Chuyên đề Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty mỹ thuật trung ương

MỤC LỤC

A. LỜI MỞ ĐẦU 5

B. NỘI DUNG 7

PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 7

I.1.Sự cần thiết phải tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp sản xuất 7

I.2. Chi phí sản xuất và kế toán tập hợp chi phí sản xuất ở doanh nghiệp sản xuất 8

I.2.1. Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất 8

I.2.1.1. Khái niệm về chi phí sản xuất 8

I.2.1.2.Phân loại chi phí sản xuất 8

I.2.2. Giá thành và phân loại giá thành sản xuất của sản phẩm 11

I.2.2.1. Khái niệm giá thành sản phẩm 11

I.2.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm 11

I.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 13

I.4. Nhiệm vụ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 14

I.5. Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 15

I.5.1. Nguyên tắc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 15

I.5.2. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản xuất của sản phẩm 16

I.5.2.1. Đối tượng tập hợp chi phí 16

I.5.2.2. Đối tượng tính giá thành sản xuất sản phẩm 17

I.5.2.3. Mối quan hệ giữa đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm 18

I.5.3. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 19

I.5.3.1. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 19

I.5.3.2. Đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương 20

I.5.4. Trình tự kế toán tập hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ 22

I.5.5. Các phương pháp tính giá thành sản xuất của sản phẩm, lao vụ thườngđược sử dụng ở các doanh nghiệp sản xuất 22

I.5.5.1. Phương pháp tính giá thành trực tiếp 23

I.5.5.2. Phương pháp tính theo hệ số 23

I.5.5.3. Phương pháp tính theo tỷ lệ 24

I.5.5.4. Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ 25

I.5.6. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất của sản phẩm 25

I.5.6.1.Tập hợp từng yếu tố khoản mục chi phí phát sinh trong kỳ 25

I.5.6.2. Tập hợp chi phí sản xuất đã phát sinh trong kỳ để tính giá thành sản xuất của sản phẩm, lao vụ đã sản xuất được trong kỳ 30

PHẦN 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY MỸ THUẬT TRUNG ƯƠNG 32

II. Giới thiệu khái quát về Công ty 32

II.1.Đặc điểm chung của Công ty Mỹ thuật Trung ương 32

II.1.1. Quá trình hình thành và phát triễn của Công ty Mỹ thuật Trung ương 32

II.1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất và quản lý của Công ty Mỹ thuật Trung ương 34

II.1.3.Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm 38

II.1.4. Đặc điểm tổ chức kế toán ở Công ty Mỹ thuật Trung ương 38

II.1.4.1.Đặc điểm công tác kế toán ở Công ty Mỹ thuật Trung ương 39

II.1.4.2. Hình thức và phương pháp hạch toán 40

II.2. Thực trạng tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Mỹ thuật Trung ương 42

II.2.1.Đặc điểm chi phí sản xuất ở Công ty Mỹ thuật Trung ương 42

II.2.1.1. Đối với hình thức tự tổ chức sản xuất 42

II.2.1.2. Đối với hình thức thuê ngoài gia công 43

II.2.2. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở

Công ty Mỹ thuật Trung ương 43

II.2.2.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ở

Công ty Mỹ thuật Trung ương 43

II.2.2.2. Đối tượng tính giá thành sản phẩm

ở Công ty Mỹ thuật Trung ương 44

II.2.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất ở Công ty Mỹ thuật Trung ương 45

II.2.3.1.Kế toán tập hợp chi phí NVLTT 45

II.2.3.2.Kế toán tập hợp chi phí NCTT 53

II.2.3.3.Kế toán tập hợp chi phiSXC 57

II.2.3.4.Kế toán tập hợp chi phí trả trước 62

II.2.3.5.Kế toán tập hợp chi phí thuê ngoài gia công 62

II.2.3.6.Kế toán tập hợp chi phí toàn doanh nghiệp 63

II.2.4.Kế toán tính giá thành sản phẩm ở

Công ty Mỹ thuật Trung ương 63

II.2.4.1. Tính giá thành của tạp chí, tranh cổ động 66

II.2.4.2. Tính giá thành sản phẩm in 67

PHẦN III: MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY MỸ THUẬT TRUNG ƯƠNG 67

III.1. Một số nhận xét về tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Mỹ thuật Trung ương 68

III.1.1. Những nhận xét chung 68

III.1.2. Đánh giá những ưu điểm về tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Mỹ thuật Trung ương 69

III.1.2.1. Ưu điểm 69

III.1.2.2. Một số tồn tại cần khắc phục 70

III.2. Một số ý kiến góp phần hoàn thiện tổ chức kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Mỹ thuật Trung ương 72

III.2.1.ý kiến thứ nhất 73

III.2.2. ý kiến thứ hai 74

III.2.3. ý kiến thứ ba 75

III.2.4. ýkiến thứ tư 76

III.2.5. ý kiến thứ năm 77

III.2.6. ý kiến thứ sáu 77

KẾT LUẬN 78

 

 

 

 

 

 

doc78 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1692 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty mỹ thuật trung ương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đoạn cuối - Đối tượng kế toán CPSX là từng giai đoạn sản xuất giá thành = CP sản xuất +C1 +C2 +…..+Cn -Ck sản phẩm đầu kỳ trong đó: C1,C2,Cn là chi phí phát sinh trong kỳ ở các giai đoạn 1,2,n I.5.6. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất của sản phẩm I.5.6.1.Tập hợp từng yếu tố khoản mục chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ Trình tự tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong kỳ theo phương pháp kê khai thường xuyên và phương pháp kiểm kê định kỳ đều sử dụng các tài khoản 621, 622, 627, để tập hợp chi phí sản xuất. a. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Tài khoản sử dụng 621 “CPNVLTT” - Vật liệu xuất kho dùng vào sản xuất sản phẩm, kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho hoặc bảng phân bổ vật liệu sử dụng vào sản xuất trong kỳ: Nợ TK 621 “CPNVLTT” Có TK 152 “ nguyên vật liệu” - Vật liệu mua ngoài đưa thẳng vào sản xuất sản phẩm, kế toán căn cứ vào hóa đơn người bán ghi: Nợ TK 621 “CPNVLTT” Nợ TK133 “thuế giá trị gia tăng được khấu trừ” Có TK111, 112, 331 - Trường hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trên mức bình thường không được tính vào giá thành sản phẩm, kế toán kết chuyển sang tài khoản giá vốn hàng bán theo định khoản: Nợ TK 632 “giá vốn hàng bán” Có TK 621 “CPNVLTT” - Cuối kỳ, nếu đối tượng tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phù hợp với đối tượng tính giá thành, kế toán kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp không phù hợp với đối tượng tính giá thành, kế toán phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho các đối tượng tính giá thành và kết chuyển sang tài khoản tính giá thành theo định khoản: Nợ TK 154 “CPSXKDDD” Có TK 621 “ CPNVLTT” b. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp Tài khoản sử dụng 622 “ CPNCTT” Căn cứ để tập hợp chi phí tiền lương, tiền công, các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm tính vào chi phí - Tính tiền lương phải trả công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm; căn cứ bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội, kế toán ghi: Nợ TK 622 “ CPNVLTT” Có TK 334 “ PTCNV” - Các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất tính vào chi phí; căn cứ bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội, kế toán ghi: Nợ TK 622 “ CPNCTT” Có TK 338 “ phải trả, phải nộp khác” - Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân TTSXSP; căn cứ bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội, kế toán ghi: Nợ TK 622 “CPNCTT” Có TK 355 “CP PT” - Trường hợp CPNCTT phát sinh trên mức bình thường không được tính vào giá thành sản phẩm, kế toán hạch toán vào giá vốn hàng bán: Nợ TK 632 “GVHB” Có TK 622 “CPNCTT” - Cuối kỳ, kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp sang tài khoản tính giá thành, kế toán phân bổ chi phí nhân công trực tiếp cho các đối tượng tính giá thành Nợ TK 154 “CPSXKDDD” Có TK 622 “CPNCTT” c. Kế toán chi phí sản xuất chung Tài khoản sử dụng 627 “ CPSXC” Căn cứ để tập hợp chi phí sản xuất chung phát sinh và cuối kỳ kết chuyển chi phí sản xuất chung để tính giá thành sản phẩm. - Tính tiền lương phải trả nhân viên phân xưởng (nhân viên quản lý phân xưởng và nhân viên phục vụ sản xuất) căn cứ bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội, kế toán ghi: Nợ TK 627 “CPSXC” Có TK 334 “ PTCNV” - Trích KPCĐ,BHXH,và BHYT, của nhân viên phân xưởng theo tỷ quy định tính vào chi phí sản xuất: Nợ TK 627 “CPSXC” Có TK 338(3882,3883,3884) “PT, PNK” - Xuất kho nguyên vật liệu dùng chung cho phân xưởng, dùng cho bộ phận quản lý phân xưởng sản xuất: Nợ TK 627 “CPSXC” Có TK 152 “NVL” - Chi phí công cụ dụng cụ dùng cho phân xưởng sản xuất: * Xuất kho công cụ dụng cụ loại phân bổ 1 lần dùng cho phân xưởng sản xuất; căn cứ phiếu xuất kho, kế toán ghi: Nợ TK 627 “CPSXC” Có TK 153 “CCDC” * Xuất kho công cụ dụng cụ loại phân bổ nhiều lần dùng cho phân xưởng sản xuất, căn cứ phiếu xuất kho, kế toán ghi: Nợ TK 142 “CPTT” Có TK 153 “CCDC” * Phân bổ giá tri công cụ dụng cụ vào chi phí sản xuất trong kỳ, kế toán ghi: NợTK627“CPSXC” Có TK 142 “CPTT” - Trích khấu hao của các tài sản cố định sử dụng ở phân xưởng sản xuất; căn cứ bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định, kế toán ghi: Nợ TK 627 “CPSXC” Có TK 214 “HMTSCĐ” - Trích trước chi phí sữa chữa lớn phục hồi tài sản cố định dùng ở phân xưởng sản xuất, kế toán ghi: Nợ TK627“CPSXC” Có TK 335 “CPPT” - Mua nguyên vật liệu dùng chung cho phân xưởng sản xuất và cho quản lý phân xưởng; chi phí dịch vụ mua ngoài dùng chung cho phân xưởng sản xuất và các chi phí khác bằng tiền, kế toán ghi: căn cứ hóa đơn giá trị gia tăng và các chứng từ liên quan, kế toán ghi: Nợ TK 627 “CPSXC” Nợ TK133 “thuế GTGT được khấu trừ” Có TK 111,112… - Trường hợp chi phí phát sản xuất chung cao hơn mức bình thường không được tính vào giá thành sản phẩm, kế toán hạch toán vào giá vốn hàng bán: Nợ TK 632 “GVHB” Có TK627 “CPSXC” - Cuối kỳ kế toán kết chuyển chi phí sản xuất chung sang tài khoản tính giá thành, kế toán phân bổ chi phí sản xuất chung cho các đối tượng tính giá thành theo định khoản: Nợ TK 154 “CPSXKDDD” Có TK 627 “CPSXC” I.5.6.2. Tập hợp chi phí sản xuất đã phát sinh trong kỳ để tính giá thành sản xuất của sản phẩm, lao vụ đã sản xuất được trong kỳ a. Theo phương pháp kê khai thường xuyên: - Cuối kỳ kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sang tài khoản tính giá thành, kế toán ghi: Nợ TK 154 “CPSXKDDD” Có TK 621 “CPNVLTT” - Cuối kỳ kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp sang tài khoản tính giá thành, kế toán ghi: Nợ TK 154 “CPSXKDDD” Có TK 622“CPNCTT” - Cuối kỳ kết chuyển chi phí sản xuất chung sang tài khoản tính giá thành, kế toán ghi: Nợ TK 154“CPSXKDDD” Có TK 627 “CPSXC” - Cuối kỳ kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang chuyển sang cho kỳ sau. - Tổng giá thành sản xuất của sản phẩm sản xuất được trong kỳ nếu nhập kho thành phẩm, kế toán ghi: Nợ TK 155 “thành phẩm” Có TK 154 “CPSXKDDD” - Tổng giá thành sản xuất của sản phẩm sản xuất được trong kỳ nếu không nhập kho thành phẩm mà bán thẳng, kế toán ghi: Nợ TK 632 “giá vốn hàng bán” Có TK 154 “CPSXKDDD” b. Theo phương pháp kiểm kê định kỳ: - Cuối kỳ kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sang tài khoản tính giá thành, kế toán ghi: Nợ TK 631“GTSX” Có TK 622“CPNVLTT” - Cuối kỳ kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp sang tài khoản tính giá thành, kế toán ghi: Nợ TK 631“GTSX” Có TK 622“CPNCTT” - Cuối kỳ kết chuyển chi phí sản xuất chung sang tài khoản tính giá thành, kế toán ghi: Nợ TK 631“GTSX” Có TK627“CPSXC” - Đầu kỳ kết chuyển chi phí sản xuất kinh doanh dở dang sang tài khoản tính giá thành, kế toán ghi: Nợ TK 631“GTSX” Có TK 154“CPSXKDDD - Cuối kỳ tiến hành kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang, kế toán ghi: Nợ TK 154“CPSXKDDD” Có TK 631“GTSX” Tính tổng giá thành sản xuất của sản phẩm sản xuất được trong tháng theo phương pháp tính giá thành đã xác định để ghi phản ánh tổng giá thành sản xuất của sản phẩm sản xuất được trong kỳ. Kế toán ghi: Nợ TK 632“GVHB” Có TK 631 “GTSX” Phần 2: thực trạng tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty mỹ thuật trung ương II. Giới thiệu khái quát về công ty II.1.Đặc điểm chung của công ty mỹ thuật trung ương Tên doanh nghiệp : Công ty Mỹ thuật Trung ương. Tên giao dịch : Công ty Mỹ thuật Trung ương. Trụ sở : Số 1 Giang Văn Minh- Ba Đình- Hà Nội. Tài khoản : 710A.00545. Ngân Hàng Công Thương Ba Đình Mã số thuế : 0100111338-1 Điện thoại : 04.8462431 Fax : 8461141 Vốn pháp định : 1.652triệu VND II.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty mỹ thuật trung ương Nhận thức sâu sắc về vị trí và trách nhiệm của mình trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật của đất nước ở thời bình. Cục mỹ thuật đã đệ trình Bộ Văn hóa- thông tin đề án thành lập xưởng mỹ thuật Quốc gia, nhằm tập trung các họa sỹ, các nhà điêu khắc có trình độ chuyên môn, có nhận thức chính trị tốt vào hoạt động tổ chức Nhà nước để sáng tác và thi công các công trình mỹ thuật, công trình văn hóa phục vụ nhu cầu đời sống văn hóa nghệ thuật ngày càng phát triển của xã hội. Bộ văn hóa đã chấp nhận ra quyết định số 44/VHTT-QĐ ngày 12/5/1978 về việc thành lập Xưởng Mỹ thuật quốc gia. Kể từ khi thành lập đến nay Xưởng đã sát nhập thêm 2 đơn vị. Lần sát nhập thứ nhất vào năm 1979, nhập xưởng tranh nghệ thuật Việt Nam vào Xưởng Mỹ Thuật Quốc gia. Lần thứ 2 vào năm 1986, nhập Xưởng Tranh cổ động Trung ương với xưởng Mỹ Thuật quốc gia và thành lập Công ty Mỹ thuật Trung ương cho đến nay. Để giảm đầu mối quản lý và tăng cường lực lượng cho Xưởng Mỹ thuật Quốc gia, ngày 13/5/1979 bộ trưởng bộ văn hóa thông tin đã quyết định sát nhập xưởng tranh nghệ thuật Việt Nam thuộc cục xuất bản là đơn vị sự nghiệp vào Xưởng Mỹ thuật Quốc gia. Bộ máy của xưởng có 3 phòng chức năng nghiệp vụ là phòng hành chính tổng hợp, phòng tài chính kế toán, phòng kế hoạch vật tư; và 4 phân xưởng là phân xưởng điêu khắc, phân xưởng hội họa, phân xưởng tranh hoành tráng,phân xưởng đồ họa, in lưới. Trong quyết định Xưởng Mỹ thuật Trung ương(TW) có tài khoản riêng và hạch toán kinh tế độc lập từ ngày 1/5/1979.Từ đó Xưởng Mỹ thuật Trung ương bước sang giai đoạn mới phải tự chủ hoàn toàn về nghiệp vụ và kinh tế- phải hạch toán độc lập và từ đó xưởng gặp muôn vàn khó khăn vất vả. - Về công tác cán bộ: Lúc mới thành lập, lãnh đạo và cán bộ quản lý của xưởng là các họa sỹ và các nhà điêu khắc, không có cán bộ kinh tế, và chưa qua quản lý doanh nghiệp. Hạch toán kinh tế độc lập - Về bộ máy quản lý: Đã có giám đốc và các phòng ban, các phân xưởng nhưng thực tế chưa có hiệu quả Trong những năm này, anh chị em cán bộ công ty đã cố gắng đi từ bắc vào nam để tìm kiếm công việc và thực hiện được một số công trình như:Trang trí nội thất bảo tàng quân khu 5, công trình ở khánh hòa, quảng ngải… Kế thừa những điểm mạnh của cả 2 đơn vị mới sát nhập, những năm đầu(1986-1989) mặc dù thị trường rất nhiều khó khăn, cơ chế quản lý ràng buộc, đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty quá đông, công việc còn ít nhưng công ty cũng đã phấn đấu đạt được những thành tích nhất định. Thực tế được chứng minh bằng những kết quả sản xuất kinh doanh hàng năm. Mấy năm gần đây bình quân hàng năm vượt kế hoạch từ 25-30%. Số lao động sử dụng tăng cao, đến năm 2002 số lao động tăng gần 1000 người. Đời sống cán bộ công nhân viên ngày càng được nâng cao, việc làm ổn định. Có thể đánh giá sơ bộ năng lực sản xuất của Công ty Mỹ thuật TW qua một số chỉ tiêu của 3 năm gần nhất: Năm Chỉ tiêu 2003 2004 2005 Nguồn vốn 1.652.000 1.652.000 2.127.000 Trong đó: - vốn cố định - vốn lưu động 1.300.000 1.178.700 1.144.000 352.000 473.300 983.000 Doanh thu 20.400.000 21.980.000 23.820.000 Lợi nhuận trước thuế 2.010.000 2.050.000 2.510.000 Nộp ngân sách 309.000 214.000 220.000 Thu Nhập bq 1 CNV 550.000 650.000 700.000 II.1.2.Đặc điểm tổ chức sản xuất và quản lý của Công ty Mỹ thuật Trung ương Phát huy thành tích trên đến 12/5/2005 công ty tròn 28 tuổi, công ty còn phải phấn đấu nhiều hơn nữa để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao của Bộ, nghành và đất nước giao cho. Để thực hiện chức năng và phát hành các loại biểu mẩu chứng từ, tranh cổ động…Công ty Mỹ thuật Trung ương tổ chức bộ máy hoạt động bao gồm các bộ phận sau: Sơ đồ bộ máy tổ chức Công ty Mỹ thuật Trung ương Giám đốc Phòng kế hoạch kinh doanh Các phó giám đốc Phòng tài chính kế toán Phòng hành chính tổng hợp Xưởng điêu khắc hoành tráng Xưởng hội họa XN xây dựng và tu tạo công trình Xưởng tư vấn thiết kế kiến trức Xưởng tranh cổ động Xưởng i n TT kinh doanh xuất nhập khẩu Chi nhánh phía nam công ty Mỹ thuật TƯ Giám đốc là người lãnh đạo chung, được phép ra quyết định và chịu trách nhiệm về mọi mặt kết quả hoạt động của đơn vị. Tất cả các phòng ban đều có mối quan hệ với phòng kế toán, chịu sự kiểm tra, giám sát về mặt số liệu thanh quyết toán. Chức năng hoạt động của các phòng ban như sau. 1. Xưởng hội họa: Là một trong 4 xưởng được thành lập đầu tiên của xưởng Mỹ thuật TƯ. Xưởng hội họa có chức năng sáng tác và thể hiện tất cả các loại tranh bằng các chất liệu sơn dầu phục vụ trong nước và quốc tế. 2. Xưởng điêu khắc hoành tráng: Chức năng của xưởng điêu khắc là sáng tác thi công các loại hình sản xuất điêu khắc như (tranh tường, tranh khắc kính,…) - Nghiên cứu khảo sát, quy hoạch lập dự án, dự toán và thi công tất cả các công trình cho nhu cầu xã hội: - Trang trí nội ngoại thất các công trình văn hóa, nghệ thuật, lịch sử, di tích và các nhu cầu khác trong và ngoài nước: 3. Xưởng tranh cổ động: Nhằm phục vụ sáng tác, biên tập, in ấn, và phát hành các loại tranh tuyên truyền cổ động thực hiện các chủ trương đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. 4. Xưởng in: Từ ngày thành lập xưởng in đã chú trọng đầu tư máy móc thiết bị hiện đại. Tuy mới thành lập nhưng xưởng đã có đầy đủ trang thiết bị hiện đại để thực hiện các công đoạn để in như thiết kế, chế bản, in phim, bình bản, gia công sản phẩm sau in… 5. Xưởng tư vấn thiết kế xây dựng: Trong lĩnh vực nhận thức mỹ thuật của xã hội ngày càng phát triển và nâng cao. Để đáp ứng được yêu cầu trên, năm 1998 Xưởng tư vấn thiết kế kiến trúc của Công ty Mỹ thuật TW được thành lập. Xưởng tư vấn thiết kế kiến trúc có chức năng: - Khảo sát nghiên cứu lập dự án quy hoạch tư vấn thiết kê xây dựng, tu bổ, tôn tạo, bảo tồn các công trình văn hóa cổ và hiện đại, các di tích lịch sử văn hóa, bảo tàng và các công trình dân dụng, công nghiệp. - Khảo sát lập hồ sơ thiết kế các công trình văn hóa nghệ thuật di tích lịch sử văn hóa …quy hoạch tổng thể và thiết kế các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp. - Tham gia tư vấn, thiết kế, thẩm định và thi công, bảo tồn tu bổ, tôn tạo phất huy giá trị của di tích và danh lam thắng cảnh trên phạm vi toàn quốc và quốc tế. - Tham gia nghiên cứu xây dựng các tiêu chí, quy phạm định mức của chuyên ngành văn hóa. 6. Chi nhánh phía nam công ty Mỹ thuật trung ương(tại thành phố HCM) Có nhiệm vụ, chức năng là một chi nhánh thu nhỏ, thực hiện hiệu quả nhiều công trình mỹ thuật, bảo tàng tại khu vực phía nam và được khách hàng tín nhiệm. 7 .Trung tâm kinh doanh xuất nhập khẩu: Công việc kinh doanh chính là xuất khẩu, nhập khẩu dưới hình thức trực tiếp và ủy thác các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, các sản phẩm chuyên ngành văn hóa. 8. Xí nghiệp xây dựng và tu tạo công trình: Xí nghiệp đã thành lập được 8 năm nay. Tuy mới thành lập nhưng xí nghiệp đã thi công được nhiều công trình có giá trị về mặt mỹ thuật, lịch sử cũng như kinh tế. Chức năng của xưởng là tu tạo sữa chữa, sự xuống cấp của các công trình di tích như đền, chùa, miếu mạo và các công trình văn hóa cổ cũng liên quan đến nhiều lĩnh vực mỹ thuật. 9 . Phòng hành chính tổng hợp: Làm chức năng của mình là tổng hợp, tổ chức thi đua, các chế độ chính sách, phục vụ và hành chính. của nhà nước. 10. Phòng kế hoạch kinh doanh: Làm nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, theo dõi tình hình thực hiện và kế hoạch kinh doanh, doanh thu lương. Bên cạnh đó có phòng vật tư riêng, để la mua sắm vật tư, nguyên liệu cho sản xuất… 11. Phòng tài chính kế toán: Có nhiệm vụ phản ánh bằng tiền mặt một cách toàn diện, liên tục và có hệ thống quá trình thực hiện chế độ hạch toán sản xuất kinh doanh của Công ty Mỹ thuật, đảm bảo cân đối thu, chi khai thác mọi khả năng tiềm tàng của Công ty Mỹ thuật Trung ương, nâng cao hiệu quả sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn, tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Công ty Mỹ thuật TW thực hiện cơ chế khoán gọn cho các phòng ban, theo cơ chế tự chịu trách nhiệm kinh doanh và đóng góp nghĩa vụ hàng năm. Cách quản lý này có tác dụng nâng cao tính sáng tạo của các phòng ban, chủ động trong việc khai thác nguồn hàng và phương thức tiêu thụ sản phẩm, gắn với trách nhiệm của từng phòng. II.1.3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Công ty Mỹ thuật Trung ương là một trong những ngành sản xuất vật chất đặc biệt. Do đó, sản phẩm sản xuất ra và những công trình tu tạo cũng mang những đặc điểm riêng biệt, đó là các công trình mà công nhân của công ty ngày đêm chỉnh sữa đặt cả tâm huyết của mình vào đó. Chính vì thế có thể nói, sản phẩm của Công ty Mỹ thuật Trung ương nói riêng và của nghành sản xuất nói chung là sự gắn bó nội dung nghệ thuật và hình thức. Xét về quy trình sản xuất, sản phẩm và các công trình tu tạo, kiến trúc công trình phải trải qua nhiều giai đoạn, nhiều chặng đường phức tạp. Cụ thể là khi nói đến tranh cổ động mà khách hàng đặt thì Công ty có kế hoạch ký hợp đồng với khách hàng và đưa mẫu xuống xưởng in. Tại đây có các chuyên gia về kỹ thuật và mỹ thuật sẽ chịu trách nhiệm về hình thức và về chất lượng ấn phẩm. Còn đối với các công trình tu tạo, kiến trúc công trình thì được tập thể nhà văn hóa lớn, khu di tích lịch sử mời đến để thiết kế, mua nguyên vật liệu như thế nào thì phù hợp và cũng phải trải qua nhiều công đoạn phức tạp, qua nhiều tháng, nhiều năm mới có được một công trình văn hóa hoàn chỉnh II.1.4. Đặc điểm tổ chức kế toán ở Công ty Mỹ thuật Trung ương II.1.4.1. Đặc điểm công tác tổ chức kế toán ở Công ty Mỹ thuật Trung ương Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất, phù hợp với điều kiện tổ chức quản lý và trình độ quản lý, doanh nghiệp đã áp dụng hình thức tổ chức kế toán tập trung tức là mọi công việc kế toán đều được thực hiện ở phòng kế toán( chịu sự chỉ đạo trực tiếp của kế toán trưởng), không tổ chức kế toán riêng ở từng bộ phận mà chỉ bố trí các nhân viên làm công tác kiểm tra thu nhập chứng từ cuối kỳ chuyển về phòng kế toán. Mô hình bộ máy kế toán của doanh nghiệp được thể hiện qua sơ đồ sau: Kế toán trưởng Kế toán hàng hóa Thủ quỹ Kế toán tổng hợp Đứng đầu phòng kế toán là kế toán trưởng. Kế toán trưởng chịu sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc. Còn các nhân viên phòng kế toán chịu sự lãnh đạo trực tiếp của kế toán trưởng. Đây là bộ máy gọn nhẹ, tiết kiệm, lao động gián tiếp, phù hợp với quy mô sản xuất của Công ty Mỹ thuật TW. Các phần hành công việc kế toán: - Kế toán trưởng: Theo dõi chung và lập kế toán tài chính, tập hợp số liệu vào sổ cái và các báo cáo chi phí, nhận xét tình hình doanh nghiệp. Đặc biệt tại Công ty Mỹ thuật Trung ương, phòng kế toán còn kiêm chức năng của phòng tổ chức hành chính, quản trị. Vì thế kế toán trưởng còn đánh giá, nhận xét công tác nhân sự, tình hình tiêu thụ sản phẩm, theo dõi mối quan hệ với bạn hàng, với các nhân viên trong phòng. - Kế toán tổng hợp: Theo dõi phần thanh toán tiền lương, BHXH,TSCĐ, tập hợp chi phí toàn doanh nghiệp và tính giá thành sản phẩm, xác định kết quả kinh doanh và lập báo cáo tài chính. - Kế toán hàng hóa: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình nhập –xuất- tồn kho nguyên liệu, hàng hóa, thành phẩm, tình hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. - Thủ quỹ: Có nhiệm vụ thu- chi tiền mặt, giao dịch ngân hàng, đối chiếu sổ quỹ với kế toán thanh toán tiền mặt. II.1.4.2. Hình thức và phương pháp hạch toán kế toán - Căn cứ vào đặc điểm, quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh và tổ chức bộ máy kế toán, Công ty mỹ thuật trung ương áp dụng hình thức“ chứng từ ghi sổ” kết hợp với một số bảng kê của hình thức “ nhật ký chứng từ” - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ. -Tính giá trị thực tế thành phẩm xuất kho theo giá đích danh -Kỳ hạch toán của Công ty Mỹ thuật Trung ương là tháng - Niên độ kế toán là một năm dương lịch(từ1/1-31/12) - Công ty Mỹ thuậtTrung ương thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Trong đó: Tạp chí, in tờ gấp, tờ rơi, các loại tranh cổ động 5% Các sản phẩm khác có thuế suất 10% Hình thức luân chuyển chứng từ được biểu hiện qua sơ đồ sau Chứng từ gốc Sổ quỹ Sổ kế toán chi tiết Bảng kê Chứng từ ghi sổ Sổ cái Bảng tổng hợp sổ chi tiết Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Bảng cân đối phát sinh Báo cáo kế toán Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Ghi đối chiếu kiểm tra II.2.Thực trạng tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty mỹ thuật trung ương II.2.1.Đặc điểm chi phí sản xuất ở Công ty Mỹ thuật Trung ương Sản phẩm ở công ty mỹ thuật trung ương tạo ra chủ yếu sản xuất theo đơn đặt hàng sản xuất liên tục, sản phẩm đa dạng, mọi hình thức đều phù hợp với khách hàng. Để xác định kết quả của sản xuất và đánh giá đúng đắn kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty Mỹ thuật Trung ương tiến hành tổ chức các khoản mục chi phí khá chặt chẽ. Hiện nay Công ty Mỹ thuật Trung ương chú trọng đến những hình thức tổ chức sản xuất đó là tự tổ chức sản xuất theo đơn đặt hàng và thuê ngoài gia công. II.2.1.1. Đối với hình thức tự tổ chức sản xuất Theo hình thức này, toàn bộ chi phí được chia thành 5 khoản mục: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là những nguyên vật liệu trực tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm, bao gồm: giấy in,mực in, chế bản in. - Chi phí nhân công trực tiếp: Đó là chi phí về tiền lương, các khoản phụ cấp và các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm. - Chi phí sản xuất chung: Là chi phí cho dùng cho hoạt động sản xuất chung ở phân xưởng như: tiền lương, BHXH,BHYT, của nhân viên quản lý, chi phí nguyên vật liệu, khấu hao TSCĐ, công cu, dụng cụ phục vụ cho xưởng in và các phân xưởng khác. - Chi phí trả trước: Đó là chi phí trả để làm tượng đài, các công trình khác mà công ty trả để mua nguyên vật liệu. - Chi phí mua hàng: Là những sản phẩm thuê in, và tráng ảnh lụa. II.2.1.2.Đối với hình thức thuê ngoài gia công Công ty Mỹ thuật Trung ương ngoài hình thức tự sản xuất theo đơn đặt hàng, trong tháng do có những mặt hàng mà điều kiện của Công ty chưa đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, mặt khác để tối đa hóa lợi nhuận trong kinh doanh nên Công ty đã thuê in và vẻ tranh nghệ thuật các loại tranh cổ động ở nhà in(thuê ngoài gia công). Toàn bộ chi phí đó được tập hợp vào tài khoản 611- tài khoản mua hàng. Để hạch toán chi phí sản xuất phát sinh trong tháng, Công ty Mỹ thuật Tung ương sử dụng phương pháp tính giá đích danh (hập giá nào thì xuất giá đấy) để tính trị giá các loại nguyên vật liệu xuất dùng. II.2.2. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Mỹ thuật trung ương II.2.2.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ở Công ty Mỹ thuật Trung ương Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý, chi phí sản xuất có ý nghĩa quan trọng đối với công tác kế toán tính giá thành sản phẩm ở Công ty Mỹ thuật Trung ương. Do quy trình công nghệ in ấn và xây dựng tu tạo của công ty là liên tục mặc dù chủng loại sản phẩm đa dạng như tạp chí, các loại tranh cổ động, tờ rơi, các chứng từ biểu mẫu và các ấn phẩm khác. Mỗi loại sản phẩm của công ty sử dụng từng loại nguyên vật liệu khác nhau.Vì vậy Công ty Mỹ thuật Trung ương xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng quy trình công nghệ sản xuất. - Đối với in ấn: Các yếu tố cấu thành chi phí sản xuất trong giá thành sản phẩm bao gồm:chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, chi phí trả trước, chi phí mua hàng. - Đối với Xí nghiệp xây dựng công trình: Các yếu tố cấu thành chi phí sản xuất trong giá thành bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. - Đối với đồ họa quảng cáo: Các yếu tố cấu thành chi phí sản xuất trong giá thành bao gồm: chi phí nhân công trực tiếp, chi phí mua hàng. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Mỹ thuật Trung ương sản xuất với quy mô lớn, với nhiều loại hình, sản phẩm khác nhau chủ yếu là tự sản xuất, thành phẩm chủ yếu được đưa đi tiêu thụ theo đơn đặt hàng.Để phù hợp với việc hạch toán kế toán, Công ty Mỹ thuật Trung ương áp dụng kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ. II.2.2.2. Đối tượng tính giá thành sản phẩm ở Công ty Mỹ thuật trung ương Đối tượng tính giá thành sản phẩm ở Công ty Mỹ thuật Trung ương là từng loại sản phẩm hoàn thành của từng đơn đặt hàng trong tháng, nên kỳ tính giá thành định kỳ là hàng tháng. Quá trình tính giá thành của các loại sản phẩm như tranh cổ động, tờ rơi, các công trình tu tạo kiến trúc văn hóa đó là giá thành công trình và giá thành giấyin… Căn cứ vào hóa đơn giá định mức của tổng số hợp đồng doanh thu công trình, phiếu sản xuất, bộ phận sản xuất căn cứ vào phiếu sản xuất xác định mức nguyên vật liệu cần sử dụng trong tháng. Mua nguyên vật liệu bao nhiêu sẽ dùng hết luôn trong vào sản xuất sản phẩm trong tháng, do đó không có sản phẩm dở dang cuối kỳ hoặc đầu kỳ.Tập hợp chi phí phát sinh trong kỳ cũng chính là giá thành sản phẩm nhập kho. II.2.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất ở Công ty Mỹ thuật trung ương Kế toán tập hợp chi phí sản xuất ở Công ty Mỹ thuật trung ương được áp dụng theo phương pháp kiểm kê định kỳ. Kế toán sử dụng các tài khoản: TK611- Mua hàng TK621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp TK622- Chi phí nhân công trực tiếp TK627- Chi phí sản xuất chung TK142- Chi phí trả trước TK631- Giá thành sản xuất Do hoạt động của Công ty Mỹ thuật mang tính chất đặc biệt nên kế toán sử dụng tài khoản 611 để tập hợp chi phí nguyên vật liệu mua ngoài, sau đó định kỳ tính nguyên vật liệu xuất dùng để hạch toán vào tài khoản 621.Đồng thời sử dụng tài khoản 611để tập hợp chi phí thuê ngo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1691.doc
Tài liệu liên quan