Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu INTIMEX

MỤC LỤC

 

1.Giới thiệu chung về công ty cổ phần xuất nhập khẩu INTIMEX 1

1.1. Giới thiệu chung 1

1.2. Lịch sử hình thành 2

1.3. Quá trình phát triển 3

1.3.1 Giai đoạn trước cổ phần hoá 3

1.3.2. Giai đoạn sau cổ phần hoá 5

2.Cơ cấu tổ chức 5

2.1. Cơ cấu tổ chức trước cổ phần hoá 5

2.2. Cơ cấu tổ chức sau cổ phần hoá 6

2.3. Chức năng vị trí của từng bộ phận 8

3. Lĩnh vực kinh doanh 10

3.1. Hoạt động thương mại 10

3.1.1. Xuất khẩu 10

3.1.2 Nhập khẩu 11

3.1.3. Kinh doanh nội địa 12

3.2. Hoạt động dịch vụ 13

3.3. Hoạt động sản xuất 13

3.4. Hoạt động khác 15

4. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty 15

4.1. Kết quả sản xuất kinh doanh 15

4.2. Thành tựu kinh doanh 18

5.Các hoạt động quản trị chủ yếu 19

5.1.Quản trị nhân lực 19

5.1.1.Cơ cấu lao động của công ty 19

5.1.2.Công tác tuyển dụng, đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ 20

5.1.3. Công tác quản lý và sử dụng cán bộ CNV 22

5.1.4.Công tác đánh giá cán bộ CNV 22

5.1.5. Tổng quỹ lương và công tác trả lương, trả thưởng cho nhân viên 24

5.2. Công tác xây dựng chiến lược kinh doanh 25

5.3. Quản trị sản xuất 26

5.4. Quản trị các yếu tố vật chất 27

5.5. Quản trị tài chính 28

6. Ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân 30

6.1. Ưu điểm 30

6.2. Nhược điểm và nguyên nhân 31

7. Định hướng phát triển của công ty 33

7.1. Các nhân tố rủi ro ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh 33

7.1.1 Rủi ro về kinh tế 33

7.1.2. Rủi ro từ phía thị trường 34

7.1.3. Rủi ro về luật pháp 35

7.1.4. Rủi ro tỷ giá 35

7.1.5. Rủi ro khác 35

7.2. Định hướng phát triển SXKD của công ty cổ phần: 35

7.2.1. Kinh doanh xuất nhập khẩu: 36

7.2.2 Kinh doanh nội địa 37

7.2.3. Hoạt động đầu tư và sản xuất 37

7.2.4. Hoạt động kinh doanh dịch vụ và kinh doanh khác 38

7.3. Các chỉ tiêu tài chính dự kiến năm 2009- 2011 39

 

 

doc42 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4307 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu INTIMEX, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng kinh doanh bán buôn, Intimex đã và đang phát triển đa dạng về số lượng và chủng loại hàng hóa, tìm kiếm các chủng loại hàng có chất lượng cao, giá cả phù hợp, hợp thị hiếu người tiêu dùng. Intimex cũng là đại lý độc quyền, đại lý phân phối và bán buôn các mặt hàng tiêu dùng tại phía Bắc. Đến nay mạng lưới phân phối bán buôn của Trung Tâm Thương Mại Intimex đã phủ kín hoàn toàn với tất cả các tỉnh phía Bắc. Ngoài ra, Công ty Xuất Nhập Khẩu Intimex đã mở rộng quan hệ với các khu vực thị trường: Miền Nam Việt Nam, các nước trong khối ASEAN, Trung Quốc, các nước trong khối EU và Mỹ. 3.2. Hoạt động dịch vụ - Dịch vụ kiều hối Công ty Intimex là một trong những đơn vị đầu tiên được Ngân Hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngay giấy phép làm dịch vụ chi trả kiều hối và hoạt động liên tuc từ năm 1989 đến nay. Các dịch vụ mà Intimex cung cấp bao gồm: nhận và gửi ngoại tệ với số lượng không hạn chế và thời gian chuyển nhanh chóng, nhận đặt hàng và chuyển phát phiếu mua hàng đến gia đình, thân nhân tại Việt Nam. - Dịch vụ viễn thông Để đẩy mạnh hơn nữa hoạt động kinh doanh, công ty XNK Intimex đã và đang phát triển kinh doanh các dịch vụ viễn thông mở đầu là mở Trung tâm Dịch vụ Viến thông Intimex tại Hà Nội.Trung tâm dịch vụ viễn thông Intimex hiện nay là một trong những đại lý uỷ quyền cấp một đầu tiên của Viettel Mobile về thuê bao, hoà mạng điện thoại di động 098, điện thoại cố đinh 178. Hiện nay Trung tâm đã mở các đại lý uỷ quyền cấp 2 tại một số tỉnh thành phố trên cả nước như: Lào Cai, Thái Bình, Bắc Ninh, Nghệ An, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí MInh... 3.3. Hoạt động sản xuất - Nông sản: Trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới việc nâng cao chất lượng hàng nông sản là một trong những chíên lược hàng đầu của công ty XNK Intimex nhằm chuyển nhượng hướng xuất khẩu nguyên liệu thô sang hàng hoá nông sản tinh chế có chất lượng và giá trị cao. Công ty đã triển khai xây dựng một số nhà máy: nhà máy sản xuất tinh bột sắn tại Thanh Chương- Nghệ An, xí nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu tại Hưng Đông- Nghệ An, xí nghiệp chế biển nông sản xuất khẩu tại khu công nghiệp Bình Chuẩn- Bình Dương, xí nghiệp kinh doanh tổng họp Intimex Hồ Chí Minh, xí nghiệp kinh doanh tổng hợp Intimex Đồng Nai. - Thuỷ hải sản Năm 2003, công ty đã tiến hành triển khai đầu tư vào lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thuỷ hải sản tại một số tỉnh như: Quảng Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An....nhằm chủ động hơn trong việc cung cấp nguyên liệu và chế biến, nâng cao giá trị xuất khẩu của mặt hàng thuỷ sản. Cùng với việc tiếp nhận nhà máy thuỷ sản đông lạnh Hoàng Trường- Thanh Hoá, xí nghiệp nuôi tôm xuất khẩu Thanh Hoá, công ty đang tiến hành triển khai một số dự án nuôi trồng và sản xuất giống thuỷ sản, nghiên cứu các dự án xây dựng nhà máy chế biến thuỷ sản xuất khẩu tại một số tỉnh thành trên toàn quốc dự án nuôi tôm tại Diễn Kim- Diễn Châu- Nghệ An, dự án nuôi điệp tại Vân Đồn- Quảng Ninh, dự án nuôi tôm tại Hoằng Trường- Thanh Hoá. - May mặc Các hoạt động chính của xí nghiệp là sản xuất hàng may mặc xuất khẩu, kinh doanh xuất nhập khẩu, kinh doanh nội địa với hệ thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm và đại lý. Năng xuất đạt được khoảng 1,5 triệu – 2 triệu sản phẩm/năm.Ngành may mặc có đội ngũ cán bộ quản lý nhiều kinh nghiệm và khoảng trên 340 công nhân lao động lành nghề.Các thị trường xuất khẩu chủ yêú là Mỹ, Eu, Liên Bang Nga, Canada.... - Xe gắn máy Với tôn chỉ chất lượng sản phẩm là mục tiêu kinh doanh, xí nghiệp xe máy đầu tư nhập khẩu những linh kiện có chất lượng cao. Cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp xe gắn máy Việt Nam, xí nghiệp chuyển từ việc đơn thuần lắp ráp sang đầu tư sản xuất xe gắn máy hai bánh theo chiều sâu. Xí nghiệp đã tiến hành nâng cấp trạm bảo hành với những trang thiết bị hiện đại để phục vụ cho công tác kinh doanh xe máy, xây dựng và thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001. Song song với những cải tiến trong quá trình sản xuất và kinh doanh xe hai bánh gắn máy, xí nghiệp luôn chấp hành đúng những quy định về sở hữu đối với kiểu dáng, nhãn hiệu, các quy định về đăng kiểm chất lượng, các quy định về tỉ lệ nội địa hoá, về nhập khẩu linh kiện... 3.4. Hoạt động khác Nhượng quyền thương mại, liên doanh, liên kết, đấu thầu trong nước và quốc tế, đầu tư kinh doanh tài chính, ngoại hối; kinh doanh bất động sản; xây dựng nhà ở, văn phòng, các công trình hạ tầng kỹ thuật và các dịch vụ có liên quan 4. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty 4.1. Kết quả sản xuất kinh doanh Intimex là một trong những doanh nghiệp có quy mô lớn của Bộ Công Thương về lĩnh vực kinh doanh Thương Mại. Trong suốt quá trình 30 năm hoạt động, Công ty đã tạo dựng được uy tín lớn đối với khách hàng trong và ngoài nước cũng như đã gặt hái được những thành công đáng kể trong lĩnh vực kinh doanh này. Ta cũng xem xét kết quả mà công ty đã đạt được. Bảng 4.1: Doanh thu một số mặt hàng chủ yếu của công ty Đơn vị : STT Sản phẩm Doanh thu xuất khẩu 2005 2006 2007 2008 1 Cà phê 122.902.635 180.780.504 50.106.985 23.212.708 2 Hạt tiêu 18.524.444 18.601.250 9.040.163 3.680.937 3 Cơm dừa 1.228.117 922.114 2.689.982 4.146.699 4 Thuỷ sản 552.347 591.381 - 375.786 5 Hàng tiêu dùng 761.716 3.071.257 4.359.146 3.249.208 6 Thiết bị máy móc 13.947 - 87.940 33.299 7 Nguyên liệu SX 298.446 16.150 1.137.993 - STT Sản Phẩm Doanh thu nhập khẩu 2005 2006 2007 2008 1 Hàng tiêu dùng 17.168.565 15.479.386 5.421.396 308.380 2 Thiết bị máy móc 8.954.183 5.850.067 440.472 870.168 3 Nguyên liệu SX 17.093.213 7.832.314 1.137.993 1.159.040 Hoạt động xuất khẩu là hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty trong những năm qua. Trong cơ cấu những mặt hàng xuất khẩu thì nông sản vẫn tiếp tục đóng vai trò chủ đạo với hai mặt hàng chủ lực là cà phê và hạt tiêu. Đây là hai mặt hàng truyền thống chiếm đến 70% tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty. Nhưng do nguyên nhân xuất khẩu nông sản trong những năm qua gặp nhiều khó khăn và biến động phức tạp kết hợp với việc công ty chuyển đổi mô hình kinh doanh, thực hiện cổ phần hóa 3 đơn vị trực thuộc do vậy doanh thu từ xuất khẩu và nhập khẩu đều có xu hướng giảm. Trong những năm trở lại đây xuất khẩu hàng tiêu dùng ngày càng tăng tỉ trọng và đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu xuất nhập khẩu của Intimex. Ngược lại doanh thu xuất khẩu nguyên liệu sản xuất không ổn định, biến động theo từng năm và khó dự báo, còn doanh thu nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thì giảm xuống liên tục trong 4 năm trở lại đây. Bảng 4.2: Kết quả kinh doanh của công ty trong 4 năm giai đoạn từ 2004 đến 2007 Đơn vị: nghìn đồng Chỉ tiêu Năm2004 Năm 2005 01/01/2006- 30/09/2006 01/01/2006- 30/09/2006 01/10/2007- 30/06/2008 1.Vốn kinh doanh 45.827.136 45.983.948 46.276.716 34.877.591 146.020.130 2. Nợ ngắn hạn: - Nợ quá hạn 565.488.727 - 632.521.600 - 294.956.091 - 289.036.691 - 415.268.425 - 3. Nợ dài hạn : -Nợ quá hạn 95.643.416 - 103.574.858 - 107.215.713 - 101.368.491 - 93.125.722 - 4.Tổng doanh thu 3.902.969.967 3.951.687.630 1.127.484.385 1.892.609.609 1.124.064.535 5. Tổng chi phí 3.795.510.710 3.950.041.810 1.135.253.562 1.902.320.495 1.150.669.428 6. LN trước thuế 2.871.784 188.849 -8.310.407 -11.035.172 -26.604 7. LN sau thuế 756.989 34.032 -8.344.101 -11.038.041 -26.604 8.Tỷ suất LNST/vốn KD 1,65% 0,008% -0,180% -0,316% -0,18% Trong 3 năm trở lại đây tình hình tài chính của công ty gặp nhiều khó khăn, lợi nhuận các năm đều âm. Hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu không đem lại lợi nhuận, nguyên nhân chủ yếu là do mặt hàng xuất khẩu vốn đem lại doanh thu lớn là cà phê (chiếm 70% tổng kim ngạch xuất khẩu) lại gặp nhiều bấp bênh, doanh thu sụt giảm đáng kể, hoạt động này đòi hỏi vốn đầu tư lớn nhưng giá cả lại bấp bênh, phụ thuộc nhiều vào cung cầu thị trường, do vậy hiệu quả kinh doanh thấp. Ta có thể nhận thấy tổng doanh thu của doanh nghiệp sụt giảm đáng kể trong 3 năm 2006-2008. Trong đó, hoạt động kinh doanh siêu thị đem lại lợi nhuận thấp, thậm chí trong 4 năm trở lại đây mức lợi nhuận âm ngày càng tăng lên theo từng năm. Do đặc thù của loại hình kinh doanh này đòi hỏi nhiều lao động nhưng tỷ lệ lợi nhuận lại thấp, và trong những năm gần đây gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt từ phía hệ thống siêu thị hiện đại của các tập đoàn bán lẻ nước ngoài do vậy không đem lại lợi nhuận. Các dự án đầu tư của Công ty hầu hết đều đang trong quá trình xây dựng hoặc mới đi vào hoạt động nên chưa đem lại lợi nhuận do vậy công ty phải trích lợi nhuận kinh doanh ra để trả vốn vay, lãi vay ngân hàng. Tuy nhiên trong tương lai khi các dự án này đi vào hoạt động ổn định hứa hẹn mang lại một phần lợi nhuận lớn cho công ty. Mặc dù nợ ngắn hạn có giảm so với năm 2005, tuy nhiên lại tăng lên đáng kể vào năm 2008, điều này ảnh hưởng tới khả năng thanh toán của công ty trong ngắn hạn. Tuy nhiên những sụt giảm về lợi nhuận cũng đang dần được cải thiện trong năm 2008 và dự kiến sẽ có những chuyển biến tích cực trong tương lai, đó là nhờ vào sự thay đổi kịp thời về cơ cấu tổ chức, hình thức pháp lý, ta có thể thấy rõ điều đó qua lợi nhuận trước thuế bị âm đã giảm xuống đáng kể và đang có xu hướng tốt hơn. 4.2. Thành tựu kinh doanh Với bề dày kinh nghiệm trong hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty xuất nhập khẩu Intimex là một đối tác tin cậy cho bạn hàng trong nước và quốc tế. Công ty xuất nhập khẩu Intimex đã được hội đồng Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tặng thưởng Huân chương Lao động hạng ba. Hằng năm Công ty đều được Bộ Thương Mại tặng cờ Đơn vị thi đua xuất sắc. Ngoài ra Công ty còn nhận được rất nhiều bằng khen của Ban chấp hành Công đoàn Thương mại và Du lịch Việt Nam, UBND thành phố Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn... Tháng 9 năm 2004, Công ty xuất nhập khẩu Intimex đã vinh dự được Hội liên hiệp Thanh niên Việt Nam và Hội các nhà Doanh nghiệp trẻ Việt Nam trao tặng giải thưởng Sao vàng đất Việt- một giải thưỏng lớn tôn vinh những thương hiệu và sản phẩm tiêu biểu của Việt Nam trong quá trình hội nhập. Đặc biệt năm 2007, công ty được xếp hạng thứ 34 trong tổng số 500 doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam. 5.Các hoạt động quản trị chủ yếu 5.1.Quản trị nhân lực 5.1.1.Cơ cấu lao động của công ty Bảng 5.1: Cơ cấu lao động của công ty (30/09/2008) Phân loại SốlượngLĐ (người) Tỷ lệ (%) 1. Phân theo hợp đồng lao động Lao động hợp đồng không xác định thời hạn 208 15,88 Lao động hợp đồng từ đủ 3 tháng đến 36 tháng 909 69,39 LĐ không kí hợp đồng lao động 03 0,23 LĐ làm việc theo mùa vụ hoặc công việc nhất định có thời gian dưới 12 tháng 190 14,5 Tổng 1.310 100 2.Phân theo trình độ Trên đại học 01 0,08 Đại học và Cao đẳng 373 28,47 Trung cấp 314 23.97 Sơ cấp 129 9,85 Công nhân kỹ thuật 81 6,18 Lao động phổ thông 412 31,45 Tổng 1.310 100 Hình 5.2: Biểu đồ số lượng lao động của công ty trong 4 năm 2004- 2007 Có thể dễ dàng nhận thấy số lượng lao động của Công ty tương đối ổn định. Trong 4 năm trở lại đây, doanh nghiệp mở rộng kinh doanh sang các lĩnh vực khác nhau, do vậy nhu cầu tuyển dụng lao động gia tăng. Song song với việc gia tăng về số lượng thì trình độ, tay nghề lao động của công ty cũng có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên sự gia tăng về số lượng lao động và trình độ lao động cũng chưa phản ánh toàn bộ chất lượng lao động của công ty, chất lượng lao động còn phụ thuộc vào sự phù hợp của lao động với công việc. 5.1.2.Công tác tuyển dụng, đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ Căn cứ theo Công văn số 243 INT/TCCB ngày 25/02/2002 của Công ty về việc tuyển dụng, tiếp nhận và ký HĐLĐ, công tác tuyển dụng lao động được thực hiện như sau: Tất cả lao động quản lý và nghiệp vụ chuyên môn, nghiệp vụ kinh doanh được tuyển mới vào làm việc tại Công ty đều phải trải qua kiểm tra thi tuyển. Việc kiểm tra, thi tuyển được thực hiện công khai, công bằng, đảm bảo chất lượng. Đối với lao động như công nhân kỹ thuật, nhân viên phục vụ, bảo vệ phải căn cứ vào nhu cầu thực tế để xét tuyển, lao động phải đảm bảo tiêu chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ thừa hành phục vụ Công ty. Tiêu chuẩn tuyển dụng: Lý lịch rõ ràng, tư cách phẩm chất tốt, có sức khoẻ, không mắc bênh truyền nhiễm, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ phù hợp với chức danh cán bộ quản lý, nghiệp vụ, phục vụ doanh nghiệp. Các trường hợp lao động trúng tuyển, Phòng tổ chức cán bộ sẽ giải quyết các thủ tục cho người lao động kí hợp đồng lao động thử việc: - Ký kết HĐLĐ thử việc với thời gian thử việc 2 tháng đối với người lao dộng tốt nghiệp đại học trở lên, các trường hợp còn lại thời gian thử việc dưới hai tháng. Các phòng ban, đơn vị có cán bộ thử việc phải giao nhiệm vụ cụ thể cho cán bộ thử việc, sau thời gian thử việc người lao động phải viết bản kiểm điểm đánh giá ưu, nhược điểm, kết quả trong thời gian thử việc, trưởng phòng hoặc giám đốc các đơn vị trực thuộc có ý kiến đánh giá nhận xét về cán bộ thử việc. - Ký kết HĐLĐ 1 năm: Trên cơ sở nhận xét đánh giá của các phòng ban, đơn vị, các phòng ban đơn vị căn cứ vào nhu cầu lao động đè xuất ý kiến với Giám đốc Công ty (bằng văn bản) đồng ý tiếp nhận và ký HĐLĐ 1 năm đối với lao động thử việc hay chấm dứt không ký HĐLĐ nữa. Sau thời hạn 1 năm các đơn vị phòng ban có cán bộ đã hết thời hạn ký HĐLĐ 1 năm, người lao động phải có bạn tự kiểm điểm, nhận xét ưu khuyết điểm. Các đơn vị phòng ban có nhận xét và đánh giá năng lực chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức, ý thức tổ chức kỷ luật và việc chấp hành nội quy, quy chế của Công ty đối với cán bộ đó. Trên cơ sở nhận xét đánh giá của phòng ban đơn vị, căn cứ vào yêu cầu công việc và nhu cầu lao động, Phòng ban đơn vị phải đề xuất ý kiến với Giám đốc Công ty ( bằng văn bản) đồng ý tiếp tục ký HĐLĐ có thời hạn 1 năm hoặc chấm dứt HĐLĐ với lao động đó. 5.1.3. Công tác quản lý và sử dụng cán bộ CNV Các Trưởng phòng, Giám đốc có trách nhiệm tổ chức, phân công lao động hàng ngày hợp lí và đạt hiệu quả. Bảng chấm công lao động phải được ghi hàng ngày và chi tiết theo ngày công lao động thực tế, nghỉ phép, nghỉ ốm, nghỉ việc riêng.( Trường hợp nghỉ phép, nghỉ việc riêng phải có đơn đề nghị và được lãnh đạo phê duyệt trước khi nghỉ). Các cán bộ công nhân viên được định biên ở phòng nào thì phòng đó có trách nhiệm quản lý và chấm công. 5.1.4.Công tác đánh giá cán bộ CNV Cuối tháng, các trưởng phòng, trưởng ca, Giám đốc có trách nhiệm đánh giá, phân loại lao động trong bộ phận quản lý theo các mức Mức độ công việc hoàn thành và chất lượng công việc hoàn thành. +1. Hoàn thành toàn diện và xuất sắc nhiệm vụ +2. Hoàn thành vượt mức nhiệm vụ được giao, đạt chất lượng và hiệu quả cao. +3 Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đạt chất lượng và hiệu quả cao. +4 Hoàn thành nhiệm vụ được giao, chất lượng hiệu quả trung bình. +5 Hoàn thành nhiệm vụ được giao nhưng chất lượng hiệu quả thấp. +6 Không hoàn thành nhiệm vụ được giao, hiệu quả kém, không có hiệu quả. Tiêu chuẩn phân loại lao động: - Năng lực chuyên môn: + Năng lực công tác giỏi: Đủ khả năng để hoàn thành bất cứ việc gì thuộc chuyên môn chính của đơn vị một cách độc lập, không có sai sót, có tính chất chủ động, sáng tạo, đem lại hiệu quả công việc xuất sắc... + Năng lực công tác tốt: Đủ khả năng đảm đương và thực hiện hoàn chỉnh bất cú việc gì thuộc chuyên môn chính của đơn vị một cách độc lập, có thể phối hợp tốt với những người khác để hoàn thành tốt công việc được giao, có thê sử dụng tốt các công cụ hỗ trợ, máy tính, ngoại ngữ, các mối quan hệ để nâng cao hiệu suất công tác. + Năng lực công tác chuyên môn khá: Có đủ khă năng thực hiện công việc chuyên môn chính của đơn vị. + Năng lực chuyên môn trung bình: Hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn được phân công. + Năng lực chuyên môn yếu: Hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn được giao còn thấp + Năng lực chuyên môn kém: Không hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn được giao, hiệu quả yếu kém. - Ngày công lao động: + Ngày công làm việc thực tế, ngày nghỉ lễ tết, việc riêng bình quân 26 ngày/ tháng trở lên được xem xét ở các mức 4,3, 2,1 + Ngày công làm việc thực tế, ngày nghỉ lễ tết, việc riêng theo quy đinh được xem xét ở mức 6,5,4,3 + Ngày công làm việc thực tế và ngày nghỉ ốm từ 3 đến 6 ngày/ tháng được xem xét ở mức 6,5,4 + Ngày công làm việc thực tế và nghỉ ốm từ 7 ngày trở lên/ tháng được xem xét ở mức 6,5 5.1.5. Tổng quỹ lương và công tác trả lương, trả thưởng cho nhân viên 5.1.5.1. Nguồn hình thành quỹ lương - Các đơn vị, chi nhánh: Căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hàng tháng. Trên cơ sở lợi nhuận sau khi đã trừ đi chi phí và trích nộp theo quy định của Công ty về trụ sở chính cho các phòng quản lý, phần còn lại là quỹ lương của các chi nhánh, đơn vị trực thuộc. Ngoài ra còn sử dụng quỹ lương từ năm trước chuyển sang Khi đơn vị kinh doanh thua lỗ thì quỹ lương sẽ được trích từ quỹ lương từ cơ sở trung tâm của Công ty. - Đối với cơ sở chính quỹ lương được hình thành từ phần trích nộp từ các đơn vị, chi nhánh theo quy định hàng năm, nhằm chi trả lương cho các cán bộ công nhân viên đồng thời trích quỹ trả lương cho các đơn vị cơ sở khi kinh doanh thua lỗ. Bảng 5.3: Thu nhập bình quân một lao động của Công ty cổ phần Intimex giai đoạn 2005-2008 Đơn vị tính: nghìn đồng Chỉ Tiêu Năm2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tổng quỹ lương 18.060.927 19.361.840 19.547.182 16.958.630 14.372.790 Thu nhập bình quân 1người/tháng 1.421,225 1.463,400 1.494,432 1.594,155 2.088,600 Do đặc điểm của công ty mới chuyển từ mô hình công ty nhà nước sang mô hình công ty cổ phần cho nên lương của cán bộ công nhân viên vẫn được trả theo qui định của nhà nước. Bên cạnh lương thì cán bộ công nhân viên sẽ được thưởng tùy vào tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. Thu nhập bình quân của người lao động trong công ty không cao so với mặt bằng chung xã hội, ta có thể dễ dàng nhận thấy thông qua bảng số liệu trên, thu nhập tăng lên rất thấp, sự tăng lên đó là do ảnh hưởng của lạm phát, sự mất giá của đồng tiền chứ thực chất đời sống của người lao động chưa được nâng cao. Mặc dù có tăng theo từng năm nhưng mức tăng thấp và với mức thu nhập hàng tháng như vậy sẽ không khuyến khích người lao động làm việc, đóng góp hết sức cho Công ty. 5.1.5.2. Hình thức trả lương Vì Intimex là một công ty lớn, kinh doanh trên nhiều lĩnh vực: thương mại, dịch vụ, sản xuất...do vậy không áp dụng hình thức trả lương cụ thể áp dụng cho toàn công ty mà mỗi đơn vị trực thuộc, các chi nhánh sẽ có các hình thức trả lương riêng dựa trên cơ sở tính lương của nhà nước áp dụng với từng đối tượng, sau đó sẽ gửi lên tổng giám đốc để quyết định cách trả lương cho lao động. Hiện nay ở công ty tồn tại các hình thức trả lương sau: - Tiền lương theo thời gian được trả cho người lao động căn cứ vào thời gian làm việc thực tế, công việc được giao, công sức đóng góp và chất lượng hoàn thành công việc. Hình thức này thường áp dụng đối với khối nhân viên văn phòng, cán bộ quản lý.. - Hình thức trả lương theo sản phẩm được trả cho người lao động căn cứ vào kết quả lao động đã hoàn thành trong tháng. Hình thức này áp dụng đối với các lao động sản xuất tại các nhà máy, xưởng sản xuất. 5.2. Công tác xây dựng chiến lược kinh doanh Chiến lược kinh doanh của công ty được xây dựng trên toàn quy mô toàn Công ty, từ cơ sở chiến lược đó, các chi nhánh, đơn vị trực thuộc tự xây dựng kế hoạch cho đơn vị mình sao cho vừa phù hợp với kế hoạch của công ty vừa phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của đơn vị mình. Công ty cũng tiến hành xây dựng xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh cho từng năm. Kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty được xây dựng dựa trên cơ sở kế hoạch tiêu thụ trên từng lĩnh vực kinh doanh. Do đặc điểm là một doanh nghiệp vừa mới tiến hành cổ phần hóa, chuyển đổi từ mô hình cũ sang mô hình mới nên công tác xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty còn nhiều hạn chế. Trước đây, khi còn là công ty nhà nước, doanh nghiệp ít chú trọng đến công tác xây dựng chiến lược kinh doanh, thường ít định hướng xây dựng chiến lược kinh doanh trong dài hạn. Sau khi chuyển sang mô hình công ty cổ phần, công tác xây dựng chiến lược kinh doanh đã có những cải thiện nhất định, tuy nhiên nó vẫn còn mang tính chất bị động và còn mang tính ngắn hạn. Thường thì công ty chỉ tiến hành xây dựng chiến lược kinh doanh cho một năm, xây dựng cho năm sau trên cơ sở số liệu tiêu thụ của năm trước. Hơn nữa, khâu xây dựng chiến lược kinh doanh cũng chưa thực sự đi sâu, đi sát, bám với thị trường. Điểm yếu này công ty đang dần khắc phục để đảm bảo hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. 5.3. Quản trị sản xuất Bảng 5.4: cơ cấu chí phí của Công ty Đơn vị : nghìn đồng STT Yếu tố chi phí Năm 2005 01/01/2006- 30/09/2006 01/10/2006 -30/09/2007 1 Gía vốn hàng bán 3.812.308.305 1.064.476.777 1.797.139.222 2 Chi phí bán hàng 74.120.609 42.224.445 61.526.506 3 Chi phí QLDN 21.537.901 9.027.392 11.667.916 4 Chi phí tài chính 41.216.916 18.637.259 31.152.942 Yếu tố chi phí Năm 2005 01/01/2006- 30/09/2006 01/10/2006- 30/9/2007 Tỷ lệ giá vốn/Doanh thu 96,97% 95,14% 95,49% Tỷ lệ chi phí bán hàng/ Doanh thu 1,89% 3,77% 3,27% Tỷ lệ chi phí QLDN/ Doanh thu 0,55% 0,81% 0,62% Chi phí tài chính/ Doanh thu 1,05% 1,67% 1,66% Bên cạnh việc mở rộng sản xuất Công ty cũng quan tâm nhiều tới phát triển công nghệ, hình thành những trung tâm tự nghiên cứu và phát triển, mua sắm các máy móc trang thiết bị hiện đại nên công nghệ sản xuất của Công ty đã có những chuyển bước tích cực. Sự chuyển bíên đó đã giúp cho giá vốn hàng bán ngày càng có xu hướng giảm, ta dễ dàng nhận thấy điều này qua tỉ lệ giá vốn/ doanh thu các năm 2005, 2006, 2007 đã giảm từ 96,97% xuống còn 95,14% và 95,49%. Ngoài ra do sự mở rộng quy mô sản xuất, nên Công ty cũng tận dụng được sự gia tăng quy mô sản xuất giúp cho chi phí sản xuất sản phẩm giảm xuống. Đây là yếu tố rất thuận lợi giúp cho công ty có thể đưa ra chính sách giá hợp lí để dẫn đầu thị trường về yếu tố giá cả. Chi phí bán hàng lại có xu hướng tăng lên, các chỉ tiêu chi phí bán hàng/doanh thu đều tăng từ 1,89% lên 3,77% và 3,27% chứng tỏ doanh nghiệp bắt đầu quan tâm tới việc phát triển các hoạt động tiêu thụ nhằm thúc đẩy các hoạt động bán hàng hiệu quả hơn, gia tăng các kênh phân phối để có thể dễ dàng đưa sản phẩm đến với khách hàng, với tỉ lệ chi phí bán hàng/ doanh thu như vậy là tương đối hợp lí. 5.4. Quản trị các yếu tố vật chất Bảng 5.5: Tài sản cố định tại thời điểm 30/09/2007 Đơn vị tính: VNĐ Khoản mục Giá trị sổ sách kế toán Gía trị đánh giá lại Chênh lệch Tài sản cố định hữu hình 125.062.365.160 126.181.998.562 1.119.633.402 Nhà cửa vật kiến trúc 63.736.353.905 64.262.193.000 525.839.095 Máy móc thiết bị 56.226.109.139 56.622.466.185 396.357.046 Phương tiện vận tải 4.523.860.261 4.528.225.486 4.365.225 Tài sản cố định khác 576.041.855 769.113.891 193.072.036 Tài sản cố định vô hình 11.947.402.995 11.947.402.995 - Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 15.066.637.496 17.367.982.964 2.301.345.468 Chí phí XDCB dở dang 15.349.518.882 15.349.518.882 - Chi phí trả trước dài hạn 6.349.357.091 6.394.998.144 45.641.053 Tổng cộng 298.837.646.784 303.423.900.109 4.586.253.325 Bảng 5.6: Tình hình tài sản lưu động tại thời điểm 30/09/2007. Đơn vị tính: VNĐ Khoản mục Giá trị sổ sách kế toán Giá trị đánh giá lại Chênh lệch Tiền 21.866.522.518 21.864.899.652 (1.622.866) Đầu tư tài chính ngắn hạn 3.440.981.300 3.442.448.800 1.467.500 Các khoản phải thu 107.984.929.587 108.086.578.940 101.649.353 Vật tư và hàng tồn kho 80.832.691.150 80.832.691.150 - Tài sản lưu động khác 28.024.460.163 28.569.620.661 545.160.498 Tổng cộng 242.149.584.718 242.796.239.203 646.654.485 5.5. Quản trị tài chính Bảng 5.7: Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản CHỈ TIÊU ĐVT 2007 I. Bố trí cơ cấu TS 1.1. TSCĐ/TTS % 55,24 1.2. TSLĐ/TTS % 44,76 II. Khả năng thanh toán 2.1. Khả năng thanh toán nhanh Lần 0,076 2.2. Khả năng thanh toán hiện hành Lần 1,39 2.3. Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn Lần 1,87 2.4. Khả năng thanh toán nợ dài hạn Lần 5,34 III. Tỷ suất sinh lời 3.1. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu Tỷ suất LNTT trên DT % (0,0058) Tỷ suất LNST trên DT % (0,0058) 3.2. Tỷ suất lợi nhuận trên TTS Tỷ suất LNTT trên TTS % (0,02) Tỷ suất LNST trên TTS % (0,02) Nhận xét: - Nhóm chỉ tiêu bố trí tài sản: Nhận thấy cơ cấu tài sản của công ty là khá phù hợp, tỉ lệ TSCĐ và TSLĐ là khá đều nhau, điều này phù hợp với đặc điểm, cơ cấu sản xuất của công ty. - Nhóm các chỉ tiêu thanh toán: + Khả năng thanh toán nhanh Khả năng thanh toán nhanh của công ty năm 2007 chỉ là 0,0076, thấp hơn mức chuẩn chung là từ: 0,5 – 1,0 rất nhiều. Như vậy khả năng thanh toán của công ty là không đảm bảo, công ty ít có khả năng thanh toán bằng tiền mặt, đe dọa đến sự ổn định tài chính của công ty. +Khả năng thanh toán hiện hành: 1,39, một tỉ lệ khá nhỏ. +Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn: 1,87 +Khả năng thanh toán nợ dài hạn: 5,34. Như vậy nhìn vào 3 chỉ tiêu trên ta thấy chỉ có khả năng thanh toán nợ dài hạn là đảm bảo. Công t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1 73.doc
Tài liệu liên quan