Chuyên đề Đánh giá kết quả thực hiện quản lý đào tạo nguồn nhân lực của Bộ Tài chính

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU

LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG I. 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TRONG TỔ CHỨC CÔNG. 1

1.1. Tổ chức công và nguồn nhân lực trong tổ chức công. 1

1.1.1. Khái niệm tổ chức công. 1

1.1.2. Đặc điểm cơ bản của tổ chức công. 1

1.1.3. Nguồn nhân lực trong các tổ chức công. 2

1.3.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực. 2

1.3.1.2. Một số khái niệm nguồn nhân lực trong tổ chức công. 2

1.2. Tổng quan về đào tạo nguồn nhân lực trong tổ chức công. 4

1.2.1. Khái niệm đào tạo nguồn nhân lực trong các tổ chức công. 4

1.2.2. Mục đích và mục tiêu của đào tạo nguồn nhân lực trong tổ chức công. 5

1.2.3. Đặc điểm đào tạo nguồn nhân lực trong các tổ chức công. 5

1.2.4. Hình thức đào tạo nguồn nhân lực trong tổ chức công. 6

1.3. Phương pháp luận đánh giá kết quả thực hiện quản lý đào tạo nguồn nhân lực. 6

1.3.1. Khái niệm về quản lý đào tạo nguồn nhân lực. 6

1.3.2. Quy trình quản lý đào tạo nguồn nhân lực. 7

1.3.2.1. Lập kế hoạch đào tạo 7

1.3.2.2. Tổ chức và thực hiện đào tạo. 9

1.3.2.3. Đánh giá đào tạo. 10

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CỦA BỘ TÀI CHÍNH. 13

2.1. Giới thiệu về Bộ Tài chính. 13

2.1.1. Chức năng nhiệm vụ của Bộ Tài chính. 13

2.1.2. Cơ cấu bộ máy của Bộ tài chính. 14

2.1.3. Giới thiệu về Vụ Tổ chức cán bộ. 16

2.2. Thực trạng lập kế hoạch đào tạo. 18

2.2.1. Xác định nhu cầu đào tạo. 18

2.2.1.1. Thực trạng đào tạo. 18

2.2.1.2. Mục tiêu đào tạo. 20

2.2.1.3. Nhu cầu đào tạo. 23

2.2.2. Xác định các mục tiêu đào tạo. 26

2.2.3. Xác định phương thức đào tạo. 28

2.3. Thực trạng tổ chức thực hiện đào tạo. 30

2.3.1. Hệ thống cơ quan quản lý và các cơ sở đào tạo. 30

2.3.2. Cơ cấu tổ chức hệ thống cơ quan đào tạo. 31

2.3.3. Sự phối hợp giữa các cơ quan. 32

2.4. Đánh giá kết quả thực hiện quản lý đào tạo. 36

2.4.1. Thực trạng đánh giá hiện nay. 36

2.4.2. Đánh giá kết quả thực hiện quản lý đào tạo theo hệ thống tiêu chuẩn. 37

2.4.2.1. Thu thập dữ liệu. 37

2.4.2.2. Phân tích số liệu. 41

2.4.2.3. Những nguyên nhân chủ yếu của kết quả thực hiện. 44

CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ ĐÀO TẠO CỦA BỘ TÀI CHÍNH. 46

3.1. Những mục tiêu của quản lý đào tạo cán bộ, công chức, viên chức. 46

3.2. Giải pháp đối với quản lý đào tạo của Bộ Tài chính. 47

3.2.1. Giải pháp đối với công tác lập kế hoạch. 47

3.2.2. Giải pháp đối với công tác tổ chức thực hiện. 49

3.2.3. Giải pháp đối với công tác đánh giá đào tạo. 56

3.2.4. Các giải pháp có tính chất chung với quản lý đào tạo. 57

KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

 

 

doc74 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2336 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đánh giá kết quả thực hiện quản lý đào tạo nguồn nhân lực của Bộ Tài chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đơn vị: lượt người Lý luận chính trị QLNN Kỹ năng + chuyên môn Tin học Ngoại ngữ Tổng Cán bộ 2558 3612 8766 3435 2160 20531 CC hoạch định chính sách 356 754 1362 704 737 3913 CC thực thi chính sách 17687 13083 487197 21757 3762 543486 Quy hoạch lãnh đạo 715 605 17200 896 226 19642 CC dự bị 466 395 11254 586 151 12352  Tổng 21782 18449 525779 27378 7036 600424  Tỷ lệ 3.63 3.07 87.57 4.56 1.17 100 Nguồn.Vụ Tổ chức cán bộ Bảng 6. Nhu cầu đào tạo của cán bộ, công chức. Theo bảng trên, ta nhận thấy : trong tổng số 600424 lượt nhu cầu đào tạo, nhu cầu của công chức thực thi chính sách là nhiều nhất trong tất cả nội dung. Điều này được lý giải bởi tỷ lệ công chức thực thi chính sách trong ngành Tài chính là rất cao ( năm 2006 chiếm 86.6 % tổng số cán bộ, công chức toàn ngành). Mặt khác, đào tạo của cán bộ, công chức tập trung chủ yếu vào 5 nội dung. Cơ cấu nhu cầu đào tạo thể hiện trong hình vẽ sau: Hình 6. Cơ cấu nhu cầu đào tạo. Nhu cầu đào tạo về chuyên môn, kỹ năng kiến thức : con số 87,57 % cho thấy đây là nhu cầu lớn nhất, giúp nâng cao, cập nhật kiến thức, kỹ năng cho các cán bộ, công chức; trước hết là để hoàn thiện về tiêu chuẩn nghiệp vụ, đồng thời đáp ứng yêu cầu về chuyên môn, vị trí công tác đang đảm nhận. Nhu cầu này tập trung vào các nội dung cụ thể giúp cán bộ, công chức, viên chức theo kịp với những thay đổi trong nền kinh tế thị trường và sự tiến bộ của khoa học công nghệ. Thêm nữa, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có nhu cầu đào tạo về trình độ; điều này là hoàn toàn phù hợp với nhu cầu phát triển trình độ chuyên môn của bản thân và phù hợp với yêu cầu xây dựng đội ngũ chuyên gia đầu ngành, những người được đào tạo bài bản về Tài chính, sẽ trở thành nòng cốt cho công tác phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong bối cảnh kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Cụ thể các kiến thức nghiệp vụ đối với từng đơn vị trong Bộ Tài chính như sau: * Cơ quan Bộ: tài chính công; tài chính doanh nghiệp, ngân hàng, bảo hiểm, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, kế toán, kiểm toán... * Hệ thống Thuế: Tập huấn về các chính sách thuế, các biện pháp nghiệp vụ về quản lý thuế mới; Bồi dưỡng, kỹ năng quản lý thuế chuyên sâu theo từng chức năng bao gồm những nội dung sau: Kỹ năng thanh tra các tập đoàn tổng công ty, công ty đa quốc gia; Kỹ năng quản lý nợ và cưỡng chế thu nợ thuế; Kỹ năng thu thập, xử lý thông tin, kiểm tra tờ khai; Kỹ năng tuyên truyền, hỗ trợ tổ chức cá nhân nộp thuế. * Hệ thống Kho bạc: nội dung đào tạo kỹ năng nghiệp vụ gồm: Kỹ năng Quản lý quỹ Ngân sách và các quỹ Dự trữ tài chính của Nhà nước; Kỹ năng quản lý hoạt động huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển; quản lý nợ nhà nước; Kỹ năng quản lý và điều hành tồn ngân quỹ KBNN; Kỹ năng quản lý công tác kế toán và tổng kế toán nhà nước; Kỹ năng quản lý kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Kỹ năng điều hành, giám sát hoạt động kiểm tra, kiểm toán nội bộ; * Hệ thống Hải quan: Bồi dưỡng các kiến thức quản lý và những vấn đề nghiệp vụ chung: cần nắm vững pháp luật hải quan, kiến thức về hội nhập quốc tế như Kyoto, HS, GATT, C/O, Trips, quản lý rủi ro... Bồi dưỡng chuyên sâu theo từng lĩnh vực: Thông quan, kiểm tra sau thông quan, kiểm soát chống buôn lậu và xử lý. * Ủy ban Chứng khoán nhà nước: Bồi dưỡng nâng cao năng lực giám sát, cưỡng chế thực thi pháp luật về chứng khoán và TTCK; Cập nhật những kiến thức pháp luật quốc tế và Việt Nam về chứng khoán; Luật chứng khoán và các luật liên quan; Phân tích tài chính. Nhu cầu đào tạo về tin học và ngoại ngữ : chiếm 5.73 % tương ứng với 34414 lượt đào tạo, hai nhu cầu này giúp cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng tiêu chuẩn nghiệp vụ, cho phép cán bộ, công chức, viên chức nâng cao hiệu quả thực hiện các công việc và công vụ. Nhu cầu đào tạo lý luận chính trị : chiếm 3.63 %; để đáp ứng mục tiêu nâng cao trình độ nhận thức về chính trị, giúp các cán bộ, công chức, viên chức hiểu rõ các đường lối, tư tưởng của Đảng. Nhu cầu đào tạo về quản lý Nhà nước : với mục tiêu cải cách hành chính như hiện nay thì nhu cầu về đào tạo Quản lý Nhà nước là vô cùng quan trọng. Nhu cầu này nếu được đáp ứng sẽ giúp trang bị cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức những kiến thức, kỹ năng về quản Lý Nhà nước, là cơ sở cho việc xây dựng nền hành chính vững mạnh. Nhu cầu đào tạo của viên chức hầu hết tập trung vào các kỹ năng nghiệp vụ của từng đơn vị. Xác định các mục tiêu đào tạo. * Mục tiêu đào tạo : Nội dung đào tạo xuất phát từ nhu cầu đào tạo về 5 nội dung là : lý luận chính trị, quản lý Nhà nước, kỹ năng chuyên môn; tin học; ngoại ngữ. Đối với đào tạo cán bộ, công chức, viên chức trong nước, ta có mục tiêu cụ thể theo nội dung đào tạo từng năm như sau : Đơn vị: lượt người Năm Lý luận chính trị QLNN Chuyên môn + Kỹ năng Tin học Ngoại ngữ Tổng số 2007 986 6860 74242 11998 1567 95653 2008 1361 9707 94219 13400 2804 121491 2009 2033 9849 123329 10498 2428 148137 2010 1830 9207 56205 8010 3383 78635 Tổng 6210 35623 347995 43906 10182 443916 Tỷ lệ 1.4 8.03 78.39 9.89 2.29 100 Nguồn.Vụ Tổ chức cán bộ Bảng 7. Mục tiêu đào tạo trong nước theo nội dung đào tạo. Mục tiêu đào tạo trong từng năm đều tập trung nhiều nhất vào đào tạo chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ, kỹ năng quản lý cho cán bộ, công chức, viên chức, chiếm tỷ lệ 78.39 % trong 4 năm. Tiếp đó là đào tạo về tin học, 9.89 %; quản lý nhà nước chiếm 8.03 %; cuối cùng là ngoại ngữ và lý luận chính trị lần lượt là 2.29 % và 1.4 %. Các mục tiêu này có tính đến nhu cầu và khả năng thực tế thực hiện trong từng năm. Theo bảng trên, số lượng lượt cán bộ, công chức, viên chức được đào tạo trong nước ít hơn so với nhu cầu là 154552 lượt; chiếm 74,26 % nhu cầu đào tạo. Điều này được giải thích bởi những thay đổi của tiền đề đối với đào tạo, cụ thể là : Sự thay đổi của các chương trình, chính sách đào tạo trong nước và nước ngoài hàng năm. Những khó khăn kế hoạch lớp, địa điểm, giáo viên; mặt khác, kinh phí hàng năm cho đào tạo bị ảnh hưởng bởi cuộc khung hoảng kinh tế trong giai đoạn 2007 -2010. Do chưa tính đến kế hoạch của đào tạo ở nước ngoài. Xác định phương thức đào tạo. Các công cụ được đề ra để thực hiện đào tạo hiện nay là các công cụ hành chính như hệ thống cơ quan quản lý đào tạo và cơ sở đào tạo; công cụ về kinh tế như kinh phí, nguồn hỗ trợ nước ngoài; các công cụ về giáo dục như khuyến khích, tạo động lực đào tạo..v...v..; giải pháp đề ra là tiếp tục phát huy các kết quả đạt được và khắc phục các thiếu sót của đào tạo cán bộ, công chức, viên chức ngành Tài chính. * Thời gian thực hiện: từ tháng 2/ 2007 đến hết tháng 2/2010. * Phương pháp đào tạo. Các phương pháp dự định sẽ tiến hành trong đào tạo là : Mở các lớp cạnh cơ quan: Đây là phương pháp đào tạo chủ yếu. Các cán bộ, công chức được đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, quản lý nhà nước và các kiến thức chuyên môn nghiệp vụ tại Trường đào tạo cán bộ quản lý thuộc Bộ Tài chính dưới sự giảng dạy của các chuyên gia đầu ngành và các nhà giáo uy tín từ các trường… Cử cán bộ, công chức, viên chức đi học tại các trường chính quy và các trung tâm: đối với các khóa đào tạo đại học và sau đại học, hàng năm, Bộ Tài chính cử cán bộ, công chức, viên chức có nguyện vọng đến học tại các trường như Học Viện tài chính, Đại học Kinh tế quốc dân… Những người được cử đi học hầu hết là các cán bộ, công chức, viên chức trẻ tuổi mới được tuyển dụng vào Bộ muốn nâng cao năng lực trình độ làm việc của mình. Tham gia các hội nghị, hội thảo: chủ yếu đối tượng được cử là đội ngũ lãnh đạo Bộ, lành đạo cấp Tổng Cục, Vụ, Viện. Chỉ dẫn, kèm cặp khi làm việc : đây là hình thức đào tạo chủ yếu áp dụng với người mới. Luân chuyển công tác : giúp người học hiểu rõ hơn chức năng, nhiệm vụ của tổ chức. * Dự toán kinh phí đào tạo. Nguồn kinh phí dự toán theo nội dung được thể hiện trong bảng sau : Đơn vị : triệu đồng. Nội dung Kinh phí Tỷ lệ Lý luận chính trị 5132 7.91 QLNN 7439 11.47 Kỹ năng + chuyên môn 32673 51.92 Tin học 11879 18.32 Ngoại ngữ 6734 10.38 Tổng 64857 100 Nguồn. Vụ Tổ chức cán bộ Bảng 8. Dự toán kinh phí đào tạo. Theo kế hoạch, nguồn kinh phí đào tạo cho giai đoạn từ 2007 – 2010 là 64 tỷ 857 triệu đồng, trung bình mỗi năm 16 tỷ 214 triệu 250 nghìn đồng. Nguồn kinh phí trên được phân bổ cho các chương trình đào tạo cụ thể về 5 nội dung đào tạo trên ứng với các đối tượng cụ thể. Kinh phí tính phụ thuộc vào lượt người, do đó nội dung đào tạo có mục tiêu cao sẽ có nguồn kinh phú lớn. Tuy nhiên, kinh phí còn phụ thuộc vào nội dung đào tạo, do đó, tỷ lệ kinh phí khác so với tỷ lệ nội dung đào tạo ở trên. Trong đó, kinh phí dành cho đào tạo kỹ năng và chuyên môn cao nhất 30 tỷ 673 triệu đồng cho 4 năm đào tạo, chiếm 51. 92 %; kinh phí dành cho các nội dung tiếp theo lần lượt là : tin học 18. 32 % tương ứng với 11 tỷ 879 triệu đồng; quản lý nhà nước chiếm 11. 47 %; ngoại ngữ 10.38 %; lý luận chính trị là 5 tỷ 132 triệu đồng tương ứng 7.91 %. Tóm lại, công tác lập kế hoạch đào tạo cán bộ, công chức, viên chức được thực hiện khoa học, theo đúng quy trình, còn thiếu sự phân tích về nhu cầu của cá nhân. Kế hoạch hàng năm được xây dựng có tính đến mục tiêu đào tạo trong giai đoạn 2007 - 2010 và sự thay đổi các yếu tố liên quan để điều chỉnh cho phù hợp hơn. Các kế hoạch là cơ sở cho tổ chức thực hiện đào tạo. Thực trạng tổ chức thực hiện đào tạo. Hệ thống cơ quan quản lý và các cơ sở đào tạo. Tại Bộ Tài chính, Vụ Tổ chức cán bộ là cơ quan đầu mối quản lý Nhà nước về công tác đào tạo trong phạm vi toàn ngành Tài chính và phối hợp quản lý với các đơn vị trong ngành bao gồm : Các đơn vị thuộc Bộ; Tổng cục Thuế; Tổng cục hải quan; Tổng cục Dự trữ; UBCK Nhà Nước; Kho bạc Nhà nước để thực hiện quản lý đào tạo. Nhằm đẩy nhanh và nâng cao hiệu quả của công tác này, Bộ Tài chính đã phân cấp cho các đơn vị thuộc Bộ, đặc biệt đối với các Tổng cục trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trong ngành. Cụ thể hơn nữa, phòng đào tạo là bộ phận giúp Vụ trực tiếp quản lý đào tạo nguồn cán bộ, công chức, viên chức ngành Tài chính. Đến nay, ngoài các Trường đào tạo thuộc Bộ, các Tổng cục cũng đã có các Trường, Trung tâm đào tạo riêng cho từng Tổng cục và hàng năm đã đào tạo, bồi dưỡng được hàng nghìn lượt cán bộ, công chức; bước đầu đã đáp ứng được yêu cầu về đào tạo, bồi dưỡng của ngành đề ra. Hệ thống các cơ sở đào tạo cán bộ, công chức, viên chức bao gồm : Trường Bồi dưỡng cán bộ; Học viện Tài chính; Trường Đại học Marketing; Trường Cao đẳng Tài chính Hải quan; Trường Cao đẳng Tài chính – Kế toán; Trường Cao đẳng Tài chính – Quản trị kinh doanh; Trường nghiệp vụ Thuế - Tổng cục thuế. Trung tâm ĐTBD công chức Hải quan. Trung tâm ĐTBD nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước – Kho Bạc Nhà nước. Trung tâm ĐTBD Dự trữ Nhà nước. Trung tâm NCKH và đào tạo chứng khoán. Cơ cấu tổ chức hệ thống cơ quan đào tạo. Hằng năm, Bộ trưởng Bộ Tài chính sẽ gửi công văn xuống yêu cầu các đơn vị thực hiện đào tạo cán bộ, công chức dưới sự chủ trì của Vụ Tổ chức cán bộ. Một hệ thống các cơ quan có nhiệm vụ thực hiện công tác đào tạo được thành lập. Hệ thống các cơ quan này có mối quan hệ với nhau trong công tác đào tạo cán bộ, công chức, viên chức. Cơ cấu tổ chức hệ thống các cơ quan đào tạo được thể hiện trong hình vẽ sau : Trưởng bộ phận phụ trách đào tạo. Bộ trưởng Tài chính Vụ phó Đào tạo Vụ trưởng Vụ TCCB Trưởng phòng Đào tạo Hiệu trưởng cơ sở đào tạo Vụ trưởng, TĐ tại các đơn vị thuộc quyền quản lý của Bộ Hình 7. Cơ cấu tổ chức của hệ thống cơ quan đào tạo. Theo cơ cấu trên, ta nhận thấy mối quan hệ trực tuyến giữa các cấp là rõ ràng trong khi mối quan hệ tham mưu thì không có. Việc không có một mối quan hệ tham mưu giữa các cơ sở đào tạo và các đơn vị được đào tạo thuộc Bộ là nhằm tập trung quyền hạn quản lý một cách tuyệt đối vào cơ quan quản lý khác mà ở đây là Vụ tổ chức cán bộ. Mặc dù điều này tạo nên những khó khăn trong công tác lập kế hoạch, tổ chức thực hiện song không thể phủ nhận những ưu điểm về tính minh bạch của thông tin mà cơ cấu này đem lại. Sự phối hợp giữa các cơ quan. Theo quy định, Phòng đào tạo là cơ quan trực tiếp hướng dẫn việc thực thi kế hoạch đào tạo; tất cả các hoạt động của cơ sở đào tạo và các đơn vị đều được thông báo đến Phòng Đào tạo, sau đó Phòng Đào tạo xem xét, cân nhắc và yêu cầu các đơn vị điều chỉnh lại phù hợp và báo cáo với Bộ. Hệ thống các đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ thực hiện xác định nhu cầu, lập kế hoạch về đào tạo và gửi lên phòng Đào tạo. Các cơ sở đào tạo lập kế hoạch về việc mở lớp, tuyển giáo viên và gửi lên phòng Đào tạo. Sau khi được Bộ duyệt, Phòng đào tạo trực tiếp quản lý công tác thực hiện đào tạo trong suốt một năm đào tạo. Các công cụ phối hợp của Phòng với các cơ sở đào tạo và các đơn vị bao gồm các công cụ như kế hoạch đào tạo; các văn bản quy định về quyền hạn, chức năng; các phương tiện truyền thông liên lạc như công văn, fax, điện thoại, các cuộc họp…v..v.. Nhờ các công cụ này, bất cứ vấn đề nào của đào tạo cán bộ, công chức đều được báo cáo trực tiếp và giải quyết theo thẩm quyền quản lý một cách kịp thời, góp phần không nhỏ trong việc hoàn thành kế hoạch đào tạo. Đối với các kiến thức chuyên ngành, các cơ sở đào tạo thuộc Tổng cục, Cục và các đơn vị tương đương sẽ trực tiếp tổ chức thực hiện, dưới sự hướng dẫn, quản lý của Bộ Tài chính, cụ thể là Phòng Đào tạo. Mặt khác, phương pháp lãnh đạo được sử dụng trong công tác đào tạo cán bộ, công chức ngoài phương pháp hành chính thường thấy; trong các trường hợp cho phép, các cán bộ quản lý còn sử dụng các phương pháp lãnh đạo mang tính kinh tế, cho phép các đơn vị tự cân nhắc các phương án và chọn phương án tối ưu nhất. * Kết quả đào tạo. Thực hiện công tác đào tạo cán bộ, công chức, viên chức từ 2007 – 2010, Vụ Tổ chức cán bộ đã tiến hành thu thập dữ liệu phục vụ cho công tác đánh giá đào tạo cán bộ, công chức, viên chức. Các kết quả này được thống kê vào mỗi cuối năm, dựa trên số liệu tổng hợp của đừng đơn vị về tình hình công chức, cán bộ, viên chức đi đào tạo : Đơn vị : lượt người Kết quả đào tạo theo đối tượng Đối tượng 2007 2008 2009 Tổng Tỷ lệ Cán bộ lãnh đạo quản lý 37083 16288 10691 64062 19.62 Các ngạch công chức hành chính 87825 94525 61034 243384 74.54 Cán bộ nguồn 2661 12179 722 15562 4.77 Viên chức sự nghiệp 655 206 2647 3508 1.07 Tổng 128224 123198 75094 326516 100% Kết quả đào tạo theo nội dung đào tạo. Nội dung 2007 2008 2009 Tổng Tỷ lệ Lý luận chính trị 1436 1583 1279 4298 1.32 QLNN 5159 4222 5879 15260 4.67 Chuyên môn trình độ + Kỹ năng 106365 101173 58205 265743 81.39 Tin học 12733 14691 8009 35433 10.85 Ngoại ngữ 2531 1529 1722 5782 1.77 Tổng 128224 123198 75094 326516 100% Nguồn. Vụ Tổ chức cán bộ. Bảng 9. Kết quả đào tạo. Số liệu trên cho ta những nhận xét sau: Trong suốt 3 năm từ 2007 đến 2009, Bộ tài chính đã tiến hành đào tạo cho 326516 lượt cán bộ, công chức. Số lượng lượt đào tạo mỗi năm xét theo đối tượng đào tạo hay theo nội dung đào tạo là không giống nhau, được thể hiện qua hai hình vẽ sau: Đơn vị : lượt người Hình 8. Kết quả đào tạo trong nước theo đối tượng đào tạo. Đơn vị : lượt người Hình 9 . Kết quả đào tạo 2007 – 20010 theo nội dung đào tạo. Như vậy, nội dung đào tạo tập trung vào 5 nội dung chính là: Lý luận chính trị, quản lý Nhà nước, chuyên môn trình độ và kỹ năng; tin học và ngoại ngữ. Kết quả tuyệt đối và tương đối về đào tạo của các năm là không giống nhau nhưng nhìn chung trong 3 năm thì có thể nói, nội dung đào tạo tập trung vào đào tạo kỹ năng và chuyên môn cho cán bộ, công chức viên chức, với mức kết quả là 265743 lượt người, chiếm tỷ lệ 81.39 %; còn lý luận chính trị, bao gồm cả cao cấp và trung cấp là nội dung ít được đào tạo nhất, chiếm tỷ lệ 1.32 % tổng số lượt đào tạo, tương ứng với 4298 lượt người. Các nội dung đào tạo khác lần lượt là: tin học ( 10.85 %); quản lý Nhà nước ( 4.67 %) và ngoại ngữ ( 1.77 % ). Mặt khác, xét theo đối tượng, thì số lượng các công chức trong ngạch công chức đã được đào tạo là nhiều nhất với 243384 lượt người, tương ứng với tỷ lệ cao nhất là 74.54 %; trong khi tỷ lệ viên chức sự nghiệp được đào tạo lại rất thấp, chỉ chiếm 1.07 %, tức là 3508 lượt người. Các đối tượng khác lần lượt là: cán bộ lãnh đạo quản lý (19.62 % ); cán bộ nguồn với 15562 lượt người ( 4.77 % ). * Về đảm bảo kinh phí thực hiện : Nguồn kinh phí đào tạo đã sử dụng trong từ 2007 đến 2009 như sau : Đơn vị. triệu đồng. Năm Kinh phí 2007 15854 2008 16721 2009 16862 Tổng 49437 Nguồn. Vụ tổ chức cán bộ. Bảng 10. Kinh phí đào tạo. Theo đó, sau 3 năm, tổng kinh phí đào tạo chiếm 76.22% tổng kinh phí đào tạo, do đó, ta có thể nói, quản lý đào tạo có tính đến sự đảm bảo kinh phí. Tóm lại, công tác tổ chức thực hiện đào tạo cán bộ, công chức được thực hiện đúng quy trình, có sự phối hợp giữa các cấp quản lý và thực thi liên quan theo sự phân công nhiệm vụ của Bộ. Sau khi lập kế hoạch, việc tổ chức thực hiện đào tạo đã đạt kết quả đào tạo sau : Đánh giá kết quả thực hiện quản lý đào tạo. Thực trạng đánh giá hiện nay. * Nội dung đánh giá đào tạo tại Bộ.. Nhìn chung, năm nào Vụ Tổ chức cán bộ sau khi tiến hành thu thập kết quả đào tạo đều tiến hành đánh giá việc thực hiện công tác đào tạo công chức, cán bộ, viên chức ngành Tài chính trong từng năm. Việc đánh giá được thực hiện bởi những cán bộ, công chức của Vụ tổ chức cán bộ, những người trực tiếp quản lý đào tạo. Nhìn chung công tác đánh giá của Bộ tập trung vào các nội dung sau : những thay đổi của năm đào tạo so với năm trước; sự phù hợp của nội dung và phương pháp đào tạo; mức độ đáp ứng nhu cầu về giáo viên, cơ sở vật chất; sự phối hợp của các cơ quan; sự tham gia của học viên. Những nội dung trên được phân tích trên hai mặt là những ưu điểm và hạn chế. Những đánh giá này thực sự có ý nghĩa quan trọng, giúp các cán bộ, công chức quản lý đào tạo hiểu rõ tình hình công tác đào tạo và là cơ sở thực hiện những thay đổi cần thiết cho năm tiếp theo. * Phương pháp đánh giá đào tạo tại Bộ. Trước hết, cần khẳng định, bộ phận thực hiện đánh giá là Vụ Tổ chức cán bộ. Khi tiến hành công tác đánh giá, các cán bộ, công chức đào tạo trước hết dựa vào số liệu thống kê về kết quả đào tạo, dựa vào kế hoạch, và dựa vào những ký ức về các tình huống đào tạo xảy ra trong suốt một năm đào tạo - những tình huống không được thống kê một cách cụ thể. Mặc dù vậy, những kết luận có được từ việc đánh giá vẫn hoàn toàn đúng với thực tế đào tạo đang diễn ra, bởi nó được xây dựng dựa trên ký ức của những người trực tiếp quản lý công việc đào tạo, những người thực sự hiểu rõ công tác của mình. Đồng thời việc đánh giá theo phương pháp định tính cũng cho phép tiết kiệm thời gian và chi phí đánh giá, giảm bớt khó khăn trong việc thu thập dữ liệu trong khi vẫn đảm bảo tính chính xác. Nhược điểm của cách đánh giá này là không cho phép tổ chức nhận thấy những thay đổi cụ thể, thường phải được thể hiện qua các con số, do đó sẽ làm giảm bớt những nỗ lực phát triển đối với công tác đào tạo. Các công cụ đánh giá được sử dụng bao gồm bản kế hoạch, chiến lược mục tiêu đào tạo, hệ thống kỹ thuật và các phương pháp thống kê, phân tích số liệu, trao đổi, thảo luận cho phép công tác đánh giá vừa được tiến hành, vừa đảm bảo tính chính xác của các đánh giá. Như vậy, công tác đánh giá quản lý đào tạo của Bộ Tài chính hiện nay đã được thực hiện. Những kết quả của công tác đánh giá đều trung thực với thực tiễn đào tạo của Bộ, góp phần vào việc định hướng phát triển đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Bộ. Mặc dù vậy, công tác này hiện nay vẫn chưa được thực hiện một cách cụ thể, tỉ mỉ tại tất cả các đơn vị. Đánh giá kết quả thực hiện quản lý đào tạo theo hệ thống tiêu chuẩn. Thu thập dữ liệu. a) Với tiêu chí Sự phù hợp với mục tiêu. * Số lượng nội dung được đào tạo theo đúng mục tiêu : 5/ 5 nội dung được đào tạo hằng năm đúng với 5 nội dung của mục tiêu. * Mức độ nhất quán giữa mục tiêu của tổ chức và mục tiêu cá nhân : mục tiêu đào tạo của Bộ có tính đến mục tiêu phát triển đối với cá nhân, do đó, mức độ nhất quán giữa hai hệ mục tiêu này là rất cao. * Tỷ lệ hoàn thành mục tiêu: sau 3 năm thực hiện đề án 2007 -2010, tổng số lượt cán bộ, công chức được đào tạo là 326516 lượt người chiếm 89.39 % so với mục tiêu 365281 lượt người trong 3 năm và 73.56 % so với 443916 lượt người đến năm 2010. * Số lượng nhu cầu được giải quyết : do còn thiếu sự tính toán về nhu cầu viên chức và kết quả của năm đào tạo cuối 2010, ta có thể nói, tổng số nhu cầu đào tạo hiện nay chưa được giải quyết là gần 200 000 lượt người, ít hơn 30 % tổng lượng nhu cầu toàn ngành đến năm 2010, do đó, lượng nhu cầu đã được giải quyết là lớn hơn 70 %. b) Với tiêu chí Sự hài lòng của người được đào tạo. Phần lớn các nhận xét được thu thập thông qua phỏng vấn và bảng hỏi đánh giá sau đào tạo (phụ lục 2) đối với cán bộ, công chức, viên chức của Bộ. * Tỷ lệ người đào tạo tham gia hết các khóa học bắt buộc : theo nghiên cứu điều tra phỏng vấn, tỷ lệ này là trên 80 %. * Tỷ lệ người được đào tạo cảm thấy các khóa đào tạo giúp thực hiện công việc tốt hơn.: theo điều tra, tỷ lệ này là 74.16 % chọn có giúp ích cho công việc; trong đó, mức giúp ích là từ rất tốt đến bình thường. * Tỷ lệ người được đào tạo có kết quả học tập khá tốt : theo điều tra, tỷ lệ người đạt loại giỏi, khá trong các chương trình đào tạo là 47 %. * Tỷ lệ người được đào tạo cảm thấy chất lượng của khóa học về phương pháp dạy, tài liệu, cơ sở vật chất là phù hợp: Tỷ lệ của 3 yếu tố này lần lượt là 89.18 %; 74,83 % và 72,56 %. * Tỷ lệ giáo viên có trình độ thạc sĩ : tỷ lệ này rất cao, lên tới 98.21 %. c) Với tiêu chí Ảnh hưởng tích cực đối với tổ chức. * Mức độ tăng lượng cán bộ, công chức, viên chức có ngạch trên chuyên viên: sự gia tăng của chất lượng đội ngũ nguồn nhân lực thuộc phạm vi quản lý đào tạo của Bộ theo ngạch được thể hiện trong bảng sau : Đơn vị : % Năm Chuyên viên cao cấp Chuyên viên chính Chuyên viên Tổng 2006 0.08 4.82 44.07 48.97 2007 0.1 4.93 39.5 44.53 2008 0.06 5.44 43.84 49.34 2009 0.11 5.47 41.8 47.38 Nguồn. Vụ Tổ chức cán bộ Bảng 11. Tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức giữ ngạch từ chuyên viên trở lên. Theo bảng trên, từ năm 2006 đến năm 2009, tỷ lệ chuyên viên cao cấp tăng từ 0.08 % đến 0.11 %; tỷ lệ chuyên viên chính tăng từ 4.82 % đến 5.47 % ; tỷ lệ chuyên viên giảm từ 44.07 % xuống 41.8 %. Nhìn chung, ta có nhận xét, có sự gia tăng của chất lượng công chức. Tuy nhiên, có những năm sự thay đổi lại ở chiều ngược lại như năm 2008, tỷ lệ chuyên viên cao cấp giảm, điều này có thể là do lượng chuyên viên cao cấp mới không đủ bù lại lượng chuyên viên cao cấp nghỉ hưu hoặc chuyển công tác. Mặc dù vậy, đến năm 2009, tỷ lệ này lại tăng, và tăng cao hơn năm 2007 cho thấy đã có sự cân đối, bù đắp lại đủ. * Mức độ tăng về tỷ lệ trình độ trên đại học : mục tiêu của đào tạo là nhằm phát triển cá nhân, do đó, việc gia tăng tỷ lệ này trong đội ngũ nguồn nhân lực góp phần cho thấy kết quả tích cực của đào tạo. Đơn vị : % Năm Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học 2006 0.1 0.88 47.84 2007 0.31 1.46 51.21 2008 0.2 1.96 51.18 2009 0.34 1.83 53.05 Nguồn. Vụ Tổ chức cán bộ Bảng 12. Tỷ lệ trình độ chuyên môn. * Các chỉ số khác. Do các chỉ số khác có tính định tính, chưa có sự thống kê thu thập số liệu, song dựa trên phỏng vấn các cán bộ, công chức quản lý đào tạo có thể rút ra những nhận xét sau : - Số học viên được thăng tiến trong nội bộ sau đào tạo : thấp - Tỷ lệ nhân sự được đào tạo chéo: chỉ đạt khoảng 32 % trong số người được phỏng vấn: thấp - Tỷ lệ nhân viên có đủ năng lực làm việc tại những vị trí đòi hỏi kỹ năng chuyên môn cao : cao - Mức độ tăng lượng cán bộ, công chức, viên chức có ngạch trên chuyên viên : cao - Sự hài lòng của khách hàng với dịch vụ của Bộ : cao d) Với tiêu chí Sự thực hiện của công tác quản lý. Trực tiếp phỏng vấn các cán bộ, công chức làm nhiệm vụ quản lý đào tạo tại Bộ Tài chính cho ta bảng nhận xét sau: Chỉ số Đánh giá Số lượng những tiến triển trong công tác khắc phục những thiếu sót trong các khâu quản lý Cao Số lượng các vấn đề nảy sinh trong đào tạo được giải quyết Rất cao Số lần khen thưởng từ tổ chức Cao Mức độ sự trao đổi thông tin hợp tác trong công việc Bình thường Tỷ lệ cơ quan tham gia quá trình quản lý đào tạo. Tất cả Số lượng các cán bộ quản lý đào tạo được đào tạo đúng chuyên ngành hoặc có kinh nghiệm trên 5 năm Bình thường Bảng 13. Đánh giá các chỉ số Sự thực hiện công tác quản lý. * Số lượng những tiến triển trong công tác khắc phục những thiếu sót trong các khâu quản lý : các cán bộ, công chức thực hiện quản lý đào tạo hàng tuần, hàng quý và hàng năm đều tiến hành tổng kết và đánh giá tình hình đào tạo thông qua các cuộc họp nội bộ. Từ đó, các cán bộ, công chức quản lý đào tạo đề xuất các phương án thực hiện mới, bổ sung các chỗ sai sót. Nhờ đó, quản lý đào tạo qua thời gian đều có những tiến triển nhất định, góp phần vào kết quả thực hiện quản lý đào tạo. * Số lượng các vấn đề nảy sinh trong đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐánh giá kết quả thực hiện quản lý đào tạo nguồn nhân lực của Bộ Tài chính.doc
Tài liệu liên quan