Chuyên đề Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty cổ phần xi măng Sài Sơn

MỤC LỤC

Lời nói đầu. . .1

Phần I: Lý luận chung về công tác kế toán nVL, CCDC

trong doanh nghiệp sảnxuất. . .3

I. Sự cần thiết phải tổ chức công Tác kế toán NVL, CCDC trong doanh nghiệp

sản xuất. .3

1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của NVL, CCDC trong quá trình sản xuất. .3

1.1. Khái niệm NVL, CCDC . . .4

1.2. Đặc điểm NVL, CCDC. .5

1.3. Vai trò của NVL, CCDC đối với quá trình sản xuất. .5

2. Yêu cầu quản lý NVL, CCDC .6

3. ý nghĩa và nhiệm vụ của NVL, CCDC trong doanh nghiệp sản xuất. 5

II. Phân loại và đánh giá NVL, CCDC . .7

1.Phân loại NVL. .7

1.1. Căn cứ vào nội dung kinh tế và yêu cầu kế toán quản trị trong doanh

nghiệp sản xuất, NVL được chia thành các loạị sau:.7

1.2. Căn cứ vào mục đích công dụng của NVL cũng như nội dung quy định

phản ánh chi phí vật liệu trên các TK kế toán thì NVL được chia thành .7

1.3. Căn cứ vào nguồn hình thành NVL được chia thành.7

2.Phân loại CCDC. .8

3.Đánh giá NVL, CCDC .8

3.1. Các nguyên tắc cần tuân thủ trong quá trình đánh giá NVL, CCDC.8

3.2.Các phương pháp đánh giá NVL, CCDC .9

III.Nội dung công tác kế toán NVL, CCDC. .13

1.Tổ chức kế toán chi tiết NVL, CCDC . .13

1.1.Yêucầu hạch toán chi tiết.13

1.2.Chứngtừkế toán nhập - xuất kho. .13

1.3. Sổ hạch toán chi tiết NVL, CCDC . . .14

1.4. Các phương pháp hạch toán chi tiết NVL , CCDC. .14

2.Kế toán tổng hợp Nhập, xuất NVL, CCDC .20

2.1. Các phương pháp kế toán tổng hợp NVL, CCDC.20

2.2. Kế toán tổng hợp nhập, xuất NVL, CCDC trường hợp doanh nghiệp

áp dụng hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX.21

2.3. Kế toán tổng hợp nhập, xuất NVL, CCDC trong trường hợp áp dụng

hàng tồn kho theo phương pháp KKĐK .26

Phần II: tình hình thực tế công tác kế toán NVL, CCDC tại công ty cổ phần xi măng Sài Sơn - Hà Tây. .29

I.Những vấn đề chung. .29

1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần xi măng Sài Sơn

- Hà Tây. .29

2. Định hướng phát triển. . .30

3. Đặc điểm môi trường. .30

4.Thuận lợi và khó khăn. .30

5. Tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh. .31

5.1. Nhiệm vụ sản xuất cơ bản. .31

5.2. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm.32

6. Đặc điểm sản phẩm.34

7. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty.34

8.Tổ chức bộ máy kế toán tài vụ của công ty.36

9. Mối quan hệ công tác giữa các bộ phận với cán bộ kế toán.38

10. Hình thức kế toán công ty áp dụng.38

11.Chỉ tiêu đạt được.40

II. Thực tế công tác kế toán NVL, CCDC ở công ty cổ phần xi măng Sài Sơn- Hà Tây.41

1.Các loại NVL, CCDC trong công ty .41

2.Thủ tục nhập, xuất NVL,CCDC.42

2.1.Thủ tục nhập NVL, CCDC .42

2.2. Thủ tục xuất NVL, CCDC.48

3. Phương pháp tính giá thực tế NVL, CCDC nhập xuất kho.50

3.1.Đối với NVL, CCDC nhập kho. .50

3.2.Đối với NVL, CCDC xuất kho. .50

4. Phương pháp ghi sổ chi tiếtVL, DC; sổ tổng hợp nhập, xuất, tồn VL, DC. .51

4.1. Phương pháp ghi sổ chi tiết VL, DC. .51

4.2. Phương pháp ghi sổ tổng hợp VL, DC.51

Phần III: Một số ý kiến nhận xét và đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán NVL, CCDC tại công ty cổ phần xi măng Sài Sơn – Hà Tây. .67

I. Một số ý kiến nhận xét . .67

II. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán NVL, CCDC

ở công ty cổ phần xi măng Sài Sơn – Hà Tây. .68

 

doc84 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2588 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty cổ phần xi măng Sài Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
) (7) TK 111, 112, 331 TK 111,112,331,138 (2) (8) TK 1331 TK 1331 TK 333 TK 1381 (3) (9) TK 411 TK 627,641,642 (4) (10a) TK 336,338 TK 621 (5) (10b) TK 128,222 (6) Ghi chú: (1): Đầu kỳ kết chuyển giá trị NVL, CCDC đi đường và tồn cuối kỳ trước sang TK 611 (2): NVL, CCDC mua ngoài nhập kho (3): Thuế nhập khẩu và thuế GTGT của hàng nhập kho (4): nhận vốn góp liên doanh (5): Vay tạm thời NVL, CCDC (6): Nhận lại vốn góp liên doanh (7): Cuối kỳ kết chuyển giá trị NVL, CCDC tồn kho (8): Giảm giá NVL, CCDC (9): NVL, CCDC thiếu chờ xử lý (10a): Giá trị NVL, CCDC xuất dùng cho sản xuất chung, bán hàng, quản lý DN (10b): Giá trị NVL, CCDC xuất dùng trực tiếp cho sản xuất. 2.4. Tổ chức hệ thống sổ kế toán tổng hợp NVL, CCDC Theo chế độ kế toán hiện hành quy định về việc mở, ghi chép, lưu giữ và bảo quản sổ kế toán trong các doanh nghiệp. Theo văn bản này hệ thống sổ kế toán được tổ chức theo những hình thức sau: Hình thức nhật ký chung Hình thức chứng từ ghi sổ Hình thức nhật ký sổ cái Hình thức nhật ký chứng từ Mỗi doanh nghiệp phải căn cứ vào điều kiện cụ thể của mình để lựa chọn hình thức ghi sổ cho phù hợp. Mỗi hình thức kế toán sẽ sử dụng những sổ kế toán khác nhau. Tuỳ thuộc vào hình thức kế toán doanh nghiệp đang áp dụng mà kế toán tổng hợp NVL, CCDC sử dụng các số kế toán thích hợp. Hình thức nhật ký chung Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ nhập, xuất NVL, CCDC trước hết kế toán ghi nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào số liệu đã ghi trên sổ nhật ký chung để ghi vào sổ cái các tài khoản kế toán cho phù hợp ( sổ cái TK 152, 153) ở dòng nợ hoặc có. Nếu đơn vị có mở sổ chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ nhật ký chung các nghiệp vụ nhập, xuất NVL, CCDC phát sinh được ghi vào sổ kế toán chi tiết có liên quan. Trong trường hợp doanh nghiệp có mở nhật ký đặc biệt thì hàng ngày căn cứ vào các chứng từ nhập, xuất NVL, CCDC ghi nghiệp vụ phát sinh vào nhật ký đặc biệt. Định kỳ (3,5 ngày)hoặc cuối tháng tuỳ theo khối lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các TK phù hợp trên sổ cái. * Sơ đồ hình thức kế toán Chứng từ gốc Nhật ký chung Sổ cái TK152, 153, 621, 622, 627 Bảng cân đối số phát sinh Báo biểu kế toán Nhật ký đặc biệt Sổ, thẻ kế toán chi tiết TK152, 153, 621, 622, 627 Bảng tổng hợp chi tiết TK152, 153, 621, 622, 627 1 Trình tự ghi sổ nhật ký chung ghi chú: : ghi hàng ngày : ghi cuối tháng : quan hệ đối chiếu Các sổ sách kế toán sử dụng trong hình thức này: Sổ nhật ký chung: là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh theo trình tự thời gian.Bên cạnh đó thực hiện việc phản ánh theo mối quan hệ đối ứng tài khoản( định khoản kế toán) để phục vụ việc ghi chép sổ cái. Số liệu ghi trên nhật ký chung làm căn cứ để ghi sổ cái. Sổ cái: là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong niên độ kế toántheo tài khoản kế toánđược quy định trong hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp. Mỗi tài khoản kế toán được mở một hoặc một số trang liên tiếp trên sổ cái đủ để ghi chép trong niên độ kế toán. Các sổ, thẻ chi tiết: dùng để phản ánh các đối tượng kế toán chi tiết(NVL,CCDC, TSCĐ, CPSX, tiêu thụ, thanh toán) Phần II Tình hình thực tế công tác kế toán nvl, ccdc tại công ty cổ phần xi măng sài sơn - hà tây I.NHữNG VấN Đề CHUNG CủA CÔNG TY 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần xi măng Sài Sơn Công ty cổ phần xi măng Sài Sơn là doanh nghiệp được thành lập theo hình thức chuyển từ doanh nghiệp nhà nước “công ty xi măng sài sơn” thành “công ty cổ phần xi măng sài sơn” kể từ ngày 01/01/2004 Địa chỉ: xã Sài Sơn –huyện Quốc Oai –tỉnh Hà Tây Điện thoại :034.843.110 – 034.843.184 Fax:034.843.188 Công ty cổ phần xi măng Sài Sơn là công ty hạch toán độc lập có tư cách pháp nhân và trực thuộc sở xây dựng Hà Tây.Công ty được thành lập vào ngày 28/11/1958 dưới sự quản lý của cục hậu cần quân đội nhân dân Việt Nam. Năm 1962 xí nghiệp xi măng Sài Sơn được chuyển giao từ quân đội sang sự quản lý của công ty công nghiệp Sơn Tây. Năm 1977 hợp nhất xí nghiệp xi măng Sài Sơn với xí nghiệp vôi Sài Sơn thành xí nghiệp xi măng vôi Sài Sơn. Năm 1989 xí nghiệp xi măng Sài Sơn như đứng trước bờ vực phá sản ,tuy nhiên dưới sự cố gắng của ban lănh đạo công ty và tập thể cán bộ công nhân viên công ty , kể từ cuối năm 1989 đến đầu năm 1990 đă phát huy được năng lực của mình để nhận thức được vai trò của công nghệ sản xuất công ty đă mạnh dạn đầu tư xây dựng qui trình công nghệ sản xuất, từ đó đi vào sản xuất có hiệu quả , đời sống cán bộ công nhân viên trong công ty được nâng cao.Theo quyết định số 482QĐ/UB ngày 11/12/1992 của UBND tỉnh Hà Tây “xí nghiệp xi măng Sài Sơn” được thành lập lại là doanh nghiệp nhà nước và được đổi rên là “công ty xi măng Sài Sơn” với nhiệm vụ là sản xuất xi măng phục vụ cho nghành xây dựng. Không những thế sản phẩm của công ty phải đảm bảo về chất lượng sản phẩm, mẫu mã, bao bì, dịch vụ cao.Theo quyết định số 2369QĐ/UB ngày 13/11/2003 của UBND tỉnh Hà Tây chuyển đổi “công ty xi măng Sài Sơn” thành “ công ty cổ phần xi măng Sài Sơn”.Để phù hợp với công nghệ sản xuất và khả năng tài chính của mình công ty đã chọn hướng đi là đầu tư từng phần, từng bước vững chắc, đón đầu các thiết bị hiện đại nên đã phát huy được hiệu quả của vốn vay, sản lượng liên tục tăng, điều kiện làm việc của công nhân được cải thiện. Trong cơ chế thị trường khắc nghiệt do sự phát triển nhanh và cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp trong nước và đầu tư nước ngoài, để tồn tại và phát triển tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty đã có sự đoàn kết nhất trí cao cố gắng hết mình đặc biệt là ban lãnh đạo công ty. - Một số thành tựu công ty đạt được: + Huy chương vàng chất lượng cao nghành xây dựng năm 1992-1993 + Giải bạc chất lượng năm 1996 + Giải vàng chất lượng năm 1999 + Huân chương lao động hạng 2 năm 1997 và nhiều huân chương cao quí khác. Đặc biệt 20/10/2000 công ty được chủ tịch nước Trần Đức Lương tặng danh hiệu “anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới”- đây là một vinh dự lớn cho công ty. Ngày 28/11/2000 công ty lại một lần nữa vinh dự được đích thân thủ tướng Phan Văn Khải tặng lãng hoa.Cũng nhân dịp này công ty đã được tổ chức BVQI(Anh) và tổ chức Quacert của Việt Nam cấp chứng chỉ hệ thống đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn quôc tế ISO 9002. Ngày 28/11/2001 công ty được cấp chứng chỉ hệ thống quản lý môi trường ISO 14000. Như vậy trải qua các giai đoạn thăng trầm lịch sử, qua nhiều lần đổi tên hiện nay công ty cổ phần xi măng Sài Sơn đã khẳng định được vị thế của mìỉntên thị trường. Công ty đã có 1 cơ ngơi khang trang, một dây chuyền sản xuất với công nghệ hiện đại đóng góp đáng kể cho sự phát triển của nghành xi măng đồng thời tạo công ăn việc làm cho 1 số lượng lớn lao động. 2. Định hướng phát triển Phát huy tối đa năng lực sản xuất hiện có, tổ chức điều hành và quản lý sản xuất kinh doanh một cách khoa học, năng động sáng tạo để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nâng cao vai trò của chi nhánh Chương Mỹ, xây dựng thương hiệu xi măng Nam Sơn trở thành thương hiệu mạnh, có uy tín.Mở rộng thị trường xi măng Sài Sơn ở chi nhánh Chương Mỹ để tạo ra thị trường khu vực rộng lớn đáp ứng cho dự án đầu tưkhi đi vào hoạt động. Tập trung mọi nguồn lực để triển khai nhanh,có hiệu quả dự án xây dựng nhà máy xi măng Nam Sơn công suất 1000 tấn clinker/ ngày. Về sản xuất,duy trì sản xuất xi măng PC30 theo tiêu chuẩn Việt Nam, áp dụng công nghệ hiện đại tiên tiến để sản xuất ra nhiều sản phẩm hơn. Về tiêu thụ: giữ vững và nâng cao chất lượng sản phẩm để mở rộng thị trường trên phạm vi miền bắc. Về nhân lực : đào tạo và nâng cao tay nghề cho công nhân đảm bảo dây chuyền hoạt động an toàn, có hiệu quả. Về máy móc thiết bị: triển khai bảo dưỡng phòng ngừa sửa chữa máy móc thiết bị để đảm bảo ổn định tiến trình vận hành giữa các máy. Về nguyên vật liệu: tìm kiếm nguồn cung ứng nguyên liệu mới gần công ty để giảm chi phí vận chuyển, tiết kiệm nguyên vật liệu trong quá trinh sản xuất. 3. Đặc điểm môi trường Công ty cổ phần xi măng Sài Sơn nằm trên địa bàn xã Sài Sơn- huyện Quốc Oai- tỉnh Hà Tây. Công ty có diện tích khoảng 4,5 ha cách trung tâm Hà Nội 15 km, gần đường cao tốc Láng- Hoà Lạc, điều kiện giao thông rất thuận lợi cho việc chuyên chở nguyên vật liệu, tiêu thụ sản phẩm và giao lưu giữa công ty với đối tác làm ăn. Sài Sơn là một xã bán sơn địa, nghề nghiệp của người dân trong xã chủ yếu là nghề nông, có dân số đông, lực lượng lao động dồi dào sẵn sàng cung cấp lao động cho công ty khi cần.Mặt khác khu vực này có nhiều núi đá vôi thuận lợi cho việc cung ứng nguyên vật liệu đầu vào. 4. Những thuận lợi và khó khăn *Thuận lợi - Ban lãnh đạo công ty là đội ngũ cán bộ có trình độ cao, nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý sản xuất kinh doanh. - Công ty có đủ điều kiện để tuyển chọn một đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ, đủ phẩm chất năng lực và nhiệt tình công tác và một đội ngũ công nhân có tay nghề trong quá trình sản xuất. - Công ty có vị trí địa lý thuận lợi gần vùng nguyên liệu, sản phẩm của công ty được khách hàng ưa chuộng. - Công ty được các cơ quan ban nghành quan tâm tạo điều kiện cho công ty phát triển tốt nhất. - Năm 2007 là năm có nhiều đặc diểm thuận lợi cơ bản, nước ta gia nhập WTO , nền kinh tế đất nước chắc chắn có những biến chuyển lớn, tốc độ đầu tư đặc biệt là đầu tư nước ngoài phát triển mạnh, nhu cầu về xi măng sẽ tăng lên. Yếu tố này cùng uy tín của xi măng Sài Sơn trên thị trường là động lực to lớn để thúc đẩy sản xuât kinh doanh phát triển. Đồng thời có thêm chi nhánh Chương Mỹ nâng cao năng lực sản xuất, đáp ứng nhu cầu thị trường. * Khó khăn - Hoạt động nghiên cứu thị trường, tiếp thị quảng cáo của công ty còn chưa tốt, chưa quan tâm đến nhu cầu khách hàng. - Vấn đề cung ứng nguyên vật liệu cũng gặp rất nhiều khó khăn, lượng đá công ty đang khai thác dần cạn kiệt. Do vậy yêu cầu cấp bách đặt ra là tìm kiếm nguồn cung ứng nguyên liệu mới để đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục. - Hiện nay giá cả nguyên vật liệu, năng lượng ( điện, than, thạch cao, clinker, vỏ bao) tăng từ 8% đến 20%. - Một số nguyên vật liệu khó khăn trong quá trình cung cấp như đất sét, cát non. - máy móc, thiết bị già cỗi, hỏng hóc nhiều. - Vừa tổ chức sản xuất kinh doanh vừa đầu tư dự án xi măng lò quay. Vì vậy phân tán về nhân lực, tài chính cũng như điều hành. - Tuy có cố gắng rất lớn trong công tác môi trường nhưng hiện nay vấn đề môi trường cũng rất cấp bách đối với công ty. Khói bụi quá nhiều gây ảnh hưởng tói sức khoẻ của người công nhân đòi hỏi công ty phải có phụ cấp độc hại cho người công nhân. Những người dân sống xung quanh cũng phải chịu một lượng khói bụi lớn, vì vậy hàng năm công ty phải chịu một khoản bồi thường cho sức khoẻ của người dân. 5.Tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh 5.1.Nhiệm vụ sản xuất cơ bản - Công ty sản xuất và kinh doanh xi măng PC30, clinker, vật liệu xây dựng, xây lắp các công trình xây dựng dân dụng công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, san lấp mặt bằng... Đồng thời cho ra đời sản phẩm mới PC40 nhãn hiệu Nam Sơn để tiếp cận vào thị trường. - Đảm bảo đầy đủ nghĩa vụ về thuế, đảm bảo cuộc sống của công nhân viên trong công ty. - sản xuất xi măng với chất lượng tốt, mẫu mã bao bì đẹp, để đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng đòi hỏi cao. - Hạn chế những khoản nợ khó đòi, có thể gây mất mát tài sản của công ty. - Không ngừng tăng quy mô, phạm vi sản xuất. - Làm tốt công tác môi trường, phòng cháy chữa cháy và an toàn lao động. 5.2. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Vì sản phẩm của công ty phải trải qua nhiều giai đoạn, nhiều khâu chế biến nên công ty tổ chức sản xuất theo từng phân xưởng bao gồm phân xưởng liệu, phân xưởng lò, phân xưởng xi măng, phân xưởng vỏ bao. Quy trình công nghệ sản xuất của nhà máy là quy trình công nghệ kiểu phức tạp, khép kín, chế biến liên tục, với dây chuyền sản xuất tương đối hiện đại, công suất thiết kế khoản 200.000 tấn xi măng/ năm. Toàn bộ quy trình sản xuất xi măng được tóm tắt như sau: Trước hết các loại nguyên liệu: than, đất, cát, phụ gia, khoáng, đá được đập nhỏ, sấy khô và chuyển vào các xi lô chứa. Từ các xi lô chứa này các nguyên liệu sẽ được đưa đến máy nghiền phối liệu theo một tỷ lệ phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật và được điều khiển bằng hệ thống cân máy vi tính. Sau đó hỗn hợp này được đảo đều để tạo thành một hỗn hợp đồng nhấtvà được trộn ẩm, vê viên để chuyển tới lò nung clinker. Clinker được phối liệu với thạch cao và các phụ gia khác theo một tỷ lệ nhất định sau đó được nghiền nhỏ, trộn đều để trở thành xi măng và được đóng bao, nhập kho Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm: vít tải, máy vê viên khai thác đất than phụ gia máy đập máy sấy máy sấy cân bằng định lượng phối liệu máy nghiền nguyên liệu khai thác đá lò nung clinker máy nghiền xi măng silo xi măng nhập kho thành phẩm máy đóng bao Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm 6.Đặc điểm của sản phẩm Công ty cổ phần xi măng Sài Sơn tổ chức sản xuất theo từng phân xưởng.Từ các nguyên liệu chính để sản xuất là đá vôi, đất sét, barít, xỉ sắt, cát non...trải qua quá trình nung thành clinker và clinker được nghiền với các phụ gia là thạch cao, phụ gia màu thành xi măng bột. Trong quá trình sản xuất để tao ra nhiệt năng công ty sử dụng các loại nhiên liệu như xăng , dầu nhờn thường, dầu trắng, dầu HLP68, mỡ láp, dầu HD50, dầu BK320. Tất cả các loại nguyên nhiên (trừ đá do khai thác được) đều được mua trong nước. Sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ trong tỉnh và hiên nay đang mở rộng ra ngoài tỉnh. Sản phẩm xi măng luôn phải đảm bảo các tính chất cơ lý như độ dẻo, thời gian đông kết, ổn định thể tích, độ mịn. Ngoài ra màu sắc của sản phẩm cũng phải điều chỉnh theo thị hiếu của khách hàng. 7.Tổ chức bộ máy quản lý của công ty *Sơ đồ: Giám đốc Phòng kế toán tài chính phòng tổ chức hành chính tổng hợp Tổ vỏ bao Phòng tiêu thụ thị trường Ban KCS PX Hương Sơn PX liệu PX lò PX xi măng Phòng kế hoạch kỹ thuật Tổ cơ điện PX liệu PX lò PX xi măng Tổ kiểm nghiệm vật tư Tổ cơ lý hoá y tế nhà trẻ PGĐ kỹ thuật PGĐ kinh doanh Tổ bảo vệ Giám đốc công ty: là người đứng đầu công ty, là đại diện hợp pháp của công ty trước pháp luật và cũng là người chịu trách nhiệm về các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, phê duyệt kế hoạch sản xuất năm và mục tiêu chất lượng. Phó giám đốc kinh doanh: là người giúp giám đốc soạn thảo, hoạch định những phương án chiến lược sản xuất kinh doanh, có trách nhiệm phê duyệt kế hoạch sản xuất và tiêu thụ hàng tháng, kịp thời nắm bắt nhu cầu thị trường, tình hình nguyên vật liệu đầu vào, tình hình biến động giá, tìm ra những thị trường tiêu thụ mới. Trực tiếp chỉ đạo mọi hoạt động của phòng tổ chức hành chính, phụ trách tổ vỏ bao và thực hiện các công việc khác giám đốc giao cho. Phó giám đốc kỹ thuật: trông coi công tác kỹ thuật trong công ty, xem xét thẩm định quá trình hoạt động của công nghệ sản xuất.Thẩm xét các nhà cung ứng vật tư đầu vào trước khi trình giám đốc phê duyệt. Tổ chức và chỉ đạo các hoạt động của phòng kế hoạch kỹ thuật, tổ cơ điện, các phân xưởng và ban kiểm soát chất lượng, thưc hiện các công việc khác giám đốc giao cho. Phòng kế toán tài chính: giúp giám đốc trong việc thực hiện quản lý toàn bộ vốn của công ty, chịu trách nhiệm trước giám đốc về chế độ hạch toán kinh tế độc lập. Đồng thời tính toán lãi lỗ, lập báo cáo kế toán, tờ khai thuế, quyết toán tài chính trình giám đốc ký, gửi các cơ quan nhà nước. Phòng tổ chức hành chính: chịu trách nhiệm thông tin về nguồn nhân lực, trình độ chuyên môn của công nhân viên để có hướng đào tạo, đào tạo lại, bổ sung cho dây chuyền sản xuất , thông tin về việc đảm bảo các chế độ chính sách quyền lợi của cán bộ cong nhân viên chức. Phòng tiêu thụ thị trường: có trách nhiệm nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm, cung cấp những thông tin về về đối thủ cạnh tranh, về chất lượng, số lượng, giá cả, phương thức... để cải tiến cũng như dịch vụ của công ty. Quản lý về kế hoạch sản xuất, kết quả sản xuất, sản lượng tiêu thụ để có sự điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với từng thời điểm. Phòng kế hoạch kỹ thuật: thông tin những tiến bộ kỹ thuật, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm, giá cả các loại nguyên , nhiên liệu, vật tư, phụ tùng máy móc, thiết bị thay thế.Mức tiêu hao nguyên nhiên liệu, điện năng để sản xuất một tấn sản phẩm.Chất lượng sản phẩm, tình hình thực hiện kế hoạch cũng như sự hoạt động của toàn bộ máy móc trong dây chuyền sản xuất. Bố trí điều phối nhân lực, đơn giá, định mức lao động, vật tư. 8.Tổ chức bộ máy kế toán tài vụ của doanh nghiệp Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp *Sơ đồ: Kế toán TSCĐ, thuế GTGT đầu ra, công nợ phải thu Kế toán tiền mặt, TGNH, nợ phải trả thủ quỹ Kế toán vật tư, thuế GTGT đầu vào, tiền lương * Cơ cấu lao động, nhiệm vụ phân công cho cán bộ kế toán Với quy mô sản xuất nhỏ nên công ty cổ phần xi măng Sài Sơn tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung. Trong đó có 5 cán bộ kế toán làm việc tại phòng kế toá.Bộ máy kế toán của công ty được phân công như sau: Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp: là người chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc, chịu trách nhiệm cao nhất trong phòng, có nhiệm vụ tổ chức điều hành công tác kế toán, hạch toán kế toán tổng hợp từng tháng như tổng hợp thu chi, tổng hợp chi phí vật tư, phân tích những nhân tố ảnh hưởng dến chi phí trong tháng so với định mức và đề xuất phương án giải quyết, thực hiện kế hoạch vay tiền ngân hàng, thực hiện chế độ báo cáo thống kê định kì, quản lý hồ sơ tài liệu kế toán, tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, xác định kết quả tiêu thụ. Phó phòng kế toán: là người giúp việc và thay mặt kế toán trưởng giải quyết công việc khi kế toán trưởng vắng mặt, chịu trách nhiệm phần kế toán vật tư, thuế GTGT đầu vào và lập báo cáo tổng hợp thuế, chịu trách nhiệm tính toán các khoản tiền lương, BHXH,BHYT, KPCĐ. Kế toán tiền mặt, TGNH, nọ phải trả: là người chịu trách nhiệm kiểm tra chứng từ, thủ tục thu chi tiền mặt, thanh toán với ngân hàng và ngân sách nhà nước ; theo dõi thuế thu nhập cá nhân, tính toán các khoản phải trả người bán, các chi phí phải trả. Kế toán TSCĐ, thuế GTGT đầu ra, công nợ phải thu; kế toán tiêu thụ và xác định kết quả: là người theo dõi các quỹ , phản ánh tình hình tăng giảm TSCĐ, tính khấu hao, phân bổ khấu hao, tính giá trị còn lại, sữa chữa lớn và đầu tư, phụ trách các khoản chi phí trả trước, theo dõi công nợ với người mua, theo dõi thuế đầu ra và lập báo cáo thống kê. Thủ quỹ: thực hiện công tác thu chi tiền mặt, tiền lĩnh nộp ngân hàng và kho bạc, phát tiền, lập báo cáo thu chi tiền mặt hàng ngày. 9. Mối quan hệ công tác giữa các bộ phận và cán bộ kế toán Các bộ phận khác trong công ty như phòng kế hoạch kỹ thuật, ban KCS, phòng tiêu thụ thị trường đều có liên quan chặt chẽ với phong tài chính kế toán. Mỗi cán bộ kế toán phụ trách những phần hành khác nhau nên có quan hệ với các bộ phận khác nhau. Kế toán vật tư liên quan đến ban KCS, phòng kế hoạch kỹ thuật. Kế toán tiền mặt, TGNH, công nợ phải trả liên quan đến phòng kế hoạch kỹ thuật. Kế toán tiêu thụ liên quan đến phòng tiêu thụ thị trường. 10.Hình thức kế toán công ty áp dụng Để phù hợp với đặc điểm, quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh, phù hợp khả năng, trình độ của đội ngũ cán bộ kế toán, công ty cổ phần xi măng Sài Sơn áp dụng hình thức kế toán nhật ký chung để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. 11.Một số chỉ tiêu công ty đạt được năm 2006 -Tổng số vốn: 93.209.181.941 đồng - Hình thứ sở hữu vốn: cổ phần - Tổng số công nhân viên trong công ty là 626 người trong đó số lao động có BHXH là 593 người, số lao động sử dụng theo thời vụ la 33 người. - Tổng quỹ tiền lương: 22.241.959.162 đồng - Tiền lương bình quân: 3.706.993 đồng - Giá trị sản lượng đã thực hiện: + xi măng PC30: 243.938 tấn + xi măng PC40: 14.493 tấn - Doanh thu bán hàng: 137.464.334.669 đồng - Tổng lợi nhuận kinh doanh: 22.092.920.305 đồng - Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước: + thuế GTGT: 465.779.946 đồng, thuế thu nhập doanh nghiệp: 3.093.009 đồng II.Thực tế công tác kế toán NVL, CCDC ở công ty cổ phần xi măng Sài Sơn. 1.Các loại vật liệu,công cụ dụng cụ trong công ty Để tiến hành sản xuất xi măng công ty phải sử dụng các loại NVL khác nhau.Vật liệu chủ yếu để sản xuất xi măng bao gồm: Đá, đất sét, thạch cao, quặng sắt, cát, than cám, ... Do đặc điểm sản xuất của công ty đồng thời do vị trí của công ty nên các loại vật liệu này có loại được mua ngoài như: Thạch cao, Than cám, có loại doanh nghiệp tự khai thác đá, 1 phần đất sét,...Nguồn cung cấp NVL của công ty cũng phong phú và phần lớn các NVL này được mua từ các công ty trong nước, nên đảm bảo cho công ty có thể tiến hành sản xuất một cách liên tục. Tất cả các loại NVL sau khi mua về được kiểm nghiệm phù hợp với tiêu chuẩn, kỹ thuật mới tiến hành nhập kho. Là một công ty chuyên sản xuất xi măng với chủng loại vật liệu không phải quá lớn song mỗi loại vật liệu đều có vai trò, công dụng khác nhau, do vậy muốn quản lý tốt được NVL, hạch toán chính xác NVL thì phải tiến hành phân loại NVL một cách khoa học, hợp lý. Hiện nay nguyên vật liệu trong công ty bao gồm: - Nguyên vật liệu chính: Là đối tượng lao động chính, là cơ sở vật chất cấu thành nên thực thể sản phẩm bao gồm: đá vôi, đất sét, thạch cao,... - Nguyên vật liệu phụ: Là đối tượng lao động nhưng nó không phải là cơ sở vật chất chủ yếu hình thành nên sản phẩm mới mà nó chỉ có tác dụng làm tăng chất lượng NVL chính. - Nhiên liệu: Là loại vật liệu khi sử dụng có tác dụng cung cấp nhiệt lượng cho quá trình sản xuất kinh doanh, như xăng, dầu,... - Phụ tùng thay thế: Là những loại vật liệu mà công ty mua về để thay thế cho các bộ phận chi tiết máy móc: như vòng bi, bánh răng các loại,... và các loại phụ tùng khác. - Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: bao gồm những vật liệu, thiết bị dùng cho công tác xây dựng cơ bản. - Vật liệu khác: - Công cụ dụng cụ trong công ty có giá trị nhỏ và cũng không nhiều như NVL nên việc hạch toán CCDC đơn giản hơn. CCDC trong công ty gồm: CCDC văn phòng, CCDC quản lý, CCDC bảo hộ lao động, CCDC dùng cho mục đích xuất dùng. 2.Thủ tục nhập, xuất vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hoá 2.1.Thủ tục nhập NVL, CCDC Theo chế độ kế toán, công ty quy định nhập kho đối với NVL tự khai thác ở các phân xưởng khi có sản phẩm hoàn thành sẽ lập phiếu báo sản phẩm hoàn thành sau khi được ban KCS thông qua sẽ nhập kho. Đối với NVL, CCDC mua ngoài, tất cả các NVL, CCDC mua về cũng phải tiến hành kiểm nghiệm và nhập kho. Khi NVL, CCDC về đến kho, nhân viên thu mua đem hoá đơn lên ban KCS. Khi đó thành lập tổ kiểm nghiệm vật tư.Tổ kiểm nghiệm vật tư tiến hành xem xét hoá đơn.Nếu nội dung ghi trong hoá đơn đúng với NVL, CCDC đã mua về và đúng với hợp đồng mua bán thì lập biên bản kiểm nghiệm vật tư. Sau đó đưa cả hoá đơn và biên bản kiểm nghiệm vật tư lên phòng kế toán để kế toán vật liệu viết phiếu nhập kho.Thủ kho căn cứ vào phiếu nhập kho và biên bản kiểm nghiệm vật tư để nhập kho và ghi vào thẻ kho. Trên phiếu nhập kho có cả 2 chỉ tiêu số lượng và giá trị nhưng thủ kho chỉ cần ghi chỉ tiêu số lượng. Trước khi nhập kho thủ kho phải xem xét cụ thể nhập kho về số lượng, chất lượng, chủng loại đã ghi trong phiếu nhập kho có đúng với nhập kho không. Sau khi nhập kho xong ký nhận vào phiếu nhập kho. Phiếu nhập kho được lập thành 3 liên do kế toán vật liệu lập Liên 1 lưu tại phòng kế toán Liên 2 giao cho thủ kho để ghi vào thẻ kho sau đó chuyển lên phòng kế toán Liên 3 nhân viên thu mua giữ để cùng với hoá đơn mua đưa lên phòng kế toán thanh toán. Các loại NVL, CCDC mua về được nhập kho theo đúng quy định, thủ kho có trách nhiệm sắp xếp các loại NVN, CCDC có trong kho 1 cách hợp lý, đảm bảo cho công tác quản lý.Kiểm tra việc nhập, xuất, tồn NVL, CCDC được dễ dàng, thuận tiện. VD: Ngày 2/1/2007 công ty mua đá trắng, đất sét, cát non, thạch cao theo hóa đơn GTGT số 0024632 ngày 2/1/2007 về nhập kho với tổng số tiền:609.528.467 đồng. Hoá đơn Mẫu số: 01 GTKT – 3LL Giá trị gia tăng NE/2006B Liên 2: giao khách hàng 0024632 Ngày 2 tháng 1 năm 2007 Đơn vị bán hàng: Công ty TNHH Muôn Anh Địa chỉ : 44 đường Đê La Thành- Hà Nội MS: 0101018035 Họ và tên người mua hàng : anh Thịnh Tên đơn vị : Công ty cổ phần xi măng Sài Sơn – Hà Tây Địa chỉ : Quốc Oai- Hà Tây Hình thức thanh toán: MS: 0500444444 STT Tên hàng hoá dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3=1*2 1 Đá trắng Tấn 9710 38.497,17 373.807.521 2 Đất sét Tấn 1018.423 29.000 29.534.267 3 Cát non Tấn 312,45 25.000 7.811.250 4 Thạch cao Tấn 312,5 457.484 142.963.750 Cộng tiền hàng 554.116.788 Thuế suất GTGT:10%. Tiền thuế GTGT: 55.411.679 Tổng cộng tiền thanh toán 609.528.467 Số tiền viết bằng chữ :Sáu trăm linh chín triệu năm trăm hai mươi tám ngàn bốn trăm sáu mươi bảy. Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng VD: Ngày 4/1/2007 công ty mua oxy, kính hàn, bulông nở, mực in, cồn, đá cắt máy theo hóa đơn số 0058944 ngày 4/1/2007 với tổng số tiền là:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc95.doc
Tài liệu liên quan