Chuyên đề Công tác đảm bảo vật tư kỹ thuật ở công ty cổ phần công nghiệp Thanh Hiền

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN I: BẢN CHẤT VÀ NỘI DUNG KINH TẾ CỦA CÔNG TÁC ĐẢM BẢO VẬT TƯ KỸ THUẬT CHO SẢN XUẤT KINH DOANH 3

1. Khái niệm: 3

1.1- Khái niệm vật tư kỹ thuật: 3

1.2- Phân biệt vật tư kỹ thuật và tư liệu sản xuất. 3

1.3- Phân biệt vật tư kỹ thuật và vật phẩm tiêu dùng. 3

2. Phân loại vật tư kỹ thuật: 4

2.1- Theo công dụng trong quá trình sản xuất: 4

2.2- Theo tính chất sử dụng: 4

2.3- Theo tầm quan trọng của vật tư: 5

2.4- Theo mức độ quản lý: 5

3. Vai trò của đảm bảo vật tư cho sản xuất kinh doanh. 5

4. Ý ngĩa của đảm bảo vật tư kỹ thuật cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: 7

5. Nội dung của đảm bảo vật tư cho sản xuất kinh doanh. 9

5.1- Nghiên cứu thị trường vật tư. 9

5.2- Lập kế hoạch mua sắm vật tư ở doanh nghiệp: 9

5.3- Tổ chức mua sắm vật tư : 15

5.4- Tổ chức chuyển đưa vật tư về doanh nghiệp: 16

5.5- Tiếp nhận vật tư: 16

5.7- Cấp phát vật tư trong nội bộ doanh nghiệp, thanh quyết toán vật tư: 17

6. Những yêu cầu, các nhân tố ảnh hưởng đến công tác Đảm bảo vật tư và căn cứ định mức trong quản lý vật tư kỹ thuật. 19

6.1- Những yêu cầu của công tác đảm bảo vật tư kỹ thuật : 19

6.2- Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đảm bảo vật tư: 21

6.3- Căn cứ định mức trong quản trị vật tư: 23

PHẦN II: THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC ĐẢM BẢO VẬT TƯ Ở CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP THANH HIỀN 25

I. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY 25

1. Khái quát về công ty cổ phần công nghiệp Thanh Hiền. 25

2. Ngành nghề kinh doanh của công ty. 25

3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý xí nghiệp của Công ty cổ phần công nghiệp Thanh Hiền 26

4. Đặc điểm tổ chức sản xuất. 32

II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY. 38

1. Về sản xuất hàng hoá của công ty. 38

2. Kết quả hoạt động 39

3. Những khó khăn và thuận lợi của Công ty cổ phần công nghiệp Thanh Hiền. 41

III. THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC ĐẢM BẢO VẬT TƯ KỸ THUẬT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP THANH HIỀN. 42

1. Công tác quản lý điều hành. 42

2. Về vốn kinh doanh 42

3. Công tác tiếp nhận, vận chuyển vật tư về kho 44

Biên bản kiểm nghiệm vật tư hàng hoá 45

4. Tổ chức bảo quản vật tư hàng hoá tại kho của công ty. 50

5. Định mức dự trữ sản xuất của doanh nghiệp: 51

6. Quyết toán và kiểm tra sử dụng: 52

7. Danh mục thiết bị vật tư chủ yếu công ty cổ phần công nghiệp Thanh Hiền. 53

PHẦN III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC BẢO ĐẢM VẬT TƯ KỸ THUẬT CHO SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP THANH HIỀN 54

1. Tổ chức bộ máy hoạt động trong công tác đảm bảo vật tư cho sản xuất kinh doanh 54

2. Công tác kế hoạch mua sắm vật tư thiết bị 55

3. Xác định nguồn hàng để đáp ứng nhu cầu vật tư cho sản xuất kinh doanh. 56

4. Lực lượng lao động 57

PHẦN KẾT LUẬN 59

TÀI LIỆU THAM KHẢO. 60

 

doc62 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1439 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Công tác đảm bảo vật tư kỹ thuật ở công ty cổ phần công nghiệp Thanh Hiền, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oạt động đảm bảo vật tư ở kỳ sản xuất tiếp theo. Các yêu cầu thực hiện quyết toán gồm: Số lượng vật tư = Số lượng + Số lượng vật tư - Số lượng thực tế được nhận vật tư cấp phát cấp phát theo vật tư đã theo hạn mức yêu cầu nộp lại kho Số lượng vật tư = Số lượng vật tư + Số lượng vật tư - Số lượng Thực tế sử dụng thực tế được nhận tồn kho đầu kỳ vật tư tồn Kho CK Số lượng sản = Số lượng sản + Số lượng sản - Số lượng sản Phẩm trong kỳ nhập kho phẩm dở dang phẩm dở thành phẩm cuối kỳ dang đầu kỳ Mức tiêu dùng thực tế = Số lượng vật tư thực tế sử dụng/ Số lượng sản phẩm thay thế sản xuất 6. Những yêu cầu, các nhân tố ảnh hưởng đến công tác Đảm bảo vật tư và căn cứ định mức trong quản lý vật tư kỹ thuật. 6.1- Những yêu cầu của công tác đảm bảo vật tư kỹ thuật : Vật tư là yếu tố không thể thiếu trong hoạt động sản xuất ở các doanh nghiệp. Đó là điều kiện cần để tổ chức hoạt động sản xuất ở doanh nghiệp để nhằm giúp cho doanh nghiệp tối đa hoá lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh. Do vậy các yêu cầu cơ bản đối với công tác đảm bảo vật tư ở doanh nghiệp đó là: Đầy đủ, chính xác, kịp thời và đồng bộ. a. Đầy đủ: Là yêu cầu đúng về số lượng (có thể hiểu rộng hơn là đúng cả về chất lượng). Hoạt động sản xuất của doanh nghiệp luôn đặt ra yêu cầu sử dụng một số lượng nhất định vật tư trong từng giai đoạn, từng thời điểm khác nhau. Vì vậy trong đảm bảo vật tư của doanh nghiệp nếu yêu cầu này không được thực hiện thì có thể gây ra gián đoạn sản xuất hoặc có thể làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh. b. Đồng bộ: Nó đề cập tới mối tương quan tỷ lệ giữa các loại vật tư được sử dụng trong sản xuất sản phẩm. Thực tế cho thấy để sản xuất một số sản phẩm thường sử dụng nhiều loại vật tư với các tỷ lệ khác nhau. Vì vậy để đảm bảo tính hiệu quả trong sản xuất cần phải đảm bảo mối tương quan tỷ lệ này, được hiểu không chỉ đảm bảo đầy đủ về tổng số vật tư mà còn phải đảm bảo đúng về số lượng từng loại vật tư. Giữa các loại vật tư được sử dụng có sự khác biệt với nhau cho nên không thể sử dụng loại vật tư này để thay thế cho loại vật tư khác . Doanh nghiệp thường có nhiều nhà cung cấp các loại vật tư khác nhau cho doanh nghiệp nên cần thiết phải đặt và lấy hàng một cách hợp lý để số lượng và chất lượng vật tư phải đồng bộ khi cần để sản xuất sản phẩm. c. Chính xác: Đòi hỏi công tác đảm bảo vật tư ở doanh nghiệp phải đúng chủng loại mẫu mã vật tư được yêu cầu. Trong thực tiễn trên thị trường vật tư, cùng một loại vật tư nhưng có thể có nhiều chủng loại khác nhau. Sử dụng vật tư nào cho sản xuất thì sẽ tạo ra các sản phẩm đầu ra tương ứng d. Kịp thời: Đây là yêu cầu đặt ra đối với công tác đảm bảo vật tư phải đúng về thời gian đạt được yêu cầu. Nếu yêu cầu này không được thực hiện sẽ đưa đến sự gián đoạn trong sản xuất hoặc làm giảm kết quả sản xuất kinh doanh. Vì vậy cần phải lưu ý tới nhà cung ứng vật tư, phương tiện vận chuyển nhằm đáp ứng kịp thời nguồn vật tư cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. ==> Bốn yêu cầu trên là các yêu cầu cơ bản đặt ra đối với công tác đảm bảo vật tư của doanh nghiệp, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tối đa hoá lợi nhuận của doanh nghiệp. Các yêu cầu này đòi hỏi phải thực hiện chính xác và tổng hợp, không nên chỉ chú trọng đến một vài yêu cầu mà bỏ qua các yêu cầu khác. 6.2- Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đảm bảo vật tư: a. Môi trường bên ngoài: - Chính sách của nhà nước : các chính sách về xuất nhập khẩu đã được sửa đổi, tạo ra nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất có nhu cầu nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên liệu phục vụ cho sản xuất. Các thủ tục hải quan đã được đơn giản và rút ngắn thời gian đăng ký và kiểm tra hàng hoá. Chính điều này đã góp phần đảm bảo hậu cần vật tư. - Cơ sở hạ tầng: Các yếu tố về giao thông vận tải như vận chuyển bằng đường bộ, thuỷ, đường sắt...ảnh hưởng lớn đến công tác đảm bảo vật tư ở doanh nghiệp. Ngày nay với sự phát triển về kinh tế của các nước trên thế giới, nước ta cũng đã đẩy mạnh xây dựng các tuyến đường, xây dựng và đẩy mạnh thông tin liên lạc. - Tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất: phản ánh tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực sản xuất và sử dụng vật tư như chế tạo những máy móc, thiết bị có tính năng kỹ thuật cao, sử dụng những vật liệu mới và sử dụng có hiệu quả nguồn vật tư. - Quy mô sản xuất ở các ngành, các doanh nghiệp: ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng vật tư tiêu dùng và do đó ảnh hưởng tới khối lượng nhu cầu vật tư. Quy mô sản xuất càng lớn thì khối lượng vật tư tiêu dùng càng nhiều và do đó nhu cầu vật tư càng tăng. - Quy mô của thị trường vật tư tiêu dùng: Quy mô của thị trường thể hiện số lượng doanh nghiệp tiêu dùng vật tư và quy cách chủng loại vật tư mà các doanh nghiệp có nhu cầu tiêu dùng trên thị trường, quy mô thị trường càng lớn thì nhu cầu vật tư càng nhiều. - Cung vật tư, hàng hoá trên thị trường: Thể hiện khả năng vật tư có trên thị trường và khả năng đáp ứng nhu cầu vật tư của các đơn vị tiêu dùng. Cung vật tư tác động đến nhu cầu vật tư thông qua giá cả và do đó đến toàn bộ nhu cầu. b. Nhân tố bên trong: - Nguyên liệu: Nguyên liệu phải được cung ứng cho các đơn vị sản xuất phải đồng bộ đầy đủ kịp thời không thì sẽ gây ra sự ngừng trệ trong sản xuất trong sản xuất của doanh nghiệp. Nguồn nghuyên liệu phải được dự trữ đầy đủ để tránh trường hợp thị trường khan hiếm nguyên vật liệu. Nguyên vật liệu phải được bảo quản tốt. - Tổ chức sản xuất: Cần có sự đổi mới về máy móc thiết bị để nâng cao năng suất, nâng cao chất lượng và cải tiến mẫu mã sản phẩm tạo ra khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường. - Khả năng tài chính: Tuỳ thuộc vào loại hình doanh nghiệp sản xuất hay doanh nghiệp thương mại dịch vụ mà huy đông vốn khác nhau. Đối với doanh nghiệp sản xuất do vốn cố định nằm trong máy móc, thiết bị, nhà xưởng cần có sự điều chỉnh giữa vốn cố định nhiều hơn vốn lưu động, còn ở doanh nghiệp thương mại vốn củadoanh nghiêp chủ yếu là vốn lưu động tập chung vào vật tư hàng hoá. - Nhân tố lao động: Lao động là yếu tố cốt lõi mang lại sản phẩm và đảm bảo sản xuất cho doanh nghiệp. Cần phải chú trọng phát triển lao động về tay nghề, trình độ, sức khoẻ...Cần phải có chính sách khuyến khích người lao động, thường xuyên mở lớp đào tạo để nâng cao tay nghề của họ. 6.3- Căn cứ định mức trong quản trị vật tư: Tổ chức sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp rất phức tạp, nhiều loại hình, nhiều lĩnh vực, do đó có nhiều mức khác nhau, trong số các định mức của kế hoạch hoá có thể chia ra làm 2 loại định mức : Mức tiêu dùng và sử dụng vật tư kỹ thuật, và các mức điều tiết quá trình sản xuất kinh doanh và quản lý. - Đối với mức tiêu dùng và sử dụng vật tư kỹ thuật bao gồm các loại mức cho tiêu dùng nguyên, vật liệu chính, mức tiêu dùng nguyên vật liệu phụ, mức tiêu dùng nhiên liệu, mức tiêu dùng điện năng...và các mức sử dụng máy móc thiết bị. - Đối với mức điều tiết quá trình sản xuất kinh doanh và quản lý bao gồm các mức về dự trữ vật tư cho sản xuất, mức điều tiết thương mại đầu vào như mức lưu chuyển thẳng, đặt hàng, giao hàng, mức giá cả vật tư hàng hoá và mức hao hụt tự nhiên. Hệ thống phải xây dựng theo phương pháp khoa học, cho tất cả các loại vật tư tiêu dùng trong doang nghiệp, dưới dạng khái quát hệ thống này gồm các loại mức theo mô hình sau: Các căn cứ định mức kinh tế- kỹ thuật Các mức tiêu dùng vật tư kỹ thuật Các mức điều tiết quá trình sản xuất kinh doanh Mức sử dụng thiết bị máy móc Mức dự trữ sản xuất Mức dự trữ vật tư cho sản xuất sp dở dang Mức điều tiết thương mại đầu vào Mức tiêu dùng nguyên vật liệu phụ Mức tiêu dùng nhiên liệu Mức tiêu dùng điện năng Mức chuyển thẳng, mức đặt hàng, mức giao hàng Giá cả vật tư hàng hóa Mức hao hụt tự nhiên Các mức khác Mức tiêu dùng nguyên vật liệu Mức tiêu dùng nguyên vật liệu chính Mô hình căn cứ định mức điều tiết hoạt động mua sắm vật tư và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Phần II Thực trạng của công tác đảm bảo vật tư ở công ty cổ phần công nghiệp thanh hiền i. đặc điểm của công ty 1. Khái quát về công ty cổ phần công nghiệp Thanh Hiền. Công Ty cổ phần công nghiệp Thanh Hiền có trụ sở đặt tạị Thôn Cổ Điển –Xã Hải Bối –Huyện Đông Anh-Thành Phố Hà Nội. Được thành lập Có GCN ĐKKD Số 0102006306 do phòng ĐKKD –Sở Kế Hoạch Và Đầu Tư Hà Nội Cấp Ngày 11/10/2006 Tên giao dịch: THANH HIEN INDUSTRY JOIN STOCK COMPANY Tên Viết Tắt :THANH HIEN INDUSTRY.,JSC Là xí nghiệp phục vụ cho ngành khai thác, hóa chất và một số ngành dịch vụ với qui trình công nghệ giản đơn khép kín đã sản xuất ra các sản phẩm chính như: dây mìn điện, quần áo bảo hộ lao động, ống gió lò, bao bì PE và PVC thuốc nổ công nghiệp... Ngoài ra xí nghiệp kinh doanh một số mặt hàng như xăm lốp ô tô, quả đập, parapin, mũi khoan thuộc vật tư kỹ thuật và hàng bảo hộ lao động (xà phòng mũ lò, trang bị bảo hộ lao động mỏ). Mặc dù mới được thành lập nhưng doanh nghiệp đã tự mình đứng vững và đạt được kết quả tốt trong hoạt động kinh doanh. 2. Ngành nghề kinh doanh của công ty. + May mặc quần áo Bảo hộ lao động, nhập nguyên liệu để sản xuất, các mặt hàng may mặc, sản xuất các trang bị và dụng cụ bảo hộ lao động khác. + May ống gió lò + Sản xuất dây mìn điện, dây kíp mìn và các loại dây cách điện khác. + Sản xuất bao bì thuốc nổ công nghiệp. + Kinh doanh vật tư phục vụ sản xuất kính doanh của xí nghiệp vận tải bộ... Với điều kiện thuận lợi đó xí nghiệp phát huy quyền tự chủ trong kinh doanh, để thể hiện ở việc chủ động lập kế hoạch sản xuất sản phẩm trình công ty, ngoài ra tìm những mặt đáp ứng nhu cầu sử dụng của các đơn vị trong ngành than và một số chỉ tiêu từng bước đã được nâng lên và đạt được những thành tựu đáng kể. 3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý xí nghiệp của Công ty cổ phần công nghiệp Thanh Hiền - Bộ máy quản lý: Công ty cổ phần công nghiệp Thanh Hiền được tổ chức và tuân thủ theo Luật Doanh Nghiệp 2005, các luật khác có liên quan và điều lệ công ty. Sơ đồ cơ cầu tổ chức, quản lý của cty cổ phần công nghiệp Thanh Hiền Đại hội cổ đông Ban kiểm soát Hội đồng quản trị Tổng giám đốc Phó tổng giám đốc Phó tổng giám đốc Phòng TCHC Phòng kế hoạch kinh doanh Phòng kế toán tài vụ Chi nhánh VP Phân xưởng bao bì Phân xưởng dây điện Phân xưởng may BHLD Đại Hội Cổ Đông: Là cơ quan quyền lực cao nhất của công ty bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết và người được cổ đông biểu quyền. Hội đồng Quản trị: HĐQT do Đại hội Cổ đông bầu ra, là cơ quan quản lý cao nhất của công ty, quản trị công ty giữa hai kỳ Đại hội, nhiệm kỳ của Hội đồng Quản trị là 5 năm, hiện hội đồng quản trị của công ty có 6 thành viên, nhiệm kỳ sẽ kết thúc vào ngày 31/07/2008. Ban kiểm soát do Đại Hội Cổ Đông bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh và báo cáo tài chính của công ty. Nhiệm kỳ của Ban kiểm soát trùng với nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị. Hiện tại ban kiểm soát của công ty gồm 3 thành viên; nhiệm kỳ sẽ kết thúc vào ngày 31/07/2008. Ban Tổng giám đốc: Bộ máy điều hành hoạt động hàng ngày của công ty bao gồm Ban Tổng Giám Đốc, 3 phòng ban chức năng và chi nhánh Vĩnh Phúc. + Ban Tổng Giám Đốc: Theo điều lệ công ty quy định: Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty, chịu trách nhiệm trước Đại Hội Đồng Cổ Đông và HĐQT cũng như trước pháp luật về mọi hoạt động của công ty. + Tổng giám đốc: Phụ trách chung mọi hoạt động của công ty, trực tiếp chỉ đạo kế hoạch kinh doanh, kế toán tài vụ, tổ chức hoạt động của công ty chi nhánh, chiến lược phát triển của cty. Thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng giám đốc công ty quy định tại điều lệ công ty và Luật doanh nghiệp 2005. Phó tổng giám đốc thường trực: Giúp việc cho tổng giám đốc công ty trong tổ chức tác nghiệp của phòng kế toán tài vụ, phụ trách công việc quản trị hành chánh công ty và làm nhiệm vụ thường trực công ty khi Tổng giám đốc vắng mặt và thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công hoặc ủy quyền của Tổng giám đốc. Phó tổng giám đốc kiêm Giám đốc chi nhánh Vĩnh Phúc: Giúp việc cho tổng giám đốc trong tổ chức hoạt động kinh doanh, kiêm nhiệm chức vụ Giám đốc công ty cổ phần vật tư Phương Thanh ở Vĩnh Phúc hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công hoặc ủy quyền của Tổng giám đốc. Phòng kế hoạch kinh doanh: + Xây dựng kế hoạch hàng năm và kế hoạch 5 năm theo chỉ đạo của tổng giám đốc công ty bao gồm: kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty và các kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty và các kế hoạch biện pháp( kế hoạch tín dụng, kế hoạch tiếp thị bán hàng, các liên kết kinh tế.....) để thực hiện kế hoạch đề ra. + Quản lý hợp đồng kinh tế, hàng hóa, vật tư, theo dõi tình hình mua bán hàng hóa. + Thực hiện các thủ tục liên quan đến mua, bán hàng hóa. + Giúp Tổng giám đốc kiểm tra và tổng hợp tình hình trong quá trình thực hiện kế hoạch, phát hiện các vấn đề phát sinh và đề xuất biện pháp giải quyết. + Thực hiện chế độ báo cáo theo yêu cầu của các cơ quan chức năng và báo cáo tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch theo yêu cầu của Ban tổng giám đốc. + Nắm bắt kịp thời thông tin thị trường, thông tin từ khách hàng và nhà cung cấp để phản ánh kịp thời với ban Tổng giám đốc. + Tổ chức lập các dự án đầu tư dưới sự chỉ đạo cuả Tổng giám đốc để phục vụ cho chiến lược phát triển của công ty. + Theo dõi, cập nhật số liệu để đảm bảo việc cung cấp thông tin kịp thời, chính xác và đầy đủ đối với một tổ chức niêm yết. - Phòng kế toán tài vụ: Nhiệm vụ của phòng kế toán tài vụ là tổ chức thực hiện tốt luật kế toán và các văn bản hướng dẫn thực hiện luật kế toán tại công ty cụ thể là: + Tổ chức hạch toán kinh tế về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo đúng quy định của pháp luật. + Tổ chức thực hiện các chuẩn mực kế toán Việt Nam do Bộ Tài Chính ban hành. + Tổng hợp kết quả kinh doanh, lập báo cáo kế toán thống kê và các báo cáo tài chính khác theo quy định của pháp luật và điều lệ công tybao gồm tất cả các bản dự toán dài hạn hàng năm và hàng quý của công ty theo kế hoạch kinh doanh. + Ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ, trung thực và có hệ thống sự tăng giảm các nguồn vốn( bao gồm vốn chủ sở hữu, vốn vay, vốn liên doanh, liên kết,..) để quay vòng vốn nhanh phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. + Theo dõi chính xác nợ của công ty( bao gồm: nợ phải thu, nợ phải trả, nợ tạm ứng...) phản ánh và đề xuất kế hoạch thu chi tiền mặt và các hình thức thanh toán khác, thực hiện tốt công tác đối nội. + Thực hiện quyết toán quý, 6 tháng, năm đúng tiến độ và thời gian quy định, phối hợp với các bộ phận khác trong công ty để kiểm kê, đánh giá tài sản, vật tư hàng hóa tồn kho cuối mỗi niên độ kế toán để xác định lãi lỗ. + Thực hiện báo cáo thuế, báo cáo thống kê và các báo cáo khác liên quan đến công tác hạch toán kế toán theo yêu cầu hợp lý của các cơ quan quản lý nhà nước và các ngân hàng thương mại. + Lập báo cáo để Tổng giám đốc trình HĐQT và Đại hội đồng cổ đông đúng theo điều lệ công ty. + Xây dựng sự phối hợp luân chuyển chứng từ trong toàn công ty vừa đảm bảo phương châm: chính xác- kịp thời- trung thực- minh bạch và đúng pháp luật vừa đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng trong tổ chức kinh doanh và luân chuyển hồ sơ tài liệu trong toàn công ty. + Phòng kế toán tài vụ là bộ phận chủ yếu trong công ty cung cấp tài liệu cho công ty kiểm toán độc lập, ban kiểm soát công ty, các đoàn thanh tra kiểm tra và các đối tượng khác theo điều lệ công ty. - Phòng Tổ chức – Hành chánh: + Quản lý hồ sơ lý lịch nhân viên toàn công ty, giải quyết các thủ tục về chế độ tuyển dụng, thôi việc, bổ nhiệm, kỷ luật, khen thưởng, nghỉ hưu.....Trưởng phòng TC-HC là thành viên thường trực của Hội đồng thi đua khen thưởng và hội đồng kỷ luật của công ty. + Tham mưu cho tổng giám đốc công ty về tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh và bố trí nhân sự phù hợp với yêu cầu phát triển của công ty. + Xây dựng kế hoạch, chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên toàn công ty. + Quản lý lao động, tiền lương của cán bộ công nhân viên, xây dựng quy chế trả lương trong công ty trình tổng giám đốc ban hành. + Quản lý các tài sản, công cụ lao động, phương tiện vận tải của công ty, đề xuất các biện pháp duy tu, bảo dưỡng hoặc sửa chữa để tất cả các tài sản phục vụ tốt cho hoạt động của công ty. + Quản lý công văn, giấy tờ, sổ sách hành chánh và các con dấu, thực hiện công tác lưu trữ các tài liệu thuộc lĩnh vực được phân công. + Xây dựng lịch công tác, lịch giao ban, hội họp, sinh hoạt định kỳ và bất thường. + Thực hiện công tác bảo vệ nội bộ, bảo vệ cơ quan và tham gia về an ninh quốc phòng với chính quyền địa phương. + Thực hiện đảm bảo vệ sinh môi trường nơi làm việc, công tác phòng cháy chữa cháy tại văn phòng công ty và các bộ phận trực thuộc. + Trưởng phòng tổ chức hành chánh chịu trách nhiệm cá nhân trước tổng giám đốc về việc quản lý con dấu của công ty và lưu trữ chứng từ công văn đi, đến( trừ phần hồ sơ thuộc trách nhiệm lưu trữ của các bộ phận khác). - Chi nhánh của công ty cổ phần công nghiệp Thanh Hiền tại Vĩnh Phúc là một đơn vị trực thuộc công ty có các nhiệm vụ sau: + Nắm bắt thông tin thị trường về nguyên vật liệu, cũng như giá cả vật tư khu vực lân cận và những lĩnh vực nằm trong chiến lược phát triển của công ty, báo cáo trao đổi với Ban giám đốc để tổng giám đốc cty quyết định mua bán hàng hóa. + Tổ chức thực hiện các vấn đề liên quan đến mua bán hàng hóa, ký hợp đồng bảo hiểm, các vấn đề vận chuyển, hợp đồng đóng gói hàng hóa, hợp đồng thuê kho bãi,.... - Cơ cấu cổ đông: công ty cổ phần công nghiệp Thanh Hiền được thành lập và đi vào hoạt động ngày 11/10/2005 đến nay, tính đến thời điểm này toàn bộ cổ phần của công ty là cổ phần thường. Hiện nay tại công ty chưa có cổ đông là cá nhân hay tổ chức nước ngoài, sắp tới công ty sẽ phát hành cổ phiếu, công ty không nằm trong dạng Doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa mà nhà nước cần giữ cổ phần chi phối. - có 3 phân xưởng sản xuất chính là: + Phân xưởng may quần áo BHLĐ. + Phân xưởng dây điện. + Phân xưởng bao bì thuốc nổ CN. + Với cơ cấu tổ chức chặt chẽ như trên, thì hệ thống chính trị vững chắc thể hiện: - Một tổ chức công đoàn vững mạnh. - Một chi bộ Đảng vững mạnh. - Một chi đoàn thanh niên sôi nổi. 4. Đặc điểm tổ chức sản xuất. - Công Ty cổ phần công nghiệp Thanh Hiền là một xí nghiệp sản xuất độc lập. Cho nên tổ chức bộ máy quản lý, cơ cấu ngành nghề kinh doanh đều do công ty chi phối. Từ đó tác động trực tiếp đến bộ máy quản lý và tổ chức sản xuất kinh doanh. + Hiện nay nhiệm vụ chủ yếu của công ty là sản xuất ra: dây mìn điện, quần áo bảo hộ lao động, ống gió lò và bao bì thuốc nổ các sản phẩm trên sản xuất ra đều được tiêu thụ nội bộ là chủ yếu. Để thực hiện được nhiệm vụ sản xuất đó, xí nghiệp tổ chức thành phân xưởng sản xuất. + Phân xưởng may: Đây là phân xưởng có số công nhân là 28 người, 1 phó phụ trách các bậc thợ phân xưởng, gồm nhiều người có loại bậc khác nhau, nhưng những người có bậc cao là chủ yếu còn lại là bậc 2 và bậc 3. Phân xưởng này đa phần là chị em phụ nữ, có tinh thần đoàn kết tốt, luôn sẵn lòng nhận nhiệm vụ được giao và hoàn thành một cách xuất sắc. + Phân xưởng dây điện: Đây là một phân xưởng có số công nhân là 22 người, có 1 phó quản đốc, 1 tổ trưởng sản xuất 1 tổ trưởng công đoàn, trình độ tay nghề của công nhân là tương đối đồng đều. Cho nên phân xưởng luôn hoàn thành mọi kế hoạch được giao. Đây là một phân xưởng đòi hỏi về kỹ thuật cao, độ chính xác của sản phẩm lớn. + Phân xưởng bao bì thuốc nổ: - Có số công nhân là 18 người trong đó gồm 1 quản đốc. Đây là phân xưởng có tuổi đời non trẻ nhất. + Với sự chỉ đạo quản lý sáng tạo của ban giám đốc, và đặc biệt là quản đốc phân xưởng. Khi sản xuất sản phẩm luôn đạt yêu cầu chất lượng với đầy đủ chủng loại mẫu mã đẹp đã tạo được uy tín của mọi đối tượng sử dụng. + Nhiệm vụ cụ thể của từng phân xưởng: - Phân xưởng sản xuất dây mìn điện. Có nhiệm vụ sản xuất ra dây mìn điện, đúng tiêu chuẩn kỹ thuật đã qui định thể hiện. Dây đồng được kéo từ F 3 ly - F 0,45 ly, đồng phải được bọc đúng tâm và cho đến khi kiểm nghiệm nhập kho thành phẩm. Yêu cầu sản xuất: Phân xưởng này lập ra các bộ phận: bộ phận kéo, bộ phận bọc. Nhựa hạt PVC, bộ phận cuốn dây thành phẩm. Do tính chất đặc điểm của sản phẩm ở phân xưởng này có độ chính xác về các thông số kỹ thuật cao, cho nên từ đầu đến cuối đều được kiểm tra giám sát của quản đốc. Bộ phận KCS là cán bộ công ty khi sản phẩm đã làm ra thì phòng kỹ thuật kế hoạch chỉ huy sản xuất, cử cán bộ kỹ thuật kiểm tra song mới được nhập kho thành phẩm. Do đó sản phẩm dây mìn điện luôn đạt được đúng yêu cầu kỹ thuật. Điều này chứng tỏ sự quản lý giám sát chặt chẽ từ trên xuống dưới luôn đạt được tốt những yêu cầu của xí nghiệp đề ra. + Sơ đồ mô tả qui trình công nghệ sản xuất dây mìn điện. Máy kéo từ F 3 ly đến F 0,45 ly KCS NLCđồng M1 nhựa hạt PVC Kho xí nghiệp (xuất) NLC đồng M1 nhựa hạt PVC Kho xí nghiệp (xuất) Nhập kho thành phẩm Máy bọc PVC Máy cuộn T. phẩm (500MC) Phòng KT - KH và CHSX - KT + Về trang thiết bị kỹ thuật: Máy móc đơn giản gọn nhỏ tiếng ồn ít, sản phẩm dây mìn điện, được sản xuất liên tục. Từ đầu đến cuối và phân thành các công đoạn (bộ phận) đã nên trên, sản phẩm hoàn thành rồi nhập vào kho. - Nguyên vật liệu đưa vào sản xuất. Do phân xưởng sản xuất ra một loại sản phẩm là dây mìn điện cho nên chỉ có những nguyên liệu có liên quan đến sản xuất ra sản phẩm vật liệu chính là Đồng M1 nhựa hạt PVC. Vật liệu phụ là: bạc, xà phòng bôi trơn, sau khi đồng được kéo từ F0,3 ly - F 0,45 ly thì chuyển sang công đoạn bọc nhựa, cuốn dây thành phẩm và đem nhập kho. - Phân xưởng may: Nhiệm vụ của phân xưởng là phải sản xuất ra quần áo bảo hộ lao động đồng phục và ống gió lò, có nhiều kích cỡ khác nhau. Do đặc điểm của phân xưởng là sản xuất ra sản phẩm, cho nên phân xưởng được thành 1 bộ phận. - Bộ phận may quần áo BHLĐ - Bộ phận may ống gió lò. Tương ứng với từng bộ phận thì có từng công nhân và nguyên vật liệu khác nhau. So với sản phẩm là dây mìn điện thì có sản phẩm ở phân xưởng này đòi hỏi trình độ thấp hơn. Vì vậy sản phẩm sản xuất ra qua các công đoạn thì một công nhân tự kiểm tra trên cơ sở kết hợp với phụ trách kỹ thuật và tổ KCS của xí nghiệp tiến hành kiểm tra đạt tiêu chuẩn cho nhập kho thành phẩm. Sơ đồ Qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm ở phân xưởng may. Kho xuất VL NVL vải PX may Giáp mẫu Cắt Ghép mẫu Nhập kho KCS May Thành phẩm + Trang thiết bị kỹ thuật: Chủ yếu là các máy may công nghiệp và các dụng cụ cắt cần thiết. Máy móc đơn giản gọn nhẹ phù hợp với thực tiễn. - Nguyên liệu chính sản xuất: Với những sản phẩm khác nhau thì những nguyên vật liệu chỉ huy phụ cũng khác nhau. Với quân áo bảo hộ lao động thông thường thì nguyên vật liệu chính là vải gồm: - Vải kaky 5434 vật liệu phụ là chỉ, cúc các bao bì đóng gói, mác nhãn khuôn in lưới. - Với sản phẩm ống gió là nguyên vật liệu chính là vải mộc linon trắng 2 lớp của Nam Triều Tiên K1,5 và vật liệu phụ là thép F6, que hàn, chỉ lynon. Yêu cầu kỹ thuật: - May các chi tiết nhỏ, chi tiết đối xứng nhất phải dùng mẫu để quay lộn, hoặc phải dùng thước kẻ để lấy dấu chính xác rồi mới được tiến hành may. Các đường may phải thẳng phẳng, bước chỉ đều đúng kỹ thuật, không bẻ chỉ, sứt chỉ. - Các đường dấu đường mũi, đường song song trên các sản phẩm phải tuân theo các qui định của mã hàng, đúng theo qui cách yêu cầu kỹ thuật của khách hàng. Mỗi chi tiết may song phải tự kiểm tra đạt yêu cầu kỹ thuật, mới được lắp ráp vào nhau. - Tiến hành may: vải nhận được từ kho của xí nghiệp, được chuyển đến từ kho đến phân xưởng may, tiến hành cắt các chi tiết nghép mầu và may kiểm tra nhập kho thành phẩm. Phân xưởng bao bì: - Với chức năng làm ra các loại bao bì thuốc nổ công nghiệp, với nhiều kích thước khác nhau 40kg, 25kg, 15kg, 3kg. Phân xưởng sản xuất ra 2 sản phẩm là: - Bao PP và túi PE. Bao PP là : nguyên vật liệu chính là các cuộn PP và tương tự là cuộn PE. Bao PP có lớp vỏ ngoài, còn túi PE là lớp vỏ trong có nhiệm vụ chống ẩm ướt. Với tay nghề thành thạo, máy móc lại giản đơn, cho nên sản phẩm này được sản xuất ra ít công đoạn (đặc điểm của các sản phẩm). - Qui trình may bao PP và dán túi PE. Các cuộn PP và PE nhận từ kho của xí nghiệp chuyển cho bộ phận cắt theo yêu cầu kỹ thuật, chất lượng của sản phẩm sau khi cắt xong. Với PP thì may dẫn đến qui trình in xong để kiểm tra, nhập kho với PE thì dán đúng, kiểm tra nhập kho của xí nghiệp. Qui trình may: Sơ đồ của phân xưởng may bao bì dãn túi PE. Kho công ty NVL chính PP & PE Cắt May PP In xanh In đỏ Dán túi PE KCS Kho Sơ đồ. Phân xưởng bao bì. II. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 1. Về sản xuất hàng hoá của công ty. Công ty sản xuất 5 loại sản phẩm chính là: Dây mìn điện, dây kíp điện, quần áo BHLĐ, ống gió lò và bao bì thuốc nổ. Công ty tổ chức thành 3 phân xưởng với doanh thu hàng năm đạt trên dưới 35% tổng doanh thu của xí nghiệp. Nhưng sản phẩm của công ty nhiều năm luôn đảm bảo chất lượng cao vì vậy luôn luôn được khách hàng tín nhiệm. + Về kinh doanh: Ngoài những mặt hàng do công ty sản xuất, công ty tổ chức

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc20411.doc
Tài liệu liên quan