Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường THPT có HS dân tộc thiểu số tại huyện CưM’gar, tỉnh Dăk Lăk

MỤC LỤC

Trang

 

MỞ ĐẦU 1

1. Lý do chọn đề tài 1

2. Mục đích nghiên cứu

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

5. Giả thuyết khoa học

6. Nhiệm vụ nghiên cứu

7. Phương pháp nghiên cứu

8. Cấu trúc luận văn

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG

DẠY HỌC Ở TRƯỜNG THPT CÓ NHIỀU HỌC SINH DTTS

1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Trên thế giới.

1.1.2. Trong nước

1.2. Các khái niệm cơ bản

1.2.1. Học sinh dân tộc thiểu số

1.2.2. Hoạt động dạy học

1.2.3. Quản lý hoạt động dạy học

1.2.4. Biện pháp quản lý hoạt động dạy học

1.3. Đặc điểm hoạt động dạy và học ở trường THPT có

đông học sinh là người DTTS

1.3.1. Đặc điểm hoạt động học tập của học sinh THPT người

DTTS

1.3.2. Đặc điểm hoạt động dạy học ở lớp/trường có đông

học sinh là người DTTS

1.4. Hiệu trưởng quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT

có đông học sinh người DTTS.

1.4.1. Các nội dung cơ bản về quản lý của hiệu trưởng đối

với hoạt động dạy học ở trường THPT có đông học

sinh DTTS

1.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý của hiệu trưởng đối

với hoạt động dạy học ở trường THPT có đông học

sinh DTTS

Kết luận chương 1

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Ở TRƯỜNG THPT CÓ NHIỀU HỌC SINH DÂN TỘC

THIỂU SỐ TẠI HUYỆN CƯ M’GAR, DĂK LĂK

2.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu

2.1.1. Khái quát về tình hình kinh tế, xã hội huyện Cư M’gar

2.1.2. Khái quát tình hình giáo dục và đào tạo của huyện CưM’gar

2.1.3. Đặc điểm chính của các trường triển khai nghiên cứu đề tài

2.2. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học ở các trường THPT

có nhiều học sinh dân tộc thiểu số tại Cư M’gar, Dăk Lăk

2.2.1. Khái quát về phương pháp, nội dung nghiên cứu thực trạng

2.2.2. Phân tích và bình luận kết quả nghiên cứu thực trạng

2.2.3. Đánh giá chung về thực trạng

Kết luận chương 2

Chương 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG

ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG

THPT CÓ NHIỀU HỌC SINH DTTS TẠI CƯM’GAR,

DAKLAK

3.1. Định hướng và nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1. Định hướng

3.1.2. Nguyên tắc

3.2. Đề xuất một số biện pháp quản lý của hiệu trưởng đối

với hoạt động dạy học ở các trường THPT có nhiều học

sinh DTTS

3.2.1. Biện pháp 1:

3.2.2. Biện pháp 2:

3.2.3. Biện pháp 3:

3.2.4. Biện pháp 4:

3.3. Mối quan hệ của các biện pháp

3.4. Khảo nghiệm về tính cấp thiết và khả thi của các biện

pháp đề xuất.

Kết luận chương 3

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

2.2. Đối với UBND tỉnh Dăk Lăk

2.3. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Dăk Lăk

2.4. Đối với hiệu trưởng các trường THPT có nhiều học sinh

DTTS trên địa bàn nghiên cứu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

doc144 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3136 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường THPT có HS dân tộc thiểu số tại huyện CưM’gar, tỉnh Dăk Lăk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p quản lý đã thực hiện tốt là: - Hướng dẫn các qui định cũng như các yêu cầu cụ thể của bài soạn, cung cấp cho GV đủ SGK, sách tham khảo, sách GV hướng dẫn soạn bài. Cụ thể là CBQL đánh giá làm tốt 77,8%, TT- TPCM đánh giá làm tốt 73,3%, còn GV đánh giá làm tốt 75%. Đánh giá chung mức độ thực hiện biện pháp này là 75,4%. - Hiệu trưởng đã làm tốt việc kiểm tra thường xuyên(định kỳ, đột xuất) việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp của GV. Nguồn minh chứng của việc làm tốt biện pháp này là đánh giá chung của 3 nhóm đối tượng khảo sát đạt 85,4% (CBQL: 88,9%, TT- TPCM: 83,3%, GV: 84%). * Các biện pháp thực hiện ở mức độ trung bình hoặc còn hạn chế là: - Quán triệt các tổ bộ môn thống nhất nội dung cơ bản, phương pháp thể hiện bài dạy, chú ý đến đối tượng HS DTTS. Trên thực tế, HT đã chỉ đạo các tổ thường xuyên sinh hoạt chuyên môn, song việc sinh hoạt này còn mang nặng tính hành chính, sự vụ (nặng về phổ biến kế hoạch công tác của trường, của tổ) mà chưa đầu tư thoả đáng thời gian cũng như tâm huyết cho nội dung chuyên môn, như: trao đổi kinh nghiệm soạn, giảng, đặc biệt các bài khó; xác định kiến thức trọng tâm của chương, của bài dạy; thảo luận về phương pháp dạy của một bài nào đó…Việc yêu cầu bộ môn thống nhất nội dung kiến thức cơ bản, xác định phương pháp được chú trọng chỉ đạo nhưng không thường xuyên, quản lý còn lỏng lẻo, buông xuôi. Chính vì vậy mà có tới 13,3% các TT- TPCM và 17% GV đánh giá thực hiện biện pháp này ở mức độ chưa tốt, tỉ lệ tương ứng cho mức đánh giá trung bình là 36,7% và 32%. Chỉ với 55,9% đối tượng khảo sát đánh giá thực hiện tốt, chứng tỏ mức độ thực hiện biện pháp này vẫn ở mức trung bình. - Việc góp ý về phương pháp, bồi dưỡng nghiệp vụ, phương pháp và cách tiến hành thực hiện một giáo án tốt còn hạn chế. Đối với các trường có nhiều HS DTTS thì việc tìm ra PPDH thích hợp, sát đối tượng, không lan man, ôm đồm là vấn đề hết sức quan trọng để việc chuẩn bị bài dạy có hiệu quả. Điều này lại ít được chú ý trong việc soạn cũng như thực hiện bài dạy của GV. Chính vì vậy mà biện pháp này được cả 3 nhóm đối tượng đánh giá ở mức độ thực hiện trung bình là 44,5% và có tới 17,1% đánh giá thực hiện chưa tốt. Qua hầu hết ý kiến đánh giá của CBQL thì việc phân công tổ trưởng chuyên môn ký duyệt giáo án theo định kỳ là cần thiết. Nếu bài soạn được chuẩn bị chu đáo, việc lựa chọn và sử dụng phương tiện dạy học nhuần nhuyễn thì hiệu quả bài giảng trên lớp càng cao. b. Các biện pháp quản lý giờ dạy trên lớp của GV Trong việc quản lý hoạt động dạy thì quản lý giờ dạy trên lớp của GV có tầm quan trọng đặc biệt. Giờ dạy của GV có tác động trực tiếp đến kết quả giảng dạy của người thầy, kết quả học tập của HS, đến chất lượng giáo dục toàn diện của các nhà trường. Vì vậy phải có biện pháp quản lý phù hợp để đảm bảo nguyên tắc chất lượng và hiệu quả đào tạo. Qua thực tế khảo sát giờ lên lớp của GV và các biện pháp quản lý của HT các trường THPT đối với giờ lên lớp của GV, chúng tôi thấy 100% các nhà quản lý đều chủ động đưa ra một số các biện pháp quản lý đối với giờ lên lớp đối với GV. Tuỳ thuộc đặc điểm ở mỗi nhà trường, tính khả thi và sự cần thiết cũng như mức độ thực hiện của mỗi biện pháp có sự khác nhau. Từ kết quả khảo sát của bảng 2.9, ta có thể rút ra những nhận xét như sau: - Biện pháp tổ chức cho GV học tập qui chế, tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại giờ dạy theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, giúp cho GV định hướng được bài giảng của mình. Kết quả thăm dò cho thấy cả 3 nhóm đối tượng đều đánh giá mức độ thực hiện biện pháp này rất cao, có tới 99,3% đánh giá thực hiện tốt. Đặc biệt, CBQL và TT- TPCM đánh giá thực hiện tốt 100%. Chứng tỏ biện pháp này được cả CBQL và Bảng 2.8: Tổng hợp đánh giá của CBQL và GV về mức độ thực hiện các biện pháp quản lý việc soạn bài, chuẩn bị lên lớp của GV Đơn vị tính % TT Biện pháp CBQL TT, TPCM GV Chung Tốt TB Chưa tốt Tốt TB Chưa tốt Tốt TB Chưa tốt Tốt TB Chưa tốt 1 Hướng dẫn các qui định, yêu cầu bài soạn, cung cấp SGK, tài liệu tham khảo 77,8 22,2 0,0 73,3 23,3 3,4 75,0 20,0 5,0 75,4 21,8 2,8 2 Quán triệt các tổ bộ môn thống nhất nội dung cơ bản, phương pháp thể hiện bài dạy, chú ý đối tượng HS DTTS 66,7 22,2 11,1 50,0 36,7 13,3 51,0 32,0 17,0 55,9 30,3 13,8 3 Kiểm tra định kỳ, đột xuất việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp của GV 88,9 11,1 0,0 83,3 16,7 0,0 84,0 15,0 1,0 85,4 14,3 0,3 4 Tổ chức góp ý về phương pháp, nội dung bài soạn, sử dụng phương tiện dạy học(có PPDH dành cho HS DTTS hay không) 33,3 44,5 22,2 50,0 40,0 10,0 32,0 49,0 19,0 38,4 44,5 17,1 GV rất quan tâm trong hoạt động dạy học cũng như quản lý hoạt động dạy học. - Thời khoá biểu là căn cứ quan trọng để giám sát, theo dõi giờ lên lớp của GV. Thời khoá biểu được xây dựng trên PPCT của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thời khoá biểu phải được sắp xếp một các khoa học, hợp lý, đảm bảo tính khoa học sư phạm giữa các môn khoa học tự nhiên, khoa học xã hội để các giờ học không quá căng thẳng hoặc gây nhàm chán đối với HS. Qua điều tra thực tế cho thấy, một số trường có thời khoá biểu chưa khoa học, việc xếp thời khoá biểu chỉ chú ý nhiều đến nguyện vọng của GV, điều này làm ảnh hưởng đến chất lượng học tập của HS. Kế hoạch giảng dạy của cá nhân được lập ra từ đầu học kỳ, đầu năm học. GV dựa vào hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học, dựa vào PPCT để lập kế hoạch. Bản kế hoạch cá nhân được tổ trưởng chuyên môn, BGH duyệt và lấy đó là một trong các căn cứ đáng giá mức độ hoàn thành công việc của GV. Tuy vậy, trong thực tiễn, một số HT, HP lại cho rằng đối với GV thì dựa vào PPCT để dạy là được mà xem nhẹ khâu lập kế hoạch, hoặc ngay cả sự điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp thực tế giảng dạy( đối tượng lớp dạy) cũng ít được quan tâm, kế hoạch lập xong để đấy, ít có sự kiểm tra, đối chiếu mức độ thực hiện. Việc lập sổ báo giảng ở một số GV chưa khớp với phản ánh thực tế giờ dạy thực được ghi trong sổ đầu bài. Đánh giá, xếp loại giờ học còn mang tính hình thức, qua loa, BGH chưa kiểm tra thường xuyên để nắm bắt thông tin nhằm có những nhắc nhỡ, uốn nắn kịp thời. Chính vì vậy mà kết quả khảo sát cho thấy mới chỉ có 80,5% các nhóm đối tượng đánh giá là thực hiện tốt, bên cạnh vẫn còn có 2% GV đánh giá thực hiện chưa tốt các biện pháp quản lý giờ dạy trên lớp thông qua TKB, kế hoạch giảng dạy, sổ báo giảng, sổ ghi đầu bài. - Xây dựng nề nếp dạy của GV. Xây dựng nề nếp dạy của GV là một trong những nội dung quản lý HĐDH của HT. Nền nếp dạy học của GV chính là ý thức trách nhiệm của GV đối với hoạt động dạy Bảng 2.9: Tổng hợp đánh giá của CBQL và GV về mức độ thực hiện các biện pháp quản lý giờ dạy trên lớp của GV Đơn vị tính % TT Biện pháp CBQL TT- TPCM GV Chung Tốt TB Chưa tốt Tốt TB Chưa tốt Tốt TB Chưa tốt Tốt TB Chưa tốt 1 Tổ chức cho GV học tập qui chế, tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại giờ dạy theo qui định 100,0 0,0 0,0 100,0 0,0 0,0 98,0 2,0 0,0 99,3 0,7 0,0 2 Thông qua TKB, kế hoạch giảng dạy, sổ báo giảng, sổ đầu bài để quản lý giờ dạy 77,8,0 22,2 0,0 76,7 23,3 0,0 87,0 11,0 2,0 80,5 18,8 0,7 3 Xây dựng nề nếp dạy của GV 100,0 0,0 0,0 83,3 10,0 6,7 85,0 12,0 3,0 89,4 7,3 3,3 4 Thực hiện thông tin báo cáo và sắp xếp GV dạy thay, dạy bù khi GV vắng 77,8 22,2 0,0 63,3 16,7 20,0 58,0 31,0 11,0 66,4 23,3 10,3 5 Tổ chức dự giờ định kỳ, đột xuất và có phân tích sư phạm bài dạy(chú ý đối tượng HS DTTS) 66,7 11,1 22,2 40,0 36,7 23,3 45,0 40,0 15,0 50,6 29,3 20,1 6 Thu thập thông tin từ HS, phụ huynh HS và các đồng nghiệp 55,6 33,3 11,1 46,7 33,3 20,0 50,0 38,0 12,0 50,8 34,9 14,3 7 Tổ chức quản lý bồi dưỡng HS giỏi và phụ đạo HS yếu kém(chú ý đến HS DTTS) 66,7 22,2 11,1 40,0 40,0 20,0 41,0 43,0 16,0 49,2 35,1 15,7 8 Thường xuyên kiểm tra kế hoạch giảng dạy 66,7 33,3 0,0 46,7 46,7 6,6 52,0 45,0 3,0 55,1 41,7 3,2 9 Kiểm tra chuẩn bị phương tiện đồ dùng dạy học 55,6 33,3 11,1 36,7 60,0 3,3 42,0 46,0 12,0 44,8 46,4 8,8 học được thể hiện qua các loại hồ sơ giảng dạy. Nền nếp dạy học được xây dựng dựa theo điều lệ trường THPT, theo yêu cầu cụ thể của từng trường. Kết quả khảo sát cho thấy 100% CBQL rất quan tâm và đánh giá thực hiện tốt biện pháp này. Tuy nhiên nhóm TT- TPCM và GV thì đánh giá mức độ thực hiện tốt chưa cao(83,3% và 85,0%) đã làm cho mức đánh giá chung về thực hiện tốt chưa đạt tối đa(89,4%). Đáng quan tâm là có 3,3% đánh giá thực hiện chưa tốt. Sở dĩ có sự đánh giá không tương đồng nói trên là do BGH và các TTCM căn cứ vào kế hoạch giảng dạy của GV, các loại hồ sơ chuyên môn theo qui định để kiểm tra việc thực hiện nề nếp của GV. Việc kiểm tra có thể tiến hành theo kế hoạch định kỳ hoặc đột xuất. Đối với các loại hồ sơ thì GV có thể hoàn thành đầy đủ, đúng qui định. Tuy nhiên trong thực tế vẫn còn tình trạng GV vào muộn, ra sớm hoặc xin nghỉ dạy một vài tiết nhưng lý do không chính đáng, không trung thực. Điều đó làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng tiết dạy, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng dạy học, chất lượng giáo dục. - Thực hiện thông tin báo cáo và sắp xếp GV dạy thay, dạy bù khi GV vắng. Với những trường hợp đi công tác hoặc nghỉ theo chế độ thì BGH nhà trường chủ động cử người thay thế. Với những trường hợp vắng đột xuất một hoặc hai tiết thì GV chủ động báo cáo với HT để HT giao cho PHT chuyên môn điều động người dạy thay. Đây cũng là một trong những tiêu chí của nhà trường để đánh giá thi đua. Trong thực tế không ít giờ không thể bố trí được vì ở một số bộ môn còn thiếu GV, đa số GV ở xa khu vực trường, số giờ dạy nhiều hay bị trùng tiết dạy với GV vắng; cũng có nhiều trường hợp xin nghỉ đột xuất chỉ báo cáo xin phép qua điện thoại nên rất khó xoay xở kịp. Do đó chỉ có 66,4% đối tượng khảo sát đánh giá là thực hiện tốt và đặc biệt có tới 10,3% đánh giá ở mức độ thực hiện chưa tốt. - Tổ chức dự giờ định kỳ, đột xuất và có phân tích sư phạm bài dạy(chú ý đối tượng HS DTTS) Thực tế cho thấy việc tổ chức dự giờ theo định kỳ, đột xuất có phân tích sư phạm bài dạy cũng là biện pháp được 100% hiệu trưởng đưa ra, coi đó thực sự cần thiết để quản lý tiến độ giảng dạy của GV và việc thực hiện nề nếp dạy học của họ. Đối với các trường THPT có đông HS DTTS thuộc địa bàn nghiên cứu của đề tài thì việc phân tích sư phạm bài dạy sau các tiết dự giờ rất cần thiết phải chú ý các nội dung kiến thức và phương pháp dành cho đối tượng HS này. Vì khả năng tiếp thu kiến thức phổ thông của các em thường là yếu mà nguyên nhân như đã phân tích ở chương 1. Trong đó đáng chú ý nhất là khả năng tiếp thu bằng Tiếng Việt của các em hầu hết là rất hạn chế. Thực tế thì các HT cũng có quan tâm đến đối tượng HS DTTS nhưng chỉ dừng lại ở mức chỉ đạo chung chung, chỉ nhắc nhỡ GV là phải quan tâm đến HS DTTS mà không nói rõ là quan tâm như thế nào? Cần tìm hiểu tâm sinh lý, trình độ, năng lực học tập của các em ra sao để có PPDH thật sát đối tượng? Việc dự giờ phân tích sư phạm bài dạy thường mang tính hình thức, nặng về đánh giá hơn là phân tích bài dạy theo qui định của Bộ GD- ĐT. Một thực trạng nữa là nhiều CBQL, cũng như các TT- TPCM thường dự không đủ số giờ theo chuẩn. Chính vì vậy mà kết quả khảo sát chung đã cho thấy mức độ thực hiện tốt biện pháp này được đánh giá rất khiêm tốn, chỉ có 50,6%, trong khi đánh giá chưa tốt lên tới 20,1%. - Thu thập thông tin từ HS, phụ huynh HS và các đồng nghiệp. Ngoài các buổi sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn, dự giờ phân tích sư phạm bài giảng, hầu hết CBQL, nhất là HT đã có các biện pháp để thu thập thông tin phản ánh từ đồng nghiệp, các bậc cha mẹ HS, HS mà đặc biệt là từ hệ thống Ban cán sự lớp. Từ đó đưa ra các biện pháp quản lý giờ dạy của GV đúng với yêu cầu đặt ra. Kêt quả khảo sát cũng cho thấy đánh giá chung của cả 3 nhóm đối tượng về biện pháp này là không tốt, cụ thể ở mức thực hiện tốt chỉ có 50,8%, mức chưa tốt có tới 14,3% . Nguyên nhân chính của tình trạng này là do sự quan liêu của một số CBQL, sự thiếu hiểu biết về phong tục tập quán, về Tiếng của DTTS trên địa bàn. - Tổ chức quản lý bồi dưỡng HS giỏi và phụ đạo HS yếu kém(chú ý đến HS DTTS). Thực tế cho thấy, đây là một biện pháp được tất cả các HT quan tâm, song kế hoạch chỉ đạo không ổn định, chưa có tầm nhìn chiến lược mà chỉ mang tính thời vụ. Việc bồi dưỡng HS giỏi hầu hết giao cho tổ chuyên môn, một số GV đảm nhận. Công tác tổ chức không chuyên sâu, còn nặng tính may rủi nên kết quả HS giỏi hàng năm thay đổi thất thường, kết quả đạt được là không cao, HS giỏi tỉnh hầu như không có giải nhất, đặc biệt cả 3 trường khảo sát đều chưa có HS giỏi cấp quốc gia. Chế độ động viên, khen thưởng chưa được thực hiện tốt nên ít có tác dụng khích lệ GV có năng lực bỏ công sức cho đội tuyển. Việc phụ đạo HS yếu- kém là hết sức quan trọng đối với các trường có đông HS DTTS như 3 trường đang nghiên cứu. Vì các trường này thường có tỉ lệ HS yếu- kém rất cao(bảng 2.6). Song công tác này vẫn còn nhiều bất cập trong các khâu tổ chức, lựa chọn GV giảng dạy, thời lượng dành cho giảng dạy, tính thường xuyên, liên tục nhằm lấp các lỗ hỏng trong kiến thức cơ bản của HS… Phần đánh giá chung ở bảng 2.10 cho thấy mức độ thực hiện tốt chỉ được đánh giá chưa đạt một nửa(49,2%) và có tới 15,7% đánh giá chưa tốt. Rõ ràng đây là một biện pháp cần tăng cường mạnh mẽ và có chiều sâu trong quản lý dạy học. - Thường xuyên kiểm tra kế hoạch giảng dạy. Đây là một chức năng quan trọng trong công tác quản lý nhà trường mà trách nhiệm thuộc về người HT. Trong thực tế HT thường uỷ quyền cho PHT phụ trách chuyên môn hoặc các TTCM thực hiện, mỗi học kỳ từ 1 đến 2 lần. Qua đó đóng góp ý kiến cho sự cần thiết phải điều chỉnh kế hoạch để đảm bảo đồng bộ hoàn thành nhiệm vụ năm học. Nhược điểm chính của biện pháp này là không duy trì sự kiểm tra liên tục, nhất là sau khi kiểm tra phát hiện những điểm chưa phù hợp, chưa tốt trong kế hoạch của GV đã có ý kiến đề nghị điều chỉnh, nhưng sau đó lại không tổ chức kiểm tra lại xem GV có thực hiện theo chỉ đạo hay không. Vì vậy hiệu quả của kiểm tra là không cao. Kết quả khảo sát chung cho thấy điều đó: chỉ có 52% đánh giá thực hiện tốt và có 3% đánh giá thực hiện chưa tốt. - Kiểm tra chuẩn bị phương tiện đồ dùng dạy học. Đây là biện pháp nếu làm tốt sẽ có tác dụng thúc đẩy việc chuẩn bị tiết lên lớp kỹ lưỡng, cùng với việc chuẩn bị giáo án, đây là công việc đem lại kết quả tốt cho tiết dạy. Đối với đối tượng HS yếu và trung bình mà chủ yếu rơi vào số HS người DTTS, hơn nữa với khả năng tiếng Việt hạn chế của các em thì đây là biện pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả giờ dạy. Vì ĐDDH làm tăng tính trực quan sinh động cho kiến thức bài giảng, HS dễ tiếp thu, dễ nhớ và dễ khắc sâu kiến thức… Hầu hết CBQL mà đứng đầu là HT đều nhận thức được điều này, tuy vậy do còn có sự quan liêu, lơi lỏng trong quản lý mà công tác này thường rất rời rạc, không thường xuyên và thiếu tính khích lệ người trực tiếp đứng lớp. Vì vậy mà kết quả khảo sát cho ta thấy việc thực hiện biện pháp quản lý này được đánh giá thấp, chỉ có 44,8% đánh giá thực hiện tốt, có tới 46,4% đánh giá trung bình và có 8,8% đánh giá chưa tốt. c. Các biện pháp quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn Kết quả khảo sát ở bảng 2.10 cho thấy, HT chỉ đạo kế hoạch, nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn được đánh giá ở mức độ thực hiện trung bình khá( mức đánh giá tốt chỉ đạt 70,2%, vẫn còn 0,6% đánh giá chưa tốt). Kết quả này đã phản ánh đúng thực trạng. Mặc dầu hầu hết các HT đều quan tâm chỉ đạo kế hoạch, nội dung sinh hoạt chyên môn, song thực tế sinh hoạt của các tổ chuyên môn chủ yếu nặng về mặt hành chính, sự vụ mà ít mang màu sắc chuyên môn. Việc chỉ đạo các tổ trưởng thông qua các hoạt động khác nhằm bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cũng chỉ được đánh giá ở mức trung bình: chỉ có 60,9% đánh giá thực hiện tốt, vẫn có 2,3% đánh giá chưa tốt. Sở dĩ kết quả đánh giá còn thấp như vậy là vì các hoạt động của tổ chuyên môn còn nghèo nàn về nội dung, hàng ngũ các tổ trưởng còn ít tuổi đời và tuổi nghề nên kinh nghiệm chưa nhiều, uy tín và sức lôi cuốn của TTCM chưa cao. Khâu kiểm tra việc sinh hoạt của tổ chuyên môn cũng bị đánh giá rất thấp, mức tốt chỉ có 55,2% và có tới 4,5% đánh giá chưa tốt. Những con số này phản ánh một thực trạng là, sinh hoạt của tổ chuyên môn thường được phó thác cho TTCM mà việc kiểm tra của BGH trên thực tế chỉ mang tính hình thức, thậm chí còn rất thụ động. Hậu quả của quản lý thiếu chặt chẽ là nội dung sinh hoạt của các tổ chuyên môn còn chưa phong phú, thời gian được đầu tư còn ít, chưa đi sâu vào các vấn đề chuyên môn như: trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, đổi mới PPDH, chú ý sát đối tượng, đặc biệt là HS DTTS. Vì vậy, đây là một vấn đề các HT cần quan tâm tăng cường quản lý. d. Các biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng GV Dựa vào số liệu điều tra qua bảng 2.11, có thể rút ra những nhận xét sau: * Các biện pháp mà HT đã quan tâm chỉ đạo và làm tốt là: - Có kế hoạch bồi dưỡng GV, yêu cầu GV dự đầy đủ các lớp bồi dưỡng chuyên đề ở trường hoặc ở Sở GD- ĐT ( Mức thực hiện tốt: 84,4%) - Chọn và cử GV đi học theo kế hoạch, tạo điều kiện cho GV được đào tạo trên chuẩn ( Mức thực hiện tốt: 84,7%) * Các biện pháp đã thực hiện ở mức trung bình khá là: - Phân công chuyên môn dựa vào trình độ đào tạo và năng lực cá nhân (Mức thực hiện tốt: 74,4%, mức chưa tốt: 9,7%) - Kiểm tra, đánh giá giờ dạy của đội ngũ GV (Mức thực hiện tốt: 72,9%, mức chưa tốt: 3,1%) - Chăm lo cải thiện đời sống cho cán bộ, GV (Mức thực hiện tốt: 73,4%, mức chưa tốt: 8,5%) * Các biện pháp làm chưa tốt hoặc chưa làm là: - Cung cấp tài liệu để GV tự bồi dưỡng và có sự kiểm tra của chuyên môn nhà trường (Mức thực hiện tốt: chỉ có 53,8%, mức chưa tốt lên tới: 14,8%) - Tổ chức cho GV học tiếng của DTTS (Mức thực hiện chưa tốt lên tới 84,6%) Từ kết quả trên có thể nói rằng trong các biện pháp nhằm bồi dưỡng đội ngũ GV thì các HT quan tâm và thực hiện tốt nhất biện pháp tổ chức các lớp bồi dưỡng tại trường cũng như quán triệt GV phải dự đầy đủ các lớp bồi dưỡng do Sở GD- ĐT tổ chức theo chủ trương của Bộ. Bên cạnh các lớp bồi dưỡng, HT còn quan tâm cho GV tham gia các lớp đào tạo thạc sỹ và bồi dưỡng các chuyên đề sau đại học để đạt trình độ trên Bảng 2.10: Tổng hợp đánh giá của CBQL và GV về mức độ thực hiện các biện pháp quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn Đơn vị tính % TT Biện pháp CBQL TT- TPCM GV Chung Tốt TB Chưa tốt Tốt TB Chưa tốt Tốt TB Chưa tốt Tốt TB Chưa tốt 1 Hiệu trưởng chỉ đạo kế hoạch, nội dung sinh hoạt của tổ chuyên môn 77,8 22,2 0,0 66,7 33,3 0,0 66,0 32,0 2,0 70,2 29,2 0,6 2 Hiệu trưởng yêu cầu tổ trưởng chuyên môn tổ chức các hoạt động khác nhằm bồi dưỡng CM, nghiệp vụ cho GV 66,7 33,3 0,0 60,0 40,0 0,0 56,0 37,0 7,0 60,9 36,8 2,3 3 Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, thực hiện chế độ thông tin báo cáo. 66,7 33,3 0,0 50,0 46,7 3,3 49 41 10,0 55,2 40,3 4,5 Bảng 2.11: Tổng hợp đánh giá của CBQL và GV về mức độ thực hiện các biện pháp quản lý công tác bôì dưỡng GV Đơn vị tính % TT Biện pháp CBQL TT- TPCM GV Chung Tốt TB Chưa tốt Tốt TB Chưa tốt Tốt TB Chưa tốt Tốt TB Chưa tốt 1 Phân công chuyên môn dựa vào trình độ đào tạo và năng lực cá nhân 77,8 11,1 11,1 73,3 16,7 10,0 72,0 20,0 8,0 74,4 15,9 9,7 2 Kiểm tra, đánh giá giờ dạy của đội ngũ GV 77,8 22,2 0,0 70,0 26,7 3,3 71,0 23,0 6,0 72,9 24,0 3,1 3 Có kế hoạch bồi dưỡng GV, yêu cầu GV dự đầy đủ các lớp bồi dưỡng chuyên đề ở trường hoặc ở Sở GD&ĐT. 88,9 11,1 0,0 83,3 10,0 6,7 81,0 16,0 3,0 84,4 12,4 3,2 4 Cung cấp tài liệu để GV tự bồi dưỡng và có sự kiểm tra của chuyên môn nhà trường 66,7 11,1 22,2 46,7 40,0 13,3 48,0 43,0 9,0 53,8 31,4 14,8 5 Chọn và cử GV đi học theo kế hoạch, tạo điều kiện cho GV được đào tạo trên chuẩn. 88,9 11,1 0,0 83,3 13,4 3,3 82,0 14,0 4,0 84,7 12,8 2,5 6 Tổ chức cho GV học tiếng của DTTS 11,1 22,2 66,7 0,0 10,0 90,0 0,0 3,0 97,0 3,7 11,7 84,6 7 Chăm lo cải thiện đời sống cho cán bộ, GV 88,9 11,1 0,0 63,3 23,3 13,4 68,0 20,0 12,0 73,4 18,1 8,5 chuẩn. Biện pháp này cùng một lúc nhắm đến nhiều mục tiêu quan trọng, đó là nâng cao được trình độ của GV, đồng thời sẽ đảm bảo được lộ trình và hoàn thiện các tiêu chuẩn để xây dựng trường chuẩn quốc gia. Các biện pháp cũng được quan tâm tuy kết quả đạt thực hiện chưa được đánh giá cao là: kiểm tra, đánh giá, xếp loại giờ dạy của đội ngũ GV để từ đó có căn cứ phân công chuyên môn hợp lý, đồng thời có kế hoạch tiếp tục bồi dưỡng GV bằng nhiều hình thức. HT đã quan tâm đến việc phân công chuyên môn căn cứ vào trình độ đào tạo và năng lực cá nhân. Đây là cách làm hợp lý tạo điều kiện để GV phát huy được khả năng chuyên môn của mình, mặt khác tạo ra sự đồng thuận trong nhà trường. Việc chăm lo cải thiện đời sống cho cán bộ, GV là một biện pháp rất thiết thực có sức động viên mạnh mẽ đội ngũ nhiệt tình công tác. Tuy nhiên biện pháp này chưa được đánh giá cao là vì các trường đang nghiên cứu trong đề tài nằm ở các vùng thực sự khó khăn về KT- XH. Trừ trường THPT Lê Hữu Trác là tương đối thuận lợi hơn do nằm ở trung tâm huyện. Tuy nhiên vẫn còn có biện pháp chưa được các HT quan tâm đúng mức, dẫn đến kết quả đánh giá rất thấp, đó là cung cấp tài liệu để GV tự bồi dưỡng và tổ chức bồi dưỡng tiếng DTTS cho GV. Biện pháp trước nhằm hỗ trợ đắc lực cho các bài giảng của GV, giúp mở rộng, đào sâu thêm kiến thức vốn rất mênh mông mà SGK không thể chuyển tải. Hầu hết ý kiến đều cho rằng biện pháp sau là rất cần thiết, vì khi giao tiếp người thầy có thể sử dụng tiếng mẹ đẻ của HS DTTS làm cho các em dễ nghe, dễ tiếp thu bài hơn. Mặt khác khi sử dụng ngôn ngữ của người DTTS sẽ làm tăng thêm sự gần gũi, thiện cảm của HS DTTS đối với GV. Đây cũng là nguồn động viên để các em cố gắng trong học tập và rèn luyện. Thực tế biện pháp này là chưa được thực hiện. e. Các biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học Kết quả điều tra thực tế ở bảng 2.12 cho thấy các biện pháp quản lý đổi mới PPDH ở các trường THPT có đông HS DTTS tại huyện Cư M’gar, tỉnh Dăk Lăk là còn thiếu sự quan tâm cần thiết. Đổi mới PPDH cho pù hợp với nội dung chương trình, SGK mới là một yêu cầu cấp thiết nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS. Trong các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Bộ GD- ĐT những năm gần đây đều có đề cập tới vấn đề này. Tuy nhiên, sự quan tâm của các HT cũng thường chỉ dừng lại ở mức độ là đưa vấn đề này thành một nội dung trong kế hoạch của năm học, rồi kế hoạch của tháng, của tuần. Mục đích là để nhắc nhỡ GV chú ý thực hiện đổi mới PPDH, song cũng là chỉ đạo chung chung chứ chưa tổ chức được các buổi hội thảo chuyên đề để làm rõ : Thế nào đổi mới PPDH? Đổi mới nhằm mục đích gì? Những dấu hiệu của một tiết dạy có đổi mới PPDH so với một tiết dạy theo PPDH truyền thống là gì? Những điều kiện cần và đủ để thực hiện được việc đổi mới PPDH là gì? Đối với đối tượng HS DTTS nhiều như vậy thì cần sử dụng các PPDH nào để có kết quả tốt nhất?... Cũng chính vì vậy mà kết quả điều tra cho thấy mức độ thực hiện được đánh giá còn thấp. Hai biện pháp được đánh giá cao nhất là Cung cấp tài liệu tham khảo, thiết bị, đồ dùng dạy học và Tổ chức thao giảng, trao đổi về phương pháp giảng dạy cũng chỉ được đánh giá ở mức tốt là 68,8% và 68,7%, trong lúc đánh giá mức chưa tốt vẫn còn 5,6%. Các biện pháp còn lại được đánh giá ở mức trung bình và dưới trung bình. Cụ thể các biện pháp Tổ chức cho GV tiếp cận với phương pháp giảng dạy mới và Chọn PPDH thích hợp với HS DTTS được đánh giá thực hiện tốt là 52,2% và 52,9%, mức thực hiện chưa tốt là 14,3% và 17,8%. Đặc biệt, biện pháp Tổ chức hội thảo chuyên đề về phương pháp giảng dạy chỉ được đánh giá thực hiện tốt 46,4%, thực hiện chưa tốt lên tới 23,9%. Kết quả trên đây nói lên rằng, các biện pháp quản lý đổi mới PPDH là vấn đề cần phải có sự quan tâm đặc biệt, sự chỉ đạo quyết liệt của các HT ở các trường mà đề tài đang nghiên cứu. g. Các biện pháp quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS Tổng hợp từ các phiếu khảo sát cho thấy, HT các trường đã thực hiện tương đối tốt việc phổ biến các văn bản qui định về chế độ kiểm tra, cho điểm, xếp loại HS đến GV. Bằng chứng là có 81,5% CBQL và GV được hỏi đánh giá thực hiện tốt biện pháp này. Tuy vậy vẫn có 2,1% đánh giá là chưa tốt. Một biện pháp được đánh giá thực hiện tốt nữa là xử lý các trường hợp vi phạm trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS. Ý kiến của nhiều CBQL cho rằng những vi phạm mà GV thường mắc phải là ra đề quá sức, chấm điểm thấp để ép HS học thêm mà hầu hết là GV dạy các môn tự nhiên; Thiên vị hoặc có ý trù dập HS; Chấm bài kiểm tra thì còn nặng tính cảm tính, ít, thậm chí không có nhận xét, sửa lỗi cho HS; trả bài không đúng qui định… Với sự nghiêm túc trong việc quản lý về chế độ kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS, biện pháp này đã được đánh giá chung ở mức thực hiện tốt là 80,9%, CBQL có mức đánh giá này cao nhất 88,9%. Bảng 2.13 còn cho thấy các biện pháp còn lại nhìn chung đều được đánh giá ở mức thực hiện trung bình và trên trung bình. Ở mức độ thực hiện tốt, biện pháp được đánh giá cao nhất là lên kế hoạch

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBiện pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường THPT có HS dân tộc thiểu số tại huyện CưM’gar, tỉnh Dăk Lăk.doc
Tài liệu liên quan