Báo cáo Nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng tuyến đường qua 2 điểm A-B

CHƯƠNG VIII

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU

I -Tổng quan về các yếu tố ảnh hưởng tới môi trường khu vực.

I.1- Nguồn gây tác động từ các hoạt động của dự án bao gồm:

- Chiếm dụng đất canh tác.

- Làm thay đổi phân bố tự nhiên của các phức hệ vật chất trong thạch quyển, thủy quyển, sinh quyển, khí quyển của môi trường tự nhiên và làm ảnh hưởng đến môi trường xã hội nhân văn.

- Xả bụi bặm, khí thải và tiếng ồn phát sinh tư các phương tiện vận tải cơ giớ trong quá trìng thi công cũng như vận hành vào môi trường.

- Xả nước thải sinh hoạt của cán bộ công nhân trong quá trình thực hiện dự án và của nhân dân định cư ở hai bên đường sau khi tuyến đường đưa vào khai thác.

- Xả thải của các phương tiện giao thông trên đường khi tuyến đường đưa vao khai thác

I.2 - Lựa chọn các yếu tố ảnh hưởng chính

Theo cách phân tích nhận dạng tổng quan, việc phân tích, đánh giá tác động sẽ tập trung vào các yếu tố ảnh hưởng chính như sau.

- Chiếm dụng đất, làm mất đất canh tác, thổ cư, tái định cư không tự nguyện.

- Tạo nguy cơ ách tắc giao thông, rủi ro, thay đổi tập quán đi lại, thay đổi bức tranh phân bố dân cư.

 

doc102 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3603 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng tuyến đường qua 2 điểm A-B, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bố dân cư. II - Phân tích, đánh giá các tác động. - Khi tuyến đường được xây dựng sẽ chiếm dụng đất thổ cư và đất canh tác gây ra những tác động xã hội nghiêm trọng. Mức độ này sẽ tăng nhanh khi số người bị ảnh hưởng càng nhiều. Chiếm dụng là nguồn gây ảnh hưởng đến mối trường nhiều nhất và mức độ ảnh hưởng lớn nhất so với các nguồn gây tác động khác. - Khi giải phóng mặt bằng cho dự án cũng có nghĩa là hộ buộc di cư được cấp đất ở mới và quỹ đất dự phòng sẽ bị giảm (thông thường là đất phát triển giành cho việc lập gia đình mới) hoặc đất canh tác. Đây không phải là trường hợp hồi cư mà sức hút mặt đường lôi kéo họ, và một lần nữa bức tranh phân bố di cư bị thay đổi, kể cả việc gia tăng dân số cơ học. - Nếu ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên, cảnh quan tự nhiên và hệ sinh thái tự nhiên sẽ là thải các khí độc vào môi trường (CO2, SO2.) phá vỡ cân bằng sinh thái môi trường. thì ảnh hưởng của dự án tới cảnh quan nhân văn và hệ sinh thái nhân văn còn lớn hơn, dưới dạng: +Phá vỡ sự bình yên cư trú của dân bản địa. Phá vỡ những cảnh vật mà dân địa phương tạo dựng từ nhiều thế hệ kế tiếp nhau, gắn liền với phong tục, tập quán. + Thay đổi đột ngột điều kiện sinh sống của dân địa phương. + Thay đổi điều kiện giao lưu giữa họ với cộng đồng. + Mất một thời gian quá độ để quen với cuộc sống ở nơi ở mới. + Toàn cảnh bức tranh phân bố dân cư thay đổi cùng với chiếm dụng đất tạm thời của công trường, lán trại, nhà xưởng. - Chất lượng nước ngầm tầng nông suy giảm do ngập úng dài ngày. Ngập úng một mặt gây chua đất nhưng mặt khác tích tụ chất hữu cơ do rửa trôi có thể ô nhiễm nước giếng khơi ở nhiều nơi sẵn có mùi hôi tanh. Mặt khác khi đường dự án hình thành, khả năng tù đọng gia tăng, không những phá hủy vi sinh vật tạo đất và cân bằng sinh hóa-thổ nhưỡng mà còn tiếp tục ảnh hưởng tới nước ngầm. - Trong quá trình thi công, ảnh hưởng của gây đục nước đồng ruộng và sông không lớn nhưng ảnh hưởng của dầu mỡ thải ra do vệ sinh cơ khí và bảo dưỡng thiết bị lại rất đáng kể bởi vì khu vực dự án ít nguồn phát thải dầu cặn và nhiều đối tượng sinh vật nhạy cảm với tác động của dầu. III -Các giải pháp giảm thiểu môi trường của dự án. Việc đề xuất các biện pháp giảm thiểu và đánh giá tính khả thi của các biện pháp này dựa trên: - Tính chất, quy mô và mức độ của các yếu tố ảnh hưởng. - Cơ chế gây ảnh hưởng. - Tiến bộ kỹ thuật hiện có. - Đặc trưng cơ bản về môi trường khu vực dự án, cả môi trường tự nhiên và môi trường xã hội nhân văn. Các biện pháp cụ thể, cả trực tiếp và gián tiếp. III.1-Biện pháp khắc phục hậu quả ngập úng cục bộ Dự án đường tạo ra các vùng ngập úng cục bộ là không thể tránh khỏi nhưng biện pháp cân bằng áp lực thuỷ tĩnh hoàn toàn cho phép trả lại điều kiện ban đầu hoặc gần như ban đầu (điều kiện tiền dự án) vốn có bằng cách thiết kế hệ thống cống phù hợp. Cụ thể: + Tần suất thiết kế của cống phải tương thích với tần suất thiết kế của đường. + Vị trí cống phải được bố trí thích hợp, đảm bảo giữ nguyên hướng chảy của dòng nước trong từng ô riêng biệt (không cho chảy tràn giữa các ô trước khi thoát ra trạm bơm). + Tổng tiết diện cống trong từng trường hợp được lựa chọn thích hợp với công suất bơm tiêu sao cho tốc độ dòng chảy qua cống dưới 10cm/s (tránh khả năng xâm thực của dòng chảy đối với đất canh tác). Chẳng hạn, tổng công suất bơm tiêu đạt 3.000m3/h thì hệ thống cống cũng đảm bảo lưu lượng 3.000m3`/h. Để tránh bồi lấp do dòng nước lũ, cao độ đáy cống sẽ thiết kế thấp hơn cao độ thiên nhiên ít nhất 25cm nếu bố trí cống tròn và 20cm nếu bố trí cống hộp. III.2 - Biện pháp khắc phục ảnh hưởng của tái định cư a) Tuyên truyền và giáo dục cộng đồng Cần thiết thông báo tới tất cả các cấp chính quyền địa phương, phối hợp với chính quyền địa phương để họ kịp bổ sung và điều chỉnh quy hoạch phát triển không gian trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tới năm 2010. Tuyên truyền lợi ích quốc gia, lợi ích địa phương mà dự án sẽ mang lại cho họ. Giáo dục cộng đồng vì lợi ích lâu dài của toàn thể xã hội, ý thức công dân. b) Đền bù Về mặt tâm lý, không bao giờ có đền bù thoả đáng, chỉ có thể có việc chấp nhận được hay không chấp nhận được khi họ phải đối mặt với nhu cầu xã hôị và ý thức công dân. Để có thể chấp nhận được, cần thiết đến các điều kiện sau: + Đánh giá đúng giá trị các sản vật hiện có mà không thể di chuyển được. + Diện tích và vị thế của nơi ở mới. + Tôn trọng những giá trị văn hoá - lịch sử của nơi bị chiếm dụng như đền chùa và điều kiện hành lễ, cổ thụ, đại thụ và độc thụ. + Phí vận chuyển và phí xây dựng công trình dân sinh. + Tạo điều kiện thuận lợi (hành chính, kinh tế v.v...) để họ sớm ổn định đời sống ở nơi ở mới. c) Hỗ trợ sản xuất + Ngay trong quá trình hoạt động của dự án, nên thu hút một phần lao động địa phương. + Có chính sách,dự án ưu tiên phát triển, như cho vay vốn ưu đãi để phát triển sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, thương mại hoá nông phẩm và hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống, dạy nghề, cải thiện điều kiện sản xuất hiện có của vùng trũng thấp v.v... III.3- Biện pháp khắc phục ảnh hưởng ách tắc giao thông và rủi ro + Kiểm soát chặt chẽ hiện tượng phân bố lại dân cư theo sức hút của mặt đường. Đất ven đường (ngoài hành lang bảo vệ) cố gắng sử dụng vào nhóm đất canh tác hoặc đất chuyên dùng. Có thể sắp xếp lại quỹ đất canh tác dọc đoạn tuyến tránh để giảm tối đa số lần vượt đường trong cuộc sống thường nhật của nông dân. + Hệ thống biển báo và chỉ giới an toàn được thiết lập hoàn chỉnh trên toàn tuyến. III.4 - Biện pháp khắc phục ảnh hưởng tới chất lượng môi trường nước Để hạn chế tối đa lượng dầu cặn phát thải vào môi trường đất và nước, cần thiết kiểm soát chặt chẽ các công việc sau: - Hệ thống tiêu thoát nước trong khu vực được thiết kế và xây dựng đảm bảo khả năng thoát nước không gây úng lụt cho dân cư và cây trồng. - Lượng nước sau khi qua công trình đảm bảo trả về tự nhiên không gây xói lở và làm mất chế độ chảy tự nhiên. - Nước thải trước khi xả ra tự nhiên phải được xử lý đảm bảo không gây ô nhiễm nguồn nước. - Kiểm soát chặt chẽ chất lượng phương tiện thi công trong đó có các phương tiện nổi phục vụ đóng cọc xây mố cầu. - Chọn vị trí hợp lý đặt lán trại, bãi tập kết phương tiện thi công, nhà xưởng, và quản lý chặt chẽ xử lý tại chỗ chất thải do vệ sinh cơ khí tạo ra. - Kiểm soát chặt chẽ việc thực hành an toàn môi trường của nơi cung ứng nhiên liệu. III.5 - Biện pháp khắc phục ảnh hưởng của bụi và ồn. Nguồn tác động tới dân cư do phát sinh bụi và ồn chủ yếu tập trung ở giai đoạn thi công. Những đề xuất sau sẽ được áp dụng với mục đích giảm thiểu tác động, bao gồm: + Kiểm soát chặt chẽ chất lượng phương tiện thi công. Khống chế phát thải của các phương tiện này theo TCVN 1995, Nghị định 175/CP về ồn và phát thải bụi. Khuyến khích sử dụng các thiết bị tiêu chuẩn. + Không đặt trạm trộn asphal, bê tông gần các nơi nhạy cảm như chùa chiền, trường học, trạm xá. Các trạm phải đặt cách xa ít nhất 500m và dưới chiều gió so với vị trí nhạy cảm trên. + Phủ bạt những xe vận chuyển đất. Tưới nước tại các đoạn thi công qua khu dân cư. IV.6 - Các biện pháp cần thiết khác. - Các công trình kỹ thuật hạ tầng, công trình trên đường phải được thiết kế đồng bộ, có tính độc lập cao theo phương châm tạo ra một tuyến đường có khả năng tự đáp ứng được yêu cầu nội bộ và yêu cầu của khu vực hấp dẫn. Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các công trình xây dựng và đông đảo dân cư sinh sống hoạt động trong khu vực. - Trong quá trình thi công xây dựng,việc khai thác sử dụng nguồn nước, vật liệu địa phương phải phù hợp với điều kiện địa phương, xu hướng quy hoạch của vùng. - Bố trí hài hoà các công trình trên đường: cầu , cống,kè, tường chắn, bãi đổ đất thừa, vịi trí thùng đấu, kích thước thùng đấu đảm bảo yêucầu hài hoà với cảnh quan không cắt nát địa hình hay cản trở quá trình sinh hoạt bình thường của tự nhiên. - Đảm bảo các quy phạm an toàn khi xây dựng các hạng mục công trình. IV - Kết luận và kiến nghị Khi xây dựng đường dự án sẽ xuyên cắt qua một vùng đồi thấp, dân cư thưa thớt, trong đó có khu dân cư hai bên, các đơn vị quân đội, gây ảnh hưởng nhiều mặt tới cả môi trường tự nhiên và môi trường xã hội-nhân văn, cả trực tiếp và gián tiếp nhưng có yếu tố ảnh hưởng đáng lưu ý nhất: Chiếm dụng đất và một số nhà phải di chuyển. Do đường dự án đã có đường cũ nên việc xây dựng mở rộng đường tạo mức độ ảnh hưởng của dự án tới môi trường không lớn. Vì vậy để khắc phục ảnh hưởng tới môi trường khi xây dựng dự án cần thực hiện các biện pháp đã được nêu ra trong phần trên. Chương IX LUẬN CHỨNG HIỆU QUẢ KINH TẾ - KỸ THUẬT SO SÁNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN TUYẾN - Để chọn và đưa phương án tuyến vào xây dựng cần phải tiến hành so sánh kinh tế kỹ thuật giữa 2 phương án tuyến để chọn ra phương án tốt nhất. - Một trong những chỉ tiêu về mặt kinh tế, kỹ thuật là phương án chọn có tổng chi phí xây dựng và khai thác tính đổi về năm gốc có giá trị nhỏ nhất (Pqđ). Tổng chi phí xây dựng và khai thác quy đổi được xác định theo công thức Pqđ = Trong đó: Etc : Hệ số hiệu quả kinh tế tương đối tiêu chuẩn đối với ngành giao thông vận tải hiện nay lấy bằng 0,12. Eqd : Tiêu chuẩn để qui đổi các chi phí ở các thời gian khác nhau, lấy bằng 0,08 Kqd : Chi phí tập trung từng đợt quy đổi về năm gốc Ctx : Chi phí thường xuyên hàng năm tss : Thời hạn so sánh phương án tuyến (Tss = 20 năm) - Các chỉ tiêu về chất lượng sử dụng và điều kiện thi công cũng được tiến hành tính toán so sánh giữa hai phương án tuyến để chọn ra phương án tối ưu. I. Đánh giá các phương án về mặt chất lượng sử dụng Tính toán các phương án tuyến dựa trên hai chỉ tiêu cơ bản: * ) Mức độ an toàn xe chạy (hệ số an toàn, hệ số tai nạn) * ) Khả năng thông xe của tuyến. 1) Hệ số an toàn Hệ số an toàn được tính bằng tỉ số giữa vận tốc xe chạy trên đoạn đang xét và vận tốc xe chạy của đoạn thiết kế trước, hệ số an toàn càng nhỏ thì chênh lệch vận tốc giữa hai đoạn càng lớn, do đó xác xuất sẩy ra tai nạn càng lớn. Công thức xác định Kat = Vxét /Vtrước Dựa trên thành phần dòng xe trên đường tiến hành tính toán lập biểu đồ vần tốc cho thành phần xe có tốc độ lớn nhất xe con(Volga). Từ các số liệu đó ta tiến hành tính toán Kat cho cả hai chiều đi về của cả hai phương án. Kết quả tổng hợp ta có : KIat= 1.05 , KIIat= 1.04 (Tính toán chi tiết được thể hiện ở bản vẽ số 8 và 9) 2) Xác định hệ số tai nạn tổng hợp Hệ số tai nạn tổng hợp được xác định theo công thức sau : Ktn = Với Ki là các hệ số tai nạn riêng biệt: +) K1 : hệ số xét đến ảnh hưởng của lưu lượng xe chạy ở đây K1 = 0.44. +) K2 : hệ số xét đến bề rộng phần xe chạy và cấu tạo lề đường K2 = 1.12. +) K3 : hệ số có xét đến ảnh hưởng của bề rộng lề đường K3 = 1.1. +) K4 : hệ số xét đến sự thay đổi dốc dọc của từng đoạn đường. +) K5 : hệ số xét đến ảnh hưởng của đường cong nằm. +) K6 : hệ số xét đến ảnh hưởng của tầm nhìn thực tế có thể trên đường. +) K7 : hệ số xét đến ảnh hưởng của bề rộng phần xe chạy của cầu thông qua hiệu số chênh lệch giữa khổ cầu và bề rộng xe chạy trên đường K7 = 1.0. +) K8 : hệ số xét đến ảnh hưởng của chiều dài đoạn thẳng K8 = 1. +) K9 : hệ số xét đến ảnh hưởng của lưu lượng chỗ giao nhau K9 = 1,5 +) K10: hệ số xét đến ảnh hưởng của hình thức giao nhau K10 = 1. +) K11: hệ số xét đến ảnh hưởng của tầm nhìn thực tế đảm bảo tại chỗ giao nhau cùng mức có đường nhánh K11 = 1. +) K12: hệ số xét đến ảnh hưởng của số làn xe trên đường xe chạy K12 = 1 +) K13: hsố xét đến ảnh hưởng của khoảng cách từ nhà cửa tới phần xe chạy K13=1.0 +) K14: hsố xét đến ảnh hưởng của độ bám của mặt đường và tình trạng mđ K14=1. Tiến hành phân đoạn cùng độ dốc dọc, cùng đường cong nằn của các phương án tuyến. Sau đó xác định hệ số tai nạn của hai phương án ta có kết quả sau : Kết quả tính toán ta có KItn=3.193 , KIItn=2.438 (Tính toán chi tiết được thể hiện tại phụ lục I chương 9-1 và bản vẽ số 7, 8) Như vậy cả hai phương án đều đảm bảo yêu cầu 3, Năng lực thông xe thực tế Năng lực thông xe thực tế được xác định bằng cách nhân năng lực thông xe tối đa với các hệ số K1, K2, … K15 để xét ảnh hưởng của các yếu tố của đường và thành phần xe chạy tới năng lực thông xe thực tế: N=NK N: Năng lực thông xe tối đa của 1 làn xe N=1000 xe/h Với Ki là các hệ số tra bảng: +) K1 : hệ số xét đến bề rộng phần xe chạy ở đây K1 = 0.9. +) K2 : hệ số xét đến chiều rộng lề đường K2 = 0.92. +) K3 : hệ số có xét đến độ thoáng ngangK3 = 1. +) K4 : hệ số xét đến ảnh hưởng của xe tảI và xe kéo moóc. +) K5 : hệ số xét đến ảnh hưởng của độ dốc dọc. +) K6 : hệ số xét đến ảnh hưởng của tầm nhìn. +) K7 : hệ số xét đến ảnh hưởng của bán kính cong nằm. +) K8 : hệ số xét đến ảnh hưởng của sự hạn chế tốc độ. +) K9 : hệ số xét đến ảnh hưởng của nút giao thông K9 = 1 +) K10: hệ số xét đến tình trạng của lề đường K10 = 1. +) K11: hệ số xét đến loại mặt đườngK11 = 1. +) K12: hệ số xét đến vị trí các công trình trên đường K12 = 1 +) K13: hệ số xét đến sự phân làn xe trên phần xe chạy K13=1.02 +) K14: hệ số xét tới sự hiện diện của đường cong chuyển tiếp rẽ xe K14=1. +) K15: hệ số xét tới thành phần dòng xe K15=0.72. 4, Hệ số sử dụng khả năng thông xe Z Hệ số sử dụng khả năng thông xe Z phản ánh mức độ thuận lợi xe chạy của mỗi đoạn tuyến đặc trưng được xác định bằng cách chia lưu lượng xe chạy thực tế đã được quy đổi ra xe con chia cha khả năng thông xe thực tế ở mục trên Z = Biểu đồ khả năng thông xe thực tế Nvà Zđược vẽ trên mặt cắt dọc đường (bản vẽ số 07 và 08). Phương án nào có trị số Zcàng nhỏ thì càng có ưu điểm . Đối với những đoạn đường có trị số Z lớn hơn giới hạn cho phép thì cần thiết tìm biện pháp cải thiện các yếu tố hình học của đường để nâng cao khả năng thông xe, và giảm hệ số phục vụ Z II. Đánh giá các phương án tuyến theo nhóm chỉ tiêu về kinh tế. II.1. Xác định chi phí tập trung từng đợt Kqd = K0 + + + Trong đó: K0 : Chi phí xây dựng ban đầu của các công trình trên tuyến. K0(N) : Tổn thất do chiếm đất nông nghiệp, lấy bằng “giá trị nông sản thuần tuý” có thể đem lại trong 8 năm (khi Etc = 0,11) với điều kiện canh tác đất hợp lý. Ở ta chi phí này được tính trong phí tổn đền bù ruộng đất. Nên khi tính chi phí xây dựng ban đầu K0 không cần tính K0(N) thành 1 khoản riêng tức là: K0PAtuyến = K0XDnềnđường + K0XD áođường + K0XD cầu, cống + K0XD các CT khác + K0đền bù ruộng đất. 1) Xác định K0 : a) Xác định K0 đền bù. K0(N) = K0đềnbù ruộng đất và được xác định bằng công thức sau: K0(N) = lcđ . L . Hđền bù lcđ : Dải đất cố định dành cho đường (bề rộng dải đất bị chiếm dụng thường xuyên) tính từ mép rãnh biên hoặc mép rãnh đỉnh mỗi bên 1(m). L : Chiều dài của đoạn đường phải đền bù Hđền bù : Giá đền bù ruộng đất lấy bằng 19300đ/m2 +) Tổng chiều dài đền bù của phương án I : L = 3227 m +) Tổng chiều dài đền bù của phương án II : L = 3183 m +) Phương án I giá thành K0đền bù = 2x23 x 3227 x 19300 =2865 (tr.đ). +) Phương án II giá thành K0đền bù = 2x23 x 3183 x 19300 =2825.86 (tr.đ). b) Xác định K0nền đường xây dựng nền đường +) Khối lượng phương án I : Đắp nền : 34058,56 m3 Đào nền : 7006.98 m3 +) Khối lượng phương án II : Đắp nền : 33056.79 m3 Đào nền : 5801.29 m3 * Giá thành đào 1 m3 ( cự ly <50m, máy ủi<110cv, đất cấp III) +) Nhân công : 1005.45 (đ/m3) +) Máy : 4176.73 (đ/m3) * Giá thành đắp 1m3 ( Đắp nền đường,máy đầm 25T ,K=0,98) +) Nhân công : 392.25 (đ/m3) +) Máy : 5126.47 ( đ/m3) +) Phương án I có K0XDN = 247,5 (tr.đ). +) Phương án II có K0XDN = 218 (tr.đ). K0nền được xác định cho cả hai phương án tuyến và được tính toán chi tiết lập thành bảng tại phụ lục I chương 9.3 c) Xác định K0cống cho xây dựng cống: Tiến hành tính toán cho các chi phí xây lắp cống như : +) Đổ bê tông ống cống +) Xây dựng móng cống +) Xây dựng đầu cống +) Chống thấm mối nối cống +) Phương án I có K0cống = 154,59 (tr.đ) +) Phương án II có K0cống = 149 (tr.đ). d) Xác định K0XD mặt cho công tác xây dựng mặt đường. *Phương án áo đường chọn là phương án đầu tư tập trung do đó ta tính K0 cho 15 năm đầu và 5 năm giai đoạn gia cường. * Giai đoạn I, 15 năm đầu : +) Với phương án I : L = 3.227 (Km) có K0XD mặt =3870.5 (tr.đ). +) Với phương án II : L = 3.183 (Km) có K0XD mặt =3817.6 (tr.đ). * Giai đoạn II từ năm 15 đến năm 20 :Gia cường thêm lớp BTN hạt vừa 5cm. +) Với phương án I: L = 3.227 (Km) có K0qđXD mặt = 434 (tr.đ) +)Với phương án II: L = 3.183 (Km) có K0qđXD mặt = 428 (tr.đ). Từ đó suy ra: K0XDmặt(I) = 4304,5 (tr.đ). K0XDmặt(II) = 4245.6 (tr.đ). Cụ thể các chi phí xây dựng mặt thể hiện ở phụ lục I chương 9.3 Ngoài ra còn phải xét đến các chi phí khác . Cụ thể vốn đầu tư xây dựng ban đầu lập thành bảng Phương án I Bảng9-1 STT Công việc Đơn vị Đại lợng Thành tiền Đơn giá(đ) triệu đồng VL(A1) 3840.10 triệu đồng NC(B2) 334.68 triệu đồng M(C3) 419.58 I Chi phí vật liệu triệu đồng A 3840.10 II Chi phí nhân công triệu đồng B 519.91 III Chi phí máy XD triệu đồng C 448.95 Chi phí trực tiếp triệu đồng D=A+B+C 4808.96 IV Chi phí chung triệu đồng E=0,66.B 343.14 V Thu nhập chịu thuế tính trước triệu đồng F=0,06.(D+E) 309.13 Giá trị xây lắp trrước thuế triệu đồng I=D+E+F 5461.22 VI Thuế giá trị gia tăng đầu ra triệu đồng H=0,05.I 273.06 Giá trị xây lắp sau thuế triệu đồng G=I+H 5734.28 VII Các chi phí khác triệu đồng a Giai đoạn chuẩn bị đầu tư triệu đồng Khảo sát và điều tra kinh tế dọc tuyến triệu đồng 2,12.L 6.84 Thuỷ chuẩn kỹ thuật triệu đồng 0,34.L 1.10 Đo vẽ bình đồ triệu đồng 0,75.300 225.00 Đo vẽ trắc dọc triệu đồng 0,2.L 0.65 Đo vẽ trắc dọc ngang triệu đồng 0,25.19 4.75  Tổng triệu đồng K 238.33 Lập báo cáo triệu đồng 0,06.K 14.30 Giá trị khảo sát sau thuế triệu đồng (K+0.06K).1.188 300.13 Chi phí lập báo cáo triệu đồng 0,425%.1,1.G 26.81 Chi phí thẩm định báo cáo triệu đồng 0,04%.1,05.G 2.29 Tổng chi phí GĐchuẩn bị đầu tư triệu đồng a 581.86 b Giai đoạn thực hiện đầu tư Khảo sát và điều tra kinh tế dọc tuyến triệu đồng 4,69.L 15.13 Thuỷ chuẩn kỹ thuật triệu đồng 0,34.L 1.08 Đo vẽ bình đồ tỷ lệ 1/1000 triệu đồng 300.1,2 360.00 Đo vẽ trắc dọc triệu đồng 0,2.L 645.40 Đo vẽ trắc ngang triệu đồng 160,0.25 40.00  Tổng triệu đồng K1 1061.62 Lập PA và viết báo cáo triệu đồng 0,06.K1 63.70 Khảo sát địa chất Khoan lấy mẫu triệu đồng 7(lỗ).0,24 1.20 Thí nghiệm mẫu đất triệu đồng 84(mẫu).0,23 19.32 Lập PA và viết báo cáo triệu đồng K2=0,05L 0.16 Giá trị khảo sát sau thuế triệu đồng ((K1+0,06K1)+(K2+0.05K1)) 1178.56 Chi phí TKKT triệu đồng 1,35%.I.1,1.0,84 65.69 Chi phí thẩm định TKKT triệu đồng G.0,088%.1,05 5.30 Chi phí thẩm định dự toán triệu đồng G.0,07%.1,05 4.21 Lập hồ sơ mời thầu triệu đồng G.0,198%.1,05 11.92 Chi phí giám sát thi công triệu đồng G.0,943%.1,05 56.78 Chi phí TĐ hồ sơ mời thầu và kết quả ĐT triệu đồng G.0,02%.1,05 1.20 Lập hồ sơ hoàn công triệu đồng 10% chi phí TKKT 6.57 Giải phóng mặt bằng, chi phí đền bù, trợ cấp triệu đồng 0.0193/m.dt dền bù 2865.00 Cộng triệu đồng b 5341.23 c Giai đoạn kết thúc đầu tư Chi phí thẩm định quyết toán CT triệu đồng 0.3%G.1,05 18.06 Chi phí kiểm định chất lượng CT triệu đồng 1%G.1,05 60.21 Chi phí bảo hiểm CT triệu đồng 0.5%G.1,05 30.10  Tổng triệu đồng c 108.38 Tổng các chi phí khác triệu đồng L=a+b+c 6031.47 VIII Dự phòng phí triệu đồng M=0,1(G+L) 1176.57 Tổng mức đầu tư triệu đồng G+L+M 12942.32 Ấn định tổng mức đầu tư của PA là triệu đồng 12942 Phương án II STT Công việc Đơn vị Đại lượng Thành tiền Đơn giá(đ) triệu đồng VL(A1) 3783.10 triệu đồng NC(B2) 309.72 triệu đồng M(C3) 405.90 I Chi phí vật liệu triệu đồng A 3783.10 II Chi phí nhân công triệu đồng B 481.13 III Chi phí máy XD triệu đồng C 434.31 Chi phí trực tiếp triệu đồng D=A+B+C 4698.54 IV Chi phí chung triệu đồng E=0,66.B 317.55 V Thu nhập chịu thuế tính trước triệu đồng F=0,06.(D+E) 300.97 Giá trị xây lắp trước thuế triệu đồng I=D+E+F 5317.06 VI Thuế giá trị gia tăng đầu ra triệu đồng H=0,05.I 265.85 Giá trị xây lắp sau thuế triệu đồng G=I+H 5582.91 VII Các chi phí khác triệu đồng a Giai đoạn chuẩn bị đầu tư triệu đồng Khảo sát và điều tra kinh tế dọc tuyến triệu đồng 2,12.L 6.75 Thuỷ chuẩn kỹ thuật triệu đồng 0,34.L 1.08 Đo vẽ bình đồ triệu đồng 0,75.300 225.00 Đo vẽ trắc dọc triệu đồng 0,2.L 0.64 Đo vẽ trắc dọc ngang triệu đồng 0,25.19 4.75 Cộng triệu đồng K 238.22 Lập báo cáo triệu đồng 0,06.K 14.29 Giá trị khảo sát sau thuế triệu đồng (K+0.06K).1.188 299.98 Chi phí lập báo cáo triệu đồng 0,425%.1,1.G 26.10 Chi phí thẩm định báo cáo triệu đồng 0,04%.1,05.G 2.23 Tổng chi phí GĐchuẩn bị đầu tư triệu đồng a 580.82 b Giai đoạn thực hiện đầu tư Khảo sát và điều tra kinh tế dọc tuyến triệu đồng 4,69.L 14.93 Thuỷ chuẩn kỹ thuật triệu đồng 0,34.L 1.08 Đo vẽ bình đồ tỷ lệ 1/1000 triệu đồng 300.1,2 360.00 Đo vẽ trắc dọc triệu đồng 0,2.L 636.60 Đo vẽ trắc ngang triệu đồng 160,0.25 40.00 Cộng triệu đồng K1 1052.61 Lập PA và viết báo cáo triệu đồng 0,06.K1 63.16 Khảo sát địa chất Khoan lấy mẫu triệu đồng 7(lỗ).0,24 1.20 Thí nghiệm mẫu đất triệu đồng 84(mẫu).0,23 19.32 Lập PA và viết báo cáo triệu đồng K2=0,05L 0.16 Giá trị khảo sát sau thuế triệu đồng ((K1+0,06K1)+(K2+0.05K1)) 1168.56 Chi phí TKKT triệu đồng 1,35%.I.1,1.0,84 63.96 Chi phí thẩm định TKKT triệu đồng G.0,088%.1,05 5.16 Chi phí thẩm định dự toán triệu đồng G.0,07%.1,05 4.10 Lập hồ sơ mời thầu triệu đồng G.0,198%.1,05 11.61 Chi phí giám sát thi công triệu đồng G.0,943%.1,05 55.28 Chi phí TĐ hồ sơ mời thầu và kết quả ĐT triệu đồng G.0,02%.1,05 1.17 Lập hồ sơ hoàn công triệu đồng 10% chi phí TKKT 6.40 Giải phóng mặt bằng, chi phí đền bù, trợ cấp triệu đồng 0.0193/m.dt dền bù 2825.86 Cộng triệu đồng b 5278.54 c Giai đoạn kết thúc đầu tư Chi phí thẩm định quyết toán CT triệu đồng 0.3%G.1,05 18.06 Chi phí kiểm định chất lượng CT triệu đồng 1%G.1,05 60.21 Chi phí bảo hiểm CT triệu đồng 0.5%G.1,05 30.10 Cộng triệu đồng c 108.38 Tổng các chi phí khác triệu đồng L=a+b+c 5967.74 VIII Dự phòng phí triệu đồng M=0,1(G+L) 1155.06 Tổng mức đầu tư triệu đồng G+L+M 12705.71 Ấn định tổng mức đầu tư của PA là triệu đồng 12706 * Phương án I K0 = 12943(tr.đ/km) * Phương án II K0 = 12706 (tr.đ/km) 2) Xác định K0(h) : Tổng vốn lưu động do khối lượng hàng hoá thường xuyên nằm trong quá trình vận chuyển trên đường cho từng phương án (tương đương với giá trị của số hàng hoá lưu động trong quá trình vận chuyển trên đường. K0(h) = (đồng); Kt(h) = (đồng) - : “Giá trung bình 1 tấn hàng” chuyên chở trên đường đ/tấn = 1500000 đ/1tấn - Qt : Lượng hàng vận chuyển năm thứ t - Q0 : Lượng hàng vận chuyển ứng với năm đầu đưa công trình vào khai thác. Q0 = - Qtss : Lượng hàng vận chuyển trong năm thứ t = 20 (năm) P : mức tăng trưởng lượng hoá hàng năm (P = 0.08) Qtss = 365.Ntss . g.b.G Ntss : Lưu lượng xe ở năm tính toán. Ntss=700 xe (xe tải) Þ Qtss = 365x700x0.9x0.65x7.14 = 1067197.9 (T) Þ Q0 = = 228965.4 (T) - T : Tổng thời gian hàng hoá nằm trong quá trình vận chuyển (ngđ) trong năm. Trong đó: Ltuyến : Chiều dài phương án tuyến (km) Vlý thuyết : Tốc độ xe chạy lý thuyết (xác định theo biểu đồ vận tốc xe chạy lý thuyết ứng với mỗi phương án tuyến). Phương án 1: L = 3.227 km ; Vlt = 63.5 km/h Phương án 2: L = 3.183 km ; Vlt = 63.7km/h Vậy ta có : TPAI = = 1,104(ngày đêm) ; TPAII = = 1.086 (h); Thay vào công thức tính ta có : 1039 (tr.đ) ; 1022 (tr.đ) ; 3) Tính DKt(h) DKt(h) là lượng vốn lưu động tăng lên do sức sản xuất và tiêu thụ tăng được xác định theo công thức : DKt(h) = K0(h).; hay +) Tổng số chi phí qui đổi cho cả 20 năm của phương án I : DKt(h)qd = 1575.4(tr.đ) +) Tổng số chi phí qui đổi cho cả 20 năm của phương án II : DKt(h)qd = 1549.63(tr.đ) Kết quả tính chi tiết được lập thành bảng và thể hiện tại phụ lục I chương 9-5 4) Tính toán Ktrt, Kđt: Chi phí trung tu, đại tu Giai đoạn I : Với phương án đầu tư tập trung từ năm thứ nhất đến năm thứ 15 có hai lần trung tu tại năm thứ 5 và năm thứ 10 Giai đoạn II : giai đoạn tăng cường từ năm thứ 15 đến năm thứ 20 kết cấu áo đường được gia cường lớp mới. Với Ktrt=5,1%xKmặt0 ,Kdt=42%xKmặt0 +)Với phương án I :K5trt = K10trt = 219.4(tr.đ) , K15dt =1806.95 (tr.đ) +==820.57(tr.đ). +)Với phương án II : K5trt = K10trt = 216.43(tr.đ) , K15dt = 1782.34(tr.đ). +==809.42(tr.đ). 5)Tính Cdt :Chi phí duy tu bảo dưỡng và tiểu tu hàng năm Bao gồm các chi phí sửa chũa, bảo dưỡng áo đường, nền đường, cống và các công trình khác có thể lấy bằng 0,55%K +) Với phương án I : CtDT(I) = 71.16 (tr.đ/năm). S CtDT(I) = 698.66 (tr.đ). +) Với phương án II: CtDT(II) = 69.86(tr.đ/năm). S CtDT(II) = 685.9 (tr.đ). Kết quả tính toán chi tiết được thể hiện tại phụ lục I chương 9-6. Từ các kết quả trên ta có các kết quả K

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docgfhgjkuhiki.doc