Chuyên đề Đầu tư phát triển hệ thống kho bạc nhà nước giai đoạn 2005-2015

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ VẬT CHẤT HỆ THỐNG KHO BẠC NHÀ NƯỚC 2

1.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN, CƠ CẤU VÀ CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA HỆ THỐNG KBNN 2

1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển hệ thồng KBNN 2

1.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của KBNN 4

1.2. TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ VẬT CHẤT HỆ THỐNG KBNN GIAI ĐOẠN 2004 – 2009. 11

1.2.1. Khái niệm về “ Phát triển’’ trong mối quan hệ với hoạt động đầu tư phát triển hệ thống KBNN. 11

1.2.2. Khái niệm và nội dung của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản nội ngành của KBNN 13

1.2.3. Đặc điểm của đầu tư xây dựng cơ sở vật chất hệ thống KBNN 13

1.2.4. Quy trình đầu tư và cấp phát vốn cho hoạt động ĐTXDCB nội ngành KBNN 18

1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới đầu tư phát triển cơ sở vật chất hệ thống KBNN 23

1.2.6. Tình hình đầu tư phát triển cơ sở vật chất hệ thống KBNN 28

1.2.7. Đánh giá kết quả và hiệu quả của việc đầu tư phát triển cơ sở vật chất hệ thống KBNN giai đoạn 2006- 2009 47

CHƯƠNG 2: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ VẬT CHẤT HỆ THỐNG KBNN 70

2.1. MỤC TIÊU VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA KBNN TỚI NĂM 2020. 70

2.1.1. Mục tiêu tổng quát 70

2.1.2. Nội dung Chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước đến năm 2020 70

2.1.3. Mô hình SWOT khi đầu tư phát triển hệ thống KBNN. 74

2.2. MỤC TIÊU VÀ CHIẾN LƯỢC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ VẬT CHẤT NỘI NGÀNH KBNN TỚI NĂM 2020. 76

2.2.1. Mục tiêu phát triển đầu tư cơ sở vật chất nội ngành 76

2.2.2. Nội dung chiến lược phát triển cơ sở vật chất KBNN tới năm 2020 77

2.3. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ VẬT CHẤT HỆ THỐNG KBNN 81

2.3.1. Hoàn thiện cơ chế, chính sách liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản 81

2.3.2. Giải pháp sử dụng vốn đầu tư phát triển đem lại hiệu quả 82

2.3.3. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý tài chính, tài sản và quản lý đầu tư XDCB 86

2.3.4. Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý đầu tư phát triển cơ sở vật chất nội ngành đồng thời nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản nội ngành 87

2.3.5. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện quản lý tài chính, tài sản và vốn đầu tư xây bản nội ngành trong nội bộ Kho bạc Nhà nước 89

2.3.6. Giải pháp góp phần đẩy nhanh tốc độ giải ngân vốn đầu tư phát triển cơ sở vật chất nội ngành 90

2.4. KIẾN NGHỊ VỚI CƠ QUAN CÓ LIÊN QUAN 90

2.4.1. Kiến nghị với chính phủ 91

2.4.2. Kiến nghị với các bộ ngành có liên quan 92

2.4.3. Kiến nghị với các địa phương 92

KẾT LUẬN 94

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 95

 

 

doc100 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2269 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đầu tư phát triển hệ thống kho bạc nhà nước giai đoạn 2005-2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vốn đầu tư mua sắm trang thiết bị tài sản cho hệ thống KBNN tăng dần qua các năm ( từ 67500 triệu đồng năm 2005 tới 100000 triệu đồng năm 2009). Và việc mua sắm chủ yếu thực hiện qua KBNN trung ương. Đặc biệt là năm 2007 nguồn vốn đầu tư cho mua sắm tài sản mới của toàn hệ thống KBNN là 312283 triệu đồng, việc mua sắm thông kho bạc nhà nước trung ương là 189735 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 60.757 % vốn đầu tư mua sắm tài sản mới của toàn ngành. Qua quá trình hoạt động và phát triển tới nay ngành Kho bạc đã đạt được những thành tựu nhất định, ổn định cơ sở vật chất trên cả phương diện số lượng và chất lượng. Trong giai đoạn 2005 – 2009 toàn ngành đã được đầu tư hàng nghìn chiếc két sắt để đảm bảo công tác an toàn tiền cất trữ, máy đếm tiền tăng từ 41 chiếc lên 2.118 chiếc. Đèn kiểm tra tiền từ không có chiếc nào nay đã có 1.133 chiếc, roi điện, bình xịt, xe đẩy từng bước được trang bị phục vụ cho công tác an toàn của hệ thống. Bàn ghế, tủ tài liệu bước đầu được thay thế số cũ, hỏng và trang bị mới đảm bảo phương tiện làm việc, lưu trữ tài liệu cho cán bộ. Hệ thống thiết bị tin học cũng đã được chú trọng để tăng về số lượng, cơ cấu thiết bị cũng như các phần mềm quản lý hoạt động nghiệp vụ, toàn hệ thống đã sử dụng mạng cục bộ LAN. Máy chủ từ chỗ không có chiếc nào (năm 1990) đã tăng lên 288 chiếc( năm 2004 ) tới năm 2009 số máy là 892 máy, máy trạm tăng từ 8 chiếc (năm 1990) lên 1.226 chiếc( năm 2004) và 4245 chiếc năm 2009, máy in kim từ 2 chiếc (năm 1990 ) lên 1.122 chiếc ( năm 2004 ) và 3241 chiếc ( năm 2009 ), máy in laser từ chỗ chưa có đã được trang bị 24 chiếc; các thiết bị như máy ổn áp, lưu điện, modem truyền tin đã đáp ứng được yêu cầu phục vụ hoạt động nghiệp vụ trong giai đoạn ổn định của ngành. Các tài sản khác cũng được tăng lên về chủng loại và số lượng: máy phát điện là 689 chiếc, máy điều hòa không khí là 976 chiếc, điện thoại đã đảm bảo cho yêu cầu thông tin, liên lạc. Cơ cấu và chất lượng xe đã được nâng cao, giảm bớt việc trang bị Bên cạnh việc xây dựng trụ sở, kho tàng, mua sắm trang thiết bị mới cho KBNN thì việc sửa chữa trang thiết bị tài sản cho hệ thống KBNN góp phần quan trọng cho hệ thống KBNN hoạt động có hiệu quả. Cụ thể nguồn vốn đầu tư để sửa chữa tài sản của hệ thống KBNN được thể hiện qua bảng sau: Bảng 12: Cơ cấu vốn đầu tư vào sửa chữa tài sản của hệ thống KBNN giai đoạn 2005 – 2009. Đơn vị: Triệu đồng Năm 2005 2006 2007 2008 2009 Tổng V ĐT 2500 7000 5000 5000 15000 Tại KBNN trung ương 500 3990 970 970 4977 Các KBNN tỉnh 2000 3010 4030 4030 10023 Nguồn: Ban tài vụ-quản trị Bảng 13: Tỷ trọng VĐT sửa chữa tài sản của hệ thống KBNN giai đoạn 2005 - 2009. Đơn vị:% Năm 2005 2006 2007 2008 2009 Tổng V ĐT 100. 00 100. 00 100. 00 100. 00 100. 00 Tại KBNN trung ương 20. 00 57. 00 19. 40 19. 40 33. 18 Các KBNN tỉnh 80. 00 43. 00 80. 60 80. 60 66. 82 Nguồn: Ban tài vụ - quản trị Cùng với sự ra tăng của nguồn vốn dành cho đầu tư xây dựng trụ sở, kho tàng, mua sắm trang thiết bị mới cho hệ thống KBNN thì nguồn vốn đầu tư cho sửa chữa tài sản cũng tăng lên qua các năm. Ngược lại, với việc mua sắm tài sản mới, được thực hiện chủ yếu thông qua KBNN trung ương, việc sửa chữa tài sản của các KBNN chủ yếu địa phương nào thì địa phương đó thực hiện trực tiếp, chỉ một số phần nhỏ trang thiết bị tài sản mua thêm phục vụ việc sửa chữa thông qua KBNN trung ương ( năm 2007, 2008 tỷ trọng vốn đầu tư cho sửa chữa thông qua kho bạc trung ương là 970 triệu đồng, chiếm 19,4 %). Công tác sửa chữa, nâng cấp hệ thống trang thiết bị tài sản của KBNN trung ương cũng như hệ thống KBNN các tỉnh được thực hiện thường xuyên hàng năm. Việc quan tâm sửa chữa thường xuyên trang thiết góp phần tiết kiệm cho nhà nước hàng tỷ đồng mỗi năm. Qua sửa chữa, nâng cấp mà nhiều trang thiết bị tài sản vẫn được đưa vào sử dụng có hiệu quả tránh việc phải mua sắm những trang thiết bị mới trong khi những tài sản cũ vẫn có thể sử dụng được. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay nguồn vốn dành cho đầu tư phát triển của nước ta là vô cùng khan hiếm, do vậy việc tiết kiệm vốn và sử dụng mỗi đồng vốn có hiệu quả vô cùng quan trọng. 1.2.7. Đánh giá kết quả và hiệu quả của việc đầu tư phát triển cơ sở vật chất hệ thống KBNN giai đoạn 2006- 2009 1.2.7.1. Những kết quả đạt được trong việc đầu tư phát triển cơ sở vật chất hệ thống KBNN Khi mới thành lập, cơ sở vật chất nói chung, trụ sở làm việc nói riêng của ngành rất đơn sơ, nghèo nàn. Các đơn vị Kho bạc hầu hết thuê địa điểm làm việc. Qua quá trình đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng kho tàng, trụ sở làm việc 19 năm qua (1990-2009), đến nay hầu hết các đơn vị Kho bạc Nhà nước đã có kho tàng, nơi làm việc, giao dịch với khách hàng ( trừ một số nơi Kho bạc mới được thành lập do việc tách địa giới hành chính ). Trong giai đoạn đầu từ năm 1990 đến năm 1993 do nguồn vốn đầu tư còn eo hẹp do vậy các KBNN cấp huyện được xây dựng chủ yếu là nhà 1 tầng, cấp 4, một số tuy xây 2 tầng nhưng cũng chỉ có từ 200 ~ 300 m2 sàn. Từ năm 1994 đến năm 1999, các Kho bạc cấp tỉnh cũng chỉ được triển khai xây mới và cải tạo, mở rộng với qui mô từ 1. 200 ~ 2. 000 m2 sàn, các Kho bạc quận, huyện chủ yếu được xây dựng với qui mô 320 m2 sàn, 360 m2 sàn và chỉ một số ít được triển khai với qui mô 420 m2 sàn. Từ năm 2000 đến nay cùng với vốn đầu tư tập trung của ngân sách nhà nước, KBNN đã dành ra từ các nguồn quĩ phát triển của ngành để đầu tư xây dựng mới, cải tạo mở rộng KBNN cấp tỉnh và cấp quận huyện. Vốn đầu tư đã được Kho bạc Nhà nước chú trọng và tăng dần tổng mức qua các năm. Nguồn vốn tuy không lớn nhưng do có sự quan tâm sắp xếp hợp lý, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm theo chiến lược và qui hoạch phát triển chung của ngành nên cơ bản đã đảm bảo tốt được việc phục vụ cho các cơ quan, đơn vị giao dịch trên toàn quốc và sự điều hành chung của Bộ Tài chính và Chính phủ. Trong giai đoạn 2005- 2009, để đảm bảo thực hiện chức năng, nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và Bộ Tài Chính giao, KBNN cũng đã quan tâm đầu tư trang bị tương đối đầy đủ và đồng bộ các tài sản, phương tiện, dụng cụ để hoạt động, bao gồm: hệ thống trụ sở, kho tàng và cơ sở hạ tầng; hệ thống thiết bị chiếu sáng bảo vệ; hệ thống báo động, báo cháy, các phương tiện vận chuyển; thiết bị kho quỹ; két sắt, máy đếm tiền, đèn kiểm tra tiền, xe đẩy và các công cụ hỗ trợ như: súng hơi cay, roi điện, bình xịt…; hệ thống thiết bị tin học, thông tin liên lạc và các tài sản phục vụ công tác chung như: máy phát điện, máy photocopy, điều hòa không khí, bàn ghế, tủ tài liệu và các tài sản phục vụ công tác chuyên môn khác Giai đoạn 2006- 2010 hệ thống KBNN đã thực hiện thành công chiến lược, quy hoạch 5 năm phát triển cơ sở vật chất nội ngành. Thu được những kết quả to lớn, góp phần vào sự thành công trong việc thực hiện mục tiêu, chiến lược của toàn ngành KBNN. Trên cơ sở Quy hoạch đầu tư XDCB hệ thống KBNN đến năm 2010 và Kế hoạch đầu tư XDCB hàng năm được Bộ Tài chính phê duyệt, Kho bạc Nhà nước đã nghiêm túc chấp hành và triển khai công tác đầu tư XDCB nội Ngành đảm bảo nguyên tắc đầu tư tập trung, dứt điểm, không dàn trải. 1.2.7.1.1. Tổng vốn đầu tư thực hiện giai đoạn 2005- 2008 Khối lượng vốn đầu tư thực hiện là tổng số tiền đã chi để tiến hành các hoạt động của các công cuộc đầu tư đã hoàn thành. Bao gồm : Chi phí cho công tác xây dựng; chi phí cho công tác mua sắm và lắp đặt thiết bị; chi phí cho quản lý dự án đầu tư, tư vấn đầu tư xây dựng; Và các khoản chi phí khác theo quy định của thiết kế dự toán và được ghi trong dự án đầu tư được duyệt. Tổng mức đầu tư dự toán không bao gồm: Chi phí giải phóng giải phóng mặt bằng ( kể cả chi phí thuê đất trong thời gian xây dựng ); Không bao gồm chi phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, kỹ thuật ( nếu có); Không bao gồm vốn lưu động ban đầu đối với các dự án sản xuất kinh doanh. Tổng vốn đầu tư thực hiện được KBNN tính trên cơ sở: Tổng vốn đầu tư đã chi được tính vào khối lượng VĐT thực hiện khi các kết quả của quy trình đầu tư phải đạt được các tiêu chuẩn về thiết kế kỹ thuật ban đầu. Tổng vốn đầu tư thực hiện tính trên cơ sở của NĐ 99 và thông tư số 05/ 2007/ TT- BXD ngày 25/07/2007 của Bộ Xây Dựng. Vốn đầu tư thực hiện là = chi phí xây dựng + chi phí cho công tác mua sắm và lắp đặt thiết bị+ chi phí cho quản lý dự án đầu tư, tư vấn đầu tư xây dựng + các khoản chi phí khác theo quy định của thiết kế dự toán và được ghi trong dự án đầu tư được duyệt Ta có: Chi phí xây dựng là : 1192744 triệu đồng Chi phí mua sắm và lắp đặt tài sản là: 541075 triệu đồng Chi phí cho quản lý dự án đầu tư, tư vấn đầu tư xây dựng là: 48763 triệu đồng Các khoản chi phí khác theo quy định của thiết kế dự toán và được ghi trong dự án đầu tư được duyệt là : 57892 triệu đồng Vậy tổng vốn đầu tư thực hiện là : 1192744 triệu đồng +57892 triệu đồng + 48763 triệu đồng + 541075 triệu đồng = 1. 840. 474 triệu đồng. 1.2.7.1.2 . Tổng tài sản cố định huy động giai đoạn 2005 – 2008 TSCĐ huy động là công trình hay hạng mục công trình, đối tượng xây dựng có khả năng phát huy tác dụng độc lập đã kết thúc quá trình xây dựng mua sắm, lắp đặt, đã làm xong thủ tục nghiệm thu sử dụng và đưa và hoạt động ngay. Trên cơ sở của Nghị định 52/1999/NĐ-CP ngày 08-07-1999, "Công trình xây dựng" là sản phẩm của công nghệ xây lắp gắn liền với đất ( bao gồm cả khoảng không, mặt nước, mặt biển và thềm lục địa ) được tạo thành bằng vật liệu xây dựng, thiết bị và lao động. Công trình xây dựng bao gồm một hạng mục hoặc nhiều hạng mục công trình nằm trong dây chuyền công nghệ đồng bộ, hoàn chỉnh ( có tính đến việc hợp tác sản xuất ) để sản xuất ra sản phẩm nêu trong dự án). Việc tính TSCĐ huy động trên cơ sở dựa vào công thức: Giá trị tài sản cố định huy động trong kỳ = Vốn đầu tư được thực hiện ở các kỳ trước chưa được huy động chuyển sang kỳ nghiên cứu ( xây dựng dở dang đầu kỳ) + Vốn đầu tư thực hiện trong kỳ nghiên cứu - chi phí trong kỳ không tính vào giá trị TSCĐ (các chi phí do nguyên nhân khách quan làm thiệt hại được cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư cho phép duyệt bỏ: bão, lụt...) – Vốn đầu tư thực hiện chưa được huy động chuyển sang kỳ sau ( xây dựng dở dang cuối kỳ ) Ta có trong giai đoạn 2005 – 2008: Vốn đầu tư thực hiện kỳ trước chuyển sang kỳ nghiên cứu là: 612.000 triệu đồng Vốn đầu tư thực hiện trong kỳ nghiên cứu : 1.840.474 triệu đồng Chi phí trong kỳ không tính vào giá trị TSCĐ: 114.000 triệu đồng Vốn đầu tư thực hiện chưa được huy động chuyển sang kỳ sau là: 341.210 triệu đồng Vậy tài sản cố định huy động được trong giai đoạn 2005 – 2008 là : 612.000 triệu đồng + 1.840.474 triệu đồng - 341.210 triệu đồng - 114.000 triệu đồng = 1.997.264 triệu đồng. 1.2.7.1.3. Số lượng và chất lượng các hạng mục công trình đạt được. Tình hình thực hiện Quy hoạch đầu tư giai đoạn 2006 - 2010 (báo cáo theo Công văn số 13717/BTC-KHTC ngày 28/9/2009 của Bộ Tài chính) như sau: Công trình nằm trong Quy hoạch hệ thống KBNN giai đoạn 2006 - 2010: Công trình đã thực hiện đầu tư: 188 danh mục công trình bao gồm: Công trình đã quyết toán: 36. Công trình đã hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng: 56. Công trình đang xây dựng dở dang, chuyển tiếp 2010: 54. Công trình CBĐT 2009, khởi công 2010 (chuyển sang QH 2010): 42 Trong số 188 danh mục công trình đã thực hiện đầu tư có 12 công trình chuyển đổi hình thức đầu tư từ cải tạo, mở rộng sang xây dựng mới. Các công trình chuyển đổi hình thức đầu tư đều được Bộ Tài chính phê duyệt trong Kế hoạc đầu tư XDCB hàng năm và phù hợp với tình hình thực tế; đảm bảo diện tích và điều kiện làm việc theo các quy định của Nhà nước, của Bộ Tài chính; đảm bảo hiểu quả đầu tư, cụ thể gồm các nguyên nhân chính: do mở đường, hoán đổi trụ sở hay đất hẹp, cải tạo mở rộng không hiệu quả. Công trình chưa thực hiện đầu tư (chuyển sang QH 2010): 65 danh mục công trình. Các công trình này chưa thực hiện đầu tư do không có trong Kế hoạch đầu tư XDCB được Bộ duyệt; hoặc do không có đất, chậm trong khâu đền bù, giải phóng mặt bằng; công trình thuộc diện đình hoãn khởi công, giãn tiến độ theo Quyết định số 390/QĐ-TTg ngày 17/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ. Công trình trong Quy hoạch giai đoạn 2006 - 2010 phần dự phòng: Trên cơ sở nguyên tắc đảm bảo ổn định điều kiện làm việc, đáp ứng yêu cầu cơ sở vật chất thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao của những đơn vị mới thành lập, di chuyển hoặc do trụ sở xuống cấp, thiếu diện tích trầm trọng, Kho bạc Nhà nước đã báo cáo và trình Bộ duyệt triển khai 17 công trình (10 xây dựng mới và 7 cải tạo, mở rộng) trong phần Dự phòng của Quy hoạch (90 tỷ). Các công trình triển khai đều nằm trong Kế hoạch đầu tư xây dựng hàng năm đã được Bộ Tài chính phê duyệt. a. Về trụ sở làm việc Từ năm 2000 đến nay được sự quan tâm của Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước đã dành ra từ các nguồn quĩ phát triển của ngành để đầu tư xây dựng mới, cải tạo mở rộng Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh và cấp quận huyện. Vốn đầu tư đã được KBNN chú trọng và tăng dần tổng mức qua các năm. Việc đầu tư xây dựng có sự quan tâm sắp xếp hợp lý, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm theo chiến lược và qui hoạch phát triển chung của ngành nên cơ bản đã đảm bảo tốt được việc phục vụ cho các cơ quan, đơn vị giao dịch trên toàn quốc và sự điều hành chung của Bộ Tài chính và Chính phủ. Số lượng trụ sở của hệ thống KBNN hiện nay( năm 2009 ): Tổng số 761 đơn vị (kể cả đơn vị dự kiến thành lập ước đến 2020), trong đó: - Số trụ KBNN cấp tỉnh thành phố trực thuộc TW là 63 đơn vị, trong đó số trụ sở đã tạm đủ qui mô theo quyết định 260/2006/QĐ – TTg ngày 14/11/2006 của Thủ Tướng Chính phủ; Quyết định số 3856/QQĐ - BTC ngày 11/12/2007 của Bộ Tài chính là 26 đơn vị; số đang đầu tư xây dựng dở dang là 22 đơn vị ; số còn lại phải đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo mở rộng là đến 2020 là 25 đơn vị. - Số trụ sở KBNN cấp Quận, huyện là 641 đơn vị trong đó số trụ sở đã tạm đủ qui mô theo quyết định 260/2006/QĐ – TTg ngày 14/11/2006 của Thủ Tướng Chính phủ; Quyết định số 3856/QQĐ - BTC ngày 11/12/2007 của Bộ Tài chính là 324 đơn vị; số đang đầu tư xây dựng dở dang là 63 đơn vị; số còn lại phải đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo mở rộng đến 2020 là 254 đơn vị. - Số đơn vị KBNN cấp Quận, huyện dự kiến thành lập giai đoạn 2010-2020 là 57 đon vị do chia tách địa giới hành chính, di chuyển trung tâm hành chính theo qui hoạch của địa phương. Về qui mô các trụ sở: Trụ sở của một đơn vị KBNN hiện nay được đầu tư bao gồm: Nhà làm việc chính, Nhà phụ trợ và các hạng mục phụ trợ hàng rào; cổng; nhà bảo vệ; ga ra xe máy cho cán bộ công chức; ga ra ô tô (nếu có); sân đường nội bộ; bồn cây; bể nước sinh hoạt, cứu hoả; nhà để máy phát điện; cây xanh, thảm cỏ; hệ thống cấp điện và chiếu sáng; hệ thống cấp thoát nước. Về qui mô hiện tại như sau: - Đối với các trụ sở được xác định là tạm đủ qui mô và đang đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo mở rộng theo qui định tại quyết định 260/2006/QĐ – TTg ngày 14/11/2006 của Thủ Tướng Chính phủ; Quyết định số 3856/QQĐ - BTC ngày 11/12/2007 của Bộ Tài chính : + KBNN: Được đầu tư xây dựng mới và đưa vào sử dụng cuối năm 2008 với qui mô 24.000 m2 sàn được bố trí TTDL của hệ thống và trang bị hệ thống công nghệ để quản trị toà nhà. + KBNN cấp tỉnh thành phố trực thuộc TW: đối với KBNN Hà Nội, KBNN thành phố HCM, Hải Phòng, Cần thơ, Đà Nẵng được tính toán vào đặc thù cụ thể. (KBNN thành phố HCM 13.000 m2 sàn; KBNN Cần thơ đang xây dựng 5000 m2 sàn ; KBNN Hải phòng chuẩn bị xây dưng 8000 m2 sàn; KBNN Hà Nội, KBNN Đà Nẵng đang tính toán đầu tư xây dựng đủ qui mô theo qui định giai đoạn 2010-2020) + KBNN cấp tỉnh còn lại được đầu tư xây dựng qui mô từ 4000-5000 m2 sàn. + KBNN cấp quận thuộc Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Cần thơ, Đà Nẵng được xây dựng với qui mô từ 1500 – 2000m2 sàn. + KBNN cấp huyện các tỉnh còn lại được xây dựng với qui mô từ 800-1100m2 sàn. - Đối với các đơn vị còn lại ( 254 đơn vị ) phải đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo mở rộng giai đoạn từ nay đến 2020; hiện trạng các trụ sở này được xây dựng mới, hoặc cải tạo, mở rộng hoặc từ năm 1994 đến năm 1999, đều đã xuống cấp, diện tích quá chật hẹp và chưa đạt 70% so với qui mô cho phép (các Kho bạc cấp tỉnh có qui mô khoảng 2.000 m2 – 2500 m2 sàn, các Kho bạc quận, huyện qui mô 320 m2 đến 420 m2 sàn). KBNN đang rà soát, tổng hợp trình bộ phê duyệt qui hoạch đầu tư xây dựng của hệ thống giai đoạn 2010– 2015. b. Về tình hình trang bị tài sản chủ yếu của hệ thống KBNN Sau gần 20 năm ngành Kho bạc đã đạt được những thành tựu nhất định, ổn định cơ sởvật chất trên cả phương diện số lượng và chất lượng. Trong giai đoạn 2005- 2009, để đảm bảo thực hiện chức năng, nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và Bộ Tài chính giao, Kho bạc Nhà nước cũng đã quan tâm đầu tư trang bị tương đối đầy đủ và đồng bộ các tài sản, phương tiện, dụng cụ để hoạt động, bao gồm: hệ thống trụ sở, kho tàng và cơ sở hạ tầng; hệ thống thiết bị chiếu sáng bảo vệ; hệ thống báo động, báo cháy, các phương tiện vận chuyển; thiết bị kho quỹ; két sắt, máy đếm tiền, đèn kiểm tra tiền, xe đẩy và các công cụ hỗ trợ như: súng hơi cay, roi điện, bình xịt…; hệ thống thiết bị tin học, thông tin liên lạc và các tài sản phục vụ công tác chung như: máy phát điện, máy photocopy, điều hòa không khí, bàn ghế, tủ tài liệu và các tài sản phục vụ công tác chuyên môn khác Về phương tiện vận chuyển: Đã đầu tư trang bị cho Kho bạc Nhà nước tỉnh xe sử dụng chung, xe ô tô chuyên dùng, xe phục vụ công tác cơ bản đáp ứng yêu cầu hoạt động, ngoài ra có trang bị cho một số huyện đặc thù, tuy nhiên chất lượng các xe không đồng đều do được trang bị dần từ ngày đầu thành lập lập ngành đến nay; xe ô tô phục vụ công tác và xe chuyên dùng phục vụ vận chuyển tiền cho các KB huyện mới thành lập, các KB vùng miền núi xa trong 4 năm trở lại đây không trang bị mới nên hầu hết đã xuống cấp. Về phương tiện kho quĩ: tiếp tục trang bị bổ sung các thiết bị có chất lượng tốt đảm bảo kiểm đếm tiền nhanh, chính xác, phát hiện tiền giả kịp thời, tăng cường các công cụ hỗ trợ, chủ động phòng chống tội phạm trong bảo vệ kho quỹ cũng như trong việc điều chuyển tiền. Các khóa cửa kho tiền chất lượng cao, thiết bị báo động, báo cháy, biện pháp chống mối mọt cũng được tăng cường. Thiết bị tin học: Đã được quan tâm trang bị cả về số lượng và chất lượng, đảm bảo vận hành các chương trình nghiệp vụ Kho bạc, đảm bảo các cán bộ nghiệp vụ đảm nhiệm những phần hành nghiệp vụ chủ yếu của Kho bạc đều có máy tính sử dụng. Các tài sản khác cũng từng bước được trang bị theo điều kiện hoạt động, đặc điểm kinh tế - xã hội, khí hậu của từng vùng, miền. Đặc biệt, máy phát điện đã được trang bị tới cấp huyện, tạo điều kiện cho các Kho bạc Nhà nước có nguồn điện hoạt động ổn định để phục vụ hoạt động nghiệp vụ và thông tin liên lạc thông suốt. Số lượng phương tiện vận chuyển: Tổng số xe ô tô: 577 chiếc(năm 2009 của KBNN trung ương), tổng giá trị trên 200 tỷ đồng, trong đó: có 1 xe phục vụ chức danh, xe sử dụng chung phục vục công tác 323 chiếc, xe chuyên dùng sử dụng cho công tác điều chuyển: 253 chiếc. Về phân bố, sử dụng: Tại VP các đơn vị KBNN tỉnh là: 338 chiếc (190xe sử dụng chung và 148 xe chuyên dùng; Tại KBNN các huyện: 239 chiếc (134 xe sử dụng chung và 105 xe chuyên dùng). Thiết bị tin học: - Tổng số máy chủ: 1851 chiếc, tổng giá trị trên 149 tỉ đồng. - Máy tính PC: 15.859 chiếc, tổng giá trị trên 182 tỉ đồng. - Máy tính xách tay: 577 chiếc, tổng giá trị trên 100 tỷ đồng. Thiết bị kho quĩ chủ yếu: - Máy đếm tiền: 3.000 chiếc, tổng trị trên 17 tỉ đồng. - Két sắt các loại: 1.500 chiếc, tổng giá trị trên 9 tỷ đồng. Tài sản văn phòng và tài sản hỗ trợ công tác chuyên môn: - Máy phát điện: 908 chiếc, tổng gái trị trên 96 tỉ đồng. - Máy điều hoà nhiệt độ: 6.492 chiếc, tổng giá trị trên 107 tỉ đồng. - Máy photôcopy: 1012 chiếc, tổng số tiền 44 tỉ đồng. Các tài sản văn phòng khác: 15.000 tài sản, tổng giá trị 235 tỉ đồng. 1.2.7.2. Đánh giá hiệu quả đạt được của hoạt động đầu tư phát triển cơ sở vật chất hệ thống KBNN Hiệu quả đầu tư là phạm trù kinh tế biểu hiện mối quan hệ so sánh giữa các kết quả kinh tế- xã hội đã đạt được của hoạt động đầu tư với các chi phí phải bỏ ra để có kết quả đó trong một thời kỳ nhất định. Hiệu quả hoạt động đầu tư được đánh giá thông qua các chỉ tiêu đo lường hiệu quả. Hoạt động đầu tư được đánh giá là có hiệu quả khi trị số các chỉ tiêu đo lường hiệu quả thỏa mãn tiêu chuẩn hiệu quả trên cơ sở sử dụng các định mức hiệu quả do chủ đầu tư định ra. Với những kết quả đạt được của việc đầu tư cơ sở vật chất hệ thống KBNN như trên, có thể đánh giá hiệu quả hoạt động của việc đầu tư phát triển hệ thống KBNN qua một số chỉ tiêu sau: a. Chi phí cho một chỗ làm việc của một cán bộ KBNN Chi phí tính cho một chỗ làm việc của các CBCC tại hệ thống KBNN ( bao gồm cả trang thiết bị, hỗ trợ phục vụ cho công việc) tùy thuộc vào hệ thống KBNN tại các cấp khác nhau có mức chi phí thực hiện khác nhau: Giai đoạn 2006- 2009 KBNN đã xây dựng quy hoạch với quy mô đầu tư cho trụ sở KBNN các cấp như sau : -Trụ sở cấp tỉnh: Cấp Đơn vị số m2 sàn Cấp 1 KBNN, Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng Được xác định riêng, tùy thuộc vào địa hình cụ thể Cấp 2 Tỉnh có thành phố trực thuộc tỉnh 3.300 m2 Cấp 3 Tỉnh thuộc vùng đồng bằng, cửa khẩu 2.700 m2 Cấp 4 Tỉnh thuộc trung du, miền núi, vùng sâu 2.000 m2 - Trụ sở cấp Quận, huyện; Cấp Đơn vị số m2 sàn Cấp 1 Quận, huyện thuộc thành phố trực thuộc TW và TP tỉnh: 800 - 1800 m2 Quận thuộc Hà Nội, TP HCM 1.400 - 1.800 m2 Huyện thuộc Hà Nội, TP HCM 1.000 - 1.400 m2 Quận thuộc Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ 1.000 m2 Huyện thuộc Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ 800 m2 Cấp 2 KBNN thị xã thực thuộc tỉnh 800 m2 Cấp 3 Đồng bằng và trung tâm phát triển 700 - 800 m2 Huyện đồng bằng thuộc trung tâm phát triển 800 m2 Huyện đồng bằng còn lại 700 m2 Cấp 4 Trung du, miền núi, vùng sâu, vùng xa 500 - 600 m2 Huyện trung du 600 m2 Huyện miến núi, vùng sâu, vùng xa 500 m2 - Các công trình KBNN tỉnh kiêm cả thị xã thì cộng thêm quy mô. Với việc quy hoạch và thực hiện quy mô đầu tư trên chi phí cho một chỗ làm việc cho các CBCC làm việc thuộc hệ thống KBNN là: + Đối với các CBCC làm việc tại KBNN trung ương: Tại hệ thống KBNN trung ương trung bình có từ 350 – 400 cán bộ làm việc với chi phí cho mỗi chỗ làm việc khoảng 1.250 triệu đồng . + Đối với các CBCC làm việc tại KBNN cấp tỉnh : Tại hệ thống KBNN cấp tỉnh trung bình có từ 100 – 120 cán bộ làm việc với chi phí cho mỗi chỗ làm việc là 500 triệu đồng. + Đối với các CBCC làm việc tại KBNN cấp huyện: Tại hệ thống KBNN cấp huyện trung bình có từ 15- 20 cán bộ làm việc với chi phí cho mỗi chỗ làm việc là 400 triệu đồng. Qua việc thống kê và tính toán ta thấy chi phí cho một chỗ làm việc cho một CBCC làm việc tại hệ thống KBNN là tương đối cao. Đặc biệt là chi phí cho một chỗ làm việc cho các CBCC làm việc tại KBNN trung ương, chi phí cho một chỗ làm việc lên tới 1.250 triệu đồng. Việc trú trọng đầu tư, xây dựng kho tàng, trụ sở và trang bị những thiết bị hiện đại nhằm tạo ra môi trường làm việc tốt nhất phục vụ cho các CBCC kho bạc hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Giúp toàn ngành kho bạc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Nhà nước và Bộ Tài Chính tin tưởng giao phó. Với việc đầu tư cho cơ sở vật chất đã phục vụ đắc lực, hỗ trợ, giúp đỡ các CBCC thuộc hệ thống KBNN hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ do đảng, nhà nước và Bộ Tài Chính giao. Trong giai đoạn qua với sự đầu tư hỗ trợ cho việc xây dưng, trang bị trang thiết bị phục vụ, hỗ trợ toàn ngành đã đạt được những kết quả to lớn. + Hệ thống KBNN đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị trọng tâm là quản lý quỹ NSNN phục vụ đắc lực cho công tác chỉ đạo điều hành của các cấp chính quyền trong việc xây dựng và phát triển  kinh tế-xã hội đất nước. Chức năng chính và cũng là nhiệm vụ chính trị trọng tâm của KBNN chính là quản lý quỹ NSNN, các quỹ tài chính nhà nước. Trong 15 năm qua, tập thể cán bộ, viên chức KBNN đã luôn phấn đấu nâng cao chất lượng quản lý quỹ NSNN trên cả hai phương diện là tập trung nguồn thu và quản lý kiểm soát chi ngân sách. + Hệ thống KBNN đã từng bước hoàn thiện và không ngừng mở rộng phạm vi các hoạt động nghiệp vụ; khẳng định vai trò, vị trí không thể thiếu trong hệ thống Tài chính Nhà nước. Nhìn lại chặng đường đã qua có thể nhận thấy, hệ thống KBNN đã có quá trình phát triển thích hợp để từng bước mở mang phạm vi hoạt động nghiệp vụ, xác lập và khẳng định vị trí, vai trò của mình trong bộ máy hành chính nhà nước. Bên cạnh sự hoàn thiện và phát triển của hệ thống KBNN có sự hỗ trợ kịp thời của việc xây dựng phát triển cơ sở vật chất phục vụ sự phát triển và yêu cầu ngày càng cao của toàn ngành. + Hệ thống KBNN đã thiết lập và duy trì tốt kỷ cương, kỷ luật; củng cố và hoàn thiện các cơ chế, quy trình nghiệp vụ với mục tiêu cao nhất là đảm bảo an toàn tuyệt đối tiền và tài sản của Nhà nước. Với doanh số hoạt động thu - chi qua KBNN hàng năm tăng lên hàng trăm ngàn tỷ đồng và được thực hiện dàn trải trên 600 đơn vị KBNN và 600 điểm thu thì công tác an toàn tiền và tài sản trong khâu kế toán, thanh toán cũng như các giao dịch tiền

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐầu tư phát triển hệ thống kho bạc nhà nước giai đoạn 2005-2015.DOC
Tài liệu liên quan