Chuyên đề Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn trong giai đoạn sau cổ phần hoá

Tốc độ tăng doanh thu biến động không đáng kể qua các năm 2003 – 2006, năm 2006 do áp dụng thuế giá trị gia tăng nên doanh thu giảm, riêng thuế làm cho doanh thu giảm 10%. Còn năm 2007 thì doanh thu giảm mạnh chủ yếu là do giá bán giảm và do Công ty bắt đầu thực hiện chuyển đổi mô hình tiêu thụ từ Đại lý hưởng hoa hồng sang Đại lý bao tiêu (Nhà phân phối chính); Các Chi nhánh của Công ty tại các tỉnh chuyển thành các Văn phòng đại diện không còn chức năng kinh doanh, vì vậy công tác tiêu thụ sản phẩm phụ thuộc vào các nhà phân phối; bên cạnh đó là sự cạnh tranh gay gắt của các loại xi măng khác trên thị trường nên doanh thu bị giảm sút.

doc87 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1771 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn trong giai đoạn sau cổ phần hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ƠN TRONG NHỮNG NĂM 2003 – 2008: 1. Phân tích môi trường vĩ mô: 1.1. Yếu tố kinh tế: Trong những năm vừa qua, các yếu tố kinh tế đã tác động mạnh mẽ tới hoạt động của các doanh nghiệp nói chung, hay hoạt động của Tổng công ty xi măng Việt Nam nói riêng mà cụ thể là công ty cổ phần xi măng Việt Nam. Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Tốc độ tăng (%) 7.34 7.79 8.44 8.17 8.5  11 Bảng 2.3: Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ năm 2003 – 2008 (Nguồn: Tạp chí kinh tế Việt Nam 2008 – 2009) Trong giai đoạn 2003 – 2008, kinh tế Việt Nam tăng trưởng ở mức cao và tương đối ổn định. Đời sống nhân sân được cải thiện. Điều này đã tác động tích cực đến sự phát triển của ngành xây dựng nói chung, Tổng công ty xi măng Việt Nam nói riêng và cụ thể hơn nữa là CTCP xi măng Bỉm Sơn. Tốc độ kinh tế tăng cao làm phát sinh thêm nhiều nhu cầu mới. Đây là cơ hội cho Công ty mở rộng sản xuất và phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội dó là mối đe dọa của sự xuất hiện thêm nhiều đối thủ mới, chi phí và tiền lương của Công ty cũng tăng lên làm giảm khả năng cạnh tranh của Công ty. Tốc độ tăng tưởng kinh tế tăng , tỷ lệ lạm phát cũng tăng mạnh làm xáo trộn nền kinh tế, lãi suất tăng và sự biến động của đồng tiền trỏe nên khó lường hơn trước. Đặc biệt trong năm 2008, cuộc khủng hoảng nền kinh tế Mỹ đã nhanh chóng lan ra toàn cầu và nước ta cũng đã chịu ảnh hưởng rất lớn, lãi suất ngân hàng tăng cao, biến động khôn lường, các hoạt động đầu tư, sản xuất của Công ty trở thành hoạt động măng tính may rủi nhiều hơn, làm cho tương lai kinh doanh trở nên khó đoán hơn. Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Tỷ lệ lạm phát (%) 3.1 9.5  8.4 6.6 12.36 22 Bảng 2.4: Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam từ năm 2003 – 2008 ( Nguồn: Tạp chí kinh tế Việt Nam 2008 - 2009) Lạm phát tăng cao làm tăng giá nguyên vật liệu và chi phí nhân công. Tỷ giá hối đoái là nhân tố tác động trực tiếp đến hiệu qiả sản xuất kinh doanh của các công ty, đặc biệt là những công ty có tỷ lệ hàng hóa nhập khẩu lớn. Trong giai đoạn này, CTCP xi măng Bỉm Sơn đang được đầu tư, nâng cấp và xây dựng các dự án dây chuyền mới, thường xuyên phải nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên vật liệu hàng hóa từ nước ngoài với giá trị lớn. Vì vậy, mọi sự thay đổi, dù nhỏ của tỷ giá hối đoái cũng tác động không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh của Công ty. Nếu không dự đoán được sự thay đổi của đồng ngoại tệ thì Công ty sẽ bị thiệt hại rất lớn. Chính vì vậy, đây là một chướng ngại lớn đối với CTCP xi măng Bỉm Sơn. 1.2. Yếu tố chính trị - pháp luật: Việt Nam là một trong những quốc gia có nền chính trị ổn định nhất trên thế giới. Hiện nay, nước ta đang tạo điều kiện tốt để thu hút các nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài đầu tư và kinh doanh. Sự ổn định về chính trị là nền tảng quan trọng để các doanh nghiệp an tâm kinh doanh, đạt được hiệu quả tốt. Ngoài ra, để các hoạt động kinh doanh có hiệu quả và đúng hướng thì mỗi quốc gia quản lý bằng các văn bản pháp luật, các chế tài chính sách có liên quan. Để quản lý tốt các hoạt động của nền kinh tế, Nhà nước quy định và công bố các chính sách cụ thể đối với từng thị trường , từng khu vực. Các quy định của Nhà nước buộc các doanh ngihiệp phải tuận theo như là các chính sách thuế, quy định về lao động, tiền lương, quy định về bảo vệ môi trường, xử lý chất thải,… Những quy định đó có ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của CTCP xi măng Bỉm Sơn, nó chính là cơ hội đồng thời cũng là mối đe dọa của Công ty. 1.3. Yếu tố công nghệ: Trong tất cả các ngành đều đòi hỏi máy móc, thiết bị kỹ thuật cao mới đảm bảo về chất lượng và số lượng sản phẩm, dịch vụ. Ở nước ta hiện nay, thực tế chưa có đủ trình độ, công nghệ kỹ thuật đáp ứng những loại máy móc, thiết bị có công nghệ cao. Chính vì vậy, mà phải thường xuyên nhập ở các nước khác. Đôi khi, do không có trình độ và thiếu hiểu biết đã dẫn đến việc nhập khẩu những loaị máy móc, kỹ thuật lạc hậu, gây lãng phí tiền của. Do đó, việc nhập khẩu đòi hỏi phải được nghiên cứu kỹ lưỡng, cẩn thẩn bởi những chuyên gia có trình độ và hiểu biết cao. CTCP xi măng Bỉm Sơn đã có đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực kỹ thuật từng được đi học tập và nghiên cứu ở những nước có trình độ khoa học kỹ thuật cao. Tuy nhiên, đội ngũ đó vẫn chưa được đầu tư đúng mức, chưa được đào tạo lai để cập nhật những công nghệ mới nhất. Do đó vẫn còn xảy ra hiện tượng mua những máy móc, thiết bị cũ ở nước ngoài với giá cao. Điều này đã ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của CTCP xi măng Bỉm Sơn trên thị trường. Vì vậy, yêu cầu cần thiết trong thời gian tới của Công ty là cần phải quan tâm đầu tư tới việc đào tạo cán bộ chuyên trách về công nghệ cho Công ty. Bên cạnh đó, cùng với tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế đất nước và xu thế hội nhập quốc tế việc mở rộng quy mô sản xuất, xây dựng thêm nhà xưởng, đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, cải tiến công nghệ từng bước hiện đại nâng cao năng xuất thiết bị, năng xuất lao động, bố trí lao động phù hợp với tay nghề, nghiệp vụ của người lao động, nhằm mục đích nâng cao năng lực sản xuất và hiệu quả kinh tế. Để đáp ứng kịp thời yêu cầu của thị trường cả về số lượng và chất lượng, Công ty luôn tìm nguồn nguyên vật liệu thuận lợi, khai thác triệt để nguồn nguyên vật liệu sản xuất trong nước đảm bảo chất lượng, giá thành hạ. 1.4. Yếu tố văn hóa, xã hội: Các yếu tố về văn hóa - xã hội cũng tác động rất lớn tới hoạt động của CTCP xi măng Bỉm Sơn, như thị hiếu, nhu cầu, dân số, phong tục tập quán,… của vùng, địa phương thuộc thị phần của mình. Công ty cần phải có những tìm hiểu, phân tích kịp thời những thay đổi của các yếu tố này để có những chiến lược phù hợp, toàn diện hơn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. 2. Phân tích môi trường ngành: 2.1. Áp lực từ đối thủ tiềm ẩn: Trong giai đoạn này có rất nhiều công ty sản xuất xi măng đã dần hoàn thành và đi vào sản xuất ngay trong địa bàn hoạt động của Công ty. Bên cạnh đó là một số các Công ty xi măng tư nhân đã được cấp phép xây dựng và hoạt động như Công ty xi măng Duyên Hà, Công ty xi măng Tam Điệp,... đây đều là những Công ty có địa bàn ngay cạnh Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn, điều đó đã tạo cho xi măng Bỉm Sơn một áp lực cạnh tranh rất mạnh mẽ. Hơn nữa, việc Việt Nam gia nhập vào WTO đã tạo điều kiện cho các công ty xi măng trong nước cũng như nước ngoài được tự do thương mại, thị trường được mở rộng tạo nhiều cơ hội cho các công ty mở rộng thị phần của mình, điều đó cũng có nghĩa là sẽ có rất nhiều thách thức đối với sự sống còn của CTCP xi măng Bỉm Sơn. Mặc dù đã hoạt động lâu năm, là những Công ty đầu tiên của ngành và rất có uy tín trên thị trường trong nước cũng như với nước bạn – Lào, nhưng áp lực cạnh tranh từ phía đối thủ tiềm ẩn là rất cao. Chính vì vậy, Công ty cần phải luôn nghiên cứu, tìm hiểu về các đối thủ tiềm ẩn trong thị trường, tìm biện pháp để khống chế các đối thủ này, và nhất là không được tự hài lòng với những kết quả đã đạt được mà phải luôn phấn đấu tìm cách tự đổi mới mình để vượt lên trên các đối thủ cạnh tranh. 2.2. Áp lực sản phẩm thay thế: Sự cạnh tranh của sản phẩm thay thế là nguy cơ đe dọa làm giảm lợi nhuận của các Công ty đang hoạt động trong ngành. Tuy nhiên, sản phẩm của CTCP xi măng Bỉm Sơn chủ yếu là xi măng – là sản phẩm mà mặc dù có rất nhiều công nghệ sản xuất khác nhau, nhưng hầu hết đặc tính và chất lượng của chúng là như nhau (trừ trường hợp làm giả), nó mang tính đặc thù khá riêng biệt và không có khả năng thay thế được. Hơn nữa do yêu cầu sử dụng, sản phẩm xi măng cần đạt được sự ổn định cao về chất lượng sản phẩm mà không đòi hỏi các sản phẩm mới một cách thường xuyên. Hầu hết sản phẩm xi măng mới chỉ là kết quả của sự thay đổi một số chỉ tiêu kỹ thuật và đặc tính sản phẩm. Xi măng mới hoàn toàn ít xuất hiện. Điều này do hai yếu tố chủ yếu sau đây chi phối. Một là, nhu cầu sử dụng xi măng khá ổn định về chủng loại, tuyệt đại bộ phận là xi măng thông dụng. Trong khi đó, nhu cầu về một số loại xi măng đặc biệt không cao và không thường xuyên. Khách hàng có thể nhập khẩu các loại xi măng này. Hai là, để nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, các doanh nghiệp sản xuất xi măng cần phải hội đủ nhiều điều kiện quan trọng như tiền vốn, đội ngũ kỹ sư, phòng thí nghiệm, thiết bị và công nghệ. Hơn thế nữa, việc phát triển sản phẩm mới thường đòi hỏi thời gian nhất định kể từ khi thiết kế, chế thử đến đưa sản phẩm mới vào thị trường. Quá trình này luôn chứa đựng rủi ro. Do đó, sức ép từ sản phẩm thay thế với Công ty là rất ít và đó chính là một thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. 2.3. Sức ép từ khách hàng: CTCP xi măng Bỉm Sơn hoạt động cung cấp và phân phối sản phẩm dưới sự chỉ đạo của Tổng công ty xi măng Việt Nam, địa bàn cung cấp của Công ty đã không thay đổi suốt những thời gian dài qua, nên hầu hết khách hàng của Công ty là những khách hàng truyền thống. Công ty đã có hình ảnh và uy tín rất tốt trong lòng khách hàng, và họ tiêu dùng sản phẩm của Công ty như một thói quen. Chính vì vậy, sức ép từ khách hàng đối với Công ty là không lớn. Hiện nay, do nhu cầu và yêu cầu đổi mới phát triển cũng như nhằm quảng bá hình ảnh của mình mạnh hơn nữa, được sự cho phép của Tổng công ty xi măng Việt Nam, Công ty đang tìm kiếm mở rộng thị trường mới, chủ yếu là ở phía Nam. 2.4. Áp lực từ nhà cung cấp: Nguyên vật liệu chủ yếu để sản xuất ra xi măng mà CTCP xi măng Bỉm Sơn đang dùng là than, đá bazan, thạch cao,…Cùng với sự tăng giá đến chóng mặt của tất cả các mặt hàng đang diễn ra trong nước thì nhà cung cấp một số nguyên, nhiên vật liệu như than, đá bazan, quặng, thạch cao... cho Công ty cũng đang đòi tăng giá, tạo sức ép khá lớn cho Công ty. Thêm vào đó, nguyên liệu để sản xuất xi măng là những nguyên liệu hữu hạn, không có khả năng tái tạo hoặc muốn tái tạo phải mất rất nhiều thời gian nên nguy cơ của việc cạn kiệt nguồn nguyên liệu là rất lớn. Do vậy, áp lực từ phía nhà cung cấp tạo cho CTCP xi măng Bỉm Sơn là tương đối lớn. 2.5. Áp lực trong nội bộ ngành: Hiện nay, trong nước có khoảng 20 Công ty sản xuất xi măng, clinker và khoảng 10 Công ty đang chuẩn bị đưa vào sản xuất, Công ty Cổ phần Xi măng Bỉm Sơn sẽ chịu sự cạnh tranh rất lớn từ các doanh nghiệp này. Các doanh nghiệp này với tiềm lực mạnh về vốn, dây chuyền công nghệ hiện đại, khấu hao hết đã liên tục giảm giá bán sản phẩm, áp dụng các chính sách quảng cáo khuyến mại lớn kéo dài. Mặt khác, mẫu mã sản phẩm của họ cũng rất phong phú, đa dạng. Đồng thời, khi Việt Nam gia nhập các tổ chức thương mại của thế giới, khu vực, thuế nhập khẩu giảm chỉ còn từ 0 - 5% , khi đó Công ty sẽ phải đối mặt trực tiếp với sản phẩm của các nước khác, gặp phải sự cạnh tranh gay gắt về giá. Hiện nay, tuy sản phẩm của Công ty chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ từ sản phẩm của các nhà máy mới xây dựng nhưng với uy tín, chất lượng đã được khẳng định qua thời gian, Công ty vẫn luôn duy trì được thị phần lớn, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh có sự tăng trưởng và phát triển bền vững. 3. Phân tích nội bộ công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn: 3.1. Hoạt động Marketing: Do việc lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của Công ty phụ thuộc chủ yếu vào tình hình tiêu thụ thực tế của năm trước, kết quả dự đoán nhu cầu và tình hình biến động trên thị trường năm kế hoạch do vậy công tác điều tra nghiên cứu thị trường có ý nghĩa rất quan trọng. Trong thực tế việc lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của Công ty so với tình hình tiêu thụ thực tế vẫn còn có sự chênh lệch lớn về số lượng sản phẩm tiêu thụ so với kế hoạch. Nguyên nhân chính của thực trạng này là việc điều tra nghiên cứu thị trường trước khi lập kế hoạch chưa được Công ty thực sự chú trọng, chưa sâu sát và chưa tính hết được mức độ ảnh hưởng sâu sắc của các nhân tố có liên quan đến tốc độ tiêu thụ sản phẩm của nhà máy. Do vậy, điều này không những ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ thực tế mà còn ảnh hưởng đến các bộ phận khác của Công ty như kế hoạch sản xuất, kế hoạch tài chính... và điều đó sẽ làm giảm năng lực cạnh tranh của Công ty trên thi trường. Trước khi cổ phần hóa, hoạt động marketing trong Công ty gần như bị “bỏ quên”, CTCP xi măng Bỉm Sơn chưa tận dụng được lợi thế của hoạt động này trong khả năng cạnh tranh của mình. Trong giai đoạn sau cổ phần hóa từ năm 2006 đến nay, hoạt động marketing của CTCP xi măng Bỉm Sơn đã năng động hơn và được quan tâm đầu tư hơn trước. Có được như vậy là do Công ty sau khi đã cổ phần hóa, giảm bớt được phần nhiều vai trò của Nhà nước thì phải tự tìm hướng phát triển cho mình, nên đã chú ý hơn đến việc quảng bá hình ảnh của mình, khiến cho hoạt động Marketing trở thành nhân tố quan trọng trong năng lực cạnh tranh của Công ty. 3.2. Hoạt động nghiên cứu thị trường: Hiệu quả của công tác nghiên cứu thị trường của CTCP xi măng Bỉm Sơn còn rất hạn chế, nhiều thị trường tiềm năng chưa được khai thác. Mặc dù đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác nghiên cứu thị trường và đã tiến hành nghiên cứu, song "lực bất tòng tâm", vốn ít, ngân sách dành cho việc nghiên cứu thị trường rất hạn hẹp, khả năng thăm quan, khảo sát thị trường còn rất hạn chế vì mỗi chuyến đi chi phí tốn kém, hiệu quả không cao. Do khả năng tìm kiếm, khai thác và xử lý thông tin của cán bộ còn yếu, lợi ích đem lại không đủ bù chi phí. Nhìn chung, công tác nghiên cứu thị trường của CTCP xi măng Bỉm Sơn còn yếu kém. Dịch vụ hỗ trợ hoạt động kinh doanh như nghiên cứu thị trường, thông tin kinh tế, ngân hàng dữ liệu... còn hạn chế. Trình độ khai thác và sử dụng thông tin của cán bộ còn thấp, sự quan tâm chưa đúng mức của lãnh đạo Công ty, cơ cấu tổ chức không tương ứng... Do đó hoạt nghiên cứu thị trường đối với CTCP xi măng Bỉm Sơn mà nói là một hạn chế trong năng lực cạnh tranh của Công ty. 3.3. Năng lực tài chính: Từ khi mới thành lập cũng như nhiều doanh nghiệp khác đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, CTCP xi măng Bỉm Sơn chỉ được cấp một số vốn ban đầu một lần. Nhưng trong quá trình kinh doanh, vì nhu cầu về vốn ngày một tăng lên, nguồn vốn do ngân sách nhà nước cấp không đáp ứng dược nhiệm vụ của cấp trên giao. Vì vậy công ty phải tự đáp ứng bằng vốn tự có hoặc vốn đi vay. Vốn tự có của công ty gồm có : + Lợi nhuận của công ty mang lại (qua các quỹ của công ty như quỹ phát triển sản xuất …) + Vốn do chuyển nhượng bán vật tư, nguyên liệu và các tài sản dư thừa khác. Vốn vay của công ty gồm có : + Tiền mặt đi vay từ các ngân hàng. + Nguồn vốn huy động từ CBCNV chủ yếu là ngắn hạn. + Vốn vay tín dụng từ tổ chức tín dụng Ngân Hàng Công Thương Bỉm Sơn, Ngân hàng Đầu Tư và Phát triển Thanh Hóa, chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Bỉm Sơn, Chi nhánh quỹ hỗ trợ và phát triển Thanh Hoá . CTCP xi măng Bỉm Sơn là một doanh nghiệp có quy mô lớn và tổng vốn kinh doanh tăng lên hàng năm, tính từ trước cho tới thời điểm cổ phần hóa (thời điểm 01/5/2006) thì vốn điều lệ của Công ty là 900.000.000.000 đồng: Bảng 2.5: Cơ cấu vốn điều lệ tại thời điểm 01/5/2006 của CTCP xi măng Bỉm Sơn Cổ đông Số cổ phần Giá trị (1.000đồng) Tỷ lệ Tổng công ty 66.632.250 666.322.500 74,04 Người trong cty 6.735.700 67.357.000 7,48 Người ngoài cty 16.632.050 166.320.500 18,48 (Nguồn: Phòng kế toán thống kê tài chính) Trong năm 2007, Công ty tăng vốn điều lệ bằng việc phát hành thêm cổ phiếu mới. Hiện nay vốn điều lệ của Công ty được xác định là 956.613.970.000 đồng. Bảng 2.6: Cơ cấu vốn điều lệ tại thời điểm hiện nay của CTCP xi măng Bỉm Sơn Cổ đông Số cổ phần Giá trị (1.000đồng) Tỷ lệ (%) Tổng công ty 66.632.250 666.322.500 69,65 Người trong cty 7.951.200 79.512.000 8,31 Người ngoài cty 21.077.947 210.779.470 22,03 (Nguồn: Phòng kế toán thống kê tài chính) Tổng giá trị tài sản của Công ty (tính tại thời điểm 01/01/2008) là 2.341,348 tỷ đồng. Trong đó: -Tài sản ngắn hạn: 1.251,134 tỷ đồng. -Tài sản dài hạn: 1.090,214 tỷ đồng. Bảng 2.7: Hiệu quả sử dụng vốn của CTCP xi măng Bỉm Sơn giai đoạn 2003 – 2008 Chỉ tiêu Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Tổng VKD (Tỷ đ) 1.498,759 1.657,435 1.723,097 1.825,106 2.128,677 2.341,248 Lợi nhuận trước thuế( Tỷ đ) 65,016 84,513 107,602 117,272 139,044 216,011 Tốc độ tăng tổng VKD (%) 10,59 3,96 5,92 16,63 9,99 LNTT/ Tổng VKD 0,043 0,051 0,062 0,064 0,065 0,092 ( Nguồn: Phòng kinh tế kế hoạch ) Trong giai đoạn 2003 – 2005, Công ty phát sinh nhiều công nợ, việc kiểm soát vốn khó khăn, khả năng thanh toán của Công ty không hiệu quả do khách hàng nợ tiền mua xi măng nhiều, do đó trong khoảng thời gian này hiệu quả sử dụng vốn của Công ty không có hiệu quả. Sau khi chuyển sang thành công ty cổ phần thì cơ cấu vốn điều lệ của công ty đã có sự thay đổi và hiệu quả sử dụng vốn có phần tốt hơn. Hiện tại thì cơ cấu vốn điều lệ của Công ty gồm: số cổ phần của Tổng công ty, cổ phần của người trong và ngoài công ty. Từ bảng ta thấy, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn kinh doanh trong giai đoạn 2003 2008 đều tăng, tăng cao nhất là năm 2007 là 16,63%, tiếp đó là năm 2004 với 10, 59%c, còn thấp nhất là năm 2005 chỉ tăng 3,96%. Tuy nhiên, thực trạng của CTCP xi măng Bỉm Sơn hiện nay vẫn là thiếu vốn kinh doanh. Tỷ lệ lợi nhuận trước thuế/ vốn kinh doanh cũng tăng dần qua các năm, trong đó năm 2008 tỷ lệ này là cao nhất 0,092. Như vậy, Công ty sẽ tích lũy được nhiều vốn hơn tạo điều kiện phát triển và mở rộng sản xuất trong trong các năm tiếp theo. 3.4. Năng lực quản lý: Công ty rất chú trọng tới chiến lược nguồn nhân lực để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh trong tình hình mới. Hiện nay, CTCP xi măng Bỉm Sơn có đội ngũ cán bộ, kỹ sư, kỹ thuật nhiều kinh nghiệm, đội ngũ công nhân lành nghề, có tay nghề cao. Mạng lưới tiêu thụ rộng khắp, đội ngũ nhân viên nhạy bén, nhiệt tình đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Tuy vậy, việc củng cố hệ thống tổ chức bộ máy phù hợp với yêu cầu đổi mới quản lý toàn diện công ty; xắp sếp lại hệ thống tổ chức Đảng, đoàn thể khối tiêu thụ phù hợp với mô hình mới; mở các lớp bồi dưỡng kết nạp đảng viên bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đảng cho đội ngũ cấp ủy; bổ sung quy hoạch cán bộ các cấp nâng cao chất lượng đội ngũ đoàn viên, duy trì chế độ sinh hoạt, chế độ công tác theo đúng quy định được coi là một trong những nhiệm vụ hàng đầu. Qua đó, cần tăng cường chỉ đạo công tác thanh tra kiểm tra, giám sát việc chấp hành Điều lệ Đảng, thực hành tiết kiệm chống tham nhũng, lãng phí, phát huy tốt dân chủ cơ sở, kịp thời giải quyết đơn thư kiếu nại tố cáo và những bức xúc nảy sinh từ cơ sở, tạo bầu không khí phấn khởi tin tưởng quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị được giao. III – ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN TRONG GIAI ĐOẠN 2003 – 2008: 1. Thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn trong những năm 2003 – 2008: 1.1. Hiệu quả kinh doanh: Như phân tích ở các phần trước, nguồn vốn kinh doanh, doanh thu và lợi nhuận trước thuế của CTCP xi măng Bỉm Sơn đều tăng dần qua cac năm. Doanh thu và lợi nhuận tăng cao, hiệu quả kinh doanh tăng tạo điều kiện cơ bản nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty. Tỷ lệ lợi nhuận trước thuế/ tổng vốn kinh doanh: Tỷ lệ lợi nhuận trước thuế/ tổng vốn kinh doanh qua các năm đã có nhiều biến động, tỷ lệ biến động trung bình qua các năm từ 2003 đến 2005 khoảng 0,05 lần, đặc biệt năm 2008 tỷ lệ này tăng lên rất cao là 0,092 lần. Điều đó chứng tỏ trong những năm gần đây hiệu quả sử dụng vốn của Công ty tăng cao. Tuy vậy, Công ty mới chỉ sử dụng có hiệu quả nguồn vốn cố định, còn vốn lưu động thì không có hiểu quả và phần lớn nguồn vốn lưu động nằm ở khâu thanh toán, các khoản phải thu của khách hàng đó là lý do dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn, ảnh hưởng đến việc quay vòng vốn và rủi ro khó lường của việc thu hồi vốn. Điều đó làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh cũng như làm cản trở khả năng cạnh tranh của CTCP xi măng Bỉm Sơn. 1.1.2. Tốc độ tăng trưởng doanh thu: Tốc độ tăng doanh thu biến động không đáng kể qua các năm 2003 – 2006, năm 2006 do áp dụng thuế giá trị gia tăng nên doanh thu giảm, riêng thuế làm cho doanh thu giảm 10%. Còn năm 2007 thì doanh thu giảm mạnh chủ yếu là do giá bán giảm và do Công ty bắt đầu thực hiện chuyển đổi mô hình tiêu thụ từ Đại lý hưởng hoa hồng sang Đại lý bao tiêu (Nhà phân phối chính); Các Chi nhánh của Công ty tại các tỉnh chuyển thành các Văn phòng đại diện không còn chức năng kinh doanh, vì vậy công tác tiêu thụ sản phẩm phụ thuộc vào các nhà phân phối; bên cạnh đó là sự cạnh tranh gay gắt của các loại xi măng khác trên thị trường nên doanh thu bị giảm sút. Đến năm 2008 tốc độ tăng doanh thu lại tăng mạnh lên 25,15%, có được kết quả đó là do Công ty đã tìm kiếm và mở rộng thêm một số thị trường ở các tỉnh miền Trung và miền Nam, đã nâng cao sản lượng tiêu thụ và hầu hết các chỉ tiêu kế hoạch năm 2008 Công ty đều đạt và vượt. Điều này ghi nhận vai trò lãnh đạo của Hội đồng quản trị, ban giám đốc và sự nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên của toàn Công ty. Các phòng ban, xưởng sản xuất cũng như các văn phòng đại diện tại các tỉnh thành của Công ty đã phát huy tính chủ động sáng tạo trong quá trình tạo ra sản phẩm đạt chất lượng tốt, tạo uy tín trên thị trường, khẳng định sự trưởng thành ổn định và phát triển. Luôn phấn đấu, phát động phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật nhằm đảm bảo vận hành thiết bị hoạt động ổn định, tăng năng suất, chất lượng, cải thiện môi trường làm việc, tận dụng được các loại vật tư giảm chi phí mua ngoài, nhập ngoại, kéo dài tuổi thọ và nâng được hệ số sử dụng thời gian của thiết bị. Biểu đồ 2.4: Tốc độ tăng trưởng doanh thu của CTCP xi măng Bỉm Sơn giai đoạn 2003 – 2008 (Nguồn: Phòng kinh tế kế hoạch và kế toán thống kê tài chính) 1.1.3. Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận: Biểu đồ 2.5: Tốc độ tăng lợi nhuận của CTCP xi măng Bỉm Sơn giai đoạn 2003 - 2008 ( Nguồn: phòng kinh tế kế hoạch và ké toán thống kê tài chính) Tốc độ tăng của lợi nhuận cho thấy hiệu quả hoạt động của Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn. Tốc độ tăng lợi nhuận của Xi măng Bỉm Sơn tăng đều qua các năm từ 2003 – 2007, mặc dù doanh thu năm 2007 giảm nhưng lợi nhuận vẫn tăng đó là do năm 2007 Công ty các phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến công nghệ của công ty vẫn tiếp tục được duy trì và phát huy hiệu quả, tổ chức hoạt động phong trào ngày càng đi vào nề nếp, có chiều sâu hơn so với các năm trước. Bên cạnh đó, là do các Đảng bộ của Công ty đã luôn chú trọng quan tâm làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục về tư tưởng chính trị, phối hợp với ban giám đốc và chỉ đạo tổ chức công đoàn cùng hệ thống chính trị trong Công ty; xây dựng phong trào thi đua sản xuất kinh doanh, phát triển đơn vị ngày càng lớn mạnh và chăm lo đến đời sống cán bộ công nhân viên chức trong toàn cơ quan. Tốc độ tăng lợi nhuận của Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn mạnh nhất vào năm 2008 đạt tới 55,35%, có được như vậy là do Công ty đã tập trung chỉ đạo, điều hành và duy trì vận hành 2 lò nung với năng suất cao; chú trọng việc quản lý tốt dây chuyền lò nung số 2; kiểm soát chặt chẽ các chỉ tiêu công nghệ và thông số kỹ thuật; triển khai công tác sửa chữa các thiết bị đảm bảo tiến độ và chất lượng; chủ động tìm kiếm nguồn hàng (clinker, xi măng bột...) và ký hợp đồng mua bán với các công ty trong và ngoài Ngành, đáp ứng yêu cầu sản xuất và có biện pháp giám sát chặt chẽ số lượng, chất lượng đầu vào; đẩy mạnh công tác tiêu thụ xi măng, nhất là ở khu vực miền Trung theo định hướng của Tổng công ty. Ngoài ra, Công ty còn tập trung chỉ đạo đẩy mạnh thi công các gói thầu của dây chuyền mới; đôn đốc các nhà thầu thực hiện đúng tiến độ thi công tại các hạng mục công trình nhà nghiền xi măng và trạm đóng bao số 2, phấn đấu hoàn thành lắp đặt nghiệm thu bàn giao hai công đoạn này, đưa vào khai thác sử dụng trong quý 4/2008. Song song với việc đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, phong trào phát huy sáng kiến kỹ thuật, đề tài khoa học cũng được chú trọng, trong đó tập trung vào các đề tài giảm chi phí sản xuất, giải pháp về công nghệ, về thị trường tiêu thụ... Bên cạnh đó, công ty đã có các giải pháp hạn chế tối đa việc sửa chữa, đảm bảo thời gian huy động công suất của các thiết bị lò nung, máy nghiền... chạy dài ngày, đảm bảo năng suất, chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đưa vào sử dụng than cám 3C thay cho than cám 3B ở cả 2 lò nung đạt kết quả tốt, giải quyết được khó khăn trong khâu cung ứng than cho lò nung. Giám sát chặt chẽ quy trình công nghệ, quy trình vận hành thiết bị, nên chất lượng clinker và xi măng sản xuất đảm bảo tiêu chuẩn, tỷ lệ phụ gia bình quân đạt 21,5%. Công ty cũng đã tập trung đầu tư dự án dây chuyền nghiền đá xây dựng, từng bước triển khai phù hợp với chủ trương đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh. Chính vì vậy, năm 2008 mặc dù CTCP xi măng Bỉm Sơn tiếp tục gặp những khó khăn do thị trường xi măng cạnh tranh quyết liệt, trong khi giá nguyên, nhiên liệu tiếp tục tăng cao, lãi suất vốn vay của các ngân hàng tăng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Bên cạnh đó, nhiệm vụ bình ổn giá của Ngành nói chung và Công ty nói riêng rất nặng nề nhưng Công ty vẫn hoàn thành được kế hoạch sản xuất và góp phần ổn định giá cả xi măng trên thị trường trong nước. Như vậy,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22081.doc
Tài liệu liên quan