Báo cáo thực tập tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi Nhánh Hùng Vương

Về hình thức huy động vốn: Đối với các TCKT Ngân hàng áp dụng các hình thức thanh toán nhanh gọn, đảm bảo an toàn cho khách hàng nhằm thu hút lượng khách hàng gửi tiền tại ngân hàng thực hiện thanh toán. Trong thanh toán đã áp dụng công nghệ hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng với thái độ phục vụ lịch sự, nhẹ nhàng, với khẩu hiệu “Vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi”. Chi nhánh đã tổ chức tốt công tác thông tin tuyên truyền, tiếp thị khách hàng, coi trọng việc triển khai các sẩn phẩm mới, hiện đại trên cơ sở khai thác tốt nền tảng công nghệ thông tin, cung cấp tối đa tiện ích cho khách hàng, đáp ứng yêu cầu cạnh tranh trong xu thế hội nhập. Ngoài ra ngân hàng có định hướng đúng đăn về việc phát triển mở rộng mạng lưới. Chi nhánh mới mở thêm 1 phòng giao dịch năm 2009 và đã đi vào họat động ổn định có hiệu quả.

doc24 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2235 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi Nhánh Hùng Vương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chính văn thư, in ấn tài liệu phục vụ hoạt động cho chi nhánh. + Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, sửa chữa tài sản cố định, mua sắm công cụ lao động. + Thực hiện công tác thông tin tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị theo chỉ đạo của ban giám đốc. + Đầu mối trong việc chăm lo đời sống vật chất, văn hóa tinh thần và thăm hỏi ốm đau, hiếu hỷ đối với cán bộ công nhân viên. + Đề xuất bổ trợ nguồn nhân lực của chi nhánh vào các phòng hợp lý, có hiệu quả. + Trực tiếp quản lý hồ sơ cán bộ thuộc chi nhánh, hoàn chỉnh hồ sơ cán bộ nghỉ chế độ theo quy định chung của nhà nước và của ngành ngân hàng. + Thực hiện công tác thi đua khen thưởng của chi nhánh. + Thực hiên công tác quy hoạch cán bộ, đề xuất cử cán bộ, nhân viên đi công tác học tập trong và ngoài nước, tổng hợp theo dõi thường xuyên cán bộ nhân viên được quy hoạch đào tạo. Phòng Kế hoạch- Kinh doanh - Chức năng: + Tham mưu cho ban giám đốc về: chiến lược, kế hoạch phát triển kinh doanh, nghiên cứu theo dõi, quản lý và tổ chức thực hiện các sản phẩm, dịch vụ: Kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế, cho vay tài trợ xuất nhập khẩu áp dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tại chi nhánh + Trực tiếp quản lý và tổ chức thực hiện các nghiệp vụ về kế hoạch huy động vốn, cấp tín dụng đối với khách hàng. - Nhiệm vụ + Xây dựng kế hoạch và tổ chức quyết toán kế hoạch quý,6 tháng, năm của chi nhánh. Tổng hợp xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch quý, năm trình ban giám đốc giao cho các đơn vị trực thuộc. + Xây dựng chiến lược khách hang, phân loại khách hang, đề xuất các chính sách thu hút khách hang nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của chi nhánh. + Nghiên cứu, đề xuất các hình thức huy động vốn, cấp tín dụng, mức lãi suất huy động và cho vay, phí dịch vụ cho từng thời kỳ phù hợp. + Tiếp nhận và thực hiện các chương trình dự án thuộc nguồn vốn trong nước. Trực tiếp làm dịch vụ ủy thác nguồn vốn thuộc chính phủ, bộ. ngành khác và các tổ chức kinh tế cá nhân trong nước. + Hướng dẫn, kiểm tra theo chuyên dề kế hoạch, huy động vốn, cấp tín dụng, thông tin phòng ngừa rủi ro với các đơn vị trực thuộc chi nhánh. + Thống kê tổng hợp, báo cáo chuyên đề theo quy định hiện hành của NHNo & PTNT Việt Nam. + Tổ chức kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế theo đúng quy định của NHNN Việt Nam, NHNo&PTNT Việt Nam. Đầu mối đề xuất triển khai các sản phẩm dịch vụ như: thanh toán thẻ, thanh toán séc du lịch, chuyển tiền nhanh,.. + Đầu mối tổ chức thực hiện các dự án ủy thác của các tổ chức cá nhân nước ngoài. + Thực hiện thẩm địn, thiết lập hồ sơ đối với khách hang mở LC bằng vốn tự có, ký quỹ 100%. + Thực hiện nhiệm vụ tiếp thi khách hang( kể cả khách hang về nguồn vốn) để không ngừng mở rộng kinh doanh. Tổng hợp báo cáo thống kê định kỳ đột xuất, báo cáo chuyên đề hang quý, hàng năm theo quy định. 3- Phòng Kế toán- Ngân quỹ - Chức năng: + Tham mưu cho ban giám đốc về: quản lý, tài chính, kế toán, ngân quỹ trong chi nhánh. + Trực tiếp triển khai thực hiện các nghiệp vụ về tài chính, kế toán, ngân quỹ để quản lý và kiểm soát nguồn vốn và sử dụng vốn, quản lý tài sản, vật tư, thu nhập, chi phí xác định kế quả hoạt động của chi nhánh NHN0&PTNT Hùng Vương. Trực tiếp quản lý và triển khai công tác tin học trong toàn chi nhánh. - Nhiệm vụ: + Thực hiện chế độ hạch toán kế toán, hạch toán thống kê theo Pháp lệnh kế toán thống kê và quy định về hạch toán kế toán của NHNo&PTNT Việt Nam. + Xây dựng, quyết toán kế hoạch tài chính, kế hoạch tiền lương của hci nhánh trình NHNo&PTNT Việt Nam phê duyệt. + Quản lý giám sát và thực hiện tốt chế độ chi tiêu tại chi nhánh. + Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong nước. + Tổ chức công tác thu chi tiền mặt trực tiếp tại địa chỉ theo yêu cầu của khách hàng. + Nghiên cứu, tổ chức, triển khai việc ứng dụng công nghệ tin học, công tác điện toán phục vụ kinh doanh trong chi nhánh. + Thực hiện chế độ thông tin báo cáo theo quy định. Phòng Kiểm tra kiểm toán nội bộ - Chức năng: Phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ là bộ phận chuyên trách, hoạt động độc lập với các phòng nghiệp vụ khác, giúp giám đốc điều hành đúng pháp luật mọi nghiệp vụ ngân hang, hạn chế rủi ro trong kinh doanh, đảm bảo an toán tài sản, đảm bảo tính chuẩn xác của số liệu hạch toán, trực tiếp triển khai tác nghiệp các nghiệp vụ về kiểm tra kiểm toán. - Nhiệm vụ: + Giám sát chấp hành pháp luật, chấp hành các quy định của NHNo&PTNT Việt Nam, Trực tiếp kiểm tra các hoạt động nghiệp vụ trên tất cả các lĩnh vực của chi nhánh NHNo&PTNT Hùng Vương + Kiểm toán toàn bộ hoạt động kinh doanh nhằm đánh giá chính xác kết quả hoạt động kinh doanh và thực trạng tài chính của NHNo&PTNT Hùng Vương. + Báo cáo kịp thời với ban giám đốc, ban kiểm tra kiểm toán nội bộ kết quả kiểm tra kiểm toán nội bộ và nêu những kiến nghị khắc phục khuyết điểm, tồn tại, hạn chế. + Làm đầu mối tiếp nhận các cuộc thanh tra kiểm tra kiểm toán của các ngành, các cấp và của thanh tra NHNN đối với NHNo&PTNT Hùng Vương. + Xem xét trình giám đốc giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo có liên quan đến NHNo&PTNT Hùng Vương trong phạm vi và quyền hạn và chức năng quy định. 1.2.3 Mối quan hệ giữa các phòng ban trong đơn vị thực tập Xét về mặt tổng quan, hoạt động của các phòng ban trong ngân hàng đều phục vụ cho mục đích chung của ngân hàng là kiếm lợi nhuận từ đồng vốn huy động được. Về mặt nghiệp vụ cụ thể, phòng Kế toán Ngân quỹ và Phòng Nghiệp vụ Kinh doanh có mối quan hệ tương hỗ, hợp tác, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nghiệp vụ hàng ngày. Phòng Nghiệp vụ Kinh doanh theo dõi giao dịch của khách hàng vay vốn qua phòng Kế toán Ngân quỹ. Ngược lại, phòng Kế toán cũng dựa vào tình hình dư nợ của khách hàng tại chi nhánh Hùng Vương do phòng Kinh doanh cung cấp và ý kiến của cán bộ phòng Kinh doanh để thực hiện các nghiệp vụ do khách hàng yêu cầu như gửi, rút tiền mặt, chuyển tiền trong nước. Với những khách hàng đã có những món nợ quá hạn tại chi nhánh Hùng Vương, phòng Kinh doanh và phòng Kế toán kết hợp với nhau trong việc theo dõi tài khoản của khách hàng và thu nợ khi tài khoản khách hàng có tiền. Việc kết hợp giữa hai phòng ban này có thể giúp cho chi nhánh quản lý được khách hàng có quan hệ tín dụng và thu hồi được các khoản nợ khi đến hạn một cách nhanh chóng. Ngoài ra, phòng Nghiệp vụ Kinh doanh khi thực hiện các giao dịch liên quan đến tiền mặt thì cũng phải thông qua bộ phận ngân quỹ của phòng Kế toán. Vì phòng Nghiệp vụ Kinh doanh thực hiện cả nghiệp vụ thanh toán quốc tế, thu và chi ngoại tệ. Phòng Kiểm tra - Kiểm toán nội bộ chịu trách nhiệm kiểm tra toàn bộ hoạt động của các phòng ban khác trong Ngân hàng. Do vậy, phòng Kiểm tra phải nắm được các hoạt động nghiệp vụ của các phòng ban khác, thường xuyên kiểm tra các chứng từ giao dịch để phát hiện ra các sai sót, kịp thời sửa chữa. Tuy nhiên, các phòng ban khác cũng cần phải thường xuyên hợp tác với phòng Kiểm tra thì hoạt động kiểm tra mới thực sự có hiệu quả. Phòng Hành chính – Nhân sự có nhiệm vụ thực hiện các công tác hành chính, công tác tuyển dụng để bổ sung cán bộ cho chi nhánh. Vì vậy, phòng Hành chính – Nhân sự phải thường xuyên liên hệ với các phòng ban khác để nắm được nhu cầu về nhân sự của các phòng ban, qua đó có kế hoạch tuyển dụng hợp lý, tránh trường hợp nơi cần người thì không có người làm nhưng lại có phòng có quá nhiều người dẫn đến hiệu quả công việc không cao. Các phòng ban trong Ngân hàng có mối quan hệ mật thiết, hợp tác với nhau trong hoạt động, tạo thành một chuỗi liên kết, một vòng tròn khép kín chặt chẽ. Qua đó, hoạt động của Ngân hàng mới được liên tục và bền vững. PHẦN 2: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HÙNG VƯƠNG TỪ NĂM 2007 ĐẾN NĂM 2009 2.1 Các hoạt động kinh doanh của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Hùng Vương * Hoạt động huy động vốn: - Nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ của mọi cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước với lãi suất linh hoạt, hình thức đa dạng, phong phú, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. - Phát hành các loại giấy tờ có giá: chứng chỉ, trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu,… * Hoạt động cho vay: - Đối với khách hàng cá nhân: Cho vay tín chấp Cho vay có tài sản đảm bảo Cho vay trả góp Người lao động đi làm việc tại nước ngoài - Đối với khách hàng doanh nghiệp: Cho vay từng lần Cho vay theo hạn mức tín dụng Cho vay dự án đầu tư Cho vay trả góp Cho vay khác * Hoạt động dịch vụ của ngân hàng: - Các dịch vụ thanh toán: thanh toán xuất nhập khẩu qua SWIFT, chuyển tiền điện tử trong nước, thanh toán biên giới. - Chiết khấu và tái chiết khấu - Dịch vụ thu hộ - chi hộ - Dịch vụ thu, chi tiền mặt tại chỗ - Đại lý chi trả kiều hối - Kinh doanh ngoại tệ - Các dịch vụ bảo lãnh * Dịch vụ ATM: - Phát hành thẻ ATM và nhận tiền nộp vào tài khoản thẻ ATM tại tất cả các điểm giao dịch - Đại lý chấp nhận thanh toán các loại thẻ ngân hang 2.2 Đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của đơn vị thực tập 2.2.1 Các kết quả đạt được a. Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT chi nhánh Hùng Vương NHNo&PTNT Chi Nhánh Hùng Vương là một NHTM đóng trên địa bàn thành phố, nền kinh tế phát triển rất phong phú đa dạng, đồng thời có sự cạnh tranh rất lớn từ một số ngân hàng khác như Ngân hàng công thương, Ngân hàng Đầu tư và phát triển, ngân hàng ngoại thương và một số NHTM Cổ phần khác hoạt động trên địa bàn. Họ có thể mạnh hơn NHNo&PTNT Chi nhánh Hùng Vương về nhiều mặt như nguồn vốn lớn hơn, công nghệ hiện đại hơn, kinh nghiệm kinh doanh….Do đó, để tồn tại và phát triển đòi hỏi NHNo&PTNT Chi Nhánh Hùng Vương cần phải có chiến lược đúng đắn, hợp lý. Để đạt được mục tiêu đó, trong những năm gần đây NHNo&PTNT Chi Nhánh Hùng Vương đã đa dạng hóa nghiệp vụ kinh doanh, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng … nên hoạt động của chi nhánh đã thu hút được đông đảo lượng khách hàng, huy động được nguồn vốn, chủ động đầu tư góp phần thúc đẩy sự phát triển chung nền kinh tế của cả quận. Trong những năm gần đây, uy tín và hiệu quả hoạt động của ngân hàng ngày càng được nâng cao và khẳng định trên thị trường tài chính cuả quận và thành phố. Ngay từ đầu chi nhánh xác định nguồn vốn có ý nghĩa quyết định đến việc kinh doanh, do vậy đã quán triệt tới từng cán bộ, từng phòng giao dịch trực thuộc chủ động tiếp cận khách hang là dân cư, các TCKT. Kết hợp mở rộng mạng lưới tại những khu đô thị mới có dân cư đông đúc…Mở rộng các hình thức thanh toán như chuyển tiền điện tử, kết nối với khách hang, chất lượng dịch vụ thẻ đáp ứng kịp thời các nhu cầu đa dạng của khách hàng,… Tính đến 31/12/2009, số dư nguồn vốn đạt 1 218 102 triệu đồng tăng so với năm 2008 là 283 608 triệu đồng, tỷ lệ tăng 20,9%. Năm 2008 tổng nguồn vốn đạt 803 629 triệu đồng tăng so với 2007 là 490 624 triệu đồng tỷ lệ tăng 145%. Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT Chi Nhánh Hùng Vương (Đơn vị:Triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số tiền So với 2007 Số tiền So với 2008 Số tiền % Số tiền % 1. Theo kỳ hạn - TG không KH - TG KH < 12T -TG KH >12T, = 24 T 337 765 24 737 133 195 49 639 130 194 828389 43 654 246825 100217 437693 490 624 18 917 113629 50 579 307499 145 76 85 102 236 1 081 997 105 831 270 191 39 285 666 688 253 608 62 177 23 367 -60 931 228 996 31 142 9 -61 52 2.Theo loại NV -TG của dân cư -TG TCKT,KB -TG tiền vay các TCTD 337 765 290 237 47 527 0 828 389 464 117 320 833 43 438 490 624 173 880 273 306 43 438 145 60 575 1 081 997 776 411 286 851 18 735 253 608 312 294 -33 982 -24 703 31 67 -11 -57 3.Theo loại tiền - Nội tệ - Ngoại tệ 337 765 253 340 84 425 828 389 725 601 102 788 490 624 472 261 18 363 145 186 22 1 081 997 934 632 147 365 283 608 209 031 44 577 31 29 43 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2007, 2008, 2009) Từ bảng trên ta có thể nhận thấy nguồn vốn huy động năm 2008 tăng 490,624 triệu đồng so với năm 2007 ( tăng 145%), năm 2009 tăng 283,608 triệu với năm 2008 đồng( tăng 31%) . Trong đó vốn huy động bằng nội tệ cũng có xu hướng tăng( năm 2008 tăng 472 261 triệu, năm 2009 tăng 209 031 triệu), nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ quy đổi ra VND cũng tăng ổn định( năm 2008 tăng 22%, năm 2009 tăng 43%).Như vậy là tốc độ tăng năm sau cao hơn năm trước. Về cơ cấu nguồn vốn huy động thì Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Hùng Vương huy động vốn chủ yếu là từ nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư (năm 2007,2008,2009 lần lượt chiếm tỷ trọng 85%,56%,71% tổng nguồn vốn huy động . Có được sự tăng lên là do ngân hàng đặc biệt quan tâm và tìm nhiều biện pháp huy động tiền gửi nhàn rỗi trong dân cư thông qua các hình thức huy động như: tiết kiệm trả góp, tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm trả lãi trước…kết hợp với uy tín của mình qua nhiều năm hoạt động, ngân hàng đã huy động được lượng vốn tương đối lớn. Hơn nữa trong năm 2009 Chi nhánh đã thực hiện tốt các đợt chỉ đạo huy động vốn của TW như: Tiết kiệm dự thưởng chào mừng ngày quốc tế lao động, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn dự thưởng, chứng chỉ tiền gửi mừng xuân, gửi tiết kiệm quay thưởng trúng vàng trúng đôla ..Từ đó giúp ngân hàng chủ động về vốn để đầu tư cho vay, một phần đảm bảo khả năng thanh toán và hoàn thành tốt kế hoạch được giao. Về nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế có nhiều biến động tăng giảm khác nhau trong 3 năm.. Cụ thể năm 2008 tăng 273 306 triệu so với 2007 nhưng sang đến năm 2009 lại giảm 33 982 triệu so với năm 2008. Nguồn vốn này không ổn định tăng giảm đột biến qua các năm, tại thời điểm đầu năm và cuối năm cũng có sự khác biệt là do tính chất phức tạp của nguồn này. Tuy nhiên, nhìn chung thì hầu như tất cả các nguồn đạt con số tăng so với cùng kì năm trước và so với kế hoạch đặt ra đầu năm. Đó là do ngân hàng đã làm tốt công tác tiếp cận với 1 số đơn vị như: Bảo hiểm xã hội, Tập đoàn tài chính bảo hiểm Bảo Việt,…nhắm đa dạng nguồn tiền gửi hơn nữa chi nhánh hoàn thiện công tác thanh toán, tạo được sự tin tưởng của khách hàng nên đã có nhiều khách hàng mở tài khoản giao dịch tại ngân hàng, từ đó lượng tiền gửi tại ngân hàng tăng lên rõ rệt. Về hình thức huy động vốn: Đối với các TCKT Ngân hàng áp dụng các hình thức thanh toán nhanh gọn, đảm bảo an toàn cho khách hàng nhằm thu hút lượng khách hàng gửi tiền tại ngân hàng thực hiện thanh toán. Trong thanh toán đã áp dụng công nghệ hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng với thái độ phục vụ lịch sự, nhẹ nhàng, với khẩu hiệu “Vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi”. Chi nhánh đã tổ chức tốt công tác thông tin tuyên truyền, tiếp thị khách hàng, coi trọng việc triển khai các sẩn phẩm mới, hiện đại trên cơ sở khai thác tốt nền tảng công nghệ thông tin, cung cấp tối đa tiện ích cho khách hàng, đáp ứng yêu cầu cạnh tranh trong xu thế hội nhập. Ngoài ra ngân hàng có định hướng đúng đăn về việc phát triển mở rộng mạng lưới. Chi nhánh mới mở thêm 1 phòng giao dịch năm 2009 và đã đi vào họat động ổn định có hiệu quả. Đối với loại tiền gửi dân cư: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Hùng Vương đã áp dụng nhiều hình thức huy động vốn mặt khác thường xuyên tuyên truyền hình thức huy động vốn cũng như lãi suất huy động và việc thanh toán thuận lợi mỗi khi khách hàng co nhu cầu rút tiền tới các tầng lớp dân cư thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Đồng thời cơ chế lãi suất huy động vốn cũng rất linh hoạt phù hợp với từng thời gian khác nhau. Những khách hàng có tiền gửi tại ngân hàng luôn được ưu tiên cho vay khi khách hàng có nhu cầu vay vốn cho sản xuất kinh doanh. Đạt được kết quả trên là do sự cố gắng rất lớn của tập thể Ban giám đốc, các phòng ban cùng tập thể cán bộ công nhân viên trong cơ quan đã đoàn kết một lòng quyết tâm phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu được giao. Ngay tư đầu năm, Ban lãnh đạo Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Hùng Vương đã họp bàn và xác định nguồn vốn là một vấn đề mấu chốt quan trọng để quyết định quy mô hoạt động kinh doanh, từ đó đưa ra một số biện pháp hữu hiệu nhằm khơi tăng nguồn vốn như: - Giao chỉ tiêu huy động vốn cho từng bộ phận, từng phòng ban, từng cán bộ công nhân viên theo từng tháng, có liểm định chỉ tiêu thực hiện theo từng tháng và là cơ sở để tính lương kinh doanh. Quan tâm và chú trọng công tác quảng bá tiếp thị, các thể thức tiết kiệm được phổ biến sâu rộng đến từng thôn xóm thông qua các cuộc họp dân, các tổ chức đoàn thể và các phương tiện thông tin đại chúng của đài truyền thanh huyện xã. Thông báo kịp thời các mức lãi suất huy động, các loại tiền gửi, các đợt huy động tiền gửi tiết kiện dự thưởng bằng vàng, phát tờ rơi đến tận người dân có giải thích. Làm tốt chiến lược khách hàng, đã vận động được số đông khách hàng là doanh nghiệp và cá nhân mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng. Tính đến 31/12/2009 đã có 1746 đơn vị và cá nhân mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Hùng Vương. Với các biện pháp hữu hiệu trên, nguồn vốn ngày càng nâng lên đã tạo cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Hùng Vương có được thế chủ động trong kinh doanh, đưa quy mô hoạt động ngày càng mở rộng. b, Hoạt động cho vay Tổng dư nợ cho vay tăng qua các năm. Năm 2007 tổng dư nợ đạt 155 013 triệu thì đến năm 2008 đạt 501 897 triệu, tăng 346 884 triệu với năm 2007( tỷ lệ tăng 224%) và đến năm 2009 thì dư nợ cho vay lên đến 789 137 triệu, tăng 287 239 triệu so với năm năm 2008( tỷ lệ tăng 57%). Khi phân loại dư nợ theo thời gian cho vay và theo loại tiền tệ cho vay ta cũng thấy có sự thay đổi qua các năm. Nếu như năm 2007 và 2008 dư nợ ngắn hạn còn chiếm tỷ trong lớn( lần lượt chiếm 98% và 84%) thì trong năm 2009 dư nợ ngắn hạn chỉ còn chiếm 66,33% trong khi đó dư nợ trung và dài hạn dần dần chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng dư nợ. Bảng 2.2: Tình hình sử dụng vốn của NHNo&PTNT Chi Nhánh Hùng Vương Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng +/- % so với 2007 Số tiền Tỷ trọng +/- % so với 2008 1.Theo thời gian -DN ngắn hạn -DN trung hạn -DN dài hạn 155 013 153 115 1899 0 100 98 2 0 501 897 421 606 80 292 0 100 84 16 0 224 175 4129 789 137 523 459 130 731 134 946 100 66.3 16.6 17.1 57 24 63 2.Theo TPKT -DN Nhà nước -DN ngoài quốc doanh -Hộ SX và cá nhân 155 013 57 581 84 070 13 362 100 37 54 9 501 897 103 398 343 966 54 533 100 20.6 68.5 10.9 224 80 309 308 789 137 142 077 556 168 90 892 100 21 70 9 57 37 61 67 3.Theo tổng dư nợ -DN nội tệ -DN ngoại tệ 155 013 151 323 3 690 100 98 2 501 897 501 246 652 100 99.99 0.01 224 231 -82 789 137 673 842 115 295 100 85 15 57 34 17587 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2007, 2008, 2009) Dư nợ nội tệ năm 2008 đạt 501 897 triệu tăng 349 922 so với năm 2007( tỷ lệ tăng 231%), năm 2009 đạt 673 842 triệu tăng 172 596 triệu so với năm 2008( tỷ lệ tăng 34%). Dư nợ ngoại tệ có sự thay đổi đáng kể qua các năm, như năm 2008 dư nợ chỉ còn 652 triệu giảm 3038 triệu so với 2007( tỷ lệ giảm 82%) nhưng đến năm 2009 dư nợ ngoại tệ đạt 115 295 triệu tăng kỷ lục (114 643 triệu) so với năm 2008( tỷ lệ tăng 17587%). Về cơ cấu dư nợ thì Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Hùng Vương cho vay đối với mọi thành phần kinh tế nhưng chủ yếu là doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp nhà nước. Qua bảng ta thấy tỷ trọng cho vay 2 thành phần trên chiếm chủ yếu và tăng nhanh qua mỗi năm. Đó là do tình hình thị trường có nhiều biến chuyển, các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, năng lực sản xuất được nâng cao do đó nhu cầu vốn lớn. Với phương châm tăng trưởng vững chắc, hạn chế thấp nhất rủi ro xảy ra, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hùng Vương đã từng bước tiếp cận thị trường, từ đó xác định cho mình hướng đầu tư phù hợp với trình độ cán bộ và khả năng quản lý,… Chi nhánh tích cực chuyển hướng đầu tư, mở rộng cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh có dự án hiệu quả, có tài sản thế chấp. Hơn nữa, Ngân hàng thực hiện tốt việc cho vay hỗ trợ lãi suất của chính phủ, tăng trưởng dư nợ tín dụng theo hướng đầu tư có chọn lọc và song song với việc mở rộng tín dụng thì ngân hàng còn đặc biệt quan tâm đến chất lượng tín dụng. Vì nếu chỉ có tăng trưởng tín dụng mà không có chất lượng tín dụng thì cũng không mang lại hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề đó, Ban lãnh đạo ngân hàng luôn yêu cầu mỗi cán bộ tín dụng phải thực hiện tốt và nghiêm chỉnh quy trình cho vay, tăng cường khâu quản lý món vay, tích cực thu hồi nợ, không để phát sinh nợ quá hạn. Ban lãnh đạo thường xuyên cùng với cán bộ tín dụng phân tích thực trạng dư nợ đến hạn, quá hạn, tiến hành phân loại để đề ra biện pháp xử lý. Công tác kiểm tra kiếm soát các mặt nghiệp vụ thường xuyên được duy trì nhằm phát hiện, chỉnh sửa kịp thời các sai sót phát sinh, nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh. Ngân hàng cũng không ngừng mở các lớp tập huấn cho cán bộ tín dụng về phân tích đánh giá tài chính doanh nghiệp, học tập các văn bản mới của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hùng Vương nhằm nâng cao trình độ cán bộ tín dụng và cán bộ thẩm định. Ngoài ra chi nhánh thường xuyên thực hiện rà soát sàng lọc khách hàng tăng cường và không ngừng nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng, thực hiện nghiêm túc quy trình nghiệp vụ đảm bảo vốn tín dụng đầu tư đúng đối tượng, an toàn và hiệu quả,...Chi nhánh đã tăng cường xây dựng được mối quan hệ gắn kết chặt chẽ và chiến lược với 1 số khách hàng quan trọng truyền thống như tập đoàn kinh tế Vinashin và tổng công ty thực phẩm miền Bắc. Đồng thời chi nhánh kiên quyết rút dần dư nợ đối với khách hàng có biểu hiện yếu kém về mặt tài chính và hoạt động kém hiệu quả. Bên cạnh số dư nợ cho vay, khi nói đến hoạt động cho vay ta không thể không nói đến việc xử lý các khoản nợ xấu, nợ quá hạn của ngân hàng. Bảng 2.3: Nợ xấu, nợ quá hạn Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Nợ quá hạn 0 12 787 149 517 Nợ xấu 0 0 2800 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2007, 2008, 2009) Năm 2007 ngân hàng chưa có nợ xấu vì khi đó với nguồn vốn còn hạn chế, chi nhánh chỉ cho vay đối với khách hàng có độ an toàn cao. Năm 2008 nợ quá hạn là 12 787 triệu chiếm 2.5 % tổng dư nợ, năm 2009 là 149 517 chiếm 18,9 % tổng dư nợ, nợ xấu 2800 triệu chiếm 0.4% tổng dư nợ. Tỷ lệ nợ xấu nhìn chung là ở mức cho phép và luôn thấp hơn so với kế hoạch đề ra. c, Hoạt động kinh doanh thẻ Bảng 2.4: Số thẻ ATM phát hành trong năm Đơn vị: thẻ Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện % so với 2007 Kế hoạch Thực hiện % so với 2008 Số thẻ Phát hành 1668 731 2942 2189 199 4369 3491 60 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2007, 2008, 2009) Công tác kinh doanh thẻ ngày càng được chi nhánh thực sự quan tâm và đẩy mạnh đà phát triển điều này được thể hiện thông qua số lượng thẻ được phát hành qua các năm là không ngừng tăng. Năm 2007 chi nhánh phát hành 731 thẻ đạt 43.8% so với kế hoạch, đến năm 2008 số thẻ phát hành là 2189 thẻ tuy mới đạt 74.4% kế hoạch nhưng đã tăng so với năm 2008 là 1458 thẻ ( tỷ lệ tăng là 199%) do công tác thẻ đã được chi nhánh thực sự quan tâm và có những giải pháp hữu hiệu trong việc khai thác và phát triển chủ thẻ. Nguyên nhân lớn nhất cho việc số thẻ phát hành chưa đạt con số kế hoạch đề ra do việc trang bị thêm máy ATM của NHNo&PTNT Việt Nam cho chi nhánh vẫn chưa được như dự kiến. Sang đến năm 2009 số thẻ phát hành là 3491 thẻ, đạt 79,9 % kế hoạch và tăng 60% so với năm 2008. Nguyên nhân của tốc độ tăng giảm cũng như chi nhánh chưa đạt được kế hoạch đề ra một phần không nhỏ xuất phát từ sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trên cùng địa bàn trong việc chiếm lĩnh thị phần thẻ. d, Hoạt động kinh doanh ngoại tệ Bảng 2.5: Doanh số mua bán ngoại tệ Đơn vị: USD Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Doanh số mua vào 5 835 455 26 883 141 31 856 742 Doanh số bán ra 5 832 016 26 015 794 31 120 000 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2007, 2008, 2009) Năm 2007 doanh số mua vào ngoại tệ đạt 5 835 55 USD trong đó 65% là mua từ NHNo&PTNT Việt Nam, doanh số bán ngoại tệ đạt 5 832 016 USD. Năm 2008 doanh số mua vào đạt 26 883 141USD, trong đó 71% là mua từ NHNo&PTNT Việt Nam, tăng 21 047 686 USD so với năm 2007( tỷ lệ tăng 360%) và doanh số bán ra đạt 26 015 794 USD, tăng 20 183 778 USD( tỷ lệ tăng 346%). Năm 2009 doanh số mua vào đạt 31 856 742 USD, trong đó 76% mua từ NHNo&PTNT Việt Nam, tăng 4 973 601USD so với năm 2009( tỷ lệ tăng 19%) và doanh số bán ra đạt 31 120 000 USD, tăng 5 104 206 USD so với năm 2008( tỷ lệ tăng 20%). e, Hoạt động thanh toán quốc tế Bảng 2.6: Thanh toán quốc tế Đơn vị: USD Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Phát hành LC NK 1 153 743 9 389 530 11 895 016 Thanh toán LC NK 903 170 15 393 170 23 679 945 Thanh toán LC XK 267 146 3 765 253 5 765 265 Thanh toán nhờ thu 404 254 1 189 373 989 373 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2007, 2008, 2009) Năm 2007 chi nhánh thực hiện phát hành 7 LC nhập khẩu, chuyển tiền 11 món, thanh toán 6 LC nhập khẩu, thông báo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc110931.doc
Tài liệu liên quan