Chuyên đề Hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay tại ngân hàng ngoại thương Hà Nội

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NHTM 2

1.1.TÍN DỤNG NGÂN HÀNG – KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI 2

1.1.1.Khái niệm Tín dụng Ngân hàng 2

1.1.2.Phân loại tín dụng Ngân hàng 2

1.2.THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NHTM 5

1.2.1.Khái niêm, mục đích và ý nghĩa của thẩm định tín dụng 5

1.2.2. Nội dung thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay của Ngân hàng 6

1.2.2.1.Thẩm định tình hình chung của khách hàng. 6

1.2.2.2.Thẩm định tình hình tài chính của khách hàng 9

1.2.2.3.Thẩm định phương án, dự án vay vốn. 17

1.2.2.4. Thẩm định tài sản đảm bảo 28

1.2.2.5.Thẩm định khả năng đáp ứng thời hạn vay và nhu cầu khách hàng 30

1.3.1.Nhóm nhân tố chủ quan 32

1.3.2.Nhóm nhân tố khách quan 33

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI 34

2.1.VÀI NÉT VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI 34

2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội 34

2.1.2.Những kết quả đạt được trong những năm gần đây 34

2.2.THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI 36

2.2.1.Cơ sở pháp lý của thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội. 36

2.2.2.Quy trình công tác thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội 37

2.2.3.Ví dụ minh hoạ cho công tác thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng Ngoại thươg Hà Nội 45

2.2.4. Đánh giá công tác thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội 58

2.2.4.1.Kết quả đạt được 58

2.2.4.2.Hạn chế và nguyên nhân 59

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI 63

3.1.PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI NĂM 2008 63

3.1.1.Mục tiêu phấn đấu 63

3.1.2.Biện pháp tổ chức thực hiện để đạt được mục tiêu đề ra 63

3.2. GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI 66

3.2.1. Hoàn thiện công tác đào tạo cán bộ tín dụng 66

3.2.2. Hoàn thiện nội dung, quy trình phân tích tài chính 67

3.2.3.Hoàn thiện thẩm định tài sản đảm bảo 68

3.2.4.Hoàn thiện thẩm định tư cách khách hàng 69

3.2.5. .Hoàn thiện công tác xây dựng chiến lược Maketing, củng cố và mở rộng khách hàng. 70

3.2.6Hoàn thiện về công tác kiểm tra, kiểm soát 70

3.3.Kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội 71

3.3.1.Kiến nghị với Chính phủ và các bộ ngành liên quan 71

3.3.2.Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 72

3.3.3.Kiến nghị với các chủ đầu tư 74

3.3.4.Kiến nghị với Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam 74

3.3.5. Đối với khách hàng 75

KẾT LUẬN 76

 

 

doc82 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1556 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay tại ngân hàng ngoại thương Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chính xác của thông tin là điều kiện để các cán bộ thẩm định đưa ra những nhận xét đánh giá đúng đắn chọn lọc được khách hàng, dự án đầu tư khả thi, mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng và khách hàng,góp phần phát triển kinh tế đất nước. -Trang thiết bị, công nghệ:Đây là nhân tố ảnh hưởng tới thời gian và độ chính xác của kết quả thẩm định tài chính dự án với trang thiêt bị hiện đại, việc thu thập và xử lý các thông tin sẽ được tiến hành một cách nhanh chóng và chính xác, các cơ hội đầu tư sẽ được nắm bắt kịp thời. -Quá trình và phương pháp thẩm định:Quy trình và phương pháp thẩm định hợp lý, khoa học sẽ giúp cán bộ tín dụng phân tích, đánh giá hồ sơ vay vốn một cách nhanh chóng, tin cậy,chính xác,tiết kiệm thời gian và chi phí, giúp cho việc ra quyết định cho vay đúng đắn.Ngược lại, quy trình và phương pháp thẩm định không khoa học, nhiều thủ tục phức tap, rườm rà, gây mất thời gian, tiền bạc và thậm chí còn làm mất cơ hội đầu tư của khách hàng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng và giảm khả năng cạnh tranh,uy tín của Ngân hàng. -Tổ chức công tác thẩm định tín dụng:Do thẩm định tín dụng được tiến hành theo nhiều giai đoạn nên tổ chức công tác thẩm định có ảnh hưởng không nhỏ tới sự thành bại của công việc thẩm định.Nếu công tác này được tổ chức một cách khoa học,hợp lý trên cơ sở phân công trách nhiệm cụ thể cho từng cá nhân, có kiểm tra, giám sát chặt chẽ, kết quả thẩm định tín dụng sẽ cao. 1.3.2.Nhóm nhân tố khách quan -Môi trường kinh tế-xã hội:Môi trường kinh tế-xã hội có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng của công tác thẩm định tín dụng.Nếu trong điều kiện kinh tế phát triển, xã hội ổn định, công nghệ hiện đại, thông tin về khách hàng được cung cấp một cách đầy đủ, chính xác, minh bạch…sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thẩm định tín dụng của Ngân hàng.Ngược lại nếu nền kinh tế thường xuyên biến động bất lợi thì công tác thẩm định sẽ gặp rất nhiều khó khăn khăn trong việc dự báo xu hướng phát triển và thay đổi của nền kinh tế.Hiện nay, nền kinh tế thường xuyên biến động, nhu cầu thị hiếu của thị trường cũng thay đổi, công nghệ sản xuất luôn được đổi mới.Vì vậy,nếu doanh nghiệp không bắt kip sự thay đổi đó thì sẽ khó tồn tại và phát triển, có thể lâm vào tình trạng phá sản và không trả được nợ cho Ngân hàng. -Môi trường pháp lý:Các chính sách, cơ chế quản lý đóng vai trò điều chỉnh, định hướng hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế.Nếu cơ chế chính sách hợp lý, có tính hiệu lực cao, đồng bộ thì sẽ là điều kiện thuận lợi thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển.Ngược lại sẽ là rào cản, kiềm chế sự phát triển của các ngành kinh tế.Công tác thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay của Ngân hàng cũng chịu sự tác động của môi trường pháp lý, đó là hệ thống các văn bản Luật và dưới luật do các cơ quan có thẩm quyền ban hành.Hệ thống pháp lý điều chỉnh công tác thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay của NHTM được quy định chặt chẽ, hợp lý, phù hợp sẽ tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động cho vay, đem lại lợi ích cho Ngân hàng,khách hàng, thúc đẩy các ngành khác trong nền kinh tế cùng phát triển. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI 2.1.VÀI NÉT VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI 2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội được thành lập vào ngày 01/03/1985, là thành viên trong hệ thống Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam, được nhà nước công nhận là doanh nghiệp hạng I.Cùng với sự phát triển của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam, Chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội có truyền thống kinh doanh đối ngoại, thanh toán quốc tế, các dịch vụ tài chính, Ngân hàng quốc tế khác. Đến cuối năm 2006,Chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội đã có mạng lưới bao gồm:06 Phòng giao dịch,01 Quầy thu đổi ngoại tệ,cùng 4 Chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương trên địa bàn Hà Nội. Là một trong những Chi nhánh hàng đầu của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam,Với hệ thống công nghệ thông tin hiện đại cung cấp các dịch vụ tự động hoá cao:VCB ONLINE,thanh toán điện tử liên Ngân hàng,VCB Money,I-B@nking,hệ thống máy rút tiền tự động ATM,thẻ Vietcombank,Connect 24,Vietcombank MTV,Vietcombank SG24…hệ thống thanh toán SWIFT toàn cầu và mạng lưới đại lý trên 1400 Ngân hàng tại 85 nước. Đặc biệt trong các chính sách phát triển, Chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội luôn chú trọng đào tạo đội ngũ các bộ năng động, nhiệt tình và tinh thông nghiệp vụ. Sơ đồ tổ chức bộ máy Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nôi (Phần phụ lục) 2.1.2.Những kết quả đạt được trong những năm gần đây Năm 2007, nền kinh tế nước ta đang trên đà tăng trưởng.GDP năm 2007 đạt 8.5%.Các hoạt động kinh tế càng về tháng cuối càng sôi động, lãi suất của các Ngân hàng sau một thời gian liên tục điều chỉnh đang duy trì ở mức ổn định sau việc cắt giảm lãi suất của Fed.Gần đây, các Ngân hàng TMCP đang nâng lãi suất huy động để có đủ số vốn cho hoạt động cuối năm.Giá vàng tăng đột biến ở mức 1,6 và lên tới 1,7 triệu đồng/chỉ, thị trường chứng khoán với nhiều diễn biến quanh mốc VN-Index đạt 1.000 điểm,thị trường bất động sản với nhiều dấu hiệu mới…Chỉ số giá tiêu dùng(CPI) năm 2007 tăng 12,63% so với tháng 12/2006 tác động mạnh tới kinh tế và đời sống, đặc biệt trong mấy tháng cuối năm. Tại địa bàn Hà Nội tuy phải đối phó với nhiều khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội:Nguy cơ tái phát dịch cúm gia cầm, tình trạng tăng giá khá bổ biến, nhất là ở một số hàng hoá, vật tư, nguyên vật liệu, sự trầm lắng trên thị trường chứng khoán, mức độ gia tăng sức ép cạnh tranh từ hàng ngoại nhập do thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là trong năm đầu tiên của tổ chức thương mại thế giơi WTO…nhưng xét về tổng thể,tình hình kinh tế-xã hội của thủ đô trong năm 2007 có nhiều biến chuyển tích cực:Tổng sản phẩm nội địa(GDP) trên toàn Hà Nội tăng 11,6% so với cùng kỳ năm 2006. Đặc biệt,hoạt động Ngân hàng tại địa bàn Hàn Nội năm 2007 vẫn phát triển khá ổn định,các chỉ tiêu đều ở mức cao so với toàn quốc. Cùng với sự phát triển của các NHTM khác, Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội trong các năm qua đã đạt được một số kết quả nhất định và được thể hiện qua bảng tổng hợp sau: BẢNG : HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI Đơn vị: tỷ đồng Thời gian Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 Tổng vốn huy động quy VND 5.307 6.154 8.260 10.830 12.129 1.Tiền gửi tiết kiệm 3.913 3.170 3.861 5.409 6.521 2.Tiền gửi của tổ chức kinh tế 1.024 2.335 3.572 4.330 4.124 3.Tiền gửi khác 370 649 827 1.091 1.484 (Nguồn: Phòng Tổng hợp – Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội) HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI Đơn vị: tỉ đồng Năm Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 1.Doanh số cho vay 7.911 9.572 13.787 20.956 26.308 2.Doanh số thu nợ 6.921 8.305 13.498 20.201 22.827 3.Dư nợ vay 1.981 3.229 3.518 4.274 4.530 4.Nợ quá hạn 8,4 96,5 105,1 117.7 (Nguồn: Phòng Tổng hợp – Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội) Tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh năm 2007 đạt 12.129 tỷ đồng, tăng 1.299 tỷ đồng so với năm 2006, các loại tiền gửi đều có xu hướng tăng.Doanh số cho vay tăng trưởng đều qua các năm, năm 2005 đạt 13.787 tỷ đồng, năm 2006 đạt 20.956 tỷ đồng tăng 7169 tỷ đồng so với năm 2005, năm 2007 đạt 26.308 tỷ đồng tăng 5.352 tỷ đồng so với năm 2006.Doanh số thu nợ cũng tăng đều qua các năm.Năm 2007 đạt 22.827 tỷ đồng, tăng 2.626 tỷ đồng so với năm 2006. Trong các Ngân hàng Thương mại quốc doanh,Ngân hàng Ngoại Thương luôn được coi là Ngân hàng có nguồn ngoại tệ dồi dào, có uy tín trong thanh toán xuất nhập khẩu, đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ với hệ thống thanh toan online toàn quốc, thực hiện thanh toán chính xác.Chính vì lý do đó, dư nợ cho vay của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội tăng trưởng đều qua các năm. 2.2.THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI 2.2.1.Cơ sở pháp lý của thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội. -Luật dân sự nước CHXHCN Việt Nam -Luật các tổ chức tín dụng ngày 12/12/1997 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều Luật các tổ chức Tín dụng ngày 15/06/2004 -Quyết định số 1476/QĐ-NHNN ngày 26/1/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam -Quyết đinh số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng -Nghị định về hạn mức tín dụng đối với một khách hàng:Số 296/1999/QĐ-NHNN ngày 25/08/1999 -Nghị định của Chính phủ về bảo đảm tiền vay số 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 -Quyết đinh số 1381/2002/QĐ-NHNN ngày 16/12/2002 về các khoản vay không có bảo đảm bằng tài sản -Quyết định số 415/1999/QĐ-NHNN23 ngày 18/11/1999 của Ngân hàng Nhà nước về ban hành quy chế cho vay. 2.2.2.Quy trình công tác thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội Khi một khách hàng đến xin vay vốn Ngân hàng,cán bộ tín dụng sẽ tiến hành quy trình tín dụng theo các bước sau: -Bước 1:Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về lập hồ sơ vay vốn -Bước 2: Thẩm định các điều kiện vay vốn -Bước 3: Xác định phương thức cho vay -Bước 4:Xem xét khả năng nguồn vốn của Ngân hàng, điều kiện thanh toán của khách hàng và xác định lãi suất cho vay -Bước 5:Lập tờ trình thẩm định cho vay -Bước 6:Tái thẩm định khoản vay -Bước 7:Trình duyệt khoản vay -Bước 8: Ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay, giao nhận giấy tờ và tài sản đảm bảo -Bước 9:Giải ngân -Bước 10:Kiểm tra và giám sát khoản vay -Bước 11:Thu nợ lãi và gốc, xử lý những tình huống phát sinh -Bước 12: Thanh lý hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền vay -Bước 13: Giải chấp tài sản đảm bảo -Bước 14:Lưu giữ hồ sơ tín dụng, hồ sơ bảo đảm tiền vay Quá trình thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay được tiến hành từ bước 1đến bước 6.Cụ thể là: Bước 1:Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn -Đối với khách hàng quan hệ tín dụng lần đầu: CBTD hướng dẫn khách hàng cung cấp những thông tin về khách hàng, các quy định của NHNT mà khách hàng phải đáp ứng về điều kiện vay vốn và tư vấn về thiết lập hồ sơ cần thiết để được Ngân hàng cho vay. -Đối với khách hàng đã có quan hệ tín dụng:CBTD hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ, đối chiếu và tiếp nhận hồ sơ Sau khi kiểm tra,nếu hồ sơ của khách hàng đầy đủ, CBTD báo cáo TPTD và tiếp tục tiến hành các bước trong quy trình .Nếu hồ sơ không đầy đủ, CBTD yêu cầu khách hàng hoàn thiện hồ sơ tiếp. Bước 2:Thẩm định các điều kiện vay vốn *Kiểm tra hồ sơ vay vốn và mục đích vay vốn -Kiểm tra hồ sơ khách hàng:CBTD kiểm tra tính xác thực, hợp pháp, hợp lệ của các giấy tờ trong danh mục hồ sơ khách hàng.Ngoài ra cần kiểm tra thêm các vấn đề sau: Xác minh quyền hạn, trách nhiệm của các bên qua hợp đồng Xác minh quyền hạn, trách nhiệm của các chức danh trong doanh nghiệp Thời hạn hoạt động còn lại của doanh nghiệp Ngành nghề được phép kinh doanh -Kiểm tra hồ sơ khoản vay và hồ sơ bảo đảm tiền vay CBTD kiểm tra tính xác thực, hợp pháp, hợp lệ của từng loại hồ sơ Đối với các báo cáo tài chính dự tính cho 3 năm tới và phương án sản xuất kinh doanh, khả năng vay trả, nguồn trả, việc kiểm tra và phân tích phải được thực hiện một cách quy củ, nghiêm ngặt, nó là cơ sở để đưa ra quyết định cho vay Ngoài ra kiểm tra sự phù hợp về ngành nghề ghi trong đăng ký kinh doanh và ngành nghề hiện tại của doanh nghiệp và phù hợp với phương án dự kiến đầu tư, xu hướng phát triển của ngành trong tương lai. -Kiểm tra mục đích vay vốn -Kiểm tra xem nhu cầu vay vốn có thuộc đối tượng cho vay ko? -Kiểm tra tính hợp pháp của mục đích vay vốn -Đối với những khoản vay vốn bằng ngoại tệ, kiểm tra mục đích vay vốn phù hợp với quy định quản lý ngoại hối hiện hành về các đối tượng vay vốn ngoại tệ. *Điều tra, thu thập ,tổng hợp thông tin về khách hàng và phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư -Về khách hàng vay vốn:CBTD cần phải tìm hiểu thêm thông tin về Ban lãnh đạo của khách hàng vay vốn, tình trạng nhà xưởng, máy móc thiết bị, quy trình công nghệ hiện có của khách hàng, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, đánh giá tài sản đảm bảo nợ vay… -Về phương án sản xuất kinh doanh/dự án đầu tư:CBTD tìm hiểu giá cả, tình hình cung cầu trên thị trường đối với các yếu tố đầu vào, đầu ra của sản phẩm mà phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư tạo ra, kinh nghiệm, năng lực..của chủ dự án. Thu thập thông tin qua nhà cung cấp hàng hóa, thiết bị,các phương tiện thông tin đại chúng,qua các phương án sản xuất kinh doanh cùng loại… *Kiểm tra và xác minh thông tin Quá trình kiểm tra và xác minh thông tin về khách hàng và phương án vay vốn được thực hiện qua các nguồn sau: -Hồ sơ vay vốn trước đây và hiện tại của khách hàng tại NHNT -Thông qua Trung tâm Thông tin Tín dụng NHNN và Phòng Thông tin Kinh tế-Tài chính-Ngân hàng-NHNT VN -Thông qua các bạn hàng, các đối tác làm ăn -Cơ quan quản lý trực tiếp khách hàng xin vay và các Ngân hàng mà khách hàng trước đây và hiện nay đang vay vốn. *Phân tích ngành Bao gồm các nội dung sau: -Xu hướng phát triển của ngành, tốc độ tăng trưởng quá khứ, hiện tại và dự báo tương lai của ngành -Sản phẩm và khả năng cạnh tranh của nó trên thị trường trong và ngoài nước -Sự phát triển của các doanh nghiệp lớn và vị thế của ngành -Phương pháp sản xuất, công nghệ, nhãn hiệu thương mại của doanh nghiệp… *Phân tích, thẩm định khách hàng vay vốn -Thẩm định tư cách và năng lực pháp lý, năng lực điều hành, năng lực quản lý sản xuất kinh doanh, mô hình tổ chức, bố trí lao động trong doanh nghiệp -Phân tích, đánh giá tình hình hoạt động và khả năng tài chính của khách hàng .Phân tích, đánh giá tình hình hoạt động:Phân tích khách hàng trên các phương diện tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình bán hàng và các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh.Về tình hình sản xuất kinh doanh cán bộ tín dụng cần xem xét về phương pháp sản xuất, công suất sản xuất, chất lượng sản phẩm và chi phí, doanh thu,khách hàng,giá bán,số lượng đơn đặt hàng,hàng tồn kho… - Phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh,có các chỉ tiêu sau: Hiệu suất lao động=Tổng giá trị gia tăng/Số lao động bình quân đầu kỳ và cuối kỳ Trong đó:Tổng giá trị gia tăng=Lợi nhuận từ hoạt động+CP nhân sự và lao động+CP thuế+CP xã hội và thuế+CP khấu hao+các khoản CP khác. Hiệu quả của đồng vốn=Tổng giá trị gia tăng/Giá trị bình quân đầu kỳ và cuối kỳ Các hệ số trên càng cao càng tốt -Phân tích đánh giá tình hình tài chính của khách hàng:CBTD kiểm tra khả năng tài chính của khách hàng có thể đảm bảo trả nợ trong thời gian cam kết không? Đối với khách hàng là cá nhân, cần xem xét tình hình thu nhập hiện tại, sử dụng thu nhập, vốn của cá nhân bỏ ra để mua tài sản tiêu dùng là bao nhiêu…Đối với khách hàng là doanh nghiệp cần quan tâm đến các báo cáo tài chính, phân tích các chỉ tiêu tài chính doanh nghiệp để đánh giá tình hình tài chính khách hàng vay vốn một cách chính xác.Phân tích các chỉ tiêu tài chính gồm có 4 nhóm: Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán, các chỉ tiêu về khả năng cân đối vốn, các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động,các chỉ tiêu về khả năng sinh lời. -Phân tích đánh giá tình hình quan hệ với các tổ chức tài chính-tín dụng :tìm hiểu trên 2 khía cạnh là quan hệ tiền gửi và quan hệ tín dụng. Quan hệ tín dụng: Cần quan tâm đến dư nợ trung và dài hạn, các tài sản được đầu tư bằng vốn vay, mục đích vay vốn và vốn có được sử dụng đúng mục đích không, số dư bảo lãnh, tài sản đảm bảo, mức độ tín nhiệm… Quan hệ tiền gửi tại NHNT VN và các tổ chức tín dụng khác: cần phân tích số dư tiền gửi bình quân, doanh số tiền gửi,tỷ trọng so với doanh thu. *Dự kiến lợi ích của Ngân hàng nếu khoản vay được phê duyệt CBTD tiến hành tính toán lãi phí hoặc các lợi ích có thể thu được nếu khoản vay được phê duyệt.Cơ sở tính toán dựa trên đơn xin vay của khách hàng (số tiền giải ngân, thời hạn và lãi suất dự tính) CBTD lưu ý phải xem xét tổng thể các lợi ích khác khi thiết lập quan hệ tín dụng với khách hàng.Ví dụ lợi nhuận từ khoản vay có thể không cao nhưng bù lại khách hàng luôn duy trì quan hệ tiền gửi ở mức cao, là khách hàng thường xuyên… *Phân tích,thẩm định phương án sản xuất kinh doanh/dự án đầu tư CBTD tiến hành phân tích, thẩm định nhằm đưa ra kết luận về tính khả thi, hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh/dự án đầu tư,khả năng trả nợ và những rủi ro có thể sảy ra để phục vụ cho quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay.Kết quả phân tích cũng là cơ sở để CBTD tham gia góp ý, tư vấn cho khách hàng, tạo tiền đề để đảm bảo cho vay,thu được nợ gốc đúng hạn, hạn chế, phòng ngừa rủi ro…giúp khách hàng hoạt động có hiệu quả và đảm bảo mục tiêu đầu tư của Ngân hàng. *Thẩm định tài sản đảm bảo tiền vay Bảo đảm tiền vay là việc NHNT áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế pháp lý để thu hồi được các khoản nợ đã cho khách hàng vay.Việc Ngân hàng yêu cầu thực hiện bảo đảm tiền vay nhằm nâng cao trách nhiệm thực hiện cam kết trả nợ của bên vay, phòng ngừa rủi ro khi phương án trả nợ dự kiến của bên vay không thực hiện được hoặc sảy ra các rủi ro không lường trước được.Có các biện pháp bảo đảm tiền vay là:cầm cố, thế chấp bằng tài sản của khách hàng vay,bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba hoặc bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay. Các nguồn thông tin được sử dụng để thẩm định tài sản đảm bảo của khách hàng là dựa trên hồ sơ do khách hàng cung cấp, các giấy tờ liên quan đến tài sản đảm bảo, khảo sát thực tế để khẳng định lại các thông tin thu thập được từ khách hàng và phát hiện những vấn đề mới cần thẩm định tiếp., thu thập thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng,từ những người xung quanh, từ tổ chức tín dụng khác…các thông tin này thường chính xác và mang tính khách quan. Định giá vật đảm bảo giúp cho Ngân hàng đưa ra mức phán quyết tín dụng thích hợp.Thông thường Ngân hàng chỉ cho vay với một giới hạn thấp hơn giá trị thị trường của đảm bảo, tỷ lệ bao nhiêu là tuỳ thuộc vào khả năng bán và khả năng thay đổi giá trị thì trường của vật đảm bảo.Trong một số trường hợp,Ngân hàng xác định khả năng tổn thất có thể sảy ra để xác định giá trị đảm bảo.Các đảm bảo này có thể chỉ là một phần giá trị của các khoản tài trợ ví dụ như ký quỹ, số dư bù… Bước 3:Xác định phương thức cho vay Việc lựa chọn phương thức cho vay phải phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh,luân chuyển vốn của khách hàng và yêu cầu kiểm tra, kiểm soát sử dụng vốn của Ngân hàng.Có các phương thức cho vay như:cho vay từng lần, cho vay theo hạn mưc, cho vay luân chuyển,cho vay gián tiếp… Bước 4:Xem xét khả năng nguồn vốn, điều kiện thanh toán và xác định lãi suất cho vay *Xem xét khả năng nguồn vốn CBTD cùng trưởng phòng tín dụng hoặc người được uỷ quyền phối hợp với Phòng/bộ phận phụ trách nguồn vốn để: -Cân đối nguồn vốn (nội tệ,ngoại tệ) đối với những khoản vay lớn -Dự tính khả năng chuyển đổi ngoại tệ đối với những khoản vay để thanh toán nước ngoài *Xác định lãi suất cho vay Quy trình xác định lãi suất cho vay của Ngân hàng bắt đầu sau khi công tác thẩm định khách hàng và dự án/phương án vay vốn hoàn tất theo các bước sau: -CBTD tổng hợp số liệu để tính toán lãi suất cho vay.Các số liệu cụ thể bao gồm:chi phí vốn chủ sở hữu, chi phí huy động vốn,chi phí thanh khoản, chi phí hoạt động, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng và tỷ lệ lợi nhuận kỳ vọng -Dựa trên số liệu đã tổng hợp được,CBTD tính toán lãi suất cho vay như sau: Lãi suất cho vay=Chi phí vốn + Chi phí rủi ro tín dụng + Tỷ lệ lợi nhuận kỳ vọng Chi phí vốn = CP vốn chủ sở hữu* Tỷ lệ an toàn vốn +CP huy động vốn*(1-Tỷ lệ an toàn vốn)+CP thanh khoản+CP hoạt động -CBTD đối chiếu mức lãi suất tính được với lãi suất sàn cho vay và lãi suất thị trường tương ứng tại cùng thời điểm: +Lãi suất cho vay phải không được thấp hơn lãi suất sàn cho vay +Nếu lãi suất tính được thấp hơn lãi suất thị trường thì đề xuất áp dụng một mức lãi suất phù hợp với thị trường +Nếu lãi suất tính được cao hơn lãi suất thị trường thì tìm kiếm biện pháp điều chỉnh lợi nhuận và chi phí khoản vay nhằm bảo đảm lãi suất thực phải dương như:tăng điểm tín dụng của khách hàng để giảm chi phí dự phòng rủi ro, bán ngoại tệ,gửi tiền ngắn hạn…tại Ngân hàng +Tuỳ theo thoả thuận của khách hàng và Ngân hàng có thể áp dụng lãi suất cho vay thả nổi, cố định hoặc kết hợp cả hai loại lãi suất cho một khoản vay.Lãi suất thả nổi là loại lãi suất được Ngân hàng điều chỉnh theo định kỳ 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm hoặc đột xuất theo chính xác lãi suất cho vay từng thời kỳ.Lãi suất cố định là loại lãi suất không thay đổi trong suốt thời hạn của khoản vay. -CBTD đề xuất mức lãi suất cho vay trong nội dung Tờ trình thẩm định cho vay để trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt. *Xem xét điều kiện thanh toán CBTD cùng trưởng phòng tín dụng (hoặc người được uỷ quyền) phối hợp với Phòng Thanh toán xuất nhập khẩu xác định nội dung điều kiện thanh toán và hình thức thanh toán…đối với những khoản vay để thanh toán với nước ngoài. Bước 5: Lập tờ trình thẩm định cho vay Trên cơ sở kết quả thẩm định theo các nội dung trên,CBTD phải lập tờ trình thẩm định nêu được cụ thể kết quả của quá trình thẩm định, đánh giá được phương án SXKD/DAĐT của khách hàng và các ý kiến đề xuất.Theo quy định của NHNT Việt Nam, tờ trình thẩm định phải có đầy đủ các mục sau: -Giới thiệu chi tiết về khách hàng -Nhu cầu vay vốn của khách hàng -Kết quả quá trình thẩm định khách hàng vay vốn -Lợi ích dự kiến của Ngân hàng thu được nếu khoản vay được phê duyệt -Kết quả thẩm định phương án SXKD hoặc mục đích sử dụng vốn và các nguồn trả nợ vay (nếu là cá nhân vay tiêu dùng) -Phân tích hiệu quả và khả năng trả nợ vay -Phân tích rủi ro -Các quan hệ giao dịch với các tổ chức tài chính-tín dụng -Phân tích ngành hàng nếu Doanh nghiệp vay vốn phục vụ SXKD -Tài sản bảo đảm nợ vay -Kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng -Kết luận và đề xuất của các cán bộ tín dụng -Kết luận và đề xuất của trưởng phòng tín dụng hoặc người được uỷ quyền -Quyết định của Giám đốc Ngân hàng cho vay hoặc người được uỷ quyền -Hồ sơ của khách hàng và các hồ sơ khác có liên quan Bước 6:Tái thẩm định khoản vay -Tổng giám đốc NHNT Việt Nam quy định giá trị khoản vay cần tái thẩm định theo từng thời kỳ. Ít nhất phải có 2 cán bộ tham gia tổ tái thẩm định và ít nhất một trưởng hoặc phó phòng tín dụng là thành viên.Những thành viên này không không bao gồm CBTD đã thẩm định lần đầu.Tổ tái thẩm định có trách nhiệm thẩm định lại khách hàng và toàn bộ hồ sơ vay vốn một cách độc lập và ghi rõ ý kiến của mình trên tờ trình về việc đề xuất cho vay/không cho vay để trình Giám đốc NHCV xem xét quyết định và chịu trách nhiệm về nội dung các công việc nêu trên. -Mọi sự khác biệt giữa kết quả thẩm định và tái thẩm định mà có thể dẫn đến các kết luận khác nhau về khách hàng và khoản vay đều phải trình lên Giám đốc Ngân hàng. -Thời gian tái thẩm định không nằm trong thời gian quy định cho thẩm định gốc và không quá 03 ngày đối với món vay ngắn hạn và không quá 05 ngày đối với món vay trung và dài hạn. 2.2.3.Ví dụ minh hoạ cho công tác thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng Ngoại thươg Hà Nội Chủ đầu tư : Công ty TNHH cáp Thăng Long Tên dự án : Dự án liên doanh đầu tư dây chuyền sản xuất cáp sợi quang Địa điểm đầu tư: Đường B1, khu B, khu công nghiệp Phố Nối A, huỵện Văn Lâm, Tỉnh Hưng Yên. Nguồn trả nợ: Từ nguồn khấu hao cơ bản và lợi nhuận của dự án Hoạt động kinh doanh chính: Sản xuất kinh doanh các loại cá và vật liệu điện dân dụng, viễn thông, sản xuất sản phẩm dây đồng, sản phẩm ống nhựa các loại… Tổng trị giá đề nghị vay: USD 973,000.00 Mục đích: Đầu tư dây chuyền sản xuất cáp sợi quang Lãi suất:Theo thông báo lãi suất cho vay của NHNT Hà Nội từng thời kỳ Thời hạn vay:3 năm Nguồn trả nợ:Khấu hao và lợi nhuận để lại Hồ sơ vay vốn kèm theo bảng chỉ tiêu tài chính, đây là một trong những cơ sở quan trọng để đánh giá năng lực tài chính của khách hàng và quyết định nên hay không nên cho vay. Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu Chỉ số Tháng 10/2007 Doanh thu 6.019 Lợi nhuận sau thuế -537 Tổng giá trị tài sản 131.708 Tài sản ngắn hạn 69.329 Trong đó:Giá trị các khoản phải thu 34.739 Giá trị hàng tồn kho 31.569 Tài sản dài hạn 62.379 Trong đó:Giá trị TSCĐ 24.631 Chí phí XDCB dở dang 31.229 Nợ Ngắn hạn 93.242 Trong đó:Vay ngắn hạn 69.048 Nợ dài hạn 0 Vốn chủ sở hữu 38.466 *Khả năng sinh lời + Hệ số lợi nhuận ròng(LN/DT) - + Hệ số lợi nhuận/Tài sản - + Hệ sốLN/Vốn chủ sở hữu - *Khả năng thanh toán +Hệ số thanh toán hiện thời 0,74 +Hệ số thanh toán nhanh 0,40 *Hiệu quả quản lý +Số ngày phải thu bình quân 788 ngày +Số ngày phải trả bình quân 1341 ngày +Số ngày hàng phải trả tồn kho bình quân 633 ngày +Vòng quay vốn lưu động 0,087 vòng *Khả năng cân đối vốn +Hệ số nợ 0,71 +Hệ số nợ ngắn hạn/Tổng nợ 1 Sau khi thẩm định khách hàng, phương án vay vốn, tài sản đảm bảo, tình hình tài chính, môi trường kinh doanh….Cán bộ tín dụng đã lập tờ trình khách h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28589.doc
Tài liệu liên quan