất các yêu cầu khắc phục. *Kế toán công trường: Nhiệm vụ chính: tt Nhiệm vụ Các hồ sơ liên quan Các yêu cầu cụ thể 1 -Thực hiện các chi phí sửa chữa, thi công phát sinh tại công trường. - Quyết toán vật tư tiêu hao hàng tháng. - Giấy cấp vật tư. - giấy đề nghị thanh toán. - Nhật trình thiết bị. - Báo cáo sản lượng. - Tập hợp đầy đủ, kịp thời, chính xác. - Trình CH công trường, phòng TCKT kiểm tra. 2 Thực hiện chấm công, xét thưởng từng CBCNV. - Các bảng công cá nhân, nhận xét của công trường đối với từng CBCNV. - Bảng thanh toán lương. -Tạp hợp các bảng cong, xét thưởng chính xác, kịp thời gửi về Công ty. - Thanh toán lưng cho từng CBCNV kịp thời. 3 Theo dõi công tác nghiệm thu khối lượng. - Hồ sơ nghiệm thu khối lượng hoàn thành. - Quyết toán khối lượng. - Nghiệm thu thanh lý hợp đồng. - kiểm tra đầy đủ các hồ sơ. - Thực hiện công tác thanh toán. - Báo cáo trưởng phòng. 4 Theo dõi công nợ theo phạm vi công trường. -Hợo đồng kinh tế. - Nghiệm thu KL, hoá đơn. - Các đợt thanh toán. - Thanh lý hợp đồng. - Theo dõi chính xác, kịp thời theo đối tượng. - Thực hiện công tác thanh toán kịp thời CH công trường, phòng TCKT Nhiệm vụ khác: Nhận và lưu trữ công văn đI và đến. Soạn thảo các văn bản do phòng ban hành. * Thủ quỹ Nhiệm vụ chính: tt Nhiệm vụ Các hồ liên quan Các yêu cầu cụ thể 1 - Tập hợp các chứng từ phát sinh, phân loại, vào sổ quỹ tiền mặt. - Theo dõi các khoản thu chi tiền mặt tại quỹ hàng ngày. - Lập báo cáo quỹ tiền mặt khi cần. - Phiếu thu. - Phiếu chi. - G

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12956.doc
Tài liệu liên quan