Báo cáo thực tập tốt nghiệp Tìm hiểu công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm tại công ty cổ phần dệt may đầu tư thương mại Thành Công

Mong muốn của bạn là dòng ra luôn sạch và ít chất rắn. Vì vậy bể lắng luôn phải trong, không có hoặc ít bùn nổi trên bề mặt, đệm bùn trong bể thấp (nếu cao bùn sẽ tràn qua máng tràn và trôi theo dòng ra).

Phép thử khả năng lắng là một minh chứng rõ ràng chất rắn sẽ lắng trong bể lắng như thế nào. Điều chỉnh tốc độ bùn hồi lưu sao cho đệm bùn trong bể lắng càng ở mức thấp nhất càng tốt.

Nên nhớ rằng đệm bùn có thể tăng lên hoặc giảm đi khi tăng hoặc giảm tốc độ bùn hồi lưu bởi đó là kết quả của việc tăng hoặc giảm thời gian lưu trong bể lắng. Việc tăng hoặc giảm đệm bùn còn có thể do sự thay đổi lưu lượng dòng vào. Đối với lý do này bạn phải ghi rõ và thử nghiệm để tìm ra lưu lượng bùn hồi lưu cho điều kiện hệ thống của bạn.

Nếu trên bề mặt bể lắng thứ cấp có bùn nổi thì phải hoạt động bơm hút cặn nổi để hút về bể Aerotank.

 

doc99 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 4921 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp Tìm hiểu công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm tại công ty cổ phần dệt may đầu tư thương mại Thành Công, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ụ và lắng cặn sẽ được đưa sang bể lắng để lắng các tạp chất còn sót lại. Sau đó nước từ bể lắng này được cho qua bể chứa sau lắng để kiểm tra chất lượng nước xem còn có cặn lơ lửng nữa hay không. 3.2.13. Bể sau lắng 3.2.13.1. Cấu tạo Hình 3.14: Bể sau lắng. - Bể được xây dựng bằng bê tông cốt thép và có hàng lang công tác làm bằng sắt. - Kích thước của bể: 28,4 x 6,4 x 6,6 m. - Thể tích của bể: 147,2 m3. - Thời gian lưu nước tại bể: 0,71 giờ. - Tại bể chứa sau lắng có chứa sỏi đỡ và cát để tăng hiệu quả cho quá trình lọc nước. - Trên bể lắng có lắp đặt một phễu làm bằng sắt để cho nước sau lắng chảy về đường ống để ra nguồn tiếp nhận. 3.2.13.2. Nguyên lý hoạt động Nước sẽ đi từ hai bể lắng thứ cấp 1 và 2 qua bể khuấy trộn hóa lý lần 2 (bể khuấy 1’ và bể khuấy 2’) về bể lắng rồi được đưa sang bể sau lắng để kiểm tra. Nước được cho qua lớp sỏi đỡ để lọc và được lắng từ từ các cặn còn sót lại. Nước phía trên trong sẽ được tự chảy qua phễu và xuống đường ống dẫn qua bể chứa nước đầu ra và chảy ra nguồn tiếp nhận (nếu nước tại bể sau lắng đạt yêu cầu. Nước đạt yêu cầu là sau xử lý hóa lý 2 qua bể lắng mà nước không thấy cặn lơ lửng). Còn không đạt sẽ cho qua hệ thống lọc để làm giảm hàm lượng chất rắn lơ lửng và lọc bỏ các cặn nhỏ còn sót lại. 3.2.14. Hệ thống lọc 3.2.14.1. Cấu tạo Hình 3.15. Hệ thống các bồn lọc. - Hệ thống lọc gồm có 4 bồn lọc. - Đường kính mỗi bồn lọc là: 3,0 m. - Chiều cao mỗi bồn lọc là: 2,6 m. - Hệ thống đường ống dẫn vào bồn lọc có đường kính là 150. - Bên trong cột lọc được chia làm 2 lớp: lớp phía trên là lớp cát chiếm chiều cao hơn phân nửa chiều cao bồn lọc. Lớp phía dưới là lớp sỏi đỡ. Phần phía trên lớp cát và phần phía dưới lớp sỏi đỡ đều có chừa một khoảng trống để tạo không gian tiếp xúc cho nước vào và nước ra sau quá trình lọc. 3.2.14.2. Nguyên lý hoạt động Nước từ bể kiểm tra sau lắng nếu chưa đạt yêu cầu thì được cho qua hệ thống lọc để lọc các cặn còn lại và loại bỏ độ màu có trong nước. Nước được bơm lên bồn lọc, nước sẽ chảy từ từ xuống lớp cát sau khi qua lớp cát lọc rồi nước sẽ thấm qua lớp sỏi đỡ phía bên dưới. Nước sau khi qua lớp sỏi đỡ sẽ chảy ra khỏi bồn lọc nhờ vào hệ thống đường ống dẫn nước bố trí dọc bồn lọc. Từ ống dẫn nước ra của bồn lọc nước sẽ chảy xuống máng bậc thang xuống bể chứa nước đầu ra và ra nguồn tiếp nhận (kênh Tham Lương). 3.2.15. Máy ép bùn 3.2.15.1. Cấu tạo  Hình 3.16 : Máy ép bùn băng tải. - Máy được thiết kế bằng kim loại có dạng hình chữ nhật. - Máy ép bùn gồm có đường ống bùn vào bơm, đường ống bùn vào máy, đường ống nước thải ra hố. - Máy có thiết kế hệ thống băng tải để ép bùn. - Có ngăn chứa nước thải lẫn bùn. - Có ngăn chứa polyme. - Có thiết kế hộp dạng phễu để thu bùn sau khi ép. 3.2.15.2. Nguyên lý hoạt động Nước và bùn từ bề phân hủy bùn sẽ được đưa về máy ép bùn. Tại đây nước có lẫn bùn sẽ được chuyển lên băng tải. Trong quá trình ép bùn có bổ sung thêm polyme để kết dính các hạt bùn lại với nhau. Bùn sẽ được ép qua băng tải thành từng mảng và được cho qua máng tràn xuống hộp dạng phễu. Bùn sau khi ép sẽ đem ra sân phơi bùn (nếu bùn còn ướt) và sẽ đóng vào bao (nếu bùn đã khô). Bùn sau khi đóng vào bao sẽ được đem đến đơn vị chức năng để xử lý (Thành Công sẽ chịu chi phí cho việc xử lý này). Hình 3.17: Sân phơi bùn. 3.2.16. Bể chứa nước đầu ra và nguồn tiếp nhận: Hình 3.18: Bể chứa nước đầu ra. Hình 3.19: Nguồn tiếp nhận (kênh Tham Lương). 3.2.17. Bảng tóm tắt về chức năng và chế độ hoạt động các hạng mục công trình: STT Hạng mục công trình Chức năng Chế độ hoạt động 1 Song chắn rác Song chắn rác này có nhiệm vụ giữ lại tất cả rác thô, kích thước lớn có trong nước thải, ngăn ngừa các sự cố cho bơm nước thải, nghẹt đường ống. 2 Bể gom Tập trung nước thải từ các nơi sản xuất trong công ty đổ vào bể này. Tại bể này có song chắn rác thô để giữ các hạt rác có kích thước lớn. Nước thải được loại bỏ rác trước khi được bơm đưa sang máy tách rác để loại bỏ các hạt rác có kích thước nhỏ. Sau đó sẽ chảy xuống hệ thống giải nhiệt. Bơm hoạt động do hệ thống PLC – SCADA điều khiển, hệ thống này điều khiển tự động các thông số sau: tự động luân phiên đổi bơm; tự động tăng/giảm lưu lượng bơm theo mức nước; hiện thị trạng thái hoạt động của bơm; lưu giữ và quản lý lưu lượng nước thải được xử lý. 3 Máy tách rác tự động Máy tách rác tự động sẽ tách các loại rác có kích thướt lớn hơn 2.5 mm trước khi nước thải được đưa vào bể điều hòa. Hoạt động theo chế độ tự động 4 Hệ thống giải nhiệt Ngăn giải nhiệt giúp giảm được nhiệt độ của nước thải dệt nhuộm, giúp hiệu quả xử lý nước tốt hơn đối với các giai đoạn sau. Chạy theo hình ziczac. 5 Bể điều hòa Bể điều hòa có chức năng ổn định, điều hòa lưu lượng và nồng độ các chất có trong nước thải trước khi vào bể Aerotank, tránh bị quá tải cục bộ. Bơm nước thải qua kênh đo lưu lượng, ngăn khuấy trộn và bể lắng Semultech rồi về bể Aerotank. Có tổng cộng 6 bơm trong đó có 4 bơm hoạt động, 2 bơm nghỉ, vận hành luân phiên. Có chế độ hoạt động điều khiển bằng tay. 6 Kênh đo lưu lượng Xác định lưu lượng nước thải để kiểm soát số bơm hoạt động và lượng bùn hoạt tính trong bể Aerotank. Đây là một kênh hở có sử dụng thiết bị đo mức tự để xác định lưu lượng. Lưu lượng nước thải được xác định trên máy tính. 7 Bể khuấy trộn 1 (hóa lý lần 1) Bể khuấy trộn 1’ (hóa lý lần 2) Hóa chất sẽ được bơm định lượng bơm vào và quá trình keo tụ sẽ diễn ra tại đây. Bơm định lượng hóa chất cung cấp hóa chất bổ sung cho dòng nước thải đầu vào Bể khuấy trộn 1’ là bể dùng để làm giảm độ màu trong nước thải bằng cách thêm chất khử màu (đây là giai đoạn hóa lý lần 2). Khuấy trộn 1 sẽ tự hoạt động dựa vào kết quả đo nồng độ nước thải. Hoạt động tự động theo các tín hiệu từ bộ điều khiển. 8 Bể khuấy trộn 2 (hóa lý lần 1) Bể khuấy trộn 2’(hóa lý lần 2) Hoạt động hỗ trợ bổ sung cho khuấy trộn 1, chất trợ keo tụ Polyme được bơm định lượng cho vào đây. Bể khuấy trộn 2’ là bể hóa lý lần 2 dùng để keo tụ tạo bông sau khi cho hóa chất khử màu vào. Bơm hóa chất hoạt động tự động theo các tín hiệu từ bộ điều khiển. 9 Bể lắng Semultech Thực hiện quá trình keo tụ và tạo môi trường tĩnh cho các bông keo lắng xuống đáy. Các bông keo sẽ tự lắng xuống đáy thiết bị và được bơm bùn sang bể làm đặc bùn. 10 Bể Aerotank Thông khí liên tục cho nước thải, khuấy trộn, tăng khả năng tiếp xúc nước thải với bùn hoạt tính và oxy. Tại đây, các chất thải gây ô nhiễm sẽ được oxy hóa. Máy thổi khí cung cấp khí cho hệ thống phân phối khí bể và các bơm trong hệ thống. Không khí từ máy thổi khí qua ống dẫn đến các đầu phân phối khí. Khí được cấp cho nước thải ở dạng bọt mịn, dòng bọt khí có tác dụng khuấy trộn nước thải trong bể. Số bể là 2. Các bể luân phiên hoạt động. Có thể điều khiển bằng tay hoặc tự động 11 Bể lắng thứ cấp 1 và 2 Tách bùn ra khỏi nước đã được xử lý, một phần bùn được hồi lưu lại bể Aerotank 1, phần dư thải bỏ sang bể làm đặc bùn. Số bể lắng 2 bể Chế độ hoạt động của các hệ thống bơm qua các van là tự động hoặc tay, chế độ tự động theo thời gian cài đặt. 12 Bể phân hủy bùn Chứa bùn dư và phân hủy một lượng bùn dư, giảm thiểu thể tích lượng bùn cần phải thải bỏ. Bơm bùn vận chuyển bùn từ bể phân hủy bùn đến máy ép bùn. Bơm hoạt động bằng tay. 13 Bể chứa nước sau lắng Kiểm tra xem chất lượng nước sau bể lắng đã đạt tiêu chuẩn thải cho phép chưa. Hoạt động tự động. 14 Hệ thống bồn lọc Làm giảm hàm lượng TSS còn sót lại trong nước thải. Bán tự động. CHƯƠNG 4: CHẾ ĐỘ VẬN HÀNH VÀ QUÁ TRÌNH KIỂM SOÁT HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI 4.1. CHẾ ĐỘ VẬN HÀNH 4.1.1. Hướng dẫn sử dụng thiết bị điều khiển 4.1.1.1. Vận hành trên tủ điều khiển Các thao tác với tủ điều khiển: Trên mặt bàn điều khiển có các nút ấn, công tắc dùng để vận hành tủ điều khiển và vận hành toàn bộ hệ thống. Chức năng của chúng lần lượt được diễn tả như sau: a. Công tắc FCN/HAND: Công tắc này dùng để chuyển chế độ điều khiển của hệ thống. Chế độ tự động từ bộ điều khiển, máy tính và bằng tay với các nút bấm trên bàn điều khiển. Thao tác: Công tắc ở vị trí FCN thì chế độ điều khiển của hệ thống được chuyển sang chế độ vận hành ở trên máy tính giám sát IBM và màn hình vận hành. Công tắc ở vị trí HAND thì chế độ điều khiển của hệ thống được chuyển sang chế độ vận hành bằng tay trên tủ điều khiển, sử dụng các nút bấm để điều khiển hệ thống. b. Nút Stop Alarm: Stop Alarm dùng để tắt chuông khi có báo động. Thao tác: Khi có chuông báo động người vận hành bấm vào nút này (không giữ lâu) để tắt chuông báo động. Hình 4.1 Nút tắt chuông báo động. c. Nút Stop Emergancy: Dùng để dừng khẩn cấp hệ thống trong trường hợp gặp sự cố. Hình 4.2 Nút dừng hệ thống. Thao tác: Khi hệ thống gặp sự cố trong trường hợp muốn dừng khẩn cấp hệ thống thì ấn vào nút này. Khi khắc phục xong sự cố và muốn đưa hệ thống về trạng thái đang chạy trước đó thì xoay nút này theo chiều mũi tên ở trên nút để nút bật lên. d. Nút Start, Stop thiết bị: Nút Star (màu xanh) và nút Stop (màu đỏ) dùng để điều khiển các thiết bị có thể điều khiển tự động khi hệ thống ở chế độ FCN và đối với các thiết bị không điều khiển tự động trong cả hai chế độ. Thao tác: Bấm vào nút Start để khởi động thiết bị. Bấm vào nút Stop để dừng hoạt động của thiết bị. e. Chiết áp điều khiển bơm định lượng hóa chất: Dùng để điều chỉnh lưu lượng của các bơm hóa chất và lưu lượng của các bơm nước tương ứng. Thao tác: Xoay chiết áp để điều chỉnh lượng bơm hóa chất đồng thời kiểm tra lượng bơm bằng mặt hiển thị trên biến tần (lưu lượng bơm từ 0 đến lưu lượng cực đại tương ứng với con số 50 trên mặt hiển thị biến tần). Khi nào thấy biến tần báo lỗi (hiển thị LED của biến tần hiển thị chữ Fxxx, x ở đây là các con số từ 0 đến 9 và nhấp nháy liên tục) thì đấy là thể hiện trạng thái lỗi, người vận hành nên cắt Aptomat cấp nguồn cho biến tần và liên hệ với cán bộ kỹ thuật đã được hướng dẫn về vận hành và khắc phục các lỗi của biến tần. Lưu ý: Để chuyển chế độ điều khiển của hệ thống sang chế độ vận hành trên tủ điều khiển thì người vận hành xoay công tắc của hệ thống đó sang vị trí HAND. Khi hệ thống chuyển sang vị trí này thì tất cả các thiết bị của toàn bộ hệ thống có thể vận hành bằng các nút bấm, công tắc ở trên mặt tủ điều khiển. Đối với từng thiết bị thì có một bộ nút bấm Start và Stop của nó, ngoài ra đối với các bơm định lượng hóa chất, hai bơm nước thải bể điều hòa và hai bơm nước cấp của bể chứa nước sạch còn có thêm các chiết áp để điều chỉnh lưu lượng nước qua bơm. 4.1.1.2. Vận hành trên máy tính giám sát: Hình 4.3: Màn hình giám sát hệ thống xử lý nước thải Thành Công Group. a. Chế độ vận hành HAND: Khi hệ thống đặt ở chế độ điều khiển này thì máy tính chỉ giám sát các trạng thái thiết bị và thời gian chạy thiết bị, các thông số DO, pH, Mức. Không cho phép điều khiển thiết bị chấp hành trong hệ thống. b. Chế độ vận hành FCN: Khi hệ thống đang chạy mà bị mất điện đột ngột thì sau khi có điện trở lại thì các thiết bị trong hệ thống sẽ tự động chuyển về chế độ điều khiển bằng tay và ở trạng thái dừng khi hệ thống được vận hành ở chế độ này. Khi hệ thống đang ở chế độ hoạt động thì ta có thể thay đổi được trạng thái của các thiết bị. Khi ta muốn thay đổi trạng thái của một thiết bị bất kỳ ta di chuyển chuột đến vị trí của thiết bị đó và kích chuột trái vào thiết bị đó. Ta chọn một trong hai chế độ hoạt động của máy thổi khí đó là chế độ tự động và chế độ bằng tay. 4.1.2 Điều khiển và vận hành hệ thống đã ổn định 4.1.2.1 Các điều kiện của một hệ thống hoạt động tốt Người vận hành muốn vận hành hệ thống ổn định trước hết phải hiểu được bản chất của việc xử lý nước thải bởi các công đoạn xử lý hóa lý và xử lý sinh học bằng công nghệ bùn hoạt tính và xác định được các thông số chuẩn mực của một hệ thống hoạt động tốt. Mục tiêu là chỉ cần tiến hành xử lý bằng công đoạn xử lý sinh học để tối giản chi phí hóa chất. Điều này hoàn toàn có thể đạt được khi hệ thống ổn định, hoạt động tốt. Khi đó, cụm xử lý hóa lý chỉ đóng vai trò điều chỉnh pH và lắng sơ bộ. Do vậy, phần này chỉ nói tới cách điều khiển quá trình xử lý vi sinh. Có 3 phạm vi chính mà người vận hành cần phải biết là: Những chất gì đi vào hệ thống xử lý nước thải? Môi trường cần duy trì trong bể aerotank như thế nào? Những chất gì đi ra khỏi hệ thống xử lý nước thải? Mỗi một phạm vi quan hệ hoặc tác động mật thiết tới 2 phạm vi kia. Với công đoạn xử lý hóa lý thì khi hệ thống đã đi vào trạng thái ổn định thì các bước thực hiện tiếp theo để duy trì không có sự thay đổi nhiều. Vì vậy phần này chủ yếu sẽ nói đến công đoạn xử lý sinh học. 4.1.2.1.1. Các đặc tính của dòng vào (những chất gì đi vào hệ thống?) Khi lưu lượng và chất lượng dòng vào thay đổi, thì môi trường của bể Aerotank và bể lắng thứ cấp thay đổi theo. Nếu quá trình bùn hoạt tính được thiết lập tốt, COD và SS sau khi xử lý phải nhỏ hơn 50mg/l khi vận hành với lưu lượng cao. Nếu lưu lượng tăng đáng kể (quá 10%), cần thiết phải điều chỉnh các thông số vận hành. Nếu lưu lượng và nồng độ chất ô nhiễm trong dòng vào tăng (tổng lượng COD trong ngày), cần thiết phải tăng thời gian hồi lưu bùn hoạt tính để tăng MLSS trong bể aerotank và ngược lại. Vì vậy, hằng ngày người vận hành phải theo dõi lưu lượng nước thải dòng vào và định kì 4 ngày 1 lần phân tích để xác định COD dòng vào và kiểm tra lưu lượng dòng vào hằng ngày trên máy tính. Từ đó tính được tổng lượng COD đi vào hệ thống trong ngày theo công thức: x QV : Tổng lượng COD đi vào hệ thống trong 1 ngày. COD: Gía trị COD nhận được từ lần thí nghiệm gần đây nhất. QV: Tổng lưu lượng nước thải của ngày. 4.1.2.1.2. Môi trường của bể thông khí Cần phải duy trì các thông số trong bể aerotank như sau: DO lớn hơn 1,5mg/l. pH: 6,5 – 8,5 (tốt nhất là pH=7). Bể Aerotank phải được khuấy trộn đều. Duy trì MLSS trong bể aerotank để duy trì tỉ số F/M ổn định. Nếu có bọt trắng trên bề mặt bể thông khí, tăng lưu lượng và thời gian hồi lưu bùn. Nếu có bọt dày và đen trên mặt bể, giảm lưu lượng và thời gian hồi lưu bùn. 4.1.2.1.3. Bể lắng thứ cấp Mong muốn của bạn là dòng ra luôn sạch và ít chất rắn. Vì vậy bể lắng luôn phải trong, không có hoặc ít bùn nổi trên bề mặt, đệm bùn trong bể thấp (nếu cao bùn sẽ tràn qua máng tràn và trôi theo dòng ra). Phép thử khả năng lắng là một minh chứng rõ ràng chất rắn sẽ lắng trong bể lắng như thế nào. Điều chỉnh tốc độ bùn hồi lưu sao cho đệm bùn trong bể lắng càng ở mức thấp nhất càng tốt. Nên nhớ rằng đệm bùn có thể tăng lên hoặc giảm đi khi tăng hoặc giảm tốc độ bùn hồi lưu bởi đó là kết quả của việc tăng hoặc giảm thời gian lưu trong bể lắng. Việc tăng hoặc giảm đệm bùn còn có thể do sự thay đổi lưu lượng dòng vào. Đối với lý do này bạn phải ghi rõ và thử nghiệm để tìm ra lưu lượng bùn hồi lưu cho điều kiện hệ thống của bạn. Nếu trên bề mặt bể lắng thứ cấp có bùn nổi thì phải hoạt động bơm hút cặn nổi để hút về bể Aerotank. 4.1.2.1.4. Nước thải sau xử lý Nước thải dòng ra đầu tiên quan sát bằng mắt phải trong, ít chất rắn lơ lửng, sau đó các kết quả phân tích phải đạt tiêu chuẩn cho phép. Khi hệ thống hoạt động tốt, bạn hãy cố gắng xác định nguyên nhân tại sao để cố gắng duy trì. Khi các vấn đề nảy sinh làm chất lượng dòng ra xấu đi bắt đầu xuất hiện, cố gắng xác định tại sao và hiệu chỉnh tình trạng. Nhớ rằng dòng vào và những điều kiện trong bể aerotank ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dòng ra. Do vậy bạn phải tìm ra nguyên nhân làm chất lượng dòng ra không đạt để điều chỉnh. Khi tiến hành điều chỉnh chỉ nên điều chỉnh một thông số trong một thời gian, không nên điều chỉnh nhiều thông số cùng một lúc. Nếu không bạn sẽ không biết được sự điều chỉnh nào mang lại hiệu quả, thậm chí có khi còn làm cho quá trình bùn hoạt tính bị đảo lộn. 4.1.2.2. Qúa trình xử lý sinh học Điểm nổi bật của quá trình xử lý bùn hoạt tính đó là quá trình xử lý phụ thuộc vào: Lượng bùn hoạt tính trong hệ thống. Thể chất của vi sinh vật. Để vận hành thành công, người vận hành cần thiết phải duy trì sự quan sát và kiểm tra liên tục hằng ngày (7 ngày 1 tuần). Tỷ số F/M và tuổi bùn là hai trong các phương pháp được sử dụng để duy trì lượng MLSS mong muốn trong bể aerotank. Tuổi bùn được khuyến cáo là nên sử dụng cho quá trình điều khiển vận hành bởi vì chất rắn lơ lửng rất dễ xác định. Thêm vào đó, tuổi bùn quan tâm đến hai yếu tố quan trọng cho sự vận hành thành công: Chất rắn (thức ăn của vi sinh vật) đi vào quá trình xử lý. Chất rắn (vi sinh vật – MLSS) có sẵn để xử lý chất thải vào. Tuy nhiên, việc sử dụng tuổi bùn để vận hành sẽ chỉ là tương đối vì phương pháp này bỏ qua COD hòa tan trong nước thải dòng vào. Đây là thành phần cơ bản trực tiếp sinh ra chất rắn nhưng lại không được kiểm soát vì khi tính tuổi bùn chỉ đo chất rắn lơ lửng dòng vào. Do vây, đối với hệ thống xử lý nước thải này chúng ta cố gắng vận hành theo tỉ số F/M. Nhưng người vận hành cũng có thể dùng thông số tuổi bùn để tham khảo thêm. Thay đổi nồng độ MLSS sẽ làm thay đổi tỉ số F/M và tuổi bùn như sau: TĂNG F/M GIẢM GIẢM MLSS TĂNG GIẢM TUỔI BÙN TĂNG Ảnh hưởng của MLSS đối với tỉ số F/M và Tuổi bùn. Luôn luôn phải nhớ rằng bạn phải duy trì mức oxy hòa tan (DO) trong bể Aerotank và yêu cầu cấp khí nhiều hơn khi nồng độ và hoạt tính của chất rắn trong bể Aerotank tăng lên. Tỷ số F/M cho hệ thống sẽ được người vận hành điều chỉnh cho đến khi tìm thấy một giá trị mà tại đó vận hành hệ thống ổn định nhất. 4.1.2.3. Qúa trình xử lý hóa lý Qúa trình hóa lý ở bể khuấy trộn Nước thải từ bể điều hòa được bơm lên kênh đo lưu lượng tới 2 bể khuấy trộn, đồng thời bơm định lượng hóa chất bổ sung cũng được hoạt động. Nước thải được ổn định xuống độ pH khoảng 7,5. Dung dịch phèn sắt bơm vào để tạo ra các bông keo tụ. Máy khuấy trộn để hòa tan nhanh hóa chất phản ứng vào nước thải, tăng cường sự kết dính hạt keo có tỷ trọng thấp lại với nhau tạo thành các hạt keo có tỷ trọng cao hơn và dễ lắng. Tốc độ khuấy trộn của máy khuấy phải đặt một cách thích hợp không làm vỡ bông mà cần phải để bông keo tụ tiếp xúc tốt với nhau. Hai bể hoạt động liên tục với các máy khuấy để khuấy trộn nước thải với các tốc độ khác nhau. Ở bể khuấy trộn 1, máy khuấy cần khuấy với tốc độ tương đối nhanh để hóa chất được phân tán đều trong bể và làm tăng số lần va chạm giữa các hạt keo nhỏ, làm tăng khả năng tạo các bông keo có kích thước lớn. Ở bể khuấy trộn 2, máy khuấy cần khuấy với tốc độ chậm để các bông keo vẫn có thể tiếp xúc với nhau mà không làm phá vỡ tình trạng liên kết giữa các bông keo. Qúa trình lắng hóa lý tại bể lắng Semultech Các bông keo tụ sẽ được tách khỏi nước thải tại bể lắng semultech. Bông keo có tỷ trọng lớn sẽ lắng xuống đáy bể, phần nước trong ở phía trên sẽ chảy tràn sang bể Aerotank. Trong quá trình xử lý phải lấy mẫu liên tục tại các bể lắng để quan sát và xác định khả năng lắng của bông keo, kiểm tra hiệu suất lắng của hệ thống. Mẫu nước sau khi xử lý hóa lý được lấy tại đầu vào của bể lắng. Lấy nước thải vào ống đong hình trụ có vạch chia đến 1000 ml để xác định khả năng lắng. Bông keo sẽ tự lắng nhờ trọng lực, phần nước trong ở phía trên, phần bùn chìm xuống dưới. Tính thời gian cần thiết (t) cho quá trình lắng hoàn toàn các bông keo, kết quả cho thấy: Nếu t 30 phút, quan sát thấy hàm lượng chất lơ lửng trong nước, bông keo tụ khó lắng, nước không trong dẫn đến khả năng lắng chưa đạt yêu cầu. Nếu các bông keo lắng kém cặn lơ lửng nhiều và nước không trong thì phải kiểm tra hoạt động của hệ thống xử lý với các yếu tố sau: Về liều lượng hóa chất bổ sung. Độ pH trong nước thải. Tình trạng hoạt động của các bơm định lượng. Từ đó xác định kịp thời nguyên nhân để khắc phục nhằm nâng cao hiệu suất xử lý. Có một số nguyên nhân chính như sau: Liều lượng chất phản ứng không phù hợp (thấp quá hay cao quá). pH nước thải không nằm trong dải tối ưu cho quá trình keo tụ. Chủng loại và liều lượng polyme không thích hợp. Bùn thải sẽ được bơm bùn định kỳ bơm về bể làm đặc bùn, chế độ hoạt động của bơm sẽ tự động và được cài đặt theo chu kỳ. 4.2. QUÁ TRÌNH KIỂM SOÁT VẬN HÀNH 4.2.1. Lưu giữ số liệu 4.2.1.1. Các thông số cần được ghi chép hệ thống Các thông số thí nghiệm được liệt kê dưới đây nếu được ghi chép một cách chính xác có thể giúp người vận hành xác định phạm vi vận hành tốt nhất của hệ thống. Các ghi chép cũng có thể dùng để nhận biết khi các vấn đề nảy sinh cũng như giúp xác định nguyên nhân của vấn đề. Ghi chép các số liệu dưới đây thường xuyên: Chất rắn lơ lửng (SS): SS trong bể Aerotank (MLSS). SS trong bùn hồi lưu. SS trong bùn thải. SS trong nước thải sau xử lý tại đầu ra của bể lắng thứ cấp. COD: COD của nước thải đầu vào bể Aerotank. COD trong nước thải sau thải xử lý tại đầu ra của bể lắng thứ cấp. Chú ý: COD được đưa ra để xác định nồng độ chất thải dòng vào / ra và dùng như là một thông số để vận hành Hệ thống xử lý bởi vì quá trình xác định COD nhanh ( khoảng 3 giờ ). Sử dụng thông số BOD để điều khiển hệ thống có những bất lợi như sau: Sai số về các thủ tục có thể gây những thay đổi kết quả lớn. Phải chờ 5 ngày mới có kết quả. Đối với mỗi loại nước thải nhất định thường có tỷ số BOD/COD đặc trưng. Tỷ số BOD/COD trong nước thải của ngành dệt may thường vào khoảng 0.3 – 0.4. khi không cần phải biết giá trị BOD một cách chính xác ta có thể ước lượng qua giá trị COD. Oxy hòa tan ( DO): DO trong bể Aerotank. pH: pH trong bể Aerotank. Các tính toán và đo đạc: Lưu lượng nước thải hàng ngày. Khối lượng chất rắn trogn bể Aerotank ( MLSS). Tổng lượng COD mỗi ngày vào bể Aerotank. Khối lượng chất rắn mỗi ngày ở dòng ra. Thời gian lưu hồi bùn/60 phút. Thời gian thải bùn/60 phút. Tỷ số F/M. Các thông số quan sát hàng ngày: Mùi. Bể Aerotank: mức độ chảy xoáy, màu sắc và lượng váng bọt trên bề mặt. Bể lắng thứ cấp:độ trong và đục của dòng ra, loại chất rắn trên bề mặt và trong nước thải sau xử lý. Bùn hoạt tính hồi lưu: màu sắc và mùi. Thiết bị và động cơ: Hoạt động trơn tru, ồn, rung và nhiệt độ. Quá trình vận hành hệ thống không chỉ gồm có việc theo dõi và bảo dưỡng thiết bị mà còn theo dõi tình trạng hoạt động của hệ thống một cách thường xuyên (đặc biệt là theo dõi tình trạng bùn hoạt tính) để xác định khi nào cần điều chỉnh để bù vào những thay đổi mà có thể ảnh hưởng tới chất lượng dòng ra. Hãy nhớ rằng việc quan sát nhìn, ngửi và tiếp xúc sẽ cho bạn những dấu hiệu đầu tiên về những vấn đề đang nảy sinh và chỉ cho bạn bè những hành động điều chỉnh thích hợp. 4.2.1.2. Bảng lịch trình phân tích các chỉ tiêu: Thông số phân tích Lịch trình Phương pháp lấy mẫu MLSS (tức SS trong bể Aerotank). 2 ngày một lần: vào các ngày chẵn trong tháng. Những tháng có 31 ngày thì làm thêm mẫu của ngày thứ 31. Lấy mẫu ở điểm gần van xả sau bể lắng. SS nước thải sau xử lý. 4 ngày 1 lần: vào các ngày chia hết cho 4 Lấy mẫu ở sau bể chứa nước sau lắng. CODv 4 ngày 1 lần: vào các ngày chia hết cho 4. Lấy mẫu tổng hợp ở bể điều hòa: khoảng 2 tiếng lấy mẫu 1 lần, nhưng vào những lúc cao điểm ( những lúc lưu lượng nước thải lớn nhất ) có thể phải lấy mẫu cách nhau 1 giờ. Mỗi lần lấy 50 ml, trộn lẫn vào nhau và tiến hành phân tích vào lúc mẫu cuối cùng được lấy. CODR 4 ngày 1 lần: vào các ngày chia hết cho 4. Lấy mẫu ở sau bể chứa nước sau lắng. DO trong bể Aerotank. Mỗi ca trực đo 1 lần Đo trực tiếp trong bể Aerotank ở gần điểm đặt van xả sang bể lắng, cách mặt nước 1.5m pH trong bể điều hòa. Ngày 1 lần Lấy mẫu ở bể điều hòa, vào phòng đo. pH trong bể Aerotank. Ngày 1 lần Đo trực tiếp trong bể Aerotank hoặc lấy mẫu vào phòng đo. Thí nghiệm độ lắng của bùn trong 30 phút. Hàng ngày vào lúc 9 giờ sáng. Lấy mẫu trong bể Aerotank tại điểm gần van xả nước sang bể lắng. Quan sát: Thông số phân tích Lịch trình - Mùi. - Bể Aerotank: mức độ chảy xoáy, màu sắc và lượng váng bọt trên bề mặt. - Bể lắng thứ cấp:độ trong và đục của dòng ra, loại chất rắn trên bề mặt và trong nước thải sau xử lý. - Bùn hoạt tính hồi lưu: màu sắc và mùi. - Thiết bị và động cơ: Hoạt động trơn tru, ồn, rung và nhiệt độ. Mỗi ca ghi kết quả quan sát 1 lần. CHƯƠNG 5: AN TOÀN LAO ĐỘNG, CÁC SỰ CỐ THƯỜNG GẶP VÀ CÁCH XỬ LÝ SỰ CỐ TRONG QUÁ TRÌNH VẬN HÀNH 5.1. AN TOÀN LAO ĐỘNG 5.1.1. An toàn khi làm việc gần các bể Aerotank, bể lắng và bể điều hòa Bất cứ khi nào làm việc quang các bể, các thủ tục an toàn lao động phải tuyệt đối chấp hành: Đi ủng di chuyển cho nhanh nhẹn. Đế giày có đinh mũ kếp tăng khả năng chống trượt. Mặc áo phao khi làm việc xung quanh bể Aerotank nơi mà không có lan can bảo vệ. Khi ngã xuống bể thông khí lúc đang thông khí thì hầu như khó tránh khỏi bị chết đuối trừ khi mặc áo phao. Sự sinh sôi của tảo trơn trên sàn thao tác phải được cọ rửa bất cứ khi nào chúng xuất hiện. Giữ gìn sạch sẽ khu vực xử lý khỏi dầu mỡ chảy ra. Không để rơi dụng cụ, thiết bị và vật liệu có thể tao ra ảnh hưởng tới quá trình. Khu vực xử lý phải có đủ ánh sáng để làm việc vào buổi tối, đặc biệt là lúc có sự cố xảy ra. 5.1.2. An toàn khi tiếp xúc với hóa chất a. An toàn về dung dịch sắt II clorua 30 %: Thông tin về thành phần: Tên thông dụng: Sắt II clorua. Công thức hóa học: FeCl2. Nồng độ: 30 % ± 1 %. Dạng nguy hiểm: Viêm niêm mạ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThuc tap tot nghiep - BinhBangDiemLoiTung.doc
  • dwgBan ve mat bang Thành Công.dwg
  • dwgBe Aerotank - BinhBangDiemLoiTung.dwg
  • dwgBe Dieu Hoa - BinhBangDiemLoiTung.dwg
  • dwgBe Gom - BinhBangDiemLoiTung.dwg
  • dwgBe khuay tron - BinhBangDiemLoiTung.dwg
  • dwgBe Lang Thu Cap- BinhBangDiemLoiTung.dwg
  • dwgBe Phan Huy Bun - BinhBangDiemLoiTung.dwg
  • dwgBe Semultech - BinhBangDiemLoiTung.dwg
  • dwgBon loc ap luc - BinhBangDiemLoiTung.dwg
  • dwgMAT CAT THUY LUC - TONG HOP[1].dwg
  • pptBao cao thuc tap -BinhBangDiemLoiTung.ppt
  • docBIA BAO CAO - BinhBangDiemLoiTung.doc
Tài liệu liên quan