Báo cáo thực tập Tổ chức bộ máy kế toán và hệ thống kế toán tại Tập đoàn Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3

PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ- KĨ THUẬT VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ VINASHIN 4

1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ VINASHIN 4

1.1.1. Các thông tin sơ lược về Tập đoàn 4

1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Vinashin 5

1.2. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ VINASHIN 8

1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Tập đoàn 8

1.2.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Tập đoàn 8

1.2.2.1. Đặc điểm về ngành nghề kinh doanh, sản phẩm và thị trường sản phẩm 8

1.2.2.2. Quan hệ của Tập đoàn với Nhà nước và cơ quan khác 11

1.2.3. Đặc điểm mô hình tổ chức kinh doanh tại Tập đoàn 11

1.3. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ VIỆT NAM VINASHIN 14

1.4. TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ VIỆT NAM VINASHIN NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 17

 

 

PHẦN 2: TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ VIỆT NAM VINASHIN 18

2.1. TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ VINASHIN 18

2.2. TỔ CHỨC HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI VINASHIN 26

2.2.1. Các chính sách kế toán chung 26

2.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán 28

2.2.3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán 28

2.2.4. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán 28

2.2.5. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán 30

2.3. TỔ CHỨC KẾ TOÁN CÁC PHẦN HÀNH CỤ THỂ 30

2.3.1. Kế toán phần hành thanh toán 30

2.3.1.1. Chứng từ sử dụng: 30

2.3.1.2. Tài khoản hạch toán 30

2.3.2. Phần hành kế toán vốn bằng tiền 32

2.3.2.1. Chứng từ sử dụng: 32

2.3.2.2. Tài khoản sử dụng 32

PHẦN 3: MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI TẬP ĐOÀN VINASHIN 33

3.1. ĐÁNH GIÁ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN 33

3.2. ĐÁNH GIÁ VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN 33

KẾT LUẬN 35

 

 

doc37 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2458 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập Tổ chức bộ máy kế toán và hệ thống kế toán tại Tập đoàn Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Bên cạnh đó còn có các sản phẩm phụ trợ phục vụ cho công nghiệp đóng tàu như thép đóng tàu, động cơ tàu thuỷ, trục và chân vịt tàu thuỷ…. Các ngành công nghiệp phụ trợ cũng đóng một vai trò quan trọng không kém vì Ngành Công nghiệp đóng tàu Việt Nam không thể tiến xa hơn nếu các ngành công nghiệp phụ trợ không được phát triển. Do đó Tập đoàn đang có chiến lược phát triển đến năm 2015 sẽ cung cấp được một số vật tư, máy móc thiết bị cho ngành đóng tàu đảm bảo tỷ lệ nội địa hoá khoảng 60-70% tổng giá trị con tàu. Các sản phẩm đóng tàu của Vinashin được khách hàng đánh giá cao về chất lượng, không chỉ phục vụ cho thị trường trong nước mà còn vươn ra các thị trường nước ngoài, tàu của Vinashin được đưa vào khai thác tốt trên các tuyến hàng hải trên toàn thế giới. Vinashin hiện có 11 liên doanh với các doanh nghiệp nước ngoài trong lĩnh vực đóng tàu (Hyundai Vinashin, Song san - Vinashin), thiết kế (Vinakita, Việt Hàn), sản xuất container (TGC), nắp hầm hàng (Vinashin – McGregor), nội thất tàu thủy (Sejin – Vinashin), vân tải (Baikan), kinh doanh gas (Shell gas Hải Phòng), hệ thống thông tin (Vinashin Plus), phá dỡ tàu cũ (Visco). Các đối tác trong nước là các công ty, Tập đoàn lớn như: Tổng Công ty Hàng Hải Việt Nam- Vinalines, Tổng Công ty Cổ phần dịch vụ kỹ thuật Dầu khí- PTSC, Tổng Công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí- PVtrans… Trong những năm đầu của thế kỷ 21, từ năm 2004 đến năm 2009, Vinashin đã ký được rất nhiều hợp đồng đóng tàu xuất khẩu với tổng giá trị hợp đồng lớn. Chính các hợp đồng này đã mở ra cho Vinashin một cơ hội lớn để xây dựng, phát triển ngành đóng tàu Việt Nam ngày một lớn mạnh, vươn lên đứng hàng thứ 5 trên thế giới về lượng đơn hàng đóng tàu. 1.2.2.2. Quan hệ của Tập đoàn với Nhà nước và cơ quan khác Được thành lập theo Quyết định 104/QĐ- TTg của Chính phủ nên Chính phủ là cơ quan thống nhất quản lý và tổ chức thực hiện các quyền nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với Tập đoàn Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam. Bên cạnh đó, Chính phủ còn giao cho Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ và cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện một số quyền của chủ sở hữu theo qui định của Pháp luật. Tập đoàn cũng thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước, trong đó có nghĩa vụ đóng thuế. Tập đoàn thực hiện nghĩa vụ này tại Cục Thuế thành phố Hà Nội 1.2.3. Đặc điểm mô hình tổ chức kinh doanh tại Tập đoàn Công ty mẹ Tập đoàn kinh tế Vinashin được hình thành trên cơ sở Tổng công ty, các đơn vị thành viên trực thuộc Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam. Trong đó, công ty mẹ- Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam được thành lập trên cơ sở Văn phòng Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam và các đơn vị phụ thuộc: 03 Chi nhánh ( Công ty xuất nhập khẩu Vinashin, Trung tâm đào tạo và hợp tác lao động với nước ngoài, Trung tâm tư vấn quản lý đầu tư và Kiểm định xây dựng Vinashin) và các ban chuyên môn nghiệp vụ, hiện nay văn phòng tập đoàn có: 14 Ban chuyên môn nghiệp vụ và 32 phòng thuộc các ban nghiệp vụ. Một số chi nhánh còn lại của Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam, Tập đoàn đã chuyển thành Công ty TNHH 1thành viên hoạt động theo Luật doanh nghiệp. Sau khi các dự án đầu tư này đi vào hoạt động có hiệu quả, tăng tính hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, Tập đoàn sẽ nhượng lại 1 phần vốn điều lệ của các công ty này để chuyển thành các công ty cổ phần, thu hồi vốn đầu tư. Số lượng và hình thức pháp lý các công ty con Theo quyết định số 104/TTg ngày 15/06/2006 của Thủ tướng Chính phủ thành lập Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam, hệ thống các công ty con thuộc Tập đoàn gồm có: Tổng công ty do Tập đoàn nắm giữ 100% vốn điều lệ hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con; Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Tập đoàn nắm giữ 100% vốn điều lệ hoạt động theo mô hình Công ty mẹ- Công ty con; các công ty Cổ phần do Tập đoàn nắm giữ trên 50% vốn điều lệ; các công ty liên kết do tập đoàn nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ và các đơn vị sự nghiệp. - Các Tổng công ty do tập đoàn nắm giữ 100% vốn điều lệ hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con Các Tổng công ty do tập đoàn nắm giữ 100% vốn điều lệ được hình thành trên cơ sở công ty mẹ là công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên và tổ hợp công ty con bao gồm từ việc sắp xếp các đơn vị thành viên trong Tập đoàn, các công ty cổ phần có vốn góp chi phối của Tổng công ty và các công ty cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước Tại Quyết định số 104/TTg ngày 15/06/2006 của Thủ tướng Chính phủ thành lập Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép Tập đoàn thành lập 8 Tổng công ty, 7 công ty TNHH một thành viên khi có đủ điều kiện thì thành lập các Tổng công ty. Như vậy, khi thực hiện xong Quyết định 104/TTg của Thủ tướng Chính phủ thì Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam sẽ có 15 Tổng công ty là công ty con thuộc Tập đoàn Đến nay đã có 3 Tổng công ty được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án để Tập đoàn ra quyết định thành lập là: + Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Nam Triệu ( Công văn số 1726/VPCP- ĐMDN ngày 03/4/2007 của Văn phòng Chính phủ về việc phê duyệt đề án thành lập Tổng công ty CNTT Nam Triều) + Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Bạch Đằng ( Công văn số 963/TTg- ĐMDN ngày 18/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án thành lập Tổng công ty CNTT Bạch Đằng) + Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Phà Rừng (Công văn số 893/TTg- ĐMDN ngày 9/6/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án thành lập Tổng công ty CNTT Phà Rừng) Tập đoàn đang chỉ đạo một số công ty TNHH một thành viên có quy mô về tổ chức và năng lực sản xuất kinh doanh, sắp xếp các công ty thuộc tập đoàn dự kiến cho phép xây dựng các Đề án thành lập các tổng công ty tiếp theo trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thực hiện. Các công ty con là công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên Tập đoàn nắm giữ 100% vốn điều lệ, hoạt độn theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con. Các công ty cổ phần do Tập đoàn nắm giữ trên 50% vốn điều lệ. Các công ty liên kết do Tập đoàn nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ. Các đơn vị sự nghiệp. (Phụ lục 1) 1.3. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ VIỆT NAM VINASHIN Tập đoàn CN Tàu thủy VN- VINASHIN được tổ chức theo mô hình Công ty mẹ(Tập đoàn mẹ)-Công ty con. Tập đoàn mẹ giữ 100% vốn hoặc chi phối . Dưới đây là sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam Vinashin CÔNG TY MẸ : TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY VIỆT NAM Sơ đồ 1.3 HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ ĐO ÀN BAN KIỂM SOÁT BAN ĐIỀU HÀNH Văn phòng Đảng Ủy Ban Kiểm tra Đảng. Văn phòng Công đoàn Tập đoàn. Văn phòng Tập đoàn. Ban Tổ chức cán bộ - Lao động. Ban Kinh doanh & đối ngoại. Ban Tài chính kế toán. Ban Kiểm t án nội bộ. Ban Kế hoạch đầu tư. Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp. Ban Khoa học công nghệ và nghiên cứu phát triển. Ban Kỹ thuật & sản xuất. Ban Bảo hộ lao động và An toàn. Công ty Xuất nhập khẩu Vinashin. Tạp chí Công nghiệp tàu thuỷ Trung tâm hợp tác lao động nước ngoài Văn phòng đại diện công ty ở trong và ngoài nước Trung tâm tư vấn đầu tư và kiểm định xây dựng Vinashin Trường Cao đẳng nghề Vinashin Trường Trung cấp nghề Vinashin III Trường Trung cấp nghề Vinashin VI (Theo Quyết định số:  104/2006/QĐ-TTg ngày 15 tháng 5 năm 2006 ) Chức năng và nhiệm vụ - Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghiệp Tầu thủy Việt Nam là đại diện trực tiếp chủ sở hữu nhà nước tại Tập đoàn Công nghiệp Tầu thủy Việt Nam, có tối đa 09 thành viên. Thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng quản trị là Chủ tịch Tập đoàn do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm. Chủ tịch Tập đoàn Công nghiệp tầu thủy Việt Nam là đại diện theo pháp luật của Tập đoàn Công nghiệp tầu thủy Việt Nam Chức năng và nhiệm vụ của Hội động quản trị Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam được qui định tại Quyết định 104/2006/Q Đ- TTg như sau: + Xây dựng đề án thành lập mới, tổ chức lại, giải thể, chuyển đổi sở hữu trong Tập đoàn Công nghiệp Tầu thủy Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ; triển khai thực hiện theo đề án đã được phê duyệt. + Quyết định mục tiêu, chiến lược, kế hoạch dài hạn và ngành, nghề kinh doanh của Tập đoàn Công nghiệp Tầu thủy Việt Nam sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và của tổng công ty, công ty do Tập đoàn Công nghiệp Tầu thủy Việt Nam sở hữu toàn bộ vốn điều lệ. + Phê duyệt điều lệ, phê duyệt sửa đổi và bổ sung điều lệ của tổng công ty, công ty thành viên do Tập đoàn Công nghiệp Tầu thủy Việt Nam nắm giữ toàn bộ vốn điều lệ. + Quyết định sử dụng, đầu tư và điều chỉnh vốn, các nguồn lực khác do Tập đoàn Công nghiệp Tầu thủy Việt Nam đầu tư đối với các tổng công ty, công ty thành viên, nhưng phải đảm bảo yêu cầu mức vốn điều lệ khi thành lập doanh nghiệp hoặc mức vốn pháp định đối với các ngành, nghề theo quy định của pháp luật. + Quyết định sử dụng vốn của Tập đoàn Công nghiệp Tầu thủy Việt Nam để đầu tư thành lập đơn vị thành viên do Tập đoàn Công nghiệp Tầu thủy Việt Nam sở hữu toàn bộ vốn điều lệ nhưng không vượt quá mức vốn đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng quản trị và sau khi có sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ. + Phê duyệt đề án góp vốn của tổng công ty, công ty thành viên do mình nắm giữ toàn bộ vốn điều lệ để thành lập mới các công ty cổ phần nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước hai thành viên trở lên ngoài ngành, lĩnh vực, địa bàn quy định tại Điều 6 Luật Doanh nghiệp nhà nước. + Quyết định hoặc ủy quyền cho Tổng giám đốc điều hành quyết định các dự án góp vốn liên doanh với chủ đầu tư nước ngoài, dự án đầu tư ra nước ngoài của tổng công ty, công ty thành viên do mình nắm giữ toàn bộ vốn điều lệ. + Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, khen thưởng, kỷ luật Tổng giám đốc điều hành sau khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận. + Kiểm tra, giám sát Chủ tịch Tổng công ty, Tổng giám đốc, giám đốc đơn vị thành viên trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Luật Doanh nghiệp nhà nước và điều lệ Tập đoàn Công nghiệp Tầu thủy Việt Nam. - Ban Kiểm soát: Ban kiểm soát Tập đoàn Công nghiệp tầu thủy Việt Nam do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật; có tối đa 05 thành viên, trong đó Trưởng Ban Kiểm soát là uỷ viên Hội đồng quản trị; - Ban điều hành: Tổng giám đốc điều hành Tập đoàn Công nghiệp Tầu thủy Việt Nam do Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghiệp Tầu thủy Việt Nam bổ nhiệm hoặc ký hợp đồng sau khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận bằng văn bản. Hiện nay ban điều hành của Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam có 8 thành viên. - Các Tổng giám đốc chức năng, kế toán trưởng Tập đoàn Công nghiệp Tầu thủy Việt Nam do Chủ tịch Tập đoàn Công nghiệp Tầu thủy Việt Nam bổ nhiệm theo đề nghị của Tổng giám đốc điều hành. 1.4. TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ VIỆT NAM VINASHIN NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY Chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng và suy giảm kinh tế toàn cầu trong năm 2008 và 2009 nhưng cùng với sự hỗ trợ của Chính phủ và sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên Tập đoàn nên hoạt động kinh doanh của Tập đoàn trong những năm này vẫn đạt được những kết quả khả quan. Dưới đây là kết quả hoạt động kinh doanh của Tập đoàn trong 2 năm gần đây 2008, 2009. Bảng 1.4 Chỉ tiêu Năm So sánh 2009/2008 (%) 2008 2009 1.Doanh thu thuần 4,896,380,223,018 4,055,741,356,982 82,83 2.Chi phí 1,252,125,394,004 1,374,295,232,958 109,76 3.Lợi nhuận sau thuế 725,652,674,821 637,558,440,098 87,86 (Nguồn trích: Báo cáo tài chính của Tập đoàn năm 2008, 2009) Từ bảng trên ta có thể thấy tình hình hoạt động kinh doanh của Tập đoàn năm 2009 có giảm sút so với năm 2008. Hầu hết các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh đều giảm, mà cụ thể là doanh thu đã giảm đi 17,17% chỉ đạt bằng 82,83% so với năm 2008. Chi phí tăng thêm 9,76% do đó lợi nhuận sau thuế cũng đã giảm đi đáng kể (chỉ còn đạt 87,86% so với năm 2008). Kết quả kinh doanh không mấy thuận lợi trong năm 2009 một phần cũng là do ảnh hưởng của tình trạng khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, nền kinh tế cũng đang dần hồi phục sau khủng hoảng, cán bộ công nhân viên Tập đoàn Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam cũng đang nỗ lực hết mình cùng với các phương hướng phát triển cho những năm sắp tới hi vọng sẽ đưa tình hình kinh doanh của Tập đoàn đi lên và ngày một phát triển. PHẦN 2: TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ VIỆT NAM VINASHIN 2.1. TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ VINASHIN Do đặc thù hạch toán của Văn phòng Công ty mẹ của Tập đoàn Vinashin nên tổ chức bộ máy kế toán tại Vinashin có một số điểm khác biệt so với các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh. Ban Tài chính - Kế toán tại Văn phòng Tập đoàn được tổ chức thành 5 bộ phận, bao gồm: + Phòng Kế toán thanh toán + Phòng Chế độ kế toán + Phòng Tài chính Thẩm định + Phòng Quản lý vốn đầu tư và tài sản + Phòng Nguồn vốn Ban Tài chính - Kế toán có tổng số nhân viên là 30 người, trong đó có 3 thạc sĩ còn lại 27 người có trình độ đại học, được phân bổ như sau: 1 Trưởng Ban Tài chính - Kế toán kiêm Kế toán trưởng. 3 Phó trưởng Ban. Tại mỗi phòng có 1 trưởng phòng, 1 phó phòng Còn lại là các chuyên viên giúp việc. (Có sự kiêm nhiệm giữa các chức vụ Phó trưởng ban và Trưởng phòng) Dưới đây là sơ đồ tổ chức Ban Tài chính- Kế toán Sơ đồ 2.1 Phòng Kế toán thanh toán Chức năng, nhiệm vụ: Phòng Kế toán thanh toán có nhiệm vụ làm đầu mối của Ban Tài chính - Kế toán để tham mưu, giúp việc lãnh đạo Tập đoàn về các lĩnh vực công tác sau đây: + Nghiên cứu, đề xuất chủ trương, biện pháp đổi mới quản lý nghiệp vụ thanh toán, xây dựng các quy định liên quan đến công tác thanh toán của Tập đoàn và hướng dẫn , kiểm tra việc thực hiện các nghiệp vụ thanh toán trong toàn Tập đoàn. + Thực hiện công tác thanh toán các khoản chi phí phát sinh và các khoản thanh toán khác trong hoạt động quản lý, sản xuất kinh doanh của Cơ quan Tập đoàn. + Thực hiện kiểm tra, giám sát việc sử dụng, quản lý vốn và các hoạt động tài chính của các dự án, hợp đồng kinh tế có liên quan đến nước ngoài. + Theo dõi, quản lý công tác đối chiếu công nợ trong toàn Tập đoàn. + Theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra việc sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học của các chủ nhiệm đề tài, dự án được ngân sách nhà nước cấp. + Hạch toán kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. + Thực hiện việc kiểm tra, theo dõi mở LC, sửa đổi và thanh toán LC của các hợp đồng nhập khẩu máy móc, vật tư, thiết bị phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. + Thực hiện công tác báo cáo thuế giá trị gia tăng hàng tháng, báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp và các loại thuế khác theo qui định của pháp luật. + Phối hợp với Phòng Tài chính đối ngoại- Ban Kinh doanh đối ngoại tham mưu, đề xuất với lãnh đạo về chính sách thuế đối với các hợp đồng kinh tế có liên quan đến nước ngoài. + Theo dõi, kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản trong Cơ quan Tập đoàn. + Báo cáo kịp thời, đầy đủ các thông tin, số liệu kế toán theo chức năng, nhiệm vụ của Phòng Thanh toán đảm bảo yêu cầu của lãnh đạo Tập đoàn và lãnh đạo Ban. + Thực hiện các công tác khác do lãnh đạo Tập đoàn và Trưởng ban giao. - Cơ cấu: Phòng Kế toán Thanh toán có một trưởng phòng, một phó phòng và các chuyên viên giúp việc theo biên chế được lãnh đạo Tập đoàn phê duyệt và theo sự phân công của lãnh đạo Ban. - Phòng Nguồn vốn - Chức năng, nhiệm vụ: Phòng Nguồn vốn có nhiệm vụ làm đầu mối của Ban Tài chính - Kế toán để tham mưu, giúp việc lãnh đạo Tập đoàn về các lĩnh vực công tác sau đây: + Theo dõi và thực hiện việc kiểm tra giám sát việc huy động và sử dụng nguồn vốn + Nghiên cứu, đề xuất những chủ trương, biện pháp đổi mới nhằm sử dụng vốn có hiệu quả - Cơ cấu: Phòng Nguồn vốn có một trưởng phòng, một phó phòng và các chuyên viên giúp việc theo biên chế được lãnh đạo Tập đoàn phê duyệt và theo sự phân công của lãnh đạo Ban. - Phòng Tài chính Thẩm định * Chức năng, nhiệm vụ: Phòng Tài chính Thẩm định có nhiệm vụ làm đầu mối của Ban Tài chính - Kế toán để tham mưu, giúp việc lãnh đạo Tập đoàn về các lĩnh vực công tác sau đây: + Nghiên cứu, đề xuất phương án đổi mới công tác quản lý, tổ chức thẩm định, cân đối các nguồn vốn tài trợ cho các dự án; thẩm định phương án sản xuất kinh doanh và các dự án đầu tư; kiện toàn công tác quản lý tài chính trong toàn Tập đoàn; ứng dụng phương pháp quản lý hoặc áp dụng khoa học, công nghệ mới vào lĩnh vực tài chính doanh nghiệp của Tập đoàn. + Nghiên cứu, xây dựng Quy chế Tài chính của Tập đoàn, quy định về việc phê duyệt chi phí quản lý dự án, quản lý đầu tư xây dựng và các quy định khác có liên quan để thống nhất thực hiện trong Tập đoàn. + Theo dõi, kiểm tra, báo cáo tình hình sử dụng các nguồn vốn đã huy động: nguồn vốn trái phiếu trong và ngoài nước, nguồn tín dụng ngắn hạn và các nguồn huy động khác. + Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các chế độ, chính sách tài chính hiện hành của Nhà nước và các quy định về quản lý tài chính của Tập đoàn. + Tham mưu giúp việc cho lãnh đạo Ban về công tác thẩm định trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao như: Thẩm định phương án tài chính của các dự án đầu tư; Thẩm định nguồn vốn tài trợ cho dự án; Thẩm định tính hợp lý của các khoản mục trong Tổng mức đầu tư và của các khoản mục chi phí trong đề nghị phê duyệt chi phí quản lý dự án; Thẩm định phương án sản xuất kinh doanh, hồ sơ đề nghị cấp bảo lãnh; Thẩm định năng lực tài chính của các nhà thầu; Thẩm định phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành; Thẩm định phương án tài chính để cổ phần hoá doanh nghiệp và tình hình tài chính của doanh nghiệp để thực hiện sáp nhập, giải thể, mua bán, khoan, cho thuê doanh nghiệp; thẩm định giá trị doanh nghiệp để thực hiện cổ phần hoá. + Hướng dẫn chủ đầu tư hoàn thiện các thủ tục đảm bảo chi phí quàn lý dự án được phê duyệt theo đúng quy định. + Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh theo yêu cầu của lãnh đạo Tập đoàn. + Thực hiện các công việc khác do lãnh đạo Ban giao. - Cơ cấu Phòng Tài chính thẩm định có một trưởng phòng, một phó phòng và các chuyên viên giúp việc theo biên chế được lãnh đạo Tập đoàn phê duyệt và theo sự phân công của lãnh đạo Ban. - Phòng Quản lý vốn đầu tư và tài sản * Chức năng, nhiệm vụ Phòng Quản lý vốn đầu tư và tài sản có nhiệm vụ làm đầu mối của Ban Tài chính - Kế toán để tham mưu, giúp việc lãnh đạo Tập đoàn về các lĩnh vực công tác sau: + Xây dựng các quy định, định chế để quản lý phần vốn đầu tư của Tập đoàn; xây dựng hệ thống các chỉ tiêu giám sát tài chính, chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của các công ty con thuộc Tập đoàn. + Theo dõi, giám sát vốn đầu tư của Tập đoàn vào các Công ty con, phân tích đánh giá tình hình tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh của các Công ty con, đề xuất, khuyến nghị lãnh đạo Tập đoàn những biện pháp cần thiết để điều chỉnh nhằm bảo toàn và phát triển vốn đầu tư của Tập đoàn trong các doanh nghiệp này. + Quản lý vốn góp của Tập đoàn vào các Công ty liên doanh, liên kết và các khoản đầu tư tài chính khác ra ngoài Tập đoàn; đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư vốn, đề xuất lãnh đạo Tập đoàn có biện pháp hạn chế rủi ro đối với các khoản đầu tư tài chính, cơ cấu lại danh mục các khoản đầu tư tài chính nhằm đảm bảo hiệu quả đầu tư phù hợp với định hướng và chiến lược đầu tư của Tập đoàn. + Giúp Trưởng ban tham mưu cho Lãnh đạo Tập đoàn các vấn đề sau: Việc quyết định góp vốn thành lập mới các doanh nghiệp, tăng vốn góp vào các doanh nghiệp đang hoạt động: Việc chuyển đổi, cơ cấu lại tỷ lệ sở hữu của Tập đoàn, chuyển nhượng vốn của Tập đoàn trong các doanh nghiệp do Tập đoàn đầu tư vốn; Việc tiếp nhận, mua bán doanh nghiệp khác ngoài Tập đoàn; quản lý vốn đầu tư, tổng hợp, phân tích, khuyến nghị đối với người đại diện phần vốn của Tập đoàn tại các doanh nghiệp khác về thủ tục liên quan đến công tác tài chính kế toán khi thực hiện quyền của chủ sở hữu tại doanh nghiệp; Phối hợp kiểm tra, xem xét các nội dung vể tài chính liên quan đến công tác cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước của Tập đoàn trước khi lãnh đạo Tập đoàn phê duyệt; Tổng hợp tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng tài sản của các công ty con; theo dõi, nắm bắt tình hình thế chấp, cầm cố tài sản của các công ty con cho mục đích huy động vốn và các mục đích trong hoạt động kinh doanh; Việc điều chuuyển, sắp xếp lại tài sản giữa các đơn vị trong Tập đoàn theo mục tiêu quy hoạch tổ chức và hoạt động kinh doanh của các đơn vị trong Tập đoàn; việc thanh lý, nhượng bán tài sản của các đơn vị trong Tập đoàn nhằm bảo toàn vốn đầu tư và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản; + Thực hiện các công việc khác do lãnh đạo Ban giao. - Cơ cấu: Phòng Quản lý vốn đầu tư và tài sản có một Trưởng phòng, một số Phó Trưởng phòng và các chuyên viên giúp việc theo biên chế được lãnh đạo Tập đoàn phê duyệt và theo sự phân công của lãnh đạo Ban. - Phòng Chế độ Kế toán * Chức năng, nhiệm vụ: Phòng Chế độ Kế toán có nhiệm vụ làm đầu mối của Ban Tài chính - Kế toán để tham mưu, giúp việc lãnh đạo Tập đoàn về các lĩnh vực công tác sau đây: + Nghiên cứu chế độ kế toán và các quy định khác liên quan đến công tác kế toán của Nhà nước để đề xuất cơ chế, chính sách kế toán phù hợp với đặc thù hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn; xây dựng hệ thống kế toán đặc thù áp dụng thống nhất trong Tập đoàn và hệ thống báo cáo liên quan đến công tác kế toán quản trị, quản trị kinh doanh của Tập đoàn. + Nghiên cứu đề xuất phương án ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kế toán + Thu thập, nghiên cứu các văn bản mới về chế độ kế toán, phổ biến và hướng dẫn cho các phòng trong Ban cũng như các đơn vị thành viên; soạn thảo các văn bản trả lời về chế độ kế toán cho các đơn vị thành viên. + Cung cấp các thông tin kế toán tài chính tổng hợp cho lãnh đạo theo yêu cầu hoặc khi cần thiết. + Thực hiện lập báo cáo tài chính hợp nhất toàn Tập đoàn. + Cung cấp, chuẩn bị hồ sơ, tài liệu phục vụ công tác kiểm toán quốc tế báo cáo tài chính hợp nhất của Tập đoàn. + Thực hiện lập báo cáo tài chính của Văn phòng Tập đoàn và Cơ quan Tập đoàn. + Phối hợp với Ban Tổ chức cán bộ - Lao động xây dựng chương trình, kế hoạch mở lớp đào tạo, tổ chức các buổi tập huấn, hội thảo, hội nghị liên quan đến công tác kế toán nhằm nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ tài chính kế toán đáp ứng yêu cầu phát triển của Tập đoàn. + Thực hiện các công việc khác do lãnh đạo Ban giao. - Cơ cấu: Phòng Chế độ kế toán có một trưởng phòng, một phó trưởng phòng và các chuyên viên giúp việc theo biên chế được lãnh đạo Tập đoàn phê duyệt và theo sự phân công của lãnh đạo Ban. 2.2. TỔ CHỨC HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI VINASHIN 2.2.1. Các chính sách kế toán chung Hiện nay tại Văn phòng Tập đoàn Vinashin đang áp dụng chế độ kế toán ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Chế độ kế toán doanh nghiệp; Luật kế toán (12/2003/L- CTN) do Quốc hội khóa IX công bố ngày 26/06/2003, Chuẩn mực kế toán Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành và các văn bản sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn thực hiện kèm theo. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong hạch toán: Đồng Việt Nam. - Niên độ kế toán: Năm tài chính của Công ty tính từ ngày 1/1 đến ngày 31/12 hàng năm - Kì kế toán: tính theo quý. - Các giao dịch bằng ngoại tệ: Các khoản mục tài sản và nợ phải trả có gốc bằng các đơn vị tiền tệ khác với VNĐ được quy đổi sang VNĐ theo tỷ giá hối đoái quy định tại ngày kết thúc niên độ kế toán. Các giao dịch bằng các đơn vị tiền tệ khác VNĐ phát sinh trong năm được quy đổi sang VNĐ theo tỷ giá hối đoái xấp xỉ tỷ giá quy định tại ngày giao dịch. - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: HTK được phản ánh theo giá trị bằng với số thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được. Giá gốc của các vật tư đóng tàu chính được tính theo phương pháp giá đích danh. Giá gốc của các khoản mục HTK khác được tính theo phương pháp bình quân gia quyền. Giá gốc của HTK bao gồm tất cả các chi phí liên quan phát sinh để có được HTK ở địa điểm và trạng thái hiện tại. Đối với thành phẩm và sản phẩm dở dang, giá gốc bao gồm chi phí NVL, chi phí NCTT và các chi phí sản xuất đã được phân bổ. Công ty mẹ- Tập đoàn Vinashin áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán HTK. - Phương pháp hạch toán TSCĐHH: TSCĐHH được thể hiện theo nguyên giá trừ đi giá trị hao mòn luỹ kế. Nguyên giá ban đầu của TSCĐHH gồm giá mua của tài sản, bao gồm cả thuế Nhập khẩu, các loại thuế đầu vào không được hoàn lại và các chi phí lien quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào sử dụng. Các chi phí phát sinh sau khi TSCĐHH đã đi vào sử dụng như chi phí sửa chữa, bảo dưỡng và đại tu thường được hạch toán vào BCKQHĐKD của năm phát sinh chi phí. Trường hợp có thể chứng minh 1 cách rõ rang các chi phí này làm lợi ích kinh tế trong tương lai dự tính thu được từ việc sử dụng TSCĐHH vượt trên mức hoạt động tiêu chuẩn ban đầu thì các chi phí này được vốn hóa như 1 khoản nguyên giá tăng them của TSCĐHH. Giá trị hao mòn: GTHM được tính theo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26187.doc
Tài liệu liên quan