Báo cáo Phân tích tình hình tài chính và lập dự toán tài chính của Công ty Unilever Việt Nam

Unilever có một tập hợp các đối thủ cạnh tranh rộng và đa dạng trong ngành hàng tiêu dùng. Một vài đối thủ cạnh tranh cũng hoạt động trên phạm vi quốc tế, nhưng một số đối thủ cạnh tranh khác thì tập trung vào phạm vi khu vực hoặc địa phương nhỏ hẹp hơn.

Các đối, Krarf food

+ Ngành thủ cạnh tranh chính của Unilever:

+ Trong ngành hàng thực phẩm là Nestle Chăm sóc cá nhân và gia đình là Procter & Gamble

+ Ngành mỹ phẩm là L’Oreal.

Sự cạnh tranh luôn diễn ra mạnh mẽ và đầy thử thách. Unilever hướng vào cạnh tranh và trao những giá trị cho khách hàng theo 3 cách:

- Tiếp tục phát triển các sản phẩm mới và cải thiện chất lượng sản phẩm

- Chia sẻ sự đổi mới và các khái niệm trên toàn thế giới

- Phấn đấu đạt được chi phí thấp hơn trong việc tìm nguồn cung ứng, sản xuất và quá trình phân phối trong khi tiếp tục duy trì và cải thiện chất lượng các sản phẩm của Unilever.

 

doc30 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 15575 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Phân tích tình hình tài chính và lập dự toán tài chính của Công ty Unilever Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phi Á chiếm khoảng 27% hoạt động kinh doanh bao gồm các hoạt động ở Trung Đông, Thổ Nhĩ Kỳ, châu Phi, châu Á và Úc. Hình 1: Cơ cấu doanh thu từ 3 vùng hoạt động Các ngành kinh doanh chủ yếu Unilever hoạt động ở hai lĩnh vực chính: Thực phẩm Chăm sóc cá nhân và gia đình. Hình 2: Cơ cấu hai khu vực hoạt động chính Một số kết quả: - Sự phát triển doanh số khoảng 5.5%. - Lợi nhuận hoạt động đạt 13.1%, cải thiện gần 0.2%. - Thu nhập trên cổ phiếu từ hoạt động lên tới 12% - Tổng giá trị cổ tức lên tới 7%. 1.2. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY: 1.2.1 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty: Unilever là một tập đoàn toàn cầu của Anh và Hà lan nổi tiếng thế giới trên lĩnh vực sản xuất và các sản phẩm tiêu dùng nhanh bao gồm các sản phẩm chăm sóc vệ sinh cá nhân và gia đình, thức ăn, trà và đồ uống từ trà. Các nhãn hiệu tiêu biểu của Unilever được tiêu dùng và chấp nhận rộng rãi trên toàn cầu như Lipton, Knorr, Cornetto, Omo, Lux, Vim, Lifebouy, Dove, Close-Up, Sunsilk, Clear, Pond’s, Hazeline, Vaseline, … với doanh thu trên hàng triệu đô cho mỗi nhãn hiệu đã và đang chứng tỏ Unilever là một trong những công ty thành công nhất thế giới trong lĩnh vực kinh doanh chăm sóc sức khỏe của người tiêu dùng( Personel Care). Unilever đã tạo được chỗ đứng khá vững trong tâm trí khách hàng, công ty luôn nổi tiếng trong việc thấu hiểu và phục vụ tốt nhu cầu khách hàng. Unilever sở hữu 1600 thương hiệu trong đó 400 nhãn hiệu toàn cầu luôn mang lại lợi nhuận và danh tiếng cho công ty, các sản phẩm của công ty luôn được biết đến như là biểu tượng của chất lượng và sự tiện dụng. 1.2.1.1.Thực phẩm : Unilever là một trong những công ty thục phẩm hàng đầu thế giới. Niềm đam mê của Unilever là tìm hiểu con người muốn gì và cần gì từ thực phẩm của họ - và những gì mà họ thích -làm cho những thương hiệu của Unilever trở thành một sự lựa chọn phỏ biến. Thực phẩm của Unilever gồm có hai nhóm chính: Thực phẩm mặn, gia vị và các chất phết lên bánh bao gòm súp, nước canh thịt,nước sốt, snack, mayonnais, gia vị salad, dầu oliu, bơ thực vật… và các sản phẩm nấu nướng như bơ lỏng và các công ty thực phẩm đông lạnh.Một Trong số những thương hiệu dẫn đầu là Becel, flora: các sản phẩm này chứa Omega 3 và 6 giúp cho tim khoẻ mạnh. Bertolli: Nếu bạn cẩn thận trong chế độ ăn kiên khoẻ mạnh, nước sốt Bertolli với dầu oliu sẽ giúp bạn một tay. Blue band, Country crock, Doriana:dòng sản phẩm về bơ thực vật Hellmann’s, Amora, Calvé, Wish-Bone… Kem và thức uống bao gồm việc bán kem duới những thươg hiệu Heart quốc tế, bao gồm Cornetto, magnum. Carte d’Or và Solero…Nó cũng bao gồm trà, Lipton và Brooke bond, các sản phẩm kiểm soát cân nặng, phần lớn là Slim-Fast, và các sản phẩm chủ lực nâng cao dinh duỡng đuợc bán ở các thị truờng phát triển, bao gồm các dòng Annapurna và Ades. Trong nhóm này, công ty giải pháp thực phẩm Unilever là một công ty cung cấp thực phẩm toàn cầu cung cấp những giải pháp cho các đầu bếp và các nhà cung cấp thực phẩm chuyên nghiệp. Những kết quả của nó được báo cáo trong số những nhóm trên. 1.2.1.2.Chăm sóc gia đình và cá nhân: Gồm có hai nhóm chính: Trong chăm sóc cá nhân, 6 thương hiệu toàn cầu là nòng cốt của của công ty về chất khử mùi, làm sạch da, chăm sóc tóc hàng ngày, các loại chăm sóc da matxa là: Axe, Dove, Lux, Pond’s, Rexona, Sunsilk. Một số thương hiệu nổi tiếng khác bao gồm Suave, Clear, Lifebuoy và Vaseline, cùng với Signal và close up trong chăm sóc răng miệng. Các dòng sản phẩm chăm sóc nhà cửa bao gồm một chuỗi các sản phẩm giạt tẩy, bao gồm rắn và lỏng cho giặt tay hoặc máy. Các sản phẩm tự làm bao gồm xà phòng thỏi dành cho những nguời tiêu dùng thu nhập thấp. Thương hiệu của Unilever bao gồm Comford, Omo, Radiant, Skip, Snuggle và Surf. Các sản phẩm chăm sớc gia đình đứng đầu là Cif và Domestos. Danh mục các thương hiệu mạnh về thực phẩm, chăm sóc gia đình và cá nhân được sự tin tưởng của khách hàng trên thế giới, trong số đó có 25 thương hiệu hàng đầu chiếm khoảng 70% tổng doanh thu của Unilever. Đvt: Triệu đồng Lĩnh vực Các sản phẩm chính Doanh số Thực phẩm. Knorr, Hellmann’s, calve, Bertolly, Ben & Jerry, Lipton, Slim Fast 21588 Chăm sóc cá nhân Axe, Dove, Lux, Pond’s, Rexona, Sunsilk, Clear, Lifebuoy. 11302 Chăm sóc gia đình Comfort, Omo, Radiant, Skip, Snuggle, Surf. 7292 Hình 1: Doanh thu từ 25 nhãn hiệu hàng đầu 1.2.2. Phân tích mô hình SWOT của công ty: Chiến lược Marketing của Unilever Vietnam Trong những năm gần đây, sức cạnh tranh giữa hàng hoá Việt Nam và hàng hoá nước ngoài diễn ra hết sức quyết liệt, đặc biệt là các sản phẩm có xuất xứ từ các công ty đa quốc gia hiện đang có mặt và thống lĩnh trên thị trường Việt Nam. Unilever - Việt Nam cũng là một trong số những đại gia lớn trên thị trường hàng tiêu dùng, hằng năm đã cung cấp một lượng lớn các mặt hàng thiết yếu cho sinh hoạt hằng ngày của người tiêu dùng Việt Nam như: kem đánh răng P/S, dầu gội đầu Sunsilk, bột giặt Omo, v.v… Đây không chỉ là mối đe dọa cho các nhà sản xuất trong nước mà còn là tấm gương để các doanh nghiệp học hỏi về kinh nghiệm marketing của một công ty đa quốc gia lớn có tầm cỡ thế giới. - Có thể nói, công ty Unilever đã có một chiến lược tiếp thị chu đáo và đầy tính sáng tạo nhằm đánh bóng tên tuổi và thu hút sức tiêu thụ của khách hàng đối với sản phẩm của công ty. Công ty đã tận dụng đối đa những điểm mạnh vốn có của mình cũng như phát huy được những cơ hội của thị trường để mang lại nguồn doanh thu khổng lồ hàng năm cho công ty. Sau đây là một vài phân tích cơ bản về chiến lược marketing của công ty. 1.2.2.1. Điểm mạnh của công ty (Strength) - Được sự hỗ trợ của tập đoàn Unilever toàn cầu nên có nền tài chính vững mạnh. - Chính sách thu hút tài năng hiệu quả: Quan điểm của công ty là “Phát triển thông qua con người, thông qua các ngày hội việc làm cho các sinh viên sắp tốt nghiệp của các trường đại học danh tiếng để từ đó đào tạo nên các quản trị viên tập sự sáng giá cho nguồn nhân lực của công ty. Ngoài ra, công ty cũng có chế độ lương bổng, phúc lợi thoả đáng và các khoá học tập trung trong và ngoài nước cho nhân viên nhằm nâng cao nghiệp vụ của họ… - Tình hình nghiên cứu và phát triển công nghệ của Unilever Việt Nam luôn được chú trọng và đầu tư thoả đáng. Đặc biệt, công tác R&D rất hiệu quả trong việc khai thác tính truyền thống trong sản phẩm như dầu gội đầu bồ kết, kem đánh răng muối. Công nghệ hiện đại kế thừa từ Unilever toàn cầu, được chuyển giao nhanh chóng và có hiệu quả rõ rệt. - Giá cá tương đối chấp nhận được, trong khi chất lượng rất cao, không thua hàng ngoại nhập. - Môi trường văn hoá doanh nghiệp mạnh, đội ngũ nhân viên trí thức và có tinh thần trách nhiệm vì mục tiêu chung của công ty, đặc biệt các quan hệ với công chúng rất được chú trọng tại công ty. 1.2.2.2. Điểm yếu của công ty:(Weakness) - Gần đây, Unilever đã phải cắt giảm ngân sách ít nhiều do những khó khăn mà sự kiện 11- 9 gây ra cho nền kinh tế thế giới. - Các vị trí chủ chốt trong công ty vẫn do người nước ngoài nắm giữ. - Vẫn còn những công nghệ không áp dụng được tại Việt Nam do chi phí cao, vì vậy phải nhập khẩu từ nước ngoài nên tốn kém chi phí và không tận dụng được hết nguồn lao động dồi dào và có năng lực ở Việt Nam. - Giá cả một số mặt hàng của Unilever còn khá cao so với thu nhập của người Việt Nam, nhất là ở những vùng nông thôn. - Là một công ty có nguồn gốc châu Âu, chiến lược quảng bá sản phẩm của Unilever còn chưa phù hợp với văn hoá Á Đông. 1.2.2.3. Cơ hội từ các yếu tố môi trường bên ngoài (opportunity) - Chủ trương của các bộ ngành Việt Nam là cùng thống nhất xây dựng nền kinh tế Việt Nam theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; trong đó ưu tiên thu hút đầu tư nước ngoài, đặc biệt từ các công ty xuyên quốc gia và đa quốc gia như Unilever để tăng ngân sách. - Thị trường trong nước (bán buôn, bán lẻ, lưu chuyển hàng hoá…) đã phát triển hơn nhiều. Và cơ sở hạ tầng ở các thành phố lớn, nhất là TPHCM đã và đang được đầu tư thích đáng, trước mắt là ngang bằng với các nước trong khu vực. - Trong bối cảnh khủng bố, chiến tranh, dịch bệnh , v.v.. thời gian qua, nền chính trị Việt Nam được đánh giá là ổn định và được bầu chọn là một trong những điểm đến an toàn nhất khu vực châu Á-Thái Bình Dương nói riêng, và mang lại sự an tâm cho các nhà đầu tư nước ngoài. - Trình độ dân trí Việt Nam tương đối cao, nhất là ở khu vực thành thị. Tỷ lệ người tốt nghiệp đại học, cao đẳng…khá cao so với các nước; hơn nữa lao động trí óc ở Việt Nam giỏi xuất sắc về công nghệ - nên đây cũng là một nguồn nhân lực khá dồi dào cho công ty. - Khách hàng mục tiêu của nhiều sản phẩm mà Unilever Việt Nam kinh doanh là giới trẻ thế hệ X (những bạn trẻ tuổi từ 18-29), hiện có phần tự lập và phóng khoáng, tự tin hơn thế hệ trước. Họ sẽ là người đưa ra quyết định cho phần lớn các vấn đề trong cuộc sống, bao gồm việc chọn mua những sản phẩm hàng tiêu dùng. - Việt Nam là một quốc gia tự do về tôn giáo nên việc phân phối, quảng cáo sản phẩm không phải chịu nhiều ràng buộc quá khắt khe như nhiều nước châu Á khác. - Việt Nam có cơ cấu dân số trẻ và phổ biến mô hình gia đình mở rộng (gồm cả ông bà, cô chú, v.v…), tạo nhiều cơ hội cho Unilever vì đây chính là khách hàng mục tiêu của công ty. - Việt Nam nằm ở vị trí tương đối thuận lợi trong khu vực, có đường bờ biển dài, nhiều cảng biển lớn thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng hoá khi công ty Unilever bắt đầu chú trọng đến xuất khẩu trong tương lai gần. - Unilever đến Việt Nam khi thị trường hàng tiêu dùng ở đây còn mới, có nhiều “đất” để kinh doanh 1.2.2.4. Thách thức từ các yếu tố môi trường bên ngoài :(Thread) - Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam còn thấp cho thấy khả năng tiêu thụ sản phẩm cao. - Tài chính, tín dụng Việt Nam không phát triển, thị trường chứng khoán còn manh mún. - Thêm vào đó, hệ thống viễn thông, thông tin liên lạc, cước điện thoại, bưu điện và Internet có mức giá thuộc hàng cao nhất thế giới. Do đó, việc đưa Internet vào kinh doanh là không thể thực hiện được đối với Unilever, mặc dù công ty đã nhiều lần đề cập đến mục tiêu này như một cách tiếp cận khách hàng và quảng bá sản phẩm thành công ở các nước công nghiệp phát triển. - Bộ luật thương mại còn nhiều bất lợi cho nhà đầu tư nước ngoài, nhất là chính sách thuế quan và thuế suất cao đánh vào các mặt hàng được xem là “xa xỉ phẩm” mà Unilever đang kinh doanh như kem dưỡng da, sữa tắm,… - Giới trẻ Việt Nam cũng bị nhiều chỉ trích từ phía xã hội do xu hướng ăn chơi, hưởng thụ của không ít thanh niên đã gây nhiều bất bình trong người lớn tuổi, nghiêm khắc… Một số ý kiến đã cho rằng chính các công ty đa quốc gia đã cổ động, mang lại lối sống hưởng thụ phương Tây, vốn xa lạ với người châu Á mà nhất là một nước còn ít nhiều tư tưởng phong kiến, lễ giáo như Việt Nam. - Chính sách dân số - kế hoạch hóa của chính phủ sẽ khiến trong vài thập niên nữa, lớp trẻ sẽ già đi và cơ cấu dân số già sẽ không còn là lợi thế cho Unilever. Ngoài ra, những gia đình mở rộng ở mức trung lưu (cơ cấu gia đình phổ biến nhất Việt Nam), việc chọn mua một sản phẩm, nhất là sản phẩm cao cẩp, thường được cân nhắc rất kỹ lưỡng. Vì vậy, nhóm này tiêu thụ những mặt hàng chăm sóc cá nhân (personal care) cao cấp không nhiều như nhóm SSWD (single - độc thân , separate - sống riêng , widowed - goá phụ, divorced - ly dị) ở các nước tư bản. - Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm không phù hợp với một số sản phẩm có xuất xứ từ công ty mẹ ở châu Âu. - Trong bối cảnh thị trường hàng tiêu dùng cung đang lớn hơn cầu, nhiều công ty mới “chen chân” vào và cạnh tranh sẽ rất gay gắt cho công ty Unilever. Trên cơ sở những điểm mạnh - điểm yếu, cơ hội - thách thức, công ty Unilever đã thực hiện chiến lược Marketing quốc tế vào thị trường Việt Nam theo Marketing Mix 4P 1.2.3 .Đối thủ cạnh tranh : Unilever có một tập hợp các đối thủ cạnh tranh rộng và đa dạng trong ngành hàng tiêu dùng. Một vài đối thủ cạnh tranh cũng hoạt động trên phạm vi quốc tế, nhưng một số đối thủ cạnh tranh khác thì tập trung vào phạm vi khu vực hoặc địa phương nhỏ hẹp hơn. Các đối, Krarf food + Ngành thủ cạnh tranh chính của Unilever: + Trong ngành hàng thực phẩm là Nestle Chăm sóc cá nhân và gia đình là Procter & Gamble + Ngành mỹ phẩm là L’Oreal. Sự cạnh tranh luôn diễn ra mạnh mẽ và đầy thử thách. Unilever hướng vào cạnh tranh và trao những giá trị cho khách hàng theo 3 cách: - Tiếp tục phát triển các sản phẩm mới và cải thiện chất lượng sản phẩm - Chia sẻ sự đổi mới và các khái niệm trên toàn thế giới - Phấn đấu đạt được chi phí thấp hơn trong việc tìm nguồn cung ứng, sản xuất và quá trình phân phối trong khi tiếp tục duy trì và cải thiện chất lượng các sản phẩm của Unilever. - Để vượt qua đối thủ cạnh tranh, Unilever phải đưa ra được điều gì đó làm người tiêu dùng thực sự quan tâm, thích thú. Unilever vẫn bước tiếp con đường này và yếu tố Vitality sẽ trở thành “con át chủ bài” trong toàn bộ 400 thương hiệu hiện nay của tập đoàn. CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI UNILEVER VIỆT NAM TRONG NĂM 2006-2007-2008-2009 2.1.Phân tích cấu trúc tài chính của công ty: 2.1.1.Phân tích cấu trúc tài sản: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN ( phần tài sản)                     Đơn vị tính: Đồng STT Nội dung 2009 2008 I Tài sản ngắn hạn 386.889.577.093 294.529.749.500 1 Tiền mặt 13.210.746.390 17.675.493.498 2 Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 21.700.000.000 14.000.000.000 3 Các khoản phải thu 315.512.210.024 226.887.051.103 4 Hàng tồn kho 33.571.676.282 34.983.097.252 5 Tài sản ngắn hạn khác 2.894.944.397 984.107.647 II Tài sản dài hạn 100.226.250.735 110.651.100.525 1 Tài sản cố định 20.801.661.059 33.117.671.768 Tài sản cố định hữu hình 20.301.611.059 28.681.890.006 Tài sản cố định vô hình 300.000.000 350.000.000 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 200.050.000 4.085.781.762 2 Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 75.923.251.911 74.660.535.815 2 Tài sản dài hạn khác 3.501.337.765 2.872.892.942 III TỔNG CỘNG TÀI SẢN 487.115.827.828 405.180.850.025 ( Nguồn: bảng cân đối kế toán) Tình hình tài sản qua hai năm có nhiều biến động. Tổng tài sản năm 2009 tăng nhẹ so với năm 2008. Trong đó tài sản ngắn hạn tăng nhẹ, tài sản dài hạn giảm nhẹ. Sở dĩ có sự thay đổi như vậy là do trong năm 2009 công ty tăng đầu tư tài chính ngắn hạn và đẩy mạnh phải thu khách hàng và tăng nhẹ một phần tài sản ngắn hạn khác. Bên cạnh đó công ty giảm nhẹ tiền và các khoản tương đương tiền và hàng tồn kho. Vì vậy làm cho tài sản ngắn hạn tăng lên. Đồng thời công ty giảm mạnh tài sản cố định, tăng nhẹ đầu tư tài chính dài hạn và tài sản dài han khác làm cho tài sản dài hạn giảm đi. Qua bảng cân đối kế toán về tài sản ta thấy trong năm 2008 công ty sử dụng tài sản ngắn hạn đầu tư cho dài hạn. Trong năm 2009 công ty có sự điều chỉnh tăng tài sản ngắn hạn và giảm tài sản dài hạn, sử dụng dài hạn đầu tư cho ngắn hạn. STT Nội dung Chênh lệch Tỷ trọng (%) 2009 2008 I Tài sản ngắn hạn 92.359.827.593 79.42 72.69 1 Tiền mặt -4.464.747.108 2.72 4.36 2 Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 7.700.000.000 4.45 3.46 3 Các khoản phải thu 88.625.158.921 64.77 55.99 4 Hàng tồn kho -1.411.420.970 6.89 8.64 5 Tài sản ngắn hạn khác 1.910.836.750 0.59 0.24 II Tài sản dài hạn -10.424.849.790 20.58 27.31 1 Tài sản cố định -12.316.010.709 4.27 8.17 Tài sản cố định hữu hình -8.380.278.947 4.17 7.08 Tài sản cố định vô hình -50.000.000 0.06 0.09 Tài sản cố định thuê Tài chính Chi phí xây dựng cơ bản dở dang -3.885.731.762 0.04 1.01 2 Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 1.262.716.096 15.59 18.42 3 Tài sản dài hạn khác 628.444.823 0.72 0.71 III TỔNG CỘNG TÀI SẢN 81.934.977.803 100 100 2.1.2.Phân tích cấu trúc ngồn vốn: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN ( phần nguồn vốn) )                  Đơn vị tính: Đồng STT Nội dung 2009 2008 IV Nợ phải trả 407.652.747.720 332.753.693.336 1 Nợ ngắn hạn 377.529.416.834 281.409.976.624 Nợ vay ngắn hạn ngân hàng 14.698.712.220 12.341.209.718 Lương và các khoản phải trả khác 248.259.405.749 128.945.322.302 Các khoản phải trả 114.571.298.865 140.123.444.604 2 Nợ dài hạn 30.123.330.886 51.343.716.712 V Nguồn vốn chủ sở hữu 79.463.080.108 72.427.156.689 1 Vốn chủ sở hữu 76.962.526.913 70.510.230.614 Vốn đầu tư chủ sở hữu 35.000.000.000 35.000.000.000 Thặng dư Vốn cổ phần 16.400.000.000 16.400.000.000 Chênh lệch tỷ giá hối đoái 2.328.605 Các quỹ 12.566.829.050 8.628.377.356 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 12.993.369.258 10.481.853.258 2 Nguồn kinh phí và quỹ khác 2.500.553.195 1.916.926.075 Quỹ khen thưởng, phúc Lợi 2.500.553.195 1.916.926.075 VI TỔNG CỘNG NGUỒNVỐN 487.115.827.828 405.180.850.025 ( Nguồn: bảng cân đối kế toán) Chỉ tiêu năm 2009 năm 2008 chênh lệch giá trị (%) giá trị (%) giá trị (%) A. Nợ phải trả 407.652.747.720 84 332.753.693.336 82 74.899.054.384 18 Nợ ngắn hạn 377.529.416.834 78 281.409.976.624 69 96.119.440.210 24 Nợ dài hạn 30.123.330.886 6 51.343.716.712 13 (21.220.385.826) -5 B.Vốn chủ sở hữu 79.463.080.108 16 72.427.156.689 18 7.035.923.419 2 Vốn chủ sở hữu 76.962.526.913 16 70.510.230.614 17 6.452.296.299 2 Nguồn kinh phí và quỹkhác 2.500.553,. 1 1.916.926.075 0 583.627.120 0 TỔNG NGUỒN VỐN 487.115.827.828 100 405.180.850.025 100 81.934.977.803 20 Cấu trúc nguồn vốn thể hiện chính sách tài trợ của doanh nghiệp, liên quan đến nhiều khía cạnh khác nhau trong công tác quản trị tài chính. Việc huy động vốn vửa đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, đảm bảo sự an toàn trong trong tài chính nhưng mặc khác liên quan đến hiệu quả và rộng hơn là rủi ro trong doanh nghiệp. Dựa vào bản phân tích cấu trúc nguồn vốn qua 2 năm 2009, 2008 thì tổng nguồn vốn tăng lên, nhưng bên cạnh đó vốn chủ sở hữu giảm 2%, nợ phải trả tăng lên 2% so với năm 2008. 2.3.Phân tích các thông số tài chính của công ty và so sánh với công ty tham chiếu 2.3.1 Thông số khả năng thanh toán Bảng thông số khả năng thanh toán ĐVT : lần Chỉ tiêu 2009 2008 Khả năng thanh toán hiện thời 1.025 1.047 Khả năng thanh toán nhanh 0.94 0.92 Biểu đồ thông số khả năng thanh toán Thông số khả năng thanh toán hiện thời của năm 2009 thấp hơn so với năm 2008 từ đó cho thấy rằng mức độ an toàn của công ty trong việc đáp ứng nhu cầu thanh toán của các khoản nợ ngắn hạn của năm 2008 là tốt hơn so với năm 2009. Nhưng tính linh hoạt của công ty khi thanh toán các khoản nợ thì năm 2009 lại cao hơn năm 2008 điều đó được thể hiện ở thông số thanh toán nhanh của năm 2009 cao hơn năm 2008. Vì lượng hàng tồn kho của năm 2009 ít hơn so với năm 2008. 2.3.2 Thông số hoạt động Bảng thông số hoạt động Chỉ tiêu 2009 2008 ĐVT Kỳ thu tiền bình quân 238 228 Ngày Vòng quay khoản phải thu 1.51 1.58 Vòng Thời gian giải tỏa tồn kho 26.47 38.41 Ngày Vòng quay tồn kho 13.60 9.37 Vòng Vòng quay tài sản 0.98 0.89 Vòng Biểu đồ thông số hoạt động Kỳ thu tiền bình quân của năm 2009 cao hơn so với năm 2008, lý do là vì các khoản phải thu khách hàng của năm 2009 lớn hơn nhiều so với năm 2008. Chính vì thế mà vòng quay khoản phải thu của năm 2009 ngắn hơn so với năm 2009 điều đó cho thấy rằng tốc độ thu tiền nợ của năm 2009 chậm hơn so với năm 2008. Thời gian lưu kho của năm 2009 ngắn hơn so với năm 2008 là vì giá vốn hàng bán của năm 2009 cao hơn nhiều so với năm 2008 nên công ty đẩy mạnh công tác bán hàng dẫn đến số lượng tồn kho của năm 2009 ít hơn so với năm 2008. vì thời gian lưu kho của năm 2009 là ít ngày nên mức độ luân chuyển tồn kho của năm 2009 hiệu quả hơn so với năm 2009 ở chổ vòng quay tồn kho của năm 2009 cao hơn so vói năm 2008. 2.3.3.Thông số nợ Bảng thông số nợ ĐVT:% Chỉ tiêu 2009 2008 Thông số nợ 83.687 82.125 Thông số nợ dài hạn 28.130 42.135 Biểu đồ thông số nợ Thông số nợ năm 2009 cao hơn năm 2008 cho thấy mức độ tự chủ tài chính của công ty năm 2009 giảm so với năm 2008. Bên cạnh đó nợ dài hạn của công ty có xu hướng giảm xuống so với năm 2008 cho thấy công ty đang hướng đến việc giảm việc sử dụng vốn vay để tài trợ cho các hoạt động của công ty, điều nay đã làm giảm khả năng rủi ro tài chính của công ty. 2.3.4.Thông số về khả năng sinh lợi Bảng thông số về khả năng sinh lợi ĐVT: % Chỉ tiêu 2009 2008 Lợi nhuận gộp biên 4.321 8.668 Lợi nhuận ròng biên 2.852 2.966 ROA 2.793 2.628 ROE 17.680 15.101 Biểu đồ thông số về khả năng sinh lợi Qua biểu đồ cho ta thấy khả năng sinh lợi ròng của năm 2009 thấp hơn năm 2008, điều này được giải thích là vì năm 2008, công ty đạt được một khoản lợi nhuận ròng từ các hoạt động khác không nhỏ và khá vượt bật ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh hay nói cách khác, công ty đã giảm sút về điều này ở năm 2009. Thu nhập trên tổng tài sản và thu nhập trên vốn chủ của công ty tăng so với năm . Điều đó cho thấy mức độ sinh lợi của công ty cũng như khả năng sinh lợi trên vốn chủ có xu hướng tăng. ROE của năm 2009 cho thấy hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của năm 2009 hiệu quả cao hơn năm 2008. CHƯƠNG 3: LẬP DỰ TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY UNILEVER VIỆT NAM TRONG NĂM 2010 3.1.Dự báo về tình hình kinh tế Việt Nam trong năm 2010: Bộ Tài chính vừa có bản báo cáo phân tích, đánh giá và dự báo tình hình kinh tế - tài chính thế giới, các tác động đối với kinh tế - tài chính Việt Nam, trong đó đưa ra những dự báo đáng chú ý cho năm 2010. Giá cả tăng, lãi suất tăng Theo nhận định của bản báo cáo trên, năm 2010, kinh tế thế giới đang trên đà phục hồi với nhiều tín hiệu khả quan. Theo dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thì kinh tế thế giới 2010 tăng trưởng 3,1%, cao hơn so với mức giảm 1,1% của năm 2009, song vẫn thấp hơn nhiều so với mức trên 5% của 2 năm 2006, 2007 và các mức 4,9 và 4,5% của các năm 2004, 2005. Với sự phục hồi của tăng trưởng kinh tế, thương mại thế giới cũng sẽ sôi động hơn hơn. IMF dự báo thương mại thế giới sẽ tăng 2,5% (năm 2009 giảm 11,9%). Tuy nhiên, cầu tiêu dùng vẫn còn yếu do thu nhập tăng chậm và thất nghiệp vẫn còn cao. Những sản phẩm tiêu dùng phổ thông và cần thiết hàng ngày sẽ tăng nhanh hơn những sản phẩm cao cấp. Về giá cả thị trường, Bộ Tài chính dự báo giá dầu thô sẽ tăng cao hơn năm 2009 và sẽ giao động trong khoảng 70 – 90 USD/thùng; nguyên do là nhu cầu cho sản xuất và tiêu dùng tăng, cộng với việc đồng Đô la Mỹ mất giá, các nước sản xuất dầu mỏ hạn chế khai thác. Một dự báo khác đáng chú ý được đưa ra là nếu như các nước vẫn tiếp tục thực hiện các gói kích thích kinh tế lớn, nhất là Mỹ, thì khả năng vàng thế giới sẽ tiếp tục tăng. Ngoài ra, do nguồn cung hạn chế, trong khi đó nhiều nước không muốn nắm giữ đồng Đô la Mỹ, do lo ngại đồng tiền này mất giá và chuyển sang dự trữ vàng, là những nguyên nhân làm cho giá vàng tăng. Giá các loại nguyên liệu, vật tư khác cũng được dự báo sẽ có xu hướng tăng so với năm 2009 do nhu cầu tăng từ sự phục hồi của kinh tế thế giới và mất giá của tiền tệ. Về thị trường chứng khoán, bản báo cáo trên cho rằng việc nền kinh tế đầu tàu của thế giới (Mỹ) công bố những tin tức triển vọng về khả năng phục hồi kinh tế, còn Trung Quốc cũng đã công bố mức tăng trưởng kinh tế khá cao là những thông tin rất quan trọng đối với thị trường chứng khoán thế giới. Và việc thị trường này phản ứng tích cực với những thông tin đó đã thể hiện rõ nét trong diễn biến giao dịch và chỉ số giá chứng khoán trong 10 tháng qua. Do vậy dự báo, năm 2010, thị trường chứng khoán sẽ có xu hướng ổn định hơn do những thông tin khả quan từ phục hồi kinh tế thế giới. Đối với thị trường tiền tệ thế giới, bản báo cáo của Bộ Tài chính dẫn lại dự báo của các chuyên gia kinh tế của Goldman Sachs, trong đó nhấn mạnh việc đồng USD chắc chắn sẽ mở rộng biên độ giảm so với đồng Euro và hầu hết các đồng tiền chính trong 6 tháng tới. Một dự báo khác được đưa ra là trong thời gian tới lãi suất cơ bản của các ngân hàng trung ương sẽ có xu hướng tăng lên. Trên thực tế, Ngân hàng Dự trữ Australia đã tiến hành tăng lãi suất mục tiêu 25 điểm cơ bản đưa mức lãi suất lên 3,25% vào tháng 6/10/2009 vừa qua. ECB có thể sẽ là ngân hàng tiếp theo tiến hành điều chỉnh lãi suất dựa trên mức tăng trưởng tiền tệ của khu vực này. Ở Mỹ, Nhật Bản, Anh và Canada, các mức lãi suất công bố có thể cũng sẽ có những điều chỉnh. 4 khó khăn dự báo cho Việt Nam Trên cơ sở phân tích và dự tính những dòng vận động trên, bản báo cáo của Bộ Tài chính cũng đưa ra 4 khó khăn dự báo nền kinh tế Việt Nam sẽ gặp phải trong năm tới, từ tác động của thế giới. Thứ nhất, mặc dù chưa hội nhập nhiều với kinh tế thế giới, song với đặc thù phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu và vốn đầu tư nước ngoài, nên việc kinh tế thế giới có dấu hiệu phục hồi là điều kiện thuận lợi cho kinh tế Việt Nam. Bộ Tài chính dự báo kim ngạch xuất khẩu năm 2010 sẽ cao hơn năm 2009, song do sự phục hồi của kinh tế thế giới vẫn còn chậm và tiềm ẩn nhiều rủi ro nên xuất khẩu khó có mức tăng cao. Hơn nữa, những khó khăn trong xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là các sản phẩm nông nghiệp, gia công, sản phảm thô, giá trị chế biến thấp nên khó tăng mạnh về kim ngạch; lạm phát ở các nước có khả năng cao c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích tình hình tài chính và lập dự toán báo cáo tài chính của Công ty Unilever Việt Nam.doc
Tài liệu liên quan