Chuyên đề Hoạt động xuất khẩu giầy sang thị trường EU của công ty TNHH một thành viên giầy Thượng Đình - Thực trạng và giải pháp thúc đẩy

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

BẢN CAM ĐOAN 101

DANH MỤC BẢNG BIỂU - ĐỒ THỊ - SƠ ĐỒ 101

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GIẦY DÉP Ở CÁC DOANH NGHIỆP TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG Ở NƯỚC TA 3

1.1. Mặt hàng giầy dép và đặc điểm của xuất khẩu mặt hàng giầy dép. 3

1.1.1. Đặc điểm của mặt hàng giầy dép. 3

1.1.2. Đặc điểm của hoạt động xuất khẩu mặt hàng giầy dép ở nước ta. 6

1.2. Tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu giầy dép ở nước ta. 9

1.2.1. Đối với đất nước. 9

1.2.2. Đối với các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu giầy dép. 13

1.3. Cơ chế và chính sách của Nhà Nước đối với hoạt động xuất khẩu giầy dép. 15

1.4. Các hình thức xuất khẩu giầy dép. 16

1.4.1. Xuất khẩu giầy dép trực tiếp. 16

1.4.2. Gia công giầy dép xuất khẩu. 17

1.5. Nội dung hoạt động xuất khẩu giầy của doanh nghiệp. 19

1.5.1. Nghiên cứu thị trường xuất khẩu giầy dép. 19

1.5.2. Lập phương án kinh doanh xuất khẩu giầy dép. 21

1.5.3. Giao dịch và đàm phán, ký kết hợp đồng xuất khẩu giầy dép. 22

1.5.4. Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu giầy dép. 25

1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu giầy dép ở các doanh nghiệp. 36

1.6.1. Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu giầy dép của doanh nghiệp. 36

1.6.2. Các nhân tố thuộc môi trường vi mô ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. 42

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GIẦY SANG THỊ TRƯỜNG EU CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN GIẦY THƯỢNG ĐÌNH 46

2.1. Khái quát về công ty TNHH một thành viên giầy Thượng Đình. 46

2.1.1 Thông tin chung về công ty 46

2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty. 47

2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của công ty Giầy Thượng Đình. 51

2.1.4. Mô hình tổ chức bộ máy của công ty giầy Thượng Đình. 52

2.1.5. Nguồn lực của công ty. 56

2.1.6. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây. 66

2.2. Thực trạng hoạt động xuất khẩu giầy của công ty Giầy Thượng Đình trong những năm gần đây. 71

2.2.1. Số lượng giầy xuất khẩu của công ty giai đoạn (2004 – 2007). 71

2.2.2. Tổng kim ngạch xuất khẩu giầy của công ty giầy Thượng Đình giai đoạn ( 2004 – 2007). 72

2.2.3. Cơ cấu chủng loại giầy xuất khẩu của công ty giầy Thượng Định giai đoạn (2004 – 2007). 74

2.2.4. Các thị trường xuất khẩu của công ty giầy Thượng Đình (năm 2004 – 2007). 77

2.3. Thực trạng hoạt động xuất khẩu giầy của công ty giầy Thượng Đình sang thị trường EU giai đoạn (2004 – 2007). 83

2.3.1. Số lượng và kim ngạch xuất khẩu giầy sang thị trường EU của công ty giai đoạn (2004 – 2007). 83

2.3.2. Cơ cấu giầy xuất khẩu của công ty giầy Thượng Đình sang thị trường EU giai đoạn (2004 – 2007). 86

2.3.3. Kim ngạch xuất khẩu giầy sang các nước thuộc thị trường EU của công ty giầy Thượng Đình giai đoạn (2004 – 2007). 92

2.3.4. Phương thức xuất khẩu giầy sang thị trường EU của công ty giầy Thượng Đình. 96

24. Đánh giá về hoạt động xuất khẩu giầy sang thị trường EU của công ty giầy Thượng Đình trong những năm gần đây. 101

2.4.1. Kết quả đạt được. 101

2.4.2. Hạn chế 101

2.4.3. Nguyên nhân. 101

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GIẦY SANG THỊ TRƯỜNG EU CỦA CÔNG TY TNHH 101

MỘT THÀNH VIÊN GIẦY THƯỢNG ĐÌNH 101

3.1.Mục tiêu và phương hướng phát triển của ngành da giầy Việt Nam đến năm 2010. 101

3.1.1.Mục tiêu phát triển. 101

3.1.2. Quy hoạch phát triển sản phẩm. 101

3.1.3. Nhu cầu vốn đầu tư cho ngành da – giầy. 101

3.1.4. Phương hướng phát triển ngành da giầy. 101

3.2. Phương hướng phát triển của công ty giầy Thượng Đình trong thời gian tới. 101

3.2.1. Định hướng chung giai đoạn 2001- 2010 của công ty. 101

3.2.2. Dự báo khả năng xuất khẩu của công ty giầy Thượng Đình sang thị trường EU. 101

3.3. Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu giầy sang thị trường EU của công ty giầy Thượng Đình. 101

3.3.1. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường EU. 101

3.3.2. Tăng cường hoạt động marketing trong hoạt động xuất khẩu giầy của công ty sang thị trường EU. 101

3.3.3.Thực hiện tốt khâu thiết kế giầy. 101

3.3.4. Nâng cao chất lượng và hạ giá thành giầy xuất khẩu sang thị trường EU của công ty. 101

3.3.5. Từng bước chuyển từ làm thuê sang “làm chủ” trong hoạt động xuất khẩu giầy sang thị trường EU. 101

3.3.6. Huy động và sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả trong hoạt động sản xuất - xuất khẩu giầy sang thị trường EU. 101

3.3.7. Nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên. 101

3.4. Một số kiến nghị. 101

3.4.1. Đối với phía nhà nước. 101

3.4.2. Đối với hiệp hội da giầy Việt Nam. 101

KẾT LUẬN 101

 

 

doc138 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3251 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoạt động xuất khẩu giầy sang thị trường EU của công ty TNHH một thành viên giầy Thượng Đình - Thực trạng và giải pháp thúc đẩy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
òng kế hoạch vật tư. Chịu trách nhiệm mua hoặc nhập khẩu vật tư phù hợp với nhu cầu sản xuất, kiểm tra nguyên vật liệu và bao gói, nhận biết và xác định nguồn gốc sản phẩm. Đồng thời phụ trách kho nguyên vật liệu, bán thành phẩm và bảo toàn sản phẩm. Phòng sản xuất gia công. Tổ chức và quản lý việc sản xuất, gia công thành phẩm và bán thành phẩm tại các đơn vị. Phòng quản lý chất lượng. 1. Thống kê, tổng hợp, phân tích hình hình chất lượng toàn công ty, tham mưu cho giám đốc về công tác chất lượng. 2. Kiểm tra việc thực hiện tại các điểm kiểm tra theo hệ thống quản lý chất lượng. Phòng tiêu thụ. 1. Tổ chức quản lý các đại lý tiêu thụ: Sản phẩm của công ty được phân phối bởi một chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh, các tổng đại lý tại Hà Nội và Đà Nẵng, cùng với hệ thống khắp các tỉnh thành trên toàn quốc. Tổng đại lý tại miền Bắc: 107 Tôn Đức Thắng – Hà Nội. Tổng đại lý tại miền Trung: 426 đường Hùng Vương – thành phố Đà Nẵng. Tổng đại lý tại miền Nam: 78D - Nguyễn Văn Trỗi - quận Phú Nhuận – TP Hồ Chí Minh. 2. Phụ trách tiêu thụ nội địa, kho thành phẩm, xếp dỡ, lưu kho, bảo quản và giao hàng. Phòng chế thử mẫu. Nghiên cứu và chế thử form mẫu, đế, dưỡng để phục vụ chế thử sản phẩm, làm mẫu chào hàng và sản xuất. Phòng kỹ thuật công nghệ. 1. Theo dõi đo lường sản phẩm và kiểm tra nguyên liệu cao su, hoá chất, xăng, keo. 2. Kiểm soát các sản phẩm không phù hợp và hành động khắc phục, hành động phòng ngừa các sản phẩm cao su, hoá chất, keo. Ngoài ra còn có phòng bảo vệ, ban vệ sinh lao động và trạm y tế của công ty. Xưởng cơ năng. Phụ trách việc kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa, duy trì hệ thống trang thiết bị để đảm bảo an toàn trong sử dụng thiết bị và an toàn lao động. Xưởng sản xuất giầy thể thao và xưởng sản xuất giầy vải. Các quản đốc phân xưởng. Các quản đốc phân xưởng ( phân xưởng cán, cắt, may, gò giầy vải và giầy thể thao) phụ trách việc hoạch định quá trình sản xuất ở phân xưởng của mình, kiểm soát quá trình sản xuất và đo lường các thông số kỹ thuật cần thiết của sản phẩm để có hướng phòng ngừa và khắc phục các sản phẩm không phù hợp. Các chuyền trưởng ( hoặc các tổ trưởng). Các chuyền trưởng ( thuộc phân xưởng cán, cắt, may, gò giầy vải và giầy thể thao) hoặc các tổ trưởng tổ sản xuất ( thuộc xưởng cơ năng) là những người trực tiếp quản lý các công nhân trong nhóm của mình cho nên phải thường xuyên quan tâm, thăm hỏi đời sống của họ. Đồng thời các chuyền trưởng và tổ trưởng cũng phải lên kế hoạch hoạt động sản xuất của tổ mình để trình cấp trên và tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện của tổ mình để từ đó có hướng điều chỉnh những khuyết điểm còn tồn tại. TỔNG GIÁM ĐỐC Đại diện của lãnh đạo về chất lượng QMRR Phó giám đốc xuất nhập khẩu Phó giám đốc sản xuất Phó giám đốc kỹ thuật – Công nghệ Chất lượng Phó giám đốc thiết bị vệ sinh môi trường và an toàn lao động Phòng Kế hoạch - Tài chính Phòng HC-TC BP-ISO Phòng tiêu thụ Phòng XNK T.Phòng Chế thử mẫu T. Phòng KH-Vật tư T. Phòng SX-GC T. Phòng KT-CN T. Phòng QLCT Phòng bảo vệ Ban vệ sinh lao động Trạm y tế XT Xưởng sản xuất giày vải XT Xưởng sản xuất giày thể thao Xưởng Cơ năng QĐPX cán QĐPX Cắt 1 QĐPX may giày vải QĐPX Cắt 2 QĐPX may giày TT QĐPX gò giày TT QĐPX gò giày vải Tổ trưởng TSX1 Tổ trưởng TSX2 Tổ trưởng TSX3 CT1 CT2 CT3 CT1 CT2 CT1 CT2 CT1 CT2 CT1 CT2 CT1 CT2 CT1 CT1 CT2 Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng 2.1.5. Nguồn lực của công ty. 2.1.5.1. Về trang thiết bị sản xuất. Dây chuyền sản xuất. Từ năm 1992 công ty giầy Thượng Đình đã có sự đầu tư toàn diện bằng máy móc thiết bị nhập khẩu từ Đài Loan và từ đó đến nay, bình quân mỗi năm công ty đầu tư từ 5 – 6 tỷ đồng cho việc đổi mới thiết bị. Trong quý I và quý II năm 2000, công ty đã đầu tư mua mới 2100 máy may, 12 máy cắt dập và 2 dây chuyền sản xuất giầy thể thao. Tính đến cuối năm 2001, công ty đã trang bị được 4 dây chuyền công nghệ sản xuất giầy hoàn chỉnh. Các thiết bị của dây chuyền chủ yếu nhập của Đài Loan và Hàn Quốc. Bảng 2.1: Danh mục một số trang thiết bị sản xuất chính của công ty. STT Tên thiết bị Số lượng (chiếc) Nguồn sản xuất Năm sản xuất Năm trang bị 1 Dây chuyền sản xuất lưỡng tính 1 Đài Loan 1991 1992 2 Dây chuyền SX GTT 2 Hàn Quốc 1996 2000 3 Dây chuyền sản xuất giầy vải 3 Đài Loan 1991 1992 4 Dàn máy thêu vi tính 2 Nhật 1995 1997 5 Dàn máy ép đế thuỷ lực 3 Hàn Quốc 1999 2000 6 Hệ thống máy vi tính 35 Đông Nam Á 1997 1998 ( Nguồn: Phòng kỹ thuật công nghệ). Công ty luôn coi trọng công tác cải tiến liên tục và đầu tư nâng cao hiệu quả máy móc thiết bị, áp dụng hài hoà công nghệ sẵn có và công nghệ mới, đa dạng hoá sản phẩm. Công ty đầu tư mở rộng năng lực sản xuất từ 7 lên 10 dây chuyền sản xuất giầy vải và giầy thể thao hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế, nâng cao năng lực sản xuất từ 5 – 7 triệu đôi vào năm 2007 và 8 triệu đôi vào năm 2010. Đồng thời công ty cũng có các phòng ban chuyên môn về kỹ thuật, công nghệ: 1 phòng chế thử mẫu, thiết kế 3D 1 phòng kỹ thuật, công nghệ. 1 phòng thí nghiệm phân tích tính năng cơ lý của sản phẩm. Hiện nay công ty đang ứng dụng công nghệ sản xuất giầy trên những dây chuyền sản xuất hiện đại nhất của Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc để hạn chế nhập khẩu, giảm giá thành sản phẩm, giao hàng đúng hạn, nhằm góp phần tăng cường sự cạnh tranh . Trụ sở Cty giầy Thượng Đình Vào cuối tháng 9/2004, công ty đã khánh thành và đưa vào sản xuất một nhà máy mới chuyên sản xuất giầy da và giầy thể thao xuất khẩu tại khu công nghiệp Đồng Văn thuộc tỉnh Hà Nam với tổng vốn đầu tư của dự án là 30 tỷ đồng, quy mô diện tích là 10,7 ha. Đây là một trong ba nhà máy của khu liên hiệp sản xuất giầy dép và phụ liệu ngành giầy tại tỉnh Hà Nam do công ty giầy Thượng Đình làm chủ đầu tư. Nhà máy được trang bị 4 dây chuyền sản xuất hoàn chỉnh chuyên sản xuất các loại giầy da, giầy thể thao, dép sandal xuất khẩu đã nâng cao năng lực sản xuất của công ty đạt tới 5,5 triệu đôi / năm, trong đó 2,5 triệu đôi là giầy xuất khẩu và 3 triệu đôi tiêu thụ trong nước. 2.1.5.2.Về sản phẩm. Sản phẩm của công ty đã có mặt trên khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước phục vụ cho các nhu cầu khác nhau: Luyện tập thể thao, leo núi, picnic, bảo hộ lao động và các loại giầy thời trang… liên tục nhiều năm liền, sản phẩm giầy vải Thượng Đình được chứng nhận vào TOPTEN hàng tiêu dùng Việt Nam, hàng Việt Nam chất lượng cao, đạt giải vàng chất lương. Về số lượng Với giầy xuất khẩu thì số lượng sản phẩm sản xuất căn cứ vào số lượng đơn đặt hàng, các hợp đồng kinh tế đã ký kết với các đối tác nước ngoài. Theo nguồn của báo doanh nghiệp và thể thao, tại các cửa hàng bán và giới thiệu của công ty, giày thể thao cùng với giầy vải thuộc hàng hút khách nhất, chủ yếu nhằm tiếp thị ban đầu nhưng ngày nào cũng xuất ra 200 – 300 đôi. Vì vậy, bên cạnh giầy xuất khẩu, công ty căn cứ vào tình hình tiêu thụ sản phẩm trên thị trường nội địa để từ đó công ty có kế hoạch sản xuất cho phù hợp. Với các đơn đặt hàng của khách hàng thì công ty sẽ phải làm lại mẫu ( có sự xác nhận của phía bên kia) để sao cho sản phẩm được sản xuất ra phù hợp với dây chuyền công nghệ hiện có của công ty. Về chất lượng Các sản phẩm của công ty được sản xuất theo tiêu chuẩn TCVN 8716 và hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000. Chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng quyết định một sản phẩm có tiêu thụ được hay không, đặc biệt trong việc thâm nhập vào những thị trường khó tính như: Mỹ, EU… Sản phẩm của công ty đã được chứng nhận về hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000. Đây là một sự phấn đấu không ngừng của toàn thể cán bộ công nhân viên toàn công ty nhằm nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm của mình trên thị trường. Về chủng loại sản phẩm Công ty giầy Thượng Đình có quy mô khá lớn, sản xuất kinh doanh độc lập. Hiện nay công ty sản xuất hai loại sản phẩm chính là giầy vải và giầy thể thao, chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu ( chiếm 60% tổng sản lượng), ngoài ra còn sản xuất giầy thời trang nhưng chỉ với số lượng rất nhỏ để đáp ứng cho nhu cầu của thị trường. Sau đây là một số mẫu giầy của công ty: Giầy vải Giầy thể thao Dép sandal Đặc tính của sản phẩm: Đối với sản phẩm giầy vải và giầy thể thao: Có thể giặt nước và giặt sau nhiều lần sử dụng, có độ bền tương đối giữa các phần chi tiết mũi giầy với đế giầy, chất lượng chế tạo giầy phù hợp cho người sử dụng, nhất là trong điều kiện khí hậu nóng ẩm. Đối với giầy thời trang: Kiểu dáng và màu sắc phong phú, có nhiều tiện ích sử dụng (giầy chun, giầy quai cài), đặc tính kỹ thuật (tính mài mòn, độ uốn gập). 2.1.5.3. Thương hiệu của công ty. Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu của công ty thông qua mua, bán, sử dụng hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo: 55 – 60 triệu người. Phạm vi lãnh thổ mà hàng hoá hoặc dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành là toàn lãnh thổ Việt Nam và một số nước: Trung Quốc, Lào, Campuchia. Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu: Từ năm 1998 đến nay. Năm 1998: Được cục sở hữu công nghiệp cấp bảo hộ bản quyền thương hiệu " biểu tượng – logo Công ty " tại Việt Nam theo số 34720. Năm 2000: Đã đăng ký và được bảo hộ thương hiệu " biểu tương – Logo Công ty" tại thị trường Trung Quốc theo số 3257242. Năm 2004: Được cục sở hữu công nghiệp cấp bảo hộ bản quyền câu khẩu ngữ (slogan), phần chữ và phần hình tại Việt Nam theo số 55454. " Giúp Bạn sức mạnh tự tin giành chiến thắng" Giá trị của nhãn hiệu: Trải qua gần 50 năm xây dựng và trưởng thành, nhãn hiệu giầy Thượng Đình đã được nhiều người tiêu dùng biết đến và ưa thích, sử dụng thường xuyên. Điều này được thể hiện qua các số liệu sản xuất và tiêu dùng tăng trưởng qua các năm, qua các giải thưởng, phần thưởng cho các sản phẩm của công ty, chứng tỏ giá trị của nhãn hiệu giầy Thượng Đình là vô cùng to lớn, đã chiếm được sự tin dùng và ưa thích nhất của người tiêu dùng. 2.1.5.4. Đặc điểm về vốn. Bảng 2.2: Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty giai đoạn (2004-2007) (Đơn vị tính: Triệu đồng). Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Giá trị TT (%) Giá trị Giá trị Giá trị TT (%) Giá trị TT (%) Giá trị TT (%) 1. Tài sản 69680 100 75373 100 86166 100 94564 100 124845 100 Trong đó Tài sản cố định 22298 32 21487 28 20065 23 20315 21 27465 22 Tài sản lưu động 47382 68 53986 72 66101 77 74249 79 97380 78 2. Nguồn vốn 69680 100 75373 100 86166 100 94564 100 124845 100 Trong đó Vồn chủ sở hữu 38324 55 40373 53 48536 56 50564 53 67416 54 Vốn ngân sách 11129 16 10248 14 13187 15 13208 14 17478 14 Vốn tự bổ sung 10195 15 12025 16 13479 16 12972 13 13834 11 Vốn vay 10032 14 9144 12 10964 13 17820 20 26117 21 ( Nguồn: Phòng kế toán ) Theo số liệu ở bảng trên ta thấy tài sản của công ty tăng nhanh qua các năm: Năm 2007 tăng gấp 1,79 lần so với năm 2003. Trong giai đoạn từ 2003 – 2007, số tài sản cố định (TSCĐ) của công ty giảm dần: Năm 2003, TSCĐ chiếm 32% tổng tài sản giảm xuống còn 21% (năm 2006) và năm 2007, số TSCĐ chiếm 22% trong tổng tài sản của công ty. Ngược lại, số tài sản lưu động tăng dần từ 68% (năm 2003) tới 79% ( năm 2006) và 78% (năm 2007). Tài sản của doanh nghiệp được trang trải bởi 4 nguồn: Nguồn vốn chủ sở hữu, vốn ngân sách, vốn tự bổ sung và vốn đi vay. Trong đó, vốn chủ sở hữu của công ty luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn qua các năm. Điều này thể hiện được khả năng tự chủ về mặt tài chính của công ty. Nguồn vốn vay của công ty giảm dần từ 14% (năm 2003) xuống còn 12% (năm 2004), 13% (năm 2005) và năm 2006 số vốn vay có tăng lên so với năm trước là bởi vì công ty tập trung nguồn lực vào đầu tư trang thiết bị và năm 2007 do quy mô sản xuất tăng lên, nhu cầu về vốn cũng tăng lên vì vậy số vốn vay năm 2007 là 26117 triệu đồng (chiếm 21% trong tổng nguồn vốn của công ty). Nguồn vốn tự bổ sung của công ty cũng tăng lên đáng kể. Điều này phần nào nói lên hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tốt qua các năm. Vốn ngân sách vẫn chiếm một tỷ trọng ổn định trong cơ cấu nguồn vốn của công ty, dao động trong khoảng 14% - 16% trong tổng nguồn vốn qua các năm. Mặt bằng sản xuất: Tổng diện tích: 35.000 m2 .Trong đó: Nhà xưởng: 23.000 m2 Văn phòng: 12.000 m2 2.1.5.5. Đặc điểm về lao động của công ty. Công ty giầy Thượng Đình là một công ty có quy mô lao động khá lớn. Tính đến hết ngày 31/12/2007, công ty có tất cả 1748 lao động trong đó có: 603 lao động nam (chiếm 34,5%) và 1145 lao động nữ (chiếm 65,5%). Số cán bộ công nhân viên gián tiếp là: 295 người (chiếm 16,88% tổng số lao động) trong đó số cán bộ là 84 người (chiếm 28,5% số CBCNV gián tiếp); số nhân viên nghiệp vụ là 158 người (chiếm 53,6% số CBCNV gián tiếp); số nhân viên tạp vụ và phục vụ là 53 người (chiếm 17,9% số CBCNVgián tiếp). Số công nhân trực tiếp sản xuất là 1260 người (chiếm 72,1% tổng số lao động). Số học sinh, thử việc là 193 người (chiếm 11,02% tổng số lao động). Số thợ bậc 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7 lần lượt là 401 người, 201 người, 189 người, 148 người, 97 người, 166 người, 24 người. Bảng 2.3: Báo cáo tổng hợp sử dụng lao động năm 2007. Năm Tổng số Giới tính CBCNV gián tiếp CN TTSX Học sinh, thử việc. Nam Nữ Tổng số Cán bộ Nhân viên Phục vụ 2003 1625 460 1165 325 70 183 72 1175 125 2004 1867 601 1266 340 77 179 84 1390 137 2005 1852 549 1303 357 78 185 89 1315 180 2006 1790 732 1058 350 78 181 87 1336 104 2007 1748 603 1145 295 84 158 53 1260 192 ( Nguồn: phòng tổ chức). Số lao động của công ty không có sự biến động mạnh qua các năm, số công nhân trực tiếp sản xuất chiếm tỷ trọng lớn. Trình độ của cán bộ quản lý, lực lượng cán bộ kỹ thuật: Công ty có một đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao, đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh của công ty ( thạc sỹ, cử nhân, kỹ sư trên 130 người; cao đẳng, trung cấp: trên 100 người ). Lao động đầu vào của công ty chủ yếu là lao động phổ thông chưa qua đào tạo. Nguồn tuyển dụng công nhân chủ lực là các lao động phổ thông tuổi từ 16 đến 28 ở khu vực nông thôn. Số lượng lao động ở độ tuổi học sinh còn chiếm tỷ lệ lớn, trình độ tay nghề của người lao động chưa cao chủ yếu là thợ bậc 2 ( 401 người) và bậc 3 (201 người). Vì vậy công ty luôn quan tâm chú trọng công tác đào tạo nâng cao năng lực cán bộ, trình độ tay nghề cho công nhân. Hàng năm công ty thường xuyên mở các lớp đào tạo, mời chuyên gia giáo viên bên ngoài về giảng dạy cho CBCNV nâng cao nhận thức chuyên môn. Từ năm 2002, công ty đã thành lập cơ sở dạy nghề để thường xuyên tổ chức các lớp học đào tạo dạy nghề cho công nhân, nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, đáp ứng các yêu cầu sản xuất kinh doanh của công ty. Bên cạnh đó, để đẩy mạnh, phát triển sản xuất thì việc chăm lo quyền lợi của người lao động luôn được Đảng uỷ, ban Giám đốc quan tâm thường xuyên. Hiện nay thu nhập bình quân của người lao động là một triệu đồng/người/tháng. Các khoản bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội đối với người lao động được thực hiện đầy đủ, bên cạnh đó, công ty có chế độ riêng đối với nữ công nhân, viên chức. Những giờ hội họp công đoàn của công nhân đều được tính công như khi tham gia sản xuất. Một truyền thống tốt đẹp của công ty là ngoài những dịp hiếu, hỉ thì khi tứ thân phụ mẫu của người lao động thọ 70 tuổi, mỗi cụ đều được nhận quà mừng. Giá trị vật chất tuy không lớn song thể hiện tình cảm đối với người công nhân, qua đó mọi người càng thêm gắn bó với công ty. Là một trong không nhiều doanh nghiệp xây dựng được nhà nghỉ riêng ở Sầm Sơn (Thanh Hoá) nên chế độ phúc lợi của công nhân, viên chức được đảm bảo với khoảng 700 – 800 người đi nghỉ trong một năm. Đặc biệt, công ty thưởng lớn cho các lao động xuất sắc bằng các chuyến tham quan, học hỏi ở nước ngoài. Nhằm bảo vệ sức khoẻ người lao động, công ty quan tâm cải tạo, chống nóng nhà xưởng, bảo đảm an toàn thực phẩm tại nhà ăn cũng như đưa hệ thống quản lý môi trường ISO 14000 vào triển khai. Chính nhờ sự quan tâm này mà hoạt động công đoàn tại công ty giầy Thượng Đình luôn đạt danh hiệu vững mạnh xuất sắc. Đây cũng là tổ chức công đoàn đầu tiên trong ngành công nghiệp Hà Nội được tặng thưởng Huân chương lao động hạng Ba. Những kết quả đạt được trong sản xuất kinh doanh cũng như trong việc nâng cao đời sống của người lao động đã giúp công ty khẳng định vững vàng thương hiệu của mình, hội đủ điều kiện để sẵn sàng cho xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. 2.1.6. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây. 2.1.6.1. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây. Trong những năm gần đây, công ty giầy Thượng Đình đang từng bước phát triển đi lên để khẳng định thế đứng của mình trong ngành da giầy Việt Nam. Với những kết quả đạt được trong sản xuất kinh doanh cũng như trong việc nâng cao đời sống của người lao động đã giúp công ty khẳng định vững vàng thương hiệu của mình, hội đủ điều kiện để sẵn sàng cho xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Những nỗ lực trong hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty đã và đang tạo ra những sản phẩm có chất lượng, giá thành phù hợp đáp ứng nhu cầu phong phú và đa dạng trên thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu nhằm từng bước tạo ra chữ tín cho sản phẩm của công ty, đẩy mạnh hơn nữa khả năng tiêu thụ sản phẩm của công ty, không ngừng duy trì khách hàng truyền thống và thu hút thêm nhiều khách hàng mới, đời sống cán bộ công nhân viên vì thế mà ngày càng được cải thiện. Điều này thể hiện rõ nét qua kết quả sản xuất kinh doanh của công ty: Bảng 2.4: Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong 5 năm 2002 – 2006. STT Chỉ tiêu Đơn vị 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Bình quân 1 GT SXCN Tỷ đồng 125,1 147,5 170,7 196,1 205,0 225 178,23 2 Tổng doanh thu Tỷ đồng 100,2 211,3 128,6 150 163,3 210 160,57 3 Nộp NSNN Triệu đồng 297,1 234 183 143 112,5 105,3 179,15 4 Đầu tư phát triển Triệu đồng 2.570 3.900 34.930 10.000 8.500 11.200 11.850 5 Thu nhập bình quân Nghìn đồng 870 960 1.050 1.100 1.300 1500 1.130 6 Lợi nhuận Triệu đồng 800 900 320 1.000 1.500 2104 1.104 ( Nguồn: Tổng hợp báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh qua các năm) Qua bảng trên ta thấy: Về giá trị SXCN: Giá trị SXCN của công ty liên tục tăng qua các năm với tốc độ cao, bình quân là 178,23 tỷ đồng/ năm. Điều này cho thấy năng suất lao động của công ty ngày càng nâng cao, quy mô sản xuất được mở rộng, sử dụng có hiệu quả máy móc thiết bị. Với tốc độ tăng năm sau cao hơn năm trước cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng phát triển. Đây là kết quả của sự nỗ lực của toàn công ty. Về tổng doanh thu: Doanh thu của công ty đã tăng dần qua các năm, doanh thu bình quân hàng năm là 160,57 tỷ đồng. Doanh thu ngày càng tăng cho thấy tình hình tiêu thụ của công ty ngày càng tăng. Theo ông Hoàng Văn Chung – phó tổng giám đốc công ty giầy Thượng Đình cho biết: Xuất khẩu chỉ có mùa vụ ( giầy vải từ tháng 10 đến tháng 4), những tháng cuối năm, trung bình sản xuất được 15 nghìn đôi/ ngày để xuất khẩu. Hết mùa xuất khẩu là thời gian làm hàng trong nước. Năm 2006, giầy tiêu thụ nội địa là 3 triệu đôi, xuất khẩu 2,5 triệu đôi. Với tình hình tiêu thụ như vậy làm cho doanh thu tăng lên nhanh chóng. Bên cạnh đó, thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng cả ở thị trường trong nước (1 chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh, 3 tổng đại lý và hơn 50 đại lý toàn quốc) và thị trường xuất khẩu ( thị trường EU, Nam Mỹ, Oxtraylia, Đông Âu và Châu Á). Từ năm 2005 và 2006, công ty đã có những đơn hàng "xuất" đi Mỹ , Nam Phi, Pêru, Mêxicô… theo xu hướng không có quota. Điều này càng mở rộng con đường tiêu thụ sản phẩm cho doanh nghiệp. Tuy nhiên ta nhận thấy rằng: Giá trị SXCN của công ty luôn lớn hơn doanh thu là do công ty nhận hàng gia công. Trước đây khi công ty chưa nhận gia công giầy thể thao thì doanh thu của công ty luôn cao hơn giá trị SXCN hơn do công ty có nguồn thu từ nhà nghỉ ở Sầm Sơn – Thanh Hóa nhưng từ khi công ty nhận gia công giầy thì do giá bán giầy gia công thấp hơn so với mức quy định của nhà nước cho nên doanh thu luôn thấp hơn giá trị SXCN. Về nộp ngân sách Nhà Nước: Nhận thấy mức nộp ngân sách Nhà nước của công ty ngày càng giảm. Mức nộp ngân sách bình quân là 179,15 triệu đồng. Điều này được giải thích bởi 2 nguyên nhân: Thứ nhất là kể từ khi Nhà nước bắt đầu áp dụng luật thuế giá trị gia tăng nên công ty được hoàn thuế. Thứ hai là doanh thu xuất khẩu chiếm 65% tổng doanh thu nên công ty được miễn thuế xuất khẩu. Về đầu tư phát triển và lợi nhuận của công ty: Có thể thấy sự biến động trong lợi nhuận của công ty qua các năm. Lợi nhuận năm 2002 (đạt 800 triệu đồng) giảm 50,06% so với năm 2001 (đạt 1602 triệu đồng), lợi nhuận năm 2004 giảm 64,44% so với năm 2003. Lý do là vì công ty đã trích một khoản lớn lợi nhuận để đầu tư mạnh vào 2 năm 2002 và 2004. Đặc biệt năm 2004, công ty đã mở rộng quy mô sản xuất với việc đầu tư xây dựng thêm một nhà máy tại tỉnh Hà Nam với số vốn lên tới gần 35 tỷ đồng, tạo thêm việc làm cho 400 công nhân và đến cuối tháng 9/2004 công ty mới bắt đầu đi vào hoạt động nên còn gặp rất nhiều khó khăn và chưa đem lại doanh thu trong khi đó công ty vẫn phải trả lãi vay hàng tháng cho ngân hàng. Tuy nhiên 2 năm tiếp theo cho thấy lợi nhuận đã gia tăng, điều này chứng tỏ phương thức đầu tư của công ty bước đầu đã phát huy hiệu quả. Về thu nhập bình quân của người lao động: Với sự quan tâm của ban lãnh đạo công ty cũng như sự phát triển hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh mà đời sống của người lao động không ngừng được cải thiện. Qua bảng ta thấy, thu nhập bình quân của người lao động liên tục tăng dần qua các năm với mức tăng trung bình 11,6%/năm. Thu nhập công nhân tăng do công ty áp dụng trả tiền công theo sản phẩm nên đã khuyến khích công nhân lao động hăng say hơn nữa. Không chỉ dừng lại ở đó, công ty ngày càng quan tâm đến việc thực hiện các hoạt động phúc lợi xã hội nhằm nâng cao chất lượng đời sống cán bộ công nhân viên của công ty góp phần tái tạo sức lao động. 2.1.6.2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty. Số lượng các sản phẩm tiêu thụ chủ yếu của công ty qua các năm đều tăng cao, thể hiện ở bảng 2.5. Bảng 2.5: Tình hình tiêu thụ sản phẩm và cơ cấu sản lượng tiêu thụ các sản phẩm giầy của công ty giầy Thượng Đình (năm 2003 – 2007). (Đơn vị: nghìn đôi) STT Các sản phẩm chủ yếu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 SL TT (%) SL TT (%) SL TT (%) SL TT (%) SL TT (%) 1 Giầy xuất khẩu 2.103 40 2.139 39 2.912 42 2.971 41 3.105 42 Trong đó Giầy vải 1.335 25 1.001 18 1.642 23 1.623 22 1.774 24 Giầy thể thao 768 15 1.138 21 1.270 19 1.348 19 1.331 18 2 Giầy tiêu thụ nội địa 3.126 60 3.314 61 3966 58 4.276 59 4.289 58 Trong đó Giầy bata 1.841 35 1.725 32 1.835 27 1.823 25 1922 26 Giầy nam 598 11 1.005 18 1.367 20 1.551 21 1626 22 Giầy nữ 464 9 441 8 549 8 684 9 672 9 Giầy trẻ em 223 5 143 3 215 3 209 3 69 1 3 Tổng 5229 100 5453 100 6878 100 7247 100 7394 100 ( Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu) Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty tăng nhanh qua các năm từ 5229 nghìn đôi năm 2003 tới 7394 nghìn đôi năm 2007. Ở công ty giầy Thượng Đình, hoạt động xuất khẩu luôn được quan tâm và tập trung đẩy mạnh. Qua các năm ta có thể thấy số lượng giầy xuất khẩu tăng lên, chiếm 40% tổng số sản phẩm của công ty với 2 loại giầy xuất khẩu là giầy vải và giầy thể thao. Trong đó, sản phẩm giầy vải xuất khẩu vẫn chiếm tỷ trọng lớn vì đây là sản phẩm có thế mạnh của công ty. Sản phẩm của công ty đã được xuất khẩu đến các nước Châu Âu với tỷ lệ 60% tổng sản lượng của công ty. Công ty cũng đã sản xuất ra các sản phẩm cho các hãng lớn như: FILA, UMBRO, KELME, AMERICAN EAGLE,GOLA, JOHN SMITH, KAPPA… Sản phẩm giầy nội địa chiếm tỷ trọng 60% tổng số sản phẩm của công ty. Cụ thể là: Giầy bata: Số lượng tiêu thụ sản phẩm này có xu hướng giảm dần, giảm mạnh nhất là vào năm 2004 với 1.725 nghìn đôi, tỷ trọng giảm hiện nay giảm từ 35% (năm 2003) xuống còn 25% (năm 2006) và dừng lại ở mức 26% (năm 2007) trong tổng số sản phẩm tiêu thụ của công ty điều này phần nào cho thấy rằng sản phẩm giầy bata không còn phù hợp với nhu cầu thị trường vì mẫu mã không phong phú và khách hàng có thể sử dụng thay thế giầy bata bằng các kiểu giầy vải và giầy thể thao có kiểu dáng mẫu mã phong phú và bền đẹp. Bên cạnh đó, mặt hàng giầy bata của Trung Quốc tràn vào nước ta có giá thấp hơn nhiều, chất lượng không hề thua kém sản phẩm của công ty đã làm cho nhu cầu về sản phẩm này chững lại.Vì vậy, công ty cần có kế hoạch sản xuất cho phù hợp với mặt hàng này. Giầy nam người lớn: Đặc trưng cho sự khoẻ khoắn và linh hoạt của nam giới cho nên các sản phẩm giầy của nam được thiết kế một cách bền chắc mà vẫn đảm bảo tính thời trang, có thể dùng đi làm hoặc đi du lịch, đi picnic. Nhờ đó số lượng tiêu thụ sản phẩm này tăng mạnh qua các năm, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu sản phẩm tiêu thụ của công ty,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc20472.doc
Tài liệu liên quan