Chuyên đề Hoàn thiện công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân tích kết quả kinh doanh tại Công ty Vật tư vận tải xi măng

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI 3

A. Kế toán xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp 3

I. Quá trình hình thành kết quả kinh doanh và vai trò của kết quả kinh doanh trong hoạt động doanh nghiệp. 3

II. Tổ chức kế toán công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh trong hoạt động doanh nghiệp. 4

2.1. Phương pháp xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp. 4

2.2. Tổ chức áp dụng hệ thống chứng từ, tài khoản và sổ kế toán để xác định kết quả kinh doanh. 10

2.3. Trình tự hạch toán kế toán xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp. 14

2.3.3. Hạch toán kế toán xác định kết quả kinh doanh từ hoạt động khác. 18

III. Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ kế toán kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp. 19

3.1. Yêu cầu quản lý kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp. 19

3.2. Nhiệm vụ kế toán xác định kết qủa kinh doanh và phân tích kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp. 21

B. Lý luận cơ bản về phân tích kết quả kinh doanh trong doang nghiệp 22

I. Các phương pháp phân tích hoạt động kinh doanh 23

1.1. Phương pháp so sánh. 23

1.2. Phương pháp loại trừ (phương pháp thay thế liên hoàn hay phương pháp số chênh lệch). 24

1.3. Phương pháp liên hệ cân đối. 25

II. Phương pháp phân tích tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp. 25

2.1. Phân tích chung tình hình lợi nhuận trong doanh nghiệp. 25

2.2. Phân tích tình hình lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. 26

2.2. Phân tích tỷ suất lợi nhuận. 28

PHẦN II: TÌNH HÌNH THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY VẬT TƯ VẬN TẢI XI MĂNG 30

A. Tổng quan về công ty vật tư vận tải xi măng. 30

I. Quá trình hình thành và phát triển 30

II. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty Vật tư vận tải xi măng 31

III. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Vật tư vận tải xi măng 32

3.1. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban trong Công ty. 33

3.2. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán. 35

B. Thực trạng công tác hạch toán kế toán xác định kết quả kinh doanh & phân tích kết quả kinh doanh tại công ty Vật tư vận tải xi măng. 41

I. Thực trạng công tác hạch toán kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty Vật tư vận tải xi măng. 41

1.1. Phương pháp xác định kết quả kinh doanh. 41

1.2. Tổ chức hệ thống chứng từ tại công ty để xác định kết quả kinh doanh. 43

1.3. Quy trình hạch toán xác định kết quả kinh doanh tại doanh nghiệp. 43

II. Thực trạng công tác phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty. 55

PHẦN III: MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY VẬT TƯ VẬN TẢI XI MĂNG 59

I. Nhận xét chung tình hình tổ chức công tác kế toán kết quả kinh doanh 59

1. Đánh giá về tổ chức kế toán ở công ty Vật tư vận tải xi măng tại công ty vật tư vận tải xi măng 59

11. Nhận xét chung. 59

1.2. Nhận xét chung về hình thức kế toán của công ty. 60

2. Đánh giá về tình hình tổ chức hạch toán kết quả kinh doanh ở công ty Vật tư vận tải xi măng. 60

II. Đánh giá khái quát & phân tích kết quả kinh của doanh nghiệp 61

III. Những vấn đề còn tồn tại và ý kiến đề xuất. 62

1. Hoàn thiện khâu hạch toán ban đầu 63

2. Hoàn thiện việc vận dụng hệ thống tài khoản vào kế toán kết quả hoạt động kinh doanh 63

3. Sổ sách kế toán 64

4. Trang thiết bị cho phòng kế toán 66

KẾT LUẬN 67

 

doc72 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4906 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân tích kết quả kinh doanh tại Công ty Vật tư vận tải xi măng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và so sánh có tính đến hệ số điều chỉnh: + So sánh trực tiếp: Mức biến động tương đối = Trị số của chỉ tiêu ở kỳ phân tích * 100 Trị số của chỉ tiêu ở kỳ gốc Mức biến động tuyệt đối = Trị số của chỉ tiêu ở kỳ phân tích - Trị số của chỉ tiêu ở kỳ gốc + So sánh có tính đến hệ số điều chỉnh: Mức biến động tương đối = Trị số của chỉ tiêu ở kỳ phân tích * 100 Trị số của chỉ tiêu ở kỳ gốc * Hệ số điều chỉnh Mức biến động tuyệt đối = Trị số của chỉ tiêu ở kỳ phân tích - Trị số của chỉ tiêu ở kỳ gốc * Hệ số điều chỉnh Tuỳ theo đối tượng phân tích mà có thể sử dụng công thức so sánh trực tiếp, hoặc có thể phải sử dụng đồng thới cả hai công thức. 1.2. Phương pháp loại trừ (phương pháp thay thế liên hoàn hay phương pháp số chênh lệch). Loại trừ là một trong các phương pháp phân tích các nhân tố bằng số tuyệt đối được sử dụng trong phân tích hoạt động kinh doanh để đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu phân tích. Khi sử dụng phương pháp này cần tuân thủ hai điều kiện sau: Điều kiện thứ nhất: Phải xác định được phương trình kinh tế phản ánh mối quan hệ giữa chỉ tiêu phân tích với các nhân tố ảnh hưởng. Trong mỗi phương trình quan hệ, thứ tự sắp xếp phải tuân thủ theo trình tự từ nhân tố số lượng (phản ánh quy mô, khối lượng của kết quả của sản xuất kinh doanh) đến nhân tố chất lượng (phản ánh các mặt tính chất, các mối quan hệ, trình dộ phổ biến...của kết quả và yếu tố chi phí). Điều kiện thứ hai: Khi xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố nào đó đến mức tăng (giảm) tuyệt đối của chỉ tiêu phân tích, ta có thể thay thế giá trị kỳ phân tích vào giá trị kỳ gốc của nhân tố đó để xác định số chênh lệch của nó qua hai kỳ, đồng thời loại trừ ảnh hưởng biến động của các nhân tố còn lại. Phương pháp loại trừ được tiến hành theo các bước sau: Bước 1 : Xác định mức tăng (giảm) tuyệt đối của chỉ tiêu phân tích. Bước 2 : Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến mức tăng (giảm) của các chỉ tiêu phân tích. Bước 3: Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố. 1.3. Phương pháp liên hệ cân đối. Phương pháp phân tích chung tình hình lợi nhuận sử dụng phương pháp liên hệ cân đối. Phương pháp này sử dùng để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu phân tích khi giữa chúng tồn tại phương trình quan hệ dạng tổng hoặc hiêụ số. Nói cách khác giữa chúng tồn tại một liên hệ cân đối. Khi xác định mức độ ảnh hưởng của một nhân tố nào đó đến sự biến động của chỉ tiêu phân tích ta tính số chênh lệch của nhân tố đó qua 2 thời kỳ và bỏ qua các nhân tố còn lại, và sau đó tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố tới chỉ tiêu phân tích. Ngoài ra tuỳ thuộc vào từng chỉ tiêu phân tích của mỗi doanh nghiệp sẽ sử dụng một số phương pháp phân tích khác như : Phương pháp phân tích chi tiết... II. Phương pháp phân tích tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp. 2.1. Phân tích chung tình hình lợi nhuận trong doanh nghiệp. Phân tích tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp được tiến hành từ phân tích chung nhằm đánh giá khái quát tình hình lợi nhuận đến phân tích chi tiết nhằm đánh giá sâu sắc hơn tình hình và phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sự biến động lợi nhuận của doanh nghiệp. Khi phân tích chung tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp chỉ tiêu phân tích thường được sử dụng là “ Tổng lợi nhuận của doanh nghiệp trong kỳ”. Ta có công thức xác định sau: Tổng lợi nhuận thuần trước thuế = Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh + Lợi nhuận từ hoạt động tài chính + Lợi nhuận từ hoạt động bất thường Trong đó Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh = Doanh thu bán hàng thuần - Giá vốn hàng bán - Chi phí bán hàng - Chi phí quản lý doanh nghiệp Lợi nhuận từ hoạt động tài chính = Thu nhập hoạt động tài chính - Chi phí hoạt động tài chính Lợi nhuận từ hoạt động khác = Thu nhập hoạt động khác - Chi phí hoạt động khác 2.2. Phân tích tình hình lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. 2.2.1. Phân tích lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. Chỉ tiêu lãi gộp từ hoạt động kinh doanh được xác định là hiệu số của doanh thu thuần và giá vốn hàng bán. Chỉ tiêu Lãi gộp được xác định bằng công thức sau: Lãi gộp = Doanh thu thuần - Giá vốn hàng bán Trong đó Doanh thu thuần = Tổng doanh thu - Các khoản giảm trừ Khi phân tích các chi tiết tình hình lãi gộp từ hoạt động kinh doanh trước hết cần so sánh chỉ tiêu này giữa thực hiện với kế hoạch hoặc với thực tế kỳ trước để xác định mức tăng (giảm) của chỉ tiêu so với kế hoạch hoặc với kỳ trước. Mức biến động của lãi gộp chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố sau: Sự thay đổi khối lượng sản phẩm tiêu thụ. Sự thay đổi cơ cấu sản lượng tiêu thụ. Sự thay đổi các khoản giảm trừ tính trên một đơn vị sản phẩm tiêu thụ. Sự thay đổi giá bán đơn vị sản phẩm. áp dụng phương pháp loại trừ có thể lượng hoá mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố: Mức độ ảnh hưởng của giá bán đơn vị sản phẩm. Mức độ ảnh hưởng của các khoản giảm trừ doanh thu tính trên một đơn vị sản phẩm tiêu thụ. Mức độ ảnh hưởng của giá vốn hàng bán đơn vị sản phẩm. Mức độ ảnh hưởng của khối lượng sản phẩm tiêu thụ. Mức độ ảnh hưởng của kết cấu sản phẩm tiêu thụ. Khi phân tích chi tiết tình hình lợi nhuận, ngoài việc phân tích sự biến động chỉ tiêu lãi gộp còn cần thiết phân tích chi tiết sự biến động chỉ tiêu lãi thuần từ hoạt động kinh doanh. Để lượng hoá được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có thể sử dụng một số phương trình kinh tế sau: Lợi nhuận thuần (LT) = Doanh thu thuần (DT) - Giá vốn hàng bán (GV) - Chi phí bán hàng (CBH) - Chi phí quản lý doanh nghiệp (CQL) Hoặc LT = ồqg - ồqt - ồqz - Cb - Cq = (g-t-z)q - Cb - Cq Trong đó LT - Lãi thuần ồqg - Tổng doanh thu. ồqt - Các khoản giảm trừ doanh thu ồqz - Giá vốn hàng bán Cb - Tổng chi phí bán hàng Cq - Tổng chi phí quản lý doanh nghiệp q - Khối lượng sản phẩm tiêu thụ g - Giá bán t - Các khoản giảm trừ doanh thu tính cho một đơn vị sản phẩm z - Giá thành đơn vị sản phẩm. 2.2. Phân tích tỷ suất lợi nhuận. Lợi nhuận thực hiện được sau một quá trình sản xuất kinh doanh là một trong hệ thống chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp. Lợi nhuận tuyệt đối có thể không phản ánh đúng mức độ hiệu quả của sản xuất, kinh doanh. Bởi vì chỉ tiêu này không chỉ chịu ảnh hưởng của bản thân chất lượng công tác của doanh nghiệp mà còn chịu ảnh hưởng của quy mô sản xuất của doanh nghiệp. Chính vì thế, để đánh giá đúng đắn kết quả kinh doanh của doanh nghiệp cần phải sử dụng các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận. Các tỷ suất lợi nhuận lợi luôn được các nhà quản trị tài chính kinh doanh rất quan tâm. Các chỉ tiêu này là cơ sở quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ nhất định, là đáp số sau cùng của hiệu quả kinh doanh và còn là một luận cứ quan trọng để các nhà hoạch định chính sách để đưa ra các quyết định tài chính trong tương lai. Một số chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận của kết quả kinh doanh thường được dùng là: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu : Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = Tổng lợi nhuận trước(sau) thuế Doanh thu thuần Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh : Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh = Tổng lợi nhuận trước(sau) thuế Tổng nguồn vốn bình quân Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu : Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu = Tổng lợi nhuận trước(sau) thuế Tổng nguồn vốn chủ sở hữu bình quân Tỷ suất sinh lời của vốn cố định : Tỷ suất sinh lời của vốn cố định = Tổng lợi nhuận trước(sau) thuế Tổng tài sản cố định bình quân Tỷ suất sinh lời của vốn lưu động : Tỷ suất sinh lời của vốn lưu động = Tổng lợi nhuận trước(sau) thuế Tổng tài sản lưu động bình quân Các chỉ tiêu này sẽ cho doanh nghiệp biết được tình hình huy động vốn kinh doanh của doanh nghiệp và mức độ sinh lời của đồng vốn mà doanh nghiệp đã đầu tư vào hoạt động kinh doanh, từ những chỉ tiêu này góp phần vào việc đánh giá được tình hình xác định kết quả kinh doanh tốt hay xấu trong một thời kỳ nhất định của hoạt động sản xuất kinh doanh. Để từ đó các nhà quản lý sẽ đưa ra được những biện pháp kinh doanh tối ưu hơn nữa trong tương lai. Phần II Tình hình thực tế công tác kế toán xác định và phân tích kết quả kinh doanh tại công ty vật tư vận tải xi măng Kế toán trưởng : Trịnh Văn Chương Người trực tiếp giúp sinh viên thực tập : Huỳnh Trung Hiếu Địa chỉ cơ quan : 21B – Cát Linh – Hà Nội Điện thoại : 7332308 A. Tổng quan về công ty vật tư vận tải xi măng. I. Quá trình hình thành và phát triển Công ty Vật tư vận tải xi măng ra đời ngày 1-7-1981 theo quyết định số 79/BXD-TC với tên gọi ban đầu là Xí nghiệp cung ứng vật tư vận tải thiết bị xi măng trực thuộc liên hiệp các xí nghiệp xi măng – Bộ xây dựng. Trong thời gian này Xí nghiệp cung ứng vật tư vận tải thiết bị xi măng được thiết lập với chức năng, nhiệm vụ chủ yếu là cung ứng thiết bị vận tải vật tư cho các nhà máy sản xuất xi măng đảm bảo cho chúng hoạt động liên tục và đem lại hiệu quả cao trong sản xuất của toàn xí nghiệp xi măng. Năm 1987 Xí nghiệp được liên hiệp các xí nghiệp xi măng giao thêm một số nhiệm vụ. - Vận chuyển clinker vào máy xi măng Hà Tiên nhằm tận dụng hết công suất nghiền xi măng của nhà máy, nhằm tăng thêm về số lượng để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng thêm của thị trường. - Tham gia tiêu thụ sản phảm xi măng theo kế hoạch liên hiệp các xí nghiệp xi măng. Ngày 3/12/1990 Bộ xây dựng đã ban hành quyết định số 828/BXD – TCLĐ cho phép thành lập Công ty kinh doanh Vật tư vận tải. Ngày 5/1/1991, Công ty kinh doanh Vật tư vận tải xi măng được thành lập trên cơ sở sát nhập xí nghiệp cung ứng thiết bị vật tư vận tải xi măng với Công ty vận tải xây dựng. Ngày 12/3/1993 Công ty kinh doanh Vật tư vận tải đổi tên thành Công ty thiết bị vận tải xi măng theo quyết định số 022A/BXD – TCLĐ. Trụ sở đặt tại 21B – Cát Linh - Đống Đa – Hà Nội với tên giao dịch là COMATCE. Từ tháng 1/1994 đến tháng 5/1998 Công ty không thực hiện kinh doanh tiêu thụ xi măng mà chỉ tập trung vào nhiệm vụ kinh doanh vật tư đầu vào, king doanh vận tải như : Cung ứng than cám và các loại phụ gia cho công ty xi măng, vận chuyển clinker Bắc Nam,vận chuyển xi măng xuất khẩu… Tháng 6/1998 đến tháng 3/2000 được sự chỉ đạo của tổng Công ty xi măng Việt Nam, công ty lại được giao nhiệm vụ kinh doanh tiêu thụ xi măng trên 9 tỉnh phía bắc Sông Hồng và 3 huyện: Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn. ngoài ra tổng Công ty xi măng Việt Nam còn giao nhiệm vụ cho Công ty vận tải chuyển phần lớn khối lượng clinker của công ty xi măng Bút Sơn, Bỉm Sơn cho công ty xi măng Hà Tiên 1. Tháng 4/2000, theo quyết định số 97/XMVN – HĐQG của Tổng công ty xi măng Việt Nam (TCTXMVN) về việc chuyển giao nhiệm vụ kinh doanh công ty vạn tải xi măng sang công ty kỹ thuật xi măng và tập trung vào kinh doanh vật tư đầu vào, vận chuyển theo hợp đồng kinh tế đã ký kết, vận chuyển climker Bắc Nam theo sự chỉ đạo của tổng công ty, đảm bảo cung cấp nhiên liệu và các khoản phụ gia cho các công ty thành viên, các công ty xi măng liên doanh và một số công trình thuỷ lợi khác. II. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty Vật tư vận tải xi măng Hiện nay Công ty Vật tư vận tải xi măng là một doanh nghiệp hạch toán độc lập trực thuộc tổng Công ty xi măng Việt Nam. Trong những năm qua công ty đã khảng định vai trò quan trọng là một đơn vị trung gian giúp cho quá trình sản xuất và kinh doanh xi măng của các công ty thành viên được thường xuyên, liên tục thông qua các hoạt động chủ yếu sau : - Kinh doanh (mua bán) các loại vật tư đầu vào như: Than cấm xỉ Pirit, phục vụ cho hoạt động sản xuất và kinh doanh xi măng của các công ty thành viên. - Kinh doanh vận tải : Vận chuyển clinker Bắc Nam, vận chuyển xi măng - Sản xuất và kinh doanh các loại phụ gia cho sản xuất xi măng như: Tuyển, xỉ Phả lại, xỉ chất lượng cao (do chi nhánh Phả Lại trực thuộc công ty sản xuất). Trong những năm qua, mặc dù chức năng nhiệm vụ cơ cấu tổ chức thường xuyên thay đổi, với sự nỗ lực của tập cán bộ công nhân viên trong công ty, dưới sự lãnh đạo của Đảng uỷ ban giám đốc công ty. Công ty đã hoàn thành nhiệm vụ mà tổng Công ty xi măng Việt Nam giao cho. III. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Vật tư vận tải xi măng Trong qua trình hình thành và phát triển, chức năng nhiệm vụ của Công ty luôn có biến động. Do đó tổ chức bộ máy của công ty cũng có những thay đổi tương ứng. Hiện nay về nhân sự Công ty có 313 người được chia làm 10 phòng ban với 13 chi nhánh, bộ máy quản lý được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng. Với cơ cấu này, giám đốc công ty được các phòng ban chức năng tham mưu để nghiên cứu, bàn bạc đưa ra những biện pháp tối ưu để giải quyết các vấn đề phức tạp và quan trọng trong sản xuất và kinh doanh. Tuy nhiên quyết định mọi vấn đề quan trọng vẫn thuộc quyền của giám đốc. Các phòng ban có trách nhiệm tham mưu cho toàn bộ hệ thống trực tuyến nhưng không có quyền ra lệnh cho các chi nhánh của công ty. Cơ cấu này giúp giám đốc giải quyết được số lượng lớn các công việc, đồng thời huy động năng lực trí tuệ của các phòng ban, gắn bó cán bộ công nhân viên với nhau và hoạt động ngày có hiệu quả. Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty Giám đốc Phó giám đốc (Phụ trách xây dựng cơ bản) Phó giám đốc (Phụ trách kinh doanh) Phòng kinh doanh phụ gia Phòng kinh doanh xi măng Phòng kỹ thuật Văn phòng Phòng tổ chức lao động tiền lương Phòng kinh tế kế hoạch Phòng tài chính kế toán Phòng điều độ Phòng kinh doanh vận tải Ban thanh tra Các chi nhánh tại 12 tỉnh, thành phố trong cả nước 3.1. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban trong Công ty. * Giám đốc: Là người đứng đầu bộ máy quản lý, đại diện cho công ty, chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của công ty trực tiếp chỉ đạo và điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo đúng pháp luật, là người điều hành cao nhất trong công ty, chỉ đạo trực tiếp xuống các đơnvị trực thuộc trong công ty. Giám đốc là người đại diện cho công ty trong quan hệ giao dịch ký kết hợp đồng kinh tế, có quyền tổ chức bộ máy công ty, tuyển chọn lao động, trả lương, thưởng theo kết quả hoạt động kinh doanh. * Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Là người trực tiếp tham mưu cho giám đốc, phụ tách việc lên phương án kế hoạch và điều hành các hoạt động kinh doanh theo sự phân công uỷ quyền của giám đốc. * Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật : Là người trực tiếp giúp việc cho giám đốc những vấn đề liên quan đến kỹ thuật, công tác kỹ thuật xây dựng cơ bản, sửa chữa và phụ trách các nghiệp vụ chuyên môn, ký kết các hợp đồng kinh tế thuộc giám đốc phân công uỷ quyền. * Phòng kế hoạch : Phòng kế hoạch chịu trách nhiệm xây dựng các dự án đầu tư xây dựng cơ bản sửa chữa lớn tài sản cố định, tổ chức theo dõi đôn đốc các đơn vị trong việc thực hiện kế hoạch đề ra, chịu trách nhiệm tổng hợp các hoạt động kinh doanh, quyết toán vật tư, quyết toán xây dựng cơ bản, sửa chữa lớn tài sản cố định của công ty. * Phòng kinh doanh phụ gia : Là các mặt hàng kinh doanh phục vụ cho nhà máy sản xuất xi măng, chủ động khai thác nguồn hàng, lên phương án và cân đối hiệu quả kinh doanh tham mưu cho giám đốc ký kết các hợp đồng kinh tế vận tải, mua và bán phụ gia, trực tiếp quản lý hợp đồng kinh tế vận tải theo sự uỷ quyền của giám đốc. * Văn phòng công ty : Văn phòng công ty có trách nhiệm đảm bảo công việc hành chính hậu cần, an ninh trong cơ quan, lưu trữ văn thư, chăm lo đời sống người lao động và quản lý tài sản của công ty. * Ban thanh tra : Ban thanh tra chịu trách nhiệm về thanh tra, kiểm tra theo quy định của nhà nước và giám đốc công ty, nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh đúng chế độ quản lý kinh tế, quản lý doanh nghiệp, kiểm tra thực hiện đúng thoả ước trong hợp đồng lao động của công ty. * Phòng tổ chức lao động tiền lương : Phòng tổ chức lao động tiền lương có nhiệm vụ xây dựng quy hoạch cán bộ, tổ chức bộ máy công tác lao động, công tác tiếp nhận, đào tạo, sa thải, điều động cán bộ, lập kế hoạch tiền lương, tiền thưởng theo từng kỳ quản lý công tác nhân sự và an toàn lao động. * Phòng kế toán thống kê tài chính : Phòng kế toán thống kê tài chính chịu trách nhiệm toàn bộ về công tác tài chính thống kê của đơn vị. Công tác kế toán, công tác lập báo cáo quyết toán của công ty và đơn vị trực thuộc, xay dựng cơ chế quản lý tài chính, lập và luân chuyển chứng từ, hoá đơn bán hàng. Tổ chức khai thác mọi nguồn vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh. * Phòng kinh doanh vận tải : Phòng kinh doanh vận tải chủ động tìm bạn hàng và nguồn hàng trực tiếp ký kết các đồng kinh tế về vận tải các đối tượng có nhu cầu. Chịu trách nhiệm lập và triển khai các kế hoạch phương án kinh doanh vận tải, trực tiếp chỉ đạo các chi nhánh đề ra. * Phòng kỹ thuật : Phòng kỹ thuật chịu trách nhiệm theo dõi quản lý về kỹ thuật, quản lý hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật, quản lý máy móc thiết bị, cải tiến kỹ thuật. * Phòng điều độ : Phòng điều độ có trách nhiệm tổng hợp số liệu sản xuất kinh doanh hàng ngày để báo cáo trong cuộc họp giao ban các buổi sáng và truyền đạt những ý kiến hàng ngày của giám đốc công ty xuống các đơn vị trong công ty để triển khai thực hiện kế hoạch được giao. * Các chi nhánh trực thuộc công ty : Các chi nhánh trực thuộc công ty chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc công ty và chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về toàn bộ hoạt động kinh doanh của mình và chịu quản lý về nghiệp vụ các phòng ban chức năng của công ty. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, mỗi chi nhánh thực hiện theo đúng nhiệm vụ chức năng của mình. Ngoài ra các chi nhánh còn có thể trực tiếp ký kết thực hiện các hợp đồng kinh tế. 3.2. đặc điểm tổ chức công tác kế toán. 3.2.1. đặc điểm về công tác kế toán của công ty. tổ chức bộ máy kế toán khoa học, phù hợp với đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là một khâu quan trọng đối với phó giám đốc và kế toán trưởng. Công ty Vật tư vận tải xi măng là một đơn vị kinh doanh thương mại và dịch vụ ới các chi nhánh nằm rải rác trên các địa bàn với quy mô và tính chất khác nhau. Do vậy, Công ty tổ chức bộ máy kế toán vừa tập trung vừa phân tán phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh thực tế của công ty. đây là hình thức kết hợp hình thức tập trung với hình thức phân tán, có tổ chức phòng kế toán của đơn vị chính và các bộ phận kế toán của đơn vị trực thuộc. Bộ phận kế toán trực thuộc có phần nào giống với hình thức tổ chức phân tán, chỉ có điều bộ phận kế toán trực thuộc có nhiệm vụ rộng hơn thực hiện từ khâu lập chứng từ xử lý thông tin và lập báo kế toán theo đúng quy định và gửi về phòng kế toán của công ty để tổng hợp quyết toán chung cho toàn công ty. * đối với công tác hạch toán của các chi nhánh. hiện nay Công ty Vật tư vận tải xi măng có 11 chi nhánh trong đó có chi nhánh Phả Lại hạch toán phụ thuộc còn các chi nhánh khác hạch toán báo cáo sổ. đối với chi nhánh hạch toán báo cáo sổ: Kế toán các chi nhánh được quyền lập ra các chứng từ ban đầu như: phiếu thu, phiếu chi, hoá đơn bán hàng… Và cuối kỳ tập hợp toàn bộ chứng từ có liên quan và gửi về phòng kế toán công ty để phân loại. Hạch toán và ghi sổ kế toán có liên quan, chi nhánh không được lưu chứng từ và hạch toán kế toán. đối với các chi nhánh hạch toán phụ thuộc: kế toán ở các chi nhánh này được quyền lập các chứng từ như : phiếu thu, phiếu chi, hoá đơn bán hàng… được phép lưu chứng từ và hạch toán vào sổ có liên quan theo quy định, cuối tháng, cuối quý hoặc cuối năm phải lập báo cáo kế toán theo quy định và gửi về phòng kế toán của công ty. * đối với công tác hạch toán tại văn phòng công ty gồm có hai phần việc sau : phần thứ nhất : trực tiếp hạch toán toàn bộ phần việc của các chi nhánh hạch toán báo cáo sổ và phần nhiệp vụ kinh tế phát sinh trực tiếp tại văn phòng công ty, tổng hợp và lập báo cáo quyết toán tài chính cho những phần việc này. phần thứ hai : tổng hợp và lập báo cáo quyết toán tài chính toàn công ty trên cơ sở báo cáo quyết toán đã lập ở phần việc thứ nhất và báo cáo quyết toán các chi nhánh phụ thuộc. 3.2.2. Tổ chức bộ máy kế toán của công ty. Sơ đồ khái quát bộ máy kế toán của công ty Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán các chi nhánh Thủ quỹ Kế toán tiền mặt và tiền gửi Kế toán thanh toán tiền chi phí vận chuyển Kế toán mua hàng Kế toán bán hàng Kế toán TSCĐ và xây dựng cơ bản Kế toán quản lý các chi nhánh đầu vào Kế toán quản lý các chi nhánh đầu ra * Bộ máy kế toán của công ty gồm 13 người, mỗi nhân viên chịu trách nhiệm về công việc cụ thể. * Kế toán trưởng: kế toán trưởng chịu trách nhiệm giám đốc về toàn bộ công tác tài chính kế toán thống kê của công ty. Tổ chức công tác hướng dẫn hạch toán kế toán, lập báo cáo quyết toán tại văn phòng công ty và các đơn vị phụ thuộc. Tổ chức phân tích hoạt động kinh tế theo định kỳ sáu tháng một năm theo sự chỉ đạo của giám đốc công ty. Chỉ đạo công tác lập kế hoạch tài chính và báo cáo thực hiện kế hoạch tài chính nộp ngân sách hàng tháng, xây dựng các quy định quản lý tài chính, lập và luân chuyển chứng từ quản lý hoá đơn bán hàng… Chỉ đạo công tác kiểm kê định kỳ, đánh giá lại tài sản theo quy định của nhà nước. Quản lý chi tiêu hàng ngày, trực tiếp ký chứng từ, thu tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và các chứng khác có liên quan. * Kế toán tổng hợp : có nhiệm vụ kiểm tra công tác hạch toán và toàn bộ phiếu hạch toán của các cán bộ, bộ phận kế toán có liên quan trước khi vào số liệu trên máy vi tính. đôn đốc các phần hành thực hiện các công việc để đảm bảo tiến độ tổng hợp và lập báo cáo kế toán theo quy định. Tham gia kiểm tra thanh tra việc thực hiện công tác ghi chép, công tác kế toán tại các đơn vị cơ sở. Lập báo cáo nhanh một số chỉ tiêu kinh tế tài chính chủ yếu của công ty vào thứ sáu hàng tuần cho ban giám đốc tiến hành xử lý các vấn đề có liên quan. * Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ : theo dõi chi tiết, phản ánh tổng hợp tình hình Xuất – Nhập – Tồn của từng loại vật tư, công cụ lao động phục vụ cho quá trình hoạt động kinh doanh của toàn bộ công ty. * Kế toán tiền lương BHXH, BHYT, KPCĐ và quỹ xí nghiệp: theo dõi tính toán lập các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, theo dõi các nguồn lương và thực hiện phân bổ tiền lương vào các yếu tố chi phí trong từng tháng, tham gia vào việc chia tiền lương, chia tiền thưởng trong văn phòng công ty, quản lý chi tiêu các quỹ xí nghiệp theo từng quy định của công ty. * Kế toán tài sản cố định, xây dựng cơ bản sửa chữa lớn tài sản cố định: theo dõi toàn bộ tài sản cố định, xây dựng cơ bản, sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên, kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp các chứng từ chi tiêu trong xây dựng cơ bản, sửa chữa lớn. * Kế toán tiền gửi ngân hàng : kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp các chứng từ chi tiêu bằng tiền gửi ngân hàng trước khi làm thủ tục thanh toán. lưu trữ chứng từ thu, chi tiền gửi ngân hàng theo đúng chế độ quy định. Kiểm tra đối chiếu thường xuyên sổ kế toán công ty với sổ phụ của ngân hàng theo đúng chế độ Nhà nước quy định, đôn đốc thu hồi các khoản nợ, khoản vay phải trả, phải thu công nợ, tạm ứng theo nhiệm vụ đã phân công. * Kế toán tiền mặt tạm ứng nội bộ : Có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp các chứng từ chi tiêu bằng tiền mặt trước khi làm thủ tục thanh toán. Lưu trữ chứng từ thu chi tiền mặt theo đúng chế độ của Nhà nước, hàng tháng cùng với thủ quỹ tham gia kiểm kê tiền mặt vào ngày cuối cùng của tháng. * Kế toán mua hàng : Có nhiệm vụ theo dõi toàn bộ hợp đồng kinh tế với các khách hàng, bán hàng cho công ty. Theo dõi các khoản phải trả cho người bán, giá vốn hàng bán tài sản thừa, thiếu chờ xử lý. Định kỳ sáu tháng đối chiếu công nợ với từng khách hàng cho công ty. Lập báo cáo Xuất – Nhập – Tồn kho hàng hoá, làm thủ tục thanh toán tiền hàng cho khách hàng bán hàng, trực tiếp kê khai thuế giá trị gia tăng đầu vào. * Kế toán bán hàng : Có nhiệm vụ theo dõi các hợp đồng kinh tế của khách hàng mua hàng của công ty, theo dõi các khoản phải thu của người mua, tổng hợp số liệu đối chiếu định kỳ hàng tháng theo quy định của công ty. Lập báo cáo bán hàng cho từng tháng, trực tiếp kê khai thuế giá trị gia tăng đầu ra. * Kế toán theo dõi chi phí vận chuyển bốc xếp : Có nhiệm vụ theo dõi toàn bộ khách hàng vận tải, bốc xếp, thuê bảo vệ, thuê kho bãi của các mặt hàng thuộc phần công ty ký kết các hợp đồng kinh tế và thanh toán trực tiếp kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của các chứng từ thuê vận chuyển hàng hoá trước khi ghi chép sổ sách và làm thủ tục thanh toán cho khách hàng. trực tiếp vào liệu trên máy vi tính của các phần được phân công. tổng hợp các cước vận chuyển bốc xếp theo từng mặt hàng từng chuyến hàng trong từng tháng, trực tiếp kê khai thuế giá trị gia tăng đầu vào của lĩnh vực phân công phát sinh tại công ty. * Kế toán quản lý chi tiêu tại các chi nhánh : Có nhiệm vụ theo dõi quản lý, kiểm tra, thanh tra quyết toán toàn bộ tình hình chi tiêu tài chính của các chi nhánh trước khi ghi sổ sách kế toán. hàng tháng phải đói chiếu với từng chi nhánh để xác định nguồn kinh phí đến cuối kỳ, trực tiếp vào sổ chi tiêu của các chi nhánh trên máy vi tính. Lưu trữ toàn bộ hoá đơn chứng từ chi tiêu của các chi nhánh, trực tiếp kê khai thuế giá trị gia tăng đầu vào của các lĩnh vực được phân công phát sinh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc20353.DOC
Tài liệu liên quan