Báo cáo thực tập tổng hợp tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Láng Hạ

Phòng tổ chức cán bộ-đào tạo

1) Xây dựng quy định lề lối làm việc trong đơn vị và mối quan hệ với tổ chức Đảng, Công đoàn, chi nhánh trực thuộc trên địa bàn.

2) Đề xuất mạng lưới mở rộng mạng lưới kinh doanh trên địa bàn.

3) Đề xuất định mức lao động, giao khoán quỹ tiền lương đến các chi nhánh NHNo&PTNT trực thuộc trên địa bàn theo quy chế khoán tài chính của NHNo&PTNT.

4) Thực hiện công tác quy hoạch cán bộ, đề xuất cử cán bộ, nhân viên đi công tác, học tập trong và ngoài nước. Tổng hợp, theo dõi thường xuyên cán bộ, nhân viên được quy hoạch đào tạo.

5) Đề xuất, hoàn thiện và lưu trữ hồ sơ theo đúng quy định của Nhà nước, Đảng, ngành Ngân hàng trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, nhân viên trong phạm vi phân cấp uỷ quyền của Tổng giám đốc NHNo&PTNT.

6) Trực tiếp quản lý hồ sơ cán bộ thuộc chi nhánh NHNo&PTNT quản lý ; hoàn tất hồ sơ chế độ đối với cán bộ nghỉ hưu, nghỉ chế độ theo quy định của Nhà nước, của ngành Ngân hàng.

7) Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng của chi nhánh NHNo&PTNT.

8) Chấp hành công tác báo cáo thống kê, kiểm tra chuyên đề.

9) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh NHNo&PTNT giao.

 

doc17 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2544 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Láng Hạ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quá trình, cần phải có thời gian để ứng dụng lí thuyết đó một cách hiệu quả.Vì vậy trong mỗi trường đại học,giai đoạn thực tập của mỗi sinh viên là hêt sức quan trọng, nó giúp sinh viên có thể vận dụng những kiến thức đã được học ở trường vào thực tế để so sánh, đánh giá khoảng cách giữa lý thuyết và thực hành cũng như tích luỹ một số kinh nghiệm thực tiễn cho công việc sau này. Báo cáo tổng hợp thực tập là văn bản thể hiện những quan sát tổng quan, những ghi nhận và phát hiện của sinh viên sau quá trình thực tập tổng hợp tại một cơ sở nào đó. Trong 4 tuần thực tập tổng hợp tại chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ, tôi đã được quan sát hoạt động chung của Ngân hàng, cũng như đi đến từng phòng ban để học hỏi thực tế, gắn những kiến thức đã được học ở trường với thực tế công tác Ngân hàng tại đây. Kết thúc thời gian thực tập tổng hợp, cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo hướng dẫn TS Phạm Quang Trung và sự giúp đỡ nhiệt tình của tập thể cán bộ viên chức chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ, tôi đã hoàn thành bản “Báo cáo thực tập tổng hợp”. Bản Báo cáo này được chia làm năm chương với tiêu đề như sau: Chương 1: Lịch sử hình thành và phát triển của Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ Chương 2: Cơ cấu tổ chức và nhân sự hiện nay của Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ Chương 3: Nhiệm vụ của Chi nhánh và nhiệm vụ của các phòng chức năng Chương 4: Tình hình hoạt động của Chi nhánh trong mấy năm gần đây Chương 5: Định hướng, mục tiêu cụ thể năm 2004 và trong thời gian tới. Sinh viên:Lê Minh Đức Lớp: Ngân Hàng 42b Chương 1: Lịch sử hình thành và phát triển của Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ Thành lập. NHNo&PTNT Việt nam là một trong bốn NHTM Quốc Doanh hàng đầu Việt nam với mạng lưới chi nhánh phân bố rộng khắp và phục vụ một lượng khách hàng lớn và rất đa dạng. Cùng với các NHTM Quốc Doanh khác, hệ thống NHNo đã góp phần không nhỏ đáp ứng yêu cầu cung cấp vốn cho các thành phần kinh tế trên mọi miền đất nước, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp. Trong những tháng cuối năm 1996, NHNo&PTNT Việt Nam đã thể hiện định hướng chiến lược có ý nghĩa quan trọng: Củng cố và giữ vững thị trường nông thôn, tiếp cận nhanh và từng bước chiếm lĩnh thị phần tại thị trường thành thị, phát triển kinh doanh đa năng, hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng, góp phần thúc đẩy nền kinh tế đất nước. Chính vì thế, cùng với việc ra đời của một số chi nhánh NHNo tại các thành phố lớn, khu đô thị và trung tâm kinh tế trên mọi miền đất nước trong giai đoạn 1996-1997, ngày 1/8/1996 tại quyết định số 334/QĐ-NHNo_02 của Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam, Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ 17/3/1997. Cơ cấu tổ chức và nhân sự khi CN mới thành lập. Biên chế tổ chức của chi nhánh ban đầu gồm: Ban giám đốc, hai phòng chức năng là Kế hoạch kinh doanh và Kế toán ngân quỹ. -Ban Giám đốc: có 3 đồng chí: +Giám đốc: Đồng chí Kiều Trọng Tuyến; +Phó Giám đốc: Đồng chí Lê Hồng Phong; Đồng chí Nguyễn Mạnh Tiến. -Phòng Kế hoạch kinh doanh: Có 7 người vừa thực hiện nhiệm vụ Tín dụng, Kế hoạch vừa làm các công việc của Hành chính-Tổ chức cán bộ. ( Lúc này chưa có bộ phận Kiểm tra kiểm toán nội bộ). -Phòng Kế toán ngân quỹ: gồm 3 người thực hiện nhiệm vụ Kế toán và Ngân quỹ. Về tổ chức Đảng. Chi nhánh thành lập một chi bộ gồm 5 Đảng viên do đồng chí Kiều Trọng Tuyến_Giám đốc Chi nhánh làm Bí thư Chi bộ, đồng chí Lê Hồng Phong_Phó Giám đốc làm phó Bí thư chi bộ, các Đảng viên là: Nguyễn Mạnh Tiến, Cao Thị Hạnh, Đậu Thị Quý. Có thể nói sự ra đời của Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ là bước mở đầu cho sự phát triển của NHNo&PTNT Việt Nam tại các địa bàn đô thị, khu công nghiệp và trung tâm kinh tế trên mọi miền đất nước Chương 2: Cơ cấu tổ chức và nhân sự hiện nay của NHNo&PTNT Chi nhánh Láng Hạ I.Cơ cấu tổ chức. Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ là chi nhánh cấp 1, loại 1 trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam. Đứng đầu chi nhánh là Giám đốc chi nhánh. Gồm có 8 phòng chức năng, 1 chi nhánh cấp 2 và 7 phòng giao dịch: Các phòng chức năng: 1. Phòng Kế toán Ngân quỹ; 2. Phòng Tín dụng; 3. Phòng Kế hoạch Nguồn vốn; 4. Phòng Thẩm định; 5. Phòng Thanh toán quốc tế; 6. Phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ; 7. Phòng tổ chức cán bộ; 8. Phòng Hành chính quản trị. Chi nhánh cấp hai: Chi nhánh Bách khoa. Các phòng giao dịch: + Phòng giao dịch số 2 (29 Ngõ Trạm) + Phòng giao dịch số 3 (Phường Mai Dịch) + Phòng giao dịch số 4 (170 Lò Đúc) + Phòng giao dịch số 5 (Nhà C7 đường Trung Kính) + Phòng giao dịch số 6 (91 Hàng Mã) + Phòng giao dịch số 7 (92 Đào Tấn) + Phòng giao dịch số 8 (22 đường Hồng Liên) Sơ đồ tổ chức của Chi nhánh: Giám đốc Phó GĐ phụ trách Tín dụng Phó GĐ phụ trách Thanh toán quốc tế Phó GĐ phụ trách Kế toán Phòng Tín dụng Các chi nhánh cấp 2 Phòng Thanh toán Quốc tế Phòng kế hoạch nguồn vốn Phòng tổ chức cán bộ Các phòng giao dịch Phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ Phòng vi tính Phòng hành chính quản trị Phòng Kế toán Phòng Vi tính chưa được thành lập chính thức, trên thực tế mới chỉ là Tổ tin học, tuy nhiên để đáp ứng nhu cầu sử dụng công nghệ ngân hàng ngày càng hiện đại và để không bị tụt hậu so vơí các đối thủ cạnh tranh thì việc cho ra đời một phòng vi tính với các chức năng và nhiệm vụ cụ thể là rất cần thiết và sẽ được hoàn thành trong một tương lai không xa. II.Cơ cấu nhân sự Theo số liệu thống kê đến 31/12/2003 tổng số nhân sự của chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ là 183 người. Trong đó: Nam: 64 người (chiếm 35%) Nữ: 119 người (chiếm 65%) Về chất lượng nhân sự của chi nhánh: Số người có trình độ trên Đại học: 3 người (chiếm 1,6% trong tổng nhân sự) Số người có trình độ Đại học, Cao đẳng: 139 người (chiếm 75,9%) Số người có trình độ Trung cấp, Sơ cấp: 18 người (9,8%) Số người chưa qua đào tạo: 23 người (12,5%) Bên cạnh đó, cán bộ viên chức của chi nhánh có tuổi đời bình quân khá trẻ (38,31 tuổi). Xác định yếu tố con người đóng vai trò quan trọng trong kinh doanh và phát triển, công tác tổ chức cán bộ và đào tạo luôn được Chi nhánh chú trọng. Hàng năm các chương trình đào tạo được tiến hành nhằm mở rộng và nâng cao kiến thức cho số cán bộ viên chức cũ, đào tạo kịp thời trên cơ sở kèm cặp thực hành với số cán bộ mới. Thời gian đào tạo bình quân trong năm cho số cán bộ viên chức cơ quan đạt 30 ngày/người/năm. Về cơ cấu nhân sự theo phòng: Phòng tín dụng: 25 người; Phòng Kế hoạch: 5 người; Phòng Kế toán-Ngân quỹ: 50 người; Phòng Thanh toán quốc tế: 15 người; Phòng Kiểm tra-Kiểm toán nội bộ: 4 người; Phòng tổ chức cán bộ và đào tạo: 5 người; Phòng Hành chính nhân sự: 13 người; Phòng Thẩm định: 3 người. Phòng giao dịch số 2: 9 người; Phòng giao dịch số 3: 6 người; Phòng giao dịch số 5: 6 người; Phòng giao dịch số 6: 6 người; Phòng giao dịch số 7: 6 người. Chi nhánh Bách Khoa: 21 người, Phòng giao dịch số 4 trực thuộc chi nhánh Bách Khoa: 6 người. Chương 3: Nhiệm vụ của chi nhánh và nhiệm vụ của các phòng chức năng I. Nhiệm vụ của chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ Huy động vốn a.Khai thác và nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước và ngoài nước bằng Đồng Việt Nam và đồng ngoại tệ. b.Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu Ngân hàng và thực hiện các hình thức huy động vốn khác theo quy định của NHNo&PTNT. c.Tiếp nhận các nguồn vốn tài trợ, vốn uỷ thác của Chính phủ, chính quyền địa phương và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của NHNo&PTNT. d.Được phép vay vốn ngắn hạn, trung và dài hạn của các tổ chức Tài chính trong nước theo quy định của NHNo&PTNT. Cho vay Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng đồng Việt Nam và đồng ngoại tệ với các tổ chức kinh tế. Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng đồng Việt Nam đối với các cá nhân và hộ gia đình thuộc mọi thành phần kinh tế. Kinh doanh ngoại hối: Huy động vốn, cho vay, mua, bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế và các dịch vụ khác về ngoại hối theo chính sách quản lý ngoại hối của chính phủ, NHNN và NHNo&PTNT. Kinh doanh dịch vụ ngân hàng khác: Thu, chi tiền mặt, mua bán vàng, bạc, máy rút tiền tự động, dịch vụ thẻ tín dụng, két sắt, nhận cất giữ, chiết khấu các loại giấy tờ có giá trị được bằng tiền, thẻ thanh toán, nhận uỷ thác cho vay của các tổ chức tài chính, tín dụng, tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước, các dịch vụ Ngân hàng khác được NHNN và NHNo&PTNT cho phép. Cân đối, điều hoà vốn kinh doanh nội tệ đối với các chi nhánh NHNo&PTNT trực thuộc trên địa bàn. Thực hiện hạch toán kinh doanh và phân phối thu nhập theo quy định của NHNo&PTNT. Thực hiện đầu tư dưới các hình thức như: Hùn vốn, liên doanh, mua cổ phần và các hình thức đầu tư khác với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác khi được NHNo&PTNT cho phép. Làm dịch vụ cho Ngân hàng phục vụ người nghèo. Quản lý nhà khách, nhà nghỉ và đào tạo tay nghề trên địa bàn (Nếu được Tổng giám đốc NHNo&PTNT giao) Thực hiện công tác tổ chức, cán bộ, đào tạo, thi đua khen thưởng theo phân cấp uỷ quyền của NHNo&PTNT. Thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ việc chấp hành thể lệ, chế độ nghiệp vụ trong phạm vi địa bàn theo quy định của NHNo&PTNT. Tổ chức phổ biến, hướng dẫn và triển khai thực hiện các cơ chế, quy chế nghiệp vụ và văn bản pháp luật của Nhà nước, ngành Ngân hàng và NHNo&PTNT liên quan đến hoạt động của các chi nhánh NHNo&PTNT. Nghiên cứu, phân tích kinh tế liên quan đến hoạt động tiền tệ, tín dụng và đề ra kế hoạch kinh doanh phù hợp với kế hoạch kinh doanh của NHNo&PTNT và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội địa phương. Chấp hành đầy đủ các báo cáo, thống kê theo chế độ quy định và theo yêu cầu đột xuất của Tổng giám đốc NHNo&PTNT. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt nam giao. II. Nhiệm vụ của các phòng chức năng Phòng Kế hoạch nguồn vốn Nghiên cứu đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn tại địa phương. Xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung và dài hạn theo định hướng kinh doanh của NHNo. Tổng hợp, theo dõi các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh và quyết toán kế hoạch đến các chi nhánh NHNo&PTNT trên địa bàn. Cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn và điều hoà vốn kinh doanh đối với các chi nhánh NHNo&PTNT trên địa bàn. Tổng hợp, phân tích hoạt động kinh doanh quý, năm. Dự thảo các báo cáo sơ kết, tổng kết. Đầu mối thực hiện thông tin phòng ngừa rủi ro và xử lý rủi ro tín dụng. Tổng hợp, báo cáo chuyên đề theo quy định. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh NHNo giao. 2.Phòng Tín dụng Nghiên cứu, xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mở rộng theo hướng đầu tư tín dụng khép kín: sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu và gắn tín dụng sản xuất, lưu thông và tiêu dùng. Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế kỹ thuật, danh mục khách hàng lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao. Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp uỷ quyền. Thẩm định các dự án, hoàn thiện hồ sơ trình NHNo cấp trên theo phân cấp uỷ quyền. Tiếp nhận và thực hiện các chương trình, dự án thuộc nguồn vốn trong nước, nước ngoài. Trực tiếp làm làm dịch vụ uỷ thác nguồn vốn thuộc Chính phủ, ban ngành khác và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước. Xây dựng và thực hiện các mô hình tín dụng thí điểm, thử nghiệm trong địa bàn, đồng thời theo dõi, đánh giá, sơ kết, tổng kết, đề xuất Tổng giám đốc cho phép nhân rộng. Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục. Giúp Giám đốc chi nhánh chỉ đạo, kiểm tra hoạt động tín dụng của các chi nhánh NHNo&PTNT trực thuộc trên địa bàn. Tổng hợp, báo cáo và kiểm tra chuyên đề theo quy định. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh NHNo&PTNT giao. 3.Phòng Thẩm định. Là phòng mới được thành lập với nhiệm vụ thẩm định tài chính đối với các dự án xin vay vốn có quy mô tương đối cao (trên 5 tỷ với Doanh nghiệp Nhà nước và trên 2 tỷ với Doanh nghiệp ngoài Quốc doanh). Chấp hành chế độ báo cáo và kiểm tra chuyên đề. Ngoài ra, thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh giao. 4. Phòng Kế toán- Ngân quỹ. Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, NHNo. Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tài chính, quỹ tiền lương đối với các chi nhánh NHNo&PTNT trên địa bàn trình NHNo cấp trên phê duyệt. Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của NHNo&PTNT trên địa bàn. Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ, tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán và các báo cáo theo quy định. Thực hiện các khoản nộp Ngân sách Nhà nước theo luật định. Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước. Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ và định mức tồn quỹ theo quy định. Quản lý, sử dụng thiết bị thông tin, điện toán phục vụ nghiệp vụ kinh doanh theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam. Chấp hành chế độ báo cáo và kiểm tra chuyên đề. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh NHNo&PTNT giao. 5.Phòng Hành chính quản trị. Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý của chi nhánh và có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được Giám đốc chi nhánh NHNo&PTNT phê duyệt. Xây dựng và triển khai chương trình giao ban nội bộ chi nhánh và các chi nhánh NHNo&PTNT trực thuộc trên địa bàn. Trực tiếp làm thư ký tổng hợp cho Giám đốc chi nhánh NHNo&PTNT. Tư vấn pháp chế trong việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể về giao kết hợp đồng, hoạt động tố tụng, tranh chấp dân sự, hình sự, kinh tế, lao động, hành chính liên quan đến cán bộ, nhân viên và tài sản của chi nhánh NHNo&PTNT. Thực thi pháp luật có liên quan đến an ninh, trật tự, phòng cháy, nổ tại cơ quan. Lưu trữ các văn bản pháp luật có liên quan đến ngân hàng và văn bản định chế của NHNo&PTNT. Đầu mối giao tiếp với khách đến làm việc, công tác tại chi nhánh NHNo&PTNT. Trực tiếp quản lý con dấu của chi nhánh; thực hiện công tác hành chính văn thư, lễ tân, phương tiện giao thông, bảo vệ, y tế của chi nhánh NHNo&PTNT. Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, sửa chữa tài sản cố định, mua sắm công cụ lao động, vật rẻ mau hỏng; quản lý nhà tập thể, nhà khách, nhà nghỉ của cơ quan. Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị theo chỉ đạo của ban lãnh đạo chi nhánh NHNo&PTNT. Đầu mối trong việc chăm lo đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần và thăm hỏi ốm đau, hiếu, hỷ cán bộ nhân viên. Thực hiện nhiệm vụ khác được Giám đốc chi nhánh NHNo&PTNT giao. 6. Phòng tổ chức cán bộ-đào tạo Xây dựng quy định lề lối làm việc trong đơn vị và mối quan hệ với tổ chức Đảng, Công đoàn, chi nhánh trực thuộc trên địa bàn. Đề xuất mạng lưới mở rộng mạng lưới kinh doanh trên địa bàn. Đề xuất định mức lao động, giao khoán quỹ tiền lương đến các chi nhánh NHNo&PTNT trực thuộc trên địa bàn theo quy chế khoán tài chính của NHNo&PTNT. Thực hiện công tác quy hoạch cán bộ, đề xuất cử cán bộ, nhân viên đi công tác, học tập trong và ngoài nước. Tổng hợp, theo dõi thường xuyên cán bộ, nhân viên được quy hoạch đào tạo. Đề xuất, hoàn thiện và lưu trữ hồ sơ theo đúng quy định của Nhà nước, Đảng, ngành Ngân hàng trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, nhân viên trong phạm vi phân cấp uỷ quyền của Tổng giám đốc NHNo&PTNT. Trực tiếp quản lý hồ sơ cán bộ thuộc chi nhánh NHNo&PTNT quản lý ; hoàn tất hồ sơ chế độ đối với cán bộ nghỉ hưu, nghỉ chế độ theo quy định của Nhà nước, của ngành Ngân hàng. Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng của chi nhánh NHNo&PTNT. Chấp hành công tác báo cáo thống kê, kiểm tra chuyên đề. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh NHNo&PTNT giao. 7. Phòng kiểm tra, kiểm toán nội bộ Kiểm tra công tác điều hành của chi nhánh NHNo&PTNT và các đơn vị trực thuộc theo nghị quyết của Hội đồng quản trị và chỉ đạo của Tổng giám đốc NHNo&PTNT. Kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy trình nghiệp vụ kinh doanh theo quy định của pháp luật, NHNo&PTNT. Giám sát việc chấp hành các quy định của NHNN về đảm bảo an toàn trong hoạt động tiền tệ, tín dụng và dịch vụ Ngân hàng. Kiểm tra độ chính xác của báo cáo tài chính, báo cáo cân đối kế toán, việc tuân thủ các nguyên tắc chế độ về chính sách kế toán theo quy định của Nhà nước, ngành Ngân hàng. Báo cáo Tổng giám đốc NHNo&PTNT, giám đốc chi nhánh NHNo&PTNT kết quả kiểm tra và đề xuất biện pháp xử lý, khắc phục khuyết điểm, tồn tại. Giải quyết đơn, thư khiếu tố liên quan đến hoạt động của chi nhánh NHNo&PTNT trên địa bàn trong phạm vi phân cấp uỷ quyền của Tổng giám đốc NHNo&PTNT. Tổ chức giao ban thường kỳ về công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nội bộ đối với các chi nhánh NHNo&PTNT trên địa bàn; sơ kết, tổng kết công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ theo quy định. Làm đầu mối trong việc kiểm toán độc lập, thanh tra, kiểm soát của ngành Ngân hàng và các cơ quan pháp luật khác đến làm việc với chi nhánh NHNo&PTNT. Thực hiện báo cáo chuyên đề và các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh NHNo&PTNT, Trưởng ban kiểm tra, kiểm toán nội bộ giao 8. Phòng Thanh toán quốc tế Thực hiện công tác thanh toán ngoài nước của chi nhánh, nghiên cứu, xây dựng và áp dụng các kỹ thuật thanh toán hiện đại. Tạo điều kiện cho việc thanh toán nhanh nhất, chính xác đáp ứng nhu cầu của khách hàng. áp dụng công nghệ thanh toán hiện đại. Tổng hợp, báo cáo và kiểm tra chuyên đề theo quy định. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh NHNo&PTNT giao. Chương 4: Tình hình hoạt động của Chi nhánh trong ba năm gần đây 1. Hoạt động nguồn vốn Bảng 1: Quy mô nguồn vốn Đơn vị : tỷ đồng Chỉ tiêu 2001 2002 2003 Tổng nguồn vốn kinh doanh 2.630 3.812 4.037 *Phân theo loại tiền 1. Nội tệ 2.276 3.299 3.091 2. Ngoại tệ (quy VNĐ) 354 513 946 *Phân theo kỳ hạn 1.TG không kỳ hạn 469 962 1.046 2. TG có kỳ hạn dưới 12 tháng 1.587 863 1.053 3. TG có kỳ hạn trên 12 tháng 574 1.987 1.938 Qua bảng trên ta thấy: Tổng nguồn vốn huy động toàn chi nhánh đến 31/12/2003 đạt 4.037 tỷ đồng, tăng 1.047 tỷ đồng so với năm 2001 (tốc độ tăng trưởng 154%), tăng 225 tỷ đồng so với năm 2002 (tốc độ tăng trưởng 106%) đạt 81% kế hoạch năm 2003 ( Kế hoạch là 4.987 tỷ đồng). Tổng nguồn vốn năm 2002 tăng 1.182 tỷ đồng (tốc độ tăng trưởng 145%) so với năm 2001, vượt kế hoạch năm 2002 là 5,89% (Kế hoạch là: 3600 tỷ đồng). Về cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền: Cũng qua bảng trên ta thấy nguồn vốn nội tệ năm 2002 tăng so với năm 2001 ( tăng 1023 tỷ đồng, tức 44,9%) và chiếm 86,5% trong tổng nguồn; nhưng nguồn vốn nội tệ năm 2003 lại giảm so với năm 2002 (giảm 208 tỷ đồng, tức 6,3%), mặc dù vẫn tăng so 2001 (tăng 815 tỷ, tức 35,9%) và chiếm 76,6% trong tổng nguồn. Trong khi đó nguồn vốn ngoại tệ tăng liên tiếp qua các năm: năm 2002 tăng 159 tỷ so với năm 2001 (tương đương 44,9%); năm 2003 tăng 433 tỷ đồng so với năm 2002 (tương đương 84,4%). Như vậy qua sự tăng trưởng của nguồn vốn ngoại tệ ta thấy việc thu hút vốn ngoại tệ của chi nhánh đã có sự phát triển đáng kể, mang lại những kết quả khả quan. Về cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn: Nguồn vốn không kỳ hạn tăng liên tục qua các năm: năm 2002 tăng 493 tỷ so với năm 2001 (tương đương 105%), năm 2003 tăng 84 tỷ so với năm 2002 (tương đương 8,7%); Nguồn vốn có kỳ hạn dưới 12 tháng có xu hướng giảm qua các năm: năm 2002 giảm 724 tỷ so với năm 2001 (tương đương giảm 45,6%), năm 2003 tăng so với năm 2002 là 190 tỷ ( tương đương 22%) nhưng so với năm 2001 thì vẫn thấp hơn nhiều. Nguồn vốn có kỳ hạn trên 12 tháng có xu hướng tăng: năm 2002 tăng 1413 tỷ đồng so với năm 2001 (tương đương 246%), một sự tăng trưởng rất nhanh, năm 2003 tuy giảm 49 tỷ đồng so với năm 2002 (tương đương giảm 2,5%) nhưng con số giảm này là nhỏ và so với năm 2001 thì nguồn vốn có kỳ hạn trên 12 tháng của năm 2003 vẫn cao hơn rất nhiều. Năm 2003, nguồn vốn đã không đạt được kế hoạch đề ra, đó là do một số nguyên nhân như sau: Việc tách chuyển và bàn giao chi nhánh Bà Triệu cho NHNo&PTNT Đông Hà nội đã làm giảm nguồn vốn 172 tỷ đồng. Trả tiền vay các Tổ chức tín dụng với lãi suất cao nên làm giảm 250 tỷ so với năm 2002. Một nguyên nhân khách quan nổi bật nhất là môi trường cạnh tranh trên địa bàn thủ đô, tác động của các quy định về lãi suất khi huy động vốn. Mặt khác, trong năm có hai khách hàng lớn chuyển sang ngân hàng khác là: Kho Bạc Ba Đình và BHXH Hà nội với tổng số 100 tỷ đồng. 2. Tình hình sử dụng vốn Chỉ tiêu 31_12_2002 30_11_2003 31_12_2003 A. Tổng dư nợ 1,465,840 1,528,302 1,515,047 *Phân theo kỳ hạn 1,465,804 1,528,302 1,515,047 - Ngắn hạn 501,731 636,746 642,667 - Trung hạn 26,492 15,35 17,611 - Dài hạn 937,617 86,199 854,769 *Phân theo loại tiền 1,465,804 1,528,302 1,515,047 -Nội Tử 1,090,219 957,537 1,004,754 -Ngoại tệ 375,621 570,765 510,293 *Phân theo loiaị hình 1,465,804 1,528,302 1,515,047 -DNNN 1,381,791 1,426,629 1,237,926 -DNNQD 84,049 101,63 26,269 Nhận thấy,Tổng dư nợ đến 31_12_2003 đạt 1,515 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng là 103%,tăng 49 tỷ đồng so với măm 2002,đạt 85%kế hoạch năm 2003(kế hoạch năm:1.774 tỷ đồng).Nếu nhìn cả dư nợ bàn dao CN Bà Triệu về NHNo Đông Hà Nội thì dư nợ đạt 1.661 tỷ tăng 195 tỷ(Tăng trưởng 13%)so năm 2002. Trong đó: -Dư nợ nội tệ đạt:1.005 tỷ đồng,giảm 85 tỷ đồng so với 2002, đạt 95% kế hoạch, chiếm 66,3 tổng dư nợ. -Dư nợ ngoại tệ dạt;510 tỷ đồng,tăng 134 tỷ đồng so năm 2002 đạt 70% kế hoạch ,chiếm 33, % tổng dư nợ .Chi nhánh lấy tỷ giá qui đỏi là 15.645 đồng/USD *Nguyên nhân dư nợ không đạt KH: -Một số dự án cho vay dài hạn đã kí hợp đòng tín dụng song chưa dải ngân hết trong năm. -Do tách chi nhánh Bà Triệu trực thuộc ngân hàng đông Hà nội nên dư nợ giảm 146 tỷ đồng. -Chi nhánh đã quan tâm đến việc mở rộng cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, công ty tư nhân,công ty cổ phần và hộ sản xuất song kết quả còn thấp. Chương 5: Định hướng, mục tiêu cụ thể năm 2004 và trong thời gian tới. I.Định hướng, mục tiêu cụ thể. 1.Nguồn vốn: 4.925 tỷ đồng(tăng 22% so với năm 2003). Trong đó nâng tỷ trọng tiền gửi dân cư từ 25,% lên 30% trong tổng nguồn vốn. 2.Dư nợ:1.847tỷ đồng(tăng 22% so năm 2003).Trong đó nâng tỷ trọng cho vay cấc đối tượng ngoài quốc doanh từ 1,76% lên 30% trong tổng dư nợ. 3.Tỷ lệ nợ quá hạn: Dưới 1% trong tổng dư nợ 4. Tăng thu dịch vụ từ 3,6% lên 5% trên tổng thu nhập 5. Tài chính: Phấn đấu hoàn thành kế hoạch tài chính trên giao, đảm bảo thu nhập cho CBCNV theo qui định và làm nghĩa vụ đối với nhà nước đầy đủ II.Các giải pháp chính: 1.Công tác nguồn vốn: + Mở rộng, đa dạng hoá các hình thức huy động vốn để tăng nhanh nguồn vốn nội ngoại tệ ổn định vững chắc. + Thực hiện bám sát, chăm sóc và khai thác các hành khách có tiềm năng về nguồn vốn. + Tiếp tục mở rộng màng lưới phù hợp với khả năng kinh doanh của đơn vị, dự kiến trong năm 2004 mở thêm 02 phòng dao dịch và nâng cấp 01 phòng giao dịch đủ điều kiện thành chi nhánh cấp II loại 4. 2.Về đầu tư : + Chú trọng đầu tư đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ Cong ty cổ phần, Công ty TNHH, hộ SX và cho vay đời sống. + Lựa chọn và giữ vững thị phần tín dụng tại các tổng công ty nhà nước + Tổ chức theo dõi sát các diễn biến khách hàng từ đó phân tích đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của đơn vị có cơ sở để ngăn chặn nợ quá hạn phát sinh ,tiềm ẩn rủi ro 3.Nâng cao chất lượng và mở rộng tín dụng, ngiệp vụ ngoài tín dụng như chuyển tiền , mua bán ngoại tệ, thanh toán và thanh toán biên giới, dịch vụ thẻ ATM...và các dịch vụ khác. Khai thác các khách hàng xuất khẩu, mở rộng dịch vụ chi trả kiều hối. 4. Tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo và đào tạo lại cán bộ, bố chí đủ cán bộ bổ nhiệm các cương vị, nhiệm vụ phù nợp vói khả năng hiện có và đạt hiệu quả công tác cao. 5. Đẩy nhanh tiến độ ứng dụng công nghệ tin học trong các nghiệp vụ ngân hàng. Phát triển các nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu tiện ích của khách hàng 6. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiét bị đầy đủ phù hợp cho các chi nhánh, phòng giao dịch đảm bảo kinh doanh an toàn và góp phần hoạt động trên địa bàn thủ đô 7. Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra nội bộ,công tác tự kiểm tra nhằm kịp thời phát hiện mọi sai sót khuyết điểm. Trong hoạt động nội bộ phải triệt để thực hiện dân chủ hoá, giả quyết kịp thời đơn thư khiếu lại tố cáo, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tham nhũng,tiêu cực... 8. Tạo chuyển biến về chất trong quản trị điều hành của mọi cấp lãnh đạo theo hướng đúng chức năng nhiệm vụ , đúng qui chế .Phương châm là mở rộng kinh doanh đảm bảo sinh lời trong khả năng phải kiểm soát được. 9. Thường xuyên phát động phong trào thi đua, tạo khí thế sôi nổi trong toàn cơ quan đơn vị, đồng thời gắn với khen thưởng tinh thần vật chất động viên kịp thời đối với đôn vị, cá nhân có nhiều thành tích 10. Kien quyết chỉ đạo xây dựng đề án khoán đến từng đơn vị và người lao động. Trên đây là tình hình sơ lược về các hoạt động và thực trạng của NHNo &PTNT Chi nhánh Láng hạ. Mặc dù đã có cố gắng rất nhiều trong thời gian thực tập tổng hợp, nhưng bản báo cáo này không tránh khỏi thiếu sót giữa lí luận với thực tế. Tôi sẽ cố gắng hoàn thiện hơn, nhưng điều đó cần rất nhiều sự giúp đỡ của thầy giáo TS Phạm Quang Tr

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTiêu thụ sản phẩm tại công ty TNHH Đức Việt.doc
Tài liệu liên quan