Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển trên thị trường bảo hiểm Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế - Thực trạng và giải pháp

+ Ném bỏ xuống biển: ám chỉ hành động ném hàng hoá hoặc một phần thiết bị, dự trữ của tàu xuống biển để làm nhẹ tàu hoặc để tránh nguy cơ nguy hiểm khác nhằm cứ tàu, hàng khi gặp nạn. Trong thực tế, việc ném bỏ xuống biển thường xảy ra trong tình huống: tàu bị mắc cạn, tàu bị lật nghiêng do lệch trọng tâm, tàu bị bão, tàu bị thủng dưới mớn nước, tàu bị địch đuổi, hàng trên tàu bị cháy. Ném bỏ xuống biển được coi là hành động hy sinh tự nguyện để cứu toàn bộ hành trình và thường được coi là hành động hy sinh tổn thất chung.

+ Nước cuốn trôi khỏi tàu là hiện tượng hàng hoá bị sóng gạt, bị đứt dây chằng buộc làm cuốn trôi xuống biển. Hàng bị cuốn trôi xuống biển thường xảy ra trong trường hợp tàu gặp bão, thời tiết xấu, biển động, sóng lớn.

 

doc119 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 2055 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển trên thị trường bảo hiểm Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iền đề cần thiết cho sự phát triển của hoạt động bảo hiểm hàng hoá xuất mhập khẩu Việt Nam. 2.1.1.3 Trung gian bảo hiểm. Trung gian bảo hiểm là người được ủy quyền bởi một bên (bên mua bảo hiểm hoặc bên bán bảo hiểm). Các trung gian bảo hiểm không tạo ra các sản phẩm bảo hiểm và cũng không mua trước các sản phẩm bảo hiểm để bán mà chỉ là cầu nối giữa người mua bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm gốc, doanh nghiệp tái bảo hiểm; giữa cung và cầu trên thị trường bảo hiểm. Hoạt động trung gian bảo hiểm là rất cần thiết, nhờ các trung gian bảo hiểm, các doanh nghiệp bảo hiểm có thể tập trung vào chuyên môn hóa, nghiên cứu và thiết kế sản phẩm mới, đồng thời phát huy hết lợi thế của hoạt động trung gian để khai thác dịch vụ, nâng cao hiệu quả kinh doanh, tọa lợi thế trong cạnh tranh và mở rộng, chi phối thị trường. Thực tế phần lớn các hợp đồng bảo hiểm, nhất là các hợp đồng phức tạp và hợp đồng tái bảo hiểm là kết quả của sự đàm phán, giao dịch qua trung gian bảo hiểm. Tuy nhiên do việc phân phối sản phẩm qua trung gian nên giữa doanh nghiệp bảo hiểm và người mua bảo hiểm có một “khoảng cách” nhất định, doanh nghiệp bảo hiểm nhiều khi thiếu đi những thông tin cụ thể về thị trường, đồng thời phải bỏ ra các chi phí cho người trung gian, làm tăng phí bảo hiểm. Trung gian bảo hiểm bao gồm: môi giới bảo hiểm và đại lý bảo hiểm. Môi giới bảo hiểm: Môi giới bảo hiểm là người đại diện của bên mua bảo hiểm trong quan hệ hợp đồng bảo hiểm. Hoạt động môi giới bảo hiểm mang lại nhiều lợi ích cho hoạt động của thị trường bảo hiểm. Đối với doanh nghiệp bảo hiểm, việc đàm phán các dịch vụ bảo hiểm qua môi giới bảo hiểm thừờng dễ dàng, nhanh chóng hơn, tiết kiệm được thời gian và chi phí. Về phía người mua bảo hiểm có thể nhận được sự tư vấn hữu ích từ ngươig môi giới mà không phải trả phí trực tiếp cho họ Nội dung hoạt động môi giới bảo hiểm bao gồm: - Cung cấp thông tin về loại hình bảo hiểm, điều kiện, điều khoản, phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm; - Tư vấn cho bên mua bảo hiểm trong việc đánh giá rủi ro, lựa chọn loại hình bảo hiểm, điều kiện, điều khoản, biểu phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm; - Đàm phán, thu xếp giao kết hợp đồng bảo hiểm giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm; - Thực hiện các công việc các có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của bên mua bảo hiểm. Hoạt động môi giới bảo hiểm ở Việt Nam bắt đầu có từ năm 1995 với sự ra đời của công ty môi giới bảo hiểm InchinBroker, là liên doanh giữa Bảo Việt và một công ty của Hồng Kông (đã được bán và nay là AON Việt Nam). Hiện nay trên thị trường bảo hiểm Việt Nam có 10 doanh nghiệp môi giới, bao gồm cả các công ty trong nước và công ty 100% vốn nước ngoài (Bảng 2.4) Bảng 2.4: Danh sách các công ty môi giới bảo hiểm (Tính đến 31/12/2008) STT Tờn cụng ty Năm thành lập Loại hỡnh doanh nghiệp Vốn điều lệ 1 Cụng ty cổ phần mụi giới bảo hiểm Việt Quốc (Việt Quốc) 2001 Cổ phần 6 tỷ đồng 2 Cụng ty cổ phần mụi giới bảo hiểm Á Đụng (Á Đụng) 2003 Cổ phần 6 tỷ đồng 3 Cụng ty cổ phần mụi giới bảo hiểm Đại Việt (Đại Việt) 2003 Cổ phần 6 tỷ đồng 4 Cụng ty cổ phần mụi giới bảo hiểm Thỏi Bỡnh Dương (PIB) 2005 Cổ phần 6 tỷ đồng 5 Cụng ty cổ phần mụi giới bảo hiểm Cimeico (Cimeico) 2006 Cổ phần 4 tỷ đồng Cú vốn đầu tư nước ngoài: 3 cụng ty 6 Cụng ty TNHH Aon Việt Nam (Aon) 1993 100% vốn nước ngoài 300.000 USD 7 Cụng ty TNHH mụi giới bảo hiểm Gras Savoye Willis Việt Nam (Gras Savoye) 2003 100% vốn nước ngoài 300.000 USD 8 Cụng ty TNHH mụi giới bảo hiểm Marsh Việt Nam (Marsh) 2004 100% vốn nước ngoài 300.000 USD 9 Cụng ty TNHH mụi giới Bảo hiểm Jardine 2008 100% vốn nước ngoài 300.000 USD 10 Cụng ty mụi giới bảo hiểm Sao Việt 2008 Cổ phần 4 tỷ đồng (Nguồn: Niên giám thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2007- Bộ Tài chính) Hiện nay các công ty môi giới bảo hiểm ở Việt Nam về cơ bản chỉ làm về các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ. Trong đó, bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu là một trong những nghiệp vụ môi giới chủ yếu của các công ty. Đại lý bảo hiểm: Đại lý bảo hiểm là đại diện cho doanh nghiệp bảo hiểm trong các hoạt động thuộc phạm vi ủy quyền của hợp đồng đại lý bảo hiểm. Việc giới thiệu, chào bán sản phẩm bảo hiểm, thu phí bảo hiểm... xúc tiến quan hệ mua bán trên thị trường bảo hiểm rất cần một lực lượng đông đảo đại lý. Đại lý thường xuyên tiếp xúc với khách hàng nên họ là lực lượng tiếp thị rất hiệu quả. Đại lý cũng là người trực tiếp nhận các thông tin phản hồi từ khách hàng, giúp doanh nghiệp bảo hiểm nghiên cứu, hoàn thiện, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm bảo hiểm. Về nguyên tắc, doanh nghiệp bảo hiểm có thể trao đổi thông tin với khách hàng một cách trực tiếp và đại lý không thể phản đối, trong khi đó điều này rất khó hoặc không thể thực hiện được trong quan hệ môi giới. Hiện nay, các công ty bảo hiểm Việt Nam sử dụng cả đại lý chuyên nghiệp và đại lý bán chuyên nghiệp, đại lý cá nhân và đại lý tổ chức. Tính đến này 31/12/2007, tổng số đại lý làm việc cho các công ty bảo hiểm phi nhân thọ là 59.330 đại lý. Đối với bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu, bên cạnh các đại lý cá nhân và chuyên nghiệp, các công ty bảo hiểm cũng rất hay sử dụng đại lý bán chuyên nghiệp là những người làm việc trong các tổ chức có hoạt động xuất nhập khẩu. 2.1.2 Các điều kiện kinh tế-xã hội tác động tới hoạt động bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu. 2.1.2.1 Điều kiện chính trị, xã hội và pháp luật Trong những năm qua, Việt Nam được đánh giá là nước có điều kiện chính trị, xã hội ổn định so với các nước trong khu vực như Thái lan, Phillipine, IndonesiaĐây chính là điều kiện thuận lợi để Việt nam phát triển kinh nói chung và phát triển ngành bảo hiểm nói riêng, trong đó có hoạt động xuất nhập khẩu và bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu. Thực hiện đường lối đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất kinh doanh. Nhờ đó, sản phẩm hàng hoá dịch vụ của Việt Nam không chỉ đứng vững trong nước mà còn vươn ra thị trường nước ngoài, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu. Nếu như năm 1991 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam mới chỉ đạt 2,087 tỷ đô la Mỹ, đến năm 2007 con số này là 48.387 tỷ đô la Mỹ. Song song với chủ trương khuyên khích mạnh mẽ xuất khẩu, hoạt động nhập khẩu cũng có vai trò hết sức quan trọng được Đảng và Nhà nước quan tâm, hướng tới mục tiêu cho sự phát triển sản xuất nội địa, cho sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước và nhanh chóng hội nhập với khu vực và thế giới. Năm 2007, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam đạt 60,830 tỷ đô la Mỹ. Đây là yếu tố tác động trực tiếp đến sự phát triển của bảo hiểm hàng nhập khẩu phát triển ở Việt Nam. Cùng với ổn định về mặt chính trị- xã hội, hệ thống pháp luật của Việt Nam cũng ngày một được hoàn thiện. Đối với lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, Luật kinh doanh bảo hiểm ra đời năm 2000 tạo môi trường pháp lý và sân chơi bình đẳng cho các chủ thể tham gia thị trường. Theo tiếp đó là các văn bản hướng dẫn dưới luật là Nghị định 42, 43 (năm 2001), Thông tư 98, 99 (năm 2004); Nghị định 118 xử phạt vi phạm trong kinh doanh bảo hiểm, Quy định 53 các chỉ tiêu giám sát doanh nghiệp bảo hiểm, Quyết định 175 Thủ tướng phê duyệt chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam 2003-2010. Môi trường pháp lý và kinh doanh ngày càng thuận lợi với sự ra đời của một số Bộ Luật, Luật, văn bản pháp quy liên quan đến bảo hiểm như Luật Hàng hải, Luật Hàng không, Luật giao thông đường bộ, Luật giao thông đường thuỷ, Luật Phòng cháy chữa cháy, Luật Dân sự. 2.1.2.2 Điều kiện kinh tế Với chủ trương mở cửa và đổi mới nhằm huy động và sử dụng tối đa mọi nguồn lực của đất nước, nền kinh tế Việt Nam những năm qua đã có những bước phát triển đáng kể. Năm 2007, là năm đầu tiên Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới WTO, tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 8,44% so với năm 2006 và có tăng độ tăng trưởng cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây. Sản phẩm công nghiệp tiếp tục giữ mức tăng trưởng ổn định 17,1%. Kim ngạch xuất khẩu đạt trên 48 tỷ USD, tăng 21% so với năm trước. Theo Chiến lược phá triển kinh tế xã hội Việt Nam, đến năm 2010, GDP đạt 1.000-1.100 USD/người; đầu tư toàn xã hội 39-40% GDP, ODA 11 tỷ USD, FDI 25 tỷ USD, kim ngạch xuất khẩu 69 tỷ USD, kim ngạch nhập khẩu 70 tỷ USD, tàu biển 5 triệu tấn. Đây là những điều kiện kinh tế hết sức thuận lợi thúc đẩy ngành bảo hiểm nói chung và bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu nói riêng phát triển. Ngoài ra, lộ trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước sẽ kết thúc vào năm 2009, số lượng các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài sẽ tăng lên. Tập quán mua bảo hiểm để an toàn trong sản xuất kinh doanh của nhà đầu tư nước ngoài cũng là yếu tố quan trọng thúc đẩy ngành bảo hiểm phát triển, đồng thời cũng ảnh hưởng đến việc tạo ra tập quán mua bảo hiểm cho người Việt Nam nói chung. 2.1.2.3 Điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Đây là yếu tố quan trọng, tác động mạnh mẽ tới thị trường bảo hiểm Việt Nam nói chung và bảo hiểm hàng hóa nói riêng. Kể từ thời điểm Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO, việc giao lưu, buôn bán hàng hóa giữa Việt Nam và các nước trên thế giới đã được tăng trưởng mạnh mẽ, hàng loạt các rào cản về thuế quan đã dần dần, từng bước được dỡ bỏ, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng trưởng kéo theo sự tăng trưởng của hoạt động kinh doanh bảo hiểm hàng hóa. Tuy nhiên, hội nhập kinh tế quốc tế cũng đặt các công ty bảo hiểm Việt Nam trước những thách thức trong việc kinh doanh bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu. Cam kết gia nhập WTO cho phép các công ty bảo hiểm ở nước ngoài cung cấp dịch vụ qua biên giới. Lúc này các công ty nước ngoài có thể bán bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu tại Việt Nam mà không cần thành lập công ty con tại Việt Nam. Tính cạnh tranh rõ ràng sẽ trở nên gay gắt và khốc liệt hơn. 2.2 Thực trạng hoạt động bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển ở Việt Nam (Giai đoạn 2003-2008) 2.2.1 Hoạt động khai thác bảo hiểm 2.2.1.1 Khai thác hàng xuất khẩu Bảng 2.5: Tình hình tham gia bảo hiểm trong nước của hàng xuất khẩu tại Việt Nam (2003-2008) Năm Hàng xuất khẩu Hàng XK tham gia BH trong nước Tỷ lệ hàng XK tham gia BH trong nước(%) Kim ngạch (tỷ đ) Tốc độ tăng (%) Kim ngạch (tỷ đ) Tốc độ tăng (%) 2003 308.140 - 14.834 - 4,81 2004 403.047 30,8 15.314 3,2 3,80 2005 499.612 24,0 19.887 29,9 3,98 2006 613.878 22,9 29.404 47,9 4,79 2007 749.999 22,2 39.231 33,4 5,23 2008 971.695 29,6 53.735 37,0 5,53 Tổng 228.798 11.123 4,86 (Nguồn: Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam) Tình hình khai thác bảo hiểm hàng hoá xuất khẩu được thể hiện ở bảng 2.5. Năm 2003 kim ngạch hàng xuất khẩu tham gia bảo hiểm trong nước mới đạt con số là 14.834 tỷ đồng chiếm 4,81% kim ngạch xuất khẩu, thì đến năm 2008 con số này đã tăng lên là 53.735 tỷ đồng tăng gần 4 lần so với năm 2003 và chiếm 5,53% kim ngạch xuất khẩu. Nhìn chung, giá trị kim ngạch và tỷ lệ hàng xuất khẩu tham gia bảo hiểm trong nước đều tăng qua các năm, bốn năm gần đây tốc độ tăng kim ngạch hàng xuất khẩu tham gia bảo hiểm trong nước luôn cao hơn tốc độ tăng kim ngạch hàng xuất khẩu. Đây là tín hiệu đáng mừng đối với hoạt động khai thác bảo hiểm hàng xuất khẩu của các công ty bảo hiểm trong nước. Tuy nhiên, nếu nhìn vào tiềm năng của thị trường bảo hiểm hàng hoá xuất khẩu, có thể nhận thấy rằng, tỷ lệ kim ngạch hàng xuất khẩu tham gia bảo hiểm trong nước là ở mức quá thấp: năm 2004 có mức thấp nhất là 3,8%, năm 2008 cao nhất là 5,53%. Việt Nam chủ yếu xuất khẩu hàng đi các nước châu Âu và Mỹ. Đây là những nước phát triển và khách hàng có tập quán về bảo hiểm. Nhà nhập khẩu ý thức rất rõ về lợi ích của việc mua bảo hiểm và vì vậy luôn dành lấy quyền mua bảo hiểm. Đây là khó khăn rất lớn đối với các nhà bảo hiểm Việt Nam trong việc khai thác hàng xuất khẩu. Hiện nay các nhà bảo hiểm trong nước chỉ khai thác được một số mặt hàng mà các nhà xuất khẩu nước ta có lợi thế như dầu thô, gạo hay cà phê. 2.2.1.2 Khai thác hàng nhập khẩu Bảng 2.6: Tình hình tham gia bảo hiểm trong nước của hàng nhập khẩu tại Việt Nam (2003-2008) Năm Hàng nhập khẩu Hàng NK tham gia BH trong nước Tỷ lệ hàng NK tham gia BH trong nước(%) Kim ngạch (tỷ đ) Tốc độ tăng (%) Kim ngạch (tỷ đ) Tốc độ tăng (%) 2003 387.423 - 95.682 - 24,70 2004 491.756 26,9 122.320 27,8 24,87 2005 579.032 17.7 144.409 18,1 24,94 2006 701.678 21.2 222.006 53,7 31,64 2007 973.280 38.7 255.248 15,0 26,23 2008 1.331.715 36.8 363.558 42,4 27,30 Tổng 279.349 75.250 26,95 (Nguồn: Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam) So với hàng xuất khẩu, tỷ lệ kim ngạch hàng nhập khẩu tham gia bảo hiểm trong nước cao hơn. Số liệu bảng 2.6 cho thấy, năm 2003 kim ngạch hàng nhập khẩu tham gia bảo hiểm trong nước là 95.682 tỷ đồng, chiếm 24,7% kim ngạch hàng nhập khẩu. Đến năm 2008, kim ngạch hàng nhập khẩu tham gia bảo hiểm trong nước tăng lên 363.558 tỷ đồng, chiếm 27,3% kim ngạch hàng nhập khẩu. Nếu tính bình quân cho cả giai đoạn 2003-2008, tỷ lệ kim ngạch hàng nhập khẩu tham gia bảo hiểm trong nước là 26,95%. Những năm gần đây do nhận thức được lợi ích của việc mua bảo hiểm, đặc biệt là với hàng nhập khẩu, nhiều nhập khẩu đã chuyển từ thói quen mua hàng theo giá FOB sang giá CIF hoặc giá CFR, từ đó dành quyền mua bảo hiểm. Tuy nhiên, so với tiềm năng thị trường đây vẫn là một con số khiêm tốn khi khách hàng là nhà nhập khẩu có quyền dành mua bảo hiểm. Bảng 2.7: Tỷ lệ kim ngạch hàng xuất nhập khẩu tham gia bảo hiểm trong nước (2003-2008) Năm Tổng kim ngạch XNK (tỷ đồng) Kim ngạch XNK tham gia bảo hiểm trong nước (tỷ đồng) Tỷ lệ kim ngạch XNK tham gia bảo hiểm trong nước (%) 2003 695.563 110.515 15,89 2004 891.653 136.850 15.35 2005 1.071.267 162.456 15,16 2006 1.302.233 247.194 18,98 2007 1.692.864 296.502 16,92 2008 2.222.700 395.259 17,78 Tổng 7.876.279 1.338.775 28,00 (Nguồn: Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam) Như vậy, tình hình bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu ở nước ta trong thời gian qua đã có những bước phát triển nhất định. Tuy nhiên, so với tiềm năng thị trường, tỷ lệ hàng hoá tham gia bảo hiểm trong nước là còn thấp. Nếu tính chung cho cả kim ngạch hàng hoá xuất khẩu, số liệu bảng 2.7 cho thấy, tỷ lệ kim ngạch hàng xuất nhập khẩu tham gia bảo hiểm trong nước trong thời gian qua nằm trong khoảng 15% đến 19%, năm thấp nhất là 2005 với 15,16%, năm cao nhất là 2006 với 18,98%. Cũng giống như Việt Nam, tỷ lệ kim ngạch hàng nhập khẩu tham gia bảo hiểm trong nước cao hơn tỷ lệ kim ngạch hàng xuất khẩu tham gia bảo hiểm trong nước, nhưng tỷ lệ kim ngạch tính chung cho cả hàng xuất và nhập tham gia bảo hiểm trong nước ở các nước thường là 50%. Con số này ở Việt Nam 15% đến 19% rõ ràng là ở mức còn thấp. 2.2.1.3 Doanh thu phí bảo hiểm Bảng 2.8: Doanh thu phí bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu tham gia bảo hiểm trong nước (2003-2008) Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Doanh thu phí bảo hiểm (tỷ đồng) 341,906 412,331 441,782 529,178 712,092 972,815 Tốc độ tăng (%) - 20,60 7,14 19,78 34,57 36,61 (Nguồn: Hiệp Hội bảo hiểm Việt Nam) Số liệu bảng 2.8 cho thấy, doanh thu phí bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu tham gia bảo hiểm trong nước tăng qua các năm cùng với sự gia tăng về kim ngạch hàng hoá xuất nhập khẩu tham gia bảo hiểm trong nước. Nếu như năm 2003, doanh thu phí bảo hiểm là 341,906 tỷ đồng thì đến năm 2008 con số này là 972,815 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng doanh thu phí trong 2 năm gần đây đạt mức cao trên 34%. Tuy nhiên, nếu so sánh tốc độ tăng doanh thu phí với tốc độ tăng kim ngạch hàng xuất nhập khẩu tham gia bảo hiểm trong nước, số liệu bảng 2.9 cho thấy, tốc độ tăng doanh thu phí luôn ở mức thấp hơn. Lý do ở đây là tỷ lệ phí bảo hiểm có xu hướng giảm qua các năm. Nếu như năm 2003 tỷ lệ phí bảo hiểm hiểm bình quân là 0,31%, thì năm 2006 giảm xuống còn 0,21%. Hai năm 2007 và 2008 phí bảo hiểm bình quân tuy có tăng ở con số 0,25% nhưng vẫn thấp hơn những năm 2005 về trước. Điều này cho thấy, để cạnh tranh một trong những biện pháp được các doanh nghiệp bảo hiểm lựa chọn là hạ phí bảo hiểm. Bảng 2.9: Tỷ lệ phí bảo hiểm bình quân (2003-2008) Năm Doanh thu phí bảo hiểm Kim ngạch XNK tham gia bảo hiểm trong nước Tỷ lệ phí bình quân (%) Doanh thu phí (tỷ đ) Tốc độ tăng (%) Kim ngạch (tỷ đồng) Tốc độ tăng (%) 2003 341,906 - 110.515 - 0,31 2004 412,331 20,60 136.850 23,83 0,30 2005 441,782 7,14 162.456 18,71 0,27 2006 529,178 19,78 247.194 52,16 0,21 2007 712,092 34,57 296.502 15,90 0,25 2008 972,815 36,61 395.259 37,96 0,25 Tổng 3.092,290 1.338.775 3,58 (Nguồn: Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam) 2.2.2 Công tác giám định và bồi thường tổn thất 2.2.2.1 Công tác giám định tổn thất. Trước hết, giám định hàng hóa làm tăng thêm trách nhiệm của các bên có liên quan trong quá trình thực hiện các hợp đồng thương mại, từ đó ngăn ngừa hoặc hạn chế được những rủi ro, tổn thất, góp phần giải quyết tranh chấp giữa các bên liên quan. Lợi ích chung đối với các bên tham gia trực tiếp và liên quan đến quá trình thực hiện hợp đồng thương mại là: Họ có thể yên tâm với những việc mà mình đã cố gắng làm đúng, bởi lẽ họ tìm thấy ở giám định người trọng tài vô tư, khách quan, luôn đứng ra bảo vệ quyền lợi chính đáng và tạo điều kiện thuận lợi cho họ hoàn thành tốt nghĩa vụ của mình, cụ thể là : - Đối với người bán hàng, không phải trực tiếp mà thông qua chứng thư giám định chứng minh mình đã làm đúng nghĩa vụ ghi trong hợp đồng. Ngoài ra, chứng thư giám định còn là cơ sở để người bán hàng thanh toán tiền hàng. - Dựa vào tổ chức giám định trung lập, người mua hàng có cơ sở để yên tâm nhận được đủ, đúng loại hàng mà 2 bên mua- bán đã thỏa thuận (ví dụ: đúng chất lượng, chủng loại, nguồn gốc v.v.). Dựa vào tổ chức giám định chuyên nghiệp, người mua hàng không phải tự đầu tư, tổ chức kiểm tra hàng hóa trong quá trình giao nhận, hạn chế mọi tốn phí không cần thiết về thời gian, công sức và tiền của. - Đặc biệt, người vận chuyển có một chỗ dựa tin cậy để xác nhận họ đã thực hiện công việc của mình đúng với các qui định cũng như yêu cầu kỹ thuật trong vận tải. Xác nhận phương tiện vận tải có đủ khả năng, điều kiện vận chuyển hàng hóa; chứng minh người vận tải đã làm hết khả năng để hạn chế tối đa các thiệt hại khi xảy ra các trường hợp bất khả kháng. - Nhà bảo hiểm có một đại lý giám định hàng tổn thất vô tư, khách quan xác định mức độ, nguyên nhân gây hư hỏng, tổn thất, phân bổ tổn thất...hàng hóa/hoặc phương tiện vận tải để làm cơ sở bồi thường thiệt hại cho khách hàng mua bảo hiểm... - Các ngân hàng có liên quan căn cứ vào chứng thư giám định làm cơ sở chuyển tiền tới người bán hàng; người bán hàng yên tâm và chắc chắn nhận được tiền bán hàng đầy đủ và đúng thời hạn, khi họ thực hiện đúng các nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng. - Và đặc biệt là khi có tranh chấp xảy ra thì chứng thư do tổ chức giám định độc lập, trung lập cấp được sử dụng như là chứng cứ khách quan mang tính pháp lý quan trọng để các bên có thể giải quyết vụ việc một cách nhanh chóng, hạn chế tranh cãi kéo dài dẫn đến tốn nhiều thời gian và chi phí... Chính phủ đã ban hành Nghị định số 20/1999/NĐ-CP ngày 12/04/1999 về kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa, trong đó quy định rõ quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp kinh doanh dich vụ giám định hàng hóa, tiêu chuẩn của giám định viên hàng hóa... Việc thực hiện công tác giám định tổn thất về hàng hóa đối với các công ty bảo hiểm trong nước hiện nay chủ yếu là do các giám định viên của các công ty giám định chuyên nghiệp thực hiện. Một số công ty giám định có uy tín trên thị trường hiện nay như: Marthew Daniel, Vina control, Vivaco, Micontrol...Các công ty giám định thường thực hiện luôn công tác giám sát, đề phòng hạn chế tổn thất. Tuy nhiên có một thực tế hiện nay trên thị trường bảo hiểm Việt Nam là, khách hàng và công ty bảo hiểm có thể thoả thuận trước với nhau về người giám định: đó có thể giám định độc lập hoặc cũng có thể là do chính nhà bảo hiểm làm. Nếu công tác giám định do nhà bảo hiểm tiến hành mà khách hàng không chấp nhận kết quả giám định, lúc này mới phải nhờ tới công ty giám định độc lập. Xét về mặt hiệu quả, đây cũng là một lựa chọn tốt nhằm làm giảm chi phí cho hoạt động bảo hiểm mà cả khách hàng và nhà bảo hiểm đều có lợi. Nhưng điều đáng nói ở đây là, đội ngũ giám định viên hiện nay của các công ty bảo hiểm là rất mỏng, phần lớn trình độ nghiệp vụ đều rất yếu, không được đào tạo một cách bài bản, chuyên nghiệp. Thực tế này đang phần nào ảnh hưởng đến hoạt động giám định bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu ở nước ta. 2.2.2.2 Công tác bồi thường tổn thất Trong những năm qua, bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu đã góp phần quan trọng trong việc giúp các chủ hàng ổn định tài chính khi hàng hoá của họ không may bị tổn thất. Số liệu bảng 2.10 cho thấy, số tiền bồi thường năm 2003 là trên 341 tỷ đồng, đến năm 2008 con số này tăng lên gấp gần 3 lần đạt 973 tỷ đồng. Sự gia tăng về giá trị hàng được bảo hiểm (tức kim ngạch bảo hiểm) tất yếu dẫn tới sự gia tăng về số tiền bồi thường. Bảng 2.10: Tỉnh hình bồi thường tổn thất bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu (2003-2008) Năm Số tiền bồi thường (tỷ đ) Doanh thu phí (tỷ đ) Tỷ lệ bồi thường (%) 2003 109,664 341,906 32,07 2004 146,141 412,331 35,44 2005 188,888 441,782 42,76 2006 259,178 529,178 49,09 2007 188,213 712,092 26,43 2008 369,534 972,815 37,99 Tổng 1.262,232 3.410,104 37,01 (Nguồn: Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam) Qua bảng số liệu 2.10 cũng cho thấy, tỷ lệ bồi thường bình quân 6 năm qua của nghiệp vụ 37,01% là ở mức hợp lý. Tỷ lệ bồi thường này cho thấy hoạt động kinh doanh bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu có hiệu quả tốt so với các nghiệp vụ khác trên thị trường như: bảo hiểm xe cơ giới có tỷ lệ bồi thường cao nhất thị trường năm 2008 là 58%, tiếp đến là bảo hiểm con người 44,5%, bảo hiểm thân tàu và TNDS chủ tàu 43,8%, bảo hiểm thiệt hại 31%. Tỷ lệ bồi thường có xu hướng tăng từ năm 2003 đến năm 2006. Năm 2006 có tỷ lệ bồi thường cao nhất trên 49%. Thực tế này một phần lớn là do cạnh tranh gay gắtn đã dẫn tới việc các công ty bảo hiểm giảm phí trong khi mức trách nhiệm vẫn giữ nguyên. Ngoài ra, cũng do cạnh tranh mở rộng thị phần, cơ chế khoán tiền lương theo doanh thu của các công ty bảo hiểm đã khiến các cán bộ khai thác thường chỉ chú trọng chỉ tiêu doanh thu mà không tính đế hiệu quả dịch vụ, từ đó chấp nhận bảo hiểm cho nhứng lô hàng có rủi ro xấu như hàng nông sản thức ăn gia súc, khô đậu nành... Trước tình trạng tỷ lệ bồi thường cao đến mức báo động đó, năm 2007 các công ty bảo hiểm đã rút kinh nghiệm và chú ý hơn đến chất lượng dịch vụ khai thác. Nhưng đến năm 2008 tỷ lệ bồi thường lại có xu hướng tăng, đạt xấp xỉ 38%. Nhưng đây vẫn là con số được coi là có hiệu quả kinh doanh tốt so với tỷ lệ bồi thường cao năm 2006 là 49% và so với các nghiệp vụ bảo hiểm khác trong năm 2008. Trong số các công ty bảo hiểm, công ty có tỷ lệ bồi thường nghiệp vụ cao nhất là Bảo Minh (73%), tiếp đến là ABIC (72%), Bảo Việt (51,3%). Trong khi đó, có những công ty tuy có doanh thu nghiệp vụ chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng tỷ lệ bồi thường rất thấp như QBE, LIBERTY, ACE Insurance. Các vụ tổn thất lớn trong năm 2008 là hàng chở trên tàu Đức trí, tàu Việt Trung, tàu Capital, tàu New Hangzhou. Trong công tác giảt quyết bồi thường, các công ty bảo hiểm Việt Nam cũng đặc biệt chú trọng đến khâu đòi người thứ ba. Tuy nhiên, đây là một công việc hết sức khó khăn đối với các doanh nghiệp bảo hiểm trong tất cả các loại hình nghiệp vụ và nó đặc biệt khó khăn đối với nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển xuất phát từ nguyên nhân đối tượng của đòi người thứ ba là các chủ tàu nước ngoài, liên quan đến nhiều định chế luật pháp quốc tế cũng như các công ước quốc tế. Trên thực tế việc đòi người thứ ba đối với các doanh nghiệp bảo hiểm Việt nam chỉ đạt khoảng 10% giá trị tổn thất do lỗi từ phía chủ tàu, khi phát sinh vụ tranh chấp liên quan đến đòi người thứ ba, căn cứ biên bản giám định đối tịch giữa giám định viên của khách hàng/doanh nghiệp bảo hiểm với giám định viên phía chủ tàu, các chủ tàu có tham gia Hội P&I quốc tế thường được đại diện của Hội P&I tại nước sở tại đứng ra ký bản bảo lãnh bồi thường cho các lỗi thuộc chủ tàu, tuy nhiên sau đó việc đòi bồi thường còn rất khó khăn và tốn nhiều thời gian, công sức và thường phải tiếp tục thuê một bên thứ ba khác đòi hộ theo phương thức “Không đòi được thì không phải trả phí”, nếu đòi được thì phải trả mức phí tối thiểu cũng khoảng 25% số tiền đòi được và thông thường cũng chỉ đòi được khoảng 70% giá trị khiếu nại . Vì vậy một số doanh nghiệp bảo hiểm đã thực hiện việc trực tiếp yêu cầu tòa án thực hiện việc bắt giữ tàu biển và yêu cầu chủ tàu bồi thường ngay, phương pháp này rất hiệu quả là sẽ đòi được tiền ngay và đầy đủ nhưng cũng rất phức tạp, cán bộ tác nghiệp phải hiểu rõ luật pháp cũng như các công ước quốc tế. Trước đây chưa có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về việc bắt giữ tàu biển, Bộ Luật Hàng hải Việt nam năm 2005 cũng chỉ đề

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1913.doc
Tài liệu liên quan